http://afamily.vn/10-diem-bam-huyet-de-dieu-tri-moi-dau-nhuc-tren-co-the-va-nhung-van-de-suc-khoe-khac-2017012411050696.chn
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), bàn tay và bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể. Do đó, việc day bấm đúng cách những huyệt vị tại hai khu vực này sẽ giúp phòng chống, chữa trị nhiều bệnh nguy hiểm thường gặp.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân. Do đó, xoa bóp bàn chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và cả chuyện tăng cường ham muốn tình dục…
Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận.
Một số cách massage ở chân để chữa bệnh:
1. Buồn nôn
Sử dụng ngón tay cái nhấn thẳng vào huyệt này thật sâu sẽ tác động đến hệ thống gây nôn, khiến bạn giảm cảm giác buồn nôn.
2. Đau xoang
Bóp và giữ đầu mỗi ngón tay 1-3 phút với lực vừa phải. Xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong. Lặp lại trên tất cả các ngón tay.
3. Tăng huyết áp
Sử dụng ngón tay cái nhấn vào vùng phía dưới các ngón chân sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu.
4. Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình) giúp thư giãn tử cung và giảm đau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
5. Hen suyễn
Massage điểm này sẽ giúp hỗ trợ việc thở tốt hơn.
6. Trầm cảm
Ghim chặt đầu mỗi ngón chân để thúc đẩy serotonin (hormone giúp gia tăng sự vui vẻ, lạc quan).
7. Viêm khớp
Nhấn xuống thật mạnh vào khu vực này để giải tỏa các cơn co cứng khớp, gây đau nhức khớp.
Những điểm bấm huyệt vị quan trọng nhất chữa bệnh ở tay
Theo ông Minh, tương tự với chân, tay cũng là bộ phận quan trọng trên cơ thể vì có những huyệt vị quan trọng. Chịu khó day bấm những khu vực trên ở bàn tay, ngón tay sẽ giúp tăng cường lưu lượng của máu lưu thông, giảm đau và đảm bảo chúng ta có sức khỏe tốt. Việc nhấn đúng huyệt vị trên bàn tay cực tốt cho chị em bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, mất ngủ, buồn nôn.
Một số cách massage ở tay để chữa bệnh:
8. Chứng đau nửa đầu
Dùng 4 đầu ngón tay đặc biệt là phần dưới ngón tay ấn vào vị trí lòng bàn tay và tập trung lực ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ có thể giúp bạn cắt cơn đau đầu và đau nửa đầu.
9. Mất ngủ
Nhấn vào điểm này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn và tăng cảm giác buồn ngủ.
10. Tăng cường số lượng tinh trùng
Cải thiện số lượng tinh trùng chỉ bằng việc massage điểm này trên cổ tay bạn.
Vị lương y này khuyên, mỗi ngày chúng ta hãy chăm chỉ day bấm huyệt vị để cải thiện những chứng bệnh phổ biến trên mình đang mắc. Điều này vừa là cách chữa bệnh, phòng tránh bệnh hiệu quả mà không cần phải đụng đến một viên thuốc kháng sinh nào lại khỏi lo tác dụng phụ.
***
Có tác dụng trong việc chữa bệnh đau đầu, đồng thời nó còn có tác dụng giảm đau khi bị đau răng, đau cổ, đau vai, viêm khớp.
Vị trí huyệt đạo: Nằm giữa ngón tay cái và ngón trỏ, là điểm cao nhất của cơ bắp nơi 2 ngón tay được nối với nhau.
Cách thực hiện: Bấm và xoa bóp tại vị trí này trong một vài phút sau đó thực hiện lại vài lần.
Giảm buồn nôn và ói mửa
Điểm này có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng ợ chua buồn nôn và ói mửa gây ra bởi một số yếu tố như phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, ốm đau, đang điều trị bằng hóa trị. Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng trong việc điều trị khi xuất hiện triệu chứng đau dạ dày khó chịu, đau đầu, đau ngực…
Vị trí: Điểm này nằm gần giữa hai gân lớn ở bên trong cổ tay.
Cách thực hiện: Tác động vào điểm này trong vòng nửa phút rồi làm tương tự với tay bên kia. Lặp lại động tác này nhiều lần cho tới khi cơn buồn nôn hết thì thôi.
>>> Bạn có thể tham khảo ngay: Bật mí bí mật về bài thuốc chữa mất ngủ |
Giảm mệt mỏi và căng mắt
Đây là điểm giúp giảm mệt mỏi, căng mắt, đau đầu, mất ngủ, người bị bệnh xoang và nghẹt mũi. Đồng thời nó cũng có tác dụng trong việc giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp cảm xúc được cân bằng.
Vị trí: Điểm này nằm ở trên sống mũi, giữa lông mày của bạn.
Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay giữa nhấn vào điểm này trong vài giây cho tới một phút. Thực hiện động tác này vài lần trong ngày.
Trầm cảm
Đây là điểm sẽ giúp giảm những vấn đề về sức khỏe tinh thần và cảm xúc như trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Đồng thời giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Vị trí: Điểm này nằm ở vết lõm ở xương ức, nằm ở giữa ngực và 2 núm vú.
Cách thực hiện: Ngồi trên ghế, cột sống thẳng. Hai tay bạn để như thể đang cầu nguyện, ngón tay hướng lên trên. Bấm những đốt ngón tay của bàn tay trái di chuyển lên xuống tại điểm này trong vài phút đồng thời thở sâu.
Vấn đề về tiêu hóa
Điểm này có tác dụng làm giảm những triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa mệt mỏi và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Vị trí: Điểm này nằm ngay dưới xương chè, bên ngoài của xương ống chân. Trên chân phải điểm này nằm ở bên phải trung tâm của chân và trên chân trái nằm dịch sang bên trái trung tâm của chân.
Cách thực hiện: Áp dụng áp lực vừa phải tác động vào điểm này vài giây. Bạn có thể nhấn vào điểm này trên cả hai chân cùng một lúc.
Đau đầu gối
Đây là điểm giúp điều trị những vấn đề liên quan tới viêm khớp, đau thần kinh tọa như đau đầu gối, đau lưng, đau hông và cứng khớp
Vị trí: Điểm này nằm ở phía sau đầu gối, ngay ở trung tâm của khu vực xương bánh chè.
Cách thực hiện: Nhấn nhẹ nhàng vào điểm này trong khoảng 1 phút, sau đó chuyển sang chân kia. Lặp lại động tác này vài lần mỗi ngày.
Giảm mất ngủ và stress
Những điểm này có tác dụng trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu, nặng đầu, đau cổ, cứng khớp, mất ngủ, mỏi mắt
Vị trí: Điểm này nằm ở đằng sau cổ, trên cơ cổ nhô ra ở hai bên cột sống,.
Cách thực hiện: Tác động vào điểm này vài phút mỗi ngày, áp dụng trong vài tuần.
https://baithuocdangianhay.com/8-diem-kich-thich-giup-chua-moi-dau-nhuc-tren-co-the/
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼HUYỆT THIÊN TRỤ
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mi tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh; kích thích cho máu huyết lưu thông khắp phần đầu và cơ thể, làm tiêu trừ chứng nhức mỏi vùng cổ. Tiếp đó, ấn lên các huyệt đạo vùng lưng như huyệt Thân trụ… sẽ có hiệu quả làm tiêu trừ chứng nhức mỏi toàn thân.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Vị trí: Nằm ở eo lưng, ngang với đầu xương sườn thấp nhất, hai huyệt đối xứng và cách xương sống chừng 1,5 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chóm người về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh; làm tiêu trừ chứng đau nhức ở vùng thắt lưng và cả lưng. Cũng dùng phưong pháp ấy bấm lên các huyệt vùng bụng như huyệt Chí thất... càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Vị trí: Nằm phía ngoài xương ống chân, phía dưới đầu gối chừng ba đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ giữa hai chân người bệnh, hai tay ôm hai bắp chân dưới, đầu hai ngón tay cái ấn lên hai huyệt Túc tam lý của người bệnh, tiêu trừ không chỉ chứng nhức mỏi đôi chân, mà cả toàn thân. Đối với bệnh đã thành mạn tính, dùng liệu pháp châm cứu huyệt đạo này cũng hiệu quả. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, ấn vào huyệt này để tự chữa trị cho mình.
▼ HUYỆT DŨNG TUYỀN
- Vị trí: Nằm giữa gót trước lòng bàn chân, ngay chỗ lõm giữa cơ gan chân trong và cơ gan chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, co hai cảng chân để đưa cao hai bàn chân lên; người trị liệu quỳ phía dưới chân, bán tay đỡ má ngoài chân người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Dũng tuyền; giúp cho máu huyết lưu thông, tiêu trừ chứng nhức mỏi, hàn lạnh chân và giảm stress. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, tự ấn lên Huyệt đạo ấy để chữa trị cho mình.
▼ HUYỆT CƯ LIÊU
- Vị trí: Hai huyệt hai bên ở phía trước bụng và hơi thấp hơn hai đầu khớp xương hông.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm người về phía mặt người bệnh, hai tay ôm hai đùi, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vào hai huyệt Cư liêu của người bệnh để trị liệu. Kết hợp với biện pháp massage, xoa bóp nhẹ nhàng từ huyệt đạo ấy xuôi xuống chân càng thêm hiệu quả.
▼ HUYÊT ÂN MÔN (CÒN GỌI LÀ HUYỆT YÊN MÔN)
- Vị trí: Nằm phía dưới điểm trung tâm mặt sau đùi gần một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ giữa hai chân người bệnh, hai tay ôm hai bên đùi, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Ân môn cùa người bệnh để trị liệu.
https://biquyetbamhuyetchuabenh.blogspot.com.au/2014/02/Co-The-Moi-Met-Dau-Nhuc.html
No comments:
Post a Comment