Saturday, April 21, 2018

PETRUS KY' - NOI OAN THE KY; TRA` LY - TRUYEN NGAN CHON LOC...


234. Ấn phẩm đặc biệt của Nhã Nam “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”

PETRUS KÝ – NỖI OAN THẾ KỶ
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
NXB Tri Thức 2016; Nhã Nam phát hành
Dày 615 trang; Bìa và giấy trắng đẹp; 
Hiện không còn trên thị trường; 
Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898-), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải; là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Pétrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Vĩnh Ký là con thứ ba (sau một anh cả và một người chị) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu.
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,… Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”, người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo).
Lời bình về cuốn sách Petrus Ký – Nỗi Oan Thế Kỷ
“…Trải qua hơn một trăm năm với nhiều thăng trầm của lịch sử, lúc nào Trương Vĩnh Ký được tôn vinh và lúc nào bị phê phán. Trong lịch sử Việt Nam, việc bình luận, đánh giá không ít nhân vật lịch sử thường bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử như vậy. Nhưng xu hướng chung vẫn là sự thắng thế của kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, khách quan và thái độ công minh trước lịch sử. Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của Khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối.
Cuốn sách của học giả Nguyễn Đình Đầu là một công trình tổng hợp bao gồm các trước tác tuyển chọn của Trương Vĩnh Ký và hệ thống theo thời gian các sách, báo nghiên cứu, phê bình Trương Vĩnh Ký kể cả khen và chê.
Trong sách, tác giả còn sưu tập và công bố một số tư liệu mới về Trương Vĩnh Ký, đóng góp thêm cơ sở dữ liệu về nhân vật lịch sử này.”
– giáo sư Sử học Phan Huy Lê –
“Petrus Ký là thông ngôn sứ đoàn An Nam sang thăm Pháp cuối năm 1863. Ông còn trẻ nhưng kiến thức sâu sắc và biết nhiều ngôn ngữ Á-Âu. Qua bài ‘Vương quốc Khmer hay Căm Bốt’ trong tạp chí này, ông chứng tỏ rất thông thạo Pháp văn như tiếng mẹ đẻ vậy.”
– Tạp chí Hội Địa lý Paris, 1863 –
“Petrus Ký là nhà ngữ học nổi tiếng của Nam Kỳ, hiện làm giám đốc trường Thông ngôn và giáo sư trường Hậu bổ, thông thạo 18 ngôn ngữ Á-Âu. Petrus Ký được tôn vinh là một trong 18 văn hào thế giới.”
– Tạp chí Le Biographe, 1873 – 1874 –
Hiện đã có sẵn tại SÁCH CŨ GIA ĐÌNH.
Giá bán 300k/cuốn.


 I. VĂN HỌC:
A. Giải A:
1. Trần Xuân Toàn – Nghiên cứu văn học “Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương
2. Lộc Xuyên Đặng Quý Địch – Biên khảo Văn học “Tấc lòng”
3. Triều La Vĩ – Tập thơ “Nhật ký đêm
4. Lê Ân – Tập thơ “Ru thai
5. Trần Như Luận – Tiểu thuyết “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử
6. Nguyễn Mỹ Nữ – Tập truyện ngắn “Tiếng hát liêu điêu
7. Mai Thìn – Tập thơ “Thiên đường thơm rèm cửa nhà mình
8. Lệ Thu – Tập thơ “Điềm đạm Việt Nam” (50 bài thơ mới sáng tác và in lần đầu)
9. Văn Trọng Hùng – Tập thơ “Hầu chuyện tiền nhân
10. Trà Ly – Truyện dịch “Truyện ngắn thế giới chọn lọc



http://binhdinh.gov.vn/inetcloud/portal/main/page/gov/chitietdanhmuc.ivt?intl=vi&id=5a66ec305954820fd7e5195e

Thầy Gotama và 8000 đệ tử


VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC TIỂU THUYẾT THẦY GOTAMA VÀ 8000 ĐỆ TỬ CỦA TRẦN NHƯ LUẬN
 Thay gotama va 8000 de tu - khong nen
Bài viết của TRẦN MINH NGUYỆT
 https://xunauvn.org/2014/09/03/thay-gotama-va-8000-de-tu/
Tôi có duyên lành đọc tác phẩm Thầy Gotama và 8000 đệ tử của nhà văn Trần Như Luận do nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành.               Đây vừa là một tiểu thuyết lịch sử, vừa là một tiểu thuyết luận đề. Với lối viết phi tuyến tính xen lẫn với tuyến tính, những tình tiết cô đọng, sâu lắng, nhà văn đã dẫn tôi vào một không gian bàng bạc sương mù. Đó là sự mù mịt của một Ấn Độ cổ, nơi mà con người quá tin và quá dựa dẫm vào thần linh. Thầy Gotama đã ra đời trong bối cảnh đó. Thầy đã dẫn dắt chúng sinh vượt qua cuộc biến thiên vô tận của cuộc đời đầy ngã chấp và sự u mê ám chướng.
Tiểu thuyết đã tái hiện một Ấn độ cổ với nhiều nước lớn, nhỏ như Magadha, Kosala, Sakka. Tác giả đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về phong tục tập quán, về cuộc sống con người của một thời. Và đặc biệt tôi rất có ấn tượng về một số nghi lễ… Chẳng hạn lễ cưới của hoàng tử Nanda, lễ tang của vua Suddhodana, những tục lệ cúng tế thần linh…
Đọc tiểu thuyết tôi nhận ra rằng giáo pháp của Thầy Gotama dẫn con người đến với tự do, nhân bản. Thầy Gotama là vị giáo chủ duy nhất trên thế gian không nhân danh thần linh hay Thượng Đế mà chỉ nhân danh con người. Tất cả những gì mà Ngài đạt được không phải do thần linh ban tặng, mà hoàn toàn do nỗ lực và trí tuệ của con người. Theo thầy Gotama, con người là tối thượng, là chủ nhân của chính mình. Chính tư tưởng này đã giúp con người thoát ra khỏi sự ràng buộc của các thế lực thần linh.
Nhà văn Trần Như Luận đã dùng một cách riêng để lí giải giáo lí của Thầy Gotama làm cho người đọc dễ dàng tiếp cận hơn so với những cách diễn đạt trước đây. Tôi đã hiểu thấu đáo hơn về: Bát chánh đạo, tứ diệu đế, tứ vô lượng tâm, luân hồi, niết bàn, tánh không… Đặc biệt, tiểu thuyết đã giúp tôi hiểu hơn về Vô Ngã. Chừng nào vô minh chưa được tận diệt thì  phiền não, đau khổ sẽ bám mãi theo ta.
Tiểu thuyết được nhà văn thể hiện với đa tuyến nhân vật. Mỗi tuyến nhân vật gắn liền với những số phận, những câu chuyện, khiến tôi hiểu thêm về bốn chữ “Sát, dâm, đạo, vọng” của cuộc sống trần gian luôn đầy rẫy những phỉnh gạt, cám dỗ và sa ngã…  “Sát, dâm, đạo, vọng” là những lối dẫn con người vào mê cung. Đạo pháp chính là cánh cửa giải thoát.
Các nhân vật như Pasenadi, Ajatasattu, Savastika, Punna, Sarit, Yasa, Alavaka… đã liên tục chìm đắm trong sát, dâm, đạo, vọng; nhưng may thay cuối cùng tất cả đều nhận ra rằng những gì mình sở hữu được cũng giống như bóng trăng dưới đáy nước. Nước xao động, trăng vỡ theo từng làn sóng vọng tâm. Cuối cùng Lối Đạo đã mở tung cõi lòng của họ, giải thoát mọi hệ lụy, tập nhiễm.
Các vị đại đệ tử của Thầy Gotama như Sariputta, Moggallana, Kondanna, Maha Kassapa….  đều lần lượt thoát khỏi vô minh và bể luân hồi. Họ không còn vướng mắc, không còn bị giới hạn, bị ràng buộc nữa. Họ đã thoát khỏi những ngọn lửa: tham, sân, si, mạn, nghi, sanh, lão, bệnh, tử và phiền não.
Xét về bút pháp, nhà văn luôn hóa thân thành đa tuyến nhân vật, nhưng ở tuyến nhân vật nào cũng thể hiện một cách xuất sắc. Về cách biểu đạt, tôi rất thích những đoạn văn tả cảnh, ví dụ đoạn tả ánh trăng lúc thầy Gotama ngồi dưới tán cây pippala: “Trăng dường như đang chót vót đâu tận sườn núi Meru. Trăng vẫn là trăng của mọi hôm, nhưng sao đêm nay trăng đẹp lạ đẹp lùng. Trăng lung linh huyền ảo trên bầu trời tít tắp. Trăng hồn nhiên tung tẩy nơi hàng hàng lớp lớp sóng lăn tăn lấp lánh trên mặt sông. Trăng óng ả như một tấm lụa kasi mượt mà, bất tận. Trăng thả hồn lơ lửng, chập chờn trên tấm kasaya màu vàng ánh. Trăng hiền hòa chiếu rọi lên gương mặt từ bi, phúc hậu của thầy. Chẳng nơi nào là không vương đầy trăng, nhuốm đầy trăng, ngập đầy trăng”.
Nhiều trang trong tiểu thuyết có một cách diễn đạt khá đặc sắc. Chẳng hạn, nói về sự dày dò, ray rứt của nhân vật Savastika, một gã thợ săn, sau thành tướng cướp, rồi về già mới ân hận, tác giả viết: “Thầy ơi! Tôi khổ quá. Đời tôi đầy rẫy sai lầm và tội lỗi. Đời tôi là một chuỗi dài thất bại. Tôi là một gã thợ săn tầm thường. Tôi săn thú rừng thì gặp tang thương và chết chóc. Tôi săn cái đẹp thì gặp mong manh và bội bạc. Tôi săn những cảm xúc mê li thì gặp phù du, giả tạo. Tôi săn tài sản thì gặp nỗi âu lo, sự phản trắc và nỗi hoang tàn. Tôi săn tìm sự bình an thì gặp bao điều bất trắc. Thầy thử nghĩ coi, tôi nên săn tìm thứ gì trên cõi đời vớ vẩn, đáng chán này nữa đây?”.
Gấp tiểu thuyết lại, trong thăm thẳm tâm tư tôi vẫn còn ăm ắp hình ảnh của Thầy Gotama và các đệ tử. Tôi hiểu rằng con đường trần gian sinh tử giống như một dòng sông luân lưu bất tận. Dưới mặt nước phẳng lặng kia ắt hẳn đầy những rong rêu, cặn bã. Họa chăng chỉ có Đạo là con đường giải thoát toàn triệt. Tôi xin mượn một đoạn văn trong tiểu thuyết để nói lên tâm trạng của mình khi nghĩ về cuộc đời lắm gian truân này: “Đời sống tựa hồ như dòng nước chảy trôi vào vô tận. Đó là một cuộc đi lang thang bất định, không ngừng. Ngày nào còn tiếp nhận nước bùn đục ngầu của sự u mê ám chướng và lòng say đắm thế tục thì ngày đó dòng đời còn trôi chảy mãi không thôi. Vòng luân hồi sinh tử chỉ chịu ngừng thật sự khi sự u mê và lòng say đắm ấy bị cắt đứt hoàn toàn bởi một nỗ lực thật phi thường. Nỗ lực đó trước hết phải là nỗ lực của chính chúng ta”.
T.M.N

No comments:

Post a Comment