Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Khai bút đầu xuân không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để làm việc này, từ ngày mùng 1 Tết cho đến mùng 5 Tết. Về nội dung, theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên khoa văn học, Trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn), khi khai bút đầu năm có 3 điều tối kỵ, đó là kỵ viết từ có ý nghĩa xấu; kỵ cây viết trục trặc và kỵ sao chép từ của người khác.
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Người viết phải chuẩn bị chu đáo, tươm tất các công đoạn và nên viết chữ do chính mình nghĩ ra. Đó có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng. Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Với những thời kỳ khác nhau, đối tượng khác nhau, tục khai bút cũng có phần khác biệt. Với những gia đình có con em đang học, chữ viết khai xuân thường đơn giản hơn, nhưng với các thi nhân, văn nhân, khai bút có thể là sáng tác cả một tác phẩm; người họa sĩ nâng cây vẽ họa một bức hình; các ông đồ viết đôi câu đối xuân rồi tặng cho người thân, bạn bè lấy lộc...
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Người học thì viết lên những mong muốn cho một năm mới nhiều thuận lợi, học hành được tiến bộ và tương lai nghề nghiệp tốt. Người đi làm thì mong cho công việc thuận buồm, xuôi gió và ngày càng phát đạt...
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Trước đây, danh sĩ thường khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu xuân bày tỏ nguyện vọng, ý chí của mình. Những bài thơ khai bút được viết lên giấy hồng điều hoặc trên giấy hoa tiên - giấy có vẽ hoa. Viết xong, danh sĩ treo bài thơ lên tường để thưởng xuân. Tầng lớp quan lại xưa thì có lệ khai ấn và khai triện.
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Đóng dấu vào những giấy tờ công văn cầu mong thiên hạ thái bình, dân chúng an cư lạc nghiệp. Ngày nay, những thói quen này vẫn không thay đổi là bao.
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Với những hàng chữ đầu tiên trong năm, ai nấy đều đem ý nguyện lồng vào nét mực, trong đó, phổ biến nhất vẫn là những chữ: “Khai bút đại cát”, “Tân xuân đại cát”, “Vạn sự như ý”...
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Để thể hiện sự thành kính, nối tiếp truyền thống hiếu học của quê hương, vào dịp tết đến, nhiều tỉnh, thành phố cũng tổ chức lễ khai bút đầu xuân như tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng... Tại lễ hội, chủ tịch Hội Thư pháp sẽ khai bút hai bức thư pháp có chữ Đức và Tài, sau đó, hai vật phẩm đó sẽ được tặng cho đại diện học sinh có thành tích cao trong năm.
Khai bút đầu năm: Nên viết chữ gì cho ý nghĩa? Tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) những ngày sau tết, khung cảnh viết chữ, xin chữ đã diễn ra khá tập nập. Đủ thành phần, đủ lứa tuổi, tất cả đều mong muốn xin được những chữ giàu ý nghĩa để treo trong nhà dịp đầu năm mới. Vẫn mực tàu, giấy đỏ và những câu đối xuân thường được thể hiện đơn giản, hoặc cách điệu tùy theo sở nguyện của du khách.
http://www.slideboom.com/presentations/1182656/Khai-b
***
Tục Khai bút đầu năm
Khai bút đầu năm nét đẹp văn hóa người Việt
Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiêu của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn.Trong khoảng thời gian đó, mọi người thường tranh thủ làm nhiều việc lấy may cho năm, trong đó, tục chắp bút (hay khai bút) đầu năm luôn luôn được nhân dân ta để ý, nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài.
Tục khai bút thường chỉ có giới học giả trong xã hội mới thực hiện. Tục này xưa có ông đồ, thầy đồ, học sĩ, ngày nay có học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết. Thường thì sau giao thừa, mọi người sẽ chọn một giờ tốt để làm lễ khai bút. Đây cũng chỉ là một lễ tương trưng, gọi là để bắt đầu sự nghiệp, sự học, sự viết cho một năm mới. Có người chỉ viết lên ngày, tháng đánh dấu việc khai bút, nhưng cũng có người sáng tác cả một tác phẩm đầu năm cho lúc khởi đầu này. Cũng có người viết lên những mong muốn cho một năm mới nhiều thuận lợi, học hành được tiến bộ và tương lai nghề nghiệp rộng mở. Những ông đồ hay Nho sĩ khai bút thường viết câu đối hoặc một chữ đẹp để treo trong nhà.
Tục khai bút không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng từ bao lâu nay, nó vẫn được mọi người đề cập đến nhiều trong cuộc sống, nhất là những ngày đầu năm. Và, không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để Ịàm việc này, từ ngày mồng một Tết cho đến những ngày sau đó.
Khai bút đại cát – người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau.
Đa phần sau giao thừa xong, mọi người thưòng chọn giờ hoàng đạo bất kể mồng một là ngày tốt hay xấu để khai bút. Các quan chức, nho sĩ, học trò chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông, và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm. Bên án thư, người ta đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa hòa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa. Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng. Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. Khi bài khai bút là những câu đối thì sẽ được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách. Nói chung, lễ khai bút là một phong tục đẹp của người Việt Nam với mong muốn hướng tới tinh thần trọng ngôn quý ngữ.
Ngoài phong tục Khai bút vào dịp Tết, ngưòi Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu xuân. Vào giờ khắc giao thừa, người Việt ta tin rằng cầu xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưỏng suốt trong năm. Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp có tục xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điều lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy. Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nưóc. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn… ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ.
Gác thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho ngưòi xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ “theo ước nguyện của người xin. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.
Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Văn Miếu Quôc Tử Giám, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo… Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.
Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày đầu xuân có đến nửa sân chen chúc những cô tú, cậu tú đương đại hoặc tương lai quanh các thầy đồ cho chữ. Bàn thầy đồ có ghi số, mỗi bàn một thầy, cạnh đấy là nơi bán giấy. Cả hai nơi này đều bị quây chặt bởi người mộ chữ. Để ý kỹ sẽ thấy các thầy đồ còn rất trẻ. Vui nhất là những cô cậu đang tuổi cắp sách. Có cô cậu còn phải theo bố mẹ vì sợ lạc. Họ chen nhau mua giấy rồi lại chen nhau xin chữ. Với khuôn mặt mướt mát mồ hôi, họ hả hê mang các tờ giấy có chữ ra sân. Thật đẹp là cảnh các cô bé, cậu bé trải giấy xuống nền sân gạch bát để phơi chữ cho khô. Có cô cậu vì sốt ruột quá đã phải lấy mũ và khăn ra quạt cho chữ chóng khô.
Trong số chữ ấy có chữ Đạt, chữ Đăng Khoa, chữ Tâm… Đây là những chữ để làm người me cha mong muốn. Chữ Tâm là bậc nhất, gần gũi và thiết thực. Điều này lứa tuổi nào cũng cần, cũng phải có. Nhẫn là chữ được nhiều người ở nhiều lứa tuổi kháo nhau xin. Xem ra không phải tất cả những người xin chữ này đều hợp, đều đúng. Có người bảo người thành đạt cần có chữ Nhẫn treo trước mặt để luôn tỉnh táo trong công việc. Có người lại bảo chữ Nhẫn là để dùng cho người mối bước vào đợi, mới có công ăn việc làm. Nhẫn đây là nhẫn nại, nhẫn chịu. Người xin chữ đều có cái lý, cái tình riêng của mình. Mấy năm nay khi phong trào xin chữ đầu năm thịnh hành thì chữ Nhẫn được tuổi trẻ xin nhiều.
Giao Thừa Khai Bút
(Tác giả: Nguyên Hải)
Tiếp vòng thân nguyệt nối tròn xoay
Thiên hạ bảo rằng tết tới đây
Đông Chí cạn mùa thôi giá rét
Lập Xuân đến tiết phải tươi cây
Sơn hà yên lặng giao thừa đón
Xã tắc vui mừng hội nhập xây
Chúc tụng nhà nhà đầy lộc-phúc
Muôn dân phú quý nước non nầy.
Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đốỉ với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời rao.
Tử Vi Số Mệnh http://tuvisomenh.com/tuc-khai-but-%C4%91au-nam-1370
Ngày xưa các cụ nâng bút trịnh trọng đề thơ đề văn, ngày nay nhiều "con cháu" viết cả Toán, Lý, Hóa. Tuy là nội dung có khác đi, nhưng cái truyền thống hiếu học thì vẫn được đề cao đó thôi. Đó là sự thay đổi để cho phong tục ngày xưa được hợp với thời nay. Như thế rất tốt, tốt hơn rất nhiều việc quên mất phong tục khai bút đầu xuân đó.
Cái sự khai bút đầu xuân của tôi bắt đầu ngay từ khi tôi mới chập chững tay vở tay bút vào học lớp Một.
Từ ngày ấy đến bây giờ kể đã mười mấy năm, không năm nào bỏ. Tết nào cũng vậy, khi chuông đồng hồ điểm đúng 0 giờ là tôi cùng bố lên phòng thờ thắp nén nhang, rồi quay xuống lấy giấy bút ra khai bút.
Không khí đất trời giao hòa trong khoảnh khắc giao thừa liêng thiêng, hương trầm ngan ngát quyện với hương hoa nguyệt quế điểm trắng giữa đêm lạnh tạo nên một cảm xúc khó tả, bao nhiêu năm trôi qua mà tôi vẫn thấy rợp mình với nỗi rưng rưng, tay cầm bút xiết lại một chút mà vẫn lặng lẽ run run.
Hồn Tết là đây!
Trước đây thì đơn giản thôi: còn bài gì chưa làm thì ngồi làm một ít, nếu không có thì cũng viết lấy dăm ba dòng, có thể là soạn bài mới, có thể là ôn lại bài cũ, hoặc chỉ là vài dòng nhật kí mà thôi. Có điều viết gì thì viết, cũng phải nắn nót cẩn thận, không được viết ẩu, nếu không là "dông" cả năm!
Còn bây giờ thì may mắn được học chút chữ Hán và thư pháp, cho nên khoảng 2 năm trở lại đây là tôi có thể khai bút "như các cụ ngày xưa" được rồi. Không phải là mở sách vở ra nữa, mà là bày giấy bút mực nghiên ra. Đêm giao thừa, thắp hương xong là tôi mang nghiên đá ra rót mực tàu vào, trải tờ giấy Tuyên Châu cho cẩn thận xuống sàn, rồi cầm bút lông chấm mực viết mấy chữ.
Khi ấy, tôi cứ nghĩ về năm sắp tới này, rồi trong đầu xuất hiện chữ gì, câu gì thì viết chữ đấy, câu đấy. Viết xong chữ rồi thì cẩn thận đóng con triện vào. Có năm tôi viết liền mấy bức. Thú thực thì tôi chẳng tự tin gì lắm với “giá trị nghệ thuật” của mấy bức khai bút mình vừa viết xong, nhưng đấy là một cách để tự nhắc nhở mình cố gắng trong năm tới.
Cặm cụi "thầy đồ trẻ" (Ảnh do tác giả cung cấp)
Hơn nữa, vẫn quan niệm là đầu năm phải khai bút lấy may, để năm tới học hành thuận lợi, cho nên cứ viết mấy chữ cho mình cảm thấy nhẹ nhõm, kẻo nếu không thì lại thấy thiêu thiếu cái gì. Kể ra thì tôi vẫn hay “khai bút” làm 2 lần cơ. Lần đầu thì là bút lông mực tàu, còn lần 2 – có lẽ rất nhiều bạn trẻ đều làm – là… viết blog.
Nghe thì có vẻ hơi trái ngược một chút, nhưng tôi thấy cũng giống nhau cả mà thôi. Phương tiện biểu đạt thì rất khác nhau, một đằng là rất truyền thống, một đằng là rất hiện đại, nhưng mục đích chẳng phải như nhau cả hay sao? Bởi chưng cũng trộm nghĩ rằng: Thời đại thay đổi, những lệ xưa của các cụ đôi khi cũng nên biến đổi uyển chuyển, cho phù hợp với thời đại công nghệ thông tin, thì âu có đôi phần lạ lẫm, các cụ ta cũng thể tất cho.
Này nhé, ngày xưa tất thảy các gia đình thuộc hàng thư hương môn đệ, năm hết tết đến là chọn ngày giờ khai bút, bày giấy mực ra viết mấy chữ hoặc tức cảnh đề một bài thơ… Ngày nay chẳng phải con cháu toàn dùng vở tập, bút máy để khai bút đó hay sao?
Túm tụm xin một chữ về nhà lấy lộc đầu năm - Nguồn: vietbao.vn
Ngày xưa các cụ nâng bút trịnh trọng đề thơ đề văn, ngày nay nhiều "con cháu" viết cả Toán, Lý, Hóa. Tuy là nội dung có khác đi, nhưng cái truyền thống hiếu học thì vẫn được đề cao đó thôi. Đó là sự thay đổi để cho phong tục ngày xưa được hợp với thời nay. Như thế rất tốt, tốt hơn rất nhiều việc quên mất phong tục khai bút đầu xuân đó.
Cho nên, nếu có bày mực tàu ra viết dăm chữ Hán khai bút, rồi mở máy tính lên mạng viết ngay cái blog, thì cũng không phải chuyện gì kì lạ cả. Nhiều thầy dạy thư pháp của tôi (các thầy đều còn trẻ lắm) cũng viết dăm ba chữ Hán khai bút đầu xuân, rồi dùng máy Canon bán chuyên nghiệp chụp lại, xong nối cáp usb vào laptop Vaio, upload lên mạng và post vào blog.
Viết chữ để biểu đạt cái chí của mình, viết một entry cũng để nói cái tâm sự của mình, có khác chăng là khi đã viết lên blog rồi thì có thể chia sẻ cho bè bạn khắp nơi một cách nhanh chóng mà thôi. Thư pháp nước ta độ chục năm trở lại đây mới bắt đầu dò dẫm trên con đường phục hưng, mọi mặt đều vẫn còn "thua chị kém em" nếu phải đứng ngang hàng mà so bì với thư pháp các nước đồng văn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; vậy nên cũng chẳng ai dám "khoe" chữ của mình cả.
Đưa chữ mình vừa khai bút lên blog cũng là để chia sẻ cho bạn bè những cảm nghĩ đầu xuân của mình đó thôi. Thế nên chữ khai bút thường cũng chẳng ai muốn đánh giá xem nó đẹp hay nó xấu cả, quan trọng là một cách chiêm nghiệm, một chút tư lự lại những gì thuộc về năm cũ đã qua, và cũng như biết bao người - ngày đầu năm mới thì chọn một vài chữ, một vài câu làm điềm cát tường; hay để thể hiện cái khí khái, chí hướng và nguyện vọng của mình trong một năm mới vừa sang.
Tặng nhau một chữ PHÚC - lời cung chúc tân xuân cát tường!
Nguồn: wikipedia.org
Nhân nói chuyện thư pháp, thì tôi còn nhớ là cũng từ cách đây khoảng mấy năm, Tết nào tôi cũng ra Văn Miếu để xin chữ. Trước đây thì là các cụ già ngồi rải rác khắp nơi, thỉnh thoảng có vài tay thư pháp trẻ. Còn bây giờ thì hoạt động quy mô, ban quản lí Văn Miếu mời cả nhóm Nhị Thập Bát Tú về làm triển lãm, cho chữ đầu xuân.
Người đến xin chữ chen đông như trảy hội Chùa Hương, phải xếp hàng, lấy phiếu và chờ đến lượt. Nói khắt khe ra, thì một ngày viết tới vài trăm bức như thế, e rằng chưa thể có bức nào được gọi là "thư pháp" thực sự - bởi thư pháp vốn không phải nghệ thuật của số đông.
Nhưng người ta xin chữ chủ yếu để lấy may, coi như các "thầy" khai bút hộ, mà như tôi nói bên trên, khai bút thì người ta chẳng để ý mấy đến giá trị nghệ thuật, cái chính là giá trị tinh thần: người cho chữ thì dốc lòng thi triển bút pháp, người nhận chữ thì hỉ hả đón bức tự về đặt vào một nơi trang trọng, trong lòng có đôi chút niềm lạc quan, hứng khởi như có bảo chứng cho một năm sẽ cát tường, hanh thông hơn.
Năm nay đào lại nở, ta lại gặp biết bao nhiêu "ông đồ" trẻ bày mực tàu giấy đỏ để khai bút, cho mình và cho nhiều người khác...Theo Tiểu Bạch
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7A5613
Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiêu của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn.Trong khoảng thời gian đó, mọi người thường tranh thủ làm nhiều việc lấy may cho năm, trong đó, tục chắp bút (hay khai bút) đầu năm luôn luôn được nhân dân ta để ý, nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài.
Tục khai bút thường chỉ có giới học giả trong xã hội mới thực hiện. Tục này xưa có ông đồ, thầy đồ, học sĩ, ngày nay có học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết. Thường thì sau giao thừa, mọi người sẽ chọn một giờ tốt để làm lễ khai bút. Đây cũng chỉ là một lễ tương trưng, gọi là để bắt đầu sự nghiệp, sự học, sự viết cho một năm mới. Có người chỉ viết lên ngày, tháng đánh dấu việc khai bút, nhưng cũng có người sáng tác cả một tác phẩm đầu năm cho lúc khởi đầu này. Cũng có người viết lên những mong muốn cho một năm mới nhiều thuận lợi, học hành được tiến bộ và tương lai nghề nghiệp rộng mở. Những ông đồ hay Nho sĩ khai bút thường viết câu đối hoặc một chữ đẹp để treo trong nhà.
Tục khai bút không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng từ bao lâu nay, nó vẫn được mọi người đề cập đến nhiều trong cuộc sống, nhất là những ngày đầu năm. Và, không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để Ịàm việc này, từ ngày mồng một Tết cho đến những ngày sau đó.
Khai bút đại cát – người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau.
Khai bút đại cát – người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau.
Đa phần sau giao thừa xong, mọi người thưòng chọn giờ hoàng đạo bất kể mồng một là ngày tốt hay xấu để khai bút. Các quan chức, nho sĩ, học trò chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông, và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm. Bên án thư, người ta đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa hòa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa. Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng. Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. Khi bài khai bút là những câu đối thì sẽ được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách. Nói chung, lễ khai bút là một phong tục đẹp của người Việt Nam với mong muốn hướng tới tinh thần trọng ngôn quý ngữ.
Ngoài phong tục Khai bút vào dịp Tết, ngưòi Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu xuân. Vào giờ khắc giao thừa, người Việt ta tin rằng cầu xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưỏng suốt trong năm. Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp có tục xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điều lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy. Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nưóc. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn… ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ.
Gác thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho ngưòi xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ “theo ước nguyện của người xin. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.
Gác thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho ngưòi xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ “theo ước nguyện của người xin. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.
Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Văn Miếu Quôc Tử Giám, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo… Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.
Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày đầu xuân có đến nửa sân chen chúc những cô tú, cậu tú đương đại hoặc tương lai quanh các thầy đồ cho chữ. Bàn thầy đồ có ghi số, mỗi bàn một thầy, cạnh đấy là nơi bán giấy. Cả hai nơi này đều bị quây chặt bởi người mộ chữ. Để ý kỹ sẽ thấy các thầy đồ còn rất trẻ. Vui nhất là những cô cậu đang tuổi cắp sách. Có cô cậu còn phải theo bố mẹ vì sợ lạc. Họ chen nhau mua giấy rồi lại chen nhau xin chữ. Với khuôn mặt mướt mát mồ hôi, họ hả hê mang các tờ giấy có chữ ra sân. Thật đẹp là cảnh các cô bé, cậu bé trải giấy xuống nền sân gạch bát để phơi chữ cho khô. Có cô cậu vì sốt ruột quá đã phải lấy mũ và khăn ra quạt cho chữ chóng khô.
Trong số chữ ấy có chữ Đạt, chữ Đăng Khoa, chữ Tâm… Đây là những chữ để làm người me cha mong muốn. Chữ Tâm là bậc nhất, gần gũi và thiết thực. Điều này lứa tuổi nào cũng cần, cũng phải có. Nhẫn là chữ được nhiều người ở nhiều lứa tuổi kháo nhau xin. Xem ra không phải tất cả những người xin chữ này đều hợp, đều đúng. Có người bảo người thành đạt cần có chữ Nhẫn treo trước mặt để luôn tỉnh táo trong công việc. Có người lại bảo chữ Nhẫn là để dùng cho người mối bước vào đợi, mới có công ăn việc làm. Nhẫn đây là nhẫn nại, nhẫn chịu. Người xin chữ đều có cái lý, cái tình riêng của mình. Mấy năm nay khi phong trào xin chữ đầu năm thịnh hành thì chữ Nhẫn được tuổi trẻ xin nhiều.
Giao Thừa Khai Bút
(Tác giả: Nguyên Hải)
(Tác giả: Nguyên Hải)
Tiếp vòng thân nguyệt nối tròn xoay
Thiên hạ bảo rằng tết tới đây
Đông Chí cạn mùa thôi giá rét
Lập Xuân đến tiết phải tươi cây
Sơn hà yên lặng giao thừa đón
Xã tắc vui mừng hội nhập xây
Chúc tụng nhà nhà đầy lộc-phúc
Muôn dân phú quý nước non nầy.
Thiên hạ bảo rằng tết tới đây
Đông Chí cạn mùa thôi giá rét
Lập Xuân đến tiết phải tươi cây
Sơn hà yên lặng giao thừa đón
Xã tắc vui mừng hội nhập xây
Chúc tụng nhà nhà đầy lộc-phúc
Muôn dân phú quý nước non nầy.
Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đốỉ với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời rao.
Cặm cụi "thầy đồ trẻ" (Ảnh do tác giả cung cấp)
Túm tụm xin một chữ về nhà lấy lộc đầu năm - Nguồn: vietbao.vn
Tặng nhau một chữ PHÚC - lời cung chúc tân xuân cát tường!
Nguồn: wikipedia.org
Nguồn: wikipedia.org
Thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, ai cũng muốn “sắm” cho mình một bản khai bút “mĩ mãn”, hứa hẹn một năm “bút mực” suôn sẻ.
Khai bút từ lâu đã trở thành một thói quen, truyền thống của người Việt. Đặc biệt với những cô cậu học trò quanh năm phải “nai lưng” cùng sách bút. Nhưng khai bút đầu năm đâu cứ phải là ngồi làm bài tập hay giải Toán hóc búa. Bạn còn có rất nhiều lựa chọn khác.
Bản tổng kết năm
Ghi lại những thành quả bạn đã có được trong năm qua, những điều bạn đã làm, đã trải qua và tin rằng mình hoàn toàn có quyền tự hào về nó. Thùy Trang (TP. HCM) thậm chí còn ghi vào bảng tổng kết năm của mình những gạch đầu dòng nho nhỏ như thế này: “Bài tập làm văn 45 phút được 9 điểm. Cô đọc cho cả lớp cùng nghe”, “Vượt qua kì kiểm tra bơi 40 mét”…
“Bucket List” của bạn đâu?
Đây là danh sách những điều bạn muốn làm trước khi… chết. Kế hoạch này có vẻ quá to tát và sẽ rất dài, nên bạn có thể rút ngắn lại thành dự định cho năm sắp tới. Đạt điểm 10 môn Toán, được chọn tham gia đội tuyển HSG thành phố, lọt vào tuyển bóng rổ cấp trường… chẳng hạn. Nhớ là đừng ghi “suông”, hãy đính kèm những lý do tại sao bạn muốn vậy, bạn có thể và sẽ làm những gì để biến chúng thành hiện thực.
Gửi lời chúc cho những đứa em
Bằng cách ghi lên tiền lì xì bạn đã chuẩn bị sẵn cho chúng. Hãy ghi những điều thật “quái”, những bí mật chỉ riêng bạn và nhóc em biết thôi. Đây cũng là một cách tuyệt vời để ngăn chúng… tiêu cả tiền bạn mừng tuổi đấy!
Một tản văn nhỏ xinh thì sao nhỉ
Cảm xúc dạt dào, tại sao bạn không thử đặt bút và miêu tả một chút về kỳ nghỉ Tết năm nay ở nhà mình, liệu nó có khác năm trước và năm trước nữa không. Bạn cảm thấy mình đã trưởng thành hơn như thế nào… Bạn có thể nhét chúng trong một chiếc hộp nhỏ, giữ gìn qua nhiều năm tháng để… tới già đọc lại và nhận ra, mình đã trải qua những mùa Tết tuyệt vời như thế.
Chép lại một câu chuyện cổ, một truyền thuyết hay đoạn giới thiệu phong tục, tập quán của Việt Nam. Một cách ghi nhớ và thể hiện tình yêu với đất Việt, giản dị và ý nghĩa đúng không? Sau này, ra nước ngoài và được yêu cầu thuyết minh về đất nước mình, bạn sẽ cảm thấy những mảnh giấy đêm giao thừa trở nên ý nghĩa vô cùng.
Viết những lời chúc năm mới cho bạn bè, trong những tấm thiệp giấy. Bạn sẽ gửi tặng họ ngay khi gặp mặt, sau đợt nghỉ Tết. Chỉ cần nghĩ đến việc bạn đã viết tặng họ trong thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, hẳn họ sẽ rất vui đấy!
Giải một bài Toán đơn giản. Câu đố khó là điều không cần thiết vào thời điểm này. Hãy tặng mình một lối ra thích hợp. Và tại sao lại là Toán và không phải một bài tập khác? Bởi những con số luôn mang đến sự tinh tường, rõ ràng và rành mạch. Mong rằng bạn sẽ có một năm học tươi sáng, thành công, may mắn rõ ràng.
No comments:
Post a Comment