Từ bỏ vị trí của một người rất quyền lực trong làng phim ảnh Hoa Kỳ để tới Cam Bốt làm từ thiện giúp trẻ em nghèo… Ban đầu, chỉ vì đam mê muốn tìm hiểu về các đền đài Phật giáo… Câu chuyện đời thực đã xảy ra, thoạt nghe như cổ tích. Phóng viên Lindsay Kyte kể lại trên tạp chí Phật giáo Lion's Roar qua bài viết ngày 16/3/2017 có tựa đề “How a Hollywood Mogul Found True Happiness” (Cách Nào Một Người Quyền Lực ở Hollywood Đã Tìm Thấy Hạnh Phúc Chân Thực)… Hy vọng tất cả mọi người Viêt Nam, đặc biệt là các đại gia, đọc được chuyện cổ tích rất hiện thực này. Bản Việt dịch toàn văn như sau.
oOo
Scott Neeson đã tìm thấy trái tim của anh – và kho tàng chân thực của đời sống – trong một bãi rác ở Nam Vang. Phóng viên Lindsay Kyte kể về người sáng lập ra Cambodian Children’s Fund (viết tắt CCF – Quỹ Trẻ Em Cam Bốt).
Một thời xa xưa, Scott Neeson đã sống một cuộc đời Hollywood. Anh nói, “Tôi lúc đó là Chủ tịch công ty Twentieth Century Fox International và đã ký nhận khởi đầu một việc làm mới ở công ty Sony Pictures International. Thế rồi tôi để ra 5 tuần nghỉ ngơi để làm dịu lòng mình vì đã quá nhiều thời gian trong làng phim ảnh.”
Neeson có một đam mê về các đền đài Phật giáo, và đã từng đi một vòng Đông Nam Á và Ấn Độ. Tuy nhiên những gì anh trải qua lại không phải sự bình an anh đã hình dung trước đó – trong khi ở Cam Bốt, anh quyết định làm một yêu cầu bất thường.
Neeson kể, “Khi tôi ở Nam Vang, tôi yêu cầu xem cảnh nghèo nhất ở quốc gia này. Người ta dẫn tôi tới Stung Meanchey, một bãi rác sâu một trăm yards (91.4 mét) trên diện tích 25 acres (= 101,171.4 mét vuông= 10.1 hectares).”
Đứng nơi đó, Neeson thấy anh thay đổi mọi thứ. “Hơn 1,500 trẻ em moi, lượm từ bãi rác. Lúc đó độ nóng là 130 độ Fahrenheit (=54.4 độ Celsius), và ở nhiệt độ đó rác phân hủy và sinh ra khí methane, trong khi nền đất chủ yếu là nham thạch, tức là rác âm ỉ cháy. Khi tôi bất cẩn bước đi, thấy ngay bàn chân phỏng, trong khi rác bốc lên mùi hôi kinh khủng.”
.
Nhiều trẻ em lượm rác nơi đây khi bị ba mẹ bỏ rơi vì nuôi con không nổi, vì nợ, vì bệnh, vì nghiện rượu hay vì tái hôn. Neeson cảm thấy một thúc giục mạnh mẽ để giúp đỡ, nhưng nói rằng anh vẫn có thành kiến cổ điển với các hội từ thiện.
Anh giải thích, “Ba điều thường nhất bạn thấy là, một, bạn không biết tiền sẽ đi tới đâu. Bạn luôn luôn nghĩ rằng có ai đó [trong hội từ thiện] lãnh lương nhiều và chỉ vài xu thực tế ra tới mặt đất. Thứ nhì, trong cương vị cá nhân, bạn không thể làm nhiều ảnh hưởng. Ngay cả toàn bộ đồng lương của bạn cũng không làm nhúc nhích gì cho xã hội. Thứ ba, nghĩ rằng đây không phải chuyện của bạn. Ngồi tại Hoa Kỳ, bạn cảm thấy như ở một mặt bên kia thế giới. Bạn trả thuế, thế rồi tùy chính phủ Mỹ chi ra viện trợ quốc tế.”
Nhưng Neeson không bình yên được. “Tôi biết không có cách nào các trẻ em này có thể rời bỏ bãi rác này. Các em sống nơi đó, và sẽ chết nơi đó. Các em sẽ bị buôn người. Các bà mẹ sẽ sinh con nơi đó. Đúng là tận thế. Đúng là kinh hoàng.”
Một em bé 9 tuổi đi ngang qua Neeson trong tình trạng thê thảm, và hình ảnh này làm vỡ tim anh. Anh nói, “Thoạt tiên, tôi không thể nhận ra là bé trai hay bé gái, vì em này trùm nhiều lớp vải – tất cả gì thấy được chỉ là đôi mắt của em. Một phần vì phải trùm vải để che hơi nóng, nhưng cũng vì đó là tất cả áo quần mà em bé có được. Không có chỗ nào để em bé cất giữ bất cứ thứ gì.”
Xuyên qua người thông ngôn, Neeson khám phá bé gái nơi đó cùng với em gái của bé và má của bé. “Qua một vài cuộc thảo luận và quyết định nhanh chóng, chúng tôi tìm ra một nơi để em bé sống và đưa vào trường. Tôi sắp xếp một hệ thống để tôi có thể gửi tiền từ Los Angeles tới mẹ em bé hàng tuần. Tôi đưa đứa con gái nhỏ nhất của bà, có bệnh sốt thương hàn vào bệnh viện.”
Neeson thấy rằng những việc như thế chỉ làm anh mất 90 phút và làm anh tốn 35 USD/tháng. Anh nói, “Trong cương vị cá nhân đơn độc, tôi đã biến đổi sâu sắc số phận của em bé này. Tất cả những thành kiến của tôi về các hội từ thiện tức khắc biến mất. Hoàn toàn không có hướng đi nào khác cho các trẻ em này. Đây là vấn đề của tôi. Là một người, là một người đang sống và đang thở, tôi có một ràng buộc. Tôi bị gắn liền với sự kiện đơn giản rằng sao dễ dàng tới thế khi biến đổi cuộc đời của em bé đó.”
Khi Scott Neeson về lại Hoa Kỳ để khởi sự việc làm mới. Anh nói, “Tôi tự hứa rằng tôi sẽ không để rơi vào một khủng hoảng cổ điển của một người Los Angeles trung niên. Tôi đã làm việc suốt 26 năm trong làng phim ảnh. Tôi đã làm việc tận lực để vươn cao từ cương vị người chiếu máy quay phim trong một rạp hát cho người ngồi trong xe hơi xem, và tôi sẽ không quăng bỏ hết mọi thứ.”
Nhưng nỗi thúc giục muốn giúp thêm trẻ em lại mạnh thêm. Neeson nói, “Tôi không thể ngưng suy nghĩ về ước muốn giúp đỡ. Năm kế tiếp đó, tôi mỗi tháng đều đi tới Cam Bốt để xem xét, đưa thêm trẻ em vào vòng giúp đỡ, thuê thêm nhân viên từ thiện. Tôi nghĩ là tôi sẽ sống ở 2 thế giới – để ra ba tuần lễ/tháng trong các dự án phim ở Hollywood, nơi tôi bay phi cơ vé hạng nhất, dự các lễ trao giải Oscar, tụ tập thân hữu với tất cả những người nổi tiếng, lãnh lương một triệu đô/năm hay nhiều hơn – và rồi gửi tiền sang giúp Cam Bốt. Điều tôi không tính được là cảm xúc đau đớn khi di chuyển giữa thế giới sang trọng này và rồi, trong vòng 24 giờ, đứng giữa một trong những nơi nghèo nhất, kém vệ sinh nhất thế giới, nơi trẻ em và các bà mẹ ngã chết trước mắt bạn vì thiếu chăm sóc y tế đơn giản. Có 2 thể giới hòa nhập như thế là điều tôi không thể sống nổi.”
.
Thế rồi, giây phút quyết định của Neeson cũng tới. Anh kể, “Có một nam tài tử nổi tiếng tôi đang thương lượng với lúc đó, và chúng tôi trên đường tới nơi sẽ công bố [phim mới]. Tôi đã bay tới Cam Bốt, và anh ta đang tới Tokyo (Nhật Bản). Một trong các bà cụ lúc đó đang hốt hoảng, dẫn tôi tới gặp 4 trẻ em dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối, và không ai có khả năng đưa các em vào bệnh viện. Các em bé này bụi đời mà. Tôi không biết làm gì hết. Thiệt kinh hoàng. Giây phút đó, điện thoại di động của tôi reng lên. Anh tài tử kia gọi cho biết anh và người quản lý của anh đã xuống sân bay ở Tokyo. Anh ta nổi giận vì chúng tôi đã đưa lên phi cơ riêng của anh một vài vật dụng không đúng ý anh. Rồi anh bình tỉnh lại và nói, ‘Đời tôi không phải để gặp khó khăn thế này.’
“Đó là điều anh nói với tôi trong khi tôi đang đứng nơi đó với các trẻ em hấp hối. Đó là khoảnh khắc làm sáng tỏ nhất, bởi vì tất cả những lo lắng tôi đã có về việc rời bỏ việc làmđể sang sống ở Cam Bốt, tất cả nỗi sợ đó, biến mất ngay. Nó biến hẳn. Không có dấu hiệu nào rõ ràng hơn cho tôi thấy rằng tôi đang đi đúng đường. Nó đã biến đổi toàn bộ cái nhìn của tôi. Tôi trở lại Los Angeles và Thứ Hai hôm sau, rời bỏ công việc trong làng phim ảnh.”
Không phải ai cũng nghĩ rằng đó là lựa chọn đúng. Neeson kể, “Phần còn lại của thế giớinói với tôi rằng tôi khùng rồi, rằng tôi đã có công việc mà ai cũng mơ ước có. Nhưng tôi không muốn nữa.”
Neeson bay sang Cam Bốt, khởi sự lập Cambodian Children’s Fund (CCF) vào năm 2004, và hội này làm việc với các cộng đồng nghèo, tập trung quanh bãi rác cũ ở Steung Meanchey, để cung cấp các chương trình về giáo dục, lãnh đạo, tiếp cận cộng đồng, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em, và dạy nghề.
Neeson nói, “Tôi đã bán chiếc du thuyền của tôi, căn nhà và các xe của tôi. Tôi đã có một màn bán garage sales khổng lồ nhất trước giờ.” Lúc đầu, anh nghĩ là sẽ đưa 80 trẻ em tới trường. “Bây giờ chúng tôi có 2,200 trẻ em đang đi học.”
Khởi sự tu học Phật pháp không phải là một lựa chọn có tính toán của anh. Nó dần dầnxảy ra trong khi Neeson sống giữa nền văn hóa Phật giáo của Cam Bốt. Anh nói, “Càng ở đây lâu, tôi một cách vô thức dần dần trở thành Phật tử nhiều hơn.” Điều Neeson biết rõ từ ban đầu là nhằm để tạo ra một biến đổi ý nghĩa cho những người chung quanh anh, anh phải khởi sự bằng cách tự xem xét chính mình.
“Tôi yêu thương các em em này rất mực, và yêu thương những em không bị bỏ rơi nhưng có ba mẹ đã từng bị bỏ rơi thời thơ ấu trong thời Khmer Đỏ.” Neeson giải thích, nhắc tới một chế độ thống trị từ 1975 tới 1979, trong đó ước tính có khoảng 1.5 triêu tới 3 triệu người Cam Bốt bị giết.
Anh nói, “Vâng, những người đó đã học kỹ năng làm ba mẹ, nhưng cũng có nhiều chuyện lạm dụng và nghiện rượu. Do vậy, tôi phải trở thành điều tôi muốn họ vươn tới, và như thế nghĩa là bảo đảm rằng tôi phải lương thiện trong những gì tôi làm và những gì tôi nói.”
Một phần lớn trong việc tu học Phật pháp của Neeson liên hệ tới việc vượt thắng tâm phán đoán của anh. Anh nói, “Bạn đang gặp những trường hợp nghiêm trọng như thế, và có một khuynh hướng bên thế giới Tây phương là phán đoán người ta qua hành động của họ. Tôi nhận ra rằng tôi đang tự làm kiệt sức mình với những phán đoán. Nó xảy ra cho tôi một hôm rằng tôi chưa bao giờ ở vào hoàn cảnh của họ. Và rồi tôi thấy rằng cách duy nhất để tiếp tục một cách công bằng là phải ngưng tất cả phán đoán và phải giải quyết các chuyện theo từng ngày.”
Không dễ dàng gì. Neeson nói tiếp, “Tôi thấy một số chuyện lạm dụng kinh hoàng đối với trẻ em. Khi tôi đón nhận một trẻ em mới, và cậu bé này đã trải qua một số thời gian kinh hoàng, nó y hệt như là tôi đang nhìn thấy một bình nước xinh đẹp rạn vỡ, hay một chiếc ly như thế. Tôi không làm bể nó, và cũng không có gì để quan tâm rằng tại sao nó [chiếc bình, chiếc ly] này bể. Chỉ là vấn đề phải làm sao cho nó tốt trở lại, hoặc là làm cho nó mới ra, hay là đưa nó về trạng thái nguyên thủy.
“Chúng tôi cung cấp nền giáo dục để làm các em sẽ có những khả năng vươn cao hơn. Do vậy nếu các em học và qua được, các em sẽ học qua hết bậc đại học. Chúng tôi sẽ giúp các em và hỗ trợ các em suốt đường học vấn.”
Nhưng Neeson biết rằng để giúp trẻ em hiệu quả, thường là phải giúp cả gia đình các em. Anh giải thích, “Ngay cả các em 4 hay 5 tuổi cũng đang làm việc vì ba mẹ các em mang nợ, hay đang bệnh, và các em không có lựa chọn nào hết. Do vậy, chúng tôi làm một chương trình đặc biệt, để các gia đình thấy đời sống của họ cải thiện. Rồi thì trẻ em mới có tuổi thơ và không lo lắng gì ngoài chuyện học và làm việc cộng đồng.
“Chúng tôi giúp các gia đình các em với nhiều phúc lợi. Nếu một em đi học, ba mẹ sẽ được chăm sóc y tế miễn phí ở một y viện. Chúng tôi sẽ cung cấp nước sạch tới tận cửa những người bệnh.”
CCF cũng giúp tái tài trợ những người mang nợ.
“Một khoản nợ 200 USD sẽ làm họ phải trả khoảng 1 USD/ngày tới suốt đời họ. Không cách nào thoát nợ. Do vậy, nếu ba mẹ có thể đưa con họ tới trường, và nếu họ không có bạo lực hay lạm dụng chất nghiện, chúng tôi sẽ tái tài trợ món nợ cho họ. Và khi nợ trả dứt xong, chúng tôi giúp gia đình đó mở ra một cơ sở kinh doanh nhỏ, hay có lẽ, mua lại mảnh ruộng gia đình của họ.”
CCF làm việc để giúp hồi phục những phần trong văn hóa truyền thống Cam Bốt nguyên đã bị mất khi bị tàn phá bởi chế độ Khmer Đỏ. Trí tuệ văn hóa đó còn luu giữ nơi những bậc trưởng lão trong xã hội.
Neeson nói, “Tôi đã để ra nhiều thời gian với các bà cụ, những người trưởng thành trước thời Kher Đỏ, những người vẫn còn nhớ về những ngày cũ. Họ là các Phật tử thuần thành. Tôi lắng nghe họ nói về cuộc đời. Họ đã sống trong những điều kiện gian nan – đi ăn xin, tìm cách moi thực phẩm từ rác. Hầu hết họ đã mất con trong những ngày Khmer Đỏ.
“Tôi ngạc nhiên về sức chịu đựng của họ và về khả năng của họ để vượt qua những gì đã xảy ra cho họ. Không cay đắng gì, không thù hận gì như bạn có thể đoán, khi biết những gì họ đã trải qua. Họ đã rất mực từ bi và bây giờ họ vẫn thế.”
Với tiền riêng, Neeson đã trao tặng các bà cụ tiền và gạo mỗi tuần. Rồi anh quyết định là phải bảo đảm trí tuệ của họ phải truyền xuống các thế hệ trẻ hơn. Anh lập ra chương trìnhlãnh đạo giới trẻ cộng đồng, nhằm cho các em tuổi từ 13 tới 17 một ý thức trách nhiệm, một khả năng nói trước đám đông, và một nhiệt tâm nói lên đòi quyền lợi của họ.
Neeson nói, “Chương trình cũng nhằm dạy cách biết thương xót người khác, một khả năng đáng buồn là đang thiếu vắng nơi đây. Nghèo quá đã làm biến mất lòng thương xót.”
Các trẻ em được dạy thương xót các bà cụ, phải tới chăm sóc các cụ, phải đưa các cụ cơm, thuốc men và các thứ các cụ bà cần tới. Điều này cũng khuyến khích tương tác giữa các thế hệ nhằm giúp giới trẻ học các giá trị truyền thống về Phật giáo, về gia đình và về văn hóa Cam Bốt.
Chăm sóc phụ sản cũng là một ưu tiên của CCF. Neeson nói, “Mới tuần trước, chúng tôi có trường hợp sanh nở thứ một ngàn, và chúng tôi giữ được không trường hợp nào tử vongvì thai sản. Trước kia, tử vong vì thai sản là 6% hay 7% nơi bãi rác này. Chúng tôi chưa mất bà mẹ nào cả.”
Chương trình chăm sóc phụ sản bao gồm thử máu, đưa các bà cụ tới dạy các bà mẹ về chăm sóc tiền sản và hậu sản, và cho giới trẻ cộng đồng trách nhiệm phải báo cáo về bạo lực gia đình. CCF chi trả tiền bệnh viện cho các thai phụ, và các bà mẹ nhận được một “Gói Quà Đón Mừng Em Bé Ra Đời” – gồm găng tay, nón, chiếu có thể giặt dũ, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống viêm, một mùng chống muỗi và nhiều thứ khác.
Neeson nói, “Rất thực dụng, túi quà đó cho các bà mẹ một ý thức tự hào. Thường, một em bé bị xem là một gánh nặng, có thể làm cho gia đình đó mang nợ. Bây giờ, khi chúng tôi có các khóa huấn luyện hậu sản, họ đều khoe các em bé ra rất là hãnh diện. Tôi làm mọi thứ như ồ và à, và rồi chụp hình. Tôi có 165,000 tấm hình trong máy vi tính của tôi.”
Nhờ hội CCF, trong khu vực Steung Meanchey với 12,000 cư dân, hầu hết trẻ em bây giờ ban ngày được vào trường, với tỷ lệ vắng mặt thấp, nhờ phúc lợi ba mẹ nhận được khi đưa con vào trường. CCF đã xây 400 căn nhà cho các gia đình có cam kết dài hạn để buộc con đi học. Neeson nói, “Chúng tôi đã làm thành những cộng đồng cư dân tốt lành, và nó chiếu sáng ra ngoài. Khi bạn có một cộng đồng gồm 15 gia đình, nơi họ giữ chung các giá trí, những người bên ngoài cộng đồng thấy rằng đó là điều có thể làm được.
“Chúng tôi không áp đặt giá trị riêng của chúng tôi. Chúng tôi không buộc kiêng rượu. Chúng tôi chỉ không muốn họ say hàng đêm. Nếu trẻ em tới trường không nghỉ ngày nào, chúng tôi chi tiền mua gạo cho gia đình đó trong tháng. Đó được xem là phúc lợi, nhưng nó là nhân quyền căn bản. Người dân xứng đáng có nước sạch, có đủ thức ăn trên bàn, và có khả năng được chăm sóc y tế.”
Neeson nói, “Tôi chưa bao giờ có quá ít và quá nhiều cùng một lúc. Tôi kể như không có gì khi tính về tài sản vật chất. Kỳ lạ là, tôi không cần gì hết. Đó là một cảm giác tuyệt vời. Nó cho bạn một sự tự do tuyệt đối. Bạn không bận tâm gì tới giấc mơ của những người khác, và cũng không thèm muốn gì thêm của cải vật chất.”
Neeson có ước mơ sẽ mở rộng mô hình CCF sang các địa điểm khác, nhưng trái tim và năng lực của anh đã gắn chặt trong cộng đồng này. Anh nói, “Tôi không thể rời các trẻ em này, các gia đình này, và các bà cụ này.” CCF như thế đã hoạt động được 12 năm.
Còn bé gái 9 tuổi đi ngang qua anh trong ngày đầu anh tới bãi rác này? Neeson nói, “Cô ta bắt đầu vào năm thứ ba đại học trong ngành tài chánh và quản trị kinh doanh. Cô ta tự hào và hạnh phúc. Có tới 80% trẻ em nguyên thủy nơi đây bây giờ đang học ở bậc đại học.”
Neeson nói, anh thấy tình yêu chân thực nơi các bãi rác Cam Bốt. Anh nói, “Tôi chưa bao giờ có bất kỳ loại tình yêu sâu thẳm nào. Tôi đã có nhiều dan díu tình cảm ngắn hạn. Tôi đã từng có vị trí quyến rũ cấp cao trong làng phim ảnh Hollywood. Đó là một nếp sống tuyệt vời. Người ta hỏi tôi có tiếc bất cứ gì không. Một cách tuyệt đối. Rất là hấp dẫn kỳ lạ để không bao giờ thèm khát tiền, để có sự chăm sóc y tế tốt nhất, và một xe hơi hiệu Porsche và một thuyền buồm đậu ở bến Marina del Rey (ở quận Los Angeles, Calif.) và có một ty cảnh sát để nương tựa khi có gì bất trắc, hay có một bệnh viện gần đó. Thỉnh thoảng, tôi chợt có những nỗi đau khi tôi nhớ như thế và tôi chỉ muốn thự giãn và sống một đời sống tốt.
“Nhưng rồi, nhìn chung tôi sẽ không thay đổi bất cứ gì. Tôi vẫn còn tự hỏi, ‘Chuyện gì nếu tôi không tới nơi này? Chuyện gì, nếu tôi không khám phá nơi này, và không có cơ hội biến đổi quá nhiều cuộc đời nơi đây?”
Neeson đã nói hết mọi thứ trong quan điểm anh, trong buổi sáng tôi [Lindsay Kyte] nói chuyện với anh.
Anh nói với tôi, “Tôi mới viết một tấm thiệp gửi một trong các trẻ em hôm nay, và tôi nói là tôi đã có thể rời bỏ Hollywood, rời bỏ tất cả, chỉ để tới riêng với em bé này thôi. Và tôi có ý nói như thế. Có quá nhiều trẻ em mà cuộc đời các em đã biến đổi quá nhiều. Các em đang học luật, tâm lý học, kỹ sư ngành giao thông, và đó là những người trẻ tuyệt vời nhất. Đó thiệt sự là ơn phước cho tôi.”
“Tôi không thể nói với bạn về sự may mắn tôi đã có. Một số người sẽ sống trọn đời họ mà không gặp khoảnh khắc thức tỉnh đã xảy ra cho tôi, khi tôi thoạt tiên thấy các trẻ em ngày đó ở bãi rác Stung Meanchey. Tôi may mắn.”
https://www.lionsroar.com/how-a-hollywood-mogul-found-true-happiness/?utm_source=Lion%27s+Roar+Newsletter&utm_campaign=0e5579efa6-Weekly-Mar-21-2017&utm_medium=email&utm_term=0_1988ee44b2-0e5579efa6-21577425&mc_cid=0e5579efa6&mc_eid=5e64c29391
Scott Neeson found his heart—and life’s true riches—in a Phnom Penh garbage dump. Lindsay Kyte profiles the founder of the Cambodian Children’s Fund.
Once upon a time, Scott Neeson lived a Hollywood life. “I was president of Twentieth Century Fox International and had signed up to start a new job at Sony Pictures International,” he says. “I put in a five-week break to cleanse myself from so much time in the film business.”
Neeson had a passion for Buddhist monuments and embarked on a tour of Southeast Asia and India. But what he experienced wasnt the peaceful reprieve he had envisioned—while in Cambodia, he decided to make an unusual request.
“When I was in Phnom Penh, I asked to see the worst poverty in the country,” Neeson recalls. “They took me to Stung Meanchey, a garbage dump a hundred yards deep that covers twenty-five acres.”
Standing there changed everything for Neeson. “More than 1,500 children were scavenging among this garbage. It was over 130 degrees Fahrenheit, and at that temperature the garbage decomposes and produces methane, while the ground below is essentially lava or molten garbage. I had burns on my feet from not watching where I was stepping, and the stench was unbearable.”
Many of the children scavenging were abandoned by parents who could no longer care for them due to debt, illness, alcoholism, or remarriage. Neeson felt a strong urge to help, but says he still had the classic prejudices against charities.
“The three most common are, one, you don’t know where your money’s going,” he explains. “You always think someone’s getting a fat salary and only a few pennies actually hit the ground. The second is that as one individual, you can’t make that much of an impact. Even all your salary wouldn’t make a tangible difference. The third one is, ‘It isn’t my problem.’ Sitting in the U.S., you feel like it’s the other side of the world. You pay taxes, so it’s up to the government to provide foreign aid.”
But Neeson couldn’t ignore this call to action. “I knew there was no way for these children to ever get off this garage dump. They would live there, they would die there. They would be taken for trafficking. The mothers would give birth there. It was the apocalypse. It was horrendous.”
A nine-year-old walked past Neeson in a wretched state, and the sight broke his heart. “At first I couldn’t tell whether it was a boy or a girl because the child was completely swathed up—all you could see were the eyes,” he says. “Part of it was the searing heat, but, also, these were all the articles of clothing she had. There was no place to leave anything you owned.”
Through an interpreter, Neeson discovered the girl was there with her sister and mother. “Through some quick discussion and corporate problem-solving skills, we identified a place for her to live and got her into a school. I put together a system where I could send money from Los Angeles to her mother weekly. I got the youngest daughter, who was sick with typhoid, into hospital.”
As a human being, as a living, breathing person, I had an obligation. I was hooked by the mere fact of how easy it was to change the life of that child.
Neeson was shocked that this had taken only ninety minutes and would cost him only $35 a month. “I had, as a single individual, profoundly changed the destiny of this one child,” he says. “All of my prejudices about charities went out the window right there. There was no plan B for these children. It was my problem. As a human being, as a living, breathing person, I had an obligation. I was hooked by the mere fact of how easy it was to change the life of that child.”
When Scott Neeson went back to the U.S. to start his new job, “I made a promise that I wasn’t going to have a classic Los Angeles midlife crisis,” he says. “I’d been working for twenty-six years in the film business. I had worked my way up from being a projectionist at a drive-in theater, and I wasn’t going to throw it all away.”
Yet the urge to help more children only got louder. “I couldn’t stop thinking about it,” Neeson says. “I spent the next year making monthly trips to Cambodia furthering the cause, getting more children involved, hiring staff. My idea was to have my two worlds coexist—to spend three weeks in my Hollywood film environment, where you fly first class, go to the Academy Awards, hang out with all the celebrities, make a million dollars a year or more—and then send that money to Cambodia.
“What I didn’t count on was the emotional trauma of moving between this indulgent lifestyle and then, within twenty-four hours, standing in probably the most squalid, impoverished place in the world, where children and mothers are dying in front of you for lack of simple medical care. Having those two worlds come together was something I couldn’t live with.”
Neeson’s moment of clarity came calling—literally. “There was a well-known actor I was dealing with at the time and we were on the road for publicity. I’d left for Cambodia and he was going to Tokyo. I went straight to the garbage dump. One of the grandmothers was visibly agitated and took me to four young children under the age of ten. They were dying, and no one was able to take them to hospital. The children didn’t belong to anyone. I didn’t know what to do. It was horrible.
“At that moment, my cell phone rang. It was the actor and his agent on the tarmac in Tokyo. He was quite angry because we had put the wrong amenities on his private jet. Then he calmed down for a moment and said, ‘My life just wasn’t meant to be this difficult.’
The rest of the world was telling me I was out of my mind, that I had the job everyone dreams of, but I didn’t want it anymore.
“This is what he said to me as I was standing there with those dying children. It was the most clarifying moment, because all the anxiety I had about giving up my job to live in Cambodia, all that fear, went away. It was gone. There was no clearer signal to me that I was on the right path. It changed my entire perspective. I went back to Los Angeles and resigned the following Monday.”
Not everyone there thought it was the right choice. “The rest of the world was telling me I was out of my mind, that I had the job everyone dreams of,” Neeson says. “But I didn’t want it anymore.”
Neeson moved to Cambodia and started the Cambodian Children’s Fund (CCF) in 2004, which works with impoverished communities, centered around the former garbage dump at Steung Meanchey, to provide programs in education, leadership, community outreach, health care, child care, and vocational training.
“I sold my boat, the house, the cars. I had the mother of all garage sales,” Neeson says. His vision was to send eighty children to school. “Today we have 2,200 children studying.”
Starting to practice Buddhism was not a deliberate choice. It happened gradually as Neeson lived amid Cambodia’s Buddhist culture. “I was unconsciously becoming more Buddhist the longer I stayed,” he says. What Neeson did know from the start was that in order to create meaningful change for those around him, he had to start by examining himself.
“I loved the children dearly, and those who were not abandoned had parents who had been through the Khmer Rouge as children themselves,” Neeson explains, referencing the Communist regime between 1975 and 1979 during which an estimated one and a half to three million Cambodians died.
“Yes, these people learned some parenting skills, but there was also a lot of abuse and alcoholism,” he says. “So I had to become what I wanted them to emulate, and that meant ensuring I was scrupulously honest in what I did and what I said.”
A large part of Neeson’s Buddhist practice involved overcoming his judgmental mind. “You’re dealing with such severe cases, and there’s a tendency in the West to judge people for their actions,” he says. “I realized I was burning myself out with judgment. It occurred to me one day that I had never walked in their shoes. I then saw that the only way to continue in any fair way was to suspend all judgment and take it on a day-by-day basis.”
It was not an easy task. “I see some of the most horrendous abuses against children. When I get a new child, and he’s been through some terrible times, it’s like I’m looking at a beautiful broken vase or a glass. I didn’t break it, and there’s no point worrying about how it got broken. It’s a matter of being able to make it good again, to either put it back together anew or into its original form.
“We provide an education that will take the student as far as their abilities will allow,” Neeson continues. “So if they put in the hours and pass, they can go all the way through university. We will help them and support them all the way through.”
But Neeson knows that to help children effectively, you often have to help their whole family. “Even four- and five-year-olds are working because parents have debt or are sick and they have no option,” he explains. “So we work out a specific program so families see their lives improved. Then the child can have a childhood and no worries other than studying and doing the community work.
“We offer families a whole series of benefits. If a child goes to school, the parents get free health care visits at a medical clinic. We’ll deliver fresh water to the door for those who are sick.” CCF also offers refinancing for those in debt.
“A $200 debt will cost them approximately a dollar a day for the rest of their lives. There’s no way out of it. So if the parents can meet the basic values of getting the child to school and there is no violence or substance abuse, then we will refinance the loan. And once it’s paid off, we help the family start a small business or perhaps buy back the family land.”
CCF works to restore parts of Cambodia’s traditional culture that were lost because of the atrocities of the Khmer Rouge period. That wisdom is held by the society’s elders.
“I spent a lot of time with the grandmothers, those who had grown up before the Khmer Rouge, who still had memories of the old days,” Neeson says. “They’re devout Buddhists. I listened to them talk about what life was like. They had lived in awful conditions—begging, trying to find food in trash. Most had lost their children during the Khmer Rouge days.
“I was astounded by their resilience and their ability to overcome what had been done to them. There was not the resentment or bitterness you would expect, given what they had been through. They were so loving, and they still are.”
Out of his own pocket, Neeson started giving the grandmothers money and rice each week. Then he decided to make sure their wisdom was passed on to the younger generations. He developed a community youth leadership program, designed to give thirteen- to seventeen-year-olds a sense of responsibility, the ability to speak in public, and a voice to speak up for their rights.
“It was also designed to teach empathy, which is sadly lacking here,” says Neeson. “Empathy tends to be one of the first casualties of poverty.” Youth are paired up with grandmothers, and are responsible for checking on them, getting them rice and medication and other things they need. This also encourages interaction between generations to help youth learn traditional values of Buddhism, family, and Cambodian culture.
Maternal care is another a priority for CCF. “Last week, we had the one-thousandth birth and we have maintained a zero maternal death rate,” Neeson says. “It used to be about 6 or 7 percent on the garbage dump. We’ve never lost a mother.”
The maternal care program includes blood tests, bringing in grandmothers to teach mothers about prenatal and postnatal care, and giving community youth the responsibility to report domestic violence. CCF pays for hospital stays for giving birth, and the mother receives a “Welcome Home Baby Pack”—gloves, a hat, a washable mat, disinfectant, antiseptic, a mosquito net, and more.
“As well as being practical, it gives the mother a sense of pride,” says Neeson. “Normally a child would be something of a burden, possibly putting the family into debt. These days, when we have the postnatal training session, they’re all showing each other the babies proudly. I do all my oohs and ahs and take photographs. I have 165,000 photos on my computer.”
I’ve never had so little and so much at the same time. Strangely, there’s nothing I need. It’s such a wonderful feeling, and absolute freedom.
Thanks to CCF, in the Steung Meanchey area of 12,000 people, most children now spend their days in the classroom, with a low absentee rate due to the benefits parents receive for keeping their children in school. CCF has built 400 homes for families with a long-term commitment to keeping their children in school. “We’re putting together these communities of good people and it radiates outward,” Neeson says. “When you’ve got a community of fifteen homes where people have common values, people outside the community see what’s possible.
“We’re not imposing our own values. We don’t want abstinence from alcohol. We just don’t want them getting drunk every night. If your child has a perfect attendance record, we pay for the family’s rice for the month. It’s considered a benefit, but it’s basic human rights. People deserve fresh water, enough food on the table, and the ability to access medical care.”
“I’ve never had so little and so much at the same time,” Neeson says. “I have virtually nothing in the way of material possessions. Strangely, there’s nothing I need. It’s such a wonderful feeling. It gives you absolute freedom. You’re not beholden to other people’s dreams and the desire for more material things.”
Neeson had a dream of expanding the CCF model to other locations, but his heart and energy are rooted firmly in this community. “I just can’t leave the kids and the families and the grandmothers,” he says. CCF has now been active for twelve years.
And the nine-year-old girl who walked by him that first day he stood on the garbage dump? “She is about to start her third year of a university degree in finance and management. She’s the pride and joy,” Neeson says. “Eighty percent of the original children are now in university.”
Neeson says he found real love in the garbage dumps of Cambodia. “I’d never had any kind of deep love,” he says. “I’d had a number of shorter-term relationships. I was highly eligible in the Hollywood community. It was a great life. People ask me if I miss anything about that. Absolutely. It’s very alluring to never want for money, to have the best of medical care, and a Porsche and a yacht in Marina del Rey, and a police department if anything goes wrong, or a hospital nearby. Occasionally, I have these pangs where I miss that and I just want to relax and live the good life.
“But, my goodness, overall I wouldn’t change anything. I still ask myself, ‘What if I hadn’t gone here? What if I hadn’t discovered this place and hadn’t had the opportunity to change so many lives?’
Neeson had put just everything in perspective the morning I talked to him.
“I was writing a card to one of the kids today,” he told me, “and I said I would have left Hollywood, given it all up, just for her alone. And I meant it. There are so many children whose lives have changed so much. They’re studying law, psychology, civil engineering, and they’re the most amazing young adults. It’s such a blessing for me.
“I can’t tell you how fortunate I’ve been. Some people will go their whole lives without ever having that moment of awakening that happened to me when I first saw the children that day in the Stung Meanchey garbage dump. I am lucky.
No comments:
Post a Comment