Ba t có ăn măn evẻrday không a.? Có
Phât Dản có ăn măn không ạ? Có
ô như vây dèfinetely sẽ vô địa ngục:(
Phât sẽ không vui đâu...
Ba t có uông rươụ không ạ? Không
Ba t có hút thuôc không ạ? Có
Vâỵ ba t sẽ xuông địa ngục
Vây phải làm sao đê cưú ba mẹ t?
Phải phóng sanh trăm ngàn cá...thả xuông sea
Thì t sẽ tư` bi lă'm
Mọi ngươì sẽ cám ơn t lăm
Chưng nào mẹ t sẽ lên cõi cưc lạc?
Phât đản có ăn chay o? Có
..Như vây mẹ t sẽ tôt hơn ba t
Mẹ t sẽ lên CõiLạc nhưng mà là lâu lăm (lóts òf ýẻars)
ăn măn thì sẽ lâu lên lăm...
shảred Khải Đơn
Khải Đơn
Nhìn mẹ
Mẹ đang đọc một bản hướng dẫn sử dụng cái nồi nướng mới mua. Một cách chăm chú và khó khăn.
Đó là khi tôi hiểu, sau 60 tuổi, người phụ nữ hoạt bát, tài nghệ kinh hoàng của tôi đã không còn sắc bén như khi bà chở tôi tới trường năm 6 tuổi nữa.
Nhận ra rằng mẹ mình già đi không phải một điều chua xót, mà đó là lúc tôi dặn lòng hiểu rằng mình và mẹ đang chuẩn bị một mối quan hệ và chuyến đi mới. Khi bé, tôi luôn nhớ mẹ đã đứng trong bếp và dạy tôi xào thịt cả ngàn lần - thực ra bà không kiên nhẫn tới một ngàn lần - nhưng vẫn ân cần chỉ tới cùng với lời dặn " một ngày nào đó con đi xa, con phải tự biết nấu chứ!" Hôm trước, tôi vô tình nói một câu y hệt “mẹ phải xài thử tất cả các app đi chứ, lúc con đi xa thì ai chỉ cho?” – Mẹ tôi đeo kiếng vào, và lần mò một mớ ký tự gõ tiếng Trung trên máy. Bà đang học một ngoại ngữ mới.
Ở mối quan hệ mới này, tôi không muốn thấy mẹ ngồi im lặng như một tù nhân sau cửa hàng rào, chờ đợi những đứa cháu trở về, hay mòn mỏi đợi điện thoại của tôi với tất cả sự tổn thương của một người cô độc. Già đi là một hành trình. Nhưng già đi cũng có nghĩa là mẹ khó quen với bạn bè mới, khó thích nghi với đồ đạc mới, khó chấp nhận những bối cảnh mới. Những ông bà già đòi nằng nặc về quê bởi họ không chịu nổi bối cảnh mới. Những bà mẹ ngồi im trên ghế xem TV vì không có bạn bè mới, không có gì để hành động. Tôi không bao giờ muốn trở về nhà và thấy mẹ là tù nhân của mái nhà.
Ở hành trình già đi, những người già thình lình bị bóc bỏ khỏi bối cảnh sống mà họ quen 60 năm trước. Họ có việc làm. Họ có ích. Họ là anh hùng. Họ bảo bọc tôi. Họ chăm sóc và chiến đấu. Tự dưng, về hưu biến họ thành người lính bị giải giáp. Họ không còn có ích. Họ bị xếp lên kệ như đồ cũ. Họ chẳng còn chăm sóc được ai. Họ ngừng chiến đấu. Nhưng mẹ thì không.
Tôi ngồi nhiều giờ với mẹ và hỏi: “Mẹ nghĩ xem, nếu con đi thật xa, và mẹ không thể bấm được nút Viber gọi cho con, sẽ thế nào? Mẹ không thể tải cái app đó về dùng khi nó hỏng, sẽ thế nào?” – Và tôi thấy bà đeo mắt kính vào ngồi mò. Bà bối rối khi bị hỏi về trách nhiệm của sự tự lập.
Tôi hỏi mẹ: “Nếu mẹ từng thích một cái gì đó, sao mẹ không học? Mẹ 60 tuổi, mẹ có biết từ lúc bây giờ tới lúc mẹ nghĩ mình sẽ chết, có thể là hơn 20 năm nữa không? 20 năm là đủ để mẹ nuôi thêm một đứa như con đấy. Sao mẹ không học gì?” - Mẹ suy nghĩ nhiều tháng, và đi học tiếng Trung. Mẹ kể về những bạn học bằng tuổi tôi, nhỏ hơn tôi. Mẹ đi ăn chè cùng họ. Mẹ đến câu lạc bộ nói tiếng Trung. Mẹ ngồi làm bài tập đến tận khuya, và đem cả bài tập ra quán ngồi viết. Mẹ bắt đầu nói theo phim Tàu trên TV và hỏi tôi liệu có gì trên điện thoại có thể dùng để học tiếng không.
Tôi nói về sức khỏe, và mẹ đi đăng ký học bơi. Vài tháng trước, bà băn khoăn nói: Chắc mẹ sẽ học thêm bơi sải và bơi ngửa. Giờ bà bơi mỗi tuần 4 buổi.
Tôi và mẹ đối thoại rất nhiều về tuổi già, thứ mà tôi hoàn toàn không biết và mẹ đang dần phải trải qua. Với tuổi thiếu niên của tôi, thời gian đó bấp bênh và chấp chới sợ mọi thứ. Đó là khi ta cần một ai đó ở bên cạnh động viên ta khám phá lại bản thân, bình tĩnh xử trí sự bất trắc, chứ không phải cần ai đó xuất hiện và cho thật nhiều quà hay tiền, hay sự giúp đỡ. Tuổi già không phải sự kết thúc. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mẹ có thời gian để làm việc gì đó cho riêng mẹ.
Mẹ luôn lo em trai tôi sẽ không có ai nấu ăn, lo tôi về nhà không ai ăn cùng, lo hàng quán, lo đủ việc, hoặc lo cả những thứ chưa từng xảy ra. Đó là thói quen thức tỉnh thường trực của một người gần 30 năm phải sống với trách nhiệm làm chủ và làm chỗ dựa. Lần đầu tiên, tôi muốn mẹ không còn là chỗ dựa nữa.
Em tôi sẽ đi ăn ngoài nếu mẹ vắng nhà. Tôi sẽ đi chơi nếu bà bận. Tụi tôi sẽ cho mèo ăn nếu mẹ đi chơi xa. Tôi muốn “thả” mẹ về với tự do của 20 năm kế tiếp, thời gian đường hoàng để bà sống cho những sở thích mà khi chưa sinh tôi bà từng có. Tuổi già cần phải học. Mẹ phải học là mẹ còn đầy sức khỏe. Mẹ phải nhớ rằng mẹ không vô dụng. Mẹ phải hiểu rằng mẹ có rất nhiều thời gian.
Thời gian gần đây, mẹ có thêm nhiều trò vui mới. Mẹ đi ăn tối ở ngoài với bạn học và bạn thân (thứ mà bà không bao giờ làm). Mẹ đi bơi đều và quen thêm nhiều bạn mới, có những bạn còn nhỏ tuổi hơn tôi. Mẹ mua thêm nguyên liệu về và xem Youtube nấu món mới. Mẹ vứt đồ đạc cũ đi, sẵn sàng cho đi một món không dùng tới. Mẹ không trở thành một người già cất trữ đủ thứ ký ức và hoài nhớ trong mớ đồ cũ.
Nếu có điều gì đó khiến chúng tôi an tâm đi chơi thật xa, làm bất cứ gì mình thích, đó là mẹ tôi không phải tù nhân của tuổi già sau song sắt, mẹ không chờ đợi tụi tôi về, mẹ không gọi điện để áp chế tinh thần tôi bằng sự vòi nài phải có cháu. Mẹ dặn chị em tôi: “hãy sống thế nào mà con thích, mẹ có cuộc sống của riêng mẹ mà, đừng lo gì hết!”
Có một hôm tôi đi xa về, mẹ điện thoại nói: “Ê, hay ngày mai con hãy về nha, chứ hôm nay mẹ đi chơi rồi!” – Xém chút thì tôi cười lớn.
Khải Đơn
No comments:
Post a Comment