Sunday, May 21, 2017

Thọ Khang Bảo Giám

Tây Nguyễn Từ Bi with Kim Hậu Le and 7 others.
NGƯỜI ĐỜI QUÁ NỬA BỊ BỆNH MÀ CHẾT ĐỀU DO "THỦ DÂM" VÀ "THAM ĂN NẰM".
Gần đây người ta hay bị bệnh phổi, Quang chẳng nghĩ như vậy là bình thường! Người đời sau nghiệp nặng, dậy thì sớm, mười một mười hai tuổi đã có dục niệm. Dục niệm đã dấy lên, không có cách gì kiềm chế, lại chẳng biết nghĩa lý giữ gìn thân thể nên bèn dùng đến cách thủ dâm.
Như cây cỏ vừa mới nẩy mầm liền bị bẻ chồi, ắt phải khô héo. Con em thông minh do vậy mất mạng chẳng biết là bao nhiêu! Dẫu chẳng đến nỗi chết ngay lập tức thì thân thể yếu đuối, không nên cơm cháo gì! Đến khi lớn lên cưới vợ, cha mẹ, sư trưởng tuyệt chẳng nói đến đạo tiết dục, giữ gìn thân thể. Vì thế, quá nửa bị bệnh chết đều do thủ dâm và tham ăn nằm mà ra!
Do vậy, Khổng Tử đáp lời Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu rằng: “Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu” (cha mẹ chỉ lo lắng về tật ấy), chính là dạy phải kiêng ăn nằm. Chẳng kiêng ăn nằm thì trăm bệnh dồn nhau phát ra, có thể kiêng ăn nằm thì giảm bớt bệnh tật nhiều lắm! Mạnh Tử nói: “Dưỡng tâm giả (do kẻ khéo dưỡng thân ắt phải nhờ vào chế ngự tâm chẳng cho dục niệm khởi lên, nên gọi là “dưỡng tâm”) mạc thiện ư quả dục. Kỳ vi nhân dã quả dục, tuy hữu bất tồn yên giả, quả hỹ. Kỳ vi nhân dã đa dục, tuy hữu tồn giả, quả hỹ” (Dưỡng tâm thì không gì hay bằng ít ham muốn. Ai làm người mà ít ham muốn, tuy tâm người ấy có những điều không hợp đạo nghĩa, nhưng những điều ấy cũng ít. Ai làm người mà lắm ham muốn, tâm dù có giữ được đạo nghĩa thì đạo nghĩa ấy cũng chẳng được mấy).
Cổ nhân trọng sanh mạng người dân, thiên Nguyệt Lệnh trong sách Lễ Ký chép: “Trọng Xuân tiên lôi tam nhật, tù nhân dĩ mộc đạc tuần ư đạo lộ viết: ‘Lôi tương phát thanh, kỳ hữu bất giới kỳ dung chỉ giả (tức phòng sự) sanh tử bất bị, tất hữu hung tai” (Ba ngày trước khi sấm động vào lúc giữa mùa Xuân, viên quan chấp lệnh cầm mõ gỗ đi khắp nẻo đường rao truyền: ‘Sấm sắp rền, kẻ nào chẳng kiêng ân ái (tức ăn nằm) sẽ sanh con chẳng vẹn toàn, ắt có tai nạn hung hiểm) (tức là chân tay, thân thể chẳng trọn vẹn, hoặc sanh ra quái thai, hoặc vợ chồng bị chết, hoặc bị bệnh ngặt nghèo, nên nói là “ắt có tai nạn hung hiểm”). Đấy là chánh lệnh của quốc gia. Nay thì cha mẹ, sư trưởng, trọn chẳng nói với con cái về chuyện này. Đến khi đã ngã bệnh, thầy thuốc cũng chẳng bảo kiêng ăn nằm. Ấy là vì chẳng coi mạng người là trọng, chỉ mong người ta bệnh ngày càng nặng để phải chữa trị nhiều hơn! Thầy thuốc dụng tâm như thế, tội khác nào bọn cường đạo chặn đường cướp của! Bệnh của ông bất luận là do nguyên nhân nào phát sanh, đều nên lấy việc đoạn hẳn chuyện ăn nằm làm phương sách để mau được lành bệnh. Đợi đến khi hoàn toàn bình phục rồi, hoặc mỗi năm chung đụng một lần, hoặc mỗi quý (ba tháng) một lần để mong chẳng lỗi đạo “tiếp nối đời trước, mở ra đời sau”, đừng thường xuyên ân ái, sẽ sanh được con cái thể chất khỏe mạnh, tánh tình từ thiện, thọ mạng dài lâu, vẻ vang nhiều lắm!
Quang đưa cho vị Sư [mang thư ông tới đây] một cuốn Thọ Khang Bảo Giám [nhờ trao lại cho ông], văn lẫn lý trong cuốn sách ấy đều đáng tuân theo. Chỉ có điều trong những ngày kiêng ăn nằm, [ngày vía] của những vị [thần thánh] có thần thông nhỏ nhoi cũng đều kể vào, dường như không thích đáng lắm. Nhưng đối với chuyện “[ngày vía của] đại quỷ thần thì nên kính, chứ [đối với ngày vía của] tiểu quỷ thần nếu chẳng kính sẽ do vậy mà bị chuốc họa”, hãy đừng nên bàn luận bừa bãi thì may mắn lắm thay! Dùng điều này để tự lợi mà cũng dùng những điều này để lợi tha. Do vậy, tự tu Tịnh nghiệp sanh về Tây Phương giống như trao bằng khoán chuộc lại vật cũ. Nữ nhân cũng thế! Ai muốn tiết dục ắt trước hết phải nói nguyên do với vợ sẽ chẳng đến nỗi [gia đình] bị lục đục. Trong đời có những kẻ thanh xuân chôn chồng, nguyên nhân quá nửa là vì chẳng khéo tiết dục mà ra! So với cảnh giữ phòng không ở góa, sao bằng tiết dục để được “tề mi giai lão” chẳng hay hơn ư? Đây là đối với nữ nhân mà nói. Đàn ông cũng nên biết những chuyện kiêng kỵ có liên quan đến tánh mạng của nữ nhân, đấy chính là người phối ngẫu có đức hạnh hằng nâng đỡ, tạo lợi ích cho nhau. Quang ăn nói dài dòng chỉ vì bi tâm tha thiết, có lẽ đã gây nhàm tai người nghe! […]
Trích từ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT.

No comments:

Post a Comment