Thursday, June 29, 2017

Võ Tắc Thiên.

http://thientong.com/thientong/phat-gia-thien-tong-vo-tac-thien-may-ai-hieu-het-ve-nguoi/

Câu chuyện thứ nhất về vua Võ Tắc Thiên:
Cô Nguyễn Thị Xuân Trang, sanh năm 1974, cư ngụ nhà số 138/5D, Tam Đông, xã Thới Tam Thông, huyện Hóc Môn, TP.HCM, hỏi soạn giả Nguyễn Nhân:
– Thưa chú, thường thường người tu theo đạo Phật là phải làm lễ qui y, vậy tu theo Thiền tông có làm lễ qui y không?
Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:
– Người tu theo đạo Phật, mà tu các pháp môn có thành tựu  trong vật lý, là phải qui y, còn tu theo pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy, thì không có buổi lễ này. Nếu vị nào tu theo pháp môn Thiền tông mà đạt các tầng bậc như sau thì được cấp giấy hay bằng chứng nhận:
1– Hiểu rõ ràng pháp môn Thiền tông, thì được cấp giấy chứng nhận giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Không làm lễ, nhưng được danh hiệu là “Phật tử Thiền tông” và gọi tên thật của người đó. Ví dụ cô đã đạt được thì được gọi là “Phật tử Thiền tông Nguyễn Thị Xuân Trang”.
2– Giải thích được tất cả những lời dạy của Đức Phật, dù ẩn ý hay không, mà có kệ hay thơ xuất phát từ trong tánh thanh tịnh Phật Tánh của chính mình, thì được cấp bằng chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền tông”. Được truyền “Bí mật Thiền tông” bằng một buổi lễ trang nghiêm tại một trong hai nơi như sau:
  • Tại chánh điện chùa Thiền tông.
  • Hoặc tại Thiền tông thất.
Và được gọi là “Phật gia Thiền tông” kèm  theo tên thật của người đó. Nếu như cô đã đạt được thì được gọi danh hiệu như sau: “Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Xuân Trang”.
Trong Thiền sử Thiền tông của Phật giáo, còn lưu lại danh từ “Phật gia” cho đến ngày hôm nay là “Phật gia Thiền tông Võ Tắc Thiên”.

Câu chuyện ấy như sau:
Khi vua Võ Tắc Thiên đọc 9 chữ uống “Trà đạo”, do Đức Lục Tổ Huệ Năng đọc cho ông Tiết Giản là Bộ Trưởng Văn hóa ghi lại, đem về triều đình trình lên cho vua Võ Tắc Thiên. Vua Võ Tắc Thiên đọc 9 chữ này, Nhà vua  đạt được “Bí mật Thiền tông”.
 Sau 2 tháng, Nhà vua được Đức Lục Tổ Huệ Năng truyền “Bí mật Thiền tông” cho Nhà vua và gọi Nhà vua là “Phật gia Thiền tông Võ Tắc Thiên”.
Cũng từ khi Nhà vua Võ Tắc Thiên được truyền “Bí mật Thiền tông”, Đức Lục Tổ gọi Nhà vua là “Phật gia Thiền tông” và tặng Nhà vua  câu kệ:
      Thiền tông đã chảy theo dòngĐức vua nhận được Thiền tông Phật Đà      Khi xưa lời dạy Thích CaKhông tu mà được, “Phật gia” gọi người.
      Hôm nay, Ta tặng cho NgườiDanh hiệu ngộ đạo, đạt thời Thiền tông      Phật gia nên giữ trong lòngĐến khi rời thế, thong dong về Nguồn.
Tám câu kệ của Đức Lục Tổ Huệ Năng tặng cho vua Võ Tắc Thiên có hàm ý 2 phần:
1/- Đức Lục Tổ chánh thức gọi vua Võ Tắc Thiên là “Phật gia”.
2/- Huyền ký cho “Phật gia Thiền tông Võ Tắc Thiên”, khi Phật gia hết duyên sống nơi thế giới này, Phật gia được tự tại và an nhiên rời thế giới vật lý Âm Dương này trở về Phật giới.
Thật  may mắn thay! Danh hiệu Phật gia Thiền tông gọi tên người Cư sĩ đạt được “Bí mật Thiền tông” còn lưu danh cho hậu thế.
3- Vị nào giúp cho từ 30 người trở lên giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, và từ 15 người trở  lên đạt được “Bí mật Thiền tông”, thì vị này được cấp 2 Bằng Công nhận:
  • Bằng phong “Thiền tông sư”, gọi tắt là “Thiền sư”, nếu là tu sỹ. Bằng phong “Thiền tông gia”, gọi tắt là “Thiền gia”, nếu là cư sỹ.
  • Bằng Công nhận đủ tư cách truyền “Bí mật Thiền tông” cho người khác.
Hai phần trên, đều được làm lễ trước Tôn tượng Thiền tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Thiền tông hoặc tại Thiền tông thất.

Câu chuyện thứ hai về vua Võ Tắc Thiên:
– Khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tịch, Thượng tọa Thần Tú được đức vua Võ Tắc Thiên mời về triều đình làm Quốc sư. Vua Võ Tắc Thiên là người hiểu rất thông Thiền tông học.
Đức vua có hỏi Quốc sư Thần Tú:
– Khi còn sanh tiền, Đức Ngũ Tổ có dạy đạo “Nhất thừa”, vậy Quốc sư hãy nói đạo ý nghĩa đạo “Nhất thừa” cho Trẫm nghe thử?
Ý đức vua Võ Tắc Thiên lấy câu truyện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa về xe trâu trắng mà Đức Phật dạy như sau:
Nhất thừa là cổ xe trâu.
Đổ đi sanh tử, còn đâu luân hồi
Bạch ngưu hiện rõ ra rồi
Luân hồi sinh tử là “Thôi” với mình.
Còn Thiền tông, các vị Tổ sư thiền có dạy:
Thiền tông là “Nhất tự thiền”
Đưa người thanh tịnh về miền quê xưa
“Nhất tự” không dụng sớm trưa
“Buông, Dừng, Thôi, Dứt” quê xưa thấy liền.
Đạo “Một chữ” Quốc sư Thần Tú không biết, nên vua Võ Tắc Thiên hỏi thêm câu thứ hai:
– Nay Trẫm đã già, mắc phải bệnh của người lớn tuổi, trong thiên hạ, nhiều người bảo: Nếu biết uống trà đạo sẽ trị được bệnh thân và bệnh tâm, vậy Quốc sư có thể chỉ cho Trẫm được không?
Câu hỏi đạo “Nhất thừa” Quốc sư Thần Tú không trả lời được, lại bị câu hỏi thứ hai, quốc sư Thần Tú đành thưa với vua Võ Tắc Thiên:
– Về chỗ sâu mầu này, thật tình Thần không hiểu, kính xin Bệ hạ cử người về phương Nam hỏi Lục Tổ Huệ Năng ắt sẽ rõ.
Đức vua, sai ông Tiết Giản về phương Nam hỏi Đức Lục Tổ. Đức Lục Tổ Huệ Năng không giảng dạy mà chỉ đọc có 9 chữ để ông Tiết Giản ghi, đem về trình lên vua Võ Tắc Thiên. Chín chữ ấy như sau:
     – Không trà, không tâm, biết uống là hết bệnh!
Ông Tiết Giản về triều tâu trình lên vua Võ Tắc Thiên. Đọc xong thư, đức vua biết cách uống trà đạo để trị bệnh thân và bệnh tâm, liền xuất khẩu thành bài thơ bốn câu:
     – Tay bưng lấy một tách trà     – Trà vừa vô miệng hết đà bệnh tâm     – Ơn Thầy chỉ dạy rất thâm     – Nhờ vậy, Trẫm thấy bệnh thân không còn.
Bốn câu thơ nói trên, là bốn câu thơ đã nói lên Nhà vua ngộ được lý Thiền tông, chứ không phải tầm thường. Cũng nhờ chín chữ ấy, vua Võ Tắc Thiên đã nhận ra Phật tánh của chính mình và sống với Phật tánh ấy. Nhờ vậy, khi đến 80 tuổi, vua ngồi kiết già rồi thị tịch tự bỏ xác thân mình. Người sống được trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh mới có khả năng này.
Xin nhấn mạnh về chín chữ mà Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy vua Võ Tắc Thiên:
“Không trà, không tâm, biết uống là hết bệnh!”
Đức vua nhận ra chỗ thâm sâu này, tức khắc nhận ra được Phật tánh Thanh tịnh của chính Ngài. Lúc này câu “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, mà trong Bát Nhã Tâm Kinh thường lặp đi lặp lại. Trước kia Nhà vua mờ mịt, nay đã hiện rõ nghĩa chân thật, như dưới ánh sáng ban ngày, đồng nghĩa Nhà vua nhận ra được Phật tánh chân thật của chính Ngài rõ ràng thanh tịnh, không phải là cái tâm lăng xăng của vật lý; còn sự học hỏi của tâm vật lý và xác thân tứ đại của Nhà vua chỉ là của sinh diệt luân hồi. Hai thứ này, Nhà vua biết cách tách rời ra nên tự bỏ xác thân một cách rất dễ dàng và hòa nhập vào Niết bàn Thanh tịnh của Mười Phương Chư Phật.
Khi đức vua ngộ được lý Thiền tông qua chín chữ dạy của Đức Lục Tổ Huệ Năng, đức vua Võ Tắc Thiên có Sắc Chỉ cám ơn Đức Lục Tổ Huệ Năng, với các lời văn kệ như sau:
– Sở dĩ, suốt đời làm vua của Trẫm được trên thuận dưới  hòa, giải quyết được tất cả công việc nước, dù có khó đến đâu, cũng  được vượt qua. Đó là Trẫm nhờ ân đức lớn: Trong nước của Trẫm có vị tu hành đạt đạo. Hôm nay, Trẫm mới biết, người đạt được đạo ấy chính là Thầy. Nhờ lời dạy của Thầy, Trẫm đã nhận ra Bản Lai Diện Mục của chính mình và sống được với Bản Lai Diện Mục ấy. Để đáp lại công ơn trời biển của Thầy, nay Trẫm có Sắc Kệ bốn câu, kính dâng lên Thầy, trước, cám ơn Thầy, sau, là trình kiến giải của Trẫm đã nhận ra được chỗ thâm sâu mà Chư Phật đã dạy, mong Thầy chứng minh”:
Sắc Kệ rằng:
      – Lời dạy của Phật rất cao sâu      — Tỷ đời triệu kiếp con tìm cầu      – Hôm nay nghe được lời Thầy dạy      – Rõ nghĩa Như Lai rất nhiệm mầu!
Đức Lục Tổ nhận và ấn chứng cho vua Võ Tắc Thiên đã triệt ngộ được “Bí mật Thiền tông”. Nên bài Sắc Kệ này được công bố khắp trong nước. Vì vậy, tất cả các chùa trước khi khai kinh tụng đều lấy bài kệ của vua Võ Tắt Thiên tụng để khai kinh.
Sắc Kệ này có 28 chữ, ban đầu các chùa tụng đúng nguyên bản gốc. Dần dần về sau này, tụng lệch đi 6 chữ, nên làm mất đi ý nghĩa chánh của bài kệ khai kinh. Bài kệ của vua Võ Tắc Thiên là trình kiến giải về đạt “Bí mật Thiền tông” và được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” của chính bà.
Còn bài kệ hiện nay các chùa đang tụng để khai kinh, là bài kệ cầu nguyện mong đạt được ý sâu mầu lời của Đức Phật dạy, thật là đáng tiếc!
Bài kệ mà hiện nay đại đa số các chùa thường được đọc tụng để khai kinh như sau:
Hán Văn:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiện nghĩa”
dịch nghĩa Tiếng Việt:
“Phật pháp rộng sâu lại thăm thẳm
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu 
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng, 
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
Vì sao có sự sai lệch này?
Vì người sau này dịch kệ thiền mà họ không giác ngộ “Yếu chỉ Thiển tông” là phải sai! Tất cả kệ thiền hay kinh nói về thiền, ẩn chứa ý sâu mầu trong từng chữ, từng câu, không thể thêm hay bớt một chữ hay một nét nào được! Nếu đem cái tri thức suy ngẫm của học thức mà giải về thiền học, thì chắc chắn phải bị sai!
Người ngộ thiền giống như người trước kia bị mù mà nay được sáng mắt. Còn người dịch kinh hay kệ thiền mà chưa ngộ thiền, giống như người còn đang mù mắt, nương theo cái suy nghĩ của học thức của mình mà dịch kinh hay kệ thì giải làm sao đúng được!
Xin nhấn mạnh thêm:
Người muốn dịch kinh hay kệ thiền, ít nhất người đó phải giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”; chứ không giác ngộ Yếu chỉ Thiền tông mà dịch kinh hay kệ thiền, là phải mang lỗi với người xưa và với người nghiên cứu, tụng hay đọc! Hai lỗi ấy, Đức Phật và các vị Tổ sư Thiền tông không chấp nhận!
Đó là việc của quá khứ!
Còn hiện tại, ở nước Việt Nam chúng ta, nếu vị nào quyết chí tu theo đạo Phật để được giác ngộ và tìm đường giải thoát, thì hãy tìm cho được một vị Thiện tri thức, đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, nhờ vị ấy giúp đỡ thì người tu mới mong thành công được. Còn không tìm được vị này, dù chúng ta có đi nghe người chưa biết Thiền tông học là gì, dù chúng ta có nghe họ giảng 100 năm cũng không khi nào giác ngộ, chứ đừng nói chi giải thoát.
Xin mách người đạt được “Bí mật Thiền tông”:
Người đạt được “Bí mật Thiền tông”, vị này không khi nào đứng trước đông người nói, mà vị này chỉ cần nhìn người đối diện nói chỉ 1 câu, là vị này biết người đối diện có muốn tu giải thoát hay không, tự vị này nói cho người đối diện biết.
PHẬT GIA THIỀN TÔNG VÕ TẮC THIÊN (17/2/624 – 16/2/705). Ảnh: minh họa.

Câu chuyện thứ ba về vua Võ Tắc Thiên:
Còn vào thời vua Võ Tắc Thiên trị vì nước Trung Hoa, khi Nhà vua đạt được “Bí mật Thiền tông” và được danh hiệu là “Phật Gia Thiền tông Võ Tắc Thiên”, Nhà vua có qui định cho những vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo:
“Khi có vị nào muốn cất chùa để truyền bá các pháp môn tu của Đức Phật dạy, phải thực hiện đúng như sau:
– Bất cứ ai muốn cất chùa cũng được, nhưng phải qua sự kiểm tra của những vị có trách nhiệm ở địa phương:
A- Tiền tài vật chất do đâu mà có.
B- Tu theo pháp môn gì của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, phải có văn bản giải thích về pháp môn tu của chính mình.
C- Không được cất chùa để kinh doanh, hay cất chùa làm bình phong để người khác đem tiền của cho mình xài. Chính quyền địa phương phải kiểm soát thật chặt chẽ việc cất chùa này”.
Nhà vua có công văn gởi các địa phương như sau:
– Các ông là chính quyền địa phương, là đại diện cho Trẫm. Trẫm đã hiểu thật rõ các pháp môn tu của Như Lai dạy. Vậy, khi có vị nào muốn cất chùa để tu, các ông phải yêu cầu vị đó phải giải trình về pháp môn của mình tu. Lời giải trình ấy, phải trình lên tự Trẫm xem xét, nếu Trẫm bận, Trẫm nhờ những vị có trách nhiệm trong Giáo hội xem xét giùm. Nếu vị nào cất chùa để tu đúng với các pháp môn tu của Đức Phật dạy, Trẫm sẽ cấp phép xây dựng chùa rất nhanh.
Trẫm cũng lưu ý các địa phương: vị nào cất chùa với các mục đích như dưới đây, các ông phải dẹp bỏ ngay, để không làm ô danh những pháp môn mà Đức Phật dạy nơi thế giới này:
1- Cất chùa để truyền bá mê tín.
2- Cất chùa để làm bình phông, ngồi đó để người khác đem tiền hay vật chất đến cho mình xài.
3- Ông, Bà nào nói mình tu chứng được cái này hay đạt được cái kia, Ông, Bà đó phải tự đi làm mà ăn.
Sự thật, Đức vua Võ Tắc Thiên đưa ra rất nhiều qui định, nhưng chúng tôi chỉ nêu vài qui định căn bản để quý vị độc giả hiểu rõ hơn.
Vì vậy, tất cả các chùa ở nước Trung Hoa thời đó, vị nào tu, dù già hay trẻ đều phải lao động để có thức ăn  để nuôi thân. Đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn còn nghe câu của Thiền sư Bá Trượng dạy: “Một ngày không làm là một ngày không ăn”.
Chính vì những qui định chặt chẽ của Đức vua Võ Tắc Thiên như vậy, nên lợi dụng sau khi nhà vua viên tịch, những kẻ thủ đoạn, những người mê tín, ham danh lợi, địa vị, v.v…, đã tranh thủ sự việc này để vu khống nhà vua Võ Tắc Thiên về tội loạn luân, dâm loạn, vu khống bà không tiếc lời, v.v…
Thế nhưng, cho đến ngày hôm nay, có mấy ai hiểu được sự chân thật như chúng tôi đã đề cập ở trên, về một vị vua lừng danh một thời đã đạt danh hiệu là “Phật Gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên” cao quí và không ai khác, chính bà đã biết tự cắt được dòng điện Âm Dương trong cơ thể, để an nhiên thị tịch và nhập Niết Bàn của Chư Phật ở tuổi 80.
Trích bộ sách về Thiền tông học  – tác giả Nguyễn Nhân.

No comments:

Post a Comment