Wednesday, September 20, 2017

BEHIND THE ...

Chùa Từ Hiếu
(Thảo Am An Dương)
慈孝祖廷 (Từ Hiếu tổ đình)
Tu Hieu Pagoda.jpg
Chính điện chùa Từ Hiếu
(Săc tư Tư Hiêú tư)
Vị trí
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Địa chỉthôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế
Thông tin
Khởi lập1843
Người sáng lậpHoà thượng Nhất Ðịnh

tượng thờ trong Chùa Báo Quốc – Huế
tượng thờ trong Chùa Báo Quốc – Huế
Chùa Báo Quốc tọa lạc Tọa lạc trên đồi Hàm Long, đường Báo Quốc, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Chùa được trụ trì bởi Hòa thượng Thích Đức Thanh
Chùa Báo Quốc còn có tên cũ là chùa Hàm Long và chùa Thiên Thọ. Chùa do Hoà thượng Thích Giác Phong khai sáng vào khoảng thế kỷ thứ XVII (có thể 1687). Hồi đó chùa Báo Quốc còn mang tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự.Thời sơ khởi, ngôi chùa nầy chỉ là một am tự nhỏ, thờ đức Phật Thích Ca cho những người trong địa phương đến lễ bái cúng tế. Mãi đến thế kỷ sau, mới bắt đầu những chương trình trùng tu. Hai bảo tháp cũng được dựng lên.
Năm 1747, khi lên nắm quyền ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đến lễ chùa và ban một tấm biểu sơn son thiếp vàng có khác “Sắc tứ Báo Quốc Tự”; một bên của tấm biểu ghi thêm Quốc Vương từ tế, đạo nhân ngự đề. Năm 1808 đời vua Gia Long, Hiếu Khương Hoàng Hậu đã đứng ra tổ chức việc quyên góp để trùng tu lại ngôi chùa, bảo tháp và la thành, minh đường; nhiều quan lại trong triều đã tham gia trong công trình nầy. Chùa cũng đã được đổi tên ra Thiên Thọ Tự, trích từ một đoạn kinh trong Tứ Thập Nhị Chương.
Đến năm 1824 đời vua Minh Mạng, nhân một cuộc lễ trai đàn chẩn tế do hoàng tộc tổ chức tại ngôi chùa nầy và chính nhà vua đã đề nghị chư vị trụ trì và giám thọ trong chùa đổi lại tên là Báo Quốc.
Vào tháng năm năm 1940, vào thời kỳ chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, trường Cao đẳng Phật Học đầu tiên đã được khai giảng đầu tiên tại chùa Báo Quốc dưới sự chứng minh của Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết. Tháng 8 năm 1948, sau khi Huế hồi cư, Sơn Môn Phật học đường từ chùa Linh Quang cũng đuợc chuyển về chùa Báo Quốc cho tiện việc tập trung giáo dục trên một quy mô rộng lớn hơn.
Nơi đây đã tổ chức nhiều lớp Trung cấp và Cao cấp Phật Học đào tạo nhiều tăng tài. Trong thời kỳ nầy ngươi có công trong việc tổ chức và điều hành là Hoà Thượng Thích Trí Thủ. Ngài cũng là Giám đốc Phật Học Đường Báo quốc. Về sau, Ngài vào Nha Trang và tổ chức Phật Học Đường cho những tỉnh miền Nam Trung Phần. Báo Quốc trong giai đoạn này trở thành một trung tâm đào tạo Phật Giáo nổi tiếng.
Chùa xây theo hình chữ khẩu vuông vức và những thành phần ôm chặt vào nhau. Đường lên chùa phải ngang qua nhiều bậc tam cấp khá quanh co và khó khăn. Ngay giữa sân chùa có trồng nhiều loại cây kiểng và phong lan, hoa thơm bốn mùa; đây là một cảnh quan u tịch và trang nghiêm nhặt trong hệ thống chùa chiền cố đô Huế. Diện tích toàn thể của chùa chừng hai mẫu tây, trước do triều đình cấp phát. Trong khuôn viên của chùa có nhiều tháp và mộ thờ những tổ sư ở ngôi chùa lịch sử nầy.
Trong số ba ngôi mộ ở cạnh chùa về phía Nam, mới xây cất trong những năm gần lại đây, thì ngôi mộ giữa là thờ tổ, một bên thờ Hoà thượng Thích Trí Thủ; còn bên kia thờ Hoà thượng Thích Thanh Trí là hai vị có công nhất trong việc tu bổ, tổ chức giáo dục trong chùa và hoạt động xã hội mấy chục năm qua.
Phía bắc chùa có giếng Hàm Long. Như tên gọi của giếng nầy, nước giếng trong veo quanh năm, dưới giếng có tảng đá lớn hình thù giống như đầu con rồng. Chiều sâu của giếng chừng 4,5 thước.
Theo lời truyền tụng trong nhân gian thì nước giếng Hàm Long rất quý; ngày trước, những triều vua Nguyễn sai người đến múc nước giếng về dùng trong hoàng thành, nên cấm dân chúng dùng đến, cho nên gọi là “Giếng Cấm”. Trong chùa còn lưu lại nhiều tài liệu lịch sử liên quan đến các chặng đường xây dựng.
Những liễn đối, biểu từ, hoành phi có từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1737-1765), những chứng liệu của những vị cao tăng đắc đạo qua nhiều thế hệ, các Hòa thượng từ Trung Hoa sang truyền đạo. Ngoài ra cũng cần nhắc đến một đại hồng chung được đúc từ đời vua Gia Long năm thứ 7 (1808).
Linh vị của Đức Hiếu Khương Hoàng Hậu cũng được thờ chính thức tại ngôi chùa lịch sử nầy. Vào thời nhà Nguyễn Tây Sơn đem quân ra vùng Thuận Hoá, đã dùng khu đất trong chu vi chùa Báo Quốc gần Phường Đúc để chứa diêm tiêu dùng trong việc đúc súng đạn trên con đường bắc tiến.
Báo Quốc là một ngôi chùa cổ ở vị trí trung tâm thành phố, được nhiều người biết đến, nên rất tiện cho sinh hoạt du lịch. Từ nhiều năm nay, chùa Báo Quốc rất đông đảo bạn bè, du khách gần xa lui tới thăm viếng.
https://taman.tv/chua-bao-quoc-hue/
***

PHẬT HỌC ĐƯỜNG NAM VIỆT

Chùa "An Quang"

Phật học đường Phật Quang được khai giảng trở lại từ 1946 tại quận Trà Ôn tỉnh Trà Vinh do thiền sư Thiện Hoa chủ trì. Phật học đường này ngoài những lớp cho tăng sinh còn mở những lớp cho ni sinh. Cư sĩ Trương Hoằng Lâu ở quận Cầu Kè là một trong những người hoạt động nhất để ủng hộ tài chính cho Phật học đường này. Cũng năm đó Phật học đường Liên Hải ở Chợ Lớn cũng được khai giảng, do các thiền sư Trí Tịnh và Quảng Minh chủ giảng. Sau đó ít tháng, một Phật học đường khác tên là Mai Sơn được thiền sư Huyền Dung khai giảng, và ít lâu sau, được dời về chùa Sùng Đức ở Chợ Lớn. Như chúng ta đã biết, các Phật học đường nói trên sau này được thống nhất lại với Phật học đường Ứng Quang tại Sài Gòn để trở thành Phật học Đường Nam Việt. Chùa Ứng Quang mà sau này danh xưng đổi lại thành Ấn Quang là do thiền sư Trí Hữu sáng lập. Thiền sư Trí Hữu quê tại xã Hòa Vang, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian du hóa tại miền Nam ông từng cư trú tại chùa Hưng Long và chùa Hưng Đạo, cả hai đều do thiền sư Bảo Đảnh trú trì. Sau mùa an cư năm 1949 tại chùa Hưng Đạo ở Vườn Bà Lớn, ông tới dựng tích trượng ở một khoảnh đất trống trên đường Lorgéril thuộc khu Vườn Lài, và lập một am tranh lấy tên là Trí Tuệ Am. Sau khi làm được một chính điện và một tăng xá, tất cả đều bằng tranh và tre, ông gọi am là chùa Ứng Quang, và mở tại đây một lớp giảng kinh cho tăng sinh cho tăng sinh trẻ tuổi tại các chùa lân cận. Chùa Ứng Quang trở thành một Phật học đường nhỏ. Với sự cộng tác của các thiền sư Nhật Liên và Thiện Hòa.. Phật học đường Ứng Quang xây dựng thêm nhiều lớp học và tăng xá. Cácthiền sư Trí Hữu, Nhật Liên và Thiện Hòa bắt đầu bắt đầu liên lạc với các Phật học đường Liên Hải và Sùng Đức. Sau nhiều buổi họp mặt tại các chùa Sùng Đức và Ứng Quang, những người lãnh đạo ba Phật học đường đồng ý thống nhất các cơ sở lại và thành lập Phật học đường Nam Việt, đặt tại chùa Ứng Quang. Thiền sư Nhật Liên có thể được gọi là nhân vật quan trọng nhất trong công tác vận động thống nhất các Phật học đường tại Nam Việt. Chính ông đã đề nghị đổi danh xưng Ứng Quang thành Ấn Quang. Ông lại là người vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và đã đảm phụ trách vụ tổng thư ký của Giáo Hội này trong những niên khóa đầu.
Phật học đường Nam Việt thành lập 1950; công cuộc xây dựng cơ sở bằng vật liệu nặng được tiến hành rất mau chóng. Phật điện, giảng đường và tăng xá được xây dựng ngay trong khi các lớp học đang được diễn tiến. Trong vòng chưa đầy hai năm, Phật học đường Nam Việt đã trở thành trung tâm Phật giáo có uy tín nhất ở miền Nam. Chùa Ấn Quang bắt đầu đi vào lịch sử.
Năm 1953, Phật học đường Phật Quang ở Trà Ôn gia nhập Phật học đường Nam Việt, và thiền sư Thiện Hoa được mời về chùa Ấn Quang. Học tăng từ Phật Quang cũng ghi tên vào Phật học đường Nam Việt.

http://www.tuvienquangduc.com.au/lichsu/17vnpgsuluan3-32.html
 ***

Tháng 9 năm 1965, Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội chính thức thành một phân khoa Xã Hội của Viện Đại Học Vạn Hạnh, khai giảng tại chùa Từ Nghiêm với ba trăm sinh viên đầu tiên. Trước đó TNPSXH chỉ có nội dung (là kinh nghiệm hai năm làm Làng Tình Thương hoa tiêu) nhưng chưa có hình thức cơ sở vật chất. Thầy phải mượn giảng đường chùa Từ Nghiêm làm lớp học chính, một phòng nhỏ ở chùa Từ Nghiêm làm văn phòng ghi danh và tiếp khách. Chùa Từ Nghiêm mới xây xong, có vẻ bề thế uy nghi. Chỉ cần để ở góc trái mấy chữ viết tắt TNPSXH là đủ mát mắt rồi. Các xuất sĩ nam thì ở chùa Trúc Lâm Gò Vấp với thầy Đồng Bổn, các nam cư sĩ thì ở cư xá tạm Đại Học Vạn Hạnh (các lớp học của Đại Học Vạn Hạnh vẫn ở nhờ chùa Pháp Hội, Viện Đại Học mới xin được khu đất sát cầu Trương Minh Giảng chưa xây, chỉ mới có cư xá tạm là dãy nhà ba căn mà nam cư sĩ TNPSXH mượn ở tạm). Quý sư cô và nữ cư sĩ tác viên TNPSXH thì ở nhờ chùa của ni sư Giác Nhẫn ở Huệ Lâm Quận 8. Thầy xin được một chiếc xe Renault Mini Van. Sáng nào từ tinh sương bác tài xế cũng đã phải đón quý sư cô và nữ cư sĩ trước từ Quận 8 tới Từ Nghiêm. Sau đó đi Trúc Lâm Gò Vấp để rước quý thầy. Còn nam cư sĩ thì đạp xe tới Chùa Từ Nghiêm mà học. Nghèo thế mà vui vô cùng. Thầy nuôi anh chị em bằng lý tưởng nên tuy sống nghèo và cực mà ai cũng hạnh phúc. Thỉnh thoảng thầy mời nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vào hát với anh em sinh viên. Nhạc sĩ Phạm Duy vào trình bày 10 Bài Tâm Ca tuyệt vời. Hồi này Trịnh Công Sơn chưa ai biết đến, có lẽ vì còn ở Huế. Có thể Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội là nguồn cảm hứng cho Phạm Duy thời đó và Phạm Duy cũng là nguồn cảm hứng của anh em. Nhưng sau đó anh Phạm Duy đi hát cho Bộ Xây Dựng Nông Thôn của chính quyền miền Nam nên chúng tôi không dám mời đến nữa vì sợ đi vào nông thôn “xôi đậu” có thể bị khó khăn với phía bên kia.
Anh em ưa hát nhất là những bài:
Kẻ thù ta đâu có phải là người
giết người đi thì ta ở với ai?
Kẻ thù ta tên nó là gian dối 
Tên nó là hờn căm, tên nó là lòng tham, tên nó là tị hiềm
Tên nó là một lũ ghét ghen
Thế thì kẻ thù ta đâu có phải người ngoài
Nó nằm đây nằm nơi ở mỗi ai.
hay bài Tâm Ca số 5 Để Lại Cho Em. Nghe tới đâu chúng tôi chảy nước mắt đến đó. Bài Ngồi Gần Nhau, tình huynh đệ đẹp quá. Rồi bài Giọt Mưa Trên Lá rất là mượt mà, bài Một Cành Củi Khô rất là thiền.
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/tap-truyen/con-duong-mo-rong/chuong-8-chua-la-va-truong-thanh-nien-phung-su-xa-hoi
***

Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan, Phan 1/2- Chùa Vĩnh Nghiêm

Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan- Phan 2/2 -Chùa Vĩnh Nghiêm


***

Vấn Đáp Tại Tu Viện Bát Nhã Ngày 03-03-2007 - Thầy Thích Nhất Hạnh thuyết pháp

***





No comments:

Post a Comment