shared http://www.thienlybuutoa.org/CacMonChay.htm
***
- Ba toa thuốc của Ðạo Trưởng Thiện Trung (Người gởi: Thiện Trung, CA, USA)
- Toa thuốc Thiên thời (Biển-Thước Thần-Y giáng cơ tháng 4 năm Bính Dần 1946)
- Phương thuốc trị bịnh trĩ ngoại và trĩ nội (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Phương thuốc trị bịnh ung thư Gan (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Phương thuốc trị bịnh ung thư Dạ Dày (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Phương thuốc trị bịnh ung thư Tử Cung (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Phương thuốc trị bịnh Tiểu Ðường (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Phương thuốc trị chứng Áp Huyết Cao (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Phương thuốc trị chứng Táo Bón (Hoa Ðà Tiên Ông giáng cơ ban cho trong "Diệu Phương Cứu Ðời")
- Tám thực đơn như phương thuốc (Hoa Ðà Tiên Ông)
8 THỰC ÐƠN NHƯ PHƯƠNG THUỐC
HOA-ÐÀ TIÊN-ÔNG (*)
Nhiều loại rau cải và ngũ cốc nếu biết phối hợp lại mà dùng có thể trị bịnh. Phép chửa bịnh như vậy vừa đơn giản vừa ngon miệng.
1) Nấm hương xào bông cải. Dùng dầu phọng để xào. Món ăn và là phương thuốc này ăn vào buổi tối có thể trị chứng đau lưng, nhức vai và bạch đới của người phụ nữ.
2) Ðậu nành (ngâm cho mềm), nấm hương, cải nồi và rau thơm xào với dầu phọng có thể trị chứng yếu tim. Nên dùng vào giờ trưa thì công hiệu nhiều hơn.
3) Mè đen, nấm hương, đậu hủ, cải pó xoi xào với dầu phọng, trị được chứng áp huyết cao. Nên dùng vào buổi trưa thì công hiệu nhiều hơn.
4) Nấm hương, măng tre, cải trắng, đậu lima, kim châm xào với dầu phọng, trị được chứng yếu tim, tay chân bải oải. Món ăn này nên dùng vào buổi tối thì công lực mạnh hơn.
5) Nấm hương, đậu Hòa Lan, kim châm, đậu hủ, cà tomate 1 trái, xào với dầu phọng. Phương thuốc này trị bịnh táo bón rất hay. Nên dùng vào buổi trưa thì hiệu lực mạnh hơn.
6) Nấm hương, măng tây, mè đen, rau thơm, kim châm, xào với dầu phọng. Trị chứng phong thấp. Nên dùng vào buổi trưa ngày trời mưa thì có công hiệu đặc biệt.
7) Nấm hương, cà rốt, rau thơm, một chút mộc nhĩ loại trắng, đậu nành, xào với dầu phọng, có tác dụng bổ óc (nếu dùng buổi trưa) và bổ, lọc máu (nếu dùng buổi tối).
8) Nấm hương, kim châm, khổ qua, đậu phọng, mè đen, năm thứ này xào với dầu phọng. Phương thuốc này trị chứng trúng gió cảm mạo. Dùng vào mùa Hè và buổi trưa mới có công hiệu.
Chỉ cần 10 hột đậu phọng, 20 hột mè là đủ, còn mấy thứ khác thì nhiều ít tùy ý.
Lời dặn chung:
Nấm hương dùng cho các phương thuốc trên đây ít nhứt phải dùng đến 5 tai nấm, xắt sợi. Mè thì đừng nhiều quá. Số lượng kim châm trong các phương thuốc trên đây từ 10 đến 20 cọng là đủ. Còn các thứ khác thì phân lượng tùy ý.
Chú thích:
(*) Phương thuốc giản dị này do Ðức HOA-ÐÀ TIÊN-ÔNG giáng cơ tại Thánh Hiền Ðường Ðài Loan ban cho, đã được chuyển dịch qua tiếng Việt và đăng trong cuốn "Diệu Phương Cứu Ðời hay Phép Trị Liệu Bằng Rau Quả".
- Phương thuốc trị bịnh ung thư Cuống Họng (Hoa Ðà Tiên Ông)
- Mười phương thuốc bằng trái cây (Diêu-Trì Kim-Mẫu)
PHƯƠNG THUỐC BẰNG TRÁI CÂY
DO ÐỨC MẸ DIÊU-TRÌ KIM-MẪU BAN TẶNG
DIÊU-TRÌ KIM-MẪU (*)
1) TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh:
a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.
b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.
2) LONG NHÃN: có thể trị nhiều chứng bịnh:
a.- Buổi sáng, 11 giờ, ăn 10 trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.
b.- Buổi trưa, sau khi dùng cơm, ăn 20 trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoãi.
c.- Buổi chiều, khoảng 4 giờ, ăn 30 trái long nhãn trị chứng bịnh thiếu máu (bần huyết).
d.- Buổi tối, khoảng 7 giờ, ăn 40 trái long nhãn, có thể trị được chứng thiếu máu trầm trọng (không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).
3) TRÁI VẢI: trị được 11 chứng bịnh:
a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 10 trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu mỏi mắt.
b.- Buổi trưa, sau bữa cơm 12 giờ rưởi, ăn 8 trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, dùng 8 trái vải trị bịnh áp huyết cao.
d.- Buổi chiều, 5 giờ, dùng 8 trái vải trị chứng tứ chi bải hoải.
e.- Buổi tối, 8 giờ, dùng 8 trái vải, giải trừ được sự mệt mỏi trong ngày.
4) QUẢ TÁO (APPLE): trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn nên có thể trị được hỏa khí:
a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 1 quả, trị chứng gan nóng (hỏa can).
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở vị tạng.
c.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở ruột già.
5) DƯA HẤU: trị chứng cảm mạo vào mùa Hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể tháo gia.
a.- Sau khi ăn cơm trưa, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo trị chứng đau cuống họng.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu nhỏ thoa với mật ong trị được bịnh cao máu (trẻ em không được dùng phương này).
d.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.
e.- Buổi tối, 8 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bịnh ăn uống không tiêu.
f.- Buổi tối, 10 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng nhức răng, đau cuống họng.
6) ÐU ÐỦ: có thể trị được 13 thứ bịnh:
a.- Buổi sáng, 8 giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm 4 miếng)
b.- 9 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ để thanh lọc máu.
c.- 10 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
d.- 11 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
e.- 1 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
f.- 2 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.
g.- 3 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
h.- 4 giờ chiều, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.
i.- 5 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị bịnh tiểu đường.
j.- 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
k.- 8 giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ, thanh lọc máu.
l.- 9 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
m.- 10 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.
7) DƯA LEO: trị chứng cảm mạo vào mùa Hè:
a.- Khoảng 11 giờ sáng, ăn 1 trái.
b.- Khoảng 4 giờ chiều, ăn 1 trái.
c.- Khoảng 10 giờ tối, ăn tiếp thêm 1 trái nữa, sẽ thấy công hiệu ngay.
8) TRÁI KHẾ: trị bịnh ho.
Vào đầu mùa Hè, ăn khế cần chú ý:
- Khi trời mưa, không nên ăn khế.
- Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.
- Khi trời trở mát, ăn khế phải thoa muối.
- Khi thời tiết không nóng không lạnh thì khỏi cần phải thoa thứ gì cả khi ăn khế.
9) TRÁI ÐÀO: vào mùa Hè, trước khi đi ngủ ăn 1 trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.
10) TRÁI LỰU: trị được 6 chứng bịnh:
a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.
Chú thích:
(*) Phương thuốc giản dị này do Ðức DIÊU-TRÌ KIM-MẪU giáng cơ tại Thánh Hiền Ðường Ðài Loan ban cho, đã được chuyển dịch qua tiếng Việt và đăng trong cuốn "Diệu Phương Cứu Ðời hay Phép Trị Liệu Bằng Rau Quả".
- Phương thuốc trị bịnh Phong Thấp (Hoa Ðà Tiên Ông)
- Phương thuốc trị bịnh Chai Gan (Hoa Ðà Tiên Ông)
- Phương thuốc trị bịnh Sưng Dạ Dày (Hoa Ðà Tiên Ông)
- Phương thuốc trị chứng Ðau Dạ Dày (Hoa Ðà Tiên Ông)
- Phương thuốc trị chứng Dạ Dày Xuất Huyết (Hoa Ðà Tiên Ông)
No comments:
Post a Comment