Vãng Sanh Cực Lạc Đã 4 Năm Quay Lại Ta Bà Hướng Dẫn Cách Niệm Phật
Đức Phật A Di Đà có 12 hiệu riêng :
1. Vô Lượng Quang Như Lai
2 Vô Biên Quang Như Lai
3. Vô Ngại Quang Như Lai
4. Vô Đối Quang Như Lai
5. Diệm Vương Quang Như Lai
6. Thanh Tịnh Quang Như Lai
7. Hoan Hỷ Quang Như Lai
8. Trí Huệ Quang Như Lai
9. Nan Tư Quang Như Lai
10. Bất Đoạn Quang Như Lai
11. Vô Xứng Quang Như Lai
12. Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai
Nhân dân Cực Lạc, mỗi sáng sớm, đem bông báu tươi đẹp cúng dường Bổn Phật (A Di Đà) và vô lượng chư Phật ở thế giới khác, nếu muốn cúng dường hoa hương, kỹ nhạc, hoặc muốn cúng dường y phục, bảo cái, tràng phan v.v... đương lúc ở trước chư Phật nơi thế giới khác, do oai thần nguyện lực của Bổn Phật A Di Đà, đồ cúng dường quý đẹp đúng theo ý muốn, liền hiện trên không nhóm lại như mây, rồi uyển chuyển nhẹ nhàng rơi xuống đạo tràng thành cúng dường. Lại còn dùng âm thanh vi diệu ca tụng công đức của chư Phật, kính nghe Kinh pháp của chư Phật dạy. Cúng dường nghe pháp xong, bỗng nhiên nhẹ nhàng bay về, đến bổn quốc (Cực Lạc) vẫn còn trước giờ ăn.
Người Cực Lạc, sau khi dùng bữa xong đi kinh hành tư duy diệu pháp, hoặc niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Người Cực Lạc, sau khi tắm nơi bảo trì, rồi ngồi trên hoa sen báu tu tập Đạo pháp.
Nơi Cực Lạc thế giới, người thời ở trên hư không mà giảng Kinh, người thời tụng Kinh, người thời tự thuyết Kinh, người thời dạy Kinh, người thời nghe Kinh, người thời tư duy diệu nghĩa, người thời tọa thiền nhập định, người thời đi kinh hành v.v...
Hoặc có những người ở trên bảo địa mà giảng Kinh, tụng Kinh, thuyết Kinh, dạy Kinh, nghe Kinh hay là tư duy diệu pháp, tọa thiền nhập định cùng đi kinh hành v.v...
Do sự hành đạo này, người chưa chứng tứ quả thời chứng tứ quả, người chưa nhập bất thoái địa thời chứng nhập bậc bất thoái...
1.- Thường được thấy Phật, được nguyện lực của Phật nhiếp trì. Như ở trên tàu to, không bị sóng nhồi nước đắm,
2.- Quang minh của Phật thường chiếu đến thân, làm cho Bồ-đề tâm tăng tấn. Như được ánh sáng mặt trời, khỏi sa hầm sụp hố.
3.- Thường gần gũi Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, chư đại Bồ Tát, được Bồ Tát dắt dìu gia hộ, mọi người ở quanh mình đều thuần là bậc thượng thiện không tà sư ác hữu. Như gần đèn được sáng.
4.- Nước, chim, cây, lưới, gió, nhạc, quang minh v.v... đều luôn diễn nói pháp mầu. Tai nghe tiếng pháp thời tâm liềnthanh tịnh.
5.- Đồ ăn thức uống, nước tắm rửa đều làm thêm lớn thiện căn.
6.- Tâm ý trọn không kiến chấp vọng duyên, không ác niệm phiền não, chánh niệm thường hiện tiền.
7.- Thân thể lại là kim cương bất hoại. Không già yếu, không tật bệnh, sống lâu vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp. Không bị già bệnh làm trở ngại công phu. Khỏi phải vô thường làm gián đoạn đạo hạnh.
Hỏi : Làm thế nào để đặng không rời chư Phật ?
Đáp : Chúng sanh đều có tội nghiệp nhân duyên trong vô lượng kiếp, dầu thực hành phước đức mà trí huệ cạn cợt, dầutu hành trí huệ mà phước đức kém mỏng. Bồ Tát cầu Phật đạo phải thực hành Sanh nhẫn và Pháp nhẫn. Vì thực hànhSanh nhẫn mà đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi, nên diệt được vô lượng tội chướng, tăng trưởng vô lượngphước đức. Vì thực hành Pháp nhẫn phá vô minh, nên đặng vô lượng trí huệ. Đủ cả hai hạnh Sanh nhẫn và Pháp nhẫnthời được đời đời không rời chư Phật.
Lại nữa, vì Bồ Tát thường thích niệm Phật nên đời đời luôn luôn gặp chư Phật.
Ví như chúng sanh nào lòng dâm quá nặng thời sẽ thọ thân dâm điểu (se sẻ, vịt, v.v...). Chúng sanh nào tâm sân hậnquá trọng thời sẽ sanh vào các loại độc trùng (rắn, rết, v.v...)
VIII- GIÁC MINH DIỆU HẠNH BỒ TÁT
Trích ở bộ : “Tây Phương Xát Chỉ”
Nhà Minh, năm Sùng Trinh thứ 16, Bồ Tát giáng thần ở Ngô Môn. Nhà Thanh, năm Thuận Trị thứ tư, Bồ Tát ứng cơthuyết pháp dạy truyền Pháp môn Tịnh độ.
Ngài dạy rằng : Pháp yếu của chư Phật rất vi diệu bí mật không thể nghĩ bàn. Vì không thể nghĩ bàn nên không ai diễn nói hết cả được.
Đức Bổn Sư Mâu Ni Phật thương xót chúng sanh mà nói chỗ chẳng có thể nói, để dạy dỗ dắt dìu trong đời nay và đời sau.
Đức Phật lại dùng phương tiện đặc biệt hiển bày cõi Cực Lạc, bảo người phát nguyện vãng sanh hầu thoát khỏi luân hồimột cách mau tắt.
Do đại nguyện lực của Đức Phật A Di Đà nhiếp thọ mọi loài, nên hễ ai nghe danh hiệu A Di Đà Phật mà siêng thọ trì thờiquyết định được vãng sanh Tịnh Độ.
Nếu người nào dũng mãnh tinh tấn chuyên niệm tâm thường nhứt, thời thành tựu “Niệm Phật Tam muội” hiện tiền cũng được thấy Đức Phật A Di Đà.
Ngày nay ta theo đúng như lời Đức Phật đã dạy mà giảng dạy môn Tịnh độ. Ta nghĩ vì các người mê mờ nên chỉ thiệtcon đường chơn chánh. Đây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, các người phải gắng trân trọng. Cực Lạc đường xa mười muôn ức, một niệm tin chắc thời chính là đấy.
Ngài lại dạy : Pháp môn Tịnh độ đây thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắt nhứt của mọi loài.
Nay các người dầu cũng cầu vãng sanh mà tâm lại không thiết, thời cũng như người vào biển mà không được bảo châu, luống nhọc vô ích. Để ta thuật việc đời trước của ta cho các người rõ :
Nhà Tấn, thời vua Minh Đế, ta là một gã nghèo cùng. Vì thiếu hụt khốn khổ quá, nên sau khi ta được biết Pháp mônTịnh độ, ta bèn lập nguyện lớn như vầy : “Vì đời trước tôi gây tạo nghiệp ác nên nay mang lấy quả báo khổ sở này. Nếu bây giờ tôi không được thấy Đức Phật A Di Đà sanh về Cực Lạc hầu thành tựu tất cả công đức, thời dầu cho thân này chết rã tôi cũng quyết không ngơi nghỉ”. Thề nguyện xong, ta chuyên cần nhớ Phật niệm Phật luôn đêm ngày. Đến ngày thứ bảy, tâm trí ta bỗng khai thông, thấy Đức Phật A Di Đà tướng hảo quang minh chiếu sáng mười phương, Đức Phậtđưa tay vàng xoa đầu ta mà thọ ký. Năm 75 tuổi, ta ngồi kiết già niệm Phật mà bỏ thân. Được Phật và Thánh chúngrước về Cực Lạc. Nhưng vì bổn nguyện độ sanh nặng nơi lòng, nên ta trở lại cõi trược này, tùy thời theo cơ mà hiện thân giáo hóa. Có lúc ta làm thầy Tỳ kheo, nhà cư sĩ. Có khi ta làm vua, làm quan. Lắm lúc ta làm người nữ hay gã ăn mày, v.v... Dùng các phương tiện hoặc ẩn hoặc hiển, hoặc thuận hoặc nghịch mà dìu dắt mọi người vào Chánh pháp.
Đến nay, ta lại vì các người mà chỉ dạy môn Tịnh độ. Các người phải nhứt ý nhứt tâm bền tu pháp môn này quyết sẽ được lợi ích lớn. Nếu các người tinh tấn bền chí nhứt tâm, thời không đợi gì đời sau mới được gần Phật, mà hiện tiềnđây cũng được thấy Phật.
Ngài nói kệ :
Ít nói một câu chuyện
Nhiều niệm một câu Phật
Đánh chết được vọng niệm
Pháp thân người hiển lộ.
Có người bạch hỏi : Niệm Phật mà không được nhứt tâm thời làm thế nào ?
Ngài dạy : Ông phải dứt tưởng dừng lo, rồi chậm chậm mà niệm. Phải làm sao cho tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Niệm như vậy lâu lâu thời các vọng niệm tự đứng lặng, tâm cảnh tuyệt chiếu chứng nhập “niệm Phật Tam muội”. Nhưng hằng ngày cần phải niệm cho thường, từ nghìn đến muôn, tâm đừng gián đoạn thời rất dễ thuần thục. Nếu cố ép tâm cho nhứt, thời trọn không thể nhứt được.
...
Phải dè dặt đừng có vừa thực hành đặng nửa năm hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã có công tu hành. Phải biết rằng quan niệm tự đắc ấy, chính là chỗ chướng đạo. Rất phải cẩn thận ! Mặc dầu có gắng sức công phu, nhưng nếu niệm lực chưa vững như núi đồng, chắc như vách sắt, xô không ngã, lay không động, thời vẫn chưa phải đã thành nhứt phiến đâu. Chớ có mới vừa được đôi chút đắc lực bèn dừng tay, mà thành lỗi “bán đồ nhi phế”, có khi rồi phải hỏng cả công phu trước, đây là chứng bệnh lớn của các nhà tu hành, cần phải biết. Nên hiểu rằng : Phật pháp như biển cả càng vào càng sâu, không phải đôi chút tri kiến mà thấu hết được. Phải gia công tu tập trọn đời, đi mãi đến nguồn đến đáy làm mục đích, không nên có quan niệm xem thường.
Bồ Tát dạy : Tâm vốn vô niệm. Niệm theo tư tưởng mà sanh. Vì tư tưởng là thứ hư vọng nên lưu chuyển sanh tử.
Ông nên nhận biết : một câu A Di Đà Phật đây, chẳng phải từ tư tưởng sanh, chẳng phải do ức niệm mà có, không phải ở trong, không phải ở ngoài, không có tướng mạo. Đó chính là bặt hết các vọng tưởng, cùng với chân thân vi diệu thanh tịnh của Như Lai không phải đồng, không phải khác, không thể phân biệt là đồng là khác. Niệm Phật như vậy, thời phiền não trần lao không đoạn dứt mà cũng không hệ phược, duy là nhứt tâm thôi. Được nhứt tâm rồi mới phải là “chấp trì danh hiệu”, mới được gọi là “nhứt tâm bất loạn”. Đến đây thời tịnh nghiệp thành công, thẳng lên bậc “Thượng phẩm”.
Trước hết ông nên phát đại nguyện : “Nguyện sanh Cực Lạc thế giới”. Rồi chí thành tha thiết xưng niệm A Di Đà Phật. Tiếng niệm phải duyên theo tâm, tâm niệm phải duyên theo tiếng. Tiếng và tâm phải khắn chặt vào nhau, như mèo vồ chuột. Niệm Phật như vậy được lâu lâu không xao lãng, thời sẽ chứng nhập “Chánh ức niệm Tam muội”. Chứng Tam muội rồi, nếu muốn tiến thêm lên, thời nên tham phỏng với các bậc cao minh đại tri thức để được tự ngộ diệu lý “Tức Tâm Thị Phật”.
“Chuyên” thời không quản đến một việc nào khác.
“Cần” thời không bỏ phí một phút một giây.
Từ nay, mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, ông tụng một quyển Kinh A Di Đà, niệm hiệu Phật một nghìn câu, rồi lạy Phật hồi hướng với bài văn “Nhứt tâm quy mạng”, vì bài văn này lời gọn mà đủ ý. Nếu lạy Phật được một trăm lạy càng tốt. Đây là khóa tụng niệm một thời.
SÁM NHỨT TÂM
Nhứt tâm quy mạng,
Cực Lạc Thế giới A Di Đà Phật,
Nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã,
Từ thệ nhiếp ngã.
Ngã kim chánh niệm,
Xưng Như Lai danh,
Vị Bồ-đề đạo,
Cầu sanh Tịnh Độ.
Phật tích bổn thệ:
Nhược hữu chúng sanh,
Dục sanh ngã quốc,
Chí tâm tín nhạo,
Xưng ngã danh hiệu,
Nãi chí thập niệm,
Nhược bất sanh giả,
Bất thủ Chánh giác.
Dĩ thử niệm Phật nhân duyên,
Đắc nhập Như Lai.
Đại thệ hải trung,
Thừa Phật từ lực,
Chúng tội tiêu diệt,
Thiện căn tang trưởng,
Nhược lâm dục mạng chung,
Dự tri thời chí,
Thân vô bệnh khổ,
Tâm bất tham luyến,
Ý bất điên đảo,
Như nh
ập thi
ền đ
ịnh.
Ph
ật c
ập Thánh chúng,
Th
ủ ch
ấp kim đài,
Lai nghinh ti
ếp ngã,
Ư nh
ứt ni
ệm kho
ảnh,
Sanh C
ực L
ạc qu
ốc,
Hoa khai ki
ến Ph
ật,
T
ức văn Ph
ật th
ừa,
Đ
ốn khai Ph
ật hu
ệ
,
Q
u
ảng đ
ộ chúng sanh,
Mãn B
ồ
-
đ
ề nguy
ệ
n
,
Qu
ảng đ
ại chúng sanh,
Mãn B
ồ
-
đ
ề nguy
ện.
http://www.vanthaphienminh.org/images/KinhSach/SamNhutTam.pdf
B 1 - CHƯ SƯ NI
I - HUỆ MỘC
Sư Ni Huệ Mộc họ Phó, năm 11 tuổi xuất gia ở chùa tại Tương Quận. Mỗi ngày cô tụng Kinh Đại Phẩm Bát Nhã, thường thấy hiện rất nhiều sự linh dị, Ni cô từng mơ đến Tây phương, thấy trong ao báu có nhiều hoa sen đẹp sáng chói, những người vãng sanh đều ngồi trên hoa. Ít lúc sau cô thỉnh thầy thọ giới Cụ túc. Lúc đương ở giới đàn, cô bỗng thấy trời đấtbiến thành màu huỳnh kim.
Một hôm, cô cùng chúng lễ A Di Đà Phật, cô mọp nơi đất rất lâu không trỗi dậy. Người đứng gần đạp cô mà hỏi. Cô đáp : “Đương lúc mọp lạy, tự thấy mình đến Cực Lạc thế giới, Đức Phật giảng Tiểu Phẩm Bát Nhã cho tôi nghe, vừa nghe được bốn quyển thời bị đạp mà tỉnh dậy. Tôi lấy làm tiếc quá !”.
Năm Nguyên Gia thứ 14, triều Lưu Tống. Sư Ni Huệ Mộc vãng sanh có nhiều điềm tốt, thọ 69 tuổi.
Trích ở bộ Pháp Uyển Châu Lâm
II - PHÁP THẠNH
Ni Sư Pháp Thạnh họ Nhiếp, người Thanh Hà. Năm 70 tuổi xuất gia tại chùa Kiến Phước ở Kim Lăng. Cô bẩm tánh rấtthông minh, từng nói với các pháp hữu Đàm Kỉnh, Đàm Ái rằng : “Tôi lập thân hành đạo, chỉ quyết về Tây phương Cực Lạc thế giới mà thôi”.
Năm Nguyên Gia thứ 16, ngày 27 tháng Chín, Ni cô đến dưới tháp lễ Phật, chiều ngày ấy nhuốm bệnh. Đến đêm 30 tháng Chín, cả chùa trong ngoài bỗng sáng rực như ban ngày. Ni cô bảo : “Đó là Đức A Di Đà Phật cùng Quan Thế Âmvà Đại Thế Chí đến, nên sáng như vậy…” Dứt lời Ni cô yên lặng. Chúng lại gần xem, thì ra cô đã đi rồi. Thọ 72 tuổi, côxuất gia mới được 2 năm.
Trích ở bộ Tỳ Kheo Ni Truyện
III - TỊNH CHƠN
Sư Ni Tịnh Chơn người thời nhà Đường, ở chùa Tích Thiện tại Trường An, nạp y không rời thân, luôn đi khất thực. Trọn đời cô tụng Kinh Kim Cang được mười vạn quyển. Hằng ngày cô rất siêng niệm Phật. Một hôm cô bảo các đệ tử rằng : “Trong năm tháng gần đây, tôi mười lần thấy Phật, hai lần thấy Thiên đồng chơi giỡn trên hoa sen báu. Tôi được vãng sanh bậc Thượng phẩm”. Nói xong, cô ngồi kiết già chắp tay mà tịch. Lúc ấy ánh sáng đẹp mát tỏa sáng cả chùa rất lâu mới ẩn.
Trích ở bộ Phật Tổ Thống Kỷ
IV - PHÁP TẠNG
Sư Ni Pháp Tạng, người thời nhà Đường, ngụ ở Kim Lăng, ngày đêm siêng năng niệm Phật. Một đêm nọ, thấy quang minh của Phật và Bồ Tát chiếu sáng cả chùa, Sư Ni chắp tay yên lặng mà mất.
Trích ở bộ Phật Tổ Thống K
https://thuvienhoasen.org/a15172/duong-ve-cuc-lac
No comments:
Post a Comment