Lái Thiêu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lái Thiêu | |
---|---|
Phường | |
Địa lý | |
Dân số | |
Tổng cộng | 35,000 |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Đông Nam Bộ |
Tỉnh | Bình Dương |
Thị xã | Thuận An |
Lái Thiêu là một phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Vị trí phường nằm ven sông Sài Gòn, nổi tiếng với những vườn trái cây xung quanh, trở thành điểm du lịch của người dân Bình Dương cũng như nhiều địa phương khác. Lái Thiêu là một trong cửa ngõ đến phía Bắc của miền Đông Nam Bộ.
Phường được thành lập ngày 13 tháng 1 năm 2011 trên cơ sở thị trấn Lái Thiêu cũ. Khi thành lập, phường có diện tích 790 ha và 50.669 người. Phường gồm 9 khu phố; Khu phố Hòa Long, Long Thới, Chợ, Nguyễn Trãi, Đông Nhì, Đông Tư, Bình Hòa, Bình Đức 1, Bình Đức.
Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
- Đông giáp các phường Bình Hòa và phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An.
- Tây giáp phường Bình Nhâm, thị xã Thuận An.
- Bắc giáp phường Thuận Giao, thị xã Thuận An.
- Nam giáp phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
***
Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km[3].
Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012[4]. Hiện Thủ Dầu Một đang là đô thị loại II.
Thời gian 1954 đến 1975, thị xã mang tên Phú Cường.
Mục lục
[ẩn]Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
- Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên
- Phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Nam giáp thị xã Thuận An.
- Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 271.165 người (thống kê năm 2014), trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường[3]: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.
Thành phố Thủ Dầu Một là một trong những Thành phố thuộc Tỉnh mà trong đó không có xã ngoại thành, 100% là phường.
Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố "Thủ" (có nghĩa là "giữ") "Dầu Một" là tên đất, được cấu tạo theo cách "Tên một loài thảo mộc đồng thời là từ chỉ số lượng". Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là "cây dầu một" nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời.[5]
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Trong năm 2012, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy tốc độ tăng trưởng không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn đạt ở mức cao so với bình quân của tỉnh. Tăng trưởng kinh tế đạt 24,4% so với kế hoạch 28,2% kế hoạch ban đầu, cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ 60,78%, công nghiệp 39,04% và nông nghiệp 0,18%, đạt kế hoạch đề ra với tỷ lệ tương ứng 60,77% - 39,03% - 0,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 62,9 triệu đồng/người/năm[15]. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 29,6%[6].
Tổng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được 1.151,061 tỷ đồng, đạt 136,75% kế hoạch tỉnh giao, giá trị cấp phát 841,724 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Nghiệm thu và đưa vào sử dụng 34 công trình, gồm 09 trường học, 03 Trung tâm Văn hoá Thể thao phường, 01 khu tái định cư, 07 công trình giao thông, 12 nhà làm việc của Ban chỉ huy quân sự phường, xã.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2013, thành phố Thủ Dầu Một phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế là 22,06% với cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ 60,81%, công nghiệp 39,07% và nông nghiệp 0,12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 61 triệu/người. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 99,8%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện 99,97%, duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt tiên tiến về y học cổ truyền[6].
Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng đô thị Thủ Dầu Một giai đoạn 2013 đến 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương[6].
Di tích và danh thắng:
- Chùa Hội Khánh.
- Miếu Bà Thiên Hậu (Chùa Bà Thủ Dầu Một)
- Miếu Thanh An (Chùa Ông Ngựa).
- Chùa Tây Tạng.
- Đình Phú Cường (Đình Bà Lụa).
- Nhà tù Phú Lợi.
- Chợ Thủ Dầu Một.
- Ủy ban Nhân dân phường Phú Cường.
- Nhà cổ Đốc Phủ Đẩu
Làng nghề truyền thống:
- Làng gốm sứ Lò Chén (phường Chánh Nghĩa).
- Làng sơn mài Tương Bình Hiệp.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
- Trước năm 1954, thị trấn này là tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một. Dân số vào thập niên 1930 là 6.700.[7]
- Năm 1954 - 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh thành Bình Dương và tỉnh lỵ mang tên Phú Cường.
- Tháng 2 năm 1976, thị xã Thủ Dầu Một được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Sông Bé (do hợp nhất 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), gồm 3 phường: Chánh Nghĩa, Hiệp Thạnh, Phú Cường và 2 xã: Chánh Mỹ, Phú Thọ.
- Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chuyển 5 xã: Định Hòa, Phú Hòa, Phú Mỹ, Tân An, Tương Bình Hiệp thuộc huyện Châu Thành vừa giải thể về thị xã Thủ Dầu Một quản lý.[8].
- Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Bình Dương từ tỉnh Sông Bé, thị xã Thủ Dầu Một trở lại là tỉnh lị tỉnh Bình Dương.[9].
- Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển 2 xã Phú Thọ và Phú Hòa thành 2 phường có tên tương ứng.[10].
- Ngày 10 tháng 12 năm 2003, chia phường Phú Hòa thành 2 phường: Phú Hòa và Phú Lợi; thành lập xã Hiệp An.[11].
- Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận thị xã Thủ Dầu Một là đô thị loại 3.
- Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển 3 xã Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ thành 3 phường có tên tương ứng.[12].
- Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Thủ Dầu Một được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 1.079,15 ha diện tích tự nhiên và 1.487 nhân khẩu của xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát; 988 ha diện tích tự nhiên và 3.469 nhân khẩu của xã Phú Chánh; 795,77 ha diện tích tự nhiên và 1.417 nhân khẩu của xã Tân Vĩnh Hiệp; 229,63 ha diện tích tự nhiên và 452 nhân khẩu của xã Tân Hiệp thuộc huyện Tân Uyên; thành lập 2 phường Hòa Phú và Phú Tân.[13].
- Ngày 2 tháng 5 năm 2012, thị xã Thủ Dầu Một chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012[14].
- Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 136/NQ-CP thành lập ba phường Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp và Tân An thuộc thành phố trên cơ sở các xã có tên tương ứng[15].
- Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1120/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương[16].
Một vài điểm ẩm thực nổi tiếng:
- Bánh bèo Mỹ Liên, đường Thích Quảng Đức, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một.
- Bánh canh Tuyết - giò heo, đường Thích Quảng Đức, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một.
- Hưng Phát Mì gia, đường CMT8 P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một.
- Khu ăn uống chợ Thủ Dầu Một.
- Đậu hũ Phớ đường Thích Quảng Đức
- Mì Bà Hơ
Định hướng phát triển đô thị
Với vị thế là một đô thị trung tâm của Bình Dương và là một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Bộ thành phố Thủ Dầu Một trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị rất nhanh. Đến giữa năm 2014 Thủ Dầu Một đã được công nhận là đô thị loại II. Đến đầu năm 2015 Thủ Dầu Một đã đạt nhiều tiêu chí đô thị loại I, phấn đấu đến năm 2017 thành phố sẽ được công nhận là đô thị loại I.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đông Đô Đại Phố, khu đô thị Hiệp Thành III, khu đô thị Phú Hòa, khu đô thị Thành phố mới Bình Dương...
**
Cơ sở sản xuất bún và bánh phở Ba Khánh
Khẳng định chất lượng bằng sự tâm huyết của những người sáng lập, bà Lưu Kim Phụng và ông Trương Nhựt Khánh, chủ cơ sở Ba Khánh luôn tìm tòi và phát triển công nghệ làm bún sạch hiện đại và an toàn. Từ một cơ sở sản xuất, đến nay Ba Khánh đã phát triển thêm hai cơ sở sản xuất và triển khai các điểm phân phối rộng khắp trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ và TP HCM. Với máy móc sản xuất hiện đại trị giá hàng tỷ đồng, công ty sản xuất các sản phẩm tươi sạch như bún, bánh phở, bánh canh, bún bò huế, bánh hỏi, bánh lọt... Ba Khánh đã trở thành thương hiệu tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long năm 2013 và 2014 và nhiều danh hiệu khác.
***
Bình Nhâm là một phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Phường Bình Nhâm có diện tích 5,41 km², dân số năm 2016 là 15.000 người[3]; dân số năm 1999 là 9130 người,[2] mật độ dân số đạt 1700 người/km². Bình Nhâm có các khu phố: Bình Hòa, Bình Phước, Bình Thuận, Bình Đức.
Phường Bình Nhâm được thành lập theo nghị định số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số xã Bình Nhâm trước.
Mục lục
[ẩn]Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp với Phường Thuận Giao, thị xã Thuận An.
- Phía Tây giáp ranh với xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Nam giáp với Phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An.
- Phía Bắc giáp với xã An Sơn và Phường Hưng Định, thị xã Thuận An.
Giáo dục
Năm 2016, TX.Thuận An xây dựng kế hoạch đầu tư công với tổng số vốn 350 tỷ đồng. Trong năm 2016, TX.Thuận An có 7 công trình trọng điểm như trường THCS Nguyễn Trường Tộ (phường Bình Nhâm)
Hiện tại phường Bình Nhâm có những trường Tiểu học và Trung học đáng nhắc đến là:
- Trường Tiểu học Bình Nhâm.
- Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ.
- Trường Trung học cơ sở Tân Thới.
***
Vĩnh Phú là một phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Phường được thành lập ngày 13 tháng 1 năm 2011 trên cơ sở xã Vĩnh Phú cũ. Khi thành lập, phường có diện tích 653 ha và 15.657 nhân khẩu. Phường có 5 khu phố: Phú Hội, Đông, Trung, Tây, Hòa Long.
Vị trí địa lý
Đông giáp phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tây giáp phường Lái Thiêu
- Bắc giáp phường Bình Hòa
- Nam giáp phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
***
Khoảng đầu thế kỷ 19, một người tên là Mai Tự Thừa, quê ở làng Bình Cách, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường (nay thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), đến làng Bình Lương Tây, huyện Thuận An (nay thuộc thị trấn Thủ Thừa) để khai phá đất đai đang còn hoang hóa rất nhiều.
Đầu tiên, ông cất một căn nhà lá tại bờ nam kinh Trà Cú bên cạnh vàm Rạch Cây Gáo. Sau đó, ông khai khẩn bốn mẫu (ha) đất dọc theo kinh Trà Cú bắt đầu từ rạch Cây Gáo chạy về phía đông bắc (phần đất này hiện nay là nơi đóng trụ sở của huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện Thủ Thừa).
Cái tên Thủ Thừa có thể bắt nguồn từ chính tên ông Mai Tự Thừa.
No comments:
Post a Comment