I. Lời mở đầu
Người Việt ta phần đông, từ lâu rất chuộng tiếng ngoại quốc. Thời buổi này ai nói được tiếng Anh là người hiểu biết trong thời đổi mới và kinh tế hội nhập. Thời Pháp thuộc, người nói được tiếng Tây là kẻ sang và có quyền thế. Còn hồi xưa ai nói Nho là người khoa bảng và là người đài các. Nhờ nói Nho mà Nguyễn Công Trứ đã ve vãn được người thiếu nữ xinh đẹp, được nàng nể nang và theo làm hầu. Truyện kể rằng khi người thiếu nữ ấy hỏi han tuổi tác, dáng chừng cho ông là già, ông đáp: “Tam thập niên tiền, nhị thập tam”. Nếu ông trả lời “ba mươi năm trước, tuổi hai mươi ba”, mặc dù dí dỏm nhưng chắc gì đã được việc? Đó là hiệu quả của văn chương và do miệng kẻ sang người có chữ nghĩa trả lời!
Là kẻ hậu sinh tập tành tự tìm hiểu chữ Hán, Đường thi đối với tôi cũng có sự lôi cuốn như là vị đại quan nói Nho cho người thiếu nữ ngây thơ ngày trước. Thơ Đường sâu sắc là vì có sự kết hợp giữa thi ca và nhã nhạc, đằng sau mỗi câu thơ là một điển tích, một nghĩa lý sâu xa mà người đọc phải theo một qui ước nào mới hiểu rõ được. Đọc Đường Thi vần điệu êm ả mà như xem truyện xưa thấy lại cảnh cũ để nhớ đến cổ tích mà nghiền ngẫm.
Đường thi đã sâu sắc, thơ tứ tuyệt hay tuyệt cú (cũng còn được gọi là tiệt cú, đoạn cú và tuyệt thi) lại còn sâu sắc hơn, vì tuyệt là cắt ngắn hay là tuyệt diệu. Thơ Tứ tuyệt có thể là bốn câu riêng hay có thể ngắt bốn câu trong bài bát cú (ngũ ngôn hay thất ngôn) mà thành - nghĩa là cô đọng hóa những bài thơ Đường luật đã được cô đọng. Cái hay của tứ tuyệt là ngắn gọn mà hàm súc, “dĩ thiểu kiến đa” (lấy ít mà hiểu nhiều) vừa gợi ý vừa tóm tắt tiêu biểu. Đọc thơ tứ tuyệt đôi khi ta phải hiểu “ý tại ngôn ngoại” (ý trong lời ngoài, như người phương tây nói “reading between the lines”). Đây là đặc tính của những bài thơ tứ tuyệt, người đọc thơ phải “giải mã” mới thưởng thức được hết ý tưởng của tác giả muốn diễn đạt. Lời thơ tứ tuyệt như phong cách của người quân tử - lấy lời nói gần, chọn lọc xúc tích mà tình ý sâu xa để người đọc suy đi nghĩ lại.
Tùy theo cách ngắt câu từ bài bát cú, bài tứ tuyệt có thể có hai vần hoặc ba vần. Thơ tứ tuyệt còn được Nguyễn Du cho là “bốn câu ba vần”. Trong Truyện Kiều, cảm xúc trước cảnh hồng nhan bạc mệnh Thúy Kiều đề bài thơ tuyệt cú để tặng Đạm Tiên (câu 99 - 100).
Rút trâm sẵn giắt mái đầu,
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Người ta cho rằng thơ dịch phải hội đủ ba yếu tố “Tín - Đạt - Nhã”. Tín là chính xác và trung thành với bài thơ nguyên gốc từng từ ngữ đến điển tích. Đạt là diễn đạt được toàn ý tưởng của bài thơ và Nhã là trang nhã, bài thơ dịch phải có âm điệu dồi dào. Theo tôi có ba tác giả dịch thơ Đường nổi tiếng, mỗi người một vẻ, mỗi tác giả trội bật một yếu tố : 1) Thơ Đường dịch bởi Trần Trọng Kim đạt được chữ Tín vì ông là một học giả thâm nho. 2) Thơ dịch của Ngô Tất Tố hội được yếu tố Đạt, có thể giải thích vì ông là một nhà văn danh tiếng. 3) Còn thơ dịch của Tản Đà đã đạt được chữ Nhã, không có gì ngạc nhiên lắm vì ông là một trong những nhà thơ lớn nhứt trong thi đàn Việt nam.
Người dịch thơ phải đối diện một thử thách là giữ thế cân bằng giữa ba yếu tố - Tín Đạt Nhã. Dịch văn đã khó huống hồ là dịch thơ, là vì khi dịch thơ người ta phải dịch thơ ra thơ, nghĩa là phải dịch theo nghĩa và vần (và đôi khi phải dịch văn hóa này sang văn hóa khác). Dịch thơ là làm thơ hay phóng tác thơ, dựa theo ý chính của bài nguyên thủy và cảm hứng riêng mà sáng tác. Nhưng thơ Tứ tuyệt cô đọng, mỗi bài chỉ có 20 chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay 28 chữ (thất ngôn tứ tuyệt), ý tưởng hàm súc và để lại cho người đọc còn nhiều tưởng tượng vì “ngôn tuyệt ý bất tuyệt” (lời hết mà ý không hết). Người đọc thơ tùy theo cách suy nghĩ, cảm hứng sẽ có những nhận thức khác nhau. Dịch thơ tứ tuyệt cũng thế, thơ dịch đa dạng tùy theo tác giả cảm nhận và diễn đạt vì bài thơ nguyên gốc chỉ có bốn câu, lời đã hết cho nên đôi khi nhờ bài thơ dịch để tả ngụ ý chưa được nói ra.
Đọc lại và cảm nhận mấy giòng thơ tứ tuyệt bất hủ, trong bài này tôi xin phóng tác - tôi tránh dùng từ dịch, vì nó có vẻ máy móc khuôn mẫu mất đi tính cảm hứng sáng tạo của thơ - và bàn lại cảm nghĩ của mình về mấy bài tứ tuyệt danh tiếng cổ kim…
Lý Hữu Phước biên soạn,
Mùa Giáng Sinh, năm Mậu Tý 2008.
II. Thơ Tứ Tuyệt
Mỗi bài tứ tuyệt dưới đây là mỗi câu chuyện ngắn được cô động và diễn tả một cách linh động lôi cuốn qua những vần điệu và lời thơ. Những bài thơ chọn lọc này bao gồm các đề tài: lịch sử, cảnh đời xưa, cảnh thiên nhiên, cảnh tiễn đưa, cảnh uống rượu, nỗi nhớ nhà và triết lý Phật học.
1. Lịch sử
Đọc bài thơ này như xem lại mấy hồi cuối của truyện Hán Sở tranh hùng. Bài thơ như đã nói lại tâm tình của Hạng Vương trong trận đánh cuối cùng tại Cai Hạ.
Trong câu 1: Bách chiến vị ngôn phi – Trăm trận chiến, không phải nói. Dưới thời Hán Sở tranh hùng (221 – 202 TCN), Hạng Võ là một dũng tướng tài ba đánh đâu thắng đó.
Trong câu 2: Trong câu này, chỉ dùng năm chữ cô quân kinh dạ vi, ta thấy hiểu được ra cảnh quân Sở bị cô lập (cô quân), bao vây (vi) và sợ hãi (kinh) trong đêm tối (dạ) trong trận Cai Hạ. Năm 202 TCN, Hàn Tín là tướng soái của Hán Lưu Bang bao vây thành Từ Châu. Trận Cai hạ đã kết thúc thời kỳ giao tranh hai bên Hán và Sở. Trong thành, Sở vương còn 8.000 đệ tử trung thành quyết tử chiến. Bốn bề quân địch bao vây đám tàn quân của Sở mất tinh thần chiến đấu.
Trong câu 3: Sơn hà ý khí tận – cả sông núi tận cùng chí khí, huống hồ là ba quân. Đọc lại câu thơ này tôi nhớ đến tích Trương Lương (văn thần của Lưu Bang) trong đêm vắng thổi tiêu rồi hát cho quân Hán hát bài “Bi ca tán Sở” do chính Trương soạn lấy. Vì tiếng sáo của Trương Lương, quân Sở nản lòng bàn nhau bỏ trốn.
Trong câu 4: Lệ tiễn mỹ nhân y – nước mắt tiễn đưa làm ướt áo người đẹp. Tại trận Cai Hạ, vợ chồng Hạng Võ và Ngu Cơ ôm nhau mà khóc trong lần vĩnh biệt. Không để cho chồng lụy về mình, Ngu Cơ rút đoản đao của Hạng Võ mà tự tử để cho Sở vương mở đường máu mà trốn. Đó là lần cuối từ biệt người vợ chung thủy. Hạng Võ chạy đến Ô Giang cùng đường, hổ thẹn với người và đất Giang Đông rồi tự sát. Từ đó Lưu Bang lên ngôi hoàng đế và lập ra nhà Hán.
Chỉ trong bốn câu, đoạn cuối của truyện Hán Sở tranh hùng đã được tóm tắt! Đường thi như tranh sơn thủy của Trung Hoa, đơn giản và nhiều nét phóng bút tiêu biểu.
Trong bài thơ này tác giả nhắc lại tích xưa: Thái tử Đan người nước Yên từ biệt Kinh Kha tại bờ sông Dịch (biên giới nước Triệu), để lên đường tìm cách giết Tần Thuỷ Hoàng (221 – 210 TCN). Trước khi lên đường, tráng sĩ Kinh Kha tóc trên đầu dựng đứng và có ngâm hai câu thơ [TKLT]
Kinh Kha vào được hoàng cung nhà Tần nhưng giết hụt Tần Thuỷ Hoàng và cuối cùng chính Kinh Kha bị quân triều đình giết chết. Một lần tráng sĩ ra đi để thi hành nhiệm vụ và không bao giờ trở về, bên bờ sông Dịch lạnh lùng người đời còn tự hỏi “Người xưa hồn ở nơi đâu, Ngày nay nước chảy âu sầu lạnh tê.”
Dưới đời vua Hán Nguyên Đế (49 – 33 TCN), sách chép rằng trong hậu cung có khoảng 3.000 cung phi, nên vua phải cho họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn. Vương Chiêu Quân vì không hối lộ cho Mao Diên Thọ nên bức chân dung của nàng quá xấu xí không được vua Hán để ý tới. Sau vua Hán biết được sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây Phi và khiển trách, nghiêm phạt Mao Diên Thọ.
Thời đó, Hung nô thường xuyên quấy nhiễu nước Trung Hoa, Mao Diên Thọ đem lòng thù hận Chiêu Quân nên lấy chân dung của nàng nạp cho vua Hung Nô. Qua bức chân dung, vua Hung Nô mê say sắc đẹp của nàng, lại cất quân sang đánh và buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới rút binh. Hán triều bất lực trước thế giặc phải mang Chiêu Quân cống Hồ. Trên đường sang đất Hồ tới cửa ải cuối cùng Nhạn Môn Quan trên đất Hán, Chiêu Quân cảm tác và gẩy khúc Hồ cầm mà trong văn chương còn nhắc nhở đến.
Bài thơ Chiêu Quân Từ của Bạch Cư Dị có ý đầy trách móc và mỉa mai vua Hán :
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, lúc Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe, còn có nhắc lại tích Chiêu Quân đánh đàn khi qua Nhạn Môn Quan trong hai câu (479–480):
Sắc đẹp của Chiêu quân nổi tiếng và được cho là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa. Nhan sắc của bốn người đẹp xưa được ca ngợi trong văn chương là trầm ngư, lạc nhạn, bế nguyệt và tu hoa.
Mỗi bài tứ tuyệt dưới đây là mỗi câu chuyện ngắn được cô động và diễn tả một cách linh động lôi cuốn qua những vần điệu và lời thơ. Những bài thơ chọn lọc này bao gồm các đề tài: lịch sử, cảnh đời xưa, cảnh thiên nhiên, cảnh tiễn đưa, cảnh uống rượu, nỗi nhớ nhà và triết lý Phật học.
1. Lịch sử
Cai hạ – Trừ Tự Tôn [CH]
Bách chiến vị ngôn phi,
Cô quân kinh dạ vi.
Sơn hà ý khí tận,
Lệ tiễn mỹ nhân y.
百戰未言非,
孤軍驚夜圍。
山河意氣盡,
淚濕美人衣。
Đường đường trăm trận dọc ngang,
Thành vây đêm tối, bàng hoàng tàn quân.
Núi sông chí khí mất dần,
Lệ nàng ướt áo, ôi! lần biệt ly.
(Trận Cai Hạ – LHP phóng tác)
Bách chiến vị ngôn phi,
Cô quân kinh dạ vi.
Sơn hà ý khí tận,
Lệ tiễn mỹ nhân y.
垓城 – 儲嗣宗
百戰未言非,
孤軍驚夜圍。
山河意氣盡,
淚濕美人衣。
Đường đường trăm trận dọc ngang,
Thành vây đêm tối, bàng hoàng tàn quân.
Núi sông chí khí mất dần,
Lệ nàng ướt áo, ôi! lần biệt ly.
(Trận Cai Hạ – LHP phóng tác)
Đọc bài thơ này như xem lại mấy hồi cuối của truyện Hán Sở tranh hùng. Bài thơ như đã nói lại tâm tình của Hạng Vương trong trận đánh cuối cùng tại Cai Hạ.
Trong câu 1: Bách chiến vị ngôn phi – Trăm trận chiến, không phải nói. Dưới thời Hán Sở tranh hùng (221 – 202 TCN), Hạng Võ là một dũng tướng tài ba đánh đâu thắng đó.
Trong câu 2: Trong câu này, chỉ dùng năm chữ cô quân kinh dạ vi, ta thấy hiểu được ra cảnh quân Sở bị cô lập (cô quân), bao vây (vi) và sợ hãi (kinh) trong đêm tối (dạ) trong trận Cai Hạ. Năm 202 TCN, Hàn Tín là tướng soái của Hán Lưu Bang bao vây thành Từ Châu. Trận Cai hạ đã kết thúc thời kỳ giao tranh hai bên Hán và Sở. Trong thành, Sở vương còn 8.000 đệ tử trung thành quyết tử chiến. Bốn bề quân địch bao vây đám tàn quân của Sở mất tinh thần chiến đấu.
Trong câu 3: Sơn hà ý khí tận – cả sông núi tận cùng chí khí, huống hồ là ba quân. Đọc lại câu thơ này tôi nhớ đến tích Trương Lương (văn thần của Lưu Bang) trong đêm vắng thổi tiêu rồi hát cho quân Hán hát bài “Bi ca tán Sở” do chính Trương soạn lấy. Vì tiếng sáo của Trương Lương, quân Sở nản lòng bàn nhau bỏ trốn.
Trong câu 4: Lệ tiễn mỹ nhân y – nước mắt tiễn đưa làm ướt áo người đẹp. Tại trận Cai Hạ, vợ chồng Hạng Võ và Ngu Cơ ôm nhau mà khóc trong lần vĩnh biệt. Không để cho chồng lụy về mình, Ngu Cơ rút đoản đao của Hạng Võ mà tự tử để cho Sở vương mở đường máu mà trốn. Đó là lần cuối từ biệt người vợ chung thủy. Hạng Võ chạy đến Ô Giang cùng đường, hổ thẹn với người và đất Giang Đông rồi tự sát. Từ đó Lưu Bang lên ngôi hoàng đế và lập ra nhà Hán.
Chỉ trong bốn câu, đoạn cuối của truyện Hán Sở tranh hùng đã được tóm tắt! Đường thi như tranh sơn thủy của Trung Hoa, đơn giản và nhiều nét phóng bút tiêu biểu.
oOo
Dịch thủy tống biệt – Lạc Tân Vương [DTTB]
Thử địa biệt Yên Đan,
Tráng sĩ phát xung quan.
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn.
易水送別 –駱賓王
此地別燕丹,
壯士髮衝冠。
昔時人已沒,
今日水猶寒。
Chốn này từ biệt Yên Đan,
Ra đi tráng sĩ tóc gan dựng đầu,
Người xưa hồn ở nơi đâu?
Ngày nay nước chảy âu sầu lạnh tê.
(Tiễn đưa nơi sông Dịch – LHP phóng tác)
Thử địa biệt Yên Đan,
Tráng sĩ phát xung quan.
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn.
易水送別 –駱賓王
此地別燕丹,
壯士髮衝冠。
昔時人已沒,
今日水猶寒。
Chốn này từ biệt Yên Đan,
Ra đi tráng sĩ tóc gan dựng đầu,
Người xưa hồn ở nơi đâu?
Ngày nay nước chảy âu sầu lạnh tê.
(Tiễn đưa nơi sông Dịch – LHP phóng tác)
Trong bài thơ này tác giả nhắc lại tích xưa: Thái tử Đan người nước Yên từ biệt Kinh Kha tại bờ sông Dịch (biên giới nước Triệu), để lên đường tìm cách giết Tần Thuỷ Hoàng (221 – 210 TCN). Trước khi lên đường, tráng sĩ Kinh Kha tóc trên đầu dựng đứng và có ngâm hai câu thơ [TKLT]
“Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.”
(Gió hiu hắt thổi, nước sông Dịch lạnh,
Tráng sĩ một lần ra đi không trở về)
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.”
(Gió hiu hắt thổi, nước sông Dịch lạnh,
Tráng sĩ một lần ra đi không trở về)
Kinh Kha vào được hoàng cung nhà Tần nhưng giết hụt Tần Thuỷ Hoàng và cuối cùng chính Kinh Kha bị quân triều đình giết chết. Một lần tráng sĩ ra đi để thi hành nhiệm vụ và không bao giờ trở về, bên bờ sông Dịch lạnh lùng người đời còn tự hỏi “Người xưa hồn ở nơi đâu, Ngày nay nước chảy âu sầu lạnh tê.”
oOo
Chiêu Quân Từ – Bạch Cư Dị [CQT]
Hán sứ khước hồi bằng ký ngữ,
Hoàng Kim hà nhật thục nga my?
Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc,
Mạc đạo bất như cung lý thì.
昭君詞 – 白居易
漢使卻回憑寄語,
黃金何日贖蛾眉。
君王若問妾顏色,
莫道不如宮裡時。
Nhắn lời Hán sứ về kinh:
“Có ngày chuộc lại người xinh bằng vàng?
Nếu vua hỏi thiếp dung nhan,
Xin đừng nói kém, phai tàn hơn xưa.”
(Bài ca Chiêu Quân – LHP phóng tác)
Chiêu Quân Từ – Bạch Cư Dị [CQT]
Hán sứ khước hồi bằng ký ngữ,
Hoàng Kim hà nhật thục nga my?
Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc,
Mạc đạo bất như cung lý thì.
昭君詞 – 白居易
漢使卻回憑寄語,
黃金何日贖蛾眉。
君王若問妾顏色,
莫道不如宮裡時。
Nhắn lời Hán sứ về kinh:
“Có ngày chuộc lại người xinh bằng vàng?
Nếu vua hỏi thiếp dung nhan,
Xin đừng nói kém, phai tàn hơn xưa.”
(Bài ca Chiêu Quân – LHP phóng tác)
Dưới đời vua Hán Nguyên Đế (49 – 33 TCN), sách chép rằng trong hậu cung có khoảng 3.000 cung phi, nên vua phải cho họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn. Vương Chiêu Quân vì không hối lộ cho Mao Diên Thọ nên bức chân dung của nàng quá xấu xí không được vua Hán để ý tới. Sau vua Hán biết được sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây Phi và khiển trách, nghiêm phạt Mao Diên Thọ.
Thời đó, Hung nô thường xuyên quấy nhiễu nước Trung Hoa, Mao Diên Thọ đem lòng thù hận Chiêu Quân nên lấy chân dung của nàng nạp cho vua Hung Nô. Qua bức chân dung, vua Hung Nô mê say sắc đẹp của nàng, lại cất quân sang đánh và buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới rút binh. Hán triều bất lực trước thế giặc phải mang Chiêu Quân cống Hồ. Trên đường sang đất Hồ tới cửa ải cuối cùng Nhạn Môn Quan trên đất Hán, Chiêu Quân cảm tác và gẩy khúc Hồ cầm mà trong văn chương còn nhắc nhở đến.
Bài thơ Chiêu Quân Từ của Bạch Cư Dị có ý đầy trách móc và mỉa mai vua Hán :
- Câu một – Chiêu Quân có lời nhắn nhủ với sứ quán Hán triều – Sao vua đem gả mỹ nhân cho vua Hung mà không biết được sắc đẹp của nàng?
- Câu hai – Nếu có ngày Hán vương muốn đem vàng bạc chuộc lại người đẹp cũng không được.
- Câu ba và bốn – Ý chọc tức nhà vua, qua lời dặn với Hán sứ, là nếu vua có hỏi nhan sắc của mình, thì đừng nói vẻ đẹp kém hơn khi xưa lúc còn ở trong cung nhà Hán.
Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ,
Bởi người Diên Thọ họa đồ gây nên!
Bởi người Diên Thọ họa đồ gây nên!
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, lúc Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe, còn có nhắc lại tích Chiêu Quân đánh đàn khi qua Nhạn Môn Quan trong hai câu (479–480):
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Sắc đẹp của Chiêu quân nổi tiếng và được cho là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa. Nhan sắc của bốn người đẹp xưa được ca ngợi trong văn chương là trầm ngư, lạc nhạn, bế nguyệt và tu hoa.
- Tây Thi (thời Xuân Thu) trầm ngư – cá phải lặn sâu dưới nước vì sắc đẹp của nàng
- Chiêu Quân (nhà Tây Hán) lạc nhạn – chim nhạn phải sa xuống đất
- Điêu Thuyền (đời Tam quốc) bế nguyệt – sắc đẹp che lấp cả mặt trăng
- Dương Quý Phi (đời nhà Đường, 719 – 756) tu hoa – khiến hoa phải xấu hổ.
Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn (1),
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa (2),
Hương trời đắm nguyệt say hoa (3),
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
Note:Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa (2),
Hương trời đắm nguyệt say hoa (3),
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
(1). trầm ngư
(2). lạc nhạn
(3). bế nguyệt và tu hoa
Bài thơ Bát trận đồ nói lên tài năng, những thành tựu chính của Khổng Minh Gia Cát Lượng (181 – 236).
Câu một: Dưới thời Tam quốc, bên nhà Thục Hán, trong hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc hành chánh và quân sự đều do Khổng Minh đảm trách.
Câu hai: Khổng Minh cho dựng thành – ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên – để lập Bát quái trận đồ nhằm bao vây quân Ngô. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hãm không biết đường tiến thoái, sau nhờ Hoàng Thừa Nghiện (nhạc phụ của Khổng Minh) chỉ đường nên ra thoát được.
Câu ba: nước vẫn chảy, đá vẫn còn đấy và lịch sử – mà người xưa cho là như ý trời đã định – đã được viết cho tháng năm tiếp nối.
Câu bốn: Năm 222, Lưu Bị muốn trả thù cho Quan Vũ, nên đem quân đi đánh Kinh Châu mặc dù Khổng Minh can gián, kết quả thảm bại khiến cho nhà Thục suy dần (Di hận thất thôn Ngô – còn hận đánh Ngô không thành tựu).
Trong Tam quốc chí diễn nghĩa tới hồi nhà Thục Hán có chủ trương hòa Ngô phạt Ngụy, Lưu Bang gửi Khổng Minh qua Giang Đông để giúp Đông Ngô. Tài năng của Gia Cát Lượng nổi bật trong trận Xích Bích (1) và có điển tích “Khổng Minh cầu gió để dùng hoả công” trong trận này.
Trước tiên, Khổng Minh phải dùng kế để dụ Đông Ngô đánh Ngụy trong trận Xích Bích: Khi Tào Tháo cho xây xong đài Ðồng Tước (2), con là Tào Thực tự là Tử Kiến làm một bài phú gọi là Ðồng Tước đài phú. Trong bài đó có hai câu nguyên văn:
Khổng Minh vì muốn chọc tức Chu Du để khích Ngô đánh Ngụy trong trận Xích Bích nên đã sửa lại là
Khổng Minh đã đặt chuyện rằng khi Tào Tháo cho xây đài Đồng Tước để chiếm được Đông Ngô sẽ bắt Đại Kiều (vợ của Tôn Sách, anh của Tôn Quyền) Tiểu Kiều (vợ của Chu Du) về làm hầu để vui lúc tuổi già (hồi 44).
Nhà Ngô nhất định đánh Ngụy nhưng Chu Du mãi lo nghĩ mà đâm ra bệnh nặng (hồi 49 – Dụng hỏa công). Đến khi Khổng Minh bảo Lỗ Túc có cách chữa bệnh cho Chu Du. Lỗ Túc dẫn Khổng Minh vào gặp Chu Du. Khổng Minh đưa Chu Du 4 câu thơ
Nhờ Khổng Minh cầu gió nên quân Ngô dụng hỏa công diệt được 80 vạn quân Tào. Chu Du vừa tức giận vừa khâm phục tài Khổng Minh – nhờ gió đông mà quân Ngô thắng trận và chính mình khỏi mất vợ. Gia Cát Lượng đã 3 lần chọc tức Chu Du. Trước khi chết Chu Công Cẩn có than rằng: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?” (“Sinh Du hà sanh Lượng?”, hồi 57).
Trên đây là điển tích tại sao Đỗ Mục làm hai câu “Đông phong bất dữ Chu lang tiện, Đồng tuớc xuân thâm tỏa nhị Kiều” để đặt vấn đề một cái “what-if scenario” để người đời suy ngẫm – Nếu gió đông không thổi theo ý Chu Du, thì trong đêm xuân Đại Kiều và Tiểu Kiều đã bị giam tại đài Đồng Tước, thì cuộc diện của lịch sử ra sao?. Cái thâm thúy là chỉ 2 câu thơ Đường ngắn gọn, muốn hiểu thấu phải đọc và hiểu cả mấy hồi trong đại tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có hai câu (155-156) nhắc lại điển tích này :
Chẳng qua thơ Tứ tuyệt là đỉnh cao của sự cô đọng, xúc tích của văn chương bác học của người quân tử.
(1). Xích Bích là một khúc sông trên Trường Giang (長 江 hay Dương Tử Giang) thuộc tỉnh Hồ Bắc
(2). Đài Đồng Tước nay còn ở huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam.
Đời nhà Đường (618-907) là thời hoàng kim của nước Trung hoa với ảnh hưởng văn hóa, chính trị lan tràn đến các nước láng giềng. Năm 755 có loạn An Sử (An Lộc Sơn và Sử Tư Minh làm phản) đời Đường Huyền Tông (Ðường Minh Hoàng 712-761), nhà vua phải bỏ kinh thành chạy giặc. Sau loạn này nhà Đường và nước Trung Hoa nói chung suy yếu dần về mọi mặt, mãi mấy trăm năm sau mới phục hồi.
Bài thơ nói về cảnh hoàng cung cũ tiêu điều vì qua bao loạn lạc. Từ xưa có câu “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.”, nghĩa là từ xưa người đẹp như danh tướng, không gặp người đời lúc hết thời trong lúc tuổi già tóc bạc. Vậy mà trong cảnh hành cung xơ xác, Nguyên Chẩn còn tả lại cảnh cung nữ bạc đầu ngồi kể nhớ lại chuyện thời vàng son trong hoàng cung của Đường Huyền Tông. Đây là cảnh điêu tàn của người trong cảnh điêu tàn của hoàng cung cũ, làm cảnh của cố hành cung càng thêm liêu lạc.
(3). bế nguyệt và tu hoa
oOo
Bài thơ Bát trận đồ nói lên tài năng, những thành tựu chính của Khổng Minh Gia Cát Lượng (181 – 236).
Bát trận đồ – Đỗ Phủ [BTĐ]
Công cái tam phân quốc,
Danh thành bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.
八陣圖 –杜甫,
功蓋三分國,
名成八陣圖。
江流石不轉,
遺恨失吞吳
Thời Tam quốc công lao một trụ,
Trận Bát quái danh tiếng muôn đời.
Nước trôi mãi, đá chẳng dời,
Tiếc cho Tiên Chúa sai lời, đánh Ngô.
(Bát quái trận đồ – LHP phóng tác)
Công cái tam phân quốc,
Danh thành bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.
八陣圖 –杜甫,
功蓋三分國,
名成八陣圖。
江流石不轉,
遺恨失吞吳
Thời Tam quốc công lao một trụ,
Trận Bát quái danh tiếng muôn đời.
Nước trôi mãi, đá chẳng dời,
Tiếc cho Tiên Chúa sai lời, đánh Ngô.
(Bát quái trận đồ – LHP phóng tác)
Câu một: Dưới thời Tam quốc, bên nhà Thục Hán, trong hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc hành chánh và quân sự đều do Khổng Minh đảm trách.
Câu hai: Khổng Minh cho dựng thành – ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên – để lập Bát quái trận đồ nhằm bao vây quân Ngô. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hãm không biết đường tiến thoái, sau nhờ Hoàng Thừa Nghiện (nhạc phụ của Khổng Minh) chỉ đường nên ra thoát được.
Câu ba: nước vẫn chảy, đá vẫn còn đấy và lịch sử – mà người xưa cho là như ý trời đã định – đã được viết cho tháng năm tiếp nối.
Câu bốn: Năm 222, Lưu Bị muốn trả thù cho Quan Vũ, nên đem quân đi đánh Kinh Châu mặc dù Khổng Minh can gián, kết quả thảm bại khiến cho nhà Thục suy dần (Di hận thất thôn Ngô – còn hận đánh Ngô không thành tựu).
oOo
Xích Bích hoài cổ – Đỗ Mục [XBHC]
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tư tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng tuớc xuân thâm tỏa nhị kiều.
赤壁懷古 – 杜牧
折戟沉沙鐵未銷,
自將磨洗認前朝。
東風不與周郎便,
銅雀春深鎖二喬。
Giáo dìm dưới cát chưa mòn,
Rửa ra còn rạng nét son tiền triều.
Gió đông nếu chẳng thuận chiều,
Đêm xuân Đồng Tước hai Kiều bị giam.
(Vịnh trận Xích Bích – LHP phóng tác)
Xích Bích hoài cổ – Đỗ Mục [XBHC]
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tư tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng tuớc xuân thâm tỏa nhị kiều.
赤壁懷古 – 杜牧
折戟沉沙鐵未銷,
自將磨洗認前朝。
東風不與周郎便,
銅雀春深鎖二喬。
Giáo dìm dưới cát chưa mòn,
Rửa ra còn rạng nét son tiền triều.
Gió đông nếu chẳng thuận chiều,
Đêm xuân Đồng Tước hai Kiều bị giam.
(Vịnh trận Xích Bích – LHP phóng tác)
Trong Tam quốc chí diễn nghĩa tới hồi nhà Thục Hán có chủ trương hòa Ngô phạt Ngụy, Lưu Bang gửi Khổng Minh qua Giang Đông để giúp Đông Ngô. Tài năng của Gia Cát Lượng nổi bật trong trận Xích Bích (1) và có điển tích “Khổng Minh cầu gió để dùng hoả công” trong trận này.
Trước tiên, Khổng Minh phải dùng kế để dụ Đông Ngô đánh Ngụy trong trận Xích Bích: Khi Tào Tháo cho xây xong đài Ðồng Tước (2), con là Tào Thực tự là Tử Kiến làm một bài phú gọi là Ðồng Tước đài phú. Trong bài đó có hai câu nguyên văn:
Liên nhị kiều vu đông tây hề,
Nhược trường không chi đế đống.
Nhược trường không chi đế đống.
Bắc hai cầu Ðông, Tây nối lại,
Như cầu vồng sáng chói không gian...
(Tử Vi Lang dịch)
Như cầu vồng sáng chói không gian...
(Tử Vi Lang dịch)
Khổng Minh vì muốn chọc tức Chu Du để khích Ngô đánh Ngụy trong trận Xích Bích nên đã sửa lại là
Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.
Tìm hai Kiều phương Nam về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân...
(Tử Vi Lang dịch)
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.
Tìm hai Kiều phương Nam về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân...
(Tử Vi Lang dịch)
Khổng Minh đã đặt chuyện rằng khi Tào Tháo cho xây đài Đồng Tước để chiếm được Đông Ngô sẽ bắt Đại Kiều (vợ của Tôn Sách, anh của Tôn Quyền) Tiểu Kiều (vợ của Chu Du) về làm hầu để vui lúc tuổi già (hồi 44).
Nhà Ngô nhất định đánh Ngụy nhưng Chu Du mãi lo nghĩ mà đâm ra bệnh nặng (hồi 49 – Dụng hỏa công). Đến khi Khổng Minh bảo Lỗ Túc có cách chữa bệnh cho Chu Du. Lỗ Túc dẫn Khổng Minh vào gặp Chu Du. Khổng Minh đưa Chu Du 4 câu thơ
Muốn đánh Tào quân,
Phải dùng hỏa công,
Mọi sự chẳng thiếu,
Chỉ thiếu vì gió Ðông.
Phải dùng hỏa công,
Mọi sự chẳng thiếu,
Chỉ thiếu vì gió Ðông.
Nhờ Khổng Minh cầu gió nên quân Ngô dụng hỏa công diệt được 80 vạn quân Tào. Chu Du vừa tức giận vừa khâm phục tài Khổng Minh – nhờ gió đông mà quân Ngô thắng trận và chính mình khỏi mất vợ. Gia Cát Lượng đã 3 lần chọc tức Chu Du. Trước khi chết Chu Công Cẩn có than rằng: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?” (“Sinh Du hà sanh Lượng?”, hồi 57).
Trên đây là điển tích tại sao Đỗ Mục làm hai câu “Đông phong bất dữ Chu lang tiện, Đồng tuớc xuân thâm tỏa nhị Kiều” để đặt vấn đề một cái “what-if scenario” để người đời suy ngẫm – Nếu gió đông không thổi theo ý Chu Du, thì trong đêm xuân Đại Kiều và Tiểu Kiều đã bị giam tại đài Đồng Tước, thì cuộc diện của lịch sử ra sao?. Cái thâm thúy là chỉ 2 câu thơ Đường ngắn gọn, muốn hiểu thấu phải đọc và hiểu cả mấy hồi trong đại tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có hai câu (155-156) nhắc lại điển tích này :
“Vẫn nghe thơm nức hương lân,
Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều”
Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều”
Chẳng qua thơ Tứ tuyệt là đỉnh cao của sự cô đọng, xúc tích của văn chương bác học của người quân tử.
(1). Xích Bích là một khúc sông trên Trường Giang (長 江 hay Dương Tử Giang) thuộc tỉnh Hồ Bắc
(2). Đài Đồng Tước nay còn ở huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam.
oOo
Cố hành cung – Nguyên Chẩn [CHC]
Liêu lạc cố hành cung,
Cung hoa tịch mịch hồng.
Bạch đầu cung nữ tại,
Nhàn tọa thuyết Huyền Tông.
故行宮 – 元稹
寥落故行宮,
宮花寂寞紅。
白頭宮女在,
閒坐說玄宗。
Bên hành cung cũ tiêu điều,
Hoa cung kém đỏ sớm chiều sầu tây.
Bạc đầu cung nữ còn đây,
Ngồi rầu nhắc chuyện những ngày Huyền Tông.
(Hành cung cũ – LHP phóng tác)
Cố hành cung – Nguyên Chẩn [CHC]
Liêu lạc cố hành cung,
Cung hoa tịch mịch hồng.
Bạch đầu cung nữ tại,
Nhàn tọa thuyết Huyền Tông.
故行宮 – 元稹
寥落故行宮,
宮花寂寞紅。
白頭宮女在,
閒坐說玄宗。
Bên hành cung cũ tiêu điều,
Hoa cung kém đỏ sớm chiều sầu tây.
Bạc đầu cung nữ còn đây,
Ngồi rầu nhắc chuyện những ngày Huyền Tông.
(Hành cung cũ – LHP phóng tác)
Đời nhà Đường (618-907) là thời hoàng kim của nước Trung hoa với ảnh hưởng văn hóa, chính trị lan tràn đến các nước láng giềng. Năm 755 có loạn An Sử (An Lộc Sơn và Sử Tư Minh làm phản) đời Đường Huyền Tông (Ðường Minh Hoàng 712-761), nhà vua phải bỏ kinh thành chạy giặc. Sau loạn này nhà Đường và nước Trung Hoa nói chung suy yếu dần về mọi mặt, mãi mấy trăm năm sau mới phục hồi.
Bài thơ nói về cảnh hoàng cung cũ tiêu điều vì qua bao loạn lạc. Từ xưa có câu “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.”, nghĩa là từ xưa người đẹp như danh tướng, không gặp người đời lúc hết thời trong lúc tuổi già tóc bạc. Vậy mà trong cảnh hành cung xơ xác, Nguyên Chẩn còn tả lại cảnh cung nữ bạc đầu ngồi kể nhớ lại chuyện thời vàng son trong hoàng cung của Đường Huyền Tông. Đây là cảnh điêu tàn của người trong cảnh điêu tàn của hoàng cung cũ, làm cảnh của cố hành cung càng thêm liêu lạc.
2. Cảnh đời xưa
Một bài thơ bình dị, âm điệu dồi dào, không tả cảnh chỉ nói lên một tâm trạng của thiếu nữ mới về nhà chồng. Đọc lại bài thơ này ta thấy một cảm giác nhẹ nhàng về tôn tư trật tự của gia phong nho giáo ngày xưa – xuất giá tòng phu – hình ảnh một người con gái vừa về nhà chồng cố gắng cố hòa nhập và làm chiều lòng gia đình chồng. Xã hội phong kiến ngày xưa đã đặt ra qui luật cho người phụ nữ qua câu nói cổ: “sống quê cha, ma quê chồng”.
Chỉ có bốn câu 28 chữ, bài thơ này kể lại một chuyện tình đẹp như trong cổ tích thần tiên: Thôi Hộ là một người đẹp trai, một ngày thanh minh đi chơi phía nam kinh thành thấy một nhà một nhà có vườn đào hữu tình mới vào xin nước uống. Tại cổng nhà, một người con gái rất đẹp ra hỏi danh tánh rồi đem nước mời uống. Năm sau cũng vào tiết thanh minh, Thôi Hộ đến nhà ấy nhưng thấy cửa đóng mới làm bài thơ này và để lại trên cửa. Sau đó vài ngày, Thôi Hộ trở lại chợt nghe tiếng khóc và có một ông lão hỏi: Anh có phải là Thôi Hộ không? Con gái tôi đọc bài thơ anh rồi nhịn ăn mới chết. Thôi Hộ vào khấn, thì nguời con gái đó sống lại, bèn lấy làm vợ. Sau này Thôi Hộ đỗ tiến sĩ về đời Trinh Nguyên, làm quan đến chức Lĩnh nam tiết độ sứ [ĐT, pp 449-450]
Bài thơ tả cảnh đau khổ của người vợ vì chồng làm lính đi xa. Nỗi thất vọng của người thiếu phụ vì tiếng hót của chim oanh làm nàng tỉnh giấc mộng đi tìm và gặp chồng làm lính ở Liêu Tây.
Trong thời đại của Lý Bạch ở thế kỷ thứ 8, ta đã thấy một thái độ phóng túng của dân chơi – phong cách chơi của dân cô cậu chẳng gì thay đổi hơn một ngàn năm! Chàng thanh niên quí tộc muốn làm quen với mỹ nhân nên cho tuấn mã (sport convertible thời nay) chạy rất nhanh để đuổi kịp ngũ vân xa (limosine) của người thiếu nữ. Chàng thanh niên dân chơi ngạo nghễ quất roi vào vân xa để gây sự chú ý để tỏ tình và được nàng chấp nhận một cách bạo dạn: “Mỹ nhân vén sáo vui cười chỉ: Lầu hồng nhà thiếp chỗ đằng xa”.
Bốn câu thơ như là một bước chân dung kiệt tác của một mỹ nhân giận hờn nhưng có một vẻ đẹp độc đáo riêng.
Kim lũ y là tựa của bài thơ cũng là tên của một điệu nhạc cổ. Đời người lúc đang thời ta hãy tận hưởng sự trẻ trung và vẻ xinh đẹp, như cánh hoa đang nở trên cành khoe khoang hương sắc cho người thưởng thức, ta đừng chờ đến lúc cành trơ mà nghĩ đến việc bẻ hoa thì còn gì mà bẻ?
Câu một: tả về cảnh người thiếu phụ trong khuê phòng đang tuổi thanh xuân với cảnh lầu son, dư thừa về vật chất và bấy lâu chẳng biết lo lắng gì.
Câu hai: Một ngày xuân, nàng trang điểm bên lầu. Đây là lối tả cái phong thái của người đài các ngày xưa: nhàn rỗi khoan thai mà biểu hiện vẻ đẹp duyên dáng sang trọng.
Câu ba: Bổng chợt nàng thấy màu sắc của cành liễu bên đường. Từ chốn lầu son nhung lụa bất tri sầu đến hốt kiến một cảnh đẹp mùa xuân trên đời – cây dương liễu đua sắc xanh biếc – nàng mới bắt đầu tri sầu. Từ tâm trạng vô tư, bất chợt lòng biết buồn.
Câu bốn: nàng mới hối hận xui người chồng tòng quân để tìm công hầu khanh tướng. Có câu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” – mặc dù là cảnh mùa xuân rực rỡ đẹp đẽ – thật là đúng vậy. Đọc lại bài thơ này tôi liên tưởng đến lời nhạc của một bài hát cách đây mấy mươi năm trước: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đời còn mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi!” (1).
Trong bốn câu chẳng có câu nào đề cập đến oán mà người đọc ngầm hiểu được cái oán của người khuê nữ.
(1) “Chiều mưa biên giới”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
Đọc bài thơ này tôi nghĩ đến bốn câu thơ đầu của một bài thơ cùng tên của Cao Bá Quát sau đây
Cả hai bài thơ đều tả cảnh ban đêm người vợ nhìn ánh trăng mà nhớ đến người chồng đi xa. Một bài tả về cảnh từ lúc người chồng đi xa, nàng không màng khung cửi, đêm đêm nhìn ánh trăng từ lúc trăng tỏ cho đến lúc trăng mờ gần sáng, mỏi mòn vì nhớ chồng. Bài kia tả về cảnh cô phòng, người thiếu phụ nhìn bóng trăng và gió sông lạnh lẽo mà buồn phiền nghĩ đến chồng.
Bài thơ như chép lại lời đối thoại giữa người khách phương xa và đứa tiểu đồng của người ẩn sĩ. Lời văn như lời bạch thoại nhưng có âm điệu dồi dào và tả cảnh sinh hoạt như là tiên cảnh: vị lương y đi hái thuốc trên núi mây che mù mịt.
Tân Giá Nương – Vương Kiến [TGN]
Tam nhật nhập trù hạ,
Tẩy thủ tác canh thang.
Vị am cô thực tính,
Tiên khiển tiểu cô thường.
新 嫁 娘 – 王建
三 日 入 櫥 下,
洗 手 作 羹 湯,
未 諳 姑 食 性,
先 遣 小 古 嘗。
Ba ngày mới xuống nhà sau,
Rửa tay làm bát canh rau trổ tài.
Chẳng hay mẹ thích mặn cay ?
Nhờ ai nếm trước cho hay biết chừng.
(Cô dâu mới – LHP phóng tác)
Tam nhật nhập trù hạ,
Tẩy thủ tác canh thang.
Vị am cô thực tính,
Tiên khiển tiểu cô thường.
新 嫁 娘 – 王建
三 日 入 櫥 下,
洗 手 作 羹 湯,
未 諳 姑 食 性,
先 遣 小 古 嘗。
Ba ngày mới xuống nhà sau,
Rửa tay làm bát canh rau trổ tài.
Chẳng hay mẹ thích mặn cay ?
Nhờ ai nếm trước cho hay biết chừng.
(Cô dâu mới – LHP phóng tác)
Một bài thơ bình dị, âm điệu dồi dào, không tả cảnh chỉ nói lên một tâm trạng của thiếu nữ mới về nhà chồng. Đọc lại bài thơ này ta thấy một cảm giác nhẹ nhàng về tôn tư trật tự của gia phong nho giáo ngày xưa – xuất giá tòng phu – hình ảnh một người con gái vừa về nhà chồng cố gắng cố hòa nhập và làm chiều lòng gia đình chồng. Xã hội phong kiến ngày xưa đã đặt ra qui luật cho người phụ nữ qua câu nói cổ: “sống quê cha, ma quê chồng”.
oOo
Đề tích sở kiến xứ – Thôi Hộ [ĐTSKX]
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
題都城南莊 – 崔護
去年今日此門中,
人面桃花相映紅。
人面不知何處去?
桃花依舊笑春風。
Năm ngoái ngày này tại cửa đây,
Hoa đào, người đẹp mặt đỏ hây,
Dung nhan người cũ nơi đâu nhỉ?
Cành đào trước gió vẫn cười say !
(Năm ngoái nơi này – LHP phóng tác)
Đề tích sở kiến xứ – Thôi Hộ [ĐTSKX]
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
題都城南莊 – 崔護
去年今日此門中,
人面桃花相映紅。
人面不知何處去?
桃花依舊笑春風。
Năm ngoái ngày này tại cửa đây,
Hoa đào, người đẹp mặt đỏ hây,
Dung nhan người cũ nơi đâu nhỉ?
Cành đào trước gió vẫn cười say !
(Năm ngoái nơi này – LHP phóng tác)
Chỉ có bốn câu 28 chữ, bài thơ này kể lại một chuyện tình đẹp như trong cổ tích thần tiên: Thôi Hộ là một người đẹp trai, một ngày thanh minh đi chơi phía nam kinh thành thấy một nhà một nhà có vườn đào hữu tình mới vào xin nước uống. Tại cổng nhà, một người con gái rất đẹp ra hỏi danh tánh rồi đem nước mời uống. Năm sau cũng vào tiết thanh minh, Thôi Hộ đến nhà ấy nhưng thấy cửa đóng mới làm bài thơ này và để lại trên cửa. Sau đó vài ngày, Thôi Hộ trở lại chợt nghe tiếng khóc và có một ông lão hỏi: Anh có phải là Thôi Hộ không? Con gái tôi đọc bài thơ anh rồi nhịn ăn mới chết. Thôi Hộ vào khấn, thì nguời con gái đó sống lại, bèn lấy làm vợ. Sau này Thôi Hộ đỗ tiến sĩ về đời Trinh Nguyên, làm quan đến chức Lĩnh nam tiết độ sứ [ĐT, pp 449-450]
oOo
Y Châu Ca – Cáp Gia Vận [YCC]
Đả khởi hoàng oanh nhi,
Mạc giao chi thượng đề.
Đề thời kinh thiếp mộng,
Bất đắc đáo Liêu tây.
伊州歌 – 蓋嘉運
打起黄鶯児,
莫教枝上啼。
啼時驚妾夢,
不得至遼西。
Đánh đi chim én hoàng oanh,
Đừng cho nó hót trên cành cây cao,
Làm cho tỉnh mộng chiêm bao,
Để hồn thiếp chẳng tìm vào Liêu Tây.
(Bài ca Y Châu – LHP phóng tác)
Y Châu Ca – Cáp Gia Vận [YCC]
Đả khởi hoàng oanh nhi,
Mạc giao chi thượng đề.
Đề thời kinh thiếp mộng,
Bất đắc đáo Liêu tây.
伊州歌 – 蓋嘉運
打起黄鶯児,
莫教枝上啼。
啼時驚妾夢,
不得至遼西。
Đánh đi chim én hoàng oanh,
Đừng cho nó hót trên cành cây cao,
Làm cho tỉnh mộng chiêm bao,
Để hồn thiếp chẳng tìm vào Liêu Tây.
(Bài ca Y Châu – LHP phóng tác)
Bài thơ tả cảnh đau khổ của người vợ vì chồng làm lính đi xa. Nỗi thất vọng của người thiếu phụ vì tiếng hót của chim oanh làm nàng tỉnh giấc mộng đi tìm và gặp chồng làm lính ở Liêu Tây.
oOo
Mạch thượng tặng mỹ nhân – Lý Bạch [MTMN]
Tuấn mã lưu hành đạp lạc hoa,
Thùy tiên trực phất ngũ vân xa.
Mỹ nhân nhất tiếu khiên châu bạc,
Dạo chỉ hồng lâu thị thiếp gia.
陌上贈美人 – 李白
駿馬驕行踏落花,
垂鞭直拂五雲車。
美人一笑褰珠箔,
遙指紅樓是妾家。
Tuấn mã phi hành tung xác hoa,
Ra roi lướt đuổi gần vân xa.
Mỹ nhân vén sáo vui cười chỉ:
“Lầu hồng nhà thiếp chỗ đằng xa”
(Tặng mỹ nhân trên xa lộ – LHP phóng tác)
Mạch thượng tặng mỹ nhân – Lý Bạch [MTMN]
Tuấn mã lưu hành đạp lạc hoa,
Thùy tiên trực phất ngũ vân xa.
Mỹ nhân nhất tiếu khiên châu bạc,
Dạo chỉ hồng lâu thị thiếp gia.
陌上贈美人 – 李白
駿馬驕行踏落花,
垂鞭直拂五雲車。
美人一笑褰珠箔,
遙指紅樓是妾家。
Tuấn mã phi hành tung xác hoa,
Ra roi lướt đuổi gần vân xa.
Mỹ nhân vén sáo vui cười chỉ:
“Lầu hồng nhà thiếp chỗ đằng xa”
(Tặng mỹ nhân trên xa lộ – LHP phóng tác)
Trong thời đại của Lý Bạch ở thế kỷ thứ 8, ta đã thấy một thái độ phóng túng của dân chơi – phong cách chơi của dân cô cậu chẳng gì thay đổi hơn một ngàn năm! Chàng thanh niên quí tộc muốn làm quen với mỹ nhân nên cho tuấn mã (sport convertible thời nay) chạy rất nhanh để đuổi kịp ngũ vân xa (limosine) của người thiếu nữ. Chàng thanh niên dân chơi ngạo nghễ quất roi vào vân xa để gây sự chú ý để tỏ tình và được nàng chấp nhận một cách bạo dạn: “Mỹ nhân vén sáo vui cười chỉ: Lầu hồng nhà thiếp chỗ đằng xa”.
oOo
Oán tình – Lý Bạch [OT]
Mỹ nhân quyển châu liêm,
Thâm tọa tần nga mi.
Đãn kiến lệ ngân thấp,
Bất tri tâm hận thùy.
怨情 – 李白
美人捲珠簾,
深坐蹙蛾眉。
但見淚痕濕,
不知心恨誰。
Người tiên vén bức rèm châu,
Ngồi lâu ủ rũ buồn chau mày ngài,
Lệ đâu chỉ thấy tuôn dài,
Làm sao hiểu được lòng này giận ai ?
(Oán tình – LHP phóng tác)
Oán tình – Lý Bạch [OT]
Mỹ nhân quyển châu liêm,
Thâm tọa tần nga mi.
Đãn kiến lệ ngân thấp,
Bất tri tâm hận thùy.
怨情 – 李白
美人捲珠簾,
深坐蹙蛾眉。
但見淚痕濕,
不知心恨誰。
Người tiên vén bức rèm châu,
Ngồi lâu ủ rũ buồn chau mày ngài,
Lệ đâu chỉ thấy tuôn dài,
Làm sao hiểu được lòng này giận ai ?
(Oán tình – LHP phóng tác)
Bốn câu thơ như là một bước chân dung kiệt tác của một mỹ nhân giận hờn nhưng có một vẻ đẹp độc đáo riêng.
oOo
Kim lũ y – Đỗ Thu Nương [KLY]
Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết, trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
金縷衣 – 杜秋娘
勸君莫惜金縷衣,
勸君惜取少年時。
花開堪折直須折,
莫待無花空折枝。
Khuyên anh đó, áo thêu chớ tiếc,
Có tiếc chăng tiếc thuở xuân xanh,
Bẻ hoa lúc nở trên cành,
Chớ chờ hoa rụng, trơ cành bẻ chi?
(Áo kim tuyến – LHP phóng tác)
Kim lũ y – Đỗ Thu Nương [KLY]
Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết, trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
金縷衣 – 杜秋娘
勸君莫惜金縷衣,
勸君惜取少年時。
花開堪折直須折,
莫待無花空折枝。
Khuyên anh đó, áo thêu chớ tiếc,
Có tiếc chăng tiếc thuở xuân xanh,
Bẻ hoa lúc nở trên cành,
Chớ chờ hoa rụng, trơ cành bẻ chi?
(Áo kim tuyến – LHP phóng tác)
Kim lũ y là tựa của bài thơ cũng là tên của một điệu nhạc cổ. Đời người lúc đang thời ta hãy tận hưởng sự trẻ trung và vẻ xinh đẹp, như cánh hoa đang nở trên cành khoe khoang hương sắc cho người thưởng thức, ta đừng chờ đến lúc cành trơ mà nghĩ đến việc bẻ hoa thì còn gì mà bẻ?
oOo
Khuê oán – Vương Xương Linh [KO]
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phụ tế mịch phong hầu.
閨怨 – 王昌齡
閨中少婦不知愁,
春日凝妝上翠樓。
忽見陌頭楊柳色,
悔教夫婿覓封侯。
Lầu son thiếp biết chi sầu,
Ngày xuân trang điểm, bên lầu soi gương,
Chợt nhìn cành liễu bên đường,
Tiếc chàng mãi chốn sa trường tìm danh.
(Lời oán khuê nữ – LHP phóng tác)
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phụ tế mịch phong hầu.
閨怨 – 王昌齡
閨中少婦不知愁,
春日凝妝上翠樓。
忽見陌頭楊柳色,
悔教夫婿覓封侯。
Lầu son thiếp biết chi sầu,
Ngày xuân trang điểm, bên lầu soi gương,
Chợt nhìn cành liễu bên đường,
Tiếc chàng mãi chốn sa trường tìm danh.
(Lời oán khuê nữ – LHP phóng tác)
Câu một: tả về cảnh người thiếu phụ trong khuê phòng đang tuổi thanh xuân với cảnh lầu son, dư thừa về vật chất và bấy lâu chẳng biết lo lắng gì.
Câu hai: Một ngày xuân, nàng trang điểm bên lầu. Đây là lối tả cái phong thái của người đài các ngày xưa: nhàn rỗi khoan thai mà biểu hiện vẻ đẹp duyên dáng sang trọng.
Câu ba: Bổng chợt nàng thấy màu sắc của cành liễu bên đường. Từ chốn lầu son nhung lụa bất tri sầu đến hốt kiến một cảnh đẹp mùa xuân trên đời – cây dương liễu đua sắc xanh biếc – nàng mới bắt đầu tri sầu. Từ tâm trạng vô tư, bất chợt lòng biết buồn.
Câu bốn: nàng mới hối hận xui người chồng tòng quân để tìm công hầu khanh tướng. Có câu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” – mặc dù là cảnh mùa xuân rực rỡ đẹp đẽ – thật là đúng vậy. Đọc lại bài thơ này tôi liên tưởng đến lời nhạc của một bài hát cách đây mấy mươi năm trước: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đời còn mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi!” (1).
Trong bốn câu chẳng có câu nào đề cập đến oán mà người đọc ngầm hiểu được cái oán của người khuê nữ.
(1) “Chiều mưa biên giới”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
oOo
Tự quân chi xuất hĩ kỳ 2 – Trương Cửu Linh [TQCXHK2]
Tự quân chi xuất hĩ,
Bất phục lý tàn ky.
Tư quân như mãn nguyệt,
Dạ dạ giảm quang huy.
自君之出矣其二 – 張九齡
自君之出矣,
不复理殘機。
思君如滿月,
夜夜減清輝。
Từ thuở chàng ra đi,
Khung cửi chẳng màng chi.
Nhớ chàng như trăng sáng,
Đêm tàn giảm ánh quang.
(Từ ngày chàng đi – LHP phóng tác)
Tự quân chi xuất hĩ kỳ 2 – Trương Cửu Linh [TQCXHK2]
Tự quân chi xuất hĩ,
Bất phục lý tàn ky.
Tư quân như mãn nguyệt,
Dạ dạ giảm quang huy.
自君之出矣其二 – 張九齡
自君之出矣,
不复理殘機。
思君如滿月,
夜夜減清輝。
Từ thuở chàng ra đi,
Khung cửi chẳng màng chi.
Nhớ chàng như trăng sáng,
Đêm tàn giảm ánh quang.
(Từ ngày chàng đi – LHP phóng tác)
Đọc bài thơ này tôi nghĩ đến bốn câu thơ đầu của một bài thơ cùng tên của Cao Bá Quát sau đây
Tự quân chi xuất hĩ – Cao Bá Quát [TQCXH]
Tự quân chi xuất hĩ,
Dạ dạ thủ không sàng.
Hải nguyệt chiếu cô mộng,
Giang phong sinh mộ lương.
自君之出矣 – 高伯适
自君之出矣
夜夜守空床
海月照孤夢
江風生暮涼
Từ ngày anh cất bước đi,
Đêm đêm giường trống, nằm thì chẳng yên.
Trăng khơi soi giấc mộng riêng,
Chiều sương sông gió, ưu phiền mình em.
(Từ ngày chàng ra đi – LHP phóng tác)
Tự quân chi xuất hĩ,
Dạ dạ thủ không sàng.
Hải nguyệt chiếu cô mộng,
Giang phong sinh mộ lương.
自君之出矣 – 高伯适
自君之出矣
夜夜守空床
海月照孤夢
江風生暮涼
Từ ngày anh cất bước đi,
Đêm đêm giường trống, nằm thì chẳng yên.
Trăng khơi soi giấc mộng riêng,
Chiều sương sông gió, ưu phiền mình em.
(Từ ngày chàng ra đi – LHP phóng tác)
Cả hai bài thơ đều tả cảnh ban đêm người vợ nhìn ánh trăng mà nhớ đến người chồng đi xa. Một bài tả về cảnh từ lúc người chồng đi xa, nàng không màng khung cửi, đêm đêm nhìn ánh trăng từ lúc trăng tỏ cho đến lúc trăng mờ gần sáng, mỏi mòn vì nhớ chồng. Bài kia tả về cảnh cô phòng, người thiếu phụ nhìn bóng trăng và gió sông lạnh lẽo mà buồn phiền nghĩ đến chồng.
oOo
Tầm ẩn giả bất ngộ – Giả Đảo [TAGBN]
Tùng hạ vấn đồng tử,
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất tri xứ.
尋隱者不遇 – 賈島
松下問童子,
言師採藥去。
只在此山中,
雲深不知處。
Dưới thông hỏi đứa tiểu đồng,
Thưa: “Thầy hái thuốc nên không có nhà,
Chỉ quanh trong núi đâu xa,
Mây dầy che khuất biết là nơi đâu ?”
(Tìm ẩn sĩ không gặp – LHP phóng tác)
Tầm ẩn giả bất ngộ – Giả Đảo [TAGBN]
Tùng hạ vấn đồng tử,
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất tri xứ.
尋隱者不遇 – 賈島
松下問童子,
言師採藥去。
只在此山中,
雲深不知處。
Dưới thông hỏi đứa tiểu đồng,
Thưa: “Thầy hái thuốc nên không có nhà,
Chỉ quanh trong núi đâu xa,
Mây dầy che khuất biết là nơi đâu ?”
(Tìm ẩn sĩ không gặp – LHP phóng tác)
Bài thơ như chép lại lời đối thoại giữa người khách phương xa và đứa tiểu đồng của người ẩn sĩ. Lời văn như lời bạch thoại nhưng có âm điệu dồi dào và tả cảnh sinh hoạt như là tiên cảnh: vị lương y đi hái thuốc trên núi mây che mù mịt.
3. Tả cảnh thiên nhiên
Bài tứ tuyệt Phong Kiều Dạ Bạc rất nổi tiếng vì có âm điệu rất hay. Bài thơ tả nỗi lòng của một người du khách nửa đêm nằm trên thuyền, đậu trên bến Phong Kiều, nghe tiếng chuông chùa Hàn-san vọng từ xa. Có người bàn là ngôi chùa trong bài thơ ở trên núi (vì tên chùa là Hàn san – núi lạnh); thật ra, chùa Hàn-san ở ngoài thành Cô Tô (thành Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô gần thành phố Thượng Hải) bên dòng sông Trường Giang.
Câu một tả cảnh núi Hương Lô gần núi Lư ở tỉnh Giang Tây. Tên núi gọi là Hương Lô vì núi giống như là núi cao có mây khói (yên) chung quanh như hình cái lò (lô) hương đang tỏa khói.
Câu hai tả cảnh hùng vĩ của núi mà nhìn từ xa tưởng như là thác nước treo (quải) trước dòng sông (xuyên) trước (tiền) núi Lư sơn.
Câu ba: tả cảnh nước thác chảy như bay (phi lưu) thẳng xuống (trực há) ba ngàn thước (tam thiên xích).
Câu bốn: nếu tả cảnh nước rơi ba ngàn thước trên không chưa gây ra ấn tượng cho người đọc, tác giả lại dùng ẩn dụ cho là như giải Ngân Hà trên thiên đình trút nước qua chín từng mây và đổ xuống thác Lư Sơn. Đó là một cách thần thánh hóa một tuyệt cảnh.
Bút pháp tả cảnh biến hóa và độc đáo của Lý Bạch – từ cảnh tĩnh của một ngọn núi với tia khói bay, rồi tăng cường độ cho là dòng thác treo đổ nước, rồi dồn dập đến cái động là nước bay thẳng từ ba ngàn thước và cách kết cuộc bằng một climax với cách ví dụ cho là nước chảy từ giải Ngân Hà trên thiên đình xuống thế gian.
Cái cảm hứng mông lung của thi sĩ sau một đêm xuân trời mưa mát mẻ ngủ ngon. Sáng thức dậy, có lẻ là vì tiếng chim kêu rộn rã, mới nhớ đến trận mưa gió đêm trước mà chợt nghĩ đến hoa rơi lá rụng: “Đêm qua tiếng gió mưa rơi, ít nhiều hoa rụng tơi bời có hay?”
Đây là tả cảnh thưa vắng, trống trải của cảnh chiều tàn lạnh giá. Cảnh chim bay về núi đằng sau bầu trời bao la và đường xá thưa thớt không bóng dáng người. Từ bối cảnh vắng vẻ đó, tác giả mới tập trung vào cảnh thanh tịnh của ông lão câu cá một mình trên con thuyền con bên dòng sông đã đóng thành băng tuyết. Cảnh trong bài thơ này được tả theo nghệ thuật thiền (Zen art) dựa vào cảnh yên tĩnh (tranquillity) và sự đơn giản (simplicity).
Bài thơ ghi lại cảm nghĩ của tác giả khi lên đài tưởng niệm ở U Châu (tên cũ của Bắc Kinh bây giờ) với một nỗi buồn vạn kỷ của thi gia trước lịch sử (thời gian) và cảnh trời đất (không gian): Nhìn lại phía trước, không thấy bóng dáng người xưa. Trông về sau chẳng thấy người lui lại. Ngẫm nghĩ lại mới biết trời đất xa xôi thăm thẳm và một mình tự dưng bùi ngùi rơi lệ.
Bài thơ tả cảnh vất vả đi tìm động tiên ở khe suối Đào hoa: cảnh cầu treo qua sông nhiều khói sóng, khách phải dừng thuyền để hỏi thăm đường đi tìm động. Thuyền chèo cả ngày chỉ thấy cánh hoa đào trôi theo dòng nước, mà chẳng biết động ở nơi nào. Đã là tiên động thì không đễ gì mà tìm ở chốn trần gian. Mới biết đoạn sông bên khe suối trên đường đi tìm động quả thật là tiên cảnh – getting there is half of the fun!
Trong bài tứ tuyệt này, mỗi câu tả một cảnh khác biệt nhưng toàn bốn cảnh tả một chủ đề về cẩm tú sơn hà. Cả bốn câu trong bài thơ đều đối nhau cả – câu một đối với câu hai và câu ba đối với câu bốn. Đọc bài thơ này tôi liên tưởng đến bốn cảnh tiêu biểuThiên Địa Sơn Hà trong chủ đề “nhất thi nhất họa” (một bức tranh một bài thơ), tương tự như bức tranh họa của Trung Hoa và Việt nam.
Câu một: cảnh đẹp trên đất liền (Địa), chim hoàng oanh tung cánh bên cành dương liễu tươi sắc.
Câu hai: cảnh đẹp trong bầu trời (Thiên): một đàn cò trắng bay thẳng lên bầu trời xanh ngát. Chim oanh vàng hót líu la, cành thúy liễu xanh biếc đầy màu sắc âm thanh vui tươi đối với cò trắng trong bầu trời xanh cũng đầy màu sắc của cảnh thiên nhiên trong bầu trời bao la.
Trong hai câu một và hai “lưỡng cá hoàng ly” (hai cánh oanh vàng) đối với “nhất hàng bạch lộ” (một hàng cò trắng) và tung liễu sắc đối với ngút trời xanh, đối nhau từng chữ.
Câu ba: cảnh núi (Sơn) hùng vĩ nhìn qua khung cửa sổ (song hàm) với quanh năm tuyết phủ từ ngàn xưa. Đó là một bức tranh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp đóng khung bởi cửa sổ mà Đỗ Phủ cảm nhận được. Tây Lĩnh là chỉ núi Nga My (hay Đại Quang Minh sơn) là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên (đất Thục cũ).
Câu bốn: cảnh tấp nập thuyền bè của cửa sông (Hà) chảy ra biển (môn bạc – cửa mở). Cửa biển tại xứ Đông Ngô là chỉ cửa sông Dương Tử (thuộc tỉnh Giang Tô).
Trong hai câu ba và bốn, “Núi đỉnh tây” đối với “Biển cửa đông” về địa lý phong thủy (geomancy), còn “thiên thu” đối với “vạn lý” trong vũ trụ hai chiều (two dimensions) giữa thời gian (time) và không gian (space).
Đọc qua bài thơ, người ta nhận thấy cảnh đẹp thiên nhiên mà tâm hồn nhẹ nhàng phấn khởi như muốn bay thẳng lên trời xanh. Bốn câu thơ trên tạo thành một bức thi họa kiệt tác ! Quả thật đúng là “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh vẽ).
Trái lại bài Tuyệt cú ở trên, cũng một bài tứ tuyệt cùng tựa, lời thơ của Giả Đảo rất khiêm tốn mà dí dỏm
Câu một và hai: Chỉ hai câu thơ mà ròng rã ba năm mới làm được, tác giả ngâm lên một tiếng ưng ý, không cầm lòng được hai hàng lệ rơi tuôn trào.
Câu ba và bốn: Trong câu thứ ba, tri âm là tích từ truyện Bá Nha và Tử Kỳ (sách Lã Thị Xuân Thu) thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha là người giỏi chữ và có ngón đàn dao cầm tuyệt diệu nổi tiếng. Tử Kỳ thông thạo nhạc lý, chỉ nghe qua tiếng đàn mà thấu rõ lòng Bá Nha. Vì mến phục nhau mà hai người trở thành bạn và anh em kết nghĩa.
Hai câu thơ ròng rã ba năm mới làm ra được, thế mà người bạn hiền – tri âm – chưa chắc nghĩ là hay, thôi thì mùa thu sang ta về núi cũ mà nằm dài, để rồi… tìm cảm hứng và ý thơ mà làm thơ tiếp tục!
Bốn câu thơ trên mặc dù dùng sáo ngữ nhưng tạo cho người đọc đắn đo nghĩ ngợi. Người ta không khỏi tò mò muốn biết hai câu thơ này như thế nào mà tác giả phải mất tới ba năm và dầy công, lo lắng?
Cũng đề tài mùa thu, bài thơ tả cảnh trăng rằm – cảnh trăng sáng trữ tình chiếu lên cành hoa quế giữa sân. Bao nhiêu người thưởng thức trăng đêm nay và mới biết cảnh thu tuyệt vời đâu phải của riêng nhà nào. Ngụ ý của bài thơ là người ngắm ánh trăng thì nhiều mà người biết thưởng trăng đã dễ mấy ai?
Mùa thu lãng mạn và tao nhã đã tạo cảm hứng cho bao thi nhân. Vì thế mùa thu cũng là thời gian ẩn thân để sáng tác của thi sĩ – Ta về núi cũ, thu vàng nằm co. Mùa thu thơ mộng khiến người ta có nhiều tưởng tượng: chỉ nhìn một chiếc lá vàng rơi mà ai ai khắp nơi trong thiên hạ đều biết là thu đã về
(1). có bản chép Thiên hạ tận tri thu
Câu một: bài thơ vô đề về cảnh ngày thu du ngoạn trên ngũ hồ, nhưng ngũ hồ là chỉ ở đâu ?
Theo ông Trần Trọng Kim [ĐT,p223], ngũ hồ có hai nghĩa: “Một là năm hồ ở nước Sở ngày xưa là Bà Dương hồ, Động Đình hồ, Sáo hồ, Thái hồ và Chung hồ. Hai là tên thường gọi Thái hồ ở khoảng tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, vì hồ ấy có năm ngã như năm hồ họp nhau lại thành một”. Nhưng cũng trong sách [ĐT,p401], lại viết thêm: “cũng có khi nhà văn dùng ngũ hồ chỉ để nói ý chung về hồ mà thôi”.
Theo [BKTT]: “ngũ hồ là tên chung để chỉ Động Đình hồ và các hồ lớn lân cận. Theo sách "Tiều học kiểm châu" thì Ngũ Hồ gồm: Thái Hồ ở Hồ Châu, Xạ Dương hồ ở Sở Châu, Thanh Thảo hồ ở Nhạc Châu, Đan Dương hồ ở Nhuận Châu và Cung Đình hồ ở Hồng Châu”.
Như vậy ngũ hồ có thể là một trong ba hồ sau đây:
Phong Kiều Dạ Bạc – Trương Kế [PKDB]
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô tô thành ngoại Hàn-san tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
楓橋夜泊 – 張繼
月落烏啼霜滿天,
江楓漁父對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。
Sương trời, trăng lặn, quạ kêu,
Lửa chài sông gió, đối điều niềm riêng.
Cô tô ghé bến du thuyền,
Nửa đêm văng vẳng chuông thiền Hàn sơn.
(Đêm khuya bến Phong Kiều – LHP phóng tác)
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô tô thành ngoại Hàn-san tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
楓橋夜泊 – 張繼
月落烏啼霜滿天,
江楓漁父對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。
Sương trời, trăng lặn, quạ kêu,
Lửa chài sông gió, đối điều niềm riêng.
Cô tô ghé bến du thuyền,
Nửa đêm văng vẳng chuông thiền Hàn sơn.
(Đêm khuya bến Phong Kiều – LHP phóng tác)
Bài tứ tuyệt Phong Kiều Dạ Bạc rất nổi tiếng vì có âm điệu rất hay. Bài thơ tả nỗi lòng của một người du khách nửa đêm nằm trên thuyền, đậu trên bến Phong Kiều, nghe tiếng chuông chùa Hàn-san vọng từ xa. Có người bàn là ngôi chùa trong bài thơ ở trên núi (vì tên chùa là Hàn san – núi lạnh); thật ra, chùa Hàn-san ở ngoài thành Cô Tô (thành Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô gần thành phố Thượng Hải) bên dòng sông Trường Giang.
oOo
Vọng Lư sơn bộc bố – Lý Bạch [VLSBB]
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
望廬山瀑布 – 李白
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川;
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Nắng chiếu Hương Lô tia khói bay,
Nhìn xa tuởng thác treo sông đầy.
Nước bay chảy thẳng ba ngàn thước,
Ngỡ Ngân Hà thủng chín từng mây.
(Ngắm thác Lư Sơn – LHP phóng tác)
Vọng Lư sơn bộc bố – Lý Bạch [VLSBB]
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
望廬山瀑布 – 李白
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川;
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Nắng chiếu Hương Lô tia khói bay,
Nhìn xa tuởng thác treo sông đầy.
Nước bay chảy thẳng ba ngàn thước,
Ngỡ Ngân Hà thủng chín từng mây.
(Ngắm thác Lư Sơn – LHP phóng tác)
Câu một tả cảnh núi Hương Lô gần núi Lư ở tỉnh Giang Tây. Tên núi gọi là Hương Lô vì núi giống như là núi cao có mây khói (yên) chung quanh như hình cái lò (lô) hương đang tỏa khói.
Câu hai tả cảnh hùng vĩ của núi mà nhìn từ xa tưởng như là thác nước treo (quải) trước dòng sông (xuyên) trước (tiền) núi Lư sơn.
Câu ba: tả cảnh nước thác chảy như bay (phi lưu) thẳng xuống (trực há) ba ngàn thước (tam thiên xích).
Câu bốn: nếu tả cảnh nước rơi ba ngàn thước trên không chưa gây ra ấn tượng cho người đọc, tác giả lại dùng ẩn dụ cho là như giải Ngân Hà trên thiên đình trút nước qua chín từng mây và đổ xuống thác Lư Sơn. Đó là một cách thần thánh hóa một tuyệt cảnh.
Bút pháp tả cảnh biến hóa và độc đáo của Lý Bạch – từ cảnh tĩnh của một ngọn núi với tia khói bay, rồi tăng cường độ cho là dòng thác treo đổ nước, rồi dồn dập đến cái động là nước bay thẳng từ ba ngàn thước và cách kết cuộc bằng một climax với cách ví dụ cho là nước chảy từ giải Ngân Hà trên thiên đình xuống thế gian.
oOo
Túc Kiến Đức Giang – Mạnh Hạo Nhiên [TKĐG]
Di chu biệt yên chử,
Nhật mộ khách sầu tân.
Dã không thiên đê thụ,
Giang thanh nguyệt cận nhân.
宿建德江 – 孟浩然
移舟泊煙渚,
日暮客愁新。
野曠天低樹,
江清月近人。
Dời thuyền đậu bến sương mù,
Chiều hôm tức cảnh, lòng u ẩn sầu.
Đồng sâu, trời xuống ngọn cây,
Nước sông xanh ngát, trăng vây quanh người.
(Ở Kiến Đức Giang – LHP phóng tác)
Túc Kiến Đức Giang – Mạnh Hạo Nhiên [TKĐG]
Di chu biệt yên chử,
Nhật mộ khách sầu tân.
Dã không thiên đê thụ,
Giang thanh nguyệt cận nhân.
宿建德江 – 孟浩然
移舟泊煙渚,
日暮客愁新。
野曠天低樹,
江清月近人。
Dời thuyền đậu bến sương mù,
Chiều hôm tức cảnh, lòng u ẩn sầu.
Đồng sâu, trời xuống ngọn cây,
Nước sông xanh ngát, trăng vây quanh người.
(Ở Kiến Đức Giang – LHP phóng tác)
oOo
Giang hành, vô đề – Tiền Khởi [GHVĐ]
Thụy ổn diệp chu khinh,
Phong vi, lãng bất kinh.
Nhậm quân lô vĩ ngạn,
Chung dạ động thu thanh.
江行無題 – 錢起
睡穩葉舟輕,
風微浪不驚。
任君蘆葦岸,
終夜動秋聲
Ngủ trên thuyền lá cỏn con,
Gió êm êm thổi hồn còn mộng mơ.
Mặc cho lau sậy bên bờ,
Cả đêm động đậy ca hò tiếng thu.
(Đi thuyền trên sông, không đề – LHP phóng tác)
oOo
Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên [XH]
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đế điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu.
春曉 – 孟浩然
春眠不覺曉,
處處聞啼鳥。
夜來風雨聲,
花落知多少。
Giấc xuân chẳng biết sáng trời,
Bình minh chim hót muôn lời khắp nơi.
Đêm qua tiếng gió mưa rơi,
Ít nhiều hoa rụng tơi bời có hay?
(Buổi sớm mùa xuân – LHP phóng tác)
Giang hành, vô đề – Tiền Khởi [GHVĐ]
Thụy ổn diệp chu khinh,
Phong vi, lãng bất kinh.
Nhậm quân lô vĩ ngạn,
Chung dạ động thu thanh.
江行無題 – 錢起
睡穩葉舟輕,
風微浪不驚。
任君蘆葦岸,
終夜動秋聲
Ngủ trên thuyền lá cỏn con,
Gió êm êm thổi hồn còn mộng mơ.
Mặc cho lau sậy bên bờ,
Cả đêm động đậy ca hò tiếng thu.
(Đi thuyền trên sông, không đề – LHP phóng tác)
oOo
Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên [XH]
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đế điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu.
春曉 – 孟浩然
春眠不覺曉,
處處聞啼鳥。
夜來風雨聲,
花落知多少。
Giấc xuân chẳng biết sáng trời,
Bình minh chim hót muôn lời khắp nơi.
Đêm qua tiếng gió mưa rơi,
Ít nhiều hoa rụng tơi bời có hay?
(Buổi sớm mùa xuân – LHP phóng tác)
Cái cảm hứng mông lung của thi sĩ sau một đêm xuân trời mưa mát mẻ ngủ ngon. Sáng thức dậy, có lẻ là vì tiếng chim kêu rộn rã, mới nhớ đến trận mưa gió đêm trước mà chợt nghĩ đến hoa rơi lá rụng: “Đêm qua tiếng gió mưa rơi, ít nhiều hoa rụng tơi bời có hay?”
oOo
Tảo khởi – Lý Thương Ẩn [TKhoi]
Phong lộ đạm thanh thần,
Liêm gian độc khởi nhân.
Oanh đề hoa lựu hiếu,
Tất cánh thị thùy xuân?
早起 – 李商隱
風露澹清晨,
簾間獨起人。
鶯花啼又笑,
畢竟是誰春。
Gió êm sảng khoái tâm thần,
Sáng nay thức dậy một thân bên rèm.
Hoa cười chim hót ngóng xem,
Cảnh xuân một vẻ ai đem cho đời?
(Dậy sớm – LHP phóng tác)
oOo
Giang tuyết – Liễu Tông Nguyên [GT]
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kinh nhân tung diệt.
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.
江雪 – 柳宗元
千山鳥飛絕,
萬徑人蹤滅。
孤舟簑笠翁,
獨釣寒江雪。
Chim bay ngàn núi khuất trời,
Đường đi muôn nẻo dấu người vắng tanh.
Ngư ông nón lá thuyền chành,
Một mình câu cá trên dòng tuyết sông.
(Sông tuyết – LHP phóng tác)
Tảo khởi – Lý Thương Ẩn [TKhoi]
Phong lộ đạm thanh thần,
Liêm gian độc khởi nhân.
Oanh đề hoa lựu hiếu,
Tất cánh thị thùy xuân?
早起 – 李商隱
風露澹清晨,
簾間獨起人。
鶯花啼又笑,
畢竟是誰春。
Gió êm sảng khoái tâm thần,
Sáng nay thức dậy một thân bên rèm.
Hoa cười chim hót ngóng xem,
Cảnh xuân một vẻ ai đem cho đời?
(Dậy sớm – LHP phóng tác)
oOo
Giang tuyết – Liễu Tông Nguyên [GT]
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kinh nhân tung diệt.
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.
江雪 – 柳宗元
千山鳥飛絕,
萬徑人蹤滅。
孤舟簑笠翁,
獨釣寒江雪。
Chim bay ngàn núi khuất trời,
Đường đi muôn nẻo dấu người vắng tanh.
Ngư ông nón lá thuyền chành,
Một mình câu cá trên dòng tuyết sông.
(Sông tuyết – LHP phóng tác)
Đây là tả cảnh thưa vắng, trống trải của cảnh chiều tàn lạnh giá. Cảnh chim bay về núi đằng sau bầu trời bao la và đường xá thưa thớt không bóng dáng người. Từ bối cảnh vắng vẻ đó, tác giả mới tập trung vào cảnh thanh tịnh của ông lão câu cá một mình trên con thuyền con bên dòng sông đã đóng thành băng tuyết. Cảnh trong bài thơ này được tả theo nghệ thuật thiền (Zen art) dựa vào cảnh yên tĩnh (tranquillity) và sự đơn giản (simplicity).
oOo
Trúc lý quán – Vương Duy [TLQ]
Độc tọa u hoàng lý,
Đàn cầm phục trường khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri,
Minh nguyệt lai tương chiếu.
竹里館 – 王維
獨坐幽篁裡,
彈琴復長嘯。
深林人不知,
明月來相照。
Ngồi một mình kề bên khóm trúc,
Gảy đàn rồi có lúc hát ca,
Rừng sâu chẳng kẻ biết ta,
Ánh trăng sáng tỏ, chiếu sa vào người.
(Bên khóm trúc – LHP phóng tác)
oOo
Ðăng U Châu Ðài Ca – Trần Tử Ngang [ĐUCĐC]
Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.
Người xưa, nhìn trước chẳng ai,
Nhìn sau, thấy chẳng vãng lai người nào.
Gẫm hay đất rộng trời cao,
Bỗng nhiên dòng lệ tuôn trào mình ta.
(Bài hát lên đài U Châu – LHP phóng tác)
Trúc lý quán – Vương Duy [TLQ]
Độc tọa u hoàng lý,
Đàn cầm phục trường khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri,
Minh nguyệt lai tương chiếu.
竹里館 – 王維
獨坐幽篁裡,
彈琴復長嘯。
深林人不知,
明月來相照。
Ngồi một mình kề bên khóm trúc,
Gảy đàn rồi có lúc hát ca,
Rừng sâu chẳng kẻ biết ta,
Ánh trăng sáng tỏ, chiếu sa vào người.
(Bên khóm trúc – LHP phóng tác)
oOo
Ðăng U Châu Ðài Ca – Trần Tử Ngang [ĐUCĐC]
Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.
Người xưa, nhìn trước chẳng ai,
Nhìn sau, thấy chẳng vãng lai người nào.
Gẫm hay đất rộng trời cao,
Bỗng nhiên dòng lệ tuôn trào mình ta.
(Bài hát lên đài U Châu – LHP phóng tác)
Bài thơ ghi lại cảm nghĩ của tác giả khi lên đài tưởng niệm ở U Châu (tên cũ của Bắc Kinh bây giờ) với một nỗi buồn vạn kỷ của thi gia trước lịch sử (thời gian) và cảnh trời đất (không gian): Nhìn lại phía trước, không thấy bóng dáng người xưa. Trông về sau chẳng thấy người lui lại. Ngẫm nghĩ lại mới biết trời đất xa xôi thăm thẳm và một mình tự dưng bùi ngùi rơi lệ.
oOo
Đào hoa khê – Trương Húc [ĐHK]
Ẩn ẩn phi kiều cách dã yên,
Thạch cơ tây bạn vấn ngư thuyền.
Đào hoa tận nhật tùy lưu thuỷ,
Động tại thanh khê hà xứ biên.
桃花溪 –張旭
隱隱飛橋隔野煙,
石磯西畔問漁船。
桃花盡日隨流水,
洞在清溪何處邊。
Cầu treo cách khói sương dầm,
Dừng bên bờ đá hỏi thăm ghe chài,
Hoa trôi nước chảy suốt ngày,
Lần theo khe suối, động này nơi đâu ?
(Khe Đào hoa – LHP phóng tác)
Đào hoa khê – Trương Húc [ĐHK]
Ẩn ẩn phi kiều cách dã yên,
Thạch cơ tây bạn vấn ngư thuyền.
Đào hoa tận nhật tùy lưu thuỷ,
Động tại thanh khê hà xứ biên.
桃花溪 –張旭
隱隱飛橋隔野煙,
石磯西畔問漁船。
桃花盡日隨流水,
洞在清溪何處邊。
Cầu treo cách khói sương dầm,
Dừng bên bờ đá hỏi thăm ghe chài,
Hoa trôi nước chảy suốt ngày,
Lần theo khe suối, động này nơi đâu ?
(Khe Đào hoa – LHP phóng tác)
Bài thơ tả cảnh vất vả đi tìm động tiên ở khe suối Đào hoa: cảnh cầu treo qua sông nhiều khói sóng, khách phải dừng thuyền để hỏi thăm đường đi tìm động. Thuyền chèo cả ngày chỉ thấy cánh hoa đào trôi theo dòng nước, mà chẳng biết động ở nơi nào. Đã là tiên động thì không đễ gì mà tìm ở chốn trần gian. Mới biết đoạn sông bên khe suối trên đường đi tìm động quả thật là tiên cảnh – getting there is half of the fun!
oOo
Tuyệt Cú – Ðỗ Phủ [TCĐP]
Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu,
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên,
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Ðông Ngô vạn lý thuyền.
絕句 – 杜甫
兩個黃鸝鳴翠柳,
一行白鷺上青天。
窗含西嶺千秋雪,
門泊東吳萬里船。
Hai cánh oanh vàng tung liễu sắc,
Một hàng cò trắng ngút trời xanh.
Núi đỉnh tây, ngàn năm tuyết phủ,
Biển cửa đông, muôn dặm thuyền sang.
(Tuyệt Cú – LHP phóng tác)
Tuyệt Cú – Ðỗ Phủ [TCĐP]
Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu,
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên,
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Ðông Ngô vạn lý thuyền.
絕句 – 杜甫
兩個黃鸝鳴翠柳,
一行白鷺上青天。
窗含西嶺千秋雪,
門泊東吳萬里船。
Hai cánh oanh vàng tung liễu sắc,
Một hàng cò trắng ngút trời xanh.
Núi đỉnh tây, ngàn năm tuyết phủ,
Biển cửa đông, muôn dặm thuyền sang.
(Tuyệt Cú – LHP phóng tác)
Trong bài tứ tuyệt này, mỗi câu tả một cảnh khác biệt nhưng toàn bốn cảnh tả một chủ đề về cẩm tú sơn hà. Cả bốn câu trong bài thơ đều đối nhau cả – câu một đối với câu hai và câu ba đối với câu bốn. Đọc bài thơ này tôi liên tưởng đến bốn cảnh tiêu biểuThiên Địa Sơn Hà trong chủ đề “nhất thi nhất họa” (một bức tranh một bài thơ), tương tự như bức tranh họa của Trung Hoa và Việt nam.
Câu một: cảnh đẹp trên đất liền (Địa), chim hoàng oanh tung cánh bên cành dương liễu tươi sắc.
Câu hai: cảnh đẹp trong bầu trời (Thiên): một đàn cò trắng bay thẳng lên bầu trời xanh ngát. Chim oanh vàng hót líu la, cành thúy liễu xanh biếc đầy màu sắc âm thanh vui tươi đối với cò trắng trong bầu trời xanh cũng đầy màu sắc của cảnh thiên nhiên trong bầu trời bao la.
Trong hai câu một và hai “lưỡng cá hoàng ly” (hai cánh oanh vàng) đối với “nhất hàng bạch lộ” (một hàng cò trắng) và tung liễu sắc đối với ngút trời xanh, đối nhau từng chữ.
Câu ba: cảnh núi (Sơn) hùng vĩ nhìn qua khung cửa sổ (song hàm) với quanh năm tuyết phủ từ ngàn xưa. Đó là một bức tranh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp đóng khung bởi cửa sổ mà Đỗ Phủ cảm nhận được. Tây Lĩnh là chỉ núi Nga My (hay Đại Quang Minh sơn) là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên (đất Thục cũ).
Câu bốn: cảnh tấp nập thuyền bè của cửa sông (Hà) chảy ra biển (môn bạc – cửa mở). Cửa biển tại xứ Đông Ngô là chỉ cửa sông Dương Tử (thuộc tỉnh Giang Tô).
Trong hai câu ba và bốn, “Núi đỉnh tây” đối với “Biển cửa đông” về địa lý phong thủy (geomancy), còn “thiên thu” đối với “vạn lý” trong vũ trụ hai chiều (two dimensions) giữa thời gian (time) và không gian (space).
Đọc qua bài thơ, người ta nhận thấy cảnh đẹp thiên nhiên mà tâm hồn nhẹ nhàng phấn khởi như muốn bay thẳng lên trời xanh. Bốn câu thơ trên tạo thành một bức thi họa kiệt tác ! Quả thật đúng là “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh vẽ).
Trái lại bài Tuyệt cú ở trên, cũng một bài tứ tuyệt cùng tựa, lời thơ của Giả Đảo rất khiêm tốn mà dí dỏm
Tuyệt cú – Giả Ðảo [TCGĐ]
Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm như bất thưởng
Qui ngọa cố sơn thu
絕句 – 賈島
二句三年得,
一吟雙淚流。
知音如不賞,
歸臥故山秋。
Ba năm làm được hai câu,
Ngâm lên một giọng, lệ rơi hai hàng.
Tri âm nghe nếu chẳng màng,
Ta về núi cũ, thu vàng nằm co.
(Tuyệt cú, LHP phóng tác)
Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm như bất thưởng
Qui ngọa cố sơn thu
絕句 – 賈島
二句三年得,
一吟雙淚流。
知音如不賞,
歸臥故山秋。
Ba năm làm được hai câu,
Ngâm lên một giọng, lệ rơi hai hàng.
Tri âm nghe nếu chẳng màng,
Ta về núi cũ, thu vàng nằm co.
(Tuyệt cú, LHP phóng tác)
Câu một và hai: Chỉ hai câu thơ mà ròng rã ba năm mới làm được, tác giả ngâm lên một tiếng ưng ý, không cầm lòng được hai hàng lệ rơi tuôn trào.
Câu ba và bốn: Trong câu thứ ba, tri âm là tích từ truyện Bá Nha và Tử Kỳ (sách Lã Thị Xuân Thu) thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha là người giỏi chữ và có ngón đàn dao cầm tuyệt diệu nổi tiếng. Tử Kỳ thông thạo nhạc lý, chỉ nghe qua tiếng đàn mà thấu rõ lòng Bá Nha. Vì mến phục nhau mà hai người trở thành bạn và anh em kết nghĩa.
Hai câu thơ ròng rã ba năm mới làm ra được, thế mà người bạn hiền – tri âm – chưa chắc nghĩ là hay, thôi thì mùa thu sang ta về núi cũ mà nằm dài, để rồi… tìm cảm hứng và ý thơ mà làm thơ tiếp tục!
Bốn câu thơ trên mặc dù dùng sáo ngữ nhưng tạo cho người đọc đắn đo nghĩ ngợi. Người ta không khỏi tò mò muốn biết hai câu thơ này như thế nào mà tác giả phải mất tới ba năm và dầy công, lo lắng?
oOo
Thập Ngũ Dạ Vọng Nguyệt – Vương Kiến [TNDVN]
Trung đình địa bạch thụ thê nha,
Lành lộ vô thanh thấp quế hoa.
Kim dạ nguyệt minh nhân tận vọng,
Bất tri thu tứ tại thùy gia.
十五夜望月 – 王建
中庭地白樹棲鴉,
冷露無聲濕桂花。
今夜月明人盡望,
不知秋思落誰家。
Chim cành đất sáng giữa sân,
Sương rơi lặng lẽ ướt đầm hoa mai.
Người người thưởng nguyệt đêm nay,
Cảnh thu đâu chỉ riêng ai một nhà.
(Đêm rằm ngắm trăng, LHP phóng tác)
Thập Ngũ Dạ Vọng Nguyệt – Vương Kiến [TNDVN]
Trung đình địa bạch thụ thê nha,
Lành lộ vô thanh thấp quế hoa.
Kim dạ nguyệt minh nhân tận vọng,
Bất tri thu tứ tại thùy gia.
十五夜望月 – 王建
中庭地白樹棲鴉,
冷露無聲濕桂花。
今夜月明人盡望,
不知秋思落誰家。
Chim cành đất sáng giữa sân,
Sương rơi lặng lẽ ướt đầm hoa mai.
Người người thưởng nguyệt đêm nay,
Cảnh thu đâu chỉ riêng ai một nhà.
(Đêm rằm ngắm trăng, LHP phóng tác)
Cũng đề tài mùa thu, bài thơ tả cảnh trăng rằm – cảnh trăng sáng trữ tình chiếu lên cành hoa quế giữa sân. Bao nhiêu người thưởng thức trăng đêm nay và mới biết cảnh thu tuyệt vời đâu phải của riêng nhà nào. Ngụ ý của bài thơ là người ngắm ánh trăng thì nhiều mà người biết thưởng trăng đã dễ mấy ai?
Mùa thu lãng mạn và tao nhã đã tạo cảm hứng cho bao thi nhân. Vì thế mùa thu cũng là thời gian ẩn thân để sáng tác của thi sĩ – Ta về núi cũ, thu vàng nằm co. Mùa thu thơ mộng khiến người ta có nhiều tưởng tượng: chỉ nhìn một chiếc lá vàng rơi mà ai ai khắp nơi trong thiên hạ đều biết là thu đã về
“Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu (1)”
Ngô đồng một lá rơi bay,
Khắp nơi thiên hạ đã hay Thu về…
(LHP phóng tác)
Thiên hạ cộng tri thu (1)”
Ngô đồng một lá rơi bay,
Khắp nơi thiên hạ đã hay Thu về…
(LHP phóng tác)
(1). có bản chép Thiên hạ tận tri thu
oOo
Thu nhật hồ thượng – Tiết Oánh [TNHT]
Lạc nhật ngũ hồ du,
Yên ba xứ xứ sầu.
Phù trầm thiên cổ sự,
Thùy dữ vấn đông lưu.
秋日湖上 – 薛瑩
落日五湖遊,
煙波處處愁;
浮沈千古事,
誰與問東流 。
Chiều hôm du ngoạn ngũ hồ,
Nơi nơi khói sóng lòng khơi mối sầu.
Ngàn xưa chìm nổi về đâu,
Hỏi ai nước chảy giang đầu sang đông?
(Ngày thu dạo hồ – LHP phóng tác)
Thu nhật hồ thượng – Tiết Oánh [TNHT]
Lạc nhật ngũ hồ du,
Yên ba xứ xứ sầu.
Phù trầm thiên cổ sự,
Thùy dữ vấn đông lưu.
秋日湖上 – 薛瑩
落日五湖遊,
煙波處處愁;
浮沈千古事,
誰與問東流 。
Chiều hôm du ngoạn ngũ hồ,
Nơi nơi khói sóng lòng khơi mối sầu.
Ngàn xưa chìm nổi về đâu,
Hỏi ai nước chảy giang đầu sang đông?
(Ngày thu dạo hồ – LHP phóng tác)
Câu một: bài thơ vô đề về cảnh ngày thu du ngoạn trên ngũ hồ, nhưng ngũ hồ là chỉ ở đâu ?
Theo ông Trần Trọng Kim [ĐT,p223], ngũ hồ có hai nghĩa: “Một là năm hồ ở nước Sở ngày xưa là Bà Dương hồ, Động Đình hồ, Sáo hồ, Thái hồ và Chung hồ. Hai là tên thường gọi Thái hồ ở khoảng tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, vì hồ ấy có năm ngã như năm hồ họp nhau lại thành một”. Nhưng cũng trong sách [ĐT,p401], lại viết thêm: “cũng có khi nhà văn dùng ngũ hồ chỉ để nói ý chung về hồ mà thôi”.
Theo [BKTT]: “ngũ hồ là tên chung để chỉ Động Đình hồ và các hồ lớn lân cận. Theo sách "Tiều học kiểm châu" thì Ngũ Hồ gồm: Thái Hồ ở Hồ Châu, Xạ Dương hồ ở Sở Châu, Thanh Thảo hồ ở Nhạc Châu, Đan Dương hồ ở Nhuận Châu và Cung Đình hồ ở Hồng Châu”.
Như vậy ngũ hồ có thể là một trong ba hồ sau đây:
- Động Đình hồ là hồ lớn nhứt và là hồ điều hòa cho sông Trường Giang. Diện tích hồ từ 2.820 km² có thể tăng lên 20.000 km² vào mùa lụt. Hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam được đặt tên dựa vào theo vị trí của 2 tỉnh này so với hồ. Hồ Bắc ở phía bắc và Hồ Nam ở phía nghĩa là phía nam Động Đình hồ.
- Bà Dương hồ là hồ lớn thứ nhì (3.585 km²), hồ thông ra sông Trường Giang.
- Thái Hồ là một hồ lớn thứ ba ở Trung Quốc (rộng 2.250 km²) ở đồng bằng sông Dương Tử, giữa biên giới 2 tỉnh Giang Tô và Chiết Giang.
- Thành Đô – thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên
- Trùng Khánh – thành phố trung ương, giáp các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam Hồ Bắc
- Nghi Xương, Sa Thị – tỉnh Hồ Bắc
- Vũ Hán (do Hán Dương, Hán Khẩu và Vũ Xương hợp thành – thủ phủ tỉnh Hồ Bắc)
- Cửu Giang – tỉnh Giang Tây
- Tô Châu – thành phố tại lưu vực sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô
- Nam Kinh – thủ phủ tỉnh Giang Tô,
- Thượng Hải – thành phố trung ương lớn nhứt, giáp Giang Tô và Chiết Giang
4. Cảnh tiễn đưa
Câu một tả cảnh sông dài ảm đạm: điệp ngữ đạm đạm làm cho người đọc liên tưởng đến dòng nước sông Trường Giang (Chang Chiang – tức Dương Tử Yangtze) buồn bã thê lương. Câu hai tả tình của viễn khách mênh mông: đạm đạm (trong câu 1) được đối chiếu với du du (trong câu 2) càng làm hành trình của kẻ đi xa càng thấy xa xôi buồn bã...
Nếu hai câu đầu tả cảnh tổng quát cảnh sông dài âu sầu ảm đạm và mối tình sâu đậm của viễn khách, thì câu ba và bốn lại tả cảnh chi tiết đầy ấn tượng, dùng nhân cách hóa – cánh hoa rơi rụng buồn bã giận dữ trong cuộc chia ly. Đó là bút pháp tả từ cảnh bao la trời đất, rồi tới tả cảnh chấm phá tụ vào cánh hoa rơi sầu thảm để diễn tả nỗi buồn trong cuộc từ biệt.
Câu “Lạc hoa tương dữ hận”, khiến người đọc thấy được nỗi giận dữ của cánh hoa rơi tuyệt mạng, nhưng đến câu “Đáo địa nhất vô thanh” nghẹn ngào chẳng nói được tiếng nào mặc dù bão táp trong lòng. Âm điệu trầm bổng và tình ý thay đổi đột ngột chỉ qua hai câu thơ mười chữ! Vi Thừa Khánh vì bị cách chức đổi đi xa, mới mượn bài thơ tống biệt qua cánh hoa rơi mà nói lên sự uất ức của mình mà chẳng thố lộ được cùng ai. Văn chương Đường thi đã phát triển tột bựt về phong cách tinh luyện và âm điệu dồi dào.
Tôi biết đến bài thơ này trong một chuyến du lịch Hà Nội và xem được một bài viết trên báo Tuổi Trẻ (số ngày 21-06-07) nói về một bài thi Hán văn trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cho học sinh tại Bắc Kinh. Đã hơn mấy chục năm nay, lần đầu tiên chính quyền cộng sản Trung Quốc mới ra một đề tài thi bàn về hai câu Đường thi cũ của Lưu Trường Khanh (mà báo Tuổi Trẻ nói sai là của Lý Trường Khanh) mà đề tài không dính líu vì về chính trị và chương trình dạy Hán văn
Đề thi đòi hỏi học sinh bình luận về hai câu thơ trên trong bốn cách giải thích khác nhau
1. đây là bài thơ ca ngợi về vẻ đẹp mùa xuân,
2. “mưa mong manh”, “cánh hoa rụng”: đặc tả nổi cô đơn không người thấu hiểu,
3. “nhìn không tỏ”, nghe không thấu không chỉ thái độ sống buông xuôi, mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi,
4. quan niệm sống trong thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay.
Bốn câu thơ trên là câu 3 – 6 trích trong bài thất ngôn bát cú Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên.
Trong câu một, Hạp Lư thành là kinh đô của vua Hạp Lư nước Ngô thời Xuân Thu, bây giờ là thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tây.
Hai câu “Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh” (“Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ, hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu”) tả lên một nỗi lòng buồn bã lưỡng lự của kẻ tiễn bạn lên đường, khiến người đọc cảm nhận một nỗi buồn man mác của cuộc chia ly. Đoán ra mới hiểu được cảnh tiễn đưa ảm đạm khiến người trong cuộc không để ý đến cảnh vật chung quanh. Lưu Tường Khanh vì lòng quá buồn tiễn bạn không màng tới cơn mưa phùn ướt cả áo mình và dòng lệ tuôn tràn trên mắt nên không nhìn tỏ. Và lòng ông còn bịn rịn, bận bịu trong cảnh chia ly nên không nghe thấu được những cánh hoa bay rơi rụng nhẹ nhàng trên đất. Đó là một bút pháp ước lệ khiến người đọc suy nghĩ và tự có sự cảm nhận riêng.
Trong câu cuối “Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh” (“Áo xanh hôm nay gặp một nho sinh.”), Lưu Trường Khanh khiêm tốn ví mình là người áo xanh (thanh bào) gặp vị nho sinh Nghiêm Sĩ Nguyên.
Trong khi câu thơ của Lưu Tường Khanh “Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh” đã để lại cho người đọc nỗi buồn nhẹ nhàng, thì Vi Thừa Khánh lại có hai câu “Lạc hoa tương dữ hận, Đáo địa nhất vô thanh” làm cho đọc giả bứt rứt với mối sầu ly biệt. Cùng tả đề tài tống biệt qua cảnh hoa rơi, hai tác giả có hai thủ pháp riêng biệt.
Hai câu cuối tả cảnh cả bầu trời mênh mông mà cánh buồm lẻ loi (cô phàm) đã khuất và dòng sông Trường giang dài bất tận đã nhập thành với bầu trời từ phiá chân trời xa, cho nên mới thành câu tả cảnh: “Nhìn Trường Giang chảy từ đâu lên trời”. Hai câu này tả cảnh người ra đi trong khung cảnh trời sâu sông rộng, nhưng gợi ý về mối tình và tấm lòng ngổn ngang lẻ loi của người ở lại. Thơ tứ tuyệt quả là hàm súc, gợi tình, “ý tại ngôn ngoại”, lời ít ý sâu.
Trong thơ tứ tuyệt, người xưa đã dùng cách ẩn dụ (metaphor) để tả cảnh biệt ly: cảnh sông nước mênh mông buồn bả chảy đến tận trời, cánh hoa rơi rã rời trên đất, cánh buồm đơn chiếc khuất bóng bên chân trời…
Câu một và hai tả cảnh cây dương liễu nở hoa là lúc đã cuối xuân, hoa nở khiến người qua sông trông thấy mà lòng buồn chết được. Câu ba và bốn chuyển sang ý từ biệt là lúc nghe tiếng gió thổi như tiếng sáo vào lúc trời tối, mỗi người phải đi một hướng trên dòng Dương Tử – một người đi về hướng Sở (Tiêu Tương), người kia đi về đất Tần.
Trường giang là con sông dài nhứt của Trung quốc, đoạn cuối sông chảy qua Dương Châu (tỉnh Giang Tô, thành phố Nam Kinh cũng thuộc tỉnh Giang Tô) được gọi là Dương Tử giang. Tiêu Tương là sông Tiêu và sông Tương ở tỉnh Hồ Nam chảy vào Ðộng Đình hồ ở đất Sở [ĐT]. Tương giang là nhánh sông lớn của Trường giang còn Tiêu giang là nhánh sông chảy vào Tương giang.
Nam hành biệt đệ – Vi Thừa Khánh [NHBĐ]
Đạm đạm Trường giang thủy,
Du du viễn khách tình.
Lạc hoa tương dữ hận,
Đáo địa nhất vô thanh.
南行別弟 – 韋承慶
澹澹長江水,
悠悠遠客情。
落花相與恨,
到地一無聲。
Trường Giang nước chảy âu sầu,
Đường xa viễn khách càng sâu mối tình.
Hoa rơi như giận dữ mình,
Rã rời trên đất, lặng thinh bẽ bàng.
(Từ biệt em đi Lĩnh Nam – LHP phóng tác)
Đạm đạm Trường giang thủy,
Du du viễn khách tình.
Lạc hoa tương dữ hận,
Đáo địa nhất vô thanh.
南行別弟 – 韋承慶
澹澹長江水,
悠悠遠客情。
落花相與恨,
到地一無聲。
Trường Giang nước chảy âu sầu,
Đường xa viễn khách càng sâu mối tình.
Hoa rơi như giận dữ mình,
Rã rời trên đất, lặng thinh bẽ bàng.
(Từ biệt em đi Lĩnh Nam – LHP phóng tác)
Câu một tả cảnh sông dài ảm đạm: điệp ngữ đạm đạm làm cho người đọc liên tưởng đến dòng nước sông Trường Giang (Chang Chiang – tức Dương Tử Yangtze) buồn bã thê lương. Câu hai tả tình của viễn khách mênh mông: đạm đạm (trong câu 1) được đối chiếu với du du (trong câu 2) càng làm hành trình của kẻ đi xa càng thấy xa xôi buồn bã...
Nếu hai câu đầu tả cảnh tổng quát cảnh sông dài âu sầu ảm đạm và mối tình sâu đậm của viễn khách, thì câu ba và bốn lại tả cảnh chi tiết đầy ấn tượng, dùng nhân cách hóa – cánh hoa rơi rụng buồn bã giận dữ trong cuộc chia ly. Đó là bút pháp tả từ cảnh bao la trời đất, rồi tới tả cảnh chấm phá tụ vào cánh hoa rơi sầu thảm để diễn tả nỗi buồn trong cuộc từ biệt.
Câu “Lạc hoa tương dữ hận”, khiến người đọc thấy được nỗi giận dữ của cánh hoa rơi tuyệt mạng, nhưng đến câu “Đáo địa nhất vô thanh” nghẹn ngào chẳng nói được tiếng nào mặc dù bão táp trong lòng. Âm điệu trầm bổng và tình ý thay đổi đột ngột chỉ qua hai câu thơ mười chữ! Vi Thừa Khánh vì bị cách chức đổi đi xa, mới mượn bài thơ tống biệt qua cánh hoa rơi mà nói lên sự uất ức của mình mà chẳng thố lộ được cùng ai. Văn chương Đường thi đã phát triển tột bựt về phong cách tinh luyện và âm điệu dồi dào.
oOo
Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên – Lưu Trường Khanh [NTTNSN]
Tế vũ thấp y khan bất kiến,
Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh.
Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh,
Thảo lục hồ nam vạn lý tình.
吳中送嚴士元 – 劉長卿
細雨濕衣看不見,
閑花落地聽無聲。
日斜江上孤帆影,
草綠湖南萬里情。
Mưa sương thấm áo mờ trông,
Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm.
Đầu nguồn buồm lẻ chiều dần,
Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa.
(Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – LHP phóng tác)
Tế vũ thấp y khan bất kiến,
Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh.
Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh,
Thảo lục hồ nam vạn lý tình.
吳中送嚴士元 – 劉長卿
細雨濕衣看不見,
閑花落地聽無聲。
日斜江上孤帆影,
草綠湖南萬里情。
Mưa sương thấm áo mờ trông,
Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm.
Đầu nguồn buồm lẻ chiều dần,
Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa.
(Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – LHP phóng tác)
Tôi biết đến bài thơ này trong một chuyến du lịch Hà Nội và xem được một bài viết trên báo Tuổi Trẻ (số ngày 21-06-07) nói về một bài thi Hán văn trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cho học sinh tại Bắc Kinh. Đã hơn mấy chục năm nay, lần đầu tiên chính quyền cộng sản Trung Quốc mới ra một đề tài thi bàn về hai câu Đường thi cũ của Lưu Trường Khanh (mà báo Tuổi Trẻ nói sai là của Lý Trường Khanh) mà đề tài không dính líu vì về chính trị và chương trình dạy Hán văn
Tế vũ thấp y khan bất kiến,
Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh.
(Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ,
Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu)
Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh.
(Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ,
Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu)
Đề thi đòi hỏi học sinh bình luận về hai câu thơ trên trong bốn cách giải thích khác nhau
1. đây là bài thơ ca ngợi về vẻ đẹp mùa xuân,
2. “mưa mong manh”, “cánh hoa rụng”: đặc tả nổi cô đơn không người thấu hiểu,
3. “nhìn không tỏ”, nghe không thấu không chỉ thái độ sống buông xuôi, mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi,
4. quan niệm sống trong thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay.
Bốn câu thơ trên là câu 3 – 6 trích trong bài thất ngôn bát cú Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên.
Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành,
Thủy quốc xuân hàn âm phục tình.
Tế vũ thấp y khan bất kiến,
Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh.
Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh,
Thảo lục hồ nam vạn lý tình.
Đông đạo nhược phùng tương thức vấn,
Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh.
Gió xuân theo đến Ngô thành,
Tiết xuân trời lạnh gợi tình non sông.
Mưa sương thấm áo mờ trông,
Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm.
Đầu nguồn buồm lẻ chiều dần,
Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa.
Lối đông ai thấy hỏi ta:
“Áo xanh nay gặp một nhà nho sinh.”
(Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – LHP phóng tác)
Thủy quốc xuân hàn âm phục tình.
Tế vũ thấp y khan bất kiến,
Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh.
Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh,
Thảo lục hồ nam vạn lý tình.
Đông đạo nhược phùng tương thức vấn,
Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh.
Gió xuân theo đến Ngô thành,
Tiết xuân trời lạnh gợi tình non sông.
Mưa sương thấm áo mờ trông,
Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm.
Đầu nguồn buồm lẻ chiều dần,
Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa.
Lối đông ai thấy hỏi ta:
“Áo xanh nay gặp một nhà nho sinh.”
(Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – LHP phóng tác)
Trong câu một, Hạp Lư thành là kinh đô của vua Hạp Lư nước Ngô thời Xuân Thu, bây giờ là thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tây.
Hai câu “Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh” (“Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ, hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu”) tả lên một nỗi lòng buồn bã lưỡng lự của kẻ tiễn bạn lên đường, khiến người đọc cảm nhận một nỗi buồn man mác của cuộc chia ly. Đoán ra mới hiểu được cảnh tiễn đưa ảm đạm khiến người trong cuộc không để ý đến cảnh vật chung quanh. Lưu Tường Khanh vì lòng quá buồn tiễn bạn không màng tới cơn mưa phùn ướt cả áo mình và dòng lệ tuôn tràn trên mắt nên không nhìn tỏ. Và lòng ông còn bịn rịn, bận bịu trong cảnh chia ly nên không nghe thấu được những cánh hoa bay rơi rụng nhẹ nhàng trên đất. Đó là một bút pháp ước lệ khiến người đọc suy nghĩ và tự có sự cảm nhận riêng.
Trong câu cuối “Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh” (“Áo xanh hôm nay gặp một nho sinh.”), Lưu Trường Khanh khiêm tốn ví mình là người áo xanh (thanh bào) gặp vị nho sinh Nghiêm Sĩ Nguyên.
Trong khi câu thơ của Lưu Tường Khanh “Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh” đã để lại cho người đọc nỗi buồn nhẹ nhàng, thì Vi Thừa Khánh lại có hai câu “Lạc hoa tương dữ hận, Đáo địa nhất vô thanh” làm cho đọc giả bứt rứt với mối sầu ly biệt. Cùng tả đề tài tống biệt qua cảnh hoa rơi, hai tác giả có hai thủ pháp riêng biệt.
oOo
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch [HHLTMHN]
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
黃鶴樓送孟浩然之廣陵 – 李白
故人西辭黃鶴樓,
煙花三月下陽州。
孤帆遠影碧空盡,
惟見長江天際流。
Phía tây lầu Hạc bạn đi,
Tháng ba hoa khói hướng về Dương Châu.
Cánh buồm khuất bóng đàng sâu,
Nhìn Trường Giang chảy từ đâu lên trời.
(Tiễn Mạnh Hạo Nhiên từ lầu Hoàng Hạc – LHP phóng tác)
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc thứ,
Thử địa không dư Hoàng-hạc lâu.
(Người xưa cưỡi hạc về đâu?
Còn đây Hoàng Hạc một lầu vắng thưa.
LHP phóng tác)
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
黃鶴樓送孟浩然之廣陵 – 李白
故人西辭黃鶴樓,
煙花三月下陽州。
孤帆遠影碧空盡,
惟見長江天際流。
Phía tây lầu Hạc bạn đi,
Tháng ba hoa khói hướng về Dương Châu.
Cánh buồm khuất bóng đàng sâu,
Nhìn Trường Giang chảy từ đâu lên trời.
(Tiễn Mạnh Hạo Nhiên từ lầu Hoàng Hạc – LHP phóng tác)
Hai câu đầu đề cập đến không gian (phía tây lầu Hạc vàng đi về Dương Châu) và thời gian (tháng ba cuối mùa xuân đầy hoa khói) của buổi tiễn đưa. Khung cảnh lầu Hoàng Hạc huyền thoại làm ta nhớ lại cánh hạc vàng bay đi mất về tiên cảnh không bao giờ trở lại trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc thứ,
Thử địa không dư Hoàng-hạc lâu.
(Người xưa cưỡi hạc về đâu?
Còn đây Hoàng Hạc một lầu vắng thưa.
LHP phóng tác)
Hai câu cuối tả cảnh cả bầu trời mênh mông mà cánh buồm lẻ loi (cô phàm) đã khuất và dòng sông Trường giang dài bất tận đã nhập thành với bầu trời từ phiá chân trời xa, cho nên mới thành câu tả cảnh: “Nhìn Trường Giang chảy từ đâu lên trời”. Hai câu này tả cảnh người ra đi trong khung cảnh trời sâu sông rộng, nhưng gợi ý về mối tình và tấm lòng ngổn ngang lẻ loi của người ở lại. Thơ tứ tuyệt quả là hàm súc, gợi tình, “ý tại ngôn ngoại”, lời ít ý sâu.
Trong thơ tứ tuyệt, người xưa đã dùng cách ẩn dụ (metaphor) để tả cảnh biệt ly: cảnh sông nước mênh mông buồn bả chảy đến tận trời, cánh hoa rơi rã rời trên đất, cánh buồm đơn chiếc khuất bóng bên chân trời…
oOo
Hoài thượng biệt cố nhân – Trịnh Cốc [HTBCN]
Dương tử giang đầu dương liễu xuân,
Dương hoa sầu sát độ giang nhân.
Sổ thanh phong địch li đình vãn,
Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần.
淮上別故人 – 鄭谷
揚子江頭楊柳春,
楊花愁殺渡江人;
數聲羌笛離亭晚,
君向瀟湘我向秦。
Tàn xuân cành liễu sông Dương,
Hoa buồn chết khách bên đường qua sông.
Chiều xa tiếng sáo bi phong,
Tiêu Tương bạn đến, ta trông cõi Tần.
(Trên sông Hoài từ giã bạn – LHP phóng tác)
Hoài thượng biệt cố nhân – Trịnh Cốc [HTBCN]
Dương tử giang đầu dương liễu xuân,
Dương hoa sầu sát độ giang nhân.
Sổ thanh phong địch li đình vãn,
Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần.
淮上別故人 – 鄭谷
揚子江頭楊柳春,
楊花愁殺渡江人;
數聲羌笛離亭晚,
君向瀟湘我向秦。
Tàn xuân cành liễu sông Dương,
Hoa buồn chết khách bên đường qua sông.
Chiều xa tiếng sáo bi phong,
Tiêu Tương bạn đến, ta trông cõi Tần.
(Trên sông Hoài từ giã bạn – LHP phóng tác)
Câu một và hai tả cảnh cây dương liễu nở hoa là lúc đã cuối xuân, hoa nở khiến người qua sông trông thấy mà lòng buồn chết được. Câu ba và bốn chuyển sang ý từ biệt là lúc nghe tiếng gió thổi như tiếng sáo vào lúc trời tối, mỗi người phải đi một hướng trên dòng Dương Tử – một người đi về hướng Sở (Tiêu Tương), người kia đi về đất Tần.
Trường giang là con sông dài nhứt của Trung quốc, đoạn cuối sông chảy qua Dương Châu (tỉnh Giang Tô, thành phố Nam Kinh cũng thuộc tỉnh Giang Tô) được gọi là Dương Tử giang. Tiêu Tương là sông Tiêu và sông Tương ở tỉnh Hồ Nam chảy vào Ðộng Đình hồ ở đất Sở [ĐT]. Tương giang là nhánh sông lớn của Trường giang còn Tiêu giang là nhánh sông chảy vào Tương giang.
5. Cảnh uống rượu
Những ai đã từng uống rượu đến thật say sẽ thấu hiểu được cảnh say được tả trong bài thơ. Mãi vui với rượu mà trời đã tối, xác hoa rơi đầy trên áo mà chẳng biết, mới hay là mình đã chén. Cảnh người say lang thang tìm lối về, qua khe suối dưới ánh trăng tưởng lạc vào tiên cảnh. Chim từng đàn bay về tổ, chung quanh không bóng người, cảnh thật thơ mộng, thanh tĩnh mà trong lòng trống trải, lạc loài…
Đây là bốn câu đầu trích trong bài Nguyệt hạ độc chước kỳ 1 [NHĐC1] mà thành bốn câu tứ tuyệt. Phong cách trong thơ của Lý Bạch trội bật vì cái tôi của ông. Tác giả có trí tưởng tượng phong phú biến một cảnh tĩnh trong đêm tối thành cái động của cuộc uống rượu. Chỉ cần có ánh trăng, Lý Bạch và bóng hình của ông mà thành tất cả là ba người, tạo ra một cuộc đối ẩm sống động, hào hứng.
Uống rượu mà trường hôn chắc là đã chén nên mới nằm dài ngủ mê. Tỉnh dậy nhức đầu (vì hang-over) nên có vẻ hối hận và biết là uống rượu không có tính dưỡng sinh, hại cho sức khỏe. Nhưng đến khi đi ngang qua quán rượu thấy người khác tận tình thưởng thức và say sưa với rượu thì chẳng lẽ để một mình ta tỉnh? Đó là cách ngụy biện của kẻ ham rượu cũng giống như lối lý luận “liều mạng” của Tản Đà:
Bất vị lão nhân khai là (hoa) nở chẳng vì người già, nhưng hoa vô tri nếu có biết nói, có lẽ hoa ít phân biệt nhiều người già hay trẻ mà lại phân biệt người say hay tỉnh – vì người say rượu chắc là nói bậy nhiều. Cho nên câu nầy được dịch thoát ý là “Nở không vì kẻ vừa say lại già”. Đọc qua bài thơ, ngẫm nghĩ ta hiểu được Lưu Vũ Tích đã già nhưng phong cách thơ còn đùa giỡn lý luận như người trẻ tuổi, mới hay ra đã là thi nhân thì tâm hồn họ không bao giờ già cả!
Năm tàn tháng hết rồi người thêm tuổi khi mùa xuân lại về mỗi năm. Đời người trăm năm chẳng có bao lâu đón xuân rồi lại tiễn xuân, thôi mùa xuân đến cùng say sưa với rượu lo gì cảnh hoa bay rơi rụng ngoài trời.
Bài thơ tứ tuyệt cổ này nổi tiếng từ lâu vì nó có âm điệu rất hay và qua lời thơ tôi nghĩ có thể nói đây là tâm tình của một vị tướng quân vì những lẽ sau đây:
Tự khiển – Lý Bạch [TK]
Đối tửu bất giác minh,
Lạc hoa doanh ngã y.
Túy khởi bộ khê nguyệt,
Điểu hoàn nhân diệc hi.
自遣 – 李白
對酒不覺瞑,
落花盈我衣。
醉起步溪月,
鳥還人亦稀。
Cạn ly chẳng biết tối trời,
Áo ta sương gió hoa rơi rớt đầy,
Say qua khe suối trăng mây,
Chim đàn về tổ, chốn này còn ai?
(Tự khiển – LHP phóng tác)
Đối tửu bất giác minh,
Lạc hoa doanh ngã y.
Túy khởi bộ khê nguyệt,
Điểu hoàn nhân diệc hi.
自遣 – 李白
對酒不覺瞑,
落花盈我衣。
醉起步溪月,
鳥還人亦稀。
Cạn ly chẳng biết tối trời,
Áo ta sương gió hoa rơi rớt đầy,
Say qua khe suối trăng mây,
Chim đàn về tổ, chốn này còn ai?
(Tự khiển – LHP phóng tác)
Những ai đã từng uống rượu đến thật say sẽ thấu hiểu được cảnh say được tả trong bài thơ. Mãi vui với rượu mà trời đã tối, xác hoa rơi đầy trên áo mà chẳng biết, mới hay là mình đã chén. Cảnh người say lang thang tìm lối về, qua khe suối dưới ánh trăng tưởng lạc vào tiên cảnh. Chim từng đàn bay về tổ, chung quanh không bóng người, cảnh thật thơ mộng, thanh tĩnh mà trong lòng trống trải, lạc loài…
oOo
Nguyệt hạ độc chước kỳ 1 – Lý Bạch [NHĐCK1]
Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
月下獨酌其一 – 李白
花間 一 壺酒
獨酌無相親
舉杯邀明月
對影成三人
Giữa hoa là rượu một bầu,
Mình ta cứ rót chẳng đâu bạn hiền,
Mời trăng cất chén triền miên,
Nhìn vào bóng đó, ngả nghiêng ba người!
(Dưới trăng uống rượu một mình, kỳ 1 – LHP phóng tác)
Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
月下獨酌其一 – 李白
花間 一 壺酒
獨酌無相親
舉杯邀明月
對影成三人
Giữa hoa là rượu một bầu,
Mình ta cứ rót chẳng đâu bạn hiền,
Mời trăng cất chén triền miên,
Nhìn vào bóng đó, ngả nghiêng ba người!
(Dưới trăng uống rượu một mình, kỳ 1 – LHP phóng tác)
Đây là bốn câu đầu trích trong bài Nguyệt hạ độc chước kỳ 1 [NHĐC1] mà thành bốn câu tứ tuyệt. Phong cách trong thơ của Lý Bạch trội bật vì cái tôi của ông. Tác giả có trí tưởng tượng phong phú biến một cảnh tĩnh trong đêm tối thành cái động của cuộc uống rượu. Chỉ cần có ánh trăng, Lý Bạch và bóng hình của ông mà thành tất cả là ba người, tạo ra một cuộc đối ẩm sống động, hào hứng.
oOo
Quá tửu gia – Vương Tích [QTG]
Thử nhật trường hôn ẩm,
Phi quan dưỡng tính linh.
Nhãn khan nhân tận túy,
Hà nhẫn độc vi tỉnh.
過酒家 – 王績
此日長昏飲,
非關養性靈,
眼看人盡醉,
何忍獨為醒。
Bữa nay uống ruợu nằm dài,
Biết là nhậu nữa mang tai vào mình.
Thấy người say rượu tận tình,
Lẽ nào ta để một mình tỉnh ru?
(Qua quán rượu – LHP phóng tác)
Quá tửu gia – Vương Tích [QTG]
Thử nhật trường hôn ẩm,
Phi quan dưỡng tính linh.
Nhãn khan nhân tận túy,
Hà nhẫn độc vi tỉnh.
過酒家 – 王績
此日長昏飲,
非關養性靈,
眼看人盡醉,
何忍獨為醒。
Bữa nay uống ruợu nằm dài,
Biết là nhậu nữa mang tai vào mình.
Thấy người say rượu tận tình,
Lẽ nào ta để một mình tỉnh ru?
(Qua quán rượu – LHP phóng tác)
Uống rượu mà trường hôn chắc là đã chén nên mới nằm dài ngủ mê. Tỉnh dậy nhức đầu (vì hang-over) nên có vẻ hối hận và biết là uống rượu không có tính dưỡng sinh, hại cho sức khỏe. Nhưng đến khi đi ngang qua quán rượu thấy người khác tận tình thưởng thức và say sưa với rượu thì chẳng lẽ để một mình ta tỉnh? Đó là cách ngụy biện của kẻ ham rượu cũng giống như lối lý luận “liều mạng” của Tản Đà:
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thì hư vậy, say thì cứ say,
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?
(Lại say – Tản Đà)
Hư thì hư vậy, say thì cứ say,
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?
(Lại say – Tản Đà)
oOo
Ấm tửu khán mẫu đơn – Lưu Vũ Tích [ATKMĐ]
Kim nhật hoa tiên ẩm,
Cam tâm tuý sổ bôi.
Đãn sầu hoa hữu ngữ,
Bất vị lão nhân khai.
飲酒看牡丹 – 劉禹錫
今日花前飲,
甘心醉數杯。
但愁花有語,
不為老人開。
Hôm nay uống rượu trước hoa,
Đành lòng, vài chén uống là cho say,
Sợ hoa lên tiếng mỉa mai:
“Nở không vì kẻ vừa say lại già”.
(Uống rượu xem hoa mẫu đơn – LHP phóng tác)
Ấm tửu khán mẫu đơn – Lưu Vũ Tích [ATKMĐ]
Kim nhật hoa tiên ẩm,
Cam tâm tuý sổ bôi.
Đãn sầu hoa hữu ngữ,
Bất vị lão nhân khai.
飲酒看牡丹 – 劉禹錫
今日花前飲,
甘心醉數杯。
但愁花有語,
不為老人開。
Hôm nay uống rượu trước hoa,
Đành lòng, vài chén uống là cho say,
Sợ hoa lên tiếng mỉa mai:
“Nở không vì kẻ vừa say lại già”.
(Uống rượu xem hoa mẫu đơn – LHP phóng tác)
Bất vị lão nhân khai là (hoa) nở chẳng vì người già, nhưng hoa vô tri nếu có biết nói, có lẽ hoa ít phân biệt nhiều người già hay trẻ mà lại phân biệt người say hay tỉnh – vì người say rượu chắc là nói bậy nhiều. Cho nên câu nầy được dịch thoát ý là “Nở không vì kẻ vừa say lại già”. Đọc qua bài thơ, ngẫm nghĩ ta hiểu được Lưu Vũ Tích đã già nhưng phong cách thơ còn đùa giỡn lý luận như người trẻ tuổi, mới hay ra đã là thi nhân thì tâm hồn họ không bao giờ già cả!
oOo
Tống xuân từ – Vương Duy [TXT]
Nhật nhật nhân không lão,
Niên niên xuân cánh qui.
Tuơng hoan hữu tôn tửu,
Bất dụng tích hoa phi.
送春詞 – 王維
日日人空老,
年年春更歸。
相歡在尊酒,
不用惜花飛。
Ngày ngày người lại thêm già,
Năm này năm nọ, xuân qua lại về,
Cùng vui rượu sẵn mấy bầu,
Say sưa cho thỏa chớ sầu hoa bay !
(Lời tiễn xuân – LHP phóng tác)
Tống xuân từ – Vương Duy [TXT]
Nhật nhật nhân không lão,
Niên niên xuân cánh qui.
Tuơng hoan hữu tôn tửu,
Bất dụng tích hoa phi.
送春詞 – 王維
日日人空老,
年年春更歸。
相歡在尊酒,
不用惜花飛。
Ngày ngày người lại thêm già,
Năm này năm nọ, xuân qua lại về,
Cùng vui rượu sẵn mấy bầu,
Say sưa cho thỏa chớ sầu hoa bay !
(Lời tiễn xuân – LHP phóng tác)
Năm tàn tháng hết rồi người thêm tuổi khi mùa xuân lại về mỗi năm. Đời người trăm năm chẳng có bao lâu đón xuân rồi lại tiễn xuân, thôi mùa xuân đến cùng say sưa với rượu lo gì cảnh hoa bay rơi rụng ngoài trời.
oOo
Lương Châu Từ – Vương Hàn [LCT]
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm, tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
涼州詞 – 王翰
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催。
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回。
Rượu ngon trong chén sứ ngà,
Uống nhanh !, tiếng nhạc hối ta lên đường.
Nằm say chiến địa đừng cười!
Từ xưa xuất trận, bao người về đâu?
(Bài ca Lương Châu – LHP phóng tác)
Lương Châu Từ – Vương Hàn [LCT]
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm, tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
涼州詞 – 王翰
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催。
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回。
Rượu ngon trong chén sứ ngà,
Uống nhanh !, tiếng nhạc hối ta lên đường.
Nằm say chiến địa đừng cười!
Từ xưa xuất trận, bao người về đâu?
(Bài ca Lương Châu – LHP phóng tác)
Bài thơ tứ tuyệt cổ này nổi tiếng từ lâu vì nó có âm điệu rất hay và qua lời thơ tôi nghĩ có thể nói đây là tâm tình của một vị tướng quân vì những lẽ sau đây:
- đọc qua bài “Tòng quân hành” ta thấy được thân phận buồn khổ của người lính thú thời xưa, làm gì được uống ly rượu tiễn đưa,
- chỉ có vị tướng cao cấp mới được thưởng thức rượu đỏ quí bồ đào mỹ tửu bằng chén rượu sứ ngà sang trọng dạ quang bôi,
- lời lẽ hùng hồn của vị tướng chỉ huy ra lệnh cho tướng sĩ dưới quyền “Uống nhanh !, tiếng nhạc hối ta lên đường.”
- chỉ người quyền thế thời xưa mới dám uống rượu say mèm mà nằm dài nơi chiến địa (túy ngọa sa trường), còn bảo người khác đừng cười mình (quân mạc tiếu),
- chỉ có giai cấp lãnh đạo mới dám phát biểu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?” (Từ xưa xuất trận, bao người về đâu?)
6. Nỗi nhớ nhà
Hai câu thơ đầu đơn giản như kể chuyện hơn là tả cảnh nhưng người đọc thấy được một hình ảnh tiêu biểu và thấu hiểu được tâm trạng kẻ xa nhà. Người xa nhà phần đông là do lý do kinh tế, đi xa theo việc làm trong tình huống “tha phương cầu thực”, ban đêm có dịp rảnh rỗi đặt lưng xuống giường, thấy ánh trăng lòng mới ngổn ngang nhớ đến quê hương xưa có người thân thiết và nhiều kỷ niệm. Cảnh ban đêm rất tĩnh, nhưng trong tâm rất động. Bài thơ không trực tiếp tả lên điều này, nhưng người đọc ngẫm nghĩ và cảm thấy xót xa nhớ nhà…
Trở về xóm cũ qua bao năm xa cách vì lúc ra đi còn trẻ, giọng nhà quê không thay đổi mà tóc nay đã rụng nhiều. Đám hậu sinh chẳng biết mình là ai nên không chào hỏi thăm vồn vã và có lời hỏi trỗng “vô lễ phép” – Hỏi cười: “khách lạ phương nào lại đây?”.
Bài thơ không nói lên điều buồn trách và thất vọng, nhưng người đọc vẫn thấy mang máng lời trách và hiểu được ý của ông già xưa “khó tánh”. Bài thơ đơn giản như lời đối thoại kể chuyện đời, nhưng có đầy âm điệu và tiết tấu.
Người xa nhà lâu năm, mới về quê hỏi han đời sống của dân làng mình và cảnh xưa.
Người Trung Hoa xưa có bốn câu để tả bốn cảnh hạnh phúc nhứt trong đời người:
Cho nên gặp người đồng hương quen biết trước ở chốn quê người là điều hạnh phúc thứ hai. Lòng mừng vì gặp bạn nhưng dạ bâng khuâng nhớ về quê hương làng xóm nên có lời hỏi han dồn dập. Người ra đi xa nhà nhớ từng chi tiết về nhà cũ và xứ sở của mình, cho nên mói hỏi về những chi tiết vớ vẩn và vẩn vơ “Ngày đi trước cửa tại nhà, Cây mai mùa rét, còn hoa nở đầy?”. Tương tự, ca dao Việt Nam cũng còn có câu về tâm trạng của người đi xa nhớ lại mái nhà xưa:
Lệnh Hồ Sở (766-837 – thời Trung Đường) làm bài thơ này tả lại tâm tình của người lính thú đóng quân ở biên giới phía bắc Trung Hoa xa quê hương ngàn dặm. Ban đêm gió heo may thổi mạnh làm người chiến sĩ lạnh lùng sợ hãi. Cả đêm suốt đủ năm canh, dưới bóng trăng sáng nhìn về đất Hán nơi xứ sở của mình lòng càng bồn chồn nhớ nhà. Đã là thân phận làm lính thú, ví dầu có nằm mơ về nhà nhưng nữa đêm có lịnh quan truyền xuất quân đánh giặc thì cũng phải tuân theo. Bài thơ tả về tình cảnh người làm lính vừa buồn lại khổ.
Thời Đỗ Phủ (712-770), nước Trung Hoa có nhiều loạn lạc, chiến tranh, ông có làm tất cả 12 bài Phục sầu.
Câu một: Đời Đường Minh Hoàng, từ năm 755 có loạn An Lộc Sơn, sang năm 756 nhà vua phải bỏ kinh thành Trường An (nay là Tây An) chạy giặc. Khắp nơi trong nước đều có giặc giã, tướng lãnh và quân sĩ với nhung bào binh đao trên ngựa lên đường dẹp giặc.
Câu hai: Đỗ Phủ – quê ở đất Đỗ Lăng, thuộc phủ Tương Dương – lúc tản cư sang Hoa Châu, đất Thục (Tứ Xuyên), bâng khuâng không biết quê nhà ra sao.
Câu ba: Khi quân triều đình chiếm lại thành Lạc Dương, Đỗ Phủ trở về quê nhà nhưng không thấy người quen biết lúc trước.
Câu bốn: Lúc đó ông mới biết quê hương bị tàn phá vì chiến tranh nên mới làm bài Phục sầu (Lại buồn).
(1) Có bản chép Kim bảng quải danh thì
Tĩnh Dạ Tứ – Lý Bạch [TDT]
Sàng tiền khán nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Ðê đầu tư cố hương.
靜夜思 – 李白
床前看月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。
Đầu giường ngắm bóng trăng rơi,
Như sương ướt đất, khóc đời miền xa.
Ngẩng nhìn lên ánh nguyệt ngà,
Cúi đầu tưởng nhớ quê nhà thuở xưa.
(Đêm vắng nhớ nhà – LHP phóng tác)
Sàng tiền khán nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Ðê đầu tư cố hương.
靜夜思 – 李白
床前看月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。
Đầu giường ngắm bóng trăng rơi,
Như sương ướt đất, khóc đời miền xa.
Ngẩng nhìn lên ánh nguyệt ngà,
Cúi đầu tưởng nhớ quê nhà thuở xưa.
(Đêm vắng nhớ nhà – LHP phóng tác)
Hai câu thơ đầu đơn giản như kể chuyện hơn là tả cảnh nhưng người đọc thấy được một hình ảnh tiêu biểu và thấu hiểu được tâm trạng kẻ xa nhà. Người xa nhà phần đông là do lý do kinh tế, đi xa theo việc làm trong tình huống “tha phương cầu thực”, ban đêm có dịp rảnh rỗi đặt lưng xuống giường, thấy ánh trăng lòng mới ngổn ngang nhớ đến quê hương xưa có người thân thiết và nhiều kỷ niệm. Cảnh ban đêm rất tĩnh, nhưng trong tâm rất động. Bài thơ không trực tiếp tả lên điều này, nhưng người đọc ngẫm nghĩ và cảm thấy xót xa nhớ nhà…
oOo
Hồi hương ngẫu thư (kỳ 1) – Hạ Tri Chương [HHNT1]
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
回鄉偶書(其一) – 賀知章
少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛衰。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。
Xa nhà trẻ, trở về già,
Giọng quê còn đó, tóc là còn bao?
Trẻ con gặp mặt không chào,
Hỏi cười: “khách lạ phương nào lại đây?”
(Về quê ngẫu hứng kỳ 1 – LHP phóng tác)
Hồi hương ngẫu thư (kỳ 1) – Hạ Tri Chương [HHNT1]
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
回鄉偶書(其一) – 賀知章
少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛衰。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。
Xa nhà trẻ, trở về già,
Giọng quê còn đó, tóc là còn bao?
Trẻ con gặp mặt không chào,
Hỏi cười: “khách lạ phương nào lại đây?”
(Về quê ngẫu hứng kỳ 1 – LHP phóng tác)
Trở về xóm cũ qua bao năm xa cách vì lúc ra đi còn trẻ, giọng nhà quê không thay đổi mà tóc nay đã rụng nhiều. Đám hậu sinh chẳng biết mình là ai nên không chào hỏi thăm vồn vã và có lời hỏi trỗng “vô lễ phép” – Hỏi cười: “khách lạ phương nào lại đây?”.
Bài thơ không nói lên điều buồn trách và thất vọng, nhưng người đọc vẫn thấy mang máng lời trách và hiểu được ý của ông già xưa “khó tánh”. Bài thơ đơn giản như lời đối thoại kể chuyện đời, nhưng có đầy âm điệu và tiết tấu.
oOo
Hồi hương ngẫu thư (kỳ 2) – Hạ Tri Chương [HHNT2]
Ly biệt gia hương tuế, nguyệt đa,
Cận lai nhân sự thiếu tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính hồ thủy,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.
回鄉偶書(其二) – 賀知章
離別家鄉歲月多,
近來人事少消磨。
惟有門前鏡湖水,
春風不改舊時波。
Tháng năm xa cách quê nhà,
Sự đời xóm cũ gần xa hao gầy.
Mặt hồ trước cửa còn đây,
Gió xuân chẳng đổi sóng bay một thời.
(Về quê ngẫu hứng kỳ 2 – LHP phóng tác)
Hồi hương ngẫu thư (kỳ 2) – Hạ Tri Chương [HHNT2]
Ly biệt gia hương tuế, nguyệt đa,
Cận lai nhân sự thiếu tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính hồ thủy,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.
回鄉偶書(其二) – 賀知章
離別家鄉歲月多,
近來人事少消磨。
惟有門前鏡湖水,
春風不改舊時波。
Tháng năm xa cách quê nhà,
Sự đời xóm cũ gần xa hao gầy.
Mặt hồ trước cửa còn đây,
Gió xuân chẳng đổi sóng bay một thời.
(Về quê ngẫu hứng kỳ 2 – LHP phóng tác)
Người xa nhà lâu năm, mới về quê hỏi han đời sống của dân làng mình và cảnh xưa.
oOo
Tạp thi – Vương Duy [TThi]
Quân tự cố hương lai,
Ưng tri cố hương sự.
Lai nhật ỷ song tiền,
Hàn mai trước hoa vị.
雜詩 – 王維
君自故鄉來,
應知故鄉事。
來日綺窗前,
寒梅著花未。
Quê nhà bạn mới tới đây,
Biết chăng quê cũ đổi thay mấy là?
Ngày đi trước cửa tại nhà,
Cây mai mùa rét, còn hoa nở đầy?
(Tạp thi – LHP phóng tác)
Tạp thi – Vương Duy [TThi]
Quân tự cố hương lai,
Ưng tri cố hương sự.
Lai nhật ỷ song tiền,
Hàn mai trước hoa vị.
雜詩 – 王維
君自故鄉來,
應知故鄉事。
來日綺窗前,
寒梅著花未。
Quê nhà bạn mới tới đây,
Biết chăng quê cũ đổi thay mấy là?
Ngày đi trước cửa tại nhà,
Cây mai mùa rét, còn hoa nở đầy?
(Tạp thi – LHP phóng tác)
Người Trung Hoa xưa có bốn câu để tả bốn cảnh hạnh phúc nhứt trong đời người:
Đại hạn phùng cam vũ,
Tha hương ngộ cố tri,
Động phòng hoa chúc dạ,
Bảng hổ kiến danh đề. (1)
(Hạn lớn gặp mưa rào,
Xa xứ gặp bạn cũ,
Đêm tân hôn động phòng,
Thấy tên mình thi đậu.)
Tha hương ngộ cố tri,
Động phòng hoa chúc dạ,
Bảng hổ kiến danh đề. (1)
(Hạn lớn gặp mưa rào,
Xa xứ gặp bạn cũ,
Đêm tân hôn động phòng,
Thấy tên mình thi đậu.)
Cho nên gặp người đồng hương quen biết trước ở chốn quê người là điều hạnh phúc thứ hai. Lòng mừng vì gặp bạn nhưng dạ bâng khuâng nhớ về quê hương làng xóm nên có lời hỏi han dồn dập. Người ra đi xa nhà nhớ từng chi tiết về nhà cũ và xứ sở của mình, cho nên mói hỏi về những chi tiết vớ vẩn và vẩn vơ “Ngày đi trước cửa tại nhà, Cây mai mùa rét, còn hoa nở đầy?”. Tương tự, ca dao Việt Nam cũng còn có câu về tâm trạng của người đi xa nhớ lại mái nhà xưa:
Ra đi nhớ trước nhớ sau,
Nhớ nhà mấy cột, nhớ cau mấy buồng.
Nhớ nhà mấy cột, nhớ cau mấy buồng.
oOo
Tòng quân hành – Lệnh Hồ Sở [TQH]
Sóc phong thiên lý kinh,
Hán nguyệt ngũ canh thanh.
Tùng hữu hoàn gia mộng,
Do văn xuất tái thanh.
從軍行 – 令狐楚
朔風千里驚,
漢月五更青。
縱有還家夢,
猶聞出塞聲。
Gió may ngàn dặm dạ kinh,
Trông về đất Hán, năm canh trăng tà.
Có đêm nằm mộng về nhà,
Tiếng quan truyền lịnh tiến ra biên thùy.
(Bài ca tòng quân – LHP phóng tác)
Tòng quân hành – Lệnh Hồ Sở [TQH]
Sóc phong thiên lý kinh,
Hán nguyệt ngũ canh thanh.
Tùng hữu hoàn gia mộng,
Do văn xuất tái thanh.
從軍行 – 令狐楚
朔風千里驚,
漢月五更青。
縱有還家夢,
猶聞出塞聲。
Gió may ngàn dặm dạ kinh,
Trông về đất Hán, năm canh trăng tà.
Có đêm nằm mộng về nhà,
Tiếng quan truyền lịnh tiến ra biên thùy.
(Bài ca tòng quân – LHP phóng tác)
Lệnh Hồ Sở (766-837 – thời Trung Đường) làm bài thơ này tả lại tâm tình của người lính thú đóng quân ở biên giới phía bắc Trung Hoa xa quê hương ngàn dặm. Ban đêm gió heo may thổi mạnh làm người chiến sĩ lạnh lùng sợ hãi. Cả đêm suốt đủ năm canh, dưới bóng trăng sáng nhìn về đất Hán nơi xứ sở của mình lòng càng bồn chồn nhớ nhà. Đã là thân phận làm lính thú, ví dầu có nằm mơ về nhà nhưng nữa đêm có lịnh quan truyền xuất quân đánh giặc thì cũng phải tuân theo. Bài thơ tả về tình cảnh người làm lính vừa buồn lại khổ.
oOo
Phục sầu kỳ 3 – Đỗ Phủ [PS3]
Vạn quốc thượng nhung mã,
Cố viên kim nhược hà,
Tích qui tương thức thiểu,
Tảo dĩ chiến trường đa.
復愁其三 – 杜甫
萬國尚戎馬,
故園今若何,
昔歸相識少,
早已戰場多。
Muôn nơi lên ngựa nhung đao,
Vườn xưa làng xóm ra sao độ rầy?
Xưa về còn biết ai đây,
Mới hay quê cũ dãy đầy chiến tranh.
(Lại buồn, kỳ 3 – LHP phóng tác)
Phục sầu kỳ 3 – Đỗ Phủ [PS3]
Vạn quốc thượng nhung mã,
Cố viên kim nhược hà,
Tích qui tương thức thiểu,
Tảo dĩ chiến trường đa.
復愁其三 – 杜甫
萬國尚戎馬,
故園今若何,
昔歸相識少,
早已戰場多。
Muôn nơi lên ngựa nhung đao,
Vườn xưa làng xóm ra sao độ rầy?
Xưa về còn biết ai đây,
Mới hay quê cũ dãy đầy chiến tranh.
(Lại buồn, kỳ 3 – LHP phóng tác)
Thời Đỗ Phủ (712-770), nước Trung Hoa có nhiều loạn lạc, chiến tranh, ông có làm tất cả 12 bài Phục sầu.
Câu một: Đời Đường Minh Hoàng, từ năm 755 có loạn An Lộc Sơn, sang năm 756 nhà vua phải bỏ kinh thành Trường An (nay là Tây An) chạy giặc. Khắp nơi trong nước đều có giặc giã, tướng lãnh và quân sĩ với nhung bào binh đao trên ngựa lên đường dẹp giặc.
Câu hai: Đỗ Phủ – quê ở đất Đỗ Lăng, thuộc phủ Tương Dương – lúc tản cư sang Hoa Châu, đất Thục (Tứ Xuyên), bâng khuâng không biết quê nhà ra sao.
Câu ba: Khi quân triều đình chiếm lại thành Lạc Dương, Đỗ Phủ trở về quê nhà nhưng không thấy người quen biết lúc trước.
Câu bốn: Lúc đó ông mới biết quê hương bị tàn phá vì chiến tranh nên mới làm bài Phục sầu (Lại buồn).
(1) Có bản chép Kim bảng quải danh thì
7. Triết lý Phật học
Nói đến những bài tứ tuyệt về đề tài Phật giáo, văn học thời Lý ở Việt Nam có nhiều bài tiêu biểu của những vị đại thiền sư
Dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) bên Việt Nam, có một vị cao tăng rất nổi tiếng đó là Đạo Hạnh thiền sư. Bài thơ nói về khi thiền sư Đạo Hạnh sắp tịch có nhiều đệ tử khóc lóc thương tiếc, ngài khuyên rằng: Đời người như thời tiết bốn mùa thay đổi. Mùa thu đến chẳng báo tin cho cánh nhạn bay về. Kiếp người cũng vậy, khi chấm dứt cũng chẳng nên lấy làm đại sự. Ngài khuyên các môn đề đừng đau khổ xót xa trước sự ra đi của ngài: Cái chết của người thầy già là cơ hội cho các vì sư trẻ tiến lên thay thế.
Bài thơ này không có điều khó hiểu, nhưng muốn bình giảng cặn kẽ thì ta phải đề cập đến triết lý cơ bản của Phật học. Huyền Trang (Trần Vĩ hay Đường Tam Tạng) bỏ ra 13 năm ròng rã tây du để tìm hiểu Phật đạo, chép lại trong Tâm kinh [TKinh] vỏn vẹn có 260 chữ. Tâm kinh là tinh hoa cô động của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn, trong Tâm kinh của Ngài có câu:
“Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử (1) ! Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không. Không tức thị Sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.”
(Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.)
Ngũ Uẩn trong bài kinh là năm điều ràng buộc (Uẩn - aggregate, sợi gai kết thành bó). Đó là: Sắc (form), Thọ (sensation), Tưởng (perception), Hành (impression) và Thức (conscience). Sắc là hình thế, vật lý của vạn vật, cũng là hiện thể của cái Có (hữu – being).Không có nghĩa là trái với sự có (vô), mà còn có nghĩa là khoảng trống rỗng (emptiness).
Sắc Không ẩn hiện có nghĩa như câu “Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc” trong bài kinh dạy. Trần thường cứ xoay là chuyện đời có chân lý luân hồi, bánh xe tuần hoàn vẫn cứ xoay mãi. Nếu ta hiểu được chân lý Phật học, tâm trống trải (tâm không), lòng bỏ qua sắc tướng thì có gì trên cõi đời tạm bợ này – kể cả thân xác của mình – là đáng nói và để sầu thương?
(1). Xá lợi tử là một trong thập đại đồ đệ của đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
Trong bài thơ này phải hiểu rằng hữu nghĩa là có và chính là sắc, còn không nghĩa là không có (vô). Tức là “Có không khác Không. Không không khác Có. Có chính là Không. Không chính là Có”. Có hiểu được ý nghĩa của kinh Phật thì hiểu ý được bài thơ một cách dễ dàng.
Trước cám dỗ ở đời đối với người tu hành, trong bài Thị Tật của thiền sư Giác Hải, hoa điệp (hoa bướm) được nhắc đi nhắc lại trong cả bốn câu trong bài tứ tuyệt.
Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), là một vì anh quân và là một anh hùng dân tộc mà sử sách còn nhắc lại qua hai cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (năm 1285 và 1297), ngài còn để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Bài Kệ vân trong bài phú Cư trần lạc đạo phú, nhà vua chứng tỏ ngài có một tâm hồn đạt đạo:
Câu một: Trong cõi trần gian nhiều điều trái tai gai mắt và lòng vẫn vui với đạo.
Câu hai: đói thì ăn, khi mệt thì ngủ, đó là hành động tùy duyên theo lẽ tự nhiên.
Câu ba: Trong nhà có sẵn ngọc báu thì đừng tìm kiếm gì nữa. Trong mỗi người chúng ta điều có thiện tính – thiện tâm ở tại lòng ta – giống như một ngọc báu trong nhà. Đây là triết lý “tu tại gia” và “Phật tức tâm, tâm tức Phật”, đừng kiếm chi nơi đâu xa xôi vì Phật ở ngay trong nhà (hay tâm của ta).
Câu bốn: Đối với cảnh đời thế sự phức tạp, giữ sao cho lòng mình không dấy động – tịnh tâm – không màng thế sự, được như thế không cần thiền làm gì nữa.
Không Lộ thiền sư (? – 1119) là một vị cao tăng cũng dưới thời nhà Lý. Xuất xứ từ gia đình làm nghề chài lưới, ông hiểu rõ đời sống của xóm chài và ông có bài tiêu biểu Ngư nhàn để lại cho hậu thế.
Nói đến những bài tứ tuyệt về đề tài Phật giáo, văn học thời Lý ở Việt Nam có nhiều bài tiêu biểu của những vị đại thiền sư
Thị tịch – Đạo Hạnh Thiền Sư [TTich]
Thu lai bất báo nhạn lai qui,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến chước,
Cổ sư kỷ độ tác kim sư.
示寂 – 道行禪師
秋來不報雁來歸,
冷笑人間暫發悲。
為報門人休戀著,
古師幾度作今師。
Thu sang chẳng báo nhạn về,
Ngẫm cười mấy kẻ vụng về xót xa,
Môn sinh hãy chớ khóc ta,
Thầy xưa mấy độ hóa là thầy nay.
(Lời trối truớc khi tịch – LHP phóng tác)
Thu lai bất báo nhạn lai qui,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến chước,
Cổ sư kỷ độ tác kim sư.
示寂 – 道行禪師
秋來不報雁來歸,
冷笑人間暫發悲。
為報門人休戀著,
古師幾度作今師。
Thu sang chẳng báo nhạn về,
Ngẫm cười mấy kẻ vụng về xót xa,
Môn sinh hãy chớ khóc ta,
Thầy xưa mấy độ hóa là thầy nay.
(Lời trối truớc khi tịch – LHP phóng tác)
Dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) bên Việt Nam, có một vị cao tăng rất nổi tiếng đó là Đạo Hạnh thiền sư. Bài thơ nói về khi thiền sư Đạo Hạnh sắp tịch có nhiều đệ tử khóc lóc thương tiếc, ngài khuyên rằng: Đời người như thời tiết bốn mùa thay đổi. Mùa thu đến chẳng báo tin cho cánh nhạn bay về. Kiếp người cũng vậy, khi chấm dứt cũng chẳng nên lấy làm đại sự. Ngài khuyên các môn đề đừng đau khổ xót xa trước sự ra đi của ngài: Cái chết của người thầy già là cơ hội cho các vì sư trẻ tiến lên thay thế.
oOo
Vô tật thị chúng – Viên Chiếu thiền sư [VTTC]
Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện nhậm thôi di
無疾示眾 – 圓照禪師
身如墻壁圮頹時
舉世匆匆孰不悲
若達心空無色相
色空隱現任推移
Thân như vách đổ than chi,
Thói đời vẫn thế có gì sầu thương.
Lòng không sắc tướng tâm tường,
Sắc không ẩn hiện, trần thường cứ xoay.
(Không bệnh bảo mọi người – LHP phóng tác)
Vô tật thị chúng – Viên Chiếu thiền sư [VTTC]
Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện nhậm thôi di
無疾示眾 – 圓照禪師
身如墻壁圮頹時
舉世匆匆孰不悲
若達心空無色相
色空隱現任推移
Thân như vách đổ than chi,
Thói đời vẫn thế có gì sầu thương.
Lòng không sắc tướng tâm tường,
Sắc không ẩn hiện, trần thường cứ xoay.
(Không bệnh bảo mọi người – LHP phóng tác)
Bài thơ này không có điều khó hiểu, nhưng muốn bình giảng cặn kẽ thì ta phải đề cập đến triết lý cơ bản của Phật học. Huyền Trang (Trần Vĩ hay Đường Tam Tạng) bỏ ra 13 năm ròng rã tây du để tìm hiểu Phật đạo, chép lại trong Tâm kinh [TKinh] vỏn vẹn có 260 chữ. Tâm kinh là tinh hoa cô động của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn, trong Tâm kinh của Ngài có câu:
“Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử (1) ! Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không. Không tức thị Sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.”
(Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.)
Ngũ Uẩn trong bài kinh là năm điều ràng buộc (Uẩn - aggregate, sợi gai kết thành bó). Đó là: Sắc (form), Thọ (sensation), Tưởng (perception), Hành (impression) và Thức (conscience). Sắc là hình thế, vật lý của vạn vật, cũng là hiện thể của cái Có (hữu – being).Không có nghĩa là trái với sự có (vô), mà còn có nghĩa là khoảng trống rỗng (emptiness).
Sắc Không ẩn hiện có nghĩa như câu “Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc” trong bài kinh dạy. Trần thường cứ xoay là chuyện đời có chân lý luân hồi, bánh xe tuần hoàn vẫn cứ xoay mãi. Nếu ta hiểu được chân lý Phật học, tâm trống trải (tâm không), lòng bỏ qua sắc tướng thì có gì trên cõi đời tạm bợ này – kể cả thân xác của mình – là đáng nói và để sầu thương?
(1). Xá lợi tử là một trong thập đại đồ đệ của đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
oOo
Hữu không – Đạo Hạnh Thiền Sư [HK]
Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
有空 – 道行禪師
作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Bảo có, hạt bụi cũng là có,
Rằng không, tất cả đó là không.
Có không như bóng trăng dưới nước,
Đừng chắc có, không hẳn gì không!
(Có không – LHP phóng tác)
Tương tự như bài Vô tật thị chúng, bài Hữu không của Đạo Hạnh Thiền Sư còn nhắc lại
Hữu không – Đạo Hạnh Thiền Sư [HK]
Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
有空 – 道行禪師
作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Bảo có, hạt bụi cũng là có,
Rằng không, tất cả đó là không.
Có không như bóng trăng dưới nước,
Đừng chắc có, không hẳn gì không!
(Có không – LHP phóng tác)
Trong bài thơ này phải hiểu rằng hữu nghĩa là có và chính là sắc, còn không nghĩa là không có (vô). Tức là “Có không khác Không. Không không khác Có. Có chính là Không. Không chính là Có”. Có hiểu được ý nghĩa của kinh Phật thì hiểu ý được bài thơ một cách dễ dàng.
oOo
Thị đệ tử – Vạn Hạnh thiền sư [TĐT]
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn vật xuân vinh thu hựu khô.
Nhiệm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
示弟子 – 萬行禪師
身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯。
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪。
Thân như ánh chớp có không,
Xuân sang cây lá trổ bông, thu tàn.
Thịnh suy có lúc đừng than,
Như sương trên cỏ đọng tan mấy hồi.
(Bảo học trò – LHP phóng tác)
Cũng đề tài “Có không khác Không. Có chính là Không.”, bài Thị đệ tử đề cập “hữu hoàn vô” (Có thành Không).
Thị đệ tử – Vạn Hạnh thiền sư [TĐT]
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn vật xuân vinh thu hựu khô.
Nhiệm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
示弟子 – 萬行禪師
身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯。
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪。
Thân như ánh chớp có không,
Xuân sang cây lá trổ bông, thu tàn.
Thịnh suy có lúc đừng than,
Như sương trên cỏ đọng tan mấy hồi.
(Bảo học trò – LHP phóng tác)
oOo
Trước cám dỗ ở đời đối với người tu hành, trong bài Thị Tật của thiền sư Giác Hải, hoa điệp (hoa bướm) được nhắc đi nhắc lại trong cả bốn câu trong bài tứ tuyệt.
Thị Tật – Giác Hải Thiền Sư [TTat]
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp ứng tâm trì.
示疾 – 覺海禪師
春來花蝶善知時,
花蝶應須共應期。
花蝶本來皆是幻,
莫須花蝶向心持。
Xuân về hoa bướm quen thì,
Hoa cười bướm lượn đúng kỳ lả lơi.
Bướm hoa hư ảo cõi đời,
Mặc cho hoa bướm, chẳng dời dạ ta.
(Dạy khi bị bệnh – LHP phóng tác)
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp ứng tâm trì.
示疾 – 覺海禪師
春來花蝶善知時,
花蝶應須共應期。
花蝶本來皆是幻,
莫須花蝶向心持。
Xuân về hoa bướm quen thì,
Hoa cười bướm lượn đúng kỳ lả lơi.
Bướm hoa hư ảo cõi đời,
Mặc cho hoa bướm, chẳng dời dạ ta.
(Dạy khi bị bệnh – LHP phóng tác)
oOo
Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), là một vì anh quân và là một anh hùng dân tộc mà sử sách còn nhắc lại qua hai cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (năm 1285 và 1297), ngài còn để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Bài Kệ vân trong bài phú Cư trần lạc đạo phú, nhà vua chứng tỏ ngài có một tâm hồn đạt đạo:
Kệ vân (Cư trần lạc đạo phú) – Trần Nhân Tông [KV]
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
偈云, 居塵樂道賦 – 陳仁宗
居塵樂道且隨緣
饑則餐兮困則眠
家中有寶休尋覓
對景無心莫問禪
Cõi đời vui đạo tùy duyên,
Đói ăn mệt ngủ, chẳng phiền điều chi,
Trong nhà ngọc sẵn tìm gì?
Vô tâm trước cảnh, hỏi chi đến thiền!
(Câu kinh kệ – LHP phóng tác)
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
偈云, 居塵樂道賦 – 陳仁宗
居塵樂道且隨緣
饑則餐兮困則眠
家中有寶休尋覓
對景無心莫問禪
Cõi đời vui đạo tùy duyên,
Đói ăn mệt ngủ, chẳng phiền điều chi,
Trong nhà ngọc sẵn tìm gì?
Vô tâm trước cảnh, hỏi chi đến thiền!
(Câu kinh kệ – LHP phóng tác)
Câu một: Trong cõi trần gian nhiều điều trái tai gai mắt và lòng vẫn vui với đạo.
Câu hai: đói thì ăn, khi mệt thì ngủ, đó là hành động tùy duyên theo lẽ tự nhiên.
Câu ba: Trong nhà có sẵn ngọc báu thì đừng tìm kiếm gì nữa. Trong mỗi người chúng ta điều có thiện tính – thiện tâm ở tại lòng ta – giống như một ngọc báu trong nhà. Đây là triết lý “tu tại gia” và “Phật tức tâm, tâm tức Phật”, đừng kiếm chi nơi đâu xa xôi vì Phật ở ngay trong nhà (hay tâm của ta).
Câu bốn: Đối với cảnh đời thế sự phức tạp, giữ sao cho lòng mình không dấy động – tịnh tâm – không màng thế sự, được như thế không cần thiền làm gì nữa.
oOo
Không Lộ thiền sư (? – 1119) là một vị cao tăng cũng dưới thời nhà Lý. Xuất xứ từ gia đình làm nghề chài lưới, ông hiểu rõ đời sống của xóm chài và ông có bài tiêu biểu Ngư nhàn để lại cho hậu thế.
Ngư nhàn – Không Lộ Thiền Sư [NN]
Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.
Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.
漁閒 – 空露禪師
萬里清江萬里天,
一村桑柘一村煙。
漁翁睡羞無人喚,
過午醒來雪滿船。
Muôn dặm sông xanh, vạn dặm trời,
Làng dâu một xóm, khói đầy vơi.
Ngư ông say ngủ không người gọi,
Quá trưa thức giấc tuyết đầy rơi.
(Ngư nhàn – LHP phóng tác)
Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.
Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.
漁閒 – 空露禪師
萬里清江萬里天,
一村桑柘一村煙。
漁翁睡羞無人喚,
過午醒來雪滿船。
Muôn dặm sông xanh, vạn dặm trời,
Làng dâu một xóm, khói đầy vơi.
Ngư ông say ngủ không người gọi,
Quá trưa thức giấc tuyết đầy rơi.
(Ngư nhàn – LHP phóng tác)
III. Thay lời cuối
Lý Hữu Phước biên soạn,
Mùa Giáng Sinh, năm Mậu Tý 2008.
Đọc lại vần thơ Đường,
như xem chồng sách cũ:
Để nhớ về cảnh xưa,
có ánh trăng cùng bóng,
với nước chảy hoa rơi,
cảnh bao la đất trời,
giữa tình người vạn cổ,
say trong rượu và thơ...
Chợt nghĩ đến một thời,
thuở mới biết mộng mơ...
Nửa đêm tỉnh giấc trăng mờ,
Hồn quê trong mộng, lòng vơ vẩn sầu.
Người xưa cảnh cũ còn đâu?
Xa xôi đất khách thâm sâu mối tình.
(Đọc thơ Tứ tuyệt – LHP)
như xem chồng sách cũ:
Để nhớ về cảnh xưa,
có ánh trăng cùng bóng,
với nước chảy hoa rơi,
cảnh bao la đất trời,
giữa tình người vạn cổ,
say trong rượu và thơ...
Chợt nghĩ đến một thời,
thuở mới biết mộng mơ...
Nửa đêm tỉnh giấc trăng mờ,
Hồn quê trong mộng, lòng vơ vẩn sầu.
Người xưa cảnh cũ còn đâu?
Xa xôi đất khách thâm sâu mối tình.
(Đọc thơ Tứ tuyệt – LHP)
Lý Hữu Phước biên soạn,
Mùa Giáng Sinh, năm Mậu Tý 2008.
No comments:
Post a Comment