Wednesday, February 15, 2017

Trương Lương Ẩn Sơn

Trương Lương Ẩn Sơn
Trương Lương Ở Ẩn Trong Núi
Dần
Trung Bình
Lời thơ
Như túy ẩm tửu, chỉ nghi thủ cựu
Trực đãi thời lai, vô tai vô cữu
Ý nghĩa
Muốn lên lầu cao vào nhà sâu để tránh tai họa, nhưng gai nhọn xung quanh lại nhiều như rừng. Nếu muốn tìm người khác giúp đỡ, cũng phải chọn đối tượng tốt, không nên để bản thân tiếp tục lâm vào hoàn cảnh mất nhiều hơn được.
Lời thẻ
Thừ quái thủ cựu tùy thời chi tượng.
Phàm sự đãi thời tắc cát
Ý nghĩa
Thẻ này là thẻ Trung Bình.
Trong lúc đúng sai còn chưa rõ, thì nên giả bộ ngây ngô như người đã uống rượu say rồi mà còn đòi uống nữa, nên giữ nguyên hiện trạng, chờ đợi thời cơ đến rồi hãy thay đổi, như thế mới có thể tránh được tai họa.

Quẻ này là tượng giữ nguyên hiện trạng và thuận theo thời thế. Những việc mong cầu phải chờ đợi thời cơ mới có kết quả tốt đẹp.

Phápluật:
Sẽ bị thua thiệt.

<> 

http://xemboituong.com/

Đây là quẻ Quan Âm thứ 59 được xây dựng trên điển cố: Trương Lương ẩn sơn hay Trương Lương ở ẩn trong núi.
Quẻ này trung bình, là quẻ thuộc cung Dần. Ý quẻ đã rõ: nên giữ nguyên hiện trạng như bây giờ, theo dõi và chời đợi thời cơ thích hợp đến thì hẵng hành động, hẵng thay đổi như thế mới tránh được những việc không mong muốn. Nếu muốn tìm người giúp đỡ, cũng phải chọn lựa kỹ càng để có được đối tượng tốt.
Thử quái thủ cựu tùy thời chi tượng. Phàm sự đãi thời tắc cát.

Điển cố quẻ Quan Âm: Trương Lương ẩn sơn

Trương Lương (không rõ năm sinh -186 tr.CN) là người Thành Phụ, sống vào cuối thời nhà Tần. Là con cháu của dòng dõi quý tộc nước Hàn, Trương Lương rất oán hận nhà Tần, ông đã bán gia sản, mua chuộc thích khách, tìm cơ hội hành thích Tần Thủy Hoàng.
Năm Thủy Hoàng thứ 29 (tức năm 218 tr.CN), Tần Thủy Hoàng đi tuần phương đông, đến đất Lương Ngụy. Trương Lương đã xem xét địa thế ở vùng đất đó từ trước. Sáng sớm hôm đó, Trương Lương và một gã trai tráng mai phục trước ở Bạc Lãng Sa là nơi mà Tần Thủy Hoàng chắc chắn sẽ đi qua trên đường tuần du, chuẩn bị hành thích Tần Thủy Hoàng.
Khi đội ngũ tuần du của Tần Thủy Hoàng đã đến gần họ, gã trai tráng liền cầm cây chùy bằng sắt lớn ném về phía chiếc xe Tần Thủy Hoàng ngồi, tiếc rằng không trúng, chỉ đánh trúng chiếc xe bên cạnh. Tần Thủy Hoàng vừa sợ hãi vừa tức giận, ra lệnh truy nã trong toàn quốc, nhưng tìm kiếm liên tục trong suốt mười ngày mà vẫn không thấy nghi phạm. Trương Lương nổi danh từ đó.
Trương Lương đi theo Lưu Bang, trở thành quân sư cho Lưu Bang. Ông lập mưu tính kế, trợ giúp cho Lưu Bang lập nên chính quyền nhà Hán. Trong khi Lưu Bang và Hạng Vũ giao chiến, có người kiến nghị rằng: Chi bằng hãy tấn phong cho sáu nước trước đây, khiến cho hộ đều được độc lập mà chống lại Hạng Vũ. Lưu Bang nghe vậy cũng dao động, liền sai người mau chóng khắc ấn và ngọc tỷ đi du thuyết. Nhưng Trương Lương đã phản đối việc đó với lý do để tránh đại họa cho đời sau. Sau khi đánh bại Hạng Vũ, có người kiến nghị xây dựng kinh đô ở Trường An, nhưng bị quần thần phản đối. Lưu Bang hỏi ý kiến Trương Lương, Trương Lương cho rằng điều kiện của Trường An tốt hơn Lạc Dương, vì thế chọn kinh đô là Trường An.
Sau khi Hạng Vũ chết không lâu, nhà Hán được xác lập, nhưng lại chậm trễ trong việc luận công ban thưởng. Một hôm, Lưu Bang ờ trong cung, thấy một nhóm bề tôi đang tụ tập bàn tán. Lưu Bang hỏi Trương Lương xem các bề tôi đang bàn tán điều gì, Trương Lương trả lời rằng, do chậm trễ chưa ban thưởng phong tước, nên quần thần đang bàn bạc xem sẽ tạo phản như thế nào. Câu trả lời khiến cho Lưu Bang hoảng hốt, bèn hỏi xem cách giải quyết như thế nào, Trương Lương hỏi Lưu Bang: “Chúa công oán hận ai nhất?” Lưu Bang nói: “Ung xỉ, vì hắn thường làm nhục ta!” Trương Lương nói: “Xin chúa công lập tức trọng thưởng cho Ung Xỉ!” Lưu Bang lập tức làm theo. Sau khi chuyện này truyền ra, quần thần cho rằng: Đến Ung xỉ là người mà chúa công oán hận nhất còn được ban thưởng, nên chắc chắn phần của mình cũng không thể quá ít ỏi, vì thế đã từ bỏ ý đồ tạo phản.
Lúc luận công phong tước, Lưu Bang cho Trương Lương tự chọn cho mình ba vạn hộ ở nước Tề làm thực ấp, nhưng Trương Lương từ chối, xin được phong cho đất Lưu (nay là huyện Bái tỉnh Giang Tô) là nơi gặp gỡ Lưu Bang trước kia, Lưu Bang đồng ý. Trương Lương từ đó được gọi là Lưu Hầu. Sở dĩ Trương Lương từ chối đất phong, là vì sau khi nước Hàn mất, gia tộc của ông bại vong, thân là kẻ áo vải, mà được liệt vào hàng vương hầu, nên thấy thế là đủ lắm rồi.
Thấy chính quyền nhà Hán ngày càng vững chắc, mục đích chính trị “báo thù cho nước Hàn trước nước Tần” và mục tiêu cá nhân “được phong vạn hộ, vào hàng vương hầu” của mình đã đạt đưực, lại thêm bản thân bệnh tật kéo dài, cơ thể suy nhược, lại tận mắt trông thấy kết cục bi thảm của những bề tôi có công như Bành ViệtHàn Tín, liên tưởng đến tình cảnh của Phạm LãoVăn Chủng sau khi nước Việt thắng lợi, người thì bỏ trốn, người thì chết, Trương Lương đã ngộ ra đạo lý “thỏ hết thì giết chó săn, chim hết thì bỏ cung tốt”, vì thế tự xin lui về, từ bỏ mọi chuyện nhân gian, chuyên tâm tu đạo, nuôi dưỡng tinh chất, sùng chuộng cái học Hoàng Lão, ở ấn tu luyện để thành tiên.
Tương truyền sau khi Trương Lương thành tiên, trong Đạo giáo có địa vị là “Thái Huyền Đồng Tử”, thường làm bạn với Thái Thượng Lão Quân ở Thái Thanh. Cháu của ông là Trương Đạo Lăng cũng đắc đạo thành tiên.
<>
http://kienthuc.net.vn/tham-cung/bi-an-la-so-tu-vi-cua-truong-luong-han-tin-221499.html

Trương Lương xuất thân trong dòng họ nhiều đời làm quan lớn ở nước Hàn. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, nước Hàn cũng chung số phận bị tiêu diệt. Trương Lương bèn đem hết gia sản để chiêu mộ tráng sĩ làm thích khách giết Tần Thủy Hoàng để báo thù. Tuy nhiên vụ ám sát không thành công nên ông phải lẩn trốn.

Năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần, Trương Lương cũng tụ tập hơn trăm trai tráng hưởng ứng. Năm 208, trên đường sang đất Sở để yết kiến Sở vương Cảnh Câu thì Trương Lương gặp Lưu Bang bèn theo Lưu Bang. Từ đây, ngày đêm Trương Lương bàn địch mưu kế giúp Lưu Bang lần lượt thâu tóm thiên hạ. 
Trương Lương được Lưu Bang cho tùy chọn ba vạn hộ ở đất Tề nhưng ông chỉ xin được phong tước hầu ở đất Lưu. Được ít lâu, Lương cũng xin cáo quan, xa rời vinh hoa để đi ngao du sơn thủy, con ông thế tập tước hầu.
Sách Tử Vi nghiệm lý  viết về Trương Lương đã luận giải: “Trương Lương là một chí sĩ ở trong cái thế quốc phá gia vong ,làm việc nghĩa vụ (Tử - Phủ - Hổ cung Dần), cái Thân ở Tuất mới đúng thật là Trương Lương (Vũ khúc), một nghĩa sĩ có thực lực thông văn, đạt võ (Khoa – Quan phù). Thật ra, ông không phải là một viên tướng có sức địch lại muôn người, mà vẫn phải đóng vai trò lao tâm khổ trí của Liêm -Tướng. Ông chỉ là người trù hoạch các cơ cấu chính yếu để bình thiên hạ, đắc nhân tâm, đắc chính nghĩa, tiếng tăm hiển hách (Thái tuế). 
Cái điều quan trọng mà người đời thường ca tụng nơi ông ở cái chỗ biết thức thời, không ham phú quý. Sau khi thành công thì ông chu du thiên hạ để hưởng cái thú thanh cao của kẻ sĩ. Đó là cái Thân của tuổi Giáp Ngọ đóng cung Tuất: cái vị trí của người thức thời”.
ĐạiHảiThủy*ThạchLựuMộc
16/02/2017
ThứNăm

No comments:

Post a Comment