http://www.chuaphuochue.com/AnSiToanThu-t1-AmChatVan-qThuong.pdf
:::
Sau khi chết không có nô tì1
Thời Nam Bắc triều, ở Bắc Tề có viên quan
họ Lương, nhà hết sức giàu có. Lúc sắp chết
bảo vợ con rằng: “Ta bình sinh yêu thích một nô tỳ
với con ngựa hay, các người phải vì ta mà chôn theo
khi tống táng.”
Sau khi họ Lương chết, người nhà liền dùng bao
chứa đầy đất đè lên người đứa nô tỳ, ngạt thở mà chết.
Riêng con ngựa còn đợi đó, chưa giết. Nô tỳ chết được
4 ngày thì bỗng nhiên sống lại, kể rằng:
1
Trích từ sách Pháp uyển châu lâm - 法苑珠林. (Chú giải của soạn
giả) Xem Pháp uyển châu lâm – Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh,
tập 53, kinh số 2122, quyển 36, bắt đầu từ dòng 19 trang 577, tờ
c. Đoạn kể lại ở đây có lược bỏ một vài chi tiết nhỏ.
“Tôi chết rồi, hồn đi đến phủ Diêm vương, ở bên
ngoài cửa ngủ lại một đêm. Sáng hôm sau, nhìn thấy
ông chủ bị xiềng xích gông cùm, có người áp giải vào.
Ông chủ bảo tôi rằng: ‘Ta cứ tưởng sau khi chết cũng
cần dùng đến nô tỳ, nên mới dặn người nhà cho ngươi
xuống, đâu có ngờ đến hôm nay thì mỗi người đều tự
chịu khổ não, chẳng liên quan gì đến nhau. Ta sẽ thỉnh
cầu quan thả ngươi về. ’
“Ông chủ nói rồi phải vào trong điện. Tôi đứng bên
ngoài liền ghé mắt nhìn trộm vào, thấy có vị quan tra
hỏi quân lính rằng: ‘Hôm qua ép ra được nhiều ít mỡ?’
Quân lính thưa: ‘Được 8 đấu.’ Quan dạy rằng: ‘Tên họ
Lương đó cần phải ép tiếp, hãy ép cho ra đủ một thạch1
sáu đấu mỡ.’ Ông chủ lập tức bị dẫn đi, không kịp mở
miệng nói điều gì.
“Hôm sau lại thấy ông chủ bị dẫn đến, nhưng vẻ
mặt có phần hoan hỷ. Quan tra hỏi: ‘Có ép được mỡ
không?’ Quân lính đáp: ‘Dạ không.’ Quan hỏi nguyên
do, quân lính thưa: ‘Người nhà ông ấy thỉnh chư tăng
tụng kinh lễ Phật, mỗi khi nghe tiếng kinh kệ thì đà
sắt tự gãy lìa, nên không ép ra được mỡ.’ Ông chủ nhân
lúc đó liền lên tiếng xin tha cho tôi về, lại nhờ nhắn lời
1
Pháp uyển châu lâm chép là “một hộc sáu đấu” (一斛六斗), tuy
cách gọi khác nhưng vẫn tương đồng, mỗi hộc hay mỗi thạch ở
đây đều được hiểu là 10 đấu.
An Sĩ toàn thư
438 439
Giảng rộng bài văn Âm chất - Quyển thượng
về với người nhà rằng: ‘Nhờ các người làm điều phước
thiện nên ta được thoát nỗi khổ lớn, nhưng giờ thật
chưa thoát hết tội, mong các người tiếp tục vì ta tụng
kinh, tạo tác tượng Phật, ta nhờ đó có thể được giải
thoát. Từ nay về sau tuyệt đối không được sát sinh để
cúng tế, chẳng những ta không hề được hưởng những
thứ ấy, mà ngược lại còn phải chịu tăng thêm tội khổ.’”
Lời bàn
Sau khi chết rồi không thể sử dụng nô tỳ, cũng
giống như sau khi nghỉ việc quan thì không thể sai
khiến những kẻ giúp việc trong nha môn. Còn như
việc tụng kinh có thể tạo phước, làm việc sát sinh ắt
gây họa cho người chết, lẽ ấy cũng là đương nhiên.
::
Nhẫn chịu được điều khó nhẫn1
Triều Minh có quan Tư đồ là Mã Sâm. Cha ông
đến năm 40 tuổi mới sinh con. Con lên 5 tuổi,
dung mạo xinh đẹp, cả nhà đều thương yêu trân quý
như châu ngọc. Một hôm, đứa tớ gái bế ra ngoài chơi,
sẩy tay làm té ngã bị một vết thương trên trán phía
bên trái mà chết. Cha ông lúc đó nhìn thấy mọi việc,
lập tức gọi đứa tớ gái bảo chạy trốn đi, rồi tự tay bế
xác con vào nhà. Mẹ ông đau đớn kinh hồn, nặng tay
xô đẩy cha ông té ngã nhiều lần, quyết tìm cho ra con
tớ gái mà đánh cho đến chết, nhưng nó đã chạy xa rồi.
Đứa tớ gái chạy về nhà cha mẹ, kể thật sự tình.
Cha mẹ nó vô cùng cảm động trước sự tha thứ của ông
chủ, ngày đêm thành tâm cầu nguyện cho ân nhân
mình sớm sinh quý tử. Năm sau, quả nhiên ông sinh
được Mã Sâm, trên trán nơi phía bên trái có một vết
sẹo màu đỏ rất rõ.
Lời bàn
Nô tỳ mắc lỗi, còn lỗi nào lớn hớn lỗi làm chết con
của chủ? Khoan dung tha thứ, còn có cách nào hơn là
buông thả cho đi mất? Kẻ đã làm chết đứa con hiếm
muộn lúc tuổi về già của mình, lại thả cho đi không
bắt tội, cũng xem như mất hẳn đứa nô tỳ. Nuôi dưỡng
1
Trích từ sách Khuyến trừng lục - 勸懲集. (Chú giải của soạn giả)
được tâm địa như thế, ví như đứa con mà chẳng đủ
phước làm đến chức quan Tư đồ, ắt người cha ấy cũng
đã thay con mà trồng được cội phước rồi. Bằng như
ngược lại, chủ nhân vì con cái mình mà đánh đập,
trách phạt tôi tớ, chẳng qua chính là làm tổn hại đến
phước thọ của con mình đó thôi.
:::
Phụ đính: Nghiêm cấm sách khiêu dâm
1
Nhan Quang Trung nói rằng: “In ấn phổ biến
các sách khiêu dâm, dụ dỗ dẫn dắt kẻ ăn
chơi, đó là những việc giết người không cần đổ máu.
Khi có bậc thánh nhân ra đời, nhất định sẽ gấp rút
gồm thu thiêu hủy hết thảy các sách dâm ô tà đạo,
cũng như các bản gỗ
2
dùng để in ấn chúng. Những
kẻ tham gia việc in ấn lưu hành đều phải xử tội thật
nặng, xem đồng với tội phạm năm điều đại nghịch,
không thể miễn giảm tha thứ. Có như vậy thì phong
tục mới được thuần mỹ, mà nền nếp tri thức mới duy
trì được theo đường ngay nẻo chính.”
Viên Tử Phàm cũng có nói rằng: “Người nào làm
việc thu gom các sách dâm ô tà đạo, khích động bạo lực 1
Trích từ sách Gia đình bảo phạt. (Chú giải của soạn giả)
2
Việc in ấn ngày xưa được thực hiện bằng cách khắc chữ ngược
lên các phiến gỗ, dùng mực bôi đều rồi in vào giấy. Vì thế, muốn
in một quyển sách trước hết phải thực hiện việc khắc bản gỗ. Bản
gỗ này cũng được lưu trữ để sử dụng nhiều lần.
An Sĩ toàn thư
450 451
Phụ đính: Nghiêm cấm sách khiêu dâm
để thiêu hủy hết đi, sẽ được phước báo con cháu nhiều
đời đều có lòng trung hiếu tiết nghĩa. Người nào ưa
thích đọc các tiểu thuyết khiêu dâm, lại mang những
sách khiêu dâm, bạo lực v.v... cất giữ cùng một nơi với
các sách của thánh hiền, sẽ chịu quả báo con cháu
nhiều đời ham mê dâm dục. Người nào làm việc in ấn
lưu hành hoặc mua bán các sách khiêu dâm, bạo lực...
để trục lợi, sẽ chịu quả báo con cháu nhiều đời hèn
kém hạ tiện.”
Tất Hiệu Lương nói: “Những quyển sách khiêu
dâm quả thật là lưỡi dao sắc bén giết chết người. Chỉ
mong sao cho các em thanh niên thiếu nữ con em
chúng ta, một khi nhìn thấy những loại sách độc hại
chết người ấy thì lập tức xé nát, thiêu hủy. Nếu gặp
bạn bè xấu đam mê những thứ ấy thì xa lánh không
giao du nữa. Phải giúp nhau nhắc nhở cảnh giác ngăn
ngừa, đừng để rơi vào cái nguy cơ giết người không
hình trạng đó.
“Nay tôi khẩn thiết cúi đầu có lời thưa trước chư
vị trong ngành xuất bản cùng giới văn nhân trước tác,
ai trong chúng ta cũng đều có con em, chồng vợ, sao
lại nhẫn tâm đẩy những người thân yêu ấy vào nơi tối
tăm u ám, vào con đường dẫn đến tử vong, dứt tuyệt
đường nối dõi dòng tộc?
“Tôi lại khẩn thiết cúi đầu xin thưa với các vị hiệu
trưởng, gia trưởng, các vị đang làm công tác thanh
tra, xin mỗi vị đều tùy lúc tùy thời mà luôn có sự
kiểm tra nghiêm ngặt, thường xuyên khuyên bảo dẫn
dắt, giúp cho những con em thanh niên thiếu nữ của
chúng ta đều tránh xa được chỗ tối tăm, không rơi
vào đường chết.
“Những điều mong mỏi ấy cũng đều tùy thuộc vào
sự thực hành đức độ của các vị trong ngành xuất bản,
các vị văn sĩ trước tác... Nếu như các vị có thể mạnh
mẽ quyết tâm đốt sạch những bản gỗ in sách dâm thư
tà đạo, ném bút không viết ra những sách như thế, tôi
dám chắc rằng hàng con em trong cả nước sẽ cảm kích
mà xem các vị như những bậc đại vĩ nhân, đại mô phạm.
“Nếu như nói rằng các sách khiêu dâm nào hàm
chứa sự báo ứng xấu xa thì người đọc ắt tự có khả
năng nhận biết mà cảnh giác, tránh xa; vậy xin hỏi có
sách khiêu dâm nào mà không hàm chứa quả báo xấu,
tại sao chỉ riêng thấy người đọc ngày càng bị lôi cuốn
đam mê đắm chìm trong đó?
“Vì thế, tôi lại khẩn thiết cúi đầu trước các vị họa
sĩ, văn sĩ tiểu thuyết gia, xin có lời thưa rằng: Dùng
ngọn bút để mưu sinh thì chọn cách nào mà chẳng
được, cần chi đã khó nhọc lại hoen ố thanh danh, lưu
An Sĩ toàn thư
452 453
Phụ đính: Nghiêm cấm sách khiêu dâm
truyền tiếng xấu, dẫn dắt xã hội vào con đường tối tăm
u ám, bẫy thanh niên vào chỗ tử vong; chỗ học rộng
sâu mà chạy theo mối lợi thật quá ư nhỏ nhoi vụn vặt.
Nói về thuyết âm đức, nhân quả, những kẻ thiển cận
ít học đều cho là mơ hồ khó thấy, nhưng trong sách vở,
truyện tích của chư vị thánh hiền, 24 bộ chính sử,1
hết
thảy đều có ghi chép đầy đủ rõ ràng. Huống chi, các
bậc hiền nhân gần đây nghe thấy, ghi chép lại cũng
rất nhiều. Thế nên tiên sinh Đinh Phúc Bảo mới sưu
tập, lược ghi chép lại nhằm mục đích khuyên dạy răn
nhắc người đời.
“Trong mọi điều xấu tệ, dâm dục là nặng nhất,
hiện tiền không khỏi chịu nhiều báo ứng, sau khi chết
lại phải vĩnh viễn nhận chịu những sự đớn đau khổ sở.
Than ôi, người trong nước lẽ nào lại có thể không hết
sức lưu tâm kinh sợ đối với việc này được sao? Giá như
hiện nay trong nước có được bậc đạo cao đức trọng, đứng
ra tập hợp những người cùng chí hướng, cùng nhau mở
ra hội nghị bàn thảo hoạch định phương pháp bài trừ
các sách khiêu dâm, đồng thời cùng với các vị chức
1
Chỉ các bộ sách, sử được chính thức công nhận qua các thời
đại của Trung Hoa, bao gồm: Sử kí, Hán thư, Hậu hán thư, Tam
quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Nam tề thư, Lương thư, Trần thư,
Ngụy thư, Bắc tề thư, Chu thư, Tùy thư, Nam sử, Bắc sử, Đường
thư (Cựu Đường thư), Tân đường thư, Ngũ đại sử(Cựu Ngũ đại sử),
Tân ngũ đại sử, Tống sử, Liêu sử, Kim sử, Nguyên sử và Minh sử.
sắc, chư tôn giáo phẩm, ban lời khuyên dạy khuyến
khích đọc những sách có nội dung tốt đẹp, lành mạnh,
góp sức lưu truyền rộng rãi, dùng nhiều phương thức
khác nhau để khen thưởng khích lệ, như vậy quả thật
là giúp cho xã hội quốc gia được thấm nhuần những
điều tốt đẹp vô cùng tận. Cứ nghĩ đến việc này, tôi thật
không sao ngăn được cảm xúc trong lòng, chỉ muốn
chí thành dâng hương lễ bái, cầu nguyện sao cho sớm
được thành tựu.”
http://www.chuaphuochue.com/AnSiToanThu-t1-AmChatVan-qThuong.pdf
No comments:
Post a Comment