NHỚ ĐÓ, KHÔNG AI CHẾT CẢ!
Những lần lướt newsfeed, nhìn thấy tin ai đó làm việc ở một network nào đó tự tử vì áp lực, đột quỵ vì deadline, tôi lại run. Như phản ứng đầu tiên của tất cả mọi người, tôi thấy cuộc đời mong manh quá. Và những mong manh ấy, sao mà gần mình quá. Sự gãy đổ như sờ được, thấy được. Những mảnh vỡ như bắn thẳng vào mình, khiến cho mình xước xát, sợ hãi.
Đọc báo hay thấy những bài dạng như: Người Việt lười hơn người khác, làm ít chơi nhiều… Tôi đọc, cũng biết vậy thôi, chứ không biết cụ thể người Việt đó là người Việt nào. Chứ người Việt mà tôi biết hoặc làm việc cùng toàn là những siêu nhân, nên trong bài chia sẻ này, tôi sẽ chỉ nói về người Việt mà mình biết.
Những expats làm việc cùng, không ít người nhận xét với tôi rằng “Bọn mày làm việc khiếp thiệt, bất chấp đêm ngày…” Tôi không biết đấy là lời khen hay chê nữa. Tôi hỏi tiếp, sao vậy? “Ừ, lúc nào deadline cũng gấp, cái gì cũng gấp. OT là một chuyện quá sức hiển nhiên. Nguyên một team thức 2,3 đêm là bình thường. Nửa đêm gửi email. Cuối tuần gọi điện thoại. Tụi mày không có cuộc đời riêng sao?”
Tụi mày không có cuộc đời riêng sao?
Những tháng lang thang đây đó nước này nước khác, tôi quan sát cuộc đời của bạn bè mình – những người làm trong các ngành cực kỳ áp lực như quảng cáo tiếp thị, tài chính, y… ở những siêu đô thị của hành tinh này. New York, San Francisco, Singapore, Bangkok… Thiệt tình, tôi chưa thấy ai bận nát mặt nát mày như bạn bè ở Sài Gòn. Hoặc ở SG tôi toàn chơi/gặp mấy đứa bị điên. Bạn siêu đô thị, tối này cũng về nhà lúc 7 giờ tập gym nấu ăn đọc sách coi phim. Tôi hỏi không bận sao? Bận chứ, mùa này cao điểm mà. Ủa sao không mang việc về nhà làm? Ê mày điên hả? Tao làm ở công ty chưa đủ sao còn mang về nhà làm?! Tôi hỏi tiếp, không trợ trễ deadline hả? Deadline đặt ra là theo sức người. Deadline gấp thì lôi thêm người vô mà làm. Còn không lôi thêm người vô được thì giãn deadline ra. Vậy thôi, hiểu hem? Cái duy nhứt không được giãn ra chính là bản thân mày. Mày giãn một hồi là mày tiêu một đời, hiểu hem?
Bạn siêu đô thị, cuối tuần đi chơi, đi đạp xe, đi bơi, đi cắm trại. Có tôi qua, họ lấy thêm mấy ngày vacation dẫn tôi đi đây đó. Những ngày lang thang, tuyệt nhiên không có một cú điện thoại công việc nào. Tôi hỏi, lạ quá hén, sao không ai từ office gọi mày hết vậy? Nó chửi tiếp, ê tao lấy vacation mà. Vacation là thời gian của tao, mắc gì office gọi? Tôi nghe vậy cười miết, nhớ những ngày đi chơi với bạn mình, vừa bơi vừa canh điện thoại công ty, năm phút check mail một lần, tối ngồi ở beach bar ôm máy tính làm việc, không biết bị cái giống gì. Bạn siêu đô thị làm mỗi job trên năm năm. Bạn quanh nhà làm mỗi job không qua hăm bốn tháng.
Xong tự nhiên tôi nhận ra, vấn đề không phải mình ở market nào, tình hình công việc sôi động ra sao. Vấn đề là tự mình không biết cân bằng bản thân. Khi những kẻ không biết cân bằng bản thân tụ tập lại tương tác với nhau, ắt sẽ thành một quần thể mất cân bằng.
Mình sẽ rất thản nhiên gọi điện nói chuyện công việc với một người đồng nghiệp đang nghỉ phép đi honeymoon. Bởi vì người khác đã từng làm như vậy với mình. Và mình bắt đầu nghĩ là chuyện đó chấp nhận được.
Mình sẽ rất thản nhiên giao cho staff/supplier/agency của mình công việc vào 5 giờ chiều thứ Sáu, và deadline là 9 giờ sáng thứ Hai. Ừ từ thứ Sáu đến thứ Hai còn thứ Bảy, Chủ Nhật lận mà. Ngành này làm việc weekend là thường, than cái gì mà than.
Mình thản nhiên email lúc 3 giờ đêm, gọi điện lúc 8 giờ tối, vì cho rằng giờ này mình còn làm, mắc gì “tụi nó” không làm?
Mình sẽ rất thản nhiên trêu chọc đồng nghiệp khi họ đi làm về đúng giờ, trong khi cả team còn ngồi lại làm việc tiếp. Mình tưởng ngồi lại làm vậy tới khuya, tới thâu đêm suốt sáng là hay lắm. Hẳn là hay.
Mình sẽ rất thản nhiên giao cho staff/supplier/agency của mình công việc vào 5 giờ chiều thứ Sáu, và deadline là 9 giờ sáng thứ Hai. Ừ từ thứ Sáu đến thứ Hai còn thứ Bảy, Chủ Nhật lận mà. Ngành này làm việc weekend là thường, than cái gì mà than.
Mình thản nhiên email lúc 3 giờ đêm, gọi điện lúc 8 giờ tối, vì cho rằng giờ này mình còn làm, mắc gì “tụi nó” không làm?
Mình sẽ rất thản nhiên trêu chọc đồng nghiệp khi họ đi làm về đúng giờ, trong khi cả team còn ngồi lại làm việc tiếp. Mình tưởng ngồi lại làm vậy tới khuya, tới thâu đêm suốt sáng là hay lắm. Hẳn là hay.
Hồi còn nhỏ, tôi hay đọc những bài báo về gương thành công, ai trong họ cũng mỗi ngày làm việc mười mấy tiếng đồng hồ. Gần chục năm sau, những bài báo đó vẫn lên đều đều, như những nhát roi quất vào lưng những chú ngựa non đang cố thành ngựa đua. Con sóng start-up triệu đô ập đến càng biến cả thành phố thành một trường đua sôi động. Ai cũng nghĩ rằng làm việc mỗi ngày mười mấy tiếng hẳn là hay lắm. Người ta chia sẻ cho nhau mấy cái tips là làm làm sao để ngủ chỉ vài ba tiếng mỗi ngày thôi mà đầu óc vẫn tỉnh táo …để còn làm việc. Sau đó người ta lại tiếp tục chia sẻ cho nhau những cách để chống stress, chống áp lực, chống …tự vẫn, cân bằng bản thân, thiền để chữa lành.
Viết đến đây tôi nhớ điều mình đọc trong Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm. Mọi việc thực ra rất đơn giản. Ta luôn đánh rối nó lên, gây ra bao nhiêu vấn đề, để rồi chỉ cần nghĩ ra một phương cách giải quyết một vấn đề thôi là đã tự cho rằng mình thiên tài lắm.
Nếu ngay từ đầu, ta cư xử tôn trọng với bản thân như một con người bình thường, mỗi ngày làm được từng ấy việc, tiếp thu từng ấy thứ, cần ăn uống ngủ nghỉ từng ấy thời gian… thì cần gì những thứ phương cách cân bằng bản thân xa xỉ kia?
Nhưng ta luôn nghĩ mình là siêu nhân. Mình phải là siêu nhân. Những người xung quanh mình, cùng guồng máy với mình cũng nên vận hành theo giờ giấc siêu nhân để chúng mình xứng đáng với nhau; mà quên đi cái câu “ngựa chạy đường dài…”
Nếu ngay từ đầu, ta cư xử tôn trọng với bản thân như một con người bình thường, mỗi ngày làm được từng ấy việc, tiếp thu từng ấy thứ, cần ăn uống ngủ nghỉ từng ấy thời gian… thì cần gì những thứ phương cách cân bằng bản thân xa xỉ kia?
Nhưng ta luôn nghĩ mình là siêu nhân. Mình phải là siêu nhân. Những người xung quanh mình, cùng guồng máy với mình cũng nên vận hành theo giờ giấc siêu nhân để chúng mình xứng đáng với nhau; mà quên đi cái câu “ngựa chạy đường dài…”
Tôi muốn tiếp tục đoạn chia sẻ tào lao thiên địa này bằng câu chuyện về “siêu phàm nhân” của tôi. Đó là ngày bọn tôi làm quen với nhau. Ảnh nói tao cho mày một năm để làm sai và hỏi những câu ngu dốt, chỉ cần những lỗi sai và những câu ngu dốt đó đừng trùng lặp. Tao cũng đề nghị mày làm đúng và đủ những việc mày được giao, tuyệt đối không làm thêm. Mấy đứa bọn mày hay tài lanh làm thêm giờ thêm việc lắm, nhưng mày nghĩ coi, giờ đó ai trả tiền cho bọn mày? Ngu thì tự chịu thôi. Nhưng mà nói thiệt nha, tao ghét làm việc với mấy đứa ngu lắm, nên đừng có làm như vậy. Và cuối cùng, nếu mày có muốn nhắn tin gọi điện cho đồng nghiệp nào ngoài giờ làm, hãy tự hỏi bản thân câu này trước: nếu mình không gọi thì có ai chết không? Có ai chết, thì hẵng gọi. Còn không thì đợi đến giờ làm rồi xử lý tiếp nha.
Rồi ổng đi. Ra tới cửa, ổng ngoái đầu vô nhìn tui cười: Nhớ đó, không ai chết cả!
Rồi ổng đi. Ra tới cửa, ổng ngoái đầu vô nhìn tui cười: Nhớ đó, không ai chết cả!
Ngày hôm ấy, tôi mạnh dạn giã từ ảo tưởng siêu nhân, trở lại sống đời phàm nhân. Tất cả quá trình ấy thật ra chỉ diễn ra trong đầu. Nhưng đó quả là một ngày chói lọi.
Tôi tự hứa với mình, khi đã làm phàm nhân thành thạo, tôi sẽ không bao giờ để cho những người có liên đới với mình gánh chịu áp lực siêu nhân nữa.
Bắt đầu từ việc không gọi điện công việc sau 7h tối.
Nếu mình không gọi sau 7 giờ tối, họ sẽ không phải gọi ai lúc 7 giờ 15 tối.
Và ai đó sẽ không phải gọi cho ai đó lúc 7 giờ 30 tối.
Nghĩa là sẽ có một cơ số người yên ổn ăn bữa cơm với gia đình. Một cơ số người khác yên ổn đi hẹn hò chống ế chống lầy. Một cơ số khác nữa yên ổn chơi với con, lắng nghe chồng tâm sự…
Bắt đầu từ những chuyện giản dị vậy thôi.
Bắt đầu từ việc không gọi điện công việc sau 7h tối.
Nếu mình không gọi sau 7 giờ tối, họ sẽ không phải gọi ai lúc 7 giờ 15 tối.
Và ai đó sẽ không phải gọi cho ai đó lúc 7 giờ 30 tối.
Nghĩa là sẽ có một cơ số người yên ổn ăn bữa cơm với gia đình. Một cơ số người khác yên ổn đi hẹn hò chống ế chống lầy. Một cơ số khác nữa yên ổn chơi với con, lắng nghe chồng tâm sự…
Bắt đầu từ những chuyện giản dị vậy thôi.
Vượt qua điểm yếu của bản thân
Chẳng có gì xấu hổ trong việc bạn kém hơn mọi người về một kỹ năng nào đó, dù là một kỹ năng cơ bản - Jay Thiessens.
Haley
(Dịch từ Getmotivation)
Trong hàng chục năm trời, Jay Thiessens, Chủ tịch Tập đoàn máy móc công cụ B&J (một doanh nghiệp lãi ít nhất 5 triệu USD/năm), giấu kín một bí mật - ông không biết đọc.
Hằng ngày, như mọi doanh nhân khác, ông luôn vội vã, bận rộn, bởi vậy cũng luôn "không đủ thời gian để xem các bản hợp đồng hay đọc thư, gửi email...". Mỗi buổi tối, vợ ông, bà Bonnie lại phải giúp ông xem lại các giấy tờ trong ngày.
Còn các nhiệm vụ khác, ông giao cho một nhóm quản lý đáng tin cậy, nhưng ngay cả những người đó cũng không hề biết rằng giám đốc của họ hoàn toàn không biết đọc.
"Tôi làm việc cho ông ấy 7 năm rồi mà không hề biết" - Jack Sala kể - "Tôi là giám đốc điều hành. Ông ấy thường mang những văn bản luật tới chỗ tôi và bảo: "Anh giỏi những vấn đề luật pháp hơn tôi mà!". "Tôi đã không biết rằng tôi là người duy nhất đọc chúng" - Jack nói.
Rất ít người biết được rằng mong ước lớn nhất của ông Jay là có thể đọc một câu chuyện cổ tích cho cháu mình nghe trước khi chúng ngủ. Nhưng ông cũng không giữ được bí mật này mãi mãi. Năm 56 tuổi, ông Jay mới bắt đầu biết đọc. "Kể từ khi tôi quyết định không giấu giếm nữa, tôi thấy nhẹ nhõm hơn hẳn".
Doanh nghiệp của ông Jay từng được bình chọn là một trong 6 doanh nghiệp thành công nhất nước Mỹ - những doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và thành công bất chấp khó khăn. Khi đó cũng không ai biết rằng ông từng bị cô giáo lớp 2 gọi là "ngu ngốc" và kể từ đó, ông trở thành một cậu bé lặng lẽ và đơn độc, luôn ngồi ở góc cuối cùng của lớp.
"Có lẽ các thầy cô phát mệt khi cứ phải thấy mặt tôi nên họ cho tôi lên lớp" - Ông Jay kể lại quá trình làm sao ông có được bằng tốt nghiệp cấp 2. "Tôi chỉ nhận toàn điểm C, D và F. Chỉ duy nhất một lần tôi có điểm A: Môn thực hành máy móc tự động".
Sau khi tốt nghiệp, ông Jay mở một cửa hàng linh kiện máy móc nhỏ với 200 đôla duy nhất của mình, và chẳng bao lâu sau, ông đã thành một trong những doanh nhân thành công lớn.
Ông bù đắp cho việc không biết đọc của mình bằng cách lắng nghe thật nhiều: Nghe đài, TV và nghe những người khác nói chuyện. Ông phát triển kỹ năng lắng nghe tập trung nên rất ít khi quên. Và tuy không biết chữ, nhưng khả năng tính toán và hình học của ông lại cực kỳ đáng nể.
Nhưng cuối cùng ông cũng thú thật trước tất cả mọi người, khi đó giọng ông run lên và ông nghĩ rằng mình sẽ bị cười nhạo. Nhưng trái lại, tất cả mọi người đều động viên và tôn trọng ông. Nhờ sự khuyến khích đó, ông Jay tự tin tìm một giáo viên dạy ông đọc 5 ngày/ tuần, mỗi ngày một giờ đồng hồ.
Bây giờ thì ông Jay đã đọc được rất nhiều sách. Ông cũng gửi nhận email hằng ngày, dù bà Bonnie vẫn phải giúp ông soạn thư gửi qua bưu điện khi ông quá bận. Nhưng mỗi lần nhắc đến quá khứ, ông không còn xấu hổ nữa mà hy vọng rằng câu chuyện của mình sẽ động viên mọi người, rằng mỗi người đều có điểm yếu và nếu bạn thật sự nỗ lực, bạn sẽ vượt qua được.
"Chẳng có gì xấu hổ trong việc bạn kém hơn mọi người về một kỹ năng nào đó, dù là một kỹ năng cơ bản" - ông Jay nói - "Bạn chỉ phải xấu hổ nếu bạn cứ ngồi yên mà chẳng tìm cách nào để khắc phục điều đó".
Chẳng có gì xấu hổ trong việc bạn kém hơn mọi người về một kỹ năng nào đó, dù là một kỹ năng cơ bản - Jay Thiessens.
Haley
(Dịch từ Getmotivation)
Trong hàng chục năm trời, Jay Thiessens, Chủ tịch Tập đoàn máy móc công cụ B&J (một doanh nghiệp lãi ít nhất 5 triệu USD/năm), giấu kín một bí mật - ông không biết đọc.
Hằng ngày, như mọi doanh nhân khác, ông luôn vội vã, bận rộn, bởi vậy cũng luôn "không đủ thời gian để xem các bản hợp đồng hay đọc thư, gửi email...". Mỗi buổi tối, vợ ông, bà Bonnie lại phải giúp ông xem lại các giấy tờ trong ngày.
Còn các nhiệm vụ khác, ông giao cho một nhóm quản lý đáng tin cậy, nhưng ngay cả những người đó cũng không hề biết rằng giám đốc của họ hoàn toàn không biết đọc.
"Tôi làm việc cho ông ấy 7 năm rồi mà không hề biết" - Jack Sala kể - "Tôi là giám đốc điều hành. Ông ấy thường mang những văn bản luật tới chỗ tôi và bảo: "Anh giỏi những vấn đề luật pháp hơn tôi mà!". "Tôi đã không biết rằng tôi là người duy nhất đọc chúng" - Jack nói.
Rất ít người biết được rằng mong ước lớn nhất của ông Jay là có thể đọc một câu chuyện cổ tích cho cháu mình nghe trước khi chúng ngủ. Nhưng ông cũng không giữ được bí mật này mãi mãi. Năm 56 tuổi, ông Jay mới bắt đầu biết đọc. "Kể từ khi tôi quyết định không giấu giếm nữa, tôi thấy nhẹ nhõm hơn hẳn".
Doanh nghiệp của ông Jay từng được bình chọn là một trong 6 doanh nghiệp thành công nhất nước Mỹ - những doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và thành công bất chấp khó khăn. Khi đó cũng không ai biết rằng ông từng bị cô giáo lớp 2 gọi là "ngu ngốc" và kể từ đó, ông trở thành một cậu bé lặng lẽ và đơn độc, luôn ngồi ở góc cuối cùng của lớp.
"Có lẽ các thầy cô phát mệt khi cứ phải thấy mặt tôi nên họ cho tôi lên lớp" - Ông Jay kể lại quá trình làm sao ông có được bằng tốt nghiệp cấp 2. "Tôi chỉ nhận toàn điểm C, D và F. Chỉ duy nhất một lần tôi có điểm A: Môn thực hành máy móc tự động".
Sau khi tốt nghiệp, ông Jay mở một cửa hàng linh kiện máy móc nhỏ với 200 đôla duy nhất của mình, và chẳng bao lâu sau, ông đã thành một trong những doanh nhân thành công lớn.
Ông bù đắp cho việc không biết đọc của mình bằng cách lắng nghe thật nhiều: Nghe đài, TV và nghe những người khác nói chuyện. Ông phát triển kỹ năng lắng nghe tập trung nên rất ít khi quên. Và tuy không biết chữ, nhưng khả năng tính toán và hình học của ông lại cực kỳ đáng nể.
Nhưng cuối cùng ông cũng thú thật trước tất cả mọi người, khi đó giọng ông run lên và ông nghĩ rằng mình sẽ bị cười nhạo. Nhưng trái lại, tất cả mọi người đều động viên và tôn trọng ông. Nhờ sự khuyến khích đó, ông Jay tự tin tìm một giáo viên dạy ông đọc 5 ngày/ tuần, mỗi ngày một giờ đồng hồ.
Bây giờ thì ông Jay đã đọc được rất nhiều sách. Ông cũng gửi nhận email hằng ngày, dù bà Bonnie vẫn phải giúp ông soạn thư gửi qua bưu điện khi ông quá bận. Nhưng mỗi lần nhắc đến quá khứ, ông không còn xấu hổ nữa mà hy vọng rằng câu chuyện của mình sẽ động viên mọi người, rằng mỗi người đều có điểm yếu và nếu bạn thật sự nỗ lực, bạn sẽ vượt qua được.
"Chẳng có gì xấu hổ trong việc bạn kém hơn mọi người về một kỹ năng nào đó, dù là một kỹ năng cơ bản" - ông Jay nói - "Bạn chỉ phải xấu hổ nếu bạn cứ ngồi yên mà chẳng tìm cách nào để khắc phục điều đó".
No comments:
Post a Comment