Sunday, May 31, 2015

Vẽ Cho Con Một Con Đường.


Đây là một chủ đề tôi đã định viết từ lâu mà cứ lần lữa mãi. Phần vì bận phần vì ngại sẽ đụng chạm.
Hôm nay thì hạ quyết tâm viết sau một cuộc trao đổi với 1 phụ huynh qua facebook chat. Chị là một phụ huynh có con đang học ở Mỹ và có cách tiếp cận vấn đề du học , theo tôi , là cực kỳ chuẩn mực.
Tôi đến với công việc luyện thi du học được 18 năm nay , suốt từ năm 1996 khi học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi học bổng trung học phổ thông Singapore với tên gọi là học bổng Asean.
Từ Singapore tôi chuyển sang dạy cho các học sinh đi Anh , Mỹ và Úc và có số học sinh ra nước ngoài lên tới con số hàng ngàn em. Từ vào Harvard , MIT , Yale , Princeton , Stanford , Cambridge , Oxford ... cho tới những trường bình thường.
Cả ngàn em là cả ngàn câu chuyện , cả ngàn lối đi và ngã rẽ. Không có câu chuyện nào giống câu chuyện nào và không có lối đi nào là giống lối đi nào cả.
Quan niệm phải có học bổng mới đi du học là 1 quan điểm ăn sâu vào tâm thức của các bố mẹ Việt. Đặc biệt là các bố mẹ miền Bắc. Ở miền Nam thì thoáng hơn.
Kể cả khi đi học không bằng học bổng thì các cha mẹ vẫn phải nói ra là con tôi đi học bằng học bổng. Với họ việc đi du học tự túc là một điều hổ thẹn đáng phải che dấu đi.
Đáng nhẽ ra họ cần phải thấy rằng việc chi tiền cho con cái du học nghiêm túc là một điều đáng tự hào. Bạn tiêu tiền của mình , cho con mình , cho một việc tốt cơ mà. Tại sao lại phải xấu hổ?
Và đây mới là chuyện đáng nói nhất : Phải có được học bổng mới cho con đi du học là tư tưởng của rất nhiều gia đình , kể cả các gia đình giầu có. Họ thấy việc chi tiền cho con học tự túc là không đáng và phải bằng mọi cách tìm học bổng và hỗ trợ tài chính.
Giáo dục là một trong vài thứ ít ỏi mà chúng ta cần đầu tư nhất mà không cần phải băn khoăn tính toán nhiều về việc có nên hay không. Nếu con bạn có năng lực học tập và bạn có khả năng tài chính , hãy mạnh dạn và cảm thấy thoải mái , tự hào khi bạn đóng tiền học cho con bạn. Hãy dành cơ hội học bổng cho các bạn khác xuất sắc nhưng không được may mắn như con bạn.
Đó không chỉ là việc bạn đang đầu tư xứng đáng và hiệu quả cho tương lai của con bạn mà đó còn là một hành động tử tế mang tính nhân văn giản dị.
Ở Anh , các trường hàng đầu gần như không bao giờ có học bổng hay hỗ trợ tài chính vì họ cho rằng các bạn vào được trường và được học tại đó đã là một sự may mắn rồi.
Bạn còn muốn chi nữa?
Họ khuyên bạn nên đầu tư cho con và đừng tham lam.
Ở Mỹ , hầu hết các gia đình trung lưu ( chiếm số đông dân số ) gần như không bao giờ có cơ hội học bổng (HB ) và hỗ trợ tài chính ( FA ) cho dù học sinh có giỏi đến mấy. Hai thứ này là dành cho số ít các bạn nghèo nhưng xuất sắc và số cực ít các bạn giầu và cực xuất sắc.
Đó là chúng ta đang nói đến các suất học bổng lớn , còn với số ít các bạn đến từ gia đình trung lưu mà có đươc FA thì khoản FA này chỉ là 1 con số khích lệ tượng trưng ở mức vài ngàn USD / năm.
Với các trường tốt có mức học phí lên tới quanh mức 60 ngàn USD / năm chưa kể các khoản khác thì hầu hết các gia đình trung lưu Mỹ không thể kham nổi. Họ sẽ chọn con đường vào học các trường top dưới có mức học phí vừa phải. Đó là một tính toán rất thực tế và hợp lý.
Rất nhiều học sinh Mỹ áp dụng tư duy thực tế vào việc chọn trường. Không chỉ là tiền bạc mà còn là vấn đề học tập. Nếu cố sống cố chết vào bằng được các trường top đầu thì việc học sẽ rất vất vả , tiêu tốn sức lực và thời gian cho việc học mà không còn thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng và... đi chơi : nơi mà thực tế mới chính là môi trường tạo dựng các mối quan hệ quan trọng nhất.
Và như thế cho dù có tốt nghiệp với tấm bằng ( kể cả hạng honors hay distinction ) của một trường hàng đầu thì bạn vẫn có thể thất nghiệp như thường. Hoặc giả có tìm được việc thì cũng khó thành công về mặt nghề nghiệp khi bạn chỉ giỏi về học mà yếu về các kỹ năng xã hội.
Thế là phân luồng học sinh vào trường top như Ivies hay tương tự rơi vào 2 nhóm : học học sinh giầu có hoặc học sinh nghèo có học bổng. Tỉ lệ giữa 2 nhóm này ra sao thì chắc các bạn đều có thể đoán được.
Quay lại vấn đề học trả tiền thì nên nói là trả tiền và phải tự hào về điều đó và cả việc nên trả tiền học nếu bạn có điều kiện kinh tế , tôi xin phép kể ra đây một vài ví dụ :
Ví dụ 1 : năm 2004 tôi có 1 học sinh vào Williams và vì rất giỏi nên bạn ý được full scholarship dạng merit - based. Bố bạn là chỗ thân thiết nên tôi có nói chuyện dân châu Âu sang Mỹ đóng donation rất nhiều cho nhà trường khi con họ được học bổng. Kết quả là trong 4 năm con trai học ở đó thì gia đình con đã donate cho nhà trường 1 khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với tiền học bổng của con.
Đó là một nghĩa cử đẹp. Nó rất văn minh và nhân văn.
Ví dụ 2 : có 1 gia đình học trò của tôi rất đặc biệt. Cả 3 anh em đều là học sinh của tôi và được học bổng trung học. Khi vào đại học thì bạn út không được học bổng như anh và chị của mình và bố mẹ con cực kỳ lo lắng. Tôi bảo : " Em mà như anh chị thì em bán ngôi nhà gần 1 triệu USD ở mặt phố như thế này đi và mua 1 chỗ khác vẫn rất ổn và chi trả tiền học cho con thay vì làm việc cật lực đến quên mình như anh chị."
Chỉ vì phải trả tiền cho 1 bạn học đại học.
Trong khi 2 bạn lớn nhà anh chị được học bổng cả trung học và đại học rồi. Và bản thân bạn út cũng được học bổng toàn phần lúc học trung học.
Các học sinh Việt nam khi app vào Mỹ đều cố gắng luyện thi nhiều năm để tìm cách vào được trường top. Đây là 1 con đường không đúng đắn.
Nếu bạn không luyện thi kiểu cày cuốc và gà chọi mà vào được trường top theo cách " an toàn " thì tôi vẫn khuyên bạn vào trường top. ( và nếu bạn học trung học ở nước ngoài thì càng tốt ). Bằng không hãy nghĩ lại.
Thế nào là " an toàn "?
Đó là khi :
1. Bạn giỏi thật sự mà không phải do học cày cuốc và luyện gà.
2. Bạn học trung học ở nước ngoài.
3. Bạn nằm ở nửa trên của số học sinh vào trường.
Nếu khác đi thì tôi khuyên bạn nên vào trường tốt nhưng không phải là top vì vào đó bạn sẽ phải bơi trong 1 đại đương toàn cá mập to và khỏe hơn mình. Và cho dù bạn có sống sót đi chăng nữa thì bạn sẽ phải đánh đổi : dành quá nhiều thời gian và công sức cho việc học mà không thể phát triển các kỹ năng xã hội và nghề nghiệp khác.
Và bạn vẫn có thể thất nghiệp như thường.
Lời khuyên của tôi là bạn hãy chọn các trường tốt. Và thật may là ở Mỹ có vô số các trường tốt và khoảng cách giữa các trường tốt ( 8 điểm ) so với trường cực tốt ( 9 điểm ) và siêu tốt ( 10 điểm : Ivies hoặc tương tự ) là rất ít.
Đừng cố vào top nếu bạn ở top cuối các học sinh vào đó và hãy chọn nghành rồi hãy chọn trường chứ đừng vì 1 cái tên nào đó mà bạn chọn những ngành rất vớ vẩn trong đó để chỉ được cái tiếng vỏ ngoài mà thôi. Hãy cứ học Undergrad cho tốt và sau đó bạn hãy vào trường top học Graduate khi đã thành thục phương pháp học và nghiên cứu.
Đấy là còn chưa nói tới chuyện ngoài Mỹ và Anh ra thì còn rất nhiều con đường đi cho bạn.
Hãy chọn con đường đi phù hợp với mình nhất bạn nhé.
(Thầy Nguyễn Tuấn Hải)


BÀI HỌC VỀ NGHỆ THUẬT.
Tôi không nhớ rõ khi tôi học lớp ba hay lớp bốn, có cô giáo của Nhà văn hóa thiếu nhi đến trường chúng tôi để tuyển sinh. Mỗi lớp học, cô giáo Chủ nhiệm " giới thiệu " vài ba học sinh để đi dự tuyển. Không biết chuẩn cho việc sơ tuyển này là gì, chỉ biết là tôi được vào nhóm xét tuyển và cuối cùng còn đọng lại độ 10 bạn gái được vào học múa.
Có vào mới biết học múa- dẫu chỉ là tầm lớp múa của một Nhà văn hóa, không hề đơn giản và nhẹ nhàng chút nào. Tất nhiên chúng tôi phải học từ những bài cơ bản nhất, tôi nhớ là học điều khiển cổ tay và 5 ngón tay sao cho dẻo và học đi xuyến chân.
Trong 10 học sinh, bạn Sao Mai bị cô chê là rụt rè nhút nhát quá, lúc nào cũng ngượng nghịu e dè nên các động tác của bạn Mai cứng đơ đơ, không ra múa chút nào. Cô chỉ khen bạn Minh Thu, cô khen hết lời.
Và tôi quan sát Minh Thu xem điều gì ở Minh Thu có mà chín người còn lại của chúng tôi không có, hay đúng hơn là không thể có?
Điều đầu tiên tôi thấy là mỗi khi tiếng nhạc nổi lên, Minh Thu dường như quên hết mọi sự xung quanh, cả tâm hồn bạn ấy thả vào tiếng nhạc chứ không bị chi phối bởi trăm thứ bà rằn ở trong đầu như tôi.
Điều thứ hai ở Thu là sự say mê với múa. Cùng bé tí bé tẹo như nhau, nhưng hình như đam mê dành cho múa trong Minh Thu lớn hơn cả vóc dáng bạn ấy. Và vì là do đam mê, bạn ấy vô cùng chăm chú nghe cô giáo giảng về từng động tác tập, chăm chú quan sát cô làm động tác mẫu và miệt mài luyện tập. Điều này tôi không làm được vì tôi ngừng tập ngay khi tôi bị đau. Tôi và các bạn khác nhăn nhó kêu cô cho nghỉ trong khi Minh Thu vẫn cắn răng lại để tập, đau cũng tập, ngã rồi lại đứng lên để tập tiếp!
Không lâu sau, chỉ duy nhất Minh Thu còn ở lại để học múa. Chín học trò còn lại chúng tôi bị lớp múa, đúng hơn là bị những yêu cầu khắt khe ngặt nghèo của múa khước từ.
Tôi hiểu đó là một quyết định đúng của cô giáo múa, không thể dạy múa cho một học sinh không có năng khiếu, không có đam mê và không nỗ lực để sẵn sàng với việc khổ luyện. Không thể dạy để cho biết múa nếu như đấy chỉ là một học sinh ngoan ngoãn, có khuôn mặt xinh xắn và vóc dáng cân đối và có điểm số không tồi ở các lớp học. Múa có những đòi hỏi riêng của múa. Tôi- Saomai, không nên đi theo con đường này!
Mấy chục năm trôi qua, tôi không gặp lại bạn Minh Thu của mình một lần nào nữa nhưng mãi đọng trong trí nhớ của tôi một Minh Thu đắm chìm trong nhạc, một Minh Thu bị âm nhạc dẫn dắt và một Minh Thu mồ hôi ướt đầm nghiến răng luyện tập.
Chính là Minh Thu mới là người thày đầu tiên của tôi về sự cảm thụ âm nhạc, về sự vỡ ra để hiểu rằng không cần nói, từng động tác cơ thể cũng có những ngôn từ riêng, về sự miệt mài khổ luyện để có thể hiện thực hóa những đam mê của mình.
Bài học vỡ lòng hết sức cơ bản về múa theo tôi đến tận bây giờ. Chỉ một vài động tác múa tôi được học ngày ấy đã luôn nhắc nhở tôi về sự khổ luyện để thành tài, về sự nghiệt ngã của bất cứ nghề nghiệp nào khi dấn thân. Trên hết cả, tôi nhớ đến cô bé Minh Thu bay bổng trong những động tác tập mỗi khi âm nhạc nổi lên, một Minh Thu quá tuyệt vời trong ký ức của SMP!
07/05/2015- Saomai Pham.


BÀI GIẢNG ĐẦU VỀ NHÂN QUẢ CHO TRẺ EM.

Để cho dễ hiểu, các em hãy nhìn thiên nhiên, suy nghĩ về những thứ đang xảy ra trong vườn, trên cánh đồng hay trong rừng.
1/ Nhân ví như cái hột, Quả ví như cái trái. Hễ gieo hột dưa thì mọc lên cây dưa, cho ra trái dưa. Gieo hột đậu thì mọc lên cây đậu, rồi cây đậu sinh ra trái đậu. Gieo hột đậu không thể mọc lên cây dưa, hạt giống nào ra quả đó không bao giờ sai – đó là luật Nhân Quả.
Nhân Quả là quy luật của tự nhiên, Đức Phật không phải là người chế ra luật Nhân Quả, Ngài chỉ tổng kết và giảng dạy nó một cách sâu sắc với nhiều minh chứng sinh động nhờ chứng đắc Tuệ Nhãn.
2/ Thời gian quan hệ thế nào với Nhân Quả? Thời gian đi từ Nhân tới Quả không nhất thiết xảy ra ngay mà tùy tính chất Nhân khác nhau: gieo hột đậu, hột cải, hột cà chua ... thì nảy mầm nhanh, ra trái sớm chỉ trong vòng vài tháng. Nhưng hột táo, hột bưởi ... thì qua vài ba năm mới cho trái. Hột tùng, hột thông linh sam ... phải rất nhiều năm mới ra trái. Dù lâu, nhưng chắc chắn sẽ ra trái tùng, trái linh sam chứ không ra trái nho, trái táo.
Loài người chỉ là một phần trong tự nhiên, thì bị chi phối bởi những quy luật của tự nhiên. Nếu Nhân và Quả xảy ra với chúng ta ngay trong một kiếp sống thì gọi là hiện kiếp nhân quả, hay báo ứng nhãn tiền giống như hột cà chua kết trái nhanh chóng. Nếu Nhân gieo ở kiếp trước mà Quả báo ứng xảy ra trong kiếp này thì gọi là tiền kiếp nhân quả. Nếu gieo Nhân trong kiếp hiện tại mà Quả báo sẽ xảy ra trong kiếp sau thì gọi là hậu kiếp nhân quả, giống như những loại hạt ‘ngủ đông’ rất lâu sau mới nảy mầm.
3/ Luân Hồi, Nghiệp, Duyên liên quan với Nhân Quả thế nào?
a/ Có Nhân Quả mới có sự Luân Hồi, hay nói cách khác, Luân Hồi là hệ quả tất yếu của Nhân Quả. Hãy xem bước tiếp theo trong ví dụ đã nêu: gieo hột đậu thì mọc lên cây đậu, cho ra trái đậu, trong trái đậu có hột đậu. Một cái nhân tạo ra cái quả, quả này tạo ra nhân mới, và nhân mới lại tạo ra quả mới, cứ thế tiếp diễn mãi là Luân Hồi. Nếu không muốn Luân Hồi thì phải dừng gieo Nhân.
b/ Nghiệp là quãng đường, khoảng thời gian và các chuyển động từ gieo Nhân tới trổ Quả và hưởng Quả.
c/ Duyên là những điều kiện tác động thêm cho Nhân mau hay chậm thành Quả. Ví như tưới bón đủ thì hột giống sẽ nảy mầm khoẻ, cây sẽ lớn mau, trái to, ngon.
4/ Sự hiểu biết Nhân Quả khiến cho ta có thể vận dụng thiên luật một cách chắc chắn vào đời sống thường nhật. Định luật thiên nhiên khác hẳn luật đời do con người tạo lập. Luật đời là một độc đoán, nó áp đặt trừng phạt nhưng không công bằng, thay đổi tùy lúc, tùy nơi... Luật thiên nhiên không bao giờ thay đổi. Nếu điều kiện A và B được kết hợp, kết quả C sẽ hiện ra, điều kiện được hội đủ, kết quả không bao giờ sai.
Thoạt biết đến các định luật của tự nhiên, ta có cảm giác như bị tê liệt và bất lực nhưng chính nhờ những định luật bất di bất dịch này mà ý chí của chúng ta được tự do chọn lựa để thu được kết quả chắc chắn.
Ở mức độ tiến hóa hiện thời, tri giác loài người không thể nhận thức được quá trình Nghiệp và Luân Hồi, nhưng con người có thể nhận thức và chủ động gieo Nhân và tạo các Duyên để tác động vào.
(Chia sẻ của chị Liên Hương)
Ps: Tầm 2,5-3 tuổi bé đã hiểu quy luật nhân quả. Hãy dạy con Dám làm dám chịu dám có trách nhiệm với những hành vi mình làm. Thì con sẽ bản lãnh và có trải nghiệm hơn sau này khi bước vào cuộc đời này. Ai biết nhân-quả sẽ luôn cẩn trọng mọi hành vi lời nói và suy nghĩ.
Like · Comment · 


CON PHẢI LÀM GÌ KHI MẸ NỔI GIẬN VỚI BA
Câu hỏi: Con phải làm gì khi mẹ nổi giận với ba?
Thầy trả lời: Có nhiều cách lắm! Một trong những điều mà con có thể làm là đến bên mẹ và nói: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” (Mommy, there is a cake in the refrigerator). Đây là câu thần chú rất nổi tiếng ở Làng Mai đó, con có biết không? Khi mẹ hoặc ba đang giận và không khí trong nhà căng thẳng không thể chịu nổi thì con hãy đến bên ba mẹ và đọc câu thần chú: “mẹ ơi (ba ơi), hình như có bánh trong tủ lạnh”. Câu đó có ngụ ý là “mẹ ơi, con đang khổ. Con không muốn thấy mẹ giận như vậy. Con không muốn thấy không khí gia đình nặng nề như vậy”. Đó là một cách để nhắc cho mẹ thấy là mẹ đang giận và đang làm cho không khí trong gia đình rất nặng nề, khiến cho chồng con đều không vui. Đó là một cách hay để nhắc cho mẹ: “mẹ ơi, đừng giận nữa, đừng làm cho cả nhà khổ nữa.” Con đừng nên nói: “Mẹ đừng có giận nữa”, mà hãy đọc câu thần chú: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” thì mẹ sẽ hiểu ngay. Mẹ sẽ thức tỉnh và thấy là “mình đang làm cho con gái đau khổ, mình không nên làm như vậy”. Và mẹ sẽ cố gắng mỉm cười với con và nói: “Đúng rồi, con đi ra vườn và chuẩn bị bàn ghế, mẹ sẽ mang bánh ra và mời ba ra ăn chung với mẹ con mình luôn”. Mẹ sẽ nói như vậy và không khí gia đình sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Mẹ sẽ không còn giận ba nữa và ba sẽ ra ăn bánh cùng với hai mẹ con. Lần sau, khi thấy mẹ hoặc ba đang giận thì con hãy đọc thần chú mà thầy vừa chỉ, “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh”, con nhớ chưa? Có thể con còn thắc mắc: “vậy nếu không có bánh trong tủ lạnh thật thì sao?”. Không sao hết! Mẹ của con rất thông minh, dù không có bánh thì mẹ cũng sẽ tìm ra một cái gì khác, cho nên con đừng lo!
Câu hỏi: Con phải làm sao để bày tỏ được cơn giận của mình mà không trút sự tức giận đó lên người khác?
Thầy trả lời:
Khi giận, mình muốn bày tỏ cơn giận của mình vì mình nghĩ rằng nếu không bày tỏ ra, nếu cứ đè nén cơn giận thì mình sẽ khổ hơn. Vì vậy mình thấy cần phải nói ra hay phải làm gì đó để bày tỏ cơn giận của mình. Nhưng kỳ thực nói ra một lời gì đó hay làm một hành động nào đó trong khi giận sẽ không giúp ích được gì cho mình cả. Nói và hành động khi đang giận luôn làm cho mình và người kia bị tổn thương.
Bụt dạy đừng bao giờ nói hay làm điều gì để bày tỏ sự giận dữ của mình, vì làm như thế mình sẽ gây ra đổ vỡ nhiều hơn. Thay vì làm cho bớt giận thì mình sẽ càng giận hơn nữa và mình cũng làm cho người kia giận luôn.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là mình phải đè nén cơn giận. Phương pháp hay nhất là mình trở về với tự thân để chăm sóc cơn giận. Tới Làng Mai, mình được học những phương pháp thực tế giúp mình chăm sóc cơn giận. Mình phải học cho được vì đây là một việc rất quan trọng! Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều chuyện làm cho mình giận dữ và đau khổ cho nên mình phải học cách chăm sóc cơn giận.
Việc đầu tiên mình làm là không nói gì, không làm gì cả mà chỉ trở về với chính mình bằng phương pháp thở. Mình thở vào thật sâu và nói: “Thở vào, con biết cơn giận đang có trong con!” Mình nhận diện cơn giận. Mình không cố đàn áp nó, mình không chiến đấu với nó, mình chỉ nhận diện nó: “Cơn giận ơi, chào em. Ta biết là em có đó và ta sẽ chăm sóc cho em!”. Đó gọi là nhận diện cơn giận.
Bước kế tiếp là mình ôm lấy cơn giận. Khi thở vào và thở ra một cách có ý thức thì mình chế tác được năng lượng chánh niệm. Năng lượng chánh niệm có công năng nhận diện và ôm lấy cơn giận như một bà mẹ ôm lấy đứa con của mình. Đây là một sự thực tập rất hay! Khi giận thì mình sẽ không nói, không làm gì cả mà chỉ thở và ôm lấy cơn giận. Cha mẹ và bạn bè thấy mình thực tập ôm lấy cơn giận như vậy sẽ rất nể phục vì mình là người có tu tập, mình biết cách chăm sóc cơn giận.
Nếu mình tiếp tục thở vào, thở ra hay đi thiền hành chậm và ôm lấy cơn giận thì cơn giận sẽ lắng dịu xuống. Khi thấy em bé khổ, bà mẹ sẽ ôm em bé vào lòng một cách dịu dàng và em bé sẽ bớt khổ. Cơn giận giống như em bé của mình, trở về chăm sóc cho em bé (cơn giận). Mình nói: “Em bé giận ơi, chào em. Ta biết em có đó, ta không đánh lộn, ta không đàn áp em đâu! Ta sẽ chăm sóc cho em!”. Mình thở trong chánh niệm, đi trong chánh niệm và ôm lấy cơn giận. Có hai loại năng lượng: năng lượng của cơn giận và năng lượng của chánh niệm được chế tác bởi hơi thở. Mình sử dụng năng lượng chánh niệm để nhận diện và ôm ấp cơn giận.
Tôi nghĩ cha mẹ cũng nên thực tập như vậy. Nếu cha mẹ quên thực tập thì mình phải nhắc: “mẹ ơi, mẹ đang giận đó, mẹ hãy chăm sóc cho cơn giận của mẹ nhé. Con sẽ giúp cho mẹ, con sẽ thở với mẹ!”. Mình tới ngồi gần bên mẹ và thở với mẹ. Hai mẹ con cùng ngồi thở và ôm lấy cơn giận. Đây là sự thực tập rất tuyệt vời! Nếu ba giận thì mình có thể tới giúp cho ba: “Ba ơi, hình như là ba đang có chút giận dữ trong ba. Mình thực tập với nhau đi ba! Con sẽ yểm trợ cho ba”. Hai cha con cùng thở với nhau để nhận diện và ôm ấp cơn giận một cách dịu dàng. Mình sẽ có sự lắng dịu sau vài phút thở vào và thở ra.
Những người làm cho mình giận cũng có nhiều sự giận dữ mà không biết cách để xử lý. Vì vậy nên họ vung vãi sự giận dữ ra khắp chung quanh họ. Nhưng mình đã được học phương pháp chăm sóc cơn giận, mình không hành xử như những người đó. Mình không vung vãi sự giận dữ ra khắp nơi và làm khổ luôn những người chung quanh. Mình hãnh diện với chính mình và nói: “Những người kia thật là tội nghiệp! Họ có nhiều giận dữ mà không biết cách để xử lý, còn mình thì biết cách!”. Thấy được như vậy thì mình không còn giận họ nữa, mình muốn nói hay làm cái gì đó để giúp cho những người kia bớt khổ. Vì vậy thay vì giận thì trong tâm của mình phát sinh ra tình thương. Mình không còn muốn trừng phạt nữa mà chỉ muốn giúp cho họ, vì trong tâm mình đã có tình thương.
Tình thương là liều thuốc chữa trị sự giận dữ. Khi tình thương phát sinh thì cơn giận sẽ tắt ngấm. Thật là mầu nhiệm! Tình thương được phát sinh khi mình nhìn người kia và thấy được rằng trong người kia có sự giận dữ và khổ đau. Người đó không có khả năng chăm sóc cơn giận nên trở thành nạn nhân của cơn giận và đã vung vãi cơn giận đó ra khắp nơi. Thấy được như vậy thì mình sẽ không giận nữa và tình thương sẽ phát sinh trong mình. Mình trở nên tươi mát và có thể giúp được cho người kia. Biết được phương pháp thực tập không những mình không đau khổ mà mình còn giúp được cho những người trong gia đình hay bạn bè ở trường bớt khổ hơn. Đây là một phương pháp thực tập rất mầu nhiệm!
Ai trong chúng ta cũng có lúc nổi giận, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý cơn giận của mình. Tôi hy vọng là một ngày nào đó người ta sẽ đem sự thực tập này vào học đường. Các thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh phải biết cách xử lý cơn giận và phải có khả năng chỉ dạy lại cho các em học sinh. Nếu các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh làm được thì đương nhiên các em học sinh cũng học được. Khi cha mẹ biết cách thực tập thì con cái sẽ học được từ họ. Đây là sự thực tập rất hay mà mình có thể mang về nhà sau khóa tu!
(Theo Làng Mai - Thầy Thích Nhất Hạnh)

MẸ LƯỜI
Nhiều khi mình nghĩ việc làm mẹ của mình thiệt gian truân. 
Ngu ngơ, bơ bơ, lơ tơ mơ mà dám một mình chống lại "bộ tư lệnh cấp cao" là những bậc tiền bối đi trước.
Ngày nào cũng bị chửi, bị rủa vì chăm con tệ. 
Cũng do mình lười. 
Lười nấu món "sơn hào hải vị", nên cho con ăn bình dân, đạm bạc miễn con vui là được, lười ép con ăn nên nó chỉ cần ăn nửa chén cơm trắng cũng Ok.
Miễn là nó đi khoe với mọi người là "hôm nay mẹ thưởng con ăn cơm trắng đó bà" với ánh mắt biết ơn vô tận va y như rằng mình lại bị triệu tập.
Lười ép con ăn hay chạy theo đút từng muỗng cháo, lười xay nhuyễn nên ngay từ bé con đã biết ăn đủ thứ biết tự ngồi bàn và múc ăn.
Lười đến nổi mà ứ thèm mang vớ, mặc áo tay dài, quần dài hay các thể loại chăn mền, áo ấm khi trời lạnh.
Cứ vứt con ra Trời và Đất. Mẹ Đất Ba Trời sẽ ôm ấp con dưỡng nuôi con khoẻ mạnh lớn khôn.
Lười chơi với con hay dỗ con mỗi khi con tự ngã, lười đánh chừa đổ lỗi mà bắt con phải nhận lỗi và rút kinh nghiệm
Lười xuất hiện ngay khi con gặp vấn đề và ngậm miệng để con tự giải quyết
Lười cho con uống kháng sinh dù con bị sốt hay bị ho, mũi lò thò chỉ cần bơi một phát, chạy nhảy ngoài vườn hoặc chạy bộ ngoài nắng là em ấy lại dũng mãnh như xưa. Răng chỉ lập cập nói :" Mẹ ơi! Đã quá!"
Lười tắt máy lạnh khi tắm xong, cứ thế ba lỗ, chân trần từ bé. Nên con bám đất giỏi leo trèo đi nhanh thoăn thoắt.
Lười cho con ăn vặt ăn bánh kẹo nên con luôn mong chờ bữa cơm đạm bạn và ăn ngấu nghiến
Lười bảo con đi vào khi trời đổ cơn mưa hoặc con đang nghịch đất bẩn. Cứ thế mà cho chơi một mình thoả thích. Lười thế là cùng!
Lười lại dỗ dành ngay hay đáp ứng nhu cầu khi con ăn vạ hạch sách càm ràm đủ điều.
Lười làm việc nhà, nằm chỉ tay năm ngón "bóc" sạch "lột" sạch sức lao động của con để bây giờ con làm gì cũng thành thạo. Tay thì làm miệng thì cằn nhằn "sao mẹ lười vậy mẹ?":))
Lười đánh mắng hay la hét áp đặt con, chỉ toàn trêu ghẹo chọc tức...Mình tức là quá thường làm con tức mới vui:))
Lười đủ thể loại làm mẹ kiểu bị người lớn quở nuôi con kì cục. Toàn bị chê bai mẹ tệ chẳng ra làm sao cả.
Nhưng cũng may mình không "lười chơi với con", không lười ôm con hôn con và trò chuyện với con, không lười dạy con điều hay lẽ phải, không lười học cùng con. Không lười đọc sách cho con nghe, không lười nhận lỗi nếu mình sai.
Nên con cũng lười các thể loại như mẹ nhưng lại ham chơi, ham học, hạm được chỉ bảo. Luôn tò mò thích khám phá và cư xử rất mực "con nít".
Lười" đôi lúc cũng hay mọi người nhỉ!
CÓ MẸ NÀO LƯỜI GIỐNG MẸ CHERRY KHÔNG, ĐIỂM DANH NÀO:)♥
(Mẹ Cherry ngọt lịm môi♥)
DẠY CON CHÂN THẬT
Khi con nói dối, các bố mẹ rất stress. Trẻ bị ăn đòn rất nhiều vì vụ đó. Có bố mẹ gọi cho tớ khóc ầm lên vì con nói dối quá nhiều. Chúng ta hãy điểm lại cuộc sống quanh trẻ để xem tại sao trẻ nói dối:
1. Quá nhiệt tình với các thành tích. Khi con đi học về, các cha mẹ luôn quan tâm và hỏi han về điểm số hay thành tích ở lớp so với các bạn. Nhiều trẻ bị đánh đòn vì điểm kém. Vậy thì các lời nói dối được thốt ra là hợp lý thôi.
2. Nhà trường cứ hễ có đoàn khách nào là lại đột ngột sạch sẽ, các cô giáo nói năng ngọt ngào như mía lùi. Cả lớp tự dưng có khăn mặt mới, bàn ghế được sơn lại đẹp, chăn chiếu được giặt giũ lại. Đoàn khách đi thì lại quay lại hiện trạng ban đầu. Cách sống giả dối này chắc chắn trẻ sẽ nhận ra và học hỏi rất nhanh.
3. Bố mẹ ở nhà nói xấu 1 ai đó thật lực, nhưng trước mặt người đó lại cười tươi, khen họ thật nhiều và ca ngợi họ lên mây xanh. Trẻ có tai, không khó khăn gì mà trẻ không học theo.
4. Bản thân cha mẹ cũng tỏ thái độ phân biệt giữa các môn học. Mỗi cha mẹ sẽ có những ưu tiên khác nhau về các môn học. Có cha mẹ thì cương quyết: Toán và văn nhé, tập trung vào đi con. Phụ huynh khác thì lại: Tiếng Anh. Đến khi những môn ko được quan tâm bị điểm kém, cha mẹ bực bội. Cách đó là hướng dẫn trẻ quay cóp từ môn phụ rồi sẽ dần dần tiến tới môn chính thôi.
5. Thành phố mà có kì họp gì có nhiều khách nước ngoài thì công an đổ ra đường, quán xá bậy bạ bị dẹp sạch, mội thứ trở nên đẹp vô cùng. Sau khi kì họp kết thúc, đâu lại vào đấy. Đám trẻ học hỏi ngay ấy mà.
6. Bố mẹ nói dối và sống dối quanh trẻ. Quát con là ra đường phải tuân thủ luật giao thông nhưng cha mẹ vượt đèn đỏ, leo lên vỉa hè phóng bạt mạng, lấn đường ầm ầm. Từ lời nói đến hành động không khớp chính là hình ảnh vô cùng xấu xí trước mặt trẻ.
Giáo dục trẻ gồm 2 phần: giáo dục tiềm và giáo dục hiện. Giáo dục hiện chính là những lời giáo huấn mà bọn trẻ nghe được mỗi ngày. Những lời tốt đẹp này ai cũng nói được. Những mệnh lệnh thường thì rất hay. Nhưng cũng có lời mệnh lệnh rất dở như: Sao mày ngu thế, thấy sao ko bảo cô giáo là .... (1 lời nói dối). Giáo dục tiềm chính là những hành vi của ta trong cuộc sống. Trẻ theo đó bắt chước. Giáo dục tiềm thì cũng có cái là theo đúng những gì tốt đẹp mà chúng ta mong muốn trẻ đạt được, nhưng phần lớn không khớp thì sẽ là những bài học tồi để trẻ tiệm cận đến cái dối trá.
Vì thế dạy trẻ sống chân thật, các cha mẹ cần phải làm mấy việc như sau:
- Cố gắng sống cho tốt. Cố gắng hết sức không nói dối, không sống 2 mặt. 
- Nếu chẳng may chót làm việc không tốt lắm, hãy xin lỗi trẻ. Các cha mẹ nhớ là đừng bao biện. Thành khẩn xin lỗi và hứa sửa sai sẽ giúp trẻ nhận thức đúng sai rõ ràng.
- Đừng phê phán nặng nề những chủ trương tốt vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình. Điều đó chỉ khiến trẻ hiểu: Quan trọng nhất là lợi ích của mình. Mọi thứ khác không quan trọng. Khi nào cần quan tâm đến lợi ích, cần làm gì ta cũng làm.
- Dành sự quan tâm đều các môn học của con. Không quá quan tâm đến điểm, lâu lâu hỏi con về kiến thức như: + Con ơi, thái hậu Dương Vân Nga sinh ra vào thời nào? Chữ quốc ngữ có từ bao giờ? VN có mấy cuộc di dân? Trẻ em mấy tuổi thì được đi bầu cử?
Nó ko trả lời được thì phải xem lại điểm số của con có thực chất không.
- Phê phán rõ ràng với các thói hư tật xấu, sự giả dối. Con sẽ hiểu và tránh dù xung quanh ta có đầy. (Dĩ nhiên, lời nói phải đi đôi với việc làm).
- Đừng quá quan tâm đến thành tích học tập. Thành tích đó không thể giúp được gì cho trẻ nếu tính cách và kĩ năng của trẻ thực sự không có. Hãy quên nó đi và chấp nhận đứa trẻ mình được trời ban cho chứ không phải mong biến nó thành thiên tài. Hạnh phúc của đứa trẻ là điều quan trọng nhất. Thiên tài ảo sẽ không bao giờ tồn tại được lâu.
- Đừng tức khi con nói dối, "bóc mẽ" những lời nói dối đó rồi bỏ qua và tìm hiểu nguyên nhân sao con lại nói dối. Quan tâm và chia sẻ với con để điều chỉnh con nhé.
Sáng cười đã đời vì những lời nói dối dễ thương của trẻ con. Bây giờ là 1 bài nghiêm túc. Chúc cả nhà ngày đầu tuần vui vẻ:)
(TS Vũ Thu Hương)

VIẾT VĂN VUI VẺ
Trong stt này, mình sẽ không nói về việc làm văn theo văn mẫu hoặc “học thuộc” các mẹ nhé. Mình sẽ nói về việc làm văn một cách tự nhiên, vui vẻ, có sáng tạo của con trẻ. Đây là những điều mình đã áp dụng cho Nam, với tư cách là phụ huynh chứ không phải là một giáo viên. Vì thế, nếu các mẹ có con đang học tiểu học có thể tham khảo đôi chút những trò chơi này nhé:
1. Trò chơi đoán vật: Trò chơi này vui lắm, mình và Nam chơi suốt. Người đố sẽ giấu những đồ vật vào một chỗ khuất, sau đó miêu tả về từng đồ vật. Người đoán sẽ dựa trên miêu tả đó để đoán tên đồ vật.
Thực ra đây chính là việc miêu tả dưới dạng lời nói rất thú vị. Mình lấy ví dụ, mình giấu quả na, mình sẽ nói: Quả gì vỏ màu xanh ruột màu trắng.
Đến đó mình dừng lại để Nam suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Nếu đáp án chưa chính xác, mình lại gợi ý tiếp: Quả có các mắt.
Đến đây thì Nam đoán ra rồi. Mình sẽ đưa quả na ra. Nhưng bước quan trọng nhất là, sau khi “đáp án” đã lộ diện, mình và Nam sẽ cùng nhau miêu tả thêm. Ví dụ: Quả na có hình tròn trĩnh, y hệt như quả bóng nhỏ. Mỗi khi quả chín, các mắt na mở to như muốn nói: Bạn Nam ơi, tớ đã chín rồi này. Không chỉ mắt na báo hiệu, cả mùi thơm của na cũng cho mình biết là na đã chín ( em ngửi xem này). Ruột na màu trắng ngần, ngọt lịm. Hạt na đen nháy nên người ta còn ví: Mắt đen như hạt na. Nào bây giờ thì mẹ và em cùng “khám phá” xem những điều mình vừa miêu tả có đúng không nhé.
Đến bước này thì Nam thích nhất rồi, hihi. Kết hợp Chơi- Học- Ăn là lý tưởng nhất đối với Nam.
Nhưng đó là khi mình là người đố. Đến lượt Nam là người đố thì chật vật hơn. Mình cứ giả vờ không biết bạn ấy đố gì để Nam miêu tả nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Ban đầu Nam rất chật vật để có thể miêu tả được đồ vật mà mình có trong tay. Nhưng rồi cũng quen dần.
Trò chơi này, mình chơi cùng Nam từ khi con học lớp 1, dần dần cứ tăng độ khó bằng những đồ vật “lắt léo”.
Không chỉ dừng ở đồ vật, mỗi lần cùng Nam đi dạo, mình hay đố Nam miêu tả về một người nào đó mà cả hai mẹ con cùng biết, tất nhiên không được nói tên, và phải miêu tả bằng hình dáng rồi mới đến các đặc điểm của người đó. Trò chơi này thường đem đến những tràng cười không dứt. Ví dụ, Nam đố nhé: Một người có cái bụng hơi to, mẹ đoán đi. Ôi mẹ chịu, có nhiều người lắm. Người đó có mái tóc đen, rậm, dáng người tầm thước. Chưa “chốt” được vì có tới năm đáp án. Người đó có một cái sẹo ở chân. Hà hà, mẹ bắt đầu hình dung ra rồi. Tiếp nhé, người đó rất “ít cười”, thích ăn đồ ngọt, hay nói chuyện về các cô “chân dài”. Đến đây thì mẹ biết là người mà “ai cũng biết đó là ai” rồi. Cả hai mẹ con cười bò lăn. Đấy là những “nhân vật” dễ nhận biết thôi. Có những khi Nam nghĩ đến những người mà lâu lắm mẹ không gặp thì cuộc đố kéo dài đến cả quãng đường đi dạo.
Cứ thế, việc miêu tả bắt đầu từ những trò chơi đơn giản như vậy. Đến khi Nam làm văn, mình luôn nói: Thực ra, viết một bài văn cũng giống như con chơi trò đố mẹ vậy. Con làm cho mẹ ngạc nhiên, con làm cho mẹ bất ngờ vì những đồ vật, sự vật, con người vốn gần gũi nhưng khi con viết lại có những phát hiện rất lạ lẫm làm mẹ yêu thích bài văn của con.
2. Làm báo tường: Nghe có vẻ buồn cười nhưng ở nhà mình, hai mẹ con hay cùng nhau làm báo tường lắm. Đúng là báo tường thật vì… báo chuyên dán ở tường. Mình mua tờ giấy to rồi dán ở góc học tập của Nam. Sau đó cả hai mẹ con bắt đầu “viết báo”. Mỗi ngày lại đóng góp những bài báo của riêng mình. Chủ đề thì thích gì viết nấy. Chuyện Nam đi học bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng cũng thành một phóng sự li kì, có tựa đề: Đi học có gì hấp dẫn. Chuyện cây hoa hồng trên ban công bị héo vì ít đất ăn quá. Chuyện mẹ thái rau bị đứt tay… Tất cả những mẩu con con ấy đều được viết rồi dán lên, có trang trí hoa lá cành cho có vẻ sinh động. Tờ báo tường cứ thế dày lên. Mỗi lúc rảnh rỗi, cả nhà đem ra đọc lại. Yêu ơi là yêu mà cũng vui ơi là vui!
Chính vì những bài viết con con đó khiến Nam không ngại viết và luôn thấy việc mình viết lại một hoạt động gì đó, một sự kiện gì đó là việc làm thú vị chứ không phải “vò đầu bứt tai” đau khổ mỗi khi viết bài. Điều này cũng giúp Nam viết bài văn được nhanh hơn. Cô giáo ở lớp luôn khen Nam là người viết bài nhanh nhất, ít khi để về nhà mới viết mà viết ngay tại lớp. Làm văn mà không khác gì “tốc kí”. Hihi
3. Trò chơi tưởng tượng:
Trong các trò chơi, có một số trò Nam chơi là do mẹ dụ dỗ, lôi kéo nhưng trò này thì Nam mê nhất, luôn gạ mẹ để chơi ở bất kì thời gian nào.
“Luật chơi” thì dễ lắm: Mẹ hoặc Nam sẽ nghĩ ra một tình huống nào đó rồi bắt đầu… tưởng tượng. Tất cả những điều gì “phù phiếm” nhất có thể nghĩ được ra đều có thể huy động để tạo thành một câu chuyện. Vì biết tâm lý của con trẻ là luôn cảm thấy thích thích và sờ sợ với những chi tiết có vẻ hơi hoang đường nên mình thường ra những tình huống có vẻ kì bí một chút. Ví dụ thế này nhé: Có hai người đàn ông ở trong một căn nhà hoang trên đảo. Đêm hôm đó, khi một người nằm ngủ cạnh lò sưởi và người kia đang ngồi nướng bánh ở góc nhà, mùi bánh mì bốc lên thơm phức trong ánh lửa lập lòe. Bỗng nhiên có tiếng gõ cửa. Sau tiếng gõ cửa, có bốn vị khách lạ mặt xuất hiện. Nào em tưởng tượng và miêu tả về từng người khách và câu chuyện xảy ra trong đêm. Ôi chao, mỗi hôm Nam tưởng tượng ra một kiểu, li kì hết biết. Sau đó, mình cũng khuyến khích Nam viết lại. Kể thì bao giờ cũng dễ hơn viết. Nhưng mình luôn động viên để mỗi hôm Nam dành ra khoảng 20 phút để viết thành một câu chuyện dài của riêng Nam.
Hôm nay mình dừng lại ở đây đã nhé. Mình sẽ viết tiếp về một số trò chơi ngôn ngữ và cách hướng dẫn con trong quá trình viết văn.
Nhiều mẹ ib hỏi mình là chị ơi, chị không đi làm hay sao mà có nhiều thời gian cho con thế. Hihi, mình có đi làm, mình cũng quay cuồng với hàng đống công việc không tên ở nhà và luôn ước ngày có 48 tiếng. Nhưng có lẽ, khi ở gần Nam, mình giảm thiểu tất cả những hoạt động khác, ví dụ xem ti vi, vào mạng… chỉ để dành cho Nam. Và Nam cũng biết “tiết kiệm” thời gian dành cho mẹ lắm. Ví dụ bài tập cô giao, Nam thường tranh thủ làm lúc ở trường hoặc đi học về, trong lúc chờ mẹ nấu cơm là làm luôn. Nên Nam có một buổi tối để cùng tham gia các hoạt động với mẹ.
Cá nhân mình luôn nghĩ, cho trẻ xem ti vi nhiều là không có lợi. Mình nhớ câu chuyện của Katherine Jackson, mẹ của ngôi sao huyền thoại âm nhạc Michael Jackson kể: Mọi chuyện thực sự bắt đầu khi Michael lên 4 tuổi thì ti vi của nhà bà bị hỏng. Vì nhà nghèo không có tiền mua ti vi mới nên mỗi buổi tối, bọn trẻ trong nhà nhảy múa và hát. Bà đã thuyết phục rằng chúng rất giỏi và sau khi nghe các con hát, bố của chúng cũng đồng ý như vậy. Và phần tiếp theo của câu chuyện chiếc ti vi bị hỏng là gì thì các bạn đều thấy rồi đúng không nào.
Tắt ti vi, để nói chuyện, ghi chép, miêu tả, tranh luận, hò hát… tất cả những điều đó sẽ giúp cho văn học đến gần trái tim của con hơn. Mình nghĩ là như thế.
À, hôm qua có một bạn nhỏ ở Ninh Bình, đang học lớp 5 có viết một bài văn và gửi mình sửa giúp. Em này chăm chỉ, yêu thích việc học vô cùng. Mình rất quý tinh thần của em ấy. Nam cũng thường giúp em học tiếng Anh. Từ việc sửa bài cho em, mình chợt nảy ra ý tưởng: Nếu các mẹ có con đang học lớp 3,4,5 có thể khuyến khích các con viết bài và đăng trên tường FB của mình, không cần viết hay đâu, ngô nghê cũng được, vụng dại cũng được. Mình sẽ sửa bài và mọi người cùng tham khảo. Nếu thấy không tiện thì có thể ib cho mình. Thực ra một bài văn không nói được nhiều điều, quan trọng là để con thấy việc viết văn cũng “dễ như ăn một quả na” thôi.
Mình nhắc lại là mình không viết với tư cách là một giáo viên đâu, chỉ là một phụ huynh của một cậu bé con tròn trĩnh và ngộ nghĩnh thôi, các mẹ nhé.
(Chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp-Mẹ Đỗ
Nhật Nam)
Like · Comment · 

20 BÀI HỌC TUYỆT VỜI TỪ TUỔI THƠ (mà có lẽ người lớn chả mấy ai nhớ được)
“Người lớn ai mà chẳng có một thời ấu thơ, ấy thế mà chả mấy ai nhớ được” - Hoàng tử bé (Saint Exupéry)
Đã bao giờ bạn ngồi xuống để hồi tưởng về thời thơ ấu của bạn, thậm chí bạn có thể ước muốn được làm trẻ con thêm một lần nữa? Dưới đây là một số điều bạn đã làm khi còn là một đứa trẻ và bạn vẫn có thể làm khi đã là người lớn.
1.Bạn quen với cảm giác vui mừng, phấn khích về những thứ vốn rất bình thường. Thậm chí bạn dừng lại chỉ để cảm nhận xem cơn mưa đẹp đến thế nào?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
2. Bạn không mặc cảm, tự ti về những gì mình đã làm. Bạn nhảy trên ván trượt, trượt xuống ngọn đồi trong một chiếc xe trượt tuyết tạm bợ, và ăn tuyết. Lần cuối cùng bạn đã làm một cái gì đó mà không cần suy nghĩ về nó là khi nào?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
3. Bạn đã đấu tranh để được làm những gì bạn thích. Niềm đam mê cho cuộc sống bùng nổ trong từng mạch máu của bạn.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
4. Những điều tốt đẹp giản dị nhất có thể xảy đến vào những dịp như Giáng Sinh. Còn bây giờ những điều bạn coi là nhỏ nhặt thường không được chú ý nữa. Sống chậm lại một chút và quan sát xung quanh, bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị trong cuộc sống, giống như khi còn ấu thơ.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
5. Sinh nhật của bạn là một cái cớ để bạn ăn tất cả các bánh và sô cô la mà bạn muốn. Đó là ngày thú vị nhất của năm. Ngày bạn được sinh ra vẫn sẽ là ngày đem lại cho bạn nhiều hạnh phúc. Hãy tự chúc mừng mình
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
6. Khi ai đó nói với bạn, bạn không thể làm điều gì đó, bạn cố gắng làm hết sức để chứng minh họ sai. Có lẽ nguyên lý của việc leo cây không phải là ý tưởng tốt nhất, nhưng cùng một nguyên tắc cần được áp dụng cho cuộc sống hiện tại
.Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
7. Bạn có thể đọc bất cứ cái gì và tất cả mọi thứ bạn có thể có trong tay mình. Lần cuối cùng bạn đọc một cái gì đó mà không phải danh sách những việc cần làm là khi nào?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
8. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì miễn là nó ngon. Thật tuyệt vời khi thưởng thức những đồ ăn làm cho bạn thấy hạnh phúc, cuộc sống vốn rất ngắn ngủi mà.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
9. Bạn có những giấc mơ lớn bất tận. Hãy ghi nhớ lại khoảng thời gian bạn đã từng muốn trở thành một bác sĩ thú y vào ban ngày và trở thành một điệp viên bí mật vào ban đêm?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
10. Bạn tin vào thần thánh, ông già Noel Santa Claus, và phép lạ. Những điều đó vẫn còn tồn tại, chỉ trừ khi bạn không còn tin vào điều đó.
11. Xem phim hoạt hình là khoảng thời gian yêu thích trong ngày của bạn, và chúng mang đến cho bạn tiếng cười thoải mái. Nụ cười có thể là cách chữa trị đặc biệt khi bạn bị ốm. Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn cười một cách sảng khoái là khi nào không?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
12. Bạn hát to hết cỡ mà không cần quan tâm người khác nghĩ gì. Điều đó sẽ rất thú vị.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
13. Bạn nhảy giống như khi không có ai đang nhìn bạn, và bỏ lại phía sau tất cả những gì làm bạn thấy buồn phiền.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
14. Bạn thường ngồi lại và chiêm ngưỡng hình ảnh bạn vừa vẽ. Lần cuối cùng bạn đánh giá cao về điều gì đó bạn đã làm là khi nào?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
15. Bạn hãy để những người bạn yêu biết bạn yêu họ nhiều như thế nào. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, bất cứ khi nào có cơ hội, hãy để cho người bạn yêu thương nghe thấy bạn yêu thương họ thế nào.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
16. Bạn chỉ quan tâm tới việc tối nay bạn sẽ ăn gì, chuyến đi thực tế tiếp theo của bạn sẽ là đi tới đâu. Bạn có nhớ là phải sống chậm lại và đừng lo lắng quá nhiều về những điều lớn lao trong cuộc sống?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
17. Bạn thích được nhảy múa trong mưa với đôi chân trần và không có áo mưa. Thậm chí việc bạn có thể ốm khi thức dậy vào sáng hôm sau cũng không quan trọng nữa. Mùi của mưa còn đọng trên làn da của bạn mới là điều bạn thấy thú vị nhất.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
18. Bạn mặc những trang phục mà bạn thấy thoải mái, và bạn có thể chạy rất nhanh mà không quan tâm đến những gì mọi người sẽ nói. Phong cách là tự tin với những gì của chính bạn chứ không phải những gì giống người khác.
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
19. Bạn quay vòng vòng theo hình tròn cho đến khi cảm thấy thế giới dường như vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn có nhớ những gì tương tự thế mà bạn đã làm không?
Những bài học tuyệt vời từ tuổi thơ
20. Trên hết tất cả là bạn có thời gian. Thời gian cho bạn bè của bạn. Thời gian để tham gia và tận hưởng các hoạt động mà bạn thích. Bây giờ, thời gian dành cho sở thích dường như bị lãng quên từ lâu. Bạn vẫn có thể có thời gian đó, tất cả các bạn phải làm là tạo ra chúng.
Nguồn: Ohay TV
CÁCH NGƯỜI MỸ DẠY CHUYỆN CỔ TÍCH TRONG TRƯỜNG HỌC(Cô bé Lọ Lem - Cinderella)
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ.
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ.
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ.
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
(Sưu tầm)
Ps: Hổng có quảng cáo phinh trá hình nhoa:)) thấy phinh này nhiều người khen với thấy đang lên cơn sốt Cherry đu theo đăng lại bài này:). Thấy ý nghĩa:).
Like · Comment · 
NÉT CHỮ NÉT NGƯỜI
Khi đến tuổi đi học, đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn tập viết chữ, bắt đầu từ những nét đơn giản như nét sổ nét móc, cho đến việc học tuân thủ các quy tắc về cỡ chữ, chính tả… Những điều đó nằm trong nội dung học và thực ra Tập viết là một môn học rất bình thường song song cùng môn Tập đọc kết hợp thành “song kiếm hợp bích” giúp bạn nhỏ của chúng ta bước vào thế giới học hành, chữ nghĩa… Ấy thế nhưng, ở nhiều thời điểm, đối với nhiều đứa trẻ, Tập viết lại là một môn học cần quá nhiều nỗ lực. Các em khổ sở vì việc luyện chữ. Bố mẹ … đau khổ vì chữ của em “như gà bới”. Cô giáo không hài lòng… Trong các lớp học tiếp theo, điểm Vở sạch chữ đẹp là nỗi ám ảnh đối với các bạn trai nghịch ngợm, nét chữ không ngay ngắn thẳng hàng, ngọ nguậy nhảy múa y như các bạn ấy vậy. Đôi lần chữ xấu lại bị chép đi chép lại một bài. Có bạn còn bị xé vở để cuốn vở chỉ lưu giữ nét chữ đẹp, xoá bỏ những gì ngả nghiêng xấu xí. Cá nhân tôi ngày bé cũng có nỗi ám ảnh về môn Tập viết, bỏ đi không biết bao nhiêu tờ giấy ô li quý giá đối với thời bao cấp, mất không biết bao nhiêu thời gian mắm môi mắm lợi điều khiển chữ O chữ A cho tròn, các nét liền chứ không được rời nhau. Với các bạn bản tính cẩn thận, có hoa tay thì đỡ hơn, nếu chăm chỉ có thể viết chữ đẹp hơn cả cô giáo, đều tăm tắp như in vậy!
Cách đây vài tuần, chúng tôi có làm trắc nghiệm với các bạn nhỏ và bố mẹ: đưa ra một loạt bài viết thi Chữ đẹp để bố mẹ nhận nét chữ của con. Nét chữ giống nhau đến nỗi các bố mẹ vất vả lắm mới nhận được ra. Những bài viết treo trên bích báo, chữ như máy tính in ra, không sai lệch một ly, cho ta thấy bao nỗ lực của bạn nhỏ. Nhiều bạn được đi luyện chữ, khoảng vài tháng là tạo được “nét chữ” như vậy. Thế nhưng, tôi băn khoăn tự hỏi, “nét chữ” như thế có liên quan đến “nét người” chăng? Những nét chữ giống nhau như tạc, những nét người có tăm tắp như nhau không? Ích lợi của việc viết chữ đẹp là gì?
Mục đích của môn Tập viếtTheo thông tin của tờ tạp chí Khoa học và cuộc sống (Nga) thì từ năm 2014 có 45 bang ở Mỹ thông qua quyết định học sinh đi học không cần tập viết chữ đẹp, chỉ cần viết được chữ in hoa và đánh máy thành thạo trên máy tính. Đặc trưng của thời đại công nghệ! Thật vậy, vậy tập viết còn cần cho ai?Trên thực tế, như tôi đã nói ở trên, để bắt đầu bước vào cuộc đời học tập, đối với bé, môn Tập viết cũng cần thiết như môn Tập đọc, không kém và cũng không hơn! Vì thế, thái độ của chúng ta đối với nó cũng cần cân bằng. Nghĩa là đừng bỏ qua, coi thường nó, cho rằng sau này đánh máy chữ cả thì viết đẹp để làm gì! Cũng đừng cố sống cố chết luyện con “thành tài” – thợ viết chữ đẹp- ngay trong những năm đầu tiên đến trường.
Vậy trẻ phải làm gì với môn Tập viết?Dựa trên cơ chế tư duy trực quan, vận dụng mọi giác quan trong nhận thức, thì việc đọc song song với việc viết khiến trẻ nhớ và tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, đặc biệt đọc hiểu nhanh hơn nhiều so với những đứa trẻ chỉ đọc mà không bao giờ thử viết. Trẻ cần nắm được những nguyên tắc cầm bút đúng, điều chỉnh dáng ngồi hợp lý, cự li giữa mắt và vở vừa phải. Đó cũng là nội dung cần phải đưa vào môn Tập viết. Kết hợp với thao tác đọc, nghe, trẻ nhận biết mặt chữ, học cách ghi lại các âm thanh, từ vựng theo quy tắc chính tả. Từng ngày, một ít một, trẻ vỡ vạc ra sự kỳ diệu của các con chữ, học cách làm chủ chúng một cách tự nhiên cùng sự luyện tập như đã từng luyện cách điều khiển cơ thể mình một cách chính xác và mềm mại ngày xưa. Mỗi một tiến bộ của trẻ được người lớn khích lệ và tự trẻ cảm thấy tự hào. Quá trình luyện tập phải gắn liền với quá trình học tập các môn học khác. Nói vậy để thấy cái “quá trình” cần thiết biết bao! Nói vậy để thấy sự sai lầm và vô nghĩa trong việc ép trẻ tô chữ, luyện chép hàng tiếng đồng hồ trong những ngày đầu tiên đến lớp. Việc này tạo áp lực không nhỏ đối với cơ thể trẻ khi phải vận dụng cao độ cả mắt, trí óc, tay vào một công việc – Áp lực vô hình mà ở tuổi các em không nên và không được phép chịu để dẫn đến những hậu quả hữu hình: thị lực giảm, mệt mỏi, căng thẳng, đôi khi biếng ăn.Những bạn nhỏ lớp Một ngồi tập viết chỉ nên viết một chữ hoặc từ trong vòng 5-7 phút rồi chuyển. Đó là áp lực hợp lý vừa đủ để bạn nhỏ lớp 1 làm việc cùng bút, giấy. Có nhiều phương pháp vui nhộn khác để các bạn phân biệt chữ, phân biệt âm vị và các quy tắc ghi chép: thông qua trò chơi, viết chữ vào không gian, nghĩ và tưởng tượng các câu chuyện xung quanh các chữ cái, cho chúng kết hợp với nhau bằng các mối liên hệ logic vui nhộn… Những phương pháp hỗ trợ như thế khiến việc tập viết không còn khó nhọc và buồn tẻ. Thí nghiệm của các nhà tâm lý giáo dục Nga cho thấy: nếu đưa các bạn nhỏ một cuốn vở tô chữ quá dài, các bạn sẽ tăng tốc để viết xong cho nhanh – và thế là ý nghĩa luyện chữ không còn nữa. Đương nhiên, nếu muốn, có thể dùng kỷ luật, dùng điểm để ép buộc cho đến khi thành thói quen. Nhưng đó đã là một câu chuyện khác.Những bạn nhỏ 4-5 tuổi càng chưa nên bị lôi cuốn vào câu chuyện tập viết để … cô giáo nhàn hơn, bố mẹ yên tâm hơn, ông bà tự hào hơn khi bé chững chạc bước vào lớp 1 với một hành trang “biết đọc, biết viết”! Động lực học tập và niềm vui được dần dần khám phá con chữ cùng các bạn và thày cô ở trường cứ thế mà bị triệt tiêu!
Thế nào là vở sạch?Một cuốn vở không tì vết, không gạch xoá, không dây mực, chữ đều và sáng sủa – đó là niềm mơ ước, tự hào của đứa trẻ, cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều đứa trẻ khác. Đôi khi, chỉ vì một lỗi sai mà cả trang vở bị xé. Đôi khi vì lỡ tay nguệch một vết vào vở là cả cố gắng suốt một học kỳ đi tong!Ngày xưa lớp tôi có một bạn có cuốn vở tuyệt đẹp, chữ đẹp đúng cỡ, không một lỗi tẩy xoá. Tiếc thay bạn không phát huy được khả năng học và tư duy của mình, phần nữa là bạn quá lo chăm vở quên cả nghe giảng!! Đây là một trường hợp có thật. Đương nhiên tôi không nói tất cả những ai giữ vở sạch đều lơ là chuyện học khác. Tôi chỉ cho rằng không nên đưa ra tiêu chí vở sạch một cách cực đoan như vậy, khiến cho việc vở sạch chữ đẹp vô hình trung trở thành một trò hình thức và bổ sung thêm một khía cạnh vào bệnh thành tích của chúng ta.Với những đứa trẻ lớp 1, 2 việc giữ sạch vở, biết yêu quý vở như người bạn đồng hành của mình là tiêu chí cần thiết để HƯỚNG TỚI chứ không phải để ĐÁNH GIÁ. Mục đích: các bạn nhỏ có ý thức với việc học chữ, hào hứng với bài vở, trân trọng đồ dùng học tập… chứ không phải dùng đó như một tiêu chí gây áp lực khác.Với học sinh từ trung học cơ sở trở lên, việc giữ vở sạch hay có thể ghi chép theo kiểu riêng của mình – theo tôi là điều có thể bàn cãi. Đôi khi việc ghi chép theo phương pháp khác như sơ đồ tư duy, nhấn nhá màu sắc, khoanh đậm từ khoá… lại giúp các bạn học nhanh và nhớ lâu hơn. Việc áp dụng các tiêu chí vở sạch chữ đẹp từng dùng cho tiểu học đối với các cấp cao hơn có thể nói là không cần thiết, thậm chí là … vô nghĩa!
Câu chuyện của tôiTôi còn nhớ, năm lớp 12, sau khi học xong phổ thông, tôi bắt đầu “thanh lý” các loại vở tích lại trong nhà. Tôi phát hiện ra sự thay đổi đến cảm động của mình trong nét chữ. Từ lớp 1 đến lớp 5: chữ tròn trịa, to cồ cộ, sạch sẽ – kiểu chữ của đứa trẻ không có… hoa tay nhưng nắm được nguyên tắc trình bày nên nhìn dễ chịu. Từ lớp 6 chữ mềm hơn, nhỏ nhắn đi và có nhiều nét lạ. Tôi sực nhớ nét móc bụng chữ g tôi đã lén bắt chước một người lớn mà tôi kính trọng. Đến nét vắt sang trái chữ đ tôi học của thày giáo dạy Văn năm lớp 10. Rồi nét chữ T hoa dõng dạc của bố… Cho đến bây giờ, tất cả những nét riêng của người khác mà tôi đã ngưỡng mộ học tập như thế đã biến mất, chỉ còn lại nét chữ của riêng tôi. Nó có đôi chút thẳng thắn cứng cáp đến nỗi có lần tôi viết thư cho bạn gái, mẹ bạn ấy nhất quyết cho rằng cô bạn đã nhận thư tình cảm của bạn trai vì “nét chữ chẳng giống con gái!”. Nó lại vẫn còn sự vụng về, không mềm mại. Nó hơi bay bổng không chịu bám chắc dòng kẻ. Và tất cả những đặc điểm đó cũng là “nét người” của riêng tôi.Vì thế mà tôi nghĩ, đừng nhân danh “nét người” mà bắt những đứa trẻ cấp tốc rèn chữ từ nhỏ, sao cho đều tăm tắp vui mắt vui lòng người lớn, làm nên thành tích của gia đình, của nhà trường. Bạn nào viết đẹp được mà luyện viết vừa đủ, không cảm thấy áp lực của việc thi cử, chấm vở sạch chữ đẹp – thì đó là việc tốt. Nhưng để nét chữ thực sự là nét người, hãy để cho chính các em khám phá nét người của mình qua năm tháng- hoàn thiện dần lên, thay đổi khác đi. Những nét chữ mang cả tâm tình, cảm xúc, bộc lộ nét vui và nỗi niềm khác nữa!
TSGD Nguyễn Thuỵ Anh, Mẹ&Bé tháng 5/2014
Ảnh minh họa: Ý kiến của bạn Minh Khuê (Lớp Nghĩ và Viết – CLB Đọc sách cùng con)
Like · Comment · 
Chia sẻ tới các bạn bài viết tuyệt vời của nhà văn Thụy Anh với hướng dẫn hết sức dễ thương 1 số trò chơi ngôn ngữ.
THƠ CA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
Ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, đứa trẻ của chúng ta đã phản ứng nhạy cảm với nhịp điệu, âm thanh qua bước đi, động tác và lời nói của mẹ. Cảm nhận đầu tiên về ngôn ngữ khi bé ra đời cũng bắt đầu từ rất sớm thông qua người mẹ. Giọng mẹ êm êm, dễ chịu, quen thuộc dẫn dắt bé từng bước tìm hiểu thế giới và chính bản thân mình.
Những đứa trẻ ban đầu phản ứng tích cực với thể loại thơ ngắn, có nhịp điệu. Thơ thật hợp để làm bạn với trẻ. Thơ làm chúng thấy vui, làm chúng bình tĩnh lại, làm chúng lắng nghe, và khiến chúng muốn bắt chước đọc theo vì ngăn ngắn, dễ nhớ, dễ thể hiện. Vì thế, cho dù sự phát triển thơ ca sau này thật phong phú với những thể loại thơ biến ảo, không vần luật, bay bổng và đầy sáng tạo, thì tôi vẫn muốn lựa chọn cho trẻ từ sơ sinh đến 3,4 tuổi những câu thơ đầu tiên có âm điệu đặc biệt dễ nhớ. Chúng có thể như bước chân ngắn, nhanh lẫm chẫm, như hơi thở vui vui dồn dập của một em bé. Chúng đôi lúc cũng có thể ngân nga ngắn dài như một câu lục bát mẹ hát ru con. Tùy từng thời điểm trong ngày mà chọn: đương nhiên khi chơi thì thơ ngắn, khi nghỉ ngơi, lim dim sắp ngủ thì thơ đến như một niềm âm yếm dịu dàng, có thể đều đều dàn trải để dỗ giấc ngủ yên.
Ban đầu là cảm nhận nhịp điệu, rồi đến vần, và sau đó là vỡ dần về ý nghĩa từng từ, liên hệ nội dung với cuộc sống. Những bé được tiếp xúc với thơ ca từ sớm sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới thú vị thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.
Ngôn ngữ thơ – nhất là thơ dành cho trẻ nhỏ – là thứ ngôn ngữ đặc biệt: giản dị, rõ ràng, trong sáng. Thủ pháp láy từ, láy âm, láy hình ảnh (với nghĩa là được dùng lặp đi lặp lại) là điểm mấu chốt quan trọng trong quá trình tư duy và tiếp nhận của trẻ. Trong quá trình nghe lặp đi lặp lại và có thao tác bắt chước, học thuộc đoạn thơ, não của trẻ được kích thích phát triển toàn diện trong những ngày đầu tiên non nớt. Nếu ta tiếp tục lựa chọn và thường xuyên đọc thơ cho trẻ trong những năm đầu đời, em bé sẽ có cơ hội có được vốn từ phong phú, dần phân biệt được ngữ nghĩa, thậm chí hiểu được những khái niệm mà người lớn cho là phức tạp đối với bé như đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa... từ rất sớm. Ngôn ngữ thơ ca nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ dần xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan của mình. Trẻ có thể “cảm thấy” một từ thay vì chỉ hiểu nghĩa từ ấy. Chẳng hạn, với trường hợp của riêng tôi, tôi ru con tôi ngày nhỏ bằng bài ru “Cái cò mày đi ăn đêm...”. Cho đến một hôm, cậu bé 3 tuổi nghe được từ “cái cò” thì bảo mẹ: “Từ này rất buồn mẹ ạ”. Những gì từng nghe ngày bé đã có ấn tượng với trẻ như vậy đấy. Cũng như thế ở chiều ngược lại, trẻ sẽ tự xây dựng cho mình một vốn từ phong phú, bất ngờ ngay cả với người lớn, sau khi đã có cái phông cảm xúc độc đáo mà thơ ca mang đến từ tấm bé. Lại lấy ví dụ em bé của tôi, một ngày nọ bảo tôi khi chúng tôi cùng nhau ngắm trời đêm rất nhiều sao: Trời có màu êm, mẹ ạ. “Màu êm” - thật là một thứ màu đặc biệt mà người lớn không dễ tìm ra được! Đó là cảm nhận màu sắc và nói ra bằng thứ ngôn ngữ có sự tham gia của các giác quan. Tôi có thể dám chắc rằng, những bài thơ đã cho bé thói quen cảm nhận cuộc sống theo cách ấy.
Nhưng trên hết, qua thơ ca, mẹ và con, bố và con – cả nhà - có thể giao lưu cảm xúc với nhau thật dễ dàng. Có thể có biết bao trò chơi chơi được với nhau! Tôi còn nhớ tôi có một người bạn. Khi con trai anh lên 3 là lúc anh trở về sau một chuyến du học 2 năm trời. Rất yêu con, rất muốn gần gũi con, nhưng đột nhiên, sự xa cách về thời gian và địa lý đã qua khiến giữa hai bố con có một barie nhỏ mà anh loay hoay chưa biết làm gì để xóa bỏ nó thật nhanh. Và cũng thật đơn giản, tôi đã “xui” anh dùng thơ, đồng dao để chơi với bé. Ngay lập tức, họ trở nên gần gũi với nhau như chưa từng xa cách.
Trong một số báo của Mẹ và bé, tôi đã từng trình bày một số trò chơi với đồng dao dành cho mẹ và con từ 3 tháng tuổi trở lên. Lần này, xin gợi ý một vài trò chơi hướng tới sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, lấy những bài thơ ngắn làm ví dụ. Điều quan trọng hơn cả là những trò chơi này không chỉ phát triển về ngôn ngữ mà là cách gây cảm hứng, tạo cảm xúc tích cực cho bé, cho cả gia đình trong quá trình giao lưu với nhau.
1. Trò chơi với Từ
Trò chơi này tương đối quen thuộc với nhiều bố mẹ. Ta đọc đoạn thơ và dừng lại cho trẻ đọc theo những từ cuối. Phát triển lên một chút, ta có nhiều trò chơi khác. Chẳng hạn:
*Cả nhà cùng đọc và lần lượt chêm từ (lấy ví dụ bài “Chú dê con biết đếm đến mười” của Thụy Anh)
Ví dụ:
Mẹ đọc:
Dê trắng còn nhỏ
Đầu chưa mọc sừng
Nhưng đã đến trường
Nên dê biết đếm
Dê con là....
Người mẹ chỉ em bé, em bé đáp: Một
Anh Bê là....
Người mẹ chỉ bố, bố đáp: Hai...
Cứ như thế cho đến hết phần đếm người của bài thơ.
* Cùng đọc và thêm từ của mình (lấy ví dụ bài “Hươu cao cổ” của Thụy Anh)
Mẹ đọc:
Hươu cười sung sướng
Vui vẻ tiếp lời:
- Cổ dài, mẹ ơi
Giúp bao bạn nữa!
Cổ là xe chở
Cho khỉ bám vào
Cho thỏ bám vào
Cho gấu bám vào
….
(Mẹ sẽ chỉ định để mỗi người đưa phương án các con vật của mình: Cho ngỗng bám vào, cho ốc sên bám vào, cho mèo bám vào....)
2. Trò chơi đối đáp bằng thơ
Chọn những bài thơ có phần đối đáp để đọc. Lưu ý, mẹ và con đối đáp hoặc mẹ và bố-con đối đáp, mẹ và các bạn nhỏ đối đáp. Tức là đối đáp chỉ nên có 2 bè chứ không đối đáp qua lại 3, 4 nhân vật.
* Lấy ví dụ bài thơ “Cốc, cốc, cốc” của Võ Quảng:
Mẹ: - Cốc cốc cốc!
Các con: - Ai gọi đó?
Mẹ: - Tôi là thỏ!
Các con: - Nếu là thỏ
Cho xem tai!
Cho đến khi đã quen với trò chơi này, mẹ có thể thay thỏ, nai... bằng những con vật khác để các con được sáng tạo. Chẳng hạn:
Mẹ: - Tôi là mèo!
Con: - Nếu là mèo
Kêu meo meo!
3. Trò chơi thể hiện ý thơ bằng động tác cơ thể. Trò này các em bé đều rất thích. Ngay từ khi bé tròn 1 tuổi, mẹ đọc thơ đã nên làm động tác để bé làm theo. Dù bé chưa đọc theo, nói theo được nhưng mẹ hãy tin tưởng rằng, bé hiểu hết những gì mẹ nói và sẽ rất thích thú với trò chơi này. Đây cũng là một trong những nền tảng khiến bé có được sự cảm nhận ngôn ngữ thông qua các giác quan và trí tưởng tượng. Đọc một từ, bé sẽ tưởng tượng ngay ra hành động hoặc hình ảnh thể hiện từ ấy.
*Ví dụ: bài thơ “Nước ơi” của Thụy Anh
Nước ơi, nước ơi
Lại đây với bé
Cho bé rửa mặt
Cho bé rửa tay
Cho bé sạch sẽ
Rồi bé đi chơi
Mắt bé sáng ngời
Nụ cười xinh xắn
Răng bé rất trắng
Bé cắn rất đau!
Những động từ “rửa mặt”, “rửa tay”, “đi chơi”, “cắn” - bé sẽ mô phỏng được bằng hình ảnh. Những cụm “mắt sáng ngời” - bé chớp chớp mắt; “nụ cười xinh xắn” - bé cười duyên; “răng trắng” - bé nhe răng. Và thú vị nhất là câu cuối, giống như trò “Ù à ù ập”, bé làm động tác giả vờ cắn đồng thời thêm âm thanh “àm” sẽ rất vui, khiến hai mẹ con cười vui vẻ. Mẹ làm một lần, lần sau bé sẽ tự động làm rất tốt.
*Lấy ví dụ bài “Đi chơi” của Thụy Anh
Mặt trời thức dậy
Trời đã sáng rồi
“- Bé ơi!” Bé: Dạ!
Mình cùng đi chơi.
Chiếc quần xinh xắn
Bé mặc ngay vào
Rồi khoác chiếc áo
Rồi đội mũ lên
Nhớ nhé, đừng quên
Đi găng tay ấm
Đi giày thật vững
Rồi ta lên đường...
Từ câu “dạ” cho đến những động tác tiếp theo, bé đều thể hiện bằng hành động trong khi mẹ đọc, sẽ là trò chơi chơi được trong nửa tháng của mẹ và con trước khi chuyển sang trò khác.
4. Trò chơi “nói vần vèo” là trò chơi mà thơ ca chính là sự gợi mở cho bé. Bé nào cũng thích trò chơi này và cũng có khả năng tập nói theo vần, vừa vui vừa tạo sự phản ứng ngôn ngữ nhanh nhạy.
Trò này có thể chơi từ đơn giản đến phức tạp. Đơn giản là “gà” trước cho bé một cách tạo vần thụ động, không có nghĩa gì đặc biệt.
Chẳng hạn: Chú Vinh con bà Binh- Anh Dế con bà Bế; Quả na của bà Ba – quả hồng của bà Bồng...
Ở mức độ cao hơn, bé tự nghĩ ra từ có nghĩa, miễn là vần:
- Bắt con cua
- Nấu canh chua!
- Chui vào tủ
- Để đi ngủ!
v..v..
Còn rất nhiều trò chơi khác nữa mà chính các bố mẹ cũng có thể nghĩ ra cho phù hợp với bé con nhà mình, câu chuyện của nhà mình. Tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều phản hồi đóng góp trò chơi ở mục này để cùng chia sẻ với các mẹ có những em bé còn rất nhỏ. Thơ ca sẽ giúp cho bố mẹ và con gần gũi nhau, có niềm vui chung và bố mẹ cũng thấy giảm được phần nào áp lực xung quanh những lo lắng thường có khi bé con còn bé. Thơ ca không chỉ là liều thuốc trấn an tâm lý dành cho bé mà còn hiệu nghiệm cả cho người lớn nữa đấy.
(Thụy Anh)
Like · Comment · 
LÀM GÌ KHI CON GIẢ BỆNH
Hôm qua có mẹ hỏi về vấn đề của một nhóc, Cherry cũng gợi ý nên để mẹ ấy tự giải quyết, tìm ra nguyên nhân và theo dõi biểu hiện của con. Các mẹ đều rất sáng tạo và hiểu con nhất, có bất cứ gì khoan mang lên mạng hỏi mà phải thật bình tĩnh phân tích và xử lý tình huống. 
Hỏi : Cậu bé ấy đang đi học thì ôm bụng rên đau dã man quằn quại, cô giáo phải gọi điện thoại cho mẹ đón về. Sau đó đón về mẹ bạn ấy mới biết bạn ấy nói dối và chơi khoẻ như giặc.
Các mẹ hãy giải quyết theo bản năng "mẹ mìn" của mình. Vừa cứng rắn vừa mềm mỏng. 
Các mẹ khoan hãy xét đoán con là đứa dối trá hay lừa lọc. Rồi vạch trần âm mưu của con xong rồi chửi rửa miệt thị. Chi vậy? Coi con nó có học mình ko? Mà la lối.
Có nhiều lý do khiến con làm như vậy? Áp lực cô giáo áp lực cha mẹ áp lực trường lớp áp lực bạn bè, cortisol sẽ tạo ra một cảm xúc giả. Gây co thắt có thể đau đầu hoặc đau bụng. Trong trường hợp này Bạn ko thể dùng "người trần mắt thịt" mà khẳng định con bạn lừa dối được.
Bạn phải ngồi xuống bình tâm lại và nhớ xem bạn có từng thoái thác công việc giả bệnh nghỉ ốm ko? Hay là bỏ lỡ thứ gì đó của gia đình và từ chối khéo nhưng để con thấy, các con chưa phân biệt được việc Nói dối gây hại và việc nói giảm nói tránh nói khéo để làm giảm mức gây tổn thương đến người khác.
Tiếp theo là hỏi han chăm sóc con xem trong lớp con có vấn đề gì không? Buồn cái gì ko? Hay vui hưng phấn quá khích? Sợ hãi vì trường sắp tổ chức thi kể truyện thuyết trình trước đám đông? Hay do lười biếng. 
Nhớ hồi xưa Cherry cũng giả bệnh nghỉ học hoài, trốn học, tụ tập bạn bè để nghỉ hội đồng. Do chán học buồn ngủ và hay bị áp lực ba mẹ thầy cô...Nhờ vậy bây giờ có chuyện gì Cherry cũng biết cái con nhóc nó định mần gì rồi. 
Cherry cũng biết việc đi học đôi lúc khiến các con mệt mỏi chán nản nên Cherry chủ động cho phép con được chọn 1 ngày trong tháng, đó là ngày con cảm thấy mệt mỏi chán nản chả muốn làm gì hết hoặc bận một cái gì đó mà đối với con vô cùng quan trọng, con sẽ được nghỉ học. Tức là cho con trách nhiệm với hành vi của mình và quyền lợi được suy xét bản thân và chọn xem việc nào quan trọng với con. Con trả lời là "Con rất thích đi học, con sẽ không bao giờ nghỉ".
Mẹ Cherry cũng vui buồn lẫn lộn, nhưng vậy thì tốt rồi. Không như mẹ "hổ báo trường mẫu giáo", cái thứ "chợ trời" gì mẹ cũng có phần.
Vậy mà cũng có bữa mẹ đón về than đau bụng dữ dội, mẹ tin em lắm, an ủi lo lắng chăm sóc em tận tình, em nằm một chỗ đến là thương. Mẹ nghĩ áp lực học tập và thi thố tài năng khiến em mệt mỏi. 
Tối về em ngủ rất sớm và ngoan ngoãn không nói tiếng nào. Mẹ thấy thương lắm đó.
Sáng sớm mẹ dạy chuẩn bị bữa sáng cho con, con trên phòng để báo thức tự dậy. Khi mẹ làm xong bữa sáng, bưng lên thì thấy nàng đã dậy từ sớm. Mình lại gần xoa đầu và thăm hỏi nàng. 
Nàng ta được dịp rên rĩ "mẹ ơi con đau bụng quá con đi hết nổi rồi, mẹ cho con nghỉ học nha". Thật ra nếu con mạnh dạn nói lên suy nghĩ và nhu cầu của chính con không sợ cường quyền hay là sợ mẹ la mẹ không cho cũng là hay lắm rồi, nên khuyến khích điều này.
Mẹ bảo rằng "Con chắc chắn là con mệt và đau đến nỗi con đi không được phải không, con sẽ là một người bệnh đó".
Nàng lại rên rĩ "Dạ con mệt lắm, con muốn nghỉ học."
"Ok mẹ sẽ cho con nghỉ học con yêu nhé."
Đóng kịch giỏi hơn cả mẹ, mặt vẫn yểu xìu đáng thương lắm "Dạ cho con nghỉ ngơi nha con vô lớp con mệt lắm chẳng có chỗ nằm nghỉ ngơi". Lý do khá chính đáng.
Được thôi, thích làm "người bệnh" mẹ cho làm "người bệnh". Bắt đầu mẹ gọi điện thoại xin cô cho con nghỉ học.
Sau đó mẹ ăn hết đĩa đồ ăn ngon lành trước mặt con. Các mẹ hãy làm ra vẻ thương xót và cũng chăm sóc con chu đáo hơn. Dạy con cách khắc phục khi đau bụng luôn. Theo dõi phân con. Vì Phân con không lỏng nên con không thể lạnh bụng được. 
Nếu lạnh bụng chỉ cần không ăn gì uống nước gạo lứt rang thêm tý muối bien và đường thô là đỡ liền. Hoặc ăn bột sắn dây với chút muối, sắn dây dương sẽ giúp ấm bụng hơn.
Đằng này phân con hơi rắn có lẽ là cũng đau mà do đầy bụng thôi, thì ăn thêm rau củ quả thanh lọc là ổn. Con lắc đầu đòi ăn món con ưa thích. Mẹ khuyên con nên uống hết lý gạo lứt mới đỡ bệnh.
Con ráng uống với vẻ mặt cau có khó chịu. Con đứng dậy đòi chơi xà đu, đọc truyện, chơi đồ hàng. Mẹ cản lại "Con đang mệt, mệt mỏi, con chỉ nên nằm trong phòng và trên giường nghỉ ngơi mà thôi, không nên chơi hay làm bất cứ gì."
Nàng nằm không yên cứ lăn qua lộn lại khó chịu. Mẹ và em cùng ăn bánh mì sanwich, nàng mon men lại xin "mẹ ơi con đói quá, con ăn được không?".
Mẹ nàng cười cười "Con đang bệnh phải ăn kiêng, làm người bệnh khổ lắm, phải kiêng đủ thứ con biết không, con ráng nhịn đi để vi rút đói chết hết bụng con sẽ khoẻ."
"Sao kì vậy, sao mẹ biết vi rút còn sống"
"Ờ vì mẹ gõ gõ vào bụng con nghe tiếng soạt soạt, mà con còn đau bụng thì vi rút còn sống chứ sao."
Nàng buồn thiu đi vào góc nằm một mình, cứ định chơi cái gì là mẹ lại khuyên "con ơi con bệnh đau bụng thì chỉ nên nằm một chỗ thôi"
"Mẹ ơi con hết đau bụng rồi, đỡ nhiều lắm đó"
Mẹ mìn vẫn nhai nhai tỉnh bơ "chưa khỏi hẳn đâu, cứ nằm đó nghỉ ngơi đi con à"
"À mà mẹ hỏi nhé, con thích khoẻ mạnh hay là bị bệnh"
Nàng nằm suy tư "con thích khoẻ mạnh à, nhưng bây giờ con bệnh mà"
"Ừ vậy nằm yên nghỉ ngơi đi con yêu, con biết không có những người bệnh chỉ mong mình khoẻ mạnh, vì khi bệnh họ đáng thương lắm, nằm ở bệnh việc, xung quanh ai cũng bệnh than thở mệt mỏi, ai oán, phải uốmg thuốc liên tục và chả được đi đâu hết."
Nàng im lặng chẳng nói gì. Mình thì cứ làm những việc hồi đó giờ nàng thích. Nàng nằm mà táy máy lắm. Cứ muốn được tham gia.
Sau đó mẹ gợi ý là "tối nay con nên nằm nghỉ ở nhà, để mẹ và em đi chơi, đi công viên và đi dạo. "
Nàng giãy nãy lên "Sao mẹ kì vậy, để con ở nhà một mình, con muốn đi nữa"
"Ừ thì con bệnh mà con nên nằm nghỉ ngơi, ba sẽ thay mẹ chăm sóc con, nếu bệnh mình chỉ được nằm nghỉ một chỗ chứ không thể ra ngoài đi chơi hay gặp gỡ ai được đâu."
"Vậy chắc chiều vi rút chết hết đó con hết đau bụng cho con đi với nha"
"Uhm để xem từ giờ đến chiều con có tuân thủ việc ăn kiêng và nghỉ ngơi ko? Nếu tuân thủ con sẽ mau hết bệnh đó"
Nàng ủ rủ lại leo lên giường nằm ngủ mà tai thì ngóng ra xa. Hồi lâu nàng nói "Con đói rồi mẹ cho con ăn nha"
"Con bệnh nên nhịn đói nha đến gần trưa mẹ nấu cháo cho ăn ha"
"Con ghét cháo nhất thế gian"
"Yeah người bệnh thì phải ăn cháo con à:)"
Hừ...nàng điên tiết càu nhàu một chút. Nàng nằm một hồi thì chán "mẹ ơi con nóng quá "
"Bệnh nên đừng nằm lạnh quá"
"frown emoticon mà nóng quá nè"
"Vậy cho mau khoẻ"
Ly nước làm tràn ly khi mẹ nàng lôi bộ Gabe hấp dẫn ra cùnh Mochi chơi rất hăng say. Nàng leo xuốmg gợi ý "Mẹ ơi cho con chơi với con thèm quá à"
"Con đang bệnh tội nghiệp con quá,con nằm nghỉ nha con"
Nàng la lên "Mệt quá sao nói hoài vậy, sao cứ nhắc bệnh bệnh"
"Uh mẹ lo lắng cho con mà bé cưng, lên giường nằm nghỉ và để em chơi nha con"
(Haha mẹ mìn zui quá xá:)). Mẹ mìn đóng đạt ghê:))
Mẹ lại bên giường con mẹ nói "Không ai muốn mình bệnh, mẹ biết con bệnh con mệt mỏi lắm, nhưng nếu con thật sự bệnh thì hãy nghỉ ngơi, còn nếu khoẻ mạnh mịn sẽ làm được rất nhiều việc, sức khoẻ quan trọnh vô cùng, đừng bao giờ không có bệnh mà nói mình có bệnh, việc làm ngừoi bệnh cũng chẳng vui vẻ gì đâu con à, con có muốn lát mẹ cho con xem hình những người bệnh phải nằm ở bệnh viện và không được đi đâu không?, họ phải uống thuốc bị cách ly và chẳng làm được bất cứ gì hết"
"Con muốn khoẻ mạnh à mẹ ơi, :(( con chán và buồn quá sao chỉ phải nằm và không được làm gì và ăn gì hết vậy?"
"Thì nếu con khoẻ mạnh sáng con đã được đi gặp các bạn và chơi với các bạn bao nhiêu trò thú vị rồi, thương con quá:)"
Các mẹ hãy làm như tin con và cứ hùa theo con nếu con đau thật dù ít thì mẹ ko bị hố mà con làm con cảm đồng vì mẹ quan tâm con, còn nếu con nói dối con sẽ cảm kích vì mẹ ko vạch trần con trước bàn dân thiên hạ mà con tin tưởng và chăm sóc con nữa con sẽ rất hối hận. Các mẹ có thể cho con xem hình bệnh nhân trong bệnh viện, tất nhiên nếu đi trực tiếp sẽ tốt hơn nhưng sợ lây lan nè. Cho con đi tiếp xúc từ thiện nhiều con sẽ trải lòng hơn và cởi mở hơn. 
Các mẹ sau đó hãy kể với con về những câu chuyện như "Cậu bé chăn cừu" "chiếc rìu vàng"... Và nói với con "Nếu con bệnh con hãy nói mình bệnh mẹ sẽ chăm sóc con, còn nếu không thì con không nên nói con bệnh vì lần sau nếu con bệnh thật sẽ chẳng ai tin con mà đến chăm sóc con nữa đó, bây giờ mẹ tin con nên mẹ sẽ chăm sóc con và muốn con nằm nghỉ ngơi và ăn kiêng con nhé. Tối nay con nằm nhà nghỉ nha, mẹ sẽ đi công viên với em, qua cô Nhi nghe đàn, qua ông nội hái ổi, qua ông ngoại ăn bánh với Út..."
Nàng gào lên "Con muốn đi chơi, con khoẻ rồi huhu" nhăn nhó và mất tự chủ. Thấy thương gì đâu đó:)).
"Ừ vậy giờ ráng nằm yên nghỉ ngơi nha:) Tối đỡ mẹ cho đi không thì nằm ở nhà đợi mẹ về nhé hahaa"
Bởi vậy chuyện này là chuyện bình thường trên huyện, đứa bé nào cũng có lúc ma lanh, các mẹ chỉ cần đi trước con một bước dùng chính cách của con để trị con "lấy độc trị độc" "gậy lưng đập lưng ông" thì con sẽ miệng thì đối kháng nhưng chắc chắn phải "tâm phục khẩu phục"smile emoticon hơi dài dòng nhưng dễ nuốt mà phải không các mẹ mìn của Cherry hehe:)). Chỉ cần để con thấm việc lừa dối chả có lợi lộc gì cho mình sất mà còn phải lấp liếm kiếm chỗ thừa lấp chỗ thiếu, mệt hơn việc đi học nữa. Con sẽ biết nói dối là không nên sẽ mất lòng tin mọi người. Vậy thì con sẽ dần dần đi đúng hướng mà chả tốn công sức la hét đánh đập đó mà, càng la hét càng đánh đập càng sợ hãi càng không dám trải lòng mà nói thật:).
(Mẹ Cherry ngọt lịm môi)
Ps : Miễn là áp bức con hơn cả trường lớp thì con sẽ chán nản mà sợ Giả bệnh:) liệt kê một ít chiêu, ko nhớ hết. Nhưng vậy cũng đủ rồi. Mẹ inbox nên ghi lên để tất cả cùng đọc khỏi nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

HÃY LẮNG NGHE TRÁI TIM
Stt này hơi gay gắt, chỉ là suy nghĩ cá nhân. Không hề ám chỉ ai. Nên ai cảm thấy giật mình thì cũng không hẳn là bạn. Nếu thấy đúng thì hãy thay đổi còn thấy không hợp ý thì hãy im lặng.
Hôm qua mình có tâm sự với một mẹ. Chúng mình nói về trường mẫu giáo con đang theo học. Trường con chỉ chú trọng kỹ năng và năng khiếu. Và rất coi thường việc học chữ sớm rèn chữ sớm. Cô hiệu trưởng cũng nói rõ "là sẽ ko dạy chữ sớm vì tuổi này ko nên học chữ sớm vì bé còn rất non nớt, khi học bé sẽ chán và ỷ lại, áp lực học sớm sẽ hại bé"
Chỉ mình mình thấy vui còn hầu như ai gặp mình ngay cả ba mẹ mình cũng nghe các bạn của ba mẹ bảo là trường đó toàn chơi, không học gì hết khuyên mình chuyển trường hoặc kiếm cô giáo học thêm. Mình chỉ cười mà thôi. Làm mẹ thì tự biết con cần gì? Không cần nghe ai cả, đương nhiên tuỳ vài trường hợp nào đó.
Mẹ đó nói với mình là Có một cô giáo lớn tuổi dạy lớp một bảo là "Trường đó học như vậy là Sai rồi, toàn chơi chơi không đâu có đúng."
Mình chỉ thắc mắc tại sao người lớn lại luôn có suy nghĩ "phải ngồi vào bàn học và cầm viết học nghiêm túc mới là Học" và chơi thì chả học được gì hết.
Con nít Học Từ chơi và Chơi từ Học. Ngay cả việc múc ăn ném đồ ăn, bốc đồ ăn thì cũng là con đang học. 5 tuổi biết viết chữ biết đọc mà không mặc nổi cái áo mang đôi giày hay múc ăn hết chén cơm. Thì nói thật biết chữ mà làm gì? 
Ý mình là nên học kỹ năng trước hãy học chữ sau. 
Mình mới hơi khó chịu vì mình theo dõi pp giáo dục của trường. Cô hiệu trưởng rất yêu trẻ con, thân thiện và hay mỉm cười. Mình may mắn được tiếp xúc với các tài liệu và các bạn trong Giáo Dục nên biết các pp tân tiến. Không ngờ cô đã đem áp dụng cho trường. Nhưnh mẹ nào cũng cười cợt, hay là thấy lạ lẫm. 
Như việc cho bé đi học thì mẹ được ở bên bé, và chỉ học nửa buổi cho quen. Cái này áp dụng theo Nhật nè.
Mới vừa đây trường mở lễ hội "Rửa chân cho ba mẹ". Ai cũng thăc mắc và thấy thật kì lạ. Nhưng mình biết là cô lấy từ pp Đức Dục bên Hàn Quốc về để dạy các con Yêu quý ba mẹ Hiếu kính nhớ ơn ông bà.
Mình nghe mẹ đó nói xong, mình chỉ nói "Cô giáo đó có bằng chứng và tài liệu gì? Cô có từng đi du học hay nghiên cứu các pp tân tiến chưa? Cô có bất cứ căn cứ gì không mà nói Trường người ta dạy là Sai? Cho dù có Sai Nếu cô làm Giáo dục mà cô chưa có căn cứ gì cô lại dám nói Người ta dạy Sai thì thật sự thấy phản giáo dục quá". Nếu là các bạn? Các bạn có giao con các bạn cho cô không? Mình tự hỏi không biết mình an tâm không Khi giao con cho người sẽ suốt ngày nói con là Sai rồi, đừng làm như vậy hay là Sao không bao giờ làm theo cô thế...
Tố chất các con có được phát triển tự nhiên không. Mình muốn các mẹ hãy vững tin và tỉnh táo. Hãy tin vào bản năng làm
mẹ của mình. Giống như tin vào việc Nuôi con bằng sữa mẹ vậy đó. 
Đôi lúc thấy nhiều người làm như vậy thì mình lại nghĩ là mình Sai nhưng mà đám đông vô tình đồng hoá tính cách khác biệt của mọi người, nhiều người làm điều Sai thì nó nghiễm nhiên thành Đúng, nên giá trị thật chất đôi lúc không thể dựa vào số nhiều được. Nên bạn dám thử dám khác thì bạn sẽ tìm ra chân lý của cuộc đời mình.
Chery viết bài này để củng cố tinh thần cho các mẹ đang sống khác đi những con người ngoài kia để bảo vệ bà giành từng ly từng tý "tuổi thơ" cho con mình. Ở Việt N các mẹ rất đáng thương, chỉ vì muốn các con được hạnh phúc tự lập nên toàn bị dè biểu bị cô lập. Cherry từng trải qua và các con Cherry giờ rất khác biệt nhưng vẫn hoà đồng được. Cho nên các mẹ hãy cứ làm theo sự mách bảo của trái tim. 
Cherry sẽ bên cạnh các bạn cùng các bạn tạo ra thế hệ các con Khoẻ mạnh, hạnh phúc và tự lập tự chủ.
(Cherry ngọt lịm môi♥)

à tốt cho tai của trẻ con, rẻ tiền mà đơn giản lại còn dễ chơi:). Mochi thích lắm nghen hihi.
Nhạc cụ còn vài món nhé. Hẹn các bạn tuần sau nha:). Đến giờ chơi trò khác rồi keke:).
Cuối tuần thật vui bên nhau các mẹ nhé♥
Like · Comment · 


NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẮC NHÂN TÂM
Có những câu chuyện tuy chỉ vọn vẻn mấy chữ nhưng lại có thể chứa đựng đạo lý sâu xa. Thế nên trong cuộc sống này, đôi khi lời ít ý nhiều, quan trọng ở sự cảm thụ của người nghe.
Câu chuyện thứ nhất
Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ đã phải đi gặp Thần Chết.
Vị Thần Chết nói: “Hai người các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết”.
Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau; đến lần thứ ba, người chồng lại thua…Thần Chết thở dài nói: “Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại”.
Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng tấm tức mà rằng: “Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao.”
Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc ngếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra tính toán với chính mình. Khi người ngu ngốc muốn thua, kỳ thực anh ta đã thắng rồi. Cho nên, nếu lúc nào cũng lương thiện…thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện vậy.
Câu chuyện thứ hai
Một người lính bị quân địch tập kích, phải chạy trốn vào hang núi.
Khi quân địch đuổi theo sát sau lưng, anh ta đành trốn trong hang, thầm cầu nguyện kẻ địch không thể phát hiện ra mình. Đột nhiên, cánh tay anh ta cảm thấy nhồn nhột ớn lạnh, quay lại nhìn thì phát hiện ra một con nhện, anh ta định bóp chết nó nhưng đột nhiên sinh lòng thương cảm nên thả nó ra.
Không ngờ, nhện bò đến cửa hang dệt một mạng lưới mới. Quân địch đuổi tới hang núi thì thấy một mạng nhện còn nguyên lành, đoán rằng không có ai trong hang nên kéo nhau bỏ đi.
Thế nên, nhiều khi, đối xử tử tế người khác đồng thời cũng là đang giúp chính mình.
Câu chuyện thứ ba
Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì? 〞
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
Đại Đạo chí giản chí dị, tâm giản dị chính là Đạo.
Câu chuyện thứ tư
Một người đàn ông ôm chính đứa con khoảng 10 kg của chính mình thì sẽ không thấy mệt, vì đó là điều anh ta ưa thích; nhưng cũng người đàn ông này mà bảo anh ta ôm một hòn đã nặng 10 kg, anh ta chắc chắn sẽ kiên trì không được bao lâu.
Phàm một người không thích làm việc nào đó, thì dù anh ta có tài hoa hơn người, cũng không cách nào phát huy; còn một người một khi thích làm việc gì đó, thì anh ta sẽ phát huy hết năng lực của mình, làm cho cả anh cũng phải chấn động. Vì thế, một người không có thành tích gì, không nhất định là anh ta không có năng lực, rất có thể là vì không ưa thích mà thôi.
Câu chuyện thứ năm
Trong Thế Chiến II, một gia đình Do Thái bị bức hại, người con trai cả và trai út chia nhau ra đi tìm người giúp đỡ.
Người con trai cả đi tìm người từng giúp đỡ mình, người con trai út cậy đến những người bản thân từng được anh ta giúp đỡ. Kết quả là người con trai cả được cứu, người con trai út thì bị bán đứng.
Người yêu thương bạn sẽ một mực nguyện vì bạn mà phó xuất rất nhiều; người bạn yêu thương không nhất định sẽ nguyện ý vì bạn mà phó xuất. Trong cuộc sống này, những ai thật sự trung thành đối với bạn đều là những người yêu thương bạn, từng ban cho bạn ân huệ.
Câu chuyện thứ sáu
Quạ đen bay đến hướng đông, gặp được bồ câu. Cả hai đều đứng trên một gốc cây nghỉ ngơi, bồ câu thấy quạ đen bay rất vất vả, mới quan tâm hỏi han: “Anh muốn đi đâu vậy?”
Quạ đen căm giận đáp: “Kỳ thực ta không muốn rời đi, nhưng người dân nơi này đều ghét bỏ tiếng kêu không hay của ta”.
Bồ câu mới tốt bụng nói: “Đừng phí sức, nếu như anh không thay đổi được tiếng kêu của mình, thì dù bay đến đâu, anh cũng đều sẽ không được hoan nghênh đâu“.
Làm việc cũng thế, thay đổi mục tiêu không bằng thay đổi phương thức; thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính mình.
Câu chuyện thứ bảy
Một con lừa vô ý rơi vào giếng cạn, mọi người nghĩ cách cứu nó nhưng không ai thành công; họ liền quyết định chôn luôn con lừa. Con lừa đau xót kêu to, nhưng khi bùn đất rơi xuống, nó lại bình tĩnh một cách bất ngờ.
Nó cố gắng đứng trên bùn đất đang rớt xuống ầm ầm và giẫm nát bùn đất dưới chân, cố gắng đứng cao hơn một chút. Cứ như vậy, nó theo bùn đất rớt xuống mà không ngừng lên cao. Cuối cùng, trong sự kinh ngạc của mọi người, con lừa bước ra khỏi giếng cạn.
Thời khắc mấu chốt có thể cứu bạn, thì chỉ có chính bạn thôi.
Câu chuyện thứ tám
Một người trẻ tuổi chán nản đi tìm kiếm sự thành công. Một triết gia bèn cho anh ta quả lạc và nói: “Hãy dùng sức nắn nó!”
Người trẻ tuổi dùng sức nắn nó; quả lạc bị vê nát, chỉ còn lại hạt bên trong. Triết gia lại bảo anh ta chà xát nó, kết quả chà xát ra được phần vỏ ngoài màu đỏ, chỉ còn lại phần hạt trăng trắng. Triết gia lại bảo anh ta tiếp tục chà xát nó, nhưng bất luận dùng sức thế nào, anh ta không thể vê nát được phần hạt trắng này.
Triết gia bèn nói: “Dù rằng nhiều lần trắc trở, nhiều lần thất bại, nhưng điều then chốt nhất là phải có được một trái tim kiên định”.
(Nguồn: tinhhoa)

NỖI BUỒN CŨNG LÀ QUÀ
(Tặng một bạn FB đang cảm thấy u ám vì công việc bị cản trở.)
Khi còn nhỏ, tôi ưu tư hơn các trẻ con khác. Vì nhận ra là mình buồn hơn các trẻ khác và không thích cái đó nên tôi lo lắng tới tâm trạng của mình, và như thế, tôi lại ở trong một tổ hợp vừa buồn vừa lo lắng về buồn.
Cùng nặn một quả khế, tôi rây, nhồi và ủ đất sét tỷ mỷ, phơi trong bóng mát, lại còn sốt ruột trở trái khế để khô đều các mặt, rồi chờ thật khô mới tô màu. Tôi làm đủ các bước như trong sách hướng dẫn, kể cả việc ra tiệm thuốc bắc của người Tàu, mua giấy bản màu vàng, ngâm nước thành bột rồi mới nhào cùng đất sét. Tôi không chỉ làm 1, mà làm 2 hay 3 quả để đề phòng trong lúc đem tới trường có thể bị sứt. Ngoài ra tôi còn ủng hộ bạn thân vì bạn làm xấu quá (tất nhiên là tôi không ủng hộ bạn quả đẹp nhất mà để chấm điểm). Khỏi phải nói, các tác phẩm của tôi lúc nào cũng được trầm trồ hay điểm cao nhất và được trưng bày. Nếu cô giáo không giữ lại thì mẹ tôi sẽ bày các tác phẩm của tôi ở nhà. Nhưng những đứa ẩu – đó là tôi nghĩ như thế về họ, nhưng mẹ tôi nói rằng: “họ đã cố gắng lắm rồi” – quả khế méo mó, rạn nứt, màu loang lổ lại không hề buồn, không bận tâm chút nào, chúng chạy ào ra khỏi lớp, la to, uống nước, nhảy dây, cãi nhau say sưa, bức xúc gì đó nhưng không buồn và rồi hoàn toàn quên.
Mẹ tôi đã nói với tôi như thế này: nỗi buồn kéo tới khi công việc không như ý là do lòng tự tôn bị tổn thương (sau này mẹ tôi gọi nó là “cái Ngã không được thỏa mãn”), con đã làm việc không phải vì bản thân việc đó cần làm và có ích mà vì một phần thưởng, chẳng hạn như mong ước được khen hay điểm cao. Tâm lý ấy có nguồn gốc ‘logic’ (mẹ tôi dùng chính cái từ đó): nụ cười của con lúc sơ sinh lập tức được bố mẹ hoan hỷ, hai chiếc răng cửa nhú ra làm bố mẹ ngất ngây, bước đi đầu tiên của con được cả nhà chăm chú sung sướng, cái vấp ngã đầu tiên rồi vịn vào chân bàn đứng lên được cả nhà vỗ tay, món tóc đầu tiên mọc dài ra đủ để buộc nơ vào cũng được khen ngợi, con sống trong các lời khen. Cái váy con mặc, mặc dầu không phải con làm ra nhưng mọi người đều trầm trồ khen Lena mặc xinh quá, không ai khen người mua vải, không ai khen người máy váy, không ai khen bà Nhung đã thêu cụm hoa rất đẹp… và con coi điều đó là mặc nhiên (lúc đó tôi đã khóc òa lên vì xấu hổ vì cảm thấy mình là kẻ vô ơn). Hãy làm mọi việc vì điều đó là cần thiết, bản thân công việc đã là phần thưởng cho con rồi. Không ở trong công việc con không có cách gì để trở nên khéo léo. Không thất bại, trí thông minh không có chỗ dùng và con không thể trưởng thành từ bên trong. Ngay cả nỗi buồn cũng có ích.
Khi tôi lớn thêm vài tuổi nữa, mẹ lại nói thế này: hãy để tâm trong mỗi việc của mình để nó hoàn hảo nhất có thể, nhưng đừng mong chờ phần thưởng, mọi việc ta làm Các Ngài biết hết.
Tới tuổi thanh niên tôi được dạy: nếu việc của con thành công, con hãy tặng cho Chúa hay cho người nào mà con yêu quý.
Và tôi đã vác thập giá đời mình: nuôi con, chăm sóc người già, nấu ăn, cầu nguyện, viết một bức thư tình, thảo một đơn kiện…theo cách như thế. Không thất bại, trí thông minh không có chỗ dùng và không thể trưởng thành từ bên trong.
(Chia sẻ của chị Liên Hương)

Cà rốt Xanh shop
Cải bẹ trắng Xanh shop
Bắp hạt vàng Xanh shop
Tưởng nhiều mà chén sạch nha bà con:).
Dụ con ăn theo pp của Mẹ Mìn phải thủ sẵn vài chiêu:).
DÃ MAN CON NGAN
Tôi là một bà mẹ dã man. Ai nói thế đầu tiên nhỉ? Bà ngoại Sa. Vì rất nhiều thứ. Vì không xúc cho Sa ăn, vì không giúp Sa, không đỡ con khi ngã, không dỗ con khi con khóc, không bê hộ cái ba lô nặng, không rất nhiều thứ... Sau này thêm rất nhiều người nói ra hoặc nghĩ tôi là người dã man chẳng có chút tình thương với trẻ con.
Đúng là tôi rất “dã man” vì tôi không bao giờ giúp bất cứ ai cái mà họ có thể tự làm được.
Tại sao ư? Làm được thì tự đi mà làm sao phải nhờ người khác giúp. Mà hỏi tôi, tôi trả lời có hay không là quyền của tôi làm sao mà lại trách tôi.
Tôi đã phải trả giá rất nhiều cho việc không độc lập của mình khi bước chân sang Hà lan và mất một năm trời để thích nghi. Ngay sau đó tôi luôn phải vừa đi làm vừa đi học vừa lo cuộc sống cho chính mình và học những bài học kỹ năng sống suốt 16 năm học ở Việt Nam chẳng có ai dạy tôi cả.
Có lần xe đạp thủng xăm giữa đường lúc 6 giờ sáng. Tôi đứng dưới ánh trăng (mùa đông 6 giờ trăng vẫn sáng) khóc không biết làm gì. Muộn giờ làm. Tàu điện chưa chạy. Taxi lấy đâu tiền mà trả. Gọi bạn giúp thì ngại, chúng nó còn đang ngủ. 7 giờ tôi bắt đầu làm. Và cuối cùng tôi phải khóa xe vào gốc cột điện. Chạy như điên đến chỗ làm và gọi điện cho sếp báo tôi sẽ đến muộn. Cuối giờ gọi thằng bạn đến sửa cho xe rồi đạp về. Sau đợt đó, thỉnh thoảng bạn sẽ nhìn thấy tôi ngồi bệt bên vỉa hè tháo xăm xe, vá xe, lắp mọi thứ lại như cũ như một bác vá xe thực thụ. Thế thời phải thế. Và nếu tôi làm được thì tôi tin chắc ai cũng làm được.
Và tôi học được, trong khi tôi sợ độ cao run rẩy trên tháp Eiffel mấy đứa bạn lớp tôi 18 tuổi đã xách ba lô đi chu du khắp nơi trên thế giới, vừa đi vừa làm việc để có tiền đi tiếp. 18 tuổi tôi biết làm gì ở VN? Bố tôi vẫn giặt quần bò cho tôi vì sợ quần bò cứng tay con yếu không giặt được. Sau này bố Sa kể đi làm ở Úc hái dưa hấu, thắt dây nho... kiếm được 5 đô/giờ. Tối ăn hai lát bánh mì bơ lạc với chuối để dành tiền đi lặn với cá heo ở Great Barrier Reef, đi nhảy dù, bungy jump trên những cây cầu cao nhất ở New Zealand... Hẳn nào chúng nó có thái độ tự tin dân châu Á cho dù giỏi chuyên môn đến đâu cũng không có được.
Ở VN có ai dám cho con đi như thế? Có ai tin con mình làm được thế? Có bạn nào 18 tuổi đủ kỹ năng sống và vốn kiến thức xoay xở được ở các nước khác trong 1 năm trời để học về thế giới và khám phá xem mình thực sự thích gì làm gì để quyết định xem sẽ học đại học chuyên nghành gì?
Nhưng con tôi, tôi muốn gap year là một trong những sự lựa chọn của Sa khi 18 tuổi. Tôi không được làm thế khi tôi 18 tuổi càng thúc đẩy tôi giúp Sa để bạn ý có thể làm được. Tôi muốn giúp Sa lớn lên với suy nghĩ “I can do it.” Mình làm được. Để 18 tuổi Sa ra khỏi nhà, bạn ý có thể đi đâu, làm gì cũng không vất vả như tôi hồi trước. Và để chính tôi cũng không phải lo lắng cho đứa con gái bé bỏng của mình. Tôi không có tiền cho con, nhưng tôi sẽ giúp con trang bị các kỹ năng. Tiền con tôi sẽ phải tự kiếm, giống tôi ngày trước. Nhưng đương nhiên đó chỉ là một lựa chọn. Nếu Sa chọn thì Sa làm. Nếu Sa không muốn thì đó là quyết định của bạn ý.
Thế nên tôi là một bà mẹ dã man. Tôi sẽ không bao giờ giúp Sa những việc Sa có thể làm được. Ngược lại tôi còn luôn hỏi Sa cuối mỗi ngày
1. Hôm nay con làm được gì cho cái đầu của mình?
2. Hôm nay con làm được gì cho cơ thể mình?
3. Hôm nay con làm được gì cho ngôi nhà của mình?
4. Hôm nay con làm được gì cho mẹ?
Bật mí cho mọi người biết, tập nói “Không” khó hơn nói “Vâng” rất nhiều. Nhưng khi bạn tự tin hơn bạn dễ nói không hơn. Tôi tập nói không mãi với cà phê mà chưa được. Tôi tập đi ngủ 10 giờ mãi vẫn không xong. Thói quen làm việc ban đêm từ thời còn là sinh viên. Tôi tập nói không với những điều tôi không chấp nhận nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
Và tôi dã man với Sa không phải vì tôi không yêu con mà vì tôi tin vào năng lực của bạn ý. Tôi nói không vì tôi biết con tôi không cần sự giúp đỡ cũng làm được việc đó. Vì sau này, sẽ có những chuyện vượt ra ngoài tầm hiểu biết và sự kiểm soát của tôi, tôi hy vọng con tôi khi không có mẹ bên cạnh sẽ luôn tự mình vượt qua được mọi chuyện vì từ nhỏ mẹ đã luôn nói “Mẹ tin là con tự làm được. Con không cần mẹ giúp đâu.”
(Chia sẻ của chị Lê Mai Hương - Giáo Viên Monterssori)

No comments:

Post a Comment