Sunday, May 17, 2015

Quách Huệ Trân.







ANH DŨNG VƯỢT KHỎI BỆNH UNG THƯ GAN
Chuyện này xảy ra khi tôi còn làm bác sĩ nội khoa ở y viện. Một hôm, vào buổi tối đúng vào phiên trực của tôi, có một bà hơn năm mươi tuổi, ruột bị chảy máu phải nằm viện. Bấy giờ theo thói quen trị liệu, người ta phải đặt cho bà một ống thông từ mũi xuống dạ dày, rót nước lạnh vào để cầm máu, đòng thời để xem bà còn bị chảy máu nữa không. Người bị đặt ống thông như thế đều hiểu rõ, một ống nhựa từ trong ống mũi thông xuống đầu dạ dày, không phải là một sự dễ chịu. Nhưng khi tôi đặt ống cho bà, tôi phát hiện bà là một người rất kiên định, không những không quýnh quáng, kháng cự và có phản ứng ói mửa, thậm chí kéo tay bác sĩ như nhiều người khác, mà bà còn bình tĩnh thậm chí không hề nhíu mày, quả thực khiến tôi khâm phục vô cùng.
Sau đó, tôi kiểm tra thân thể của bà, và phát hiện thấy gan bên phải phần bụng của bà bị sưng lớn, mà lại rất cứng. Tôi chuẩn bị, cứ cách ngày tiến hành kiểm tra từng bước cho bà. Lúc ấy, tôi phát hiện trên tay bà có dấu thẹo gây ra do nhang mà người Phật tử khi thọ giới đốt lên để cúng Phật; tôi mới biết té ra bà là một Phật đồ rất thuần thành. Tối hôm đó, vì không còn phòng cho nên bà phải tạm thời ngủ trên xe đẩy ngoài hành lang. Y viện Nguyễn Tông Hợp mà tôi phục vụ có rất nhiều bệnh nhân, nên các phòng thường hết chỗ, không đủ dùng,thường có nhiều bệnh nhân phải ngủ ngoài hành lang. người bệnh ngủ ngoài hành lang nếu không bực mình vì hành lang có nhiều người qua lại ồn ào, cũng bực mình vì không có vách ngăn hoăc vì bất tiện khi đi vệ sinh. Nói chung nếu có người ở ngoài hành lang thì tôi cứ phải nghe oán thán mãi.
Tuy nhiên người phụ nữ này lại vượt ngoài dự liệu của tôi. Tối hôm ấy tôi phải bận bịu nhiều việc, suốt cả đêm không coi sóc gì người bệnh đang ở đấy, mà phải lo cấp cứu cho những bệnh nhân ở phía bên kia, mãi cho đến năm giờ sáng mới xong. Khi tôi đến hành lang gần xe đẩy của bà, bà nhìn thấy tôi liền chắp tay nói: “Bác sĩ quách, A Di Đà Phật! Không khí ở đây thật tốt, hơn bốn giờ sáng tôi đã công phu xong.”
Đây là lời nói của một người mà dạ dày, ruột bị chảy máu, lại bị đặt ống thông từ mũi đến dạ dày và phải nằm ở hành lang: “Không khí ở đây thật tốt, hơn bốn giờ sáng tôi đã công phu xong”. Lời nói quả thực khiến tôi cảm động muốn rơi nước mắt. Nếu người khác mà như bà, thì không biết sẽ buồn khổ đến như thế nào! Đâu được như bà mà sáng sớm bình tĩnh thức dậy niệm Phật, tụng kinh; thật là không đơn giản.
Nhưng điều đáng nói nhất là phần sau đây. Kết quả kiểm tra bằng siêu âm hôm sau cho thấy, trong gan của bà có một cục bướu, kết quả kiểm tra sinh thiết, thì rõ ràng là ung thư gan. Vì bà không hề đau đớn, cho nên bà không phát hiện bệnh. Bây giờ vì nhận thấy công phu tu hành của bà rất vững vàng, cho nên tôi định nói thật cho bà biết về bệnh tình của bà. Bấy giờ tôi cũng lo rằng vạn nhất mà bà nghĩ không ra, chịu không nổi, thì không biết phải làm sao! Sinh tử là một việc không giản đơn như thế. Nhưng tôi suy đi nghĩ lại, đối với một Phật giáo đồ chân chính tu hành như bà, tôi nên nói thật để bà chuẩn bị cho tốt.
Không ngờ, hình như bà đã sớm chuẩn bị lời lẽ để đáp lại tôi: “Tôi còn sống thêm được một ngày, cũng muốn làm thêm một số việc cho chúng sinh. Nếu ngày ấy đã đến thì tôi nên trở về, suốt cả đời, tôi chờ ngày ấy, Đức Phật A Di Đà sẽ đến đón tôi!” tôi nghe xong rất cảm động, cảm động đến không nói ra lời, trong lòng rất hổ thẹn, tôi đã nhiều lần phản tỉnh, chẳng phải tôi không có được cái tâm tình vĩ đại, thanh thoát như bà đó sao? Trong con mắt tâm của tôi, tuy bà không có tiền, không có thế lực, không có thanh danh, không có địa vị, bà chỉ âm thầm cống hiến chính bà, nhưng địa vị của bà trong mắt tâm tôi rất cao cả, tôi tôn kính bà như tôn kính một vị Bồ Tát vậy.
Bấy giờ các giáo sư làm một thủ thuật nhỏ, chuẩn bị ngăn chặn các mạch máu của khối u trong gan bà, nhưng vì các mạch máu của bà quá quan queo, cho nên thủ thuật lần ấy bị thất bại, bà xuất viện về nhà. Trong mấy tháng đầu tôi thường liên lạc với bà, được biết bà vẫn tham gia lạy Phật, làm việc từ thiện. Một thời gian sau, tôi không còn liên lạc với bà nữa, một là vì tôi bận công việc, hai là mỗi lần định gọi điện hỏi thăm bà, trong lòng tôi đều phát sinh một cảm giác không nói được. Tuy vậy, tôi biết rằng nếu bà không còn trên đời này nữa, thì nhất định bà ở bên cạnh Đức Phật A Di Đà, cỡi hoa sen lớn mà học tập Phật pháp nhiều hơn để làm lợi ích cho chúng sinh. Nhưng vì tôi cảm thấy cái thế giới ô nhiễm này của chúng ta đang cần người như thế, cho nên lòng tôi quả thực không chịu được sự ra đi của bà.
Một tháng, lại một tháng trôi qua, bà mang bệnh ung thư gan nghiêm trọng như thế, thì phần còn lại của sinh mạng kéo dài chẳng được bao lâu. Nhưng vượt ngoài sự thống kê của y học nhiều tháng, có một lần tôi đến ngôi chùa mà bà thường đến, hỏi vị sư ở đó về tình trạng của bà. Nói thật, bấy giờ, lòng tôi hồi hộp, tim đập rất nhanh, không ngờ lời giải đáp cho tôi là: thân thể bà rất khỏe mạnh. Bà vẫn thường giúp đỡ mọi người học tập Phật pháp,
lại còn phục vụ cho người cần phục vụ. Tôi nghe xong, tôi ngẩng đầu nhìn tượng Phật trong đại điện, và bỗng dưng tôi hiểu ra, hiểu cái tinh thần của Chư Phật Bồ Tát xả thân vì người. Đôi mắt của Đức Phật như phảng phất nụ cười, lại hình như đầy cả nước mắt.
Chớ phiền não vì sống không được bao lâu. Nên quyết tâm “dù sống được bao lâu cũng nên sống cho tốt”.
Bấy giờ, lòng tôi rất cảm động. Thử nghĩ xem, có nhiều bệnh nhân, hàng ngày cứ phiền não vì mình không còn sống được bao lâu, mà là sống bao lâu họ cũng không sống cho tốt.
Từ trước đến nay, họ không hề buông bỏ mình để lo cho người khác, để lợi dụng những năm còn sống mà hiến mình cho tốt. Hàng ngày cứ chui rúc trong xó, mày sầu mặt khổ.
Sống như thế thì dù sống một trăm năm, hai trăm năm cũng uổng phí. Như thế là sống một ngày, phiền não một ngày, thậm chí là sống một ngày, phiền não hơn trăm ngày. Sống một ngày là đau khổ một ngày, thậm chí còn nghĩ đến những gì hơn trăm ngày trước đã khiến mình đau khổ. Như thế là sống càng lâu thì càng đau khổ; giống như ăn một chén lại khó ăn, mà không ăn thì không được; còn ăn một tô thì lại muốn ói mửa. Tôi cảm thấy người như thế, phần lớn không phải chết vì bệnh mà chết vì phiền não.
Tôi cũng thường gặp nhiều người cũng vĩ đại như bà ấy. Họ không phiền não về mình, chỉ nghĩ tới việc cống hiến thân mình, phục vụ cho chúng sinh. Kết quả là không cần phiền não về mình, vì chư Phật. Bồ Tát đã sớm an bài đâu vào đấy cho họ rồi. Ngay cả khi bị bệnh, nằm viện loại người này cũng có thể cho người ta lời dạy rất lớn, thậm chí vào lúc sắp chết, cái tinh thần vĩ đại của họ vẫn sống trong con mắt của tôi, là thầy của tôi, là tiêu bảng của tôi, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, tôi đều lưu truyền chuyện của họ, để cho hàng ngàn, hàng vạn người đang chịu khổ biết, trong đau khổ hoàn toàn không nhất định phải mày sầu mặt khổ mà oán thân cho mình. Chỉ cần chúng ta nêu cao tinh thần, phát huy ánh sáng của sinh mạng chúng ta thì chúng ta đã sống một đời không uổng phí. Chúng ta đều có thể học tập theo các vị nữ cư sĩ ấy, đầy đủ lòng tin rằng chỉ cần chúng ta sống một ngày,chúng ta cũng làm việc vì chúng sinh. Đến khi chúng ta phải ra đi, đức Phật A Di Đà nhất định sẽ tiếp đón chúng ta.
---o0o---


ay 4 at 2:17am · 

(BÀI NÀY HAY QUÁ CÁC ĐỒNG TU ƠI)
THÓI QUEN TỐT GIÚP CHÚNG TA LÚC LÂM CHUNG VÃNG SANH THUẬN LỢI.
Dưới đây là một câu chuyện thật, giúp mọi người ảnh hưởng của thói quen đối việc vãng sanh. Tôi từng gặp một bệnh nhân là một phụ nữ trên năm mươi tuổi, cái khối u của bà đã xâm phạm tới não, cho nên một tay và một chân của bà cử động rất khó khăn. Bà thường không nói ra được ý tứ mà bà muốn nói, lòng muốn nói “một đường” mà miệng không chịu nghe theo, lại nói “một nẻo”, rất khổ sở.Một hôm khi tôi đến thăm, vừa bước vô phòng, tôi liền chắp tay hướng về bà mà nói “A Di Đà Phật”, bà liền dùng “cánh tay cử động được” để chắp tay lại. Miệng bà cũng hình như muốn nói “A Di Đà Phật”, nhưng không nói ra được, lại nói một tràng tiếng Nhật “dorazo” “tomatochite atsugu ”. bà cũng biết rằng bà nói không đúng nên muốn bật khóc, rất thương tâm rất ảo não. Tôi liền hiểu bà muốn niệm “A Di Đà Phật” cho đúng cũng không phải là đơn giản. Bấy giờ tôi an ủi bà:
“Tâm bà muốn niệm A Di Đà Phật thì nhất định Đức Phật A Di Đà phải biết. Niệm Phật thì quan trọng nhất là tâm niệm. Tâm của bà chân chính nghĩ đến Phật là tốt rồi!” bà nghe xong liền rơi nước mắt, tuy tôi an ủi bà như thế, nhưng ở vào trường hợp của bà mà hiểu thì cái tâm tình niệm Phật mà niệm không được, nhất định là rất khổ. Tôi cũng cảm thấy đau lòng. Bấy giờ bỗng có tiếng trên máy khuếch âm gọi tôi về phòng trực, có người muốn gặp.
Tôi chạy xuống xem, thì ra có ba vị sư phụ muốn tìm tôi. Trông thấy các vị , tôi vui mừng kính lễ, có điều bây giờ nghĩ lại tôi rất hổ thẹn, vì bấy giờ tôi hoàn toàn không hỏi xem các vị có điều gì mà đến tìm tôi, chỉ vội vàng mời các vị đến thăm người bệnh ấy, đến giúp bà niệm Phật. Ba vị sư phụ rất từ bi liền theo tôi đến phòng bệnh thăm bà. Khi chư vị vừa bước vào phòng bệnh, người bệnh vừa nhìn thấy, bỗng nhiên chắp tay niệm “A Di Đà Phật”, niệm rất rõ ràng! Thì ra người bệnh này trước đây rất thích đến chùa. Bà thấy các sư phụ đều có thói quen niệm “A Di Đà Phật”. Kết quả là khi lâm chung bà muốn niệm Phật mà niệm không đúng, niệm không ra lời, nhưng khi mới thấy các sư phụ, thói quen tốt liền thể hiện, bà có thể niệm “A Di Đà Phật” một cách chính xác. Nói ra cũng lạ kỳ, từ khi bà đúng một câu thì bà có thể tiếp tục niệm đúng. Tôi thấy thế liền rất vui mừng. Chính bà cũng rất vui mừng, vui mừng đến chảy cả nước mắt, cứ liên tục cảm tạ Đức Phật A Di Đà.
Sau khi ba vị sư phụ viếng thăm, an ủi, khích lệ bà một hồi, chư vị bảo muốn trở về. Vì hôm ấy có rất nhiều bệnh nhân gọi tôi, cho đến hôm nay tôi cũng không biết ba vị sư phụ ấy đến y viện tìm tôi để làm gì? Có thể Đức Phật biết được tâm thức và thói quen của người bệnh ấy mà đặc biệt hóa ra ba vị sư phụ đến giúp bà ấy chăng? Thói quen mỗi lúc gặp các vị sư phụ, gặp người ta thì chắp tay niệm Phật như thế là những thói quen rất tốt, là những thói quen rất tốt giúp chúng ta nâng cao chính âm, giúp chúng ta vãng sanh. Chúng ta hằng ngày phải vun bồi chớ để nó bị gián đoạn.
Kẻ phàm phu chúng ta thường quên sự dạy dỗ của Đức Phật, mà lại rất trân quí kiến giải của mình, thói quen lối suy nghĩ, cá tính, tính tình của mình, đồng thời rất coi trọng sự phê bình của người thân, bạn bè khi ăn no rỗi việc. Chúng ta xem các thứ vô ích là những vật quí mà không chịu buông bỏ, nếu phải buông bỏ thì ra vẻ như không buông bỏ được. Nếu một mai chính mình nghĩ đi, nghĩ lại mà muốn sửa đổi, bỏ đi thì lại nghĩ: đâu phải chỉ một lúc mà bỏ hết được, phải bỏ “dần dần”, bỏ “chầm chậm”.
Chư tổ sư đã nói với chúng ta rằng việc này “không có kỳ hạn”! thực ra những kiến giải, cá tính, tính tình ấy của chúng ta bất quá cũng chỉ giống như việc đại, tiểu tiện trong bụng của chúng ta, chẳng có gì ích lợi, chẳng có gì giá trị, nếu không tống đi, lại để lâu chỉ càng thêm khổ, thêm bệnh mà thôi. Các vị nghĩ xem, đi tiêu đi tiểu chẳng lẽ không phải là thực hiện cùng lúc, chẳng lẽ cần phải thực hiện dần dần, chậm chậm, một lần thực hiện một chút, để lâu mới thực hiện xong hay sao? Chúng ta muốn thay đổi thói quen, thay đổi tập khí, không lẽ lại chia ra từng ngăn mà sửa đổi dần dần, mỗi lần bỏ đi một chút, giữ lại một chút, cứ chầm chậm mà bỏ đi, dần dần mà bỏ đi hay sao? Nếu chúng ta nghe lời Phật dạy mà bỏ đi những những thứ không tốt trong bụng chúng ta, thì chúng ta có thể đạt được thanh tịnh, nhẹ nhàng, an vui.
Nếu chúng ta kiên trì cho rằng “những thứ đại tiểu tiện là của mình, là mình sở hữu, là mình tạo ra” thì chúng ta lại muốn giữ lấy không bỏ đi được theo lời Phật dạy thì thực ra, không muốn bỏ đi cũng không thể giữ lâu được. Cứ giữ chúng cho đến ngày chết thì không những sẽ phải buông bỏ các thứ đại tiểu tiện vô dụng ấy, mà còn phải buông bỏ cả thân thể quí báu của chúng ta nữa. Cho nên, hiện tại buông bỏ thì hiện tại được nhẹ nhàng. Nếu quí vị định vài năm sau mới buông bỏ thì đấy là chuyện của quí vị. Quí vị mang chúng lâu năm thì không có cách gì hưởng thụ được sự nhẹ nhàng trong tâm. Nếu quí vị muốn chờ cho đến hết đời mới buông bỏ dần, thì đó là chuyện của quí vị, quí vị phải lao khổ đến mấy đời.
Giả như có người từng đối đãi không phải với chúng ta, có thể chúng ta nhìn người ấy bằng cặp mắt không thuận, hễ nghĩ tới người ấy là bực mình, thậm chí trông thấy người ấy thì nổi nóng, rất muốn mở miệng chửi mắng; như thế là gạt Đức Phật A Di Đà ra một bên, mà bắt đầu cúng dường “thần nóng giận”, thế giới Tây Phương Cực Lạc gì cũng quên sạch! Vì sao tâm của chính chúng ta, chúng ta không quản được, mà lại thả nó vào sự nóng giận? Lại khiến nó thành thói quen, không lẽ chúng ta làm nô lệ cho sự nóng giận, chứ không phải làm chủ nó? Nếu chúng ta thường nuôi dưỡng cái thói quen như thế, thì đến lúc lâm chung thật là nguy hiểm. Vì sao? Vì sau khi thói quen được nuôi dưỡng hình thành, nó có sức mạnh rất lớn dẫn dắt chúng ta.
Thử nghĩ, chúng ta dùng một tay nào đó để bưng chén, một tay nào đó để cầm đũa, một tay nào đó để viết chữ, thậm chí buổi tối ngủ trên một giường nào đó, đầu quay về một phía nào đó, tất cả đều là “thói quen”. Mỗi ngày chúng ta đều bị thói quen chi phối, gặp phải tình huống, tự nhiên chúng ta cứ theo thói quen mà làm. Chúng ta không hề nghĩ rằng, thói quen và tập khí tự động lộ ra mà khống chế chúng ta trước. Đối xử với người khác, chúng ta vẫn thường bị thói quen, tập khí chi phối. Có nhiều người khi chúng ta gặp mặt thì chúng ta rất lễ phép, ôn hòa; điều này cũng sẽ biến thành thói quen. Có nhiều người, mới thấy mặt chúng ta đã hiềm này, hiềm nọ, ghét đó, ghét kia, hình như cái gì của họ cũng không hợp với ý mình; thái độ này cũng sẽ biến thành thói quen. Có khá nhiều bậc cha mẹ cũng có thói quen như thế, đối với con cái, mới thấy con đã ghét từ đầu đến đuôi. Có khá nhiều vợ chồng, bạn bè cũng đều có thói quen như thế. Loại thói quen này đương nhiên đối với đối phương không vui, nhưng người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất lại là chính mình. Không những mình tạo chướng ngại cho đời mà còn tạo chướng ngại cho sự vãng sanh.
Tôi từng gặp một bệnh nhân, bà đã dạy cho tôi một bài học, không những là bài về giới luật, mà còn là bài dạy về “thói quen ảnh hưởng đến sự vãng sanh của chúng ta”. Đó là một phụ nữ chừng năm, sáu mươi tuổi, thường hay chú trọng đến việc trang điểm, y phục; thậm chí ngay cả việc đi trị liệu bằng phóng xạ, từ lầu ba của y viện xuống tầng trệt, bà cũng nhất định phải trang điểm, tô son, cầm kính soi, đến khi vừa ý mới xuống lầu, khối u của bà đã lan tới xương. Một tay đã bị gãy xương thế mà bà vẫn dùng tay kia để đánh phấn, cầm gương soi. Dung mạo đoan trang, y phục chỉnh tề, sạch sẽ của bà, khiến người ta nhìn thấy đều có cảm giác thích thú. Nhưng cái thói quen chấp trước mạnh mẽ ấy có ảnh hưởng gì trong lúc lâm chung?
Bấy giờ tôi khuyên bà niệm Phật, bà rất cung kính, vui vẻ niệm Phật, lại biết rằng bệnh của bà rất nặng, lúc nào cũng có thể nguy hiểm đến tánh mạng, nên bà phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, nhờ tôi trợ niệm cho bà. Vì y viện của chúng tôi không có chỗ để trợ niệm, nên phải chuyển bà đến “Y viện Bồ Đề” của Phật giáo để khi bà lâm chung thì tiện cho việc trợ niệm. Sau khi hết giờ làm việc, tôi đến y viện Bồ Đề phụ bà niệm Phật. Một hôm bà nửa tỉnh, nửa mê, tôi đứng bên cạnh để niệm Phật, bà chợt tỉnh lại, cất tiếng niệm. Bỗng nhiên bà nói: “Phải đến Tây Phương, mau mau mà đến, không đến không được”. Sau đó bà niệm A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! Bỗng nhiên bà lại niệm thành “A Di Đà Phấn!”. Động tác trang điểm đánh phấn thường ngày của bà lại biểu hiện ra. Tôi nhắc nhở bà: “chúng ta muốn tới Tây Phương cần gì phải đánh phấn, đến Tây Phương mọi người đều giống như Đức Phật, sắc vàng trang nghiêm, phóng hào quang, so với đánh phấn còn đẹp hơn nhiều. Hãy mau niệm A Di Đà Phật!”.
Bà nghe xong liền niệm A Di Đà Phật, nhưng được một lúc lại niệm thành “A Di Đà Hoa”. Bà còn nói: “Hoa là hoa trong từ cài hoa!”, đồng thời bà còn làm động tác đưa tay “cài hoa lên tóc”. Tôi lại nhắc nhở bà, bà lại niệm Phật. Nhưng bỗng nhiên bà nói: “Ồ! Tôi không mang giày”. Tôi nói với bà: “Tây Phương lấy vàng ròng làm đất, rất sạch sẽ không cần phải mang giày”. Bà lại niệm Phật.
Những thể hiện của người bệnh này khiến tôi hiểu rằng, trong “Bát quan trai giới” Đức Phật có dạy một điều, “không dùng hương hoa cài tóc, không trang nghiêm thân mình”, ý nói không dùng nước hoa hoặc các thứ mĩ phẩm và các thứ châu báu v. v … để trang sức thân thể. Phật dạy chúng ta hãy tập không theo đuổi trang sức hư giả bề ngoài, mà phải lấy cái đức tốt trong nội tâm để trang nghiêm. Sư chấp trước “tự ngã” của chúng ta đã quá nặng nề, chúng ta tu hành để giảm nhẹ, vứt bỏ nó đi mà chưa được, thì nay chớ làm cho nó mạnh thêm!
Nếu một người có thói quen trang sức, cả một đời nuôi dưỡng thói quen ấy, khi lâm chung nó sẽ xuất hiện ra, niệm Phật cũng niệm sai, vì thói quen sinh ra sức mạnh! Các vị xem bình thường chúng ta mặc áo mang giày như thế nào, đánh răng như thế nào, đấy là sức mạnh của thói quen, không cần phải nghĩ, nó tự nhiên hiện ra. Cho nên giới luật do Đức Phật chế ra, chính là để giúp chúng ta lúc bình thường vứt bỏ thói quen không cần thiết, vứt bỏ sự cầu tìm sai lầm, để đến lúc lâm chung khỏi sinh chướng ngại. Chứ nếu cứ như thế thì cái tâm một mặt nghĩ đến Phật, lại một mặt nghĩ đến đánh phấn cài hoa. Nói một cách nghiêm túc, vấn đề không chỉ là niệm sai “Phật hiệu”, mà là cái “nguyện” của nội tâm có vấn đề, “nguyện” không đủ chân thiết. Rốt lại, bạn có mong muốn sinh Cực Lạc không? Hay là muốn luân hồi để trang sức đánh phấn?
Người chân chính ước nguyện vãng sanh tự nhiên sẽ vứt bỏ cái thói quen không dính dáng gì ấy, tự nhiên không thích cầu tìm nó. Người nguyện sinh Cực Lạc chỉ muốn dùng thứ trang sức “hiệu A Di Đà Phật” để làm đẹp nội tâm, khiến tâm hoan hỉ, chân thành, không bị “mê lầm mà đánh mất Đức Phật”, để có thể khai phát Phật tính. Đây mới là “Max Factor”.
Bác Sĩ Quách Huệ Trân's photo.
Dưới đây là một câu chuyện thật, xin kể ra để mọi người khích lệ nhau. Nếu nội tâm chúng ta có điều nóng giận, oán hờn thì hãy mau mau buông bỏ, vì không bỏ ngay bây giờ, thì đến khi lâm chung không buông bỏ cũng không được, tại sao lại phải chờ đến lúc ấy chứ? Chúng ta phải sớm bỏ cái thói quen mới thấy người, việc không thuận mắt là muốn trách mắng. Nếu không thì đến khi lâm chung ta sẽ bị thói quen ấy dẫn dắt, mất cơ hội vãng sanh Tây Phương.
Khi tôi còn làm việc tại khoa ung bướu, tôi từng gặp một bệnh nhân ung thư phổi. Đó là một phụ nữ chừng sáu mươi mấy tuổi. Khi bệnh trạng của bà đã trở nên nghiêm trọng, suốt cả thời gian hai tháng, bà hoàn toàn không thể nằm xuống mà ngủ, hễ nằm xuống là thở không được. Tôi thấy bà rất thống khổ nên khuyên bà niệm A Di Đà Phật. Đang lúc thống khổ như vậy bà cũng cũng phát tâm niệm Phật, hy vọng đến ngày giải thoát được đến thế giới Đức Phật A Di Đà. Vào cuối năm ấy bệnh tình của bà trở nên quá trầm trọng, bà yêu cầu tôi mời một số phật tử đến trợ niệm, giúp bà đến Tây Phương. Hôm ấy thấy bệnh bà đã nguy hiểm rồi, tôi liền mời các Phật tử đến niệm Phật cho bà. Không ngờ mọi người tập hợp để niệm Phật, niệm được nửa giờ thì bỗng nhiên có một người trẻ tuổi say rượu xông vào phòng bà. Tôi đang quay lưng về phía cửa, không chú ý diễn biến ở phía sau, cũng không trông thấy người ấy bước vào, chỉ thấy người bệnh ở trước mặt. Bà đang niệm Phật, bỗng nhiên có vẻ như rất nổi giận, mắt mở trừng trừng lại giơ tay chỉ phía đối diện. Hình như bà muốn mở miệng để trách mắng.
Trong lúc bà muốn trách mắng mà không trách mắng được thì bà tắt thở! Thì ra, người trẻ tuổi xông vào đấy là con của bà. Người con này đã sớm rời gia đình để sống lang bạt. Bà rất giận người con này, nghĩ rằng phải chi bà đừng sinh ra nó, cho nên lâu nay bà không hề nói với tôi về nó, tôi cũng không biết để liệu mà đề phòng trước, cũng không khuyên bà sớm buông bỏ ý tưởng kia. Tâm thái của bà đối với con là “ghét mà không bỏ” (ghét mà cứ nghĩ đến), hễ nghĩ đến là giận, đâu ngờ trong sát na cuối cùng đứa con lại xuất hiện, vừa trông thấy nó bà đã vứt bỏ Đức Phật! Sự giận dỗi trước kia và thói quen “hễ thấy nó thì liền mắng” thể hiện cùng lúc, bà không tự chủ được liền giơ tay chỉ nó định trách mắng nó. Bấy giờ tuy có nhiều phật tử đang đứng bên cạnh để nhìn bà, bà vẫn cứ như thế, cứ nổi giận, không ngăn được! Tuy chung quanh tràn đầy tiếng niệm Phật, mà bà bỗng chốc hình như không nghe thấy gì cả, chỉ còn lại sự nổi giận mà thôi. Thật đáng tiếc là lúc ấy bà đã tắt thở! Một sẩy chân, hận ngàn đời, vạn kiếp khó gặp.
Phật pháp cứu độ cũng là do sai lầm này vậy! Sự hiện thị của vị Bồ Tát bệnh hoạn này là sự cảnh báo rất lớn cho chúng ta để chúng ta hiểu rõ được sức khiên dẫn của “thói quen”.
Chúng ta có thể phản tỉnh: phải chăng bình thường bên cạnh chúng ta tuy có tiếng niệm Phật, chúng ta vẫn cứ nóng giận? Thậm chí còn “chuyên tâm” nghĩ tới chuyện phiền não mà không nghe Phật hiệu (không dụng tâm nghe thanh âm của Phật), đó chính là sức phiền não của chúng ta mạnh hơn nguyện lực niệm Phật, cho nên chúng ta thất bại. Chúng ta thử nghĩ xem, ai bảo bạn thích phiền não hơn thích niệm Phật chứ? Ai bảo bạn muốn nóng giận hơn muốn vãng sanh chứ? Nếu chúng ta đành chịu ở lại thế giới này mà tiếp tục lí luận, so đo với người ta mà không chịu đến Tây Phương để sống những ngày an lạc, thì Đức Phật A Di Đà chỉ còn cách thuận theo ý chúng ta thôi! Tại sao Đức Phật và Thánh chúng ở trước mắt mà chúng ta không nhìn, lại cứ trố mắt vào cừu nhân mà nhìn? Tại sao Phật thanh không nghe mà lại nghe tạp âm?
Chúng ta cam chịu đọa lạc, tương ứng với uế độ, cừu hận mà không tương ứng với tịnh độ, Phật thanh? Thì như thế Đức Phật chỉ còn cách là đợi chờ bạn hàng chục kiếp sau.
Thật ra, lúc lâm chung, kẻ oán cừu nào ở trước mắt cũng không quan trọng lắm. Điều quan trọng là chúng ta gặp họ thì chính chúng ta thể hiện tâm niệm nào. Phải chăng có thể chính mình làm chủ? Chúng ta nên nghĩ trước cho rõ: vãng sanh hay không vãng sanh rốt cuộc là do chính chúng ta quyết định hay để cho họ quyết định? Kẻ oán cừu ở trước mắt, chúng ta vẫn cứ từ bi niệm Phật, đừng để họ lôi kéo mà nóng giận. Nếu tự mình kiên trì niệm Phật thì oan gia, cừu nhân trước mắt cũng không có ảnh hưởng gì.
Chúng ta quản lý mình tốt, không để thói quen xấu và niệm ác xuất hiện là tốt vậy, đây chính là chỗ ngày thường chúng ta cần dụng tâm rèn luyện làm người chủ của chính mình rèn luyện muốn vãng sanh, an vui thành Phật do chính mình quyết định! Một ngày niệm Phật ít nhiều tiếng chẳng có gì là khó, hơn nửa số lượng tiếng niệm Phật thật ra cũng không hề là điều kiện để được vãng sanh. Chúng ta nên rèn luyện mình ngay từ lúc bắt đầu nóng giận, có thể lắng đi để niệm Phật mười tiếng, thế mới quan trọng hơn nhiều,thế mới là chân chính mong nguyện đến Tây Phương. Nếu không như vậy thì chỉ còn cách ở lại thế giới này mà tiếp tục nóng giận! Chỉ còn cách là tiếp tục làm nô lệ cho thói quen nóng giận!
Tại sao chúng ta thấy một người không thuận mắt, rất đáng ghét lại rất thích gặp người ấy, gặp thì chính mình rất bực bội, lại không vãng sanh được? Tại sao chúng ta không dùng đôi mắt này để nhìn Đức Phật, nhìn thì được thanh tịnh, hoan hỉ, tự tại vãng sanh? Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng nhìn thấy người ta mà cảm thấy rất đáng ghét, điều ấy hoàn toàn không phải là ý nghĩa của “chán ghét cõi Ta Bà” ! Chúng ta hãy xem kỹ lời dạy của Tổ sư:
“Chán ghét cõi Ta Bà” là chán ghét cái ý nghĩ không tốt, không thanh tịnh trong nội tâm mình, chứ không phải là hoàn toàn ghét bỏ người khác, nhìn người khác mà không thuận mắt. Cái tâm niệm như thế là do tâm chúng ta hẹp hòi, không đủ từ bi, mới nhìn người ta không thuận mắt. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có lời dạy rất quan trọng, mọi người chúng ta đều tưởng rằng ghét bỏ và tham luyến là trái ngược nhau. Thực ra ghét bỏ cũng là tham luyến, là một thứ tham luyến biểu hiện từ mặt kia. Vì rằng có một thứ tham luyến nào đó trước, nhưng vì tình hình không như ý nên sinh ra cái tình cảm của mặt bên kia, mà gọi đó là ghét bỏ. Ví dụ vị Bồ Tát bệnh hoạn mà trước đây đã nói, bà vốn nhất định hy vọng đứa con của mình được tốt. Đối với con, bà có lòng tham luyến, có sự mong cầu; cho nên khi con bà không được như ý bà, bà mới sinh lòng ghét bỏ, nóng giận. Nếu đó là con của người khác thì bà không mong cầu, không tham luyến, thì dù đứa con kia có không tốt, bà cũng không phí công mà ghét bỏ, và cũng không nóng giận mà ảnh hưởng lúc vãng sanh.
Nếu chúng ta không động tâm, không tham luyến đối với các sự việc, thì chúng ta hãy xem chúng là rất bình thường, và không có gì là không như ý. Nếu chúng ta từng động tâm, tham luyến đối với chúng, thì chúng ta mới có cái tâm không như ý, ghét bỏ. Nếu chúng ta nguyện vãng sanh Tây Phương thì phải vứt bỏ những tham luyến, ghét bỏ trong nội tâm mình, vứt bỏ các ý niệm không thanh tịnh “yêu đó, ghét đó”, “từ yêu đến hận” hoặc “vừa yêu vừa giận” v.v … như thế mới là cái nguyện chân chính, chán ghét cõi Ta Bà, mong cầu Cực Lạc.
Vốn định mở miệng mắng
Biến thành tiếng niệm Phật
Vốn định ném hòn đá
Biến thành gửi hoa sen
Biến tâm phàm của ta thành tâm Phật
Một niệm tương ứng phóng quang động địa.
PHẦN 5 - TẾ BÀO UNG ĐỘC BIẾN THÀNH TẾ BÀO PHẬT AN LẠC
* * *
Giả như các vị là một người tin Phật, niệm Phật đã mở lòng hoan hỉ thì cũng không cần nói gì nữa. Giả như các vị là người cả đời chưa chuẩn bị tốt, lại mắc phải bệnh ung bướu, hay một bệnh nào khác, đến nỗi nội tâm rất sầu khổ, cuộc sống đầy sợ hãi, không biết từ đâu đến đâu! Thế thì có lẽ chúng ta cùng khuyên bảo nhau. Chính tôi là một bác sĩ khoa ung bướu biến thành một bệnh nhân ung bướu, các vị có thể cho rằng đã như thế thì tôi nhất định là một bác sĩ ngờ nghệch, sai lầm nhất, vốn là một “Bồ Tát bằng đất qua sông, tự mình không giữ được mình”, thì những lời giảng của người như vậy, nhất định không ích lợi gì. Quả thật là như vậy, rất nhiều người cười tôi, chính tôi cũng nhận thấy rất đáng cười, quả là một bác sĩ ngờ nghệch!
Nhưng trên đời này, quả thật kiếm không ra một bác sĩ không hề mắc bệnh, trường sanh bất lão, lại cũng kiếm không ra một bác sĩ có thể đảm bảo chính mình không bị bệnh, không bị chết. Cho nên tự thân tôi khi đã trải qua những sự việc đáng cười, giả như các vị từ bi mà không thấy gì đáng cười, đáng ghét, mà chịu nghe một chút, cũng như dù là mấy tờ báo cũ đã rách cũng có thể giúp cho các vị giữ được bình hoa quý giá, khỏi bị bể; một cây đèn cầy có chút ánh sáng yếu ớt, khi bị cúp điện, cũng có thể giúp các vị trải qua đêm tối trong đời.các vị hãy xem tôi là mấy tờ báo cũ rách, giúp các vị giữ được bình hoa. Tôi cũng rất mong muốn làm một cây đèn cầy nho nhỏ, giúp các vị trải qua một đêm bị cúp điện, tối đen đưa bàn tay không thấy năm ngón.
Mấy năm gần đây thường có một số bằng hữu bị ung bướu, vì thấy các thầy trong Liên Xã ở Đài Trung lần lượt chép lại một số băng mà tôi đã diễn giảng trước kia rồi xuất bản thành những quyển sách nhỏ, nên các vị muốn cùng nhau bàn thảo, học tập với nhau, trao đổi tâm sự hoặc tâm đắc. Sau khi đã bị chứng ung bướu, phần lớn những người kiếm tôi đều chịu rất nhiều khổ đau, nói chung là khổ vì bệnh tật, khổ vì trị liệu, khổ vì người ngoài không thông cảm, khổ vì chính mình sợ sinh tử, thậm chí khổ vì bị những người trong nhà, hoặc người mình thương yêu bỏ mặc. Khi người ta đang khổ thì người ta mong có người thông cảm cái nội tâm của mình. Khi đang sợ đến nỗi tay chân tê cóng, chúng ta mong có bàn tay của Đức Phật ấm áp, vĩ đại cứu độ ngay cho chúng ta. Khi đang đi một đoạn đường núi gập ghềnh trong đêm tối và cảm thấy cô độc, giả như có người kết bạn đồng hành, thì sẽ cảm thấy rất dễ đi. Chỉ mong rằng khi các vị đang khổ não, tôi có thể cùng quý vị kết bạn đồng hành.
Chúng ta đều là người biết cười, biết khóc, biết đau, biết khổ, có máu, có nước mắt như nhau, gặp phải hoàn cảnh khó khăn không thể giải quyết được đều phiền não, lo sợ. Khi biết rằng mình có ung bướu và được gọi là “ác tính” đang lớn lên trong cơ thể chúng ta, không biết khi nào chúng sẽ mang khổ sở cho mình, rất ít người không sợ, trong khi biết mình có thể sắp chết, lại không biết mình sẽ đi về đâu; có thể nói không ai là không sợ.
Tôi rất cảm tạ chư Phật và chư Bồ Tát và cả sự chỉ dạy của nhiều bậc thầy, của cha mẹ và các thiện tri thức, đã khiến cho tôi ra khỏi sự sợ hãi này. Tôi cũng rất cảm tạ những sự thể hiện và chỉ dạy của nhiều bệnh nhân trong y viện trước đây, đã giúp tôi học tập được làm sao để trải qua ngày tháng trong khi mắc bệnh ung bướu, lại còn học tập một ngày thì cảm ơn một ngày, sống một ngày thì vui vẻ một ngày. Tôi cũng có nhiều đau khổ, đau khổ đến nỗi không làm sao để sống cho được an nhiên. Nhưng nhờ có tín tâm mà có thể trở về với lòng biết ơn và sự an vui. có người nghe đến đây thì lắc đầu nói:
“Chúng tôi vốn không có lòng tin như Pháp sư, cũng không hiểu biết Phật, cho nên không phát sinh lòng cảm ơn, lo sợ là lo sợ chết đi không được như Pháp sư; Pháp sư có thể giảng cho chúng tôi nghe những câu không dính dáng tới kinh Phật hay không có những từ chuyên môn, nhưng lại thực dụng cho chúng tôi được không?” cũng đã có một bệnh nhân nói với tôi: “Bây giờ tôi cũng chẳng có lòng dạ nào để nghiên cứu kinh Phật, lòng tôi đang lo lắng hàng ngày cứ lật các tư liệu y học, càng xem càng sợ. Có người bảo tôi học kinh Phật, tâm tôi đang rối loạn nên học thế nào cũng không tiến được!” Lời nói của người bệnh này đã phản ánh tình trạng và sư khó khăn của nhiều người. Chính tôi cũng không có công phu, tư cách năng lực gì để giảng kinh Phật, tôi chỉ có một ít những điều nghe thấy và kinh nghiệm, mà từ đó đạt được một số lời chỉ dạy và sức lực, khiến tôi giải khai được một số tâm tình mà tôi, tuy vẫn rất nhiều thiếu sót nhưng cũng có thể phân tích giúp các vị được. Có lẽ các vị căn cơ tốt lành, có thể sẽ được an vui, sáng suốt hơn tôi.
Tôi rất thích sự giải thích về Đức Phật của Thiền Sư Đạo Tín, một vị Tổ sư của Thiền Tông. Ngài nói: “Vui vẻ không sầu gọi là Phật”. Đó là trong lòng luôn giữ vẻ vui vẻ không sầu, thì mới gọi là Phật. Xương không gây sợ cho người, người tự sợ. Bướu không gây sợ cho người, người tự sợ.
Trước hết tôi kể một câu chuyện để từ đó các vị có thể hiểu. Trước kia khi tôi học tại viện y học, đến năm thứ hai phải học giải phẫu. Trước hết phải nghiên cứu sự cấu tạo xương của thân thể người ta. Trên một miếng xương có những lỗ nào, trong những lỗ ấy có những huyết quản, thần kinh nào chạy qua, đều phải ghi nhớ kĩ càng. Thi cử rất nghiêm khắc, rất nhiều người bị rớt ngang. Vào tháng mười năm ấy có một kì nghỉ, tôi liền nhân đó trở về quê ở Đài Nam để nghỉ, nhưng sau kỳ nghỉ lại phải thi, cho nên kỳ nghỉ cũng phải đem xương về nhà để nghiên cứu cho thuộc. Đồ dùng học tập của chúng tôi là xương người thật, tôi mang một cái xương đầu, và mấy cái xương phức tạp khác mà đáp xe lửa về nhà, chỉ dùng một cái túi xách tay đơn giản, đeo trước ngực mà lên xe. Trong xe có rất nhiều người chen chúc lui tới, đụng phải cái túi của tôi. Mọi người không biết trong túi có gì, nên rất tự tại không ai có ý kiến gì. Sau này tôi mới biết, nếu tôi để lộ ra một miếng xương, và nói rõ là xương người thật, thì có thể có người nhường chỗ cho tôi nhưng cũng có thể người bên cạnh sẽ bỏ đi hết.bấy giờ tôi chỉ cảm thấy rất bình thường, vì cha tôi là một bác sĩ, mọi người đều xem đó chỉ là một đồ dùng dạy học mà thôi.
Về sau có người chị lớn hơn tôi hai tuổi, chị thấy tôi cầm cái xương đối chiếu với hình vẽ trong sách, miệng lẩm bẩm bằng tiếng nước ngoài thì vui vẻ đến xem, cười hì hì mà ngắm chung với tôi. Chị lại cầm cái xương trên tay tôi mà cảm thán: “Ôi! Cặp mắt là một lỗ lớn mũi trũng trũng rất dễ thương”. Chị vừa nhìn vừa cười. Bấy giờ tôi không biết làm sao, bèn nói với chị: “những người này đem xương hiến tặng cho chúng tôi nghiên cứu để sau này chúng tôi có thể cứu người. Cho nên chúng ta phải kính trọng và cảm ơn họ”.
Tôi chưa nói xong người chị họ bỗng kinh hãi kêu lên, ném cái xương ra xa, muốn khóc và trách tôi: “Sao em không nói trước với tôi đây là xương thật?” Tôi vội xin lỗi chị, sau đó lượm cái xương lên, trông nét mặt chị nhợt nhạt, ngồi bên chiếc dương cầm của tôi mà tấm tức khóc. Chị lại nhìn bàn tay mình: bàn tay đáng sợ đã sờ vào cái tay của người chết, không biết làm sao cho phải, nhưng bàn tay của chính chị thì không thể vứt đi được. Trông thấy chị rất hoảng sợ tôi bèn xin lỗi: “xin lỗi chị, té ra chị không biết xương này là xương người thật, có điều vừa rồi chị rất thích thú nhìn nó, phải không nào? Xương người thật cũng không có gì đáng sợ! Chúng tôi hàng ngày đều nghiên cứu với bộ xương, chỉ cần phải có lòng cung kính”. Tôi lại nói nhiều lời an ủi, chị mới gạt lệ làm vui, nhưng chị vẫn không dám sờ vào cái xương ấy.
Tại sao tôi mất công kể câu chuyện này? Vì câu chuyện này đã cho tôi lời dạy lớn: thật ra mọi người đều sống trong cái thế giới “quan niệm” của chính mình. Cái xương ấy trước sau không có gì khác biệt, nhưng những tình tự của chị họ tôi thì khác biệt vô cùng: Té ra chị tưởng cái xương ấy là một giáo cụ bằng nhựa do người ta làm ra, nên chị không sợ chút nào, lại còn thích thú, vừa ngắm, vừa cười. Sau đó chị lại tự nhận ra “đây vốn là xương của người chết rất đáng sợ”, cho nên chị sợ đến mặt tái xanh, ném cái xương ra xa! Tuy là xương người thật, nhưng nếu trong quan niệm cho rằng đó là giả thì không đáng sợ, cho nên ngắm nó một cách bình thản, thích thú. Đến lúc trong quan niệm nhân cái xương rất đơn thuần ấy mà liên tưởng đến những chuyện ma quỷ đáng sợ được nghe hồi còn nhỏ, thì lại biến thành rất kinh hãi. Đối với người không liên tưởng bậy bạ, thì cái xương rất bình thường, vì chúng ta mỗi người đều có một bộ xương, bộ xương được bọc trong thịt cũng rất bình thường, có đáng sợ chút nào đâu? Nhưng trong khi chị họ tôi cười thì chị cười rất chân thật. Trong khi chị sợ mà khóc thì trái tim nhảy loạn lên, vì chị bị cái quan niệm của mình và sự nghĩ càng tưởng loạn trói buộc. Chúng ta không nên cười chị. Thật ra chính chúng ta cũng như thế, đều bị một số quan niệm và huyễn tượng lừa dối. Có thể nói: “Sắc không làm mê tối người, người tự mê tối”, “xương không gây sợ cho người, người tự sợ”. Rất nhiều lời nói vốn không hề làm người ta giận, mà bởi người nghe tự sinh ra giận. Cũng thế “Bướu không gây sợ cho người, người tự sợ”, cái sợ này có thể vốn không sao, nhưng trái tim lại vô cớ nhảy đập nhanh hơn. Người vốn có trí lực mà sợ thì cũng sợ đến bủn rủn.
Tình tự, tâm niệm có tính quyết định, có sức mạnh rất lớn không thể nghĩ bàn. Trong thời gian làm việc tại y viện, tôi phát hiện một sự việc, rất nhiều bệnh nhân được trị liệu bằng phóng xạ, hóa học, huyết cầu phần lớn đều sút giảm. Họ vốn không có khái niệm, vốn không biết huyết cầu mình là bao nhiêu, và số huyết cầu có ý nghĩa gì. Đại khái theo quan niệm của họ, con số ấy thấp tức là không tốt. Y viện có tiêu chuẩn, theo đó số huyết cầu xuống cỡ bao nhêu thì phải nghỉ, tạm thời không trị liệu. Nhiều bệnh nhân vì bạch huyết cầu xuống thấp, phải tạm ngưng chữa trị vài hôm. Ở nhà, họ cảm thấy thể lực của mình là tốt; đến y viện phần lớn người ta cho rằng bạch cầu của mình nhất định gia tăng; cho nên bước vào phòng khám, họ thường tươi cười nói với tôi: “Mấy ngày nay tốt lắm, tôi ăn được cơm!” Họ cũng vui vẻ cầm phiếu kiểm nghiệm để đi kiểm nghiệm máu, rồi lại cầm phiếu trở về giao cho bác sĩ. Khi chúng tôi xem phiếu, bệnh nhân thường hỏi:
“Hiện nay bạch huyết cầu của tôi là bao nhiêu?” Nếu chúng ta cứ theo con số ghi trên phiếu mà nói ra, và so với lần trước, con số ấy thấp hơn ngoài ý liệu của họ thì cơ hồ sắc mặt của họ đều sầu thảm, chân tay bủn rủn, họ mất hết khí lực mà nói: “Tại sao lại thấp như thế chứ?”, và rồi thì họ không còn sức lực, hầu như không về nhà nổi. Chúng ta có thể nghĩ: cùng một thân thể mà trước một giây, sau một giây thì tình trạng không quá sai biệt, nhưng chỉ nghe một con số khiến người ta thất vọng nê n trong tâm liền sanh ra lo lắng thì tình trạng “tốt lắm” mà họ cảm thấy trước đó, rơi xuống tình trạng thảm thương như thể uống phải thuốc độc và thuốc độc phát tác rất nhanh! Từ đó tôi hiểu ra, “tâm niệm” của người ta có sức mạnh quyết định rất lớn, không thể nghĩ bàn.
Sự thực nghiệm của khoa học cũng cho biết sự thay đổi tâm trạng quả thực có thể sản sinh ra một số chất ảnh hưởng đến sinh lý. Ví dụ: khi nóng giận, trong cơ thể sản sinh một số độc tố rất giống với nọc độc của rắn độc.
Cũng may, gan, tim có thể giải độc, cho nên chất độc do nóng giận sinh ra không đến nỗi làm chết người. Nếu công năng giải độc của gan không tốt, áp huyết cao, bị bệnh tim thì chất độc do nóng giận ra để đủ làm chết người. Cho nên “sự giải độc” triệt để phải do “tâm niệm” mà hạ công phu. Tâm niệm thay đổi, thân thể vật chất cũng thay đổi.
“Thai nhi” là một ung bướu lớn nhất trong cơ thể, nhưng thai phụ không sợ thì không hề gì.
Tôi từng đọc một tài liệu y học về khoa phụ sản, trong đó có một câu: “Thai nhi là một ung bướu lớn nhất trong cơ thể con người.” Quả thật, thai nhi phát triển trong cơ thể người mẹ càng lúc càng lớn, bà mẹ vốn khống chế được, thậm chí loại máu cũng không giống của mẹ. Nhưng trong thân thể của người mang thai lại có một “sinh mạng khác nữa không chịu theo sự khống chế của mình”. Tài liệu ấy còn bảo đó là cục ung bướu lớn nhất trong cơ thể, trong lòng người mẹ mà người mẹ lại không thấy sợ hãi, mà phần lớn còn rất thích thú. Nói chung tình huống của những người mang thai đều như thế, cho nên suy ra cũng không có gì phải sợ. Nếu tất cả chúng ta đều bị ung bướu, mọi người cũng nên sống cho an vui, sau này có ai bị ung bướu cũng không phải qúa lo lắng. Không ai qui định rằng hễ bị ung bướu thì phải cúi đầu buồn khổ, khóc lóc bi ai. Chúng ta cũng có thể phấn chấn tinh thần, thư thái mà sống.
Chỗ tôi có một cây mộc qua. Cây này từng là bác sĩ của tôi và cũng là thầy của tôi. Tại sao bảo thế? Có một dạo dạ dày tôi bị ung bướu hành hạ rất đau, cho nên ăn uống rất khó khăn, người gầy đét. Một hôm, tình cờ trông thấy cây mộc qua này, tôi rất kinh ngạc. Cây này còn nhỏ hơn cổ chân tôi, chỉ lớn hơn cổ tay tôi một chút, nó cũng không cao, có thể nói đây là một cây mộc qua vừa ốm, vừa nhỏ. Nhưng trên cây này lại có nhiều tầng trái, ít ra cũng ba mươi trái. Mỗi trái còn lớn hơn cục bướu của tôi, nhưng cây mộc qua ốm yếu này lại không hề vì có bao nhiêu trái vừa to, vừa nặng như thế mà ngã xuống, thậm chí nó còn đứng thẳng, không xiêu vẹo chút nào. Trông thấy cây ấy, tôi vô cùng cảm động vì sức sống kiên cường của nó. Tôi không khỏi rớm nước mắt mà kính cẩn nói với nó: “Người quả là thầy của ta, ta phải học tập người”. Quả là học theo cây mộc qua này cũng không phải là dễ, nhưng chúng ta há lại không được như cây mộc qua vừa ốm, vừa nhỏ này hay sao?
Chúng ta há lại yếu đuối thế này sao? Có một nữ dược sĩ trẻ cũng bị chứng ung bướu, cô cảm thấy sắp phải chết, thật cô ta vẫn còn khỏe; nếu như không bảo với các vị thì các vị cũng không biết cô có bệnh gì nặng, dáng vẻ cũng tròn trĩnh sắc mặt cũng tươi tốt, nhưng vì tinh thần cô suy sụp, cho nên các vị thầy trong học viện của tôi đem cô đến tìm tôi, để chúng tôi khuyến khích nhau. Khi cô ấy đến tôi đưa cô đến xem cây mộc qua này, nói cho cô nghe về lời dạy của nó. Cô cảm động rưng rưng nước mắt mà cười. Chúng tôi cùng chắp tay kính lễ cô ấy , phát tâm học tập theo cây mộc qua kiên cường ấy. Cây mộc qua sinh ra trái, đã có thể sinh ra thì cũng có thể chịu đựng được. Thân chúng ta sanh ra ung bướu, đã có thể sanh ra ung bướu thì thân thể chúng ta cũng có thể chịu đựng được, xử lí ổn thỏa được. Đây là niềm tin cơ bản.
Thân thể chúng ta vốn ở trong bụng mẹ, chỉ là cái “trứng thụ tinh” nho nhỏ. Cái trứng nhỏ ấy phát triển thành nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận tự lớn lên, có các công năng riêng, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Các vị không quản lý nó được, da thịt của các vị cũng đổi mới hàng ngày. Không có người nào chưa từng học nghành y mà có thể biết được mình có các bộ phận theo dạng nào. Tuy các vị không biết chúng, từ nhỏ chúng cũng giúp các vị làm việc thuận tiện, chúng có tiềm lực rất lớn.
Trước đây tôi có nghe thầy Tiêu Vũ Dung giảng Phật pháp. Ông dạy chúng ta phải có lòng biết ơn đối với thân thể. Ông kể một câu chuyện rất thú vị. Ông bảo khi chúng ta dùng bữa, các chất béo bám vào chén bát, nếu không dùng chất tẩy thì sẽ không rửa sạch được chén bát ấy. Nhưng ruột của chúng ta đã ăn rất nhiều chất béo, chúng vẫn không cần chúng ta ăn chất tẩy rửa nào, chúng vẫn được tẩy rửa sạch. Chúng đều tự xử lý lấy cả, không cần chúng ta phải bảo chúng, can thiệp vào chúng. Các vị thử nghĩ xem, phải chăng chúng ta có một thân thể rất giỏi giang, rất tinh xảo, quả là nó có Phật tính; hơn nữa, bên trong lại có nhiều tiềm năng rất mạnh mẽ. Chúng ta nên khéo vận dụng nó, phát triển nó, vận dụng nó, không nên chỉ oán trách nó, làm hư hại nó. Khi không có bệnh, không chịu sống theo quy củ, tức là làm hư hại nó; khi mang bệnh lại oán trách nó!
Các vị hãy nghĩ xem, từ nhỏ trái tim của chúng ta không từng ngưng đập. Chúng ta ngủ, nó không ngủ, vẫn đập liên tục, xưa nay chưa từng xin phép chúng ta nghỉ một ngày nào, cũng không hề nghỉ việc, quả là các bộ phận ấy cũng rất khổ nhọc. Hiện nay, tuyệt đối không mời được một công nhân nào trung thực như thế. Cho nên, khi các bộ phận trong cơ thể chúng ta bị nhiễm bệnh, bệnh mệt mỏi, chúng ta cần dùng một chút lòng biết ơn mà thông cảm nỗi khổ của chúng, cho chúng cơ hội để điều lý, khôi phục, không nên cứ oán trách nó, bài xích nó, giống như kẻ thù không đội trời chung mà phải cắt bỏ, không giết chết thì không được. Thế nhưng cục bướu thì lại ở nhằm chỗ không cắt được, nên lòng sinh oán hận, sợ hãi. Chúng ta hãy nghĩ xem giả như một ông chủ thường không thương giúp người làm công, khi người làm công có chút sai trái thì muốn giết đi. Các vị thử nghĩ, người chủ này có phần lỗi nào không? Người chủ như thế hẳn là sẽ bị người làm công bội phản.
Chúng ta thử nghĩ, một ngày trước khi ung bướu bị phát hiện, ung bướu vẫn nằm trong cơ thể chúng ta, lớn nhỏ không khác gì hôm sau bao nhiêu, phải chăng bạn cũng mang nó đi đây đó? Phải chăng bạn vẫn làm việc, vẫn nói cười cùng mọi người? Tại sao bỗng nhiên có câu “tôi bị ung bướu” nhập vào trong óc bạn; sau khi có ý nghĩ ấy thì thế giới trở nên mịt mù, mình thì không vui nổi? Chúng ta biết rằng, mỗi người hễ sinh ra thì nhất định phải có ngày sinh mạng kết thúc. Đều này đâu phải sau khi có ung bướu mới biết đến! Giả như vì sinh mạng phải kết thúc mà lo buồn, thế từ hôm mới sinh, hãy lo buồn cho xong, cũng không phải là chờ tới khi bị tuyên bố là đã mắc bệnh ung bướu thì mới lo buồn.
Thật ra tế bào ung bướu vốn là tế bào tốt trong cơ thể chúng ta như người dân tốt. Vì phải bất đắc dĩ bị áp bức, thương tổn, kích thích mới thay đổi, cũng vì các nhân duyên không tốt, các thông tin không tốt, khiến tế bào chúng ta thay đổi, biến thành tế bào hư hại, sai lầm chịu sự quản chế của cơ thể chúng ta, vì thân thể chúng ta giống như một quốc gia, xã hội, có hệ thống cảnh sát. Đối với tế bào sai lầm, bạch huyết cầu của chúng ta giống như hệ thống cảnh sát của thân thể, chúng có thể phát hiện các tế bào ấy, quản chế chúng. Nếu thể lực chúng ta bị suy yếu, sinh hoạt không điều độ, thì công năng của hệ thống cảnh sát (hệ thống miễn dịch) này biến thành suy yếu, khiến tế bào sai lầm không nhận được sự cải tạo tốt. Chúng không biết tự sửa đổi cho tốt, cho nên các tế bào sai lầm tiếp theo. Điều này cứ tiếp tục như thế, biến thành một đoàn thể tự động phát triển, chính là “ung bướu” vậy.
Điều này cũng giống như một đứa bé tốt, gặp phải nhân duyên không tốt, tâm tính biến đổi, bỏ bê học hành, đi tổ chức băng đảng, chiếm giữ các địa bàn làm chuyện bậy bạ. Đứa bé trở thành hư hỏng, đi tổ chức băng đảng, củng có thể trở thành tốt, chỉ cần chúng ta hiểu rõ và tiêu trừ các nguyên nhân gây xấu. Đương nhiên cái người chủ trương phải giết chết những đứa trẻ loại này thì mới giải quyết được, nhưng giết như thế thì sau này có thể giải quyết được chăng? Nếu cả phong khí và điều kiện nhân duyên của xã hội không thay đổi, thì sau này những đứa trẻ tốt khác cũng có thể trở thành xấu, thì phải giết đến chừng nào chứ? Chúng ta cần phải hiểu rằng, đứa trẻ trở thành xấu là có nguyên nhân, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân mà tiêu trừ nguyên nhân. Đứa trẻ có thể trở nên xấu nhưng cũng có thể cảm hóa nó, khiến nó trở nên tốt. Tế bào của chúng ta cũng vậy, không phải khai đao giết chúng là xong.
Tôi từng quen biết một số người xuất thân từ các băng đảng, lại còn cùng họ giao tiếp rất tốt đẹp. Tôi cũng rất tôn kính họ. Họ hoàn toàn chẳng có gì xấu, thậm chí còn tốt hơn nhiều người khác, thiện tâm cũng rất nhạy bén. Họ chỉ vì nhất thời có nhân duyên không tốt, trong lòng có điều buồn khổ, nhất thời không thể giải quyết được và phải dấn bước sai lầm mà thôi vậy. Nếu có người thật tình thông cảm hoàn cảnh và nỗi khổ của họ, thì chỉ trong phút chốc họ cũng có thể trở thành tốt. Sau khi Phật tính thiện lương của họ được khai phát thì thậm chí còn vượt quá nhiều người trong chúng ta. Chúng ta nên biết rằng nhân duyên thì có thể thay đổi, tế bào cũng như thế, tế bào cũng có thể biến thành xấu, cũng có thể biến thành tốt.
Y học đã thực nghiệm việc bồi dưỡng tế bào ung bướu. Khi điều kiện khống chế được tốt, thì rõ ràng có thể khiến các tế bào ung bướu chuyển hóa mà trở thành tế bào lành lặn.
Chúng ta nên bình tĩnh mà xét đến nguyên nhân khiến cho các tế bào kia trở thành hư hại, để trừ khử các nguyên nhân ấy, cải biến nhân duyên thì các tế bào có thể trở thành tốt lành, hoặc ít ra không còn sanh sôi bậy bạ nữa.
Chúng ta thử nghĩ xem có phải tế bào ung bướu của chúng ta lớn bằng một con chó con hay một con mèo con không? Mèo con, chó con là một thể sinh mạng khác, một đám tế bào khác. Nếu một con mèo con hay một con chó con bám vào thân thể chúng ta, thì cũng chưa hẳn nó làm hại chúng ta, huống chi là đám tế bào của chính thân thể chúng ta, lại không thể lớn bằng con mèo con hay con chó con, thì chúng ta có đáng sợ hãi không? Cho dù rắn độc cắn phải cũng chắc gì đã phải chết, thì tế bào ung bướu cũng không hẳn gây hại gì cho chúng ta.
Like · Comment · 

Dưới đây là một câu chuyện thật, xin kể ra để mọi người khích lệ nhau. Nếu nội tâm chúng ta có điều nóng giận, oán hờn thì hãy mau mau buông bỏ, vì không bỏ ngay bây giờ, thì đến khi lâm chung không buông bỏ cũng không được, tại sao lại phải chờ đến lúc ấy chứ? Chúng ta phải sớm bỏ cái thói quen mới thấy người, việc không thuận mắt là muốn trách mắng. Nếu không thì đến khi lâm chung ta sẽ bị thói quen ấy dẫn dắt, mất cơ hội vãng sanh Tây Phương.
Khi tôi còn làm việc tại khoa ung bướu, tôi từng gặp một bệnh nhân ung thư phổi. Đó là một phụ nữ chừng sáu mươi mấy tuổi. Khi bệnh trạng của bà đã trở nên nghiêm trọng, suốt cả thời gian hai tháng, bà hoàn toàn không thể nằm xuống mà ngủ, hễ nằm xuống là thở không được. Tôi thấy bà rất thống khổ nên khuyên bà niệm A Di Đà Phật. Đang lúc thống khổ như vậy bà cũng cũng phát tâm niệm Phật, hy vọng đến ngày giải thoát được đến thế giới Đức Phật A Di Đà. Vào cuối năm ấy bệnh tình của bà trở nên quá trầm trọng, bà yêu cầu tôi mời một số phật tử đến trợ niệm, giúp bà đến Tây Phương. Hôm ấy thấy bệnh bà đã nguy hiểm rồi, tôi liền mời các Phật tử đến niệm Phật cho bà. Không ngờ mọi người tập hợp để niệm Phật, niệm được nửa giờ thì bỗng nhiên có một người trẻ tuổi say rượu xông vào phòng bà. Tôi đang quay lưng về phía cửa, không chú ý diễn biến ở phía sau, cũng không trông thấy người ấy bước vào, chỉ thấy người bệnh ở trước mặt. Bà đang niệm Phật, bỗng nhiên có vẻ như rất nổi giận, mắt mở trừng trừng lại giơ tay chỉ phía đối diện. Hình như bà muốn mở miệng để trách mắng.
Trong lúc bà muốn trách mắng mà không trách mắng được thì bà tắt thở! Thì ra, người trẻ tuổi xông vào đấy là con của bà. Người con này đã sớm rời gia đình để sống lang bạt. Bà rất giận người con này, nghĩ rằng phải chi bà đừng sinh ra nó, cho nên lâu nay bà không hề nói với tôi về nó, tôi cũng không biết để liệu mà đề phòng trước, cũng không khuyên bà sớm buông bỏ ý tưởng kia. Tâm thái của bà đối với con là “ghét mà không bỏ” (ghét mà cứ nghĩ đến), hễ nghĩ đến là giận, đâu ngờ trong sát na cuối cùng đứa con lại xuất hiện, vừa trông thấy nó bà đã vứt bỏ Đức Phật! Sự giận dỗi trước kia và thói quen “hễ thấy nó thì liền mắng” thể hiện cùng lúc, bà không tự chủ được liền giơ tay chỉ nó định trách mắng nó. Bấy giờ tuy có nhiều phật tử đang đứng bên cạnh để nhìn bà, bà vẫn cứ như thế, cứ nổi giận, không ngăn được! Tuy chung quanh tràn đầy tiếng niệm Phật, mà bà bỗng chốc hình như không nghe thấy gì cả, chỉ còn lại sự nổi giận mà thôi. Thật đáng tiếc là lúc ấy bà đã tắt thở! Một sẩy chân, hận ngàn đời, vạn kiếp khó gặp.
Phật pháp cứu độ cũng là do sai lầm này vậy! Sự hiện thị của vị Bồ Tát bệnh hoạn này là sự cảnh báo rất lớn cho chúng ta để chúng ta hiểu rõ được sức khiên dẫn của “thói quen”.
Chúng ta có thể phản tỉnh: phải chăng bình thường bên cạnh chúng ta tuy có tiếng niệm Phật, chúng ta vẫn cứ nóng giận? Thậm chí còn “chuyên tâm” nghĩ tới chuyện phiền não mà không nghe Phật hiệu (không dụng tâm nghe thanh âm của Phật), đó chính là sức phiền não của chúng ta mạnh hơn nguyện lực niệm Phật, cho nên chúng ta thất bại. Chúng ta thử nghĩ xem, ai bảo bạn thích phiền não hơn thích niệm Phật chứ? Ai bảo bạn muốn nóng giận hơn muốn vãng sanh chứ? Nếu chúng ta đành chịu ở lại thế giới này mà tiếp tục lí luận, so đo với người ta mà không chịu đến Tây Phương để sống những ngày an lạc, thì Đức Phật A Di Đà chỉ còn cách thuận theo ý chúng ta thôi! Tại sao Đức Phật và Thánh chúng ở trước mắt mà chúng ta không nhìn, lại cứ trố mắt vào cừu nhân mà nhìn? Tại sao Phật thanh không nghe mà lại nghe tạp âm?
Chúng ta cam chịu đọa lạc, tương ứng với uế độ, cừu hận mà không tương ứng với tịnh độ, Phật thanh? Thì như thế Đức Phật chỉ còn cách là đợi chờ bạn hàng chục kiếp sau.
Thật ra, lúc lâm chung, kẻ oán cừu nào ở trước mắt cũng không quan trọng lắm. Điều quan trọng là chúng ta gặp họ thì chính chúng ta thể hiện tâm niệm nào. Phải chăng có thể chính mình làm chủ? Chúng ta nên nghĩ trước cho rõ: vãng sanh hay không vãng sanh rốt cuộc là do chính chúng ta quyết định hay để cho họ quyết định? Kẻ oán cừu ở trước mắt, chúng ta vẫn cứ từ bi niệm Phật, đừng để họ lôi kéo mà nóng giận. Nếu tự mình kiên trì niệm Phật thì oan gia, cừu nhân trước mắt cũng không có ảnh hưởng gì.
Chúng ta quản lý mình tốt, không để thói quen xấu và niệm ác xuất hiện là tốt vậy, đây chính là chỗ ngày thường chúng ta cần dụng tâm rèn luyện làm người chủ của chính mình rèn luyện muốn vãng sanh, an vui thành Phật do chính mình quyết định! Một ngày niệm Phật ít nhiều tiếng chẳng có gì là khó, hơn nửa số lượng tiếng niệm Phật thật ra cũng không hề là điều kiện để được vãng sanh. Chúng ta nên rèn luyện mình ngay từ lúc bắt đầu nóng giận, có thể lắng đi để niệm Phật mười tiếng, thế mới quan trọng hơn nhiều,thế mới là chân chính mong nguyện đến Tây Phương. Nếu không như vậy thì chỉ còn cách ở lại thế giới này mà tiếp tục nóng giận! Chỉ còn cách là tiếp tục làm nô lệ cho thói quen nóng giận!
Tại sao chúng ta thấy một người không thuận mắt, rất đáng ghét lại rất thích gặp người ấy, gặp thì chính mình rất bực bội, lại không vãng sanh được? Tại sao chúng ta không dùng đôi mắt này để nhìn Đức Phật, nhìn thì được thanh tịnh, hoan hỉ, tự tại vãng sanh? Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng nhìn thấy người ta mà cảm thấy rất đáng ghét, điều ấy hoàn toàn không phải là ý nghĩa của “chán ghét cõi Ta Bà” ! Chúng ta hãy xem kỹ lời dạy của Tổ sư:
“Chán ghét cõi Ta Bà” là chán ghét cái ý nghĩ không tốt, không thanh tịnh trong nội tâm mình, chứ không phải là hoàn toàn ghét bỏ người khác, nhìn người khác mà không thuận mắt. Cái tâm niệm như thế là do tâm chúng ta hẹp hòi, không đủ từ bi, mới nhìn người ta không thuận mắt. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có lời dạy rất quan trọng, mọi người chúng ta đều tưởng rằng ghét bỏ và tham luyến là trái ngược nhau. Thực ra ghét bỏ cũng là tham luyến, là một thứ tham luyến biểu hiện từ mặt kia. Vì rằng có một thứ tham luyến nào đó trước, nhưng vì tình hình không như ý nên sinh ra cái tình cảm của mặt bên kia, mà gọi đó là ghét bỏ. Ví dụ vị Bồ Tát bệnh hoạn mà trước đây đã nói, bà vốn nhất định hy vọng đứa con của mình được tốt. Đối với con, bà có lòng tham luyến, có sự mong cầu; cho nên khi con bà không được như ý bà, bà mới sinh lòng ghét bỏ, nóng giận. Nếu đó là con của người khác thì bà không mong cầu, không tham luyến, thì dù đứa con kia có không tốt, bà cũng không phí công mà ghét bỏ, và cũng không nóng giận mà ảnh hưởng lúc vãng sanh.
Nếu chúng ta không động tâm, không tham luyến đối với các sự việc, thì chúng ta hãy xem chúng là rất bình thường, và không có gì là không như ý. Nếu chúng ta từng động tâm, tham luyến đối với chúng, thì chúng ta mới có cái tâm không như ý, ghét bỏ. Nếu chúng ta nguyện vãng sanh Tây Phương thì phải vứt bỏ những tham luyến, ghét bỏ trong nội tâm mình, vứt bỏ các ý niệm không thanh tịnh “yêu đó, ghét đó”, “từ yêu đến hận” hoặc “vừa yêu vừa giận” v.v … như thế mới là cái nguyện chân chính, chán ghét cõi Ta Bà, mong cầu Cực Lạc.
Vốn định mở miệng mắng
Biến thành tiếng niệm Phật
Vốn định ném hòn đá
Biến thành gửi hoa sen
Biến tâm phàm của ta thành tâm Phật
Một niệm tương ứng phóng quang động địa.

Bác Sĩ Quách Huệ Trân's photo.
OAN ỨC BIẾN THÀNH TỰ TẠI HOÀN CẢNH GIỐNG NHAU
TÂM TRẠNG KHÁC NHAU.
Lần nọ, đúng vào kỳ nghỉ, ba vị phật tử bàn với nhau muốn cùng nhau đến nông trường Thanh Cảnh để nghỉ. Từ rất sớm, mọi người không cần chuông báo đã thức dậy chuẩn bị các thứ, mang đồ ăn thức uống rồi vui vẻ lên đường. Dọc đường vừa ăn sáng vừa nghĩ đến phong cảnh đẹp đẽ ở nông trường, mọi người đều thích thú! Họ mở máy thu thanh nghe tiết mục giảng Phật pháp, ai cũng cảm thấy mình là người tu hành tinh tấn và tràn đầy niềm vui trong Phật pháp.
Bỗng nhiên một chiếc xe hơi từ một bên phóng tới, người tài xế thò đầu ra mắng: “Đồ ranh con, mới học lái xe à?. Lái như vậy mà dám lái ra đường à?” sau đó anh ta còn nhổ một bãi nước trầu, rồi tống ra một làn khói đen mà đi. Người phật tử lái xe bỗng bị người ta mắng như thế thì không khỏi buồn bực, nghĩ: “Ta lái xe đã hai mươi năm nay tại sao lại bảo ta mới học lái xe? Ta lái xe đúng, anh ta xông bậy, thế mà còn mắng người ta, thật là chẳng đạo lý gì!” nghĩ như thế nên rất buồn bực. Lòng vốn rất vui vẻ, thế mà bây giờ hình như bị tát một gáo nước lạnh, nghĩ đến sự quát tháo của người kia, vị phật tử ấy không còn bụng dạ nào để nghe hiểu tiếng nói phát ra từ đài.
Vị phật tử khác thì nói: “Anh chàng này chắc tối hôm qua không ngủ được, sáng sớm bị chủ mắng, lòng bực bội, chúng ta hãy niệm Phật chúc phước cho anh ta, để anh ta khỏi bị nguy hiểm trên đường! A Di Đà Phật”.
Còn vị phật tử kia đang ăn bánh, thấy vậy cũng nói: “anh chàng ấy vi phạm luật lệ giao thông, chẳng kể gì cảnh sát, thật hết ý kiến, thấy mà muốn nổi nóng. Thật là thế giới xấu ác ngũ trọc này có nhiều người xấu ác quá!”. Mỗi người một câu, cứ thế mà tiếp tục phê bình. Tấm lòng tràn đầy niềm vui Phật pháp vốn đã có biến đổi đi rồi. Sự phát tâm tinh tấn, nghe Phật pháp cũng dần dần mất đi … trong lòng đang tràn đầy phấn khởi, bỗng chốc sinh ra không vừa ý, ngay cả phong cảnh đẹp đẽ của nông trường thanh Cảnh cũng hầu như không còn hấp dẫn nữa.
Bỗng nhiên họ lại thấy bên đường có bảng hiệu bán mật ong. Vì trong họ có ngươi thích mật ong, chị ấy đề nghị: “chúng ta đến mua đi”. Mọi người nghĩ rằng khó từ chối được, cho nên ai cũng mua mấy bình, mua xong đem bỏ lên xe. Sau đó câu chuyện lại chuyển sang loại mật ong tốt, mật ong nguyên chất (thế là đem Phật bỏ ra đằng sau não rồi!).
Đang say sưa nói chuyện, bỗng dưng họ phát hiện hình như mình đi lầm đường, định xuống xe hỏi người ta. Họ vừa mới định dừng xe thì phía sau có một xe tông tới, nhưng may là đụng chưa tới nỗi nào. Nhưng hai chiếc xe đụng nhau thì khó tránh khỏi trầy xước, nước sơn bên ngoài xe có mấy chỗ bị hư hại, người kia rất bực mình bước xuống xe. Chiếc xe mới mua của anh ta trầy xước, anh không chịu được nên đùng đùng nổi giận: “Cô phải bồi thường cho tôi, nếu không thì tôi không bỏ qua cho cô đâu”. Vị phật tử lái xe cảm thấy rất ấm ức. Mới sáng sớm đã bị người lái xe kia mắng một trận vô lý, bây giờ anh này tông vào ta, lại bảo ta bồi thường. A! cái thế giới nào đây chứ? Chị định mắng lại anh ta, nhưng lại nghĩ: “chúng ta là phật giáo đồ, không nên mắng người”. Chị cố nén giận, vì cố nén nên trong lòng như đang có một “khối đá” nước mắt sắp trào ra. Sự mong mỏi được vui vẻ từ trước, bây giờ đã bị phá vỡ.
Một vị Phật tử khác thì nói với anh kia: “xét theo lý thì anh không đúng rồi, anh dã không xin lỗi lại còn bảo người bồi thường. Này, này, này, chúng tôi mời cảnh sát giao thông đến phân xử. Trong đời tôi ghét nhất là hạ ng người hiếp đáp người khác, anh đừng tưởng dọa chúng tôi là chúng tôi sợ! Tôi chỉ sợ người tốt chứ không sợ kẻ xấu!” càng cãi mọi người càng sinh giận, nổi nóng, cơ hồ muốn xắn tay áo đánh nhau.
Còn vị phật tử kia thì khuyên mọi rằng: “Chúng ta gặp nhau giữa đường là một nhân duyên khó được, mọi người hãy nhìn lên khuôn mặt Đức Phật A Di Đà mà kết một duyên lành. Xe đụng nhau thì khó tránh được thương tích. Chúng ta nên vui mừng mà cảm tạ Phật lực đã che chở cho mọi người được bình an. Nếu chúng ta bỏ qua cho nhau, lịch sự với nhau thì đâu có chuyện gì. Vì xe đã trầy xước, dù chúng ta có nóng giận, tiếc rẻ, cũng phải đem nó đi sửa, nó mới lành lặn như trước! Đâu phải chúng ta đi thưa gởi mà các vết trầy xước của xe được khôi phục? Nếu chúng ta cứ cãi vã làm hao tốn tinh thần, hao tốn hòa khí thì như thế còn nghiêm trọng hơn là xe bị trầy móp, lại càng đáng tiếc hơn nữa! Chúng ta vui vẻ đem xe đi sửa, có lẽ còn đẹp hơn xe mới!”. Người kia nghe nói thế liền hết giận, cúi đầu lái xe đi.
Ba vị Phật tử lên xe, thấy có mấy bình mật ong bị bể vì đụng xe vừa rồi, mật chảy ra làm nhầy nhụa cả xe. Chị Phật tử lái xe lắc đầu nói: “Hôm nay thật xui xẻo, tôi hết muốn đến nông trường Thanh Cảnh rồi, dọc đường cứ bị trục trặc quá rồi!” vị Phật tử thứ ba lại khuyên mọi người: “Đó chẳng qua là một vài chuyện ngoài ý muốn, thật ra thế gian này vốn là vô thường, “vô thường” nên xem là sự việc trong tâm ý, chứ đừng nên xem ngoài tâm ý. Dù dọc đường chúng ta có gặp nhân duyên gì cũng đừng thay đổi tâm tình và mục tiêu vốn có của chúng ta. Người ta muốn lái xe như thế nào, muốn hành động như thế nào, thì đó đều là sự tu dưỡng của người ta, chúng ta đừng nên vì sự sai lầm nhất thời của người khác mà thay đổi niềm tin và kế hoạch nghỉ của chúng ta. Chúng ta cứ tiếp tục thực hiện kỳ nghỉ của chúng ta. Vừa rồi bất quá chỉ là cảnh ngộ không được như ý trong mấy phút, chúng ta không nên để cho nó kéo dài thành mấy giờ ở trong tâm, hoặc thành mấy ngày khiến chúng ta phải khổ.Tôi thì cảm thấy tiết mục vừa rồi ở trong đài rất hay, đó mới chính là điều khiến chúng ta dụng công suy nghĩ. Chuyện vừa rồi quả thật chúng ta không nên lãng phí tâm niệm và kỳ nghỉ quí báu mà nghĩ tới nó. Chúng ta hãy cứ niệm Phật mà trải qua ngày nghỉ vui vẻ”.
Chúng ta hãy nghĩ lại mình, chúng ta phát nguyện muốn đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, phải chăng là giống như những người kia dọc đường gặp chuyện buồn phiền, trở ngại? Chúng ta có bị ảnh hưởng hay không? Hay chúng ta quên đi mục tiêu vốn có của chúng ta? Nếu chúng ta muốn chờ mọi người trên toàn thế giới biến thành những Thánh nhân có sự tu dưỡng cao thâm, lại muốn chờ mọi người đều hiểu ra mà lễ phép và thật tốt đối với chúng ta thì chúng ta mới vui vẻ, nếu như thế thì chúng ta sẽ không bao giờ được vui vẻ. Khi người ta không tốt với chúng ta, chúng ta cũng có thể niệm Phật cho mình được an vui, đồng thời cũng chúc phúc cho người ta, giúp người ta trở thành tốt. Nếu vì hai sự việc trên mà sinh ra buồn phiền, rồi thay đổi lộ trình mà quay về, hoặc suốt kỳ nghỉ mà nhớ tới, bàn luận về các sự việc không vui vẻ ấy, thì các vị cảm thấy như thế có giá trị hay không?
Nói đi, nói lại, không lẽ cho xe quay đầu về, dọc đường lại không gặp điều không như ý sao? Biết đâu khi quay về, lòng buồn bực lại bị tai nạn xe mà nằm bệnh viện? Kết quả là không đi đến nông trường Thanh Cảnh, mà lại càng khổ hơn nữa… rất nhiều người tu hành gặp khó khăn thì nản lòng mà rút lui, sau đó mới phát hiện ra rằng, con đường thối chuyển càng khó khăn càng gian khổ hơn. Chi bằng một lòng đi tới cùng!
Các vị cảm thấy các vị thuộc loại nào trong ba Phật tử nói trên?
Các vị cảm thấy ba vị trong họ ai là người được an vui?
A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!

CÁ TÍNH BIẾN THÀNH GIÁC TÍNH. CHỚ LÀM NÔ LỆ CHO THÓI QUEN
Bình thường vô tình chúng ta được vun đắp một số thói quen mà chúng ta không chú ý tới chúng có tương ứng với “ý nguyện” vãng sanh của chúng ta không. Nếu không tương ứng, có thể chúng sẽ tạo cho chúng ta những phiền não, tạo cho chúng ta những chướng ngại trong sự vãng sanh. Thói quen có thể ví như một con dao, nó vốn không có tốt xấu gì, thiện ác gì. Nếu bạn hiểu mà khéo dùng nó làm phương tiện cắt đồ vật, thì đó là khéo dùng. Nếu bạn không biết dùng, cắt vào tay mình, chảy máu bị thương, đau đớn, kêu la, thì đó là dùng sai. Cho nên con dao vốn không có tốt, xấu, chỉ cần chúng ta biết vận dụng như thế nào mà thôi. Thói quen cũng như vậy. Đối với những người niệm Phật chúng ta, nếu thói quen giúp cho chúng ta định tâm, vãng sanh không chướng ngại, thì đó là thói quen tốt, nên vun bồi, nếu thói quen làm trở ngại việc vãng sanh, thì phải bỏ đi.
Có người xem các thứ thói quen của mình là rất quan trọng, xem đó như vật quí mà trân trọng giữ gìn, và không chịu thay đổi. Ví như, đồ vật nào thì phải để chỗ nào, quay về hướng nào, bàn chải đánh răng phải sắp đặt theo góc độ nào, đồ ăn trong tủ lạnh phải để chỗ nào; ngủ thì phải ngủ giường nào, quay về hướng nào, nếu không thì ngủ không được; đọc sách thì phải ngồi tại ghế nào thì mới đọc được; niệm Phật thì phải theo hình thức nào, nếu không thì không quen; tô chén phải sắp đặt làm sao, đũa thì phải để như thế nào, xoong nồi thì phải lau chùi đến mức độ nào, áo quần phải giặt vào giờ nào, phơi giờ nào, lấy vô giờ nào ... Như thế, sự sinh hoạt có thói quen thành qui luật vốn là rất tốt. Nhưng nếu tập quán của người khác không giống như người ấy, thì người ấy sinh ra buồn khổ, lao đao, không ngừng cao giọng: “tôi có thói quen thế này, thế này! Tôi không có thói quen thế kia, thế kia!” Nếu người khác không làm theo thói quen của người ấy thì người ấy cảm thấy người khác là không đúng, cảm thấy người khác không biết làm việc, không có qui củ.
Người ấy tuy miệng không nói mình rất biết làm việc, thật ra trong lòng cảm thấy những gì người khác làm không hợp ý mình, cho rằng người khác làm việc không tốt như chính mình làm. Như thế thì chính là bị thói quen trói buộc, biến thành kẻ nô lệ cho thói quen, cũng biến thành kẻ nô lệ ngạo mạn, có thể thói quen của người ấy chẳng mang lại cho anh ta lợi ích gì lớn, mà trái lại tạo cho anh ta nhiều cơ hội phát sinh phiền não, khiến cho cuộc sống của anh ta càng khó chịu, không tự tại.
Chúng ta thử nghĩ sâu xa hơn một chút: Nếu một ngày nào đó chúng ta chết đi thì các thứ như bàn chải đánh răng, tô chén, đồ ăn trong tủ lạnh, chúng ta đâu có thể mang theo, người khác cũng đâu cần, có thể chúng bị gom lại và vứt đi. Thực ra, đồ vật của người chết để lại, người khác cũng có ít nhiều húy kỵ. Nếu chúng ta không giống như các cao tăng, đại đức, suốt đời vì việc công, quên việc tư, vĩ đại, lại có nhiều học trò tốt tưởng nhớ đến như thế, thì sẽ không có người xây nhà kỷ niệm, giữ lại hoàn cảnh sinh hoạt khi chúng ta còn sống để mọi người tham quan, học tập. Thế thì chúng ta ôm chặt cái thói quen cá tính để rồi sinh phiền não, không chịu tùy thuận Phật pháp, đề cao giác tính, điều chỉnh thái độ tâm thức.
Sự ôm chặt, cố chấp vào các chuyện nhỏ nhặt, rốt lại có giá trị gì đâu? Rốt lại có giá trị gì mà khiến chúng ta ngày nào cũng phải vun bồi chúng, làm cho chúng lớn mạnh, sinh phiền não vì chúng chứ? Vì sao chúng ta không kiên tâm vun bồi cái chính nguyện vãng sanh và cái trí tuệ bị vứt bỏ của chúng ta, mà lại cứ xông xáo vun bồi cái thói quen chấp trước của thế giới Ta Bà?
Chúng ta nên biết phần lớn các sinh hoạt của chư vị tổ sư, đại đức đều rất qui luật, nhưng trong khi sống theo qui luật, chư vị ấy không bị thói quen trói buộc, không sinh phiền não. Ví như, khi người khác không theo thói quen của người ấy, thì người ấy rất tự tại, không khởi lên phiền não, không cảm thấy không quen mà mất tự tại. Cho nên chúng tôi bảo:“Không làm nô lệ cho thói quen” thì không hề khuyên mọi người hãy vứt bỏ bừa bãi các thứ đồ vật, hoặc sinh hoạt không cần có qui củ. Mọi người dứt khoát chớ nên hiểu lầm đều này. Chúng tôi khuyên mọi người trong khi theo qui luật, đừng để cái thói quen qui củ do chính mình đặt ra ràng buộc, chớ vì chúng ta có các “thói quen”, mà thường phải gặp các sự việc “không quen”, “không như ý”, cũng chớ vì chính mình đặt ra khá nhiều qui củ và thói quen mà thường phải nhìn thấy, khá nhiều nhân sự không thuận mắt, đâu đâu cũng không thuận lòng, lại sinh ra nhiều phiền não không đáng có. Như thế là dụng tâm sai lầm, giống như nắm nhầm lưỡi dao mà tay bị thương, nắm lấy thói quen để làm tổn thương chính mình, làm chướng ngại sự an vui, tự tại của chính mình vậy.
Nhiều người tuy học Phật đã lâu mà thường vẫn tâng bốc cá tính của mình là thế này thế nọ, mình theo thói quen thế này thế nọ, không quen thế ấy thế kia. Cái gì gọi là cái tính chứ? Đó là tính cách đã quen (Tập khí) mà chúng ta đã vun bồi từ vô thủy đến nay, có những tính chất chấp trước. Chúng ta cần chú ý: Phật dạy chúng ta vứt bỏ tập khí của chúng ta chứ không dạy chúng ta vun bồi các thói quen chấp trước. Muốn phát triển Phật tính thì phải vứt bỏ sự chấp trước, phiền não của chúng ta, bấy giờ Phật tính mới phát triển được, đó cũng chính là tùy thời mà buông bỏ cá tính của chính mình, buông bỏ những tri kiến không hợp với Đức Phật. Thường làm phật ý người, sai phạm pháp ngôn Bồ Đề thì không thể khế nhọc cực trí, phát triển phật tính, vì bị cá tính, thói quen trói buộc giống như một khối băng mất đi sự tự tại nhu nhuyễn của nước chảy mây trôi, không những không thể linh động “theo vuông vào tròn” mà còn bị vỡ.
Kinh Vô Lượng Thọ nói: muốn vãng sanh Tây Phương, phải “Phát tâm Bồ Đề, chuyên niệm A Di Đà Phật”. Giảng về tâm Bồ Đề thì rất trừu tượng. Phật giáo đồ hiện nay thường nói về tâm Bồ Đề, nhưng rốt lại tâm Bồ Đề là gì, rốt lại tự mình đã phát tâm Bồ Đề chưa, tự mình cũng không biết. Chúng ta muốn biết rõ mình đã phát tâm Bồ Đề chưa thì hãy chiếu theo nguyên tắc Tổ sư đã dạy chúng ta để kiểm tra theo tâm niệm và hành vi của chúng ta thuận hợp với tâm Bồ Đề hay sai trái với tâm Bồ Đề. Nói một cách đơn giản, phục vụ cho người là thuận hợp với tâm Bồ Đề. Trái lại, nếu cứ để ý tới mình, tâng bốc cá tính, thói quen, sự lợi hại của mình, muốn người khác phải tôn trọng ta, theo ý tứ của ta, hy vọng người khác phục vụ ta, tôn trọng ý kiến của ta hơn là tôn trọng ý kiến của mọi người, thậm chí muốn rằng mọi người hy sinh vì ta, cúng dường ta, đấy là sai trái với Bồ Đề, tự nhiên chúng ta sẽ vứt bỏ cái phiền não và “ngã chấp”, tự nhiên chúng ta tương đương với điều kiện vãng sanh Tây Phương. Nếu sai trái với pháp môn Bồ Đề thì đó là tăng trưởng cái phiền não của “ngã chấp”. Vun bồi sự chấp trước tự tư của chúng ta, tức là tương ứng với vãng sanh Tây Phương, ắt phải “có tên trên bảng” luân hồi sáu nẻo.
Người vẫn thường biết tôn trọng người khác, có lòng cung kính, từ bi đối với người khác thì thường tương ứng với Đức Phật. Vì sao? Vì chân thành cung kính đối với người, ắt phải buông bỏ cái “phiền não của kiêu mạn” của chính mình thì mới có thể được như thế, phải buông bỏ “ngã chấp” thì mới được như thế. Cho nên, khi tôn trọng người khác, tức là buông bỏ chính mình, coi nhẹ sự chấp trước vào chính mình, cũng chính làm nhẹ căn bệnh “ngã chấp”. Người xem trọng ý kiến, cá tính của mình chú trong thói quen của mình, tức là xem trọng mình, tâng bốc tâm tư cũng là xem trọng cái phiền não “ngã chấp”. Đó là bệnh nặng hơn, nghiệp chướng nặng, tính nguy hiểm của luân hồi lớn, đây hoàn toàn không phải là hiện tượng tốt. Một khi chú trọng về mình thì tự nhiên sẽ khinh mạn người khác, xem thường người khác thì đương nhiên không có cách nào cứu độ mọi người cho tốt. Đó là sai trái với tâm Bồ Đề, với lời nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”.
Chúng ta đã nói: những sinh hoạt hàng ngày là khảo hạch chúng ta về những đề ứng dụng của tín nguyện vãng sanh Tây Phương. Những lối suy nghĩ, hành vi, thói quen của chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày, rốt lại thuận hợp với tâm Bồ Đề hay sai trái với tâm Bồ Đề, chúng ta phải thường tự quán chiếu phản tỉnh. Nếu lối suy nghĩ và cách thực hành sai trái với tâm Bồ Đề là tuyệt đối không tương ứng với tâm đức Phật, thì không nên kiên trì vun bồi. Chúng ta phải tùy thời mà chú ý tu sửa, điều chỉnh thì mới có thể không sai phạm với ý nguyện “vãng sanh Tây Phương” của chúng ta, thì mới không uổng phí một đời mà phải chịu “uổng tử ở Ta Bà”!
Nếu là thói quen tốt giúp đỡ cho chúng ta vãng sanh Tây Phương thì mới nên kiên trì dụng công bồi đắp.

No comments:

Post a Comment