Hương Lan ca trên Dĩa Hát Việt Nam 3649-50 với ban nhạc Nghiêm Phú Phi
Hình như Hương Lan (tức bé Hương Lan, lúc bấy giờ mới lên 14 tuổi) là ca sĩ đầu tiên hát bài ca "Thói đời." Bài ca này cũng do Việt Nam Nhạc Tuyển năm 1970. (Cùng thời Minh Phụng và Mỹ Châu thâu tân cổ giao duyên cho Hãng Dĩa Việt Nam M6938).
Tôi nghĩ rằng rất ít bài ca Việt được viết theo sự thật. Cái sự thật chính là đời không bao giờ được công bằng, lắm lần mình gặp sự dối trá, sự lừa gạt. Nhất trong giới hạ lưu, giới bụi đời.
Người kể chuyện trong bài ca này cũng từng quen biết cao sang, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi cảm thấy như bị bạn bè bỏ quên.
Ngày xưa kẻ nghèo hát xẩm ở ngoài Bắc hay hát bài ca này trên tàu hỏa. Những người trẻ trên tàu rất thích nghe và hát theo. Đây thực sự là nhạc của giai cấp vô sản hay mất sản. Đây cũng là bài ca của kẻ chán đời (ai mà chẳng có những lúc chán đời?)
Giai điệu bài ca chủ yếu theo hợp âm C thứ - tức C, Eb, G (nốt theo bản nhạc). Thỉnh thoảng có các nốt F và Bb xen kẽ thành nhóm ngũ cung C, Eb, F, G, Bb. Nốt Ab xuất cuối phiên khúc đầu với lời "cho" (gian dối
cho nhau). Hợp âm Ab trưởng chính là hợp âm mà Nghiêm Phú Phi chọn cho ô nhịp 4 (vào ô nhịp 12 tiếp theo) lúc mà có quãng xuống lớn nhất là quãng 8 giữa hai từ "thói đời." Nốt D cũng xuất hiện là nốt dựa ngắn khi kết thức phiên khúc 2 với chữ về (trên bước
về) và phiên khúc 3 với chữ chờ (ta vẫn
chờ).
Nốt Eb là cao điểm của bài xuất hiện lần đầu với chữ "thói" (lúc sắp có quãng 8 xuống và hợp âm Ab trưởng). Nốt Eb xuất hiện lần thứ hai với chữ "mắt" (đôi
mắt nào). Theo tôi nghĩ đây là để nhấn mạnh vai trò của người tình bội phản. Eb cũng xuất một cách tương tự với chữ "bóng" (soi
bóng đời). Đây là lúc ôn lại đời mình trong đoạn kết của bài ca. Nốt Eb cao này cũng có mặt trong đoạn điệp khúc lần đầu với chữ "đắng" lần thứ hai với hai chữ "những suy" (
những suy tư in đậm đường) để nhấn mạnh sự ảnh hưởng của "thói đời" trên thân thể và hình dạng của mình.
Khi phối khi Nghiêm Phú Phi áp dụng một số hợp âm như C thứ, Ab trưởng và G thứ. Cũng có một hợp âm D thứ đi qua ở ô nhịp 9 (chữ "nhau" ở cuối phiên khúc 1). Nhưng thật ra nếu bản phối chỉ có hợp âm C thứ trong toàn bài ca này thì sẽ không trái với giai điệu này. Đổi hợp âm chỉ làm thêm màu sắc.
Các đọan nhạc bắt đầu với một đoạn "rao" trước khi đến cái nhịp đầu chính - "Đường thương đau đài ải nhân
gian," "Người yêu ta rồi cũng xa
ta," "Rượu trần ai gội niềm cay
đắng," và "Bạn quên ta, tình cũng quên
ta." Thực ra bài ca "Thói đời" rất phù hợp với bài vọng cổ.