Friday, January 28, 2011

Địa ngục.


Địa ngục chính là hình bóng của đau khổ và Địa ngục đã đương nhiên trở thành một đối tượng ẩn mực trong trái tim trí tuệ của Địa Tạng Vương Bồ Tát với thệ nguyện vang lừng ba cõi:

“Địa ngục vị không, thệ bất thànhPhật
Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.”

Hôm nay ta giảng cho con hiểu thế nào là Địa ngục. Khi một chúng sanh trong giây phút nào đó chợt thấy mình có mặt giữa cuộc đời, chợt nhìn lại mình trong cuộc hành trình sinh tử, và bắt đầu băn khoăn về thân phận, thì cũng từ lúc ấy Địa ngục là hình ảnh rõ dần dần trong ý thức. Đó là những ý niệm mơ hồ, đậm nhạt về nỗi đau khổ xen lẫn trong chập chùng niệm tuởng, trong biết bao ước mơ về danh lợi, hạnh phúc. Phải chăng ý thức con người tạo nên Địa ngục hay Tôi khổ chỉ vì Tôi cho rằng đời là bể khổ. Xa hơn nữa, có phải chăng ở thế giới bên kia, các thảm cảnh dầu sôi, lửa bỏng chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng phóng đại. Và tại sao ở các cõi trời phi tưởng, Địa ngục vẫn theo đuổi chúng sinh như hình với bóng. Vậy thì Địa ngục khởi đầu, kết thúc nơi đâu? Thật có hay không thật có? Hoặc do phủ nhận, xác nhận mà Địa ngục tồn tại hay diệt vong?

Con ơi! dù cho con chưa một lần nghĩ đến Địa ngục đã sừng sững nơi tâm tự bao giờ, âm ỷ trong những nỗi buồn không tên, thiêu đốt tâm hồn trong dục vọng, vang động khôn nguôi trong biết bao điều dang dở của cơn mộng đời. Và không chỉ thế, còn vây hãm lấy con ngay trong cả những niềm vui tưởng chừng bất tận. Con đã từng nghe về các cõi trời, thọ mệnh chúng sinh nơi ấy dài không kể xiết, hoan lạc chẳng lúc nào vơi. Nhưng là gì, nếu không là Địa ngục? Khi nỗi lo âu về tương lai bất ổn của niềm hoan lạc ấy vẫn thường trực ẩn nấp trong lòng, vì có thọ mạng nào dài mà không kết thúc?

Như vậy Địa ngục là biểu tượng của đau khổ. Nhưng con hiểu Địa ngục theo nghĩa nào? Nước mắt ta không ngừng tuôn rơi dù chỉ còn một sinh linh bị đọa đày. Không còn Địa ngục nào được xem là nhẹ, không có khổ đau nào mà không đáng kể. Không một chúng sinh nào ở bất kỳ cảnh giới nào mà không hít thở bầu không khí bất an, vô thường. Vô lượng chúng sanh không thể chỉ hiểu là vô lượng sinh mệnh mà còn phải hiểu là vô lượng sinh tử xảy ra trong một kiếp sống. Thế nên, khi nói một chúng sanh được thành Phật, vô lượng chúng sanh được giải thóat, chính là nói về thật nghĩa bình đẳng.
Địa ngục ở đâu? Ở nơi nào mà con trụ tâm, dù con trụ vào Niết Bàn tối thượng. Khi tâm con dòng sinh hóa thường hằng ngưng đọng lại, tâm ấy đã xa lìa tự tánh của muôn pháp, tâm ấy hóa thành chủ khách, mở đầu cho một chuỗi niệm tư tưởng hư vọng, đăng đẳng liền nhau muôn kiếp sống. Trụ tâm là Ngã, vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của Ngã. Chủ thể mà con tưởng lầm là mình chỉ là màn sương khói vô minh che lấp chân tánh khách thể mà con tưởng lầm là khác mình, thật ra chỉ là muôn vàn ảo ảnh biến hiện trong màn vô minh ấy. Chủ thể và khách thể đọan diệt, thăng trầm theo nghiệp quả. Từ cái đó mà người ta gọi là định mệnh của con, chính là định mệnh của nghiệp. Và nghiệp là sản phẩm của trụ tâm, của Tâm bất định, Tâm phân biệt. Nghiệp là Ngã vậy. Trong vòng luẩn quẩn mê lầm đó, Địa ngục hiện diện trong mỗi thân phận chúng sanh, dù khắt khe nhưng rất công bằng. Cho nên hiểu định mệnh như người đời thường hiểu là sai lầm vô cùng lớn, từ đó nấy sinh ra hai thái độ:
·         Hoặc đối kháng, đấu tranh để vượt qua số phận bằng tất cả sức lực bình sinh mà thắng hay bại đều đắp đổi bằng mất mát của mình hay của kẻ khác. Đó là ác, được ngụy trang bằng ngôn từ hoa mỹ, được bào  chữa bởi mọi điều nhân danh. Không ai mà không trách cuộc đời, kẻ cướp đọat của mình sự trong sáng ban sơ. Nhưng dòng đời tự nó vẫn luôn luôn tuôn chảy theo quy luật tự nhiên của vũ trụ, mà vũ trụ là chí thiện. Đấu tranh, đối kháng như thế không thể là sinh tồn mà là tự hủy, đó là chấp đọan.

·         Hoặc xuôi tay theo định mệnh như thể định mệnh là một thành lũy nặng nề kiên cố, vây chặt lấy thân phận tối tăm bé nhỏ của mình. Tôi sinh ra đời là như thế, lìa đời cũng sẽ như thế, chẳng có gì đáng vui hay đáng buồn. Tôi và đau khổ chấp nhận nhau như một đôi bạn song hành. Nhưng có thật đó là sự an ổn hay không? Đó là an ổn thua, vì không thể thắng, đó là chấp nhận một kiếp sống lê thê không kêu đòi, chấp nhận chết vĩnh viễn. Trong khi chết là điều không thể có cũng là ác, vì kẻ ấy đã phủ nhận sự thiêng liêng của mình, đồng thời phủ nhận cả thế giới xung quanh. Đó là chấp thường, khác với thái độ của một người thức tỉnh, không chấp nhận sự phi lý muôn thủa của một người thức tỉnh, không chấp nhận sự phi lý muôn thủa của thân phận mình trong luân hồi nghiệp quả, dành tất cả nỗ lực cho một hành trình của mình về phía mặt trời, dưới dông tố tơi bời của nghiệp, dành cuộc đời của mình cho bao cuộc hóa sinh để đi đến cuộc hóa sinh vĩ đại cuối cùng là giải thóat.

Hai thái độ trên do đó đều không ổn thỏa, đều là vong thân, đều là nền tảng của bao nền triết học hiện thời. Không có định mệnh, chỉ có định nghiệp. Định nghiệp là Ngã, Ngã là huyễn mộng, hiểu như thế thay vì phải gian truân vô ích vì nhân thế, con sẽ định hướng cuộc đời xứng đáng với sự có mặt của mình. Không ai có thể chạy trốn định nghiệp, làm sao có thể chạy trốn chính mình. Cũng không ai có thể phán xử hay đặt để cho ai một địa ngục nếu tâm người đó không sẵn sàng bước vào, lại càng không một ai có thể cứu thoát cho ai.

Cuối cùng Địa ngục cũng không là nơi giam giữ chúng sanh đời đời như nhiều ngừời thường nghĩ. Hình ảnh Ma vương, Quỷ vương canh giữ tội nhân cùng những khổ hình nơi mười hai cửa ngục chính là sự phóng rọi, biến hiện và trói buộc của nghiệp cảm. Mỗi người đều có một ngày Diêm chúa nơi tâm mà không tự biết. Đó là sự lên tiếng mãnh liệt của Chân Tánh, sư phán xét sau cùng của Chí thiện. Như xưa kia miếng cơm từ tay Bồ Tát Mục Kiền Liên đến mịệng Thanh Đề nào đó đang phải chịu khổ hình nặng hơn, miếng cơm sẽ trở thành quả cầu gai lửa, không thể nhả ra mà phải nuốt vào, nuốt đến đâu cơn nóng bén nhọn chạy đến đó, quả cầu gai lửa lại hóa ra vô số quả cầu gai lửa khác cào xé và thiêu đốt tòan thân. Khi cơn nóng ấy tạm ngưng, cơn đói khủng khiếp lại dâng lên, khiến tội nhân lại đòi ăn cơm để chịu khổ hình tiếp tục. Nhưng cơm từ đâu mà có, cũng như các khổ hình kia? Cơm từ vọng thức, từ tham lam độc ác hóa thành. Điều đó cho con thấy nghiệp cảm của chúng sanh trong thời mạt thế sâu dày biết bao.

Sao gọi là Địa ngục vô gián? Vì Ngã vô gián, vì niệm tưởng mê vọng vô gián. Khi Đức Thế Tôn thuyết về Địa ngục, ngài phương tiện phân biệt các cảnh giới nơi ấy cùng các tội hình nặng nhẹ cốt để chúng sanh biết ghê sợ tội lỗi nơi mình mà từng bước hành thiện. Mục đích tối hậu của Ngài là thị hiện nơi thế gian này là khai thị nghĩa rốt ráo nơi Địa ngục, khai thị Tri kiến giải thóat, giải quyết tận gốc rễ biển sợ hãi trong tâm tưởng của chúng sanh. Địa ngục huyễn mộng vì Ngã huyễn mộng. Thật tánh của Địa ngục là Không, liễu ngộ Địa ngục là liễu ngộ thực tướng của Niết Bàn. Thâm quán Địa ngục là bắt đầu hành trình về cõi Phật, là hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, chính là nội quán. Niết Bàn vô tướng nên Địa ngục vô tướng. Niết Bàn không xứ sở nên Địa ngục không xứ sở.

Lại nữa vì sao khi con niệm Địa ngục, Địa ngục lại hiện tiền, khi con niệm Niết Bàn, Niết Bàn lại không hiện hữu? Vì niệm chính là Ngã. Vô Niệm là nơi niệm mà không trụ, cũng không lìa là Vô Ngã. Diệt Ngã là diệt mọi ý niệm về Ngã, phi Ngã, diệt cả ý niệm diệt. Ngã diệt tận, Địa ngục liền diệt tận, đó là Đại Định.  Không phải tâm phân biệt thiện ác mà là tâm vượt qua, là tâm chí thiện nơi con thể nhập vào đại dương mênh mong đồng nhất thể bình đẳng với chư Phật, cũng là chư Phật tận độ chúng sanh. Khi ấy dù con sống nơi Địa ngục, tâm thường lìa Địa ngục. Hiện tướng hòa cùng muôn khổ lụy của chúng sanh, tâm thường lìa phiền não. Vì con không còn có ý lựa chọn cho mình một định nghiệp, nên không một định nghiệp nào trói buộc được con. Tâm thường lìa Địa ngục, không trụ Niết Bàn, Tâm vô trụ là Đại Bát Niết Bàn.

Con hãy thâm quán Địa ngục, quán đến bao giờ không còn thấy Địa ngục, không còn thấy quán và không quán. Khi ấy Địa ngục trong con hóa hiện Niết Bàn. Khi ấy khổ đau không bến bờ hạn lượng của chúng sanh nơi con, hóa thành công đức vô lượng, vô biên, được chư Phật mười phương đồng khen ngợi, chính là đại nguyện của Ta đã thành tựu vậy.

Wednesday, January 26, 2011

Biệt Ly.


Con thường hòai tưởng về thời gian còn đi học, yêu mến và trân trọng vô cùng những ngày thơ mộng ấy. Có thật đó là những ngày hạnh phúc, hay hào quang kỷ niệm đã biến đổi viên đá thành ảo ảnh kim cương. Thật ra những ngày cũ thường gợi nhớ. Trong mỗi người đều có niệm hòai cảm, về những khỏang thời gian không còn trở lại. Những ngày không trở lại chính là cái chết của thời gian thì làm sao lại không buồn trước cái chết của một bạn đường. Vì thế mà kỷ niệm thường làm buồn man mác. Con của những ngày qua không còn trở lại, con của những ngày qua đã mất, đó là cái chết của sự sống thế gian, cái chết không phải đến trong một cơn bạo bệnh, không phải đến như một tai họa bất ngờ, cái chết không đến chỉ trong một lần duy nhất quyết định trong một người mà từng hơi thở trôi qua là lời giã từ của sự chết.

Chết chính là biệt ly. Biệt ly, sự chia rời vĩnh viễn, là nỗi sợ hãi lớn nhất của con người, và chính vì sợ hãi chia ly mà con người thừơng quý kỷ niệm. Kỷ niệm là những sở hữu không thể thay đổi, không còn có thể mất nữa, nên sống mãi trong trí người hồi tưởng. Đó cũng chính là nỗi bất an thường trực ngăn con cảm thấy hạnh phúc ngay trong lúc này, khi phút này chưa là kỷ niệm. Hãy nhớ đến ngày qua mà biết ngày nay là qúy, và hãy nhớ ngày qua và không buồn vì hiện tại. Dù mang tướng khổ hay tướng vui, hiện tại sẽ không còn nữa. Có chăng là những hồi tưởng về hiện tại. Hiện tại không dừng nên đừng trụ vào tướng khổ vui của giây phút. Chẳng nên chia rẽ thời gian, buồn ly biệt là nỗi buồn đánh mất chính mình. Con đường với hàng cây thân quen mà là khi xa con buồn, là vì con xa hình ảnh của chính con trên đường ấy. Nên thật ra buồn khi xa vắng người hay vật là buồn nhớ chính con, chính tình cảm đã gợi nơi người hay cảnh ấy là buồn vì có Ngã. Tứơng gần gũi có bắt đầu, có chấm dứt, có sống, có chết, khiến tâm xao động theo từng sống chết ấy mà gây đau khổ.

Con phải biết rằng chia ly chỉ là một tướng khác của gần gũi. Vì có ai xa ai thật sự. Con chỉ thay đổi tứơng gặp nhau. Mọi người đều được hình thành thân xác bởi đất, nước, gió, lửa, có bản ngã đồng nhất, vốn dĩ cũng không xa, cũng không gần từ khởi thủy, thì kiếp sống chết này có nghĩa gì đâu. Sự chia ly đâu là thật tướng, trụ tướng gần gũi mà ở gần nhau với mọi căn khiếm khuyết, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng cầm nắm được thì gần gũi ấy có thật gần không.

Cho nên biệt ly là tâm khổ, chẳng phải có tướng khổ, cảm khổ biệt ly là cảm quả báo khổ của nghiệp. Muốn thóat đau khổ này phải hiểu tướng biệt ly đúng như thật. Sự thay đổi của tướng là lẽ tự nhiên, là định luật của vật chất. Sự biến dịch ấy hiển bầy bất động thường hằng của vô tướng, của không. Ở nơi không tướng, không ngăn ngại, con và người không xa, không khác, bỏ qua khỏang cách thời gian, thói quen thì dù tướng gần gũi hay xa cách, lòng vẫn tận tình, sẽ không có khổ biệt ly. Hãy tin và suy ngẫm, con sẽ thấy thật tướng của biệt ly.

Bệnh Khổ.


Con luôn luôn bị dằn vặt về thân bịnh, từ lâu mang theo người hành trang đau khổ của bệnh tật và trông chờ vô cùng ngày được giải thóat khỏi căn bịnh của mình. Con chờ đợi gì? Phép lạ chăng? Một môn thần dược được tình cờ mách bảo hay một thầy thuốc thượng thặng mà tài ba sẽ thay đổi mệnh đời con. Không, Mẹ có thể nói ngay sự mong chờ ấy chính là môi trường tạo bịnh, chứ không mang lại sự lành mạnh mà con cầu.

Con mong chờ ngày để lành bịnh sẽ làm việc này, việc nọ, sẽ hạnh phúc, sẽ vui. Nếu ngày ấy không đến thì con không bao giờ được ngày vui trọn vẹn. Nếu ngày ấy không đến thì đau khổ đã qua của con  có phải đã trở thành thừa thãi. Đâu có lẽ do con khổ đau vì bệnh mà bệnh hết. Cho nên người có lý trí không hành sử như thế. Lại nữa có gì đảm bảo được rằng khỏi chứng bịnh này con sẽ không vướng chứng binh khác, như thế thì niềm vui được khỏi bịnh không hòan tòan trọn vẹn.

Phiền muộn ưu tư thì con không buồn thở, biếng ăn. Từ suy nhược tinh thần bịnh đã có môi trường để sinh trưởng. Thái quá trong một sinh họat nào đó cũng sinh bịnh. Có những thói quen gây nên bệnh tật, cũng như có những môi trường sống tạo mầm cho bệnh, đó là thân nghiệp, đó là ý nghiệp khiến con phải vương vào, mà nghiệp là do tâm hỗn lọan tạo thành, như thế thì bệnh  là do tâm, do hành tướng của tâm huân tập từ bao kiếp con mang thân bệnh ngày nay.

Cho nên bệnh là do con, mà hết bệnh cũng do con. Không vì thuốc, hay là thầy thuốc. Có những người thác vì một căn bệnh nhẹ, lại  có ngưòi được chữa lành khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Đấy không phải là do tâm ư? Nếu bệnh chỉ thuần ở thân tướng, vì theo quy luật của vật chất, bệnh nhẹ thì không thể gây tử vong và bệnh nặng ắt khó lành. Bấy nhiêu điều để nói rằng thân bịnh là do tâm bịnh hiện thành. Tâm bịnh là gì? Đó là trong cuộc đời huyễn mộng lại thấy mình có thật. Vì thấy mình có thật nên con có giận, ghét, buồn, thương...Tâm hỗn lọan như thế làm sao khí huyết điều hòa, không điều hòa ắt có bịnh.

Vậy thì ở nơi giải thóat không thể có tật bệnh. Nhưng tại sao Đức Phật lại thị hiện có thân bịnh? Phật thị hiện có thân bệnh cũng không khác Phật thị hiện nhập Niết Bàn. Vì thị hiện có tướng nên thị hiện họai tướng. Ở nơi có tướng hay họai tướng, Tâm Như Lai đồng bất đồng, nên ở con bịnh là khổ, nơi Đức Phật bệnh nào có khiến Ngài rời Chánh Định sinh khổ trí như con. Cho nên nói Như Lai ở nơi vô thường mà thóat sinh, lão, bệnh, tử là sự giải thóat ngay trong đời. Con phải hiểu rõ căn bịnh để trị dứt gốc bịnh. Gốc bịnh ở đâu? Nơi Tâm con! Con có thấy bầu trời những ngày không mây và nắng dịu, bao la, xanh ngát một màu. Tâm con không vẩn đục bởi Tham, Sân, Si cũng trong sáng bao la như thế. Bịnh là dị tướng làm vẩn đục sự thuần khiết của Tâm, như mây đen làm hỏng bầu trời quang đãng. Nhưng ngòai bầu trời tươi đẹp ấy còn một bầu trời đẹp mãi, bất diệt, đó là bầu trời cõi không có thời gian.

Niết Bàn vượt ngòai tâm tưởng và ý thức hành thiện. Nơi ấy không đau khổ nào đến được và nơi ấy không phải cao hơn, không phải thấp hơn đau khổ, không đến bên trong, không ở bên ngòai đau khổ. Nơi ấy không có tướng, chỉ nơi ấy là không có bệnh khổ. Con hãy an tâm vì bệnh trạng của mình, chưa được giải thóat tức còn nghiệp chướng. Chưa giải thóat ắt có bịnh, đó là lẽ tự nhiên thì trong bịnh khổ lại chồng thêm nỗi khổ tâm vì bệnh làm gì. Muốn mau khỏi bịnh phải tự quán tu tâm là điều mà con thường nghĩ chẳng hiểu có liên quan đến bịnh tật của con. Tấn tu trong khi bịnh thì nghiệp bịnh mau được hóa giải.

Con hãy điều phục tâm mình khi có bịnh, đó mới thật là niệm Đức Phật Dược Sư.

Luận về Tiền.


Cũng như mọi người không tu kia, con thường bị tiền bạc chi phối tâm tưởng, nên chẳng phải khi phát tâm tu là đã sạch mọi nghiệp. Đó chỉ mới là giai đọan bắt đầu nhìn thấy tội của mình, bắt đầu hành trình về cõi vô sanh.

Tiền bạc đồng nghĩa với địa vị, danh vọng, và mọi thứ làm nên cuộc đời. Còn thấy cần tiền là còn thích mọi thứ ấy, với tâm vọng động như thế,dù con có bố thí tiền bạc cho kẻ khác cũng chẳng có lợi thật cho họ và cũng chẳng ích gì cho con. Con đi ngòai phố, chợt thấy một người hành khất bên vệ đường, động lòng trắc ẩn, con cúi xuống đặt một số tiền vào bàn tay chìa ra ấy, rồi bước đi, lòng thật nhẹ. Nhưng con có biết đâu con đã là nguyên nhân của bao nhiêu ray rứt đổ thêm xuống người hành khất đó. Con thường chỉ nhìn người hành khất như những kẻ đã mất hết tình cảm của con người, chỉ có mối quan hệ xin, nhận của bố thí với phần còn lại của nhân lọai, trong đó có con. Nhưng có thật là con đã cho một cái gì đó cho người xin chưa. Khi con đến với họ là mang theo tất cả ưu đãi của số phận để chỉ cho có một ít tiền. Họ khổ biết nhường nào khi nhìn thấy con lành mạnh, áo quần sạch sẽ, tự do đi lại mọi nơi mà không ai xua đuổi. Trái lại và còn có chốn để trở về trong buổi tối..

Con không có muốn thấy sự thật này vì điều đó khiến con bất nhẫn, không thể an nhiên thụ hưởng rồi viện lẽ là mình cũng khổ, ai cũng khổ dù ở hòan cảnh xã hội nào. Và lấy nỗi khổ của con làm tấm khiên, con đã có vũ khí để tự vệ chống lại với sự thông cảm với những hòan cảnh cùng khổ ấy. Vì sao? Vì con sợ, con không muốn nhớ sự bấp bênh của vật chất, không dám nghĩ, có thể, một ngày nào, vì làm sao có thể thấu rõ nghiệp quả của mình. Bố thì mà không có tâm xả thì không phải là bố thí. Có tâm xả, dù không có gì để thí vẫn hiện hành bố thí.

Tiền bạc ở ngòai thì thành tướng phân chia đẳng cấp. Ở trong con thì là gì? Là tâm chấp thủ ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả tướng. Chấp huyễn là thật, là của mình, chấp có người khác ta, chấp có cuộc đời, có tướng xấu tốt, hay dở, chấp sự biến dịch của đất nước gió lửa có thật tánh. Phật dạy: “Chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Phật cũng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh. Phật tánh không có số lượng, cao thấp, không có phân chia nên không phải kẻ có người không, kẻ nhiều người ít. Bất cứ chúng sanh nào tu cũng quyết định sẽ thành Phật, tức Chân tánh hiển lộ khắp tam thiên, đại thiên thế giới. Con không thấy chân tánh của mình không có thọ mạng ngắn ngủi, xoay vần theo có không của vật chất, họai diệt từng thời, chuyên nắm bắt ảo giác mà tưởng lầm thực thể. Làm sao thực được, khi tiền bạc quyết định sự vui thích của con chỉ tùy thusộc phước lành đã tạo được. Phúc hết thì tiền tài cũng hết và song song với việc lành đã tạo được cũng có quả báo của việc lành, không, hay chưa gây tạo được, nên khi thọ hưởng tiền tài cũng không hòan tòan hạnh phúc. Đuổi theo ảo giác này là hy sinh thiên thu chow những tờ giấy vô nghĩa, cho một giấc mộng. Chấp thọ giả nên tưởng đến kiếp sống này, cố vun bón cho tròn đầy theo ý thích ngũ dục, rồi bỏ thân. Kíếp sau lại cũng như thế, chẳng lúc nào được nghỉ ngơi, bình an. Và chẳng thế nào thóat được vòng luẩn quẩn của luân hồi quả báo.

Con tưởng rằng những vật chất tiện nghi mà con thấy là thật có sao? Đó chỉ là những hạt bụi kết hợp thành vật thể theo tâm của con. Tâm chấp Ngã, Nhân thành tánh ganh đua, hiện tướng xe cộ đẹp xấu, tốc độ nhanh chậm cũng là địa ngục mà không biết. Chết choc, đau khổ vì những miếng mồi này của vô minh không phải là ít. Hiện tướng áo quần đẹp xấu, đắt giá cũng gây đau khổ như địa ngục, đồ dùng vặt vãnh, cho đến quyền lực cao nhất cũng chỉ có được những hạt bụi chứ không có gì khác. Sự trọng vọng do đồng tiền mang đến không dành cho bản ngã của người nào, mà dành cho tất cả mọi bản ngã nói chung. Bất cứ chúng sanh nào với những điều kiện vật chất như thế đều được ưu đãi như thế. Đó là nghiệp.

Con đã thấy có những người chỉ vừa thóat kiếp súc sanh, nhân dáng chưa thuần, bản tánh cục súc hãy còn, do nghiệp báo được giàu sang, thì danh và vật chất mang đến có bền không, có thật sẵn dành cho kẻ ấy không. Nếu thật có một giá trị nào đó, tại sao tiền bạc ấy không trang trí cho bản ngã đó một tánh tình, ngôn ngữ, tư cách, sắc thái dễ coi, dễ mến như bạc tiền của họ. Lại còn những cách tiêu xài sang trọng, đài các hay những đồ vật làm đẹp người có nó, thực chất là gì? Nếu có những tướng ấy, vẻ đẹp đẽ, đài các mới xuất hiện thì vẻ đẹp là ở đồ vật chứ đâu ở chúng sanh, đâu ở con người. Nhưng không lẽ vật vô thức lại làm sinh động lòai hữu tình? Còn nếu vẻ thù thắng đã có sẵn trong thâm tâm thì đâu cần nhờ vật bên ngòai mới hiển lộ. Như Lai còn không cần có tướng Phật để làm Phật, tại sao con cứ cần giả tướng. Con cần tiền vì tiện nghi do tiền mang đến thì ít mà chính ra vì muốn hơn người khác thì nhiều. Đó là Ngã.

Có Ngã vì sợ cô đơn, sợ kẻ đồng lọai đẩy mình ra khỏi vòng quay của họ. Sợ bị khinh thường cũng chính là tướng Ngã. Thực chất của tiền chính là Ngã. Thực chất của Ngã là vô minh. Thực chất của vô minh là sợ hãi. Sự sợ hãi sinh điên đảo vọng tưởng. Chính sợ hãi đưa con người tìm cảm thông nơi kẻ khác, bằng phương tiện này hay phương tiện nọ, mà phương pháp dễ nhất thường là tiền tài. Đó cũng là yếu đuối nằm trong tánh chúng sanh. Khắc phục được sự yếu đuối này chính là tinh tấn. Tinh tấn tu thì sợ hãi tiêu tan, sự cô đơn không còn nghĩa cô đơn mà trở thành tự tại, thì chính thân này là kho báu, nương phương tiện đó mà tu, còn cần gì đến những huyễn tướng sinh ra từ huyễn hoặc, là tiền tài sinh từ giả thân có thọ mạng ngắn ngủi.

Cho nên nghĩ như con vẫn thường nghĩ không phải là tâm bố thí. Muốn có tiền để làm phương tiện bố thí, tâm đã chẳng không, thì có gì không là của mình mà gọi (là) thí. Thí tiền cho người nghèo theo kiến (thức) của con, là phân biệt bố thí, có gì là giải thóat? Có gì là không? Phải nghĩ đến thí tài cho người giàu hơn con nữa kìa, mới gọi là bình đẳng bố thí, mới thật là không chấp vào tiền mà bố thí. Không chấp bố thí mà hành bố thík, đó mới là không còn Ngã mà hành bố thí, đó chính thật bố thí. Hiểu như thế thì thấy giàu nghèo chẳng qua do sự phân biệt của từng người, không do một tiêu chuẩn bất di, bất dịch. Thế thì trí phân biệt của chúng sanh về giàu nghèo cũng không thóat khỏi kiến chấp của mình, nên tất cả kho báu mà con có thể tưởng tượng đựợc ở thế gian, thù thắng nhất ở thế gian, tuyệt đối với mức nhìn của con, cũng không thể nào sánh bằng với các cõi trời, huống chi với các cõi của Phật là nơi không có tướng, nên sự hạn lượng không có.

A Di Đà Phật quốc là nơi phước báu của đức A Di Đà Như Lai hiển lộ thành tứơng.Không phải vàng là vàng của thế gian uế tạp,vì là nhân, vì là kết quả của bao mối tranh, mà là tánh của vàng, tức sự tinh khiết, sự tuyệt đối viên mãn làm đẹp mắt người mình (mà) vẫn không khiến tham si nổi dậy, trái lại càng sinh kính mến công đức tu hành. Tánh thật của vàng ngọc hiện thành cung điện, có một thứ vàng ngọc nào không khiến tham si nổi dậy, đó cũng chính là vàng ngọc của Phật.

Con đã thấy có ai dùng tiền để xóa bỏ được Địa ngục chưa? Địa ngục chính là nỗi khổ tâm của từng người đó. Như con chẳng hạn, có đồng tiền nào cột được mãi tuổi 30 lại với con, không già theo năm tháng. Tất cả những xảo thuật hiện có và sẽ phát minh cũng không thể nào thay đổi được thời gian, không thể nào mua được thời gian.

Con vẫn thường nghĩ nếu có tiền nhiều thì mọi việc đã khác, mỗi khi có việc chẳng thuận lòng. Nghĩ như thế vì cho rằng tiền có thể giải quyết mọi việc.Con đừng nên nghĩ như thế, việc gì xảy đến cho con cũng đều do nghiệp của các tiền kiếp. Xấu tốt hãy khoan luận bàn trên tướng. Như một ngừơi bệnh ngặt nghèo, không tiền thang thuốc, không thấy khổ đau của mình là kết quả của những việc làm đời trước, từ chỗ nạn ấy mà tu càng chóng tiêu tan nghiệp quả, lại than trách cái nghèo của mình, cho rằng bệnh còn vì không có tiền thì thật sai lầm. Nếu người ấy giàu có, nghiệp bệnh vẫn theo bằng cách biểu hiện thành một bệnh nan y mà tiền nào cũng không thể mua được thuốc. Đừng quy cho tiền bạc một trách nhiệm cũng như một lợi ích nào, vì bản thân nó chẳng có. Muôn sự là do Tâm. Rốt lại tiền cũng chỉ là ngũ uẩn, cũng là căn, cũng là đắm theo các cảm giác của thân. Để trị các đắm mê của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, ấy là Thiền đinh. Không một cảm giác nào có thể sánh với trạng thái Tọa thiền, Nhập định. Tiền bạc chỉ có thể mang đến sự vui thích hạn chế theo khả năng cạn cợt của các căn. Còn Thiền định là một sự bùng vỡ, tuôn trào của hạnh phúc khôn nguôi, của an lạc. Thiền định mở từ khớp xương, từ xớ thịt, từ lỗ chân lông, từ tạng phủ trong người, từ nơi bí mật nhất của não bộ, tóm lại từ tất cả những gì gọi là thân của con, những cửa ngõ đưa con vào bể cực lạc, cực tịnh, thân tâm không còn tướng. 

Thương những người nghèo khó, không trụ tướng nghèo mà thương. Bố thí tiền cho kẻ khác (mà) không trụ tướng bố thí, cũng không trụ vào tiền. Nhìn những người nghèo sinh thương xót là dụng tâm bất bình đẳng với chúng sanh. Con thương người nghèo sẽ sinh ghét người giàu có. Và từ tâm mình bất bình đẳng thấy mọi sự đều là bất công. Không ít kẻ trách trời đất, thánh thần, cho đến Ta. Cũng vì thế con phải quan sát đúng như thật thì mới có giải pháp hợp lý nhất mà giúp đỡ.

Tất cả mọi chúng sanh đều khổ, không nhìn tướng giàu nghèo, chỉ nhìn thấy nỗi khổ chung của chúng sanh mà bình đẳng thương cảm. Cho nên thí tiền cho người nghèo vì họ cho đó là khổ. Và con cảm thương tâm trạng khổ ấy chứ không phải vì cảnh nghèo là đáng thương, đó là sự thương hại, mà thương hại là một tình cảm rất giả dối, hạ phẩm giá người ấy như là một sinh vật thấp hơn con. Con nên biết 49 năm Thế Tôn tại thế thuyết pháp là 49 năm không nhà, không vật thực độ thân, tiên liệu cho ngày mai. Tướng ấy thực có, hay không thực có? Nếu thực có, sao gọi Như Lai là thân phước điền của chúng sanh. Vả lại khi bố thí cũng không nơi đâu có thể trụ tâm, trụ tướng được mà tự cho là mình bố thí cho kẻ khác. Tiền ấy khi ở trên tay con thì còn là của con, khi ở tay người kia là của họ, có gì còn là của con mà gọi thí. Nếu nói đã là, đã cho thì nói về quá khứ, thế thì tiền ấy cũng có quá khứ, không phải của con.
Ngay khi cho cũng không nói là cho được vì thời gian đâu có ngừng. “Đang” chỉ có một nghĩa tương đối. Như Phật thuyết: “Này Tỳ Kheo! Nơi chính ông bây giờ cũng đang sinh, đang già, đang chết.” Chỉ rõ sự họai diệt không ngừng của tứơng thì làm sao con lại dám nói có bố thí cho ai. Ở nơi không trụ mà hành bố thí mới là chân bố thí. Việc kẻ khinh, người trọng mà con quy tội cho tiền là suy nghĩ sai lầm. Gặp kẻ khinh thường vì chấp tiền thì con giận kẻ ấy, giận số phận, giận cả Mẹ vì cầu mãi mà chưa cho tiền. Nhưng khi gặp cướp chú ý, bị mất trộm, bị gạt tiền thì con trộm cướp, không giận tiền của mình biến con thành mồi của họ. Không có thì đòi hỏi, khi có và bị nguy hiểm vì tiền, cũng không nhận thấy bản tánh của tiền không tốt, không xấu, là còn chấp trước. Bản tánh của tiền bạc cũng như vạn vật là Không.

Có một đời sống mà không tiền bạc, vàng ngọc, châu báu nào giúp con đến được, là đời sống vĩnh cửu của Chân Không thường trụ. Không ở trong thân, không ở nơi nhất định mà vẫn có thể phương tiện hiện trong thân, hiện thành tướng. Một đời sống bao trùm cả vũ trụ, đưa con dạo chơi trong không gian, thời gian, cho con đủ các hình tướng ở ngòai tất cả mọi suy lường của con. Con có mơ bay giữa các đám mây, hay bay đến các vì sao con vẫn thấy hằng đêm trên bầu trời bằng thân mà con đang tạm có? Với thân này, dù có dùng thần lực của Mẹ mang con đặt giữa các đám mây, con cũng chỉ có cảm giác buốt lạnh và không nhìn thấy gì vì mắt sẽ bị lóa, thì làm sao còn thích thú. Với thân này, mang con đến các vì sao, con cũng chẳng thấy thích thú nào khác ngòai cảm giác nóng, lạnh, ngộp hay  khó thở, hoặc có khắc phục được cũng không mang lại cho con thích thú, vì cảm quan của con không giống với các thể giới ấy.
Một đôi mắt có thể cho con thấy tất cả mọi sự diễn ra trên mặt đất, cùng lúc cho con thấy sự di chuyển của các vì sao. Một thân có thể đến với mọi loài, cảm theo cảm quan của lòai nào cũng được, giúp con đi từ mặt đất đến nơi xa. Một thân thật to lớn để con có thể nhìn mỗi ngôi sao là quả cầu xinh xắn, có thể bước trên các vì sao như đi trên gạch lát tường. Một thân vô bệnh, trường thọ. Thân như thế mới đem lại thích thú khi thực hiện những giấc mơ. Và thân ấy là thân Vô Tướng. Đời sống thật ấy cho con một thân Vô Tướng, biến hóa không ngăn ngại, hành sự không ngăn ngại, gọi là Pháp Thân. Tiền không thể làm gì được, con hãy để sang bên, hãy mong cầu thân Vô Tướng. Mong cầu nơi đâu?Trở lại bản tâm, dứt bặt mong cầu thì sẽ thấy.

Con hãy làm theo!




Nhập thế.


Con thường hi làm sao ng dng Pháp vào đời sng hàng ngày để hài hòa vi mi người mà không mđạo tâm. Con hãy nghe k và c gng hành theo đây thì được an vui.

Cuđời là nơi tranh danh đọat li, nếu con thun theo chiu quay đó thì trái đạo, làđau kh. Bng quay ngược li thì khó được chp nhn trong đời, và va chm lm lúc còn mnh hơn khi cùng người tranh đọat, cũng đau kh vô cùng. Như vy thì tu ti thếlà không th đượư?

Chng phi không được, nếu con tu phương tin. Vi người thế (tc) con dùng tâm không tranh mà ng thế. Con làm vic, buôn bán để sinh sng, đó là  chánh nghip. Nhng ngh nghiy không đòi hi nơi con s di trá hay độc ác có ch ý vđồng nghip mi phát đạt. Không tranh, con làm vic hết kh năng bng tinh tn, không phi tâm mun tri hơn người; mà là tâm mun hứơng đến s tòan thin thì qu lành phiđến. Đó là t ti giđời. Tâm không tranh, con không có ý mun ni bt hơn người v hc vn, v đạđức, v nhan sc. Con bình thường tu trí hu, tu trì gii, tu thinđịnh, nghi dung t chnh thì dù có được báo lành hơn người cũng chng b người ghét.

Tâm không tranh, con không tìm mi cách chng minh người sai và con đúng, thì không có óan đối. Người cđạo mong mđược nghe khuyếđim ca mình nên chư sưthuyết, nhưng vi nhng k chưa sn sàng li khơđến Ngã ca h thì khác gì đem ngc ném xung bùn, ch làm h sinh thêm tà kiến, đó là thuyết pháp trái thi, là vô minh. Chính mình vô minh thì làm sao có th đem ánh sáng cho người khác. Tâm không tranh, có gp k ác cũng chng khác gp người lành. Con có my may tranh cãi vi họđâu! Vi k quá đối nghch con càng vng tâm tin tưởng li Pht thuyết có nghip báo trước sau, thì s không tranh y có ni lc ca thế gii không tranh, là Pht lc chuynđổi hin tượng hay bn cht ca mm mng bt thin kia. Không tranh thì gia đình hòa thun, không có tướng phân bit, hơn kém, thit thòi.

Siêng năng làm theo bn phn chính là tu Tinh tn, tu Nhn nhc, tu Trì gii, tu Trí hu. Tóm li, để vào đời, con dùng tâm không tranh làm phương tin, con s thng thế gian, con s là người mnh m vượt lên trên cuđời và điu khin cuđời theo tâm mình mà không rĐịnh Hu. Saturday, 20 April 2013