Monday, May 28, 2018

SHARED HU TIU KHO * GAO LUC RANG.


  Món này ngon lắm nhé  , ăn ghiền luôn đó  :) CN khg thích ăn nước lỏng bỏng , chỉ thích ăn mì khô hay hủ tiếu khô thôi . Còn thiếu 1 chén nhỏ nước soup chay ăn chung với tô hủ tiếu khô này . Nước soup chay , bỏ chút tiêu và chút ngò lên , vừa ăn vừa húp  với nước soup trong mùa băng tuyết này , wow khg gì bằng :)

Đậu hủ thì CN mua ở tiệm bán đồ chay , họ làm sẵn rất là ngon . Bỏ thêm dá trụng và bông cải lên , rồi chan nước sauce lên , ngon qúa chừng luôn .

Nước sauce chay:
 nước soup rau cải chay , bỏ soda dừa , bột nêm chay , xì dầu Kikoman ,  khử boa Nấu 1 chút cho tan đều hết , nêm nếm cho vừa ăn , cho chút bột năng bỏ vô quậy cho nước sauce sánh lại chút . Món này ngon là nhờ nước sauce ngon.

  Thật ra ăn chay trường rất là dễ , trong nhà mọi người ăn mặn món gì thì mình cũng chế ra món chay cho riêng mình khg khó . Muốn ăn chay được lâu dài thì CN nghĩ mình  phải biết sức mình , nếu lâu lâu cảm thấy  còn thèm chút đỉnh đồ mặn gì đó thì mình đừng có cử hành tỏi , ăn qúa kỹ , cử nhiều món qúa tới chừng thèm qúa chịu khg nổi rồi ăn mặn luôn thì càng chết lớn , ăn gì ăn miễn đừng ăn thịt con này kia thôi , chứ như trứng gà mà khg có trống thì vẫn ăn được .... " thân trung ấm " của Thầy Hằng Trường , đang nghe sau ngủ quên , tới hồi tỉnh dậy mở mắt ra thấy 3 người đó ngồi sát bên mình chăm chú nghe Thầy Hằng Trường thuyết pháp chứ , lần đầu tiên mình thấy chuyện lạ này đó , mà sao lạ , mình tỉnh bơ chả sợ gì hết , bởi vậy mới nói chắc Ngài Quán Thế Âm giúp mình chỉnh sửa cọng dây thần kinh sợ ma của mình rồi qúa ...hí..., mình thấy chẳng có gì mà phải sợ họ cả , khi mình mất thân người thì cũng thành ma thôi , vậy tại sao mình phải sợ ma chứ  ? ...hic...


GẠO LỨC RANG/ ĐỜI CHƯA KHÉP LẠI VỚI TÔI



Gạo lức 
rang điều trị bịnh thoái hóa khớp từ tây y qua thực dưỡng. Kết quả tốt đẹp không ngờ.
Bạn nên dành 5 phút để đọc bài viết nầy, có thể sẽ giúp được chút gì đó cho bạn, hay người thân của bạn.
Tôi không phải là một nhà văn, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Nhưng thấy cần phải chia sẻ những gì mình đã được chia sẻ từ người khác. Tôi mạo muội viết ra kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được. Xin gởi đến mọi người. Trong phạm vi bài nầy, tôi chỉ nói đến chửa bịnh thoái hóa khớp và phòng chống loãng xương. Nếu văn vẻ không thông suốt, mong mọi người lượng thứ.
Tôi bị thoái hóa khớp gối chân trái và chân phải, gần 10 tháng rồi. Tôi không chạy xe đạp được, không đi lại được. Tôi tưởng đời đã khép lại với tôi. Nhưng không, đời tôi vẫn màu hồng......
Sau khi uống hết 2 kg bột gạo lức rang, bịnh thoái hóa 2 khớp gối của tôi gần như hết 8/10. Trước khi dùng nước gạo lức, tôi đã phải dùng nịch vải dầy, to bản băng vào 2 đầu gối. Tôi đi từng bước nặng nhọc và có cảm giác đầu gối muốn sụm xuống (tôi bị sụm 1 lần khi bước chân lên xe buýt). Nhiều lúc tôi phải chống gậy để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể đè trên 2 đầu gối, và cũng để an toàn, tránh té ngã. Đồng thời luôn phải nghe tiếng khua lịch kịch của các khớp xương nơi đầu gối. Mỗi khi có đợt đau nhức tôi phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau và giản cơ mấy tuần liền. Trong lúc uống thuốc tây, tôi vẫn khó vận động, đi lại. Điều quan trọng nhất là tinh thần của tôi.Tôi rất buồn khi thấy mình sắp trở thành phế nhân ở tuổi chưa già.

Khi có người quen chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang. Tôi chỉ gật gù cho qua, vì tôi nghĩ thuốc tây còn bó tay với bịnh thoái hóa khớp thì gạo lức rang làm được gì? Thời may, chính người ấy đã tặng cho tôi 1 kg bột gạo lức rang và mong tôi dùng thử. Tôi không tin, nhưng sẵn có bột thì dùng thử, đâu có hại gì?. Tôi nghĩ như vậy và bắt đầu uống. Cứ 1 ly nước sôi khoảng 200 cc, tôi cho vào 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Mỗi ngày tôi uống 2 ly, tức là 4 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Sau đó, tôi lên mạng lục tìm thông tin xem gạo lức rang tốt cở nào? Cũng như trước đây tôi đã lục tìm xem bịnh thoái hóa khớp sẽ dẫn đến đâu? Về bịnh thoái hóa khớp càng tìm hiểu, càng thêm buồn, vì kết cục thê thảm quá, nào là ngồi xe lăn, thay khớp nhân tạo, đau nhức đêm ngày.... Tôi bị ám ảnh mà đêm ngày không sao ngủ được. Vì tôi còn khá trẻ, tôi còn muốn làm rất nhiều việc, đòi hỏi sự đi lại, linh hoạt chân tay như trồng rau, trồng kiểng các loại, nhổ cỏ, xới đất. ...Nếu phải ngồi xe lăn thì buồn biết mấy. Về nước gạo lức rang, càng đọc tôi càng thấy phấn chấn. Tôi được biết gạo lức rang có rất nhiều tác dụng tốt để chửa được nhiều bịnh. Riêng có một câu mà tôi thắc mắc là: gạo lức rang làm cho nhẹ người. Nhẹ người là sao? Tôi không thể hiểu nổi, bởi vì mỗi người cân nặng bao nhiêu là bao nhiêu làm sao làm nhẹ được?

Sau khi uống bột gạo được 10 ngày, thì tôi hiểu chữ nhẹ người là sao? Trước đây người tôi rất nặng nề, (tôi thừa tới 10 kg). Tôi đi, đứng ì ạch. Một đoạn đường ngắn mà tôi đi mãi mới tới nơi. Sau khi uống bột được 10 ngày, tôi có cảm giác mình linh hoạt, bước chân của tôi nhanh hẳn lên. Tôi không thấy nặng nề, ì ạch nữa. Lúc nầy thì tôi đã hiểu nhẹ người là sao? Và sau khi dùng hết 2 kg bột, tôi không còn phải băng đầu gối nữa, tôi đi nhanh như chạy cũng được. Đầu gối của tôi không còn khua lịch kịch nữa. Không có cảm giác gì lạ ở đầu gối, giống như tôi chưa từng bị thoái hóa khớp vậy.Tôi chỉ còn cảm giác hơi khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên. Nhưng tôi biết, tôi sẽ hết bịnh hoàn toàn sau khi uống thêm vài kg bột gạo lức nữa. Người chỉ cho tôi uống bột đã khỏi bịnh hoàn toàn, đến nay đã 3 năm rồi, bịnh vẫn không tái phát. Chị nói người khỏe khoắn, nhanh nhạy và chị đã chỉ cho nhiều người. Ai cũng hết bịnh.Thật tình, tôi mừng không thể tả vì đời tôi vẫn còn màu hồng, đời còn chưa khép lại với tôi.
Có 3 cách dùng gạo lức rang (một món thuốc tiên):
1/ Bột gạo lức rang:
------ dễ làm (gạo lức rang lên, rồi xay nhuyển, mịn như bột mì). Bạn rang gạo như phần 2 đã hướng dẫn, rồi bạn rang tiếp thêm một lúc nữa cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, rất đẹp mắt là được rồi. (không làm nở bung hết, chỉ 1 số hạt thôi là được rồi. )
------một loại thực phẩm rẻ tiền (từ 55-70.000 đồng/kg),
(tại chợ của người Châu Á tại Mỹ : dưới $6.00/5lb, mua hàng của Thailan , không mua hàng của China)
------dễ tìm (ở đâu cũng có, nếu không làm được thì mua),
------an toàn (có ai ăn gạo mà chết bao giờ),
----- dễ bảo quản, dễ cất giữ (4- 5 tháng không hư)
----- làm giảm cân (ăn gạo lức không bao giờ mập)
------Không phản ứng phụ với bất cứ ai,
------Không kỵ với tất cả các loại thuốc tây y khác.
------Không giới hạn tuổi xử dụng (từ lâu đã được dùng cho trẻ nhỏ là bột gạo lức Bích Chi)..
------ Bạn có thể dùng bột Bích Chi, mua trong chợ hay các siêu thị. (tôi thấy giá rất mềm, không biết họ có độn thêm gì không?)
2/ Còn 1 cách dùng khác là trà gạo lức. Nếu bạn không tiện xay nhuyển như bột, hay bạn không thích uống bột. Bạn hãy uống trà gạo lức rang;

Cách làm như sau:
Mua gạo lức huyết rồng (khoảng 25.000 đồng /kg). Bạn vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phọng vậy) là được rồi.
Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẳn 1 miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào hủ có nắp kín để bảo quản. Mổi ngày, bạn múc vài muổng gạo lức rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bịnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ 1, bạn lại chế nước sôi vào lần 2, rồi lần 3. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống. Cuối cùng, hạt gạo đã nở mềm. Bạn có thể vứt đi, hay ăn cho khỏi tội.
Trà gạo lức rất thơm, ngon, đẹp mắt. Trong tình cảnh trà khô vừa mắc tiền, vừa bị trộn tạp chất, vừa bị xịt thuốc trừ sâu. Bạn hãy dùng trà gạo lức, như một biện pháp phòng tránh ngộ độc thuốc sâu, an toàn, thơm ngon, rẻ tiền, chửa bịnh khớp, và phòng chống loảng xương.
Bạn hãy dùng trà gạo lức rang. Bạn sẽ ghiền vị thơm ngon của chúng.

3/ Cốm gạo lức.
Gạo lức vo thật sach (vì có nhiều chất bảo quản). Nấu thành cơm. Để nguội, bóp rời ra, phơi khô, Sau đó rang lên. Bây giờ hạt gạo trở thành cốm, dòn tan, ăn rất ngon. Tuy nhiên, phải là người có sức nhai tốt, mới nên dùng cốm gạo lức.
Tôi có đến 1 tiệm bán tạp phô ở chợ Bà chiểu. Cửa hàng nầy, bán dủ thứ về gạo lức. Tôi thấy họ bán cốm gạo lức. Có nhản hiệu như hình kèm theo bài này đây. Như vậy, rõ ràng là để chửa bịnh về khớp và phòng chống loãng xương, bắt buộc là phải rang gạo lên.

Người chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang ở Vũng tàu. Tôi lại mua cốm gạo lức ở chợ Bà Chiểu. Từ đó tôi suy ra việc dùng gạo lức rang để chửa bịnh khớp là phương pháp dân gian, đã truyền miệng từ lâu đời rồi. Một phương pháp trị thoái hóa khớp rất hay, nhưng không hiểu vì sao ít người biết đến, và không được phổ biến rộng rãi?????
Phụ nữ chúng ta, ở độ tuổi 45 trở đi. Trên 90 % dễ bị thoái hóa khớp, do cơ thể không tạo đủ chất nhờn để bôi trơn các ổ khớp. Khi bị thoái hóa là bị tất cả các khớp. Nhưng khớp đầu gối bị trước tiên, vì nó chịu sức nặng của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi chân tay. Đứng lên, ngồi xuống không linh hoạt như trước. Dần dần các khớp sẽ kêu răng rắc khi vận động. Ở các nước tiên tiên, mỗi ngày 1 người phụ nữ trên 45 tuổi thường uống 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn), cùng với 1 viên calci D. Uống suốt đời, để ngăn chận bịnh thoái hóa khớp. Vì cơ thể tạo chất nhờn thiếu, nên phải uống bổ xung mỗi ngày. Đây là thức ăn, dưới dạng thuốc, nên còn gọi là thực phẩm chức năng.
Bạn hãy xem người nhà bạn, hàng xóm bạn, họ hàng bạn, người tình cờ gặp trên đường, người có tuổi, (thỉnh thoảng có người trẻ tuổi). Thường là phụ nữ, nam giới rất ít
--- Ai đau nhức mình mẩy.
-- Ai bị loảng xương.
----Ai bước xuống cái bửng dắt xe máy mà sính vính, chới với.
---Ai bước đi mà mặt mày nhăn nhó vì đau đớn
---Ai sợ đi xe buýt (vì sợ chậm lên xuống, xe chạy mất)
---Ai bước đi chầm chậm (vì đi nhanh sợ bị sụm xuống do khớp gối lỏng lẻo)
---Ai ngồi thấp xuống khó khăn, đứng lên phải bò hay níu một vật gì đó.
---Ai không ngồi xổm được .
---Ai không lên cầu thang được( phải bám vào thành cầu thang để kéo mình lên, đi phải chụm 2 chân , đi từng bước một, hoặc từ chối lên cầu thang, hoặc thấy thang lầu là sợ khiếp).
---Ai bước đi mà nghe xương kêu răng rắc (tình trạng nầy là bịnh thoái hóa khớp đã nặng rồi. Chất nhờn đã khô, các đầu xương chạm vào nhau phát ra tiếng kêu). Nếu bị một thời gian thì gạo lức rang vẫn chữa được như tôi đã từng bị.
Những người có 1 trong những triệu chứng kể trên, có thể là dấu hiệu của bịnh thoái hóa khớp. Bạn nên giới thiệu cho họ uống bột gạo lức rang. Cứu 1 người còn hơn xây 9 ngôi chùa mà.
Nếu bạn nghi ngờ, xin hãy dùng thử. Như tôi đã từng nghi ngờ và đã dùng thử. Khi bạn đã dùng bột hay uống trà thì yêu cầu phải liên tục mỗi ngày. Nếu 1 kg bột mà uống 2-3 tháng mới hết thì không có kết quả. Chỉ uống hết 1 kg bột thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tốt hơn ngay. (bạn có bịnh về khớp, thì cảm nhận được liền. Bạn không bịnh thì thử máu mới thấy kết quả tốt). Những bà con bị bịnh nặng, đã từng đau khổ vì bịnh thì sẽ cảm nhận kết quả tốt từng ngày, vì đó là niềm hy vọng cuối cùng và mong manh (tin sao nổi!. Tôi đã từng ra vào khoa chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy. Điều trị theo tây y, bịnh không có chiều hướng tốt)
Trước đây, tôi phải uống thuốc tạo chất nhờn mỗi ngày. Khi được chỉ dẫn, tôi uống bột gạo lức rang cùng với thuốc tạo chất nhờn được 1 tháng thì tôi ngưng không uống thuốc nữa. Chỉ uống bột gạo rang thôi. Bạn là phụ nữ trên 45 tuổi. Bạn phải có 1 sự lựa chọn tốt cho xương cốt của bạn đến suốt đời. Bạn phải chọn 1 trong 2 cách sau: 1/ Mỗi ngày 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn cho khớp), 1 viên calci D, (thuốc chống loãng xương. Thuốc nầy phải uống vào buổi sáng, với nhiều nước. Uống xong phải đi lại, không được nằm. Làm ngược lại sẽ bị sạn thận).
2/ Mỗi ngày uống ít nhất 2 lần. Mỗi lần 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang, chế vào 200cc nước sôi, khuấy tan bột, đậy lại 10 phút sau thì uống được. Uống loãng loãng thôi, đừng pha đặc như cháo, khó uống). Hoặc nước trà gạo lức rang (uống thoãi mái, tùy thích). Sau khi uống hết 3-4 kg bột, khi cơ thể đã khỏe, nhanh nhẹn, thì uống ít đi hoặc vẫn uống như cũ. (cũng tùy thích). Bột gạo lức rang và nước trà gạo lức, dùng tốt cho mọi người. Có bịnh hay không có bịnh, dùng cho nam-phụ-lão ấu. Không kiêng kỵ với thuốc gì. Bài viết trên, tôi nhấn mạnh đến giới phụ nữ trên 45 tuổi. Vì ở độ tuổi đó người phụ nữ rất dễ bị thiếu chất nhờn ở các ổ khớp. Tỉ lệ 90 người nữ/10 người nam.
Hôm nay, tôi viết những lời nầy, gởi đến các bạn, để cùng nhau phổ biến rộng rãi cho mọi người biết. Hãy giúp đem lại nụ cười cho những ai đã từng đau khổ như tôi. Nước gạo lức rang, thần dược của mọi người.
Bình Châu
*
Mình hỏi SP về cách dạy con cái ở Mỹ như thế nào nhất là mấy đứa con teenager ? ( vì Phật có dạy đủ thứ trong Kinh hết á  cho người dân Ấn Độ hồi xưa mà có duyên gặp được Phật )

  SP bảo : làm cha mẹ mình khg thể dùng quyền lực để áp đặt con mình , mà phải cố gắng xem con như là 1 người bạn rất thân , nhưng củng đừng qúa thân như đưá bạn thân của nó thì nó củng khg coi trọng mình ( giống như có những bà mẹ Mỹ muốn con gọi mình bằng tên luôn , cái đó thì khg được ) , SP nói nhất là caí tuổi con mình mới lớn , cái ngã , caí tự aí của nó rất cao , nếu khg khéo , khg hiểu được nó  sẽ rất là khó dạy chúng nó . Rồi SP mới lấy thí dụ , SP nói có cô Phật tử kia , con trai của cô gần tới sinh nhật thì xin Cô tổ chức sinh nhật , mà nói có 1 lần , sau đó khi tới ngày SN thì mời cả đống bạn bè tới nhà làm SN , vì khg có xin lần nữa cho nên Cô la con ngay ngaỳ SN , làm mất mặt nó trước mặt bạn bè cho nên sau ngày SN em naỳ quạo qúa khg thèm đi học luôn và củng khg thèm ăn uống tới mấy ngày luôn , cứ trốn và năm trong phòng suốt . Cô hoảng qúa nên mới gọi Thầy hỏi phải làm sao ? Thầy mới khuyên , cô nên vô phòng ngồi gần con trai và nói xin lỗi nó , tuy vai là là người mẹ  nhưng cô hãy nói xin lỗi với con trai và nói là Má đã sai , con đừng buồn Má nhé , hãy tha lỗi cho Má . Sau khi nói xong thì con trai bật dậy ôm Cô và khóc qúa trời , nó củng nói là rất thương Cô , rồi sau đó thì em chịu đi học và vâng lời lại . Cho nên SP nói tuy là vai cha mẹ nhưng khi thấy có lỗi l àmình phải xin lỗi con liền mới được , và khg thể áp đặt , bắt buộc con mình làm những điều mà nó khg thích , vì khi làm vậy thì mỗi ngày nó build up ác cảm với mình , nó sẽ dựng lên bức tường vô hình ngăn cách giữa mình và nó , rồi sau này mình nói caí gì nó sẽ chống lại và khg bao giờ nghe lời mình . Cho nên phải rất là hiểu tâm lý con caí thì mới dạy nó được .

 Mình mới hỏi caí vụ mở nhạc niệm Phật hay kinh Phật cho hương linh nghe thì họ có nghe được không ?

   SP bảo : khg nghe được , vì hương linh họ chỉ  hiểu được khi mình suy nghĩ trong đầu cái gì , còn maý móc điện tử thế gian này thì họ khg thể nghe được nếu mình mở bỏ đó và ở 1 nơi khác . Cho nên khi mình mở máy nghe giảng kinh hay máy niệm Phật , vì mình nghe và hiểu , suy nghĩ cho nên vong linh họ mới hiểu và tu tập theo mình , thì cả 2 cùng lợi lạc .

Thưa Thầy , khi con phóng sanh hay làm phước , cúng chùa này kia mà con muốn cho hết phước cho những người trong gia đình con thì có được không ?

 SP bảo : khg được hay củng tùy là người nhận họ có mở tâm hoan hỷ  vì mình phóng sanh hay làm phước không , và từ đó phước báo họ hưởng được củng khác nhau . Theo Kinh Địa Tạng thì khi làm phước thì người làm hưởng 70 phần trăm  , còn người nhận được 30 % . SP củng nói thêm là khi biết mình làm phước hay phóng sanh vì họ , họ mở tâm ra hoan hỷ theo , rất thích những việc mình làm , và phát tâm muốn giải thoát cho những con vật khỏi bị giết chết thì khi mình hồi hướng họ sẽ hưỏng được phước báo nhiều hơn , nói chung đạo Phật quan trọng nhất là ở cái tâm của mình , tâm thaàh , tâm tốt thì sẽ có phước báo rất là nhiều . Còn nếu làm bởi vì muốn danh tiếng hay vì 1 mục đích nào đó thì cái phước mình hưởng được rất là ít , cho nên nhiêù người khi làm việc thiện người ta muốn giấu tên là vậy , khg muốn phô trương lung tung .

Còn 1 vài câu hỏi nữa , mình sẽ ghi tiếp later vì giờ qúa khuya rồi , buồn ngủ qúa  :) Chúc các bạn tu hành tinh tấn nhé , rảnh mình sẽ ghi thêm SP dạy mình về phong thủy cho xem , hay lắm đó và phong thủy là có thật đó .Nhất là cách bày trí trên bàn thờ  Phật như thế nào và sắp đặt như thế nào cho đúng cách .
*

Gói bánh chưng bằng khuôn.

TUONG DAU NANH.


_ Đậu ngâm 1 đêm,sau đó rửa sạch đậu,đem nấu cho thật mềm(vì khi bỏ đường và muối vào đậu dễ bị cứng)(Cách nấu đậu mềm mà không cần tốn nhiều gas :nấu khoảng 2 giờ sau đó tắt lửa đậy nắp để khoảng 6 giờ, (nấu vào ban đêm nên để tới sáng là thấy mềm nhưng nấu thêm 2 giờ nữa và đậy nắp đến chiều thì hạt đậu rất mềm.)
_ Vớt đậu đã nấu chín ra để cho ráo nước.
_Lấy 1 chén đậu nành đã xay nhuyễn trộn vào đậu nành đã nấu chín đang để ráo nước.

Nấu đường ,muối,nước tương chung cho sôi lên và bỏ đậu nành vào nấu chung lại khoảng 1 tiếng 15 phút. Để tương nguội và cho vào hủ sành,đem tương phơi nắng khoảng 10 ngày là ăn được.

Làm cách này có thể 4 ngày là ăn được . Bạn có thể đem xào tương này với xả và nước cốt dừa..
 http://thuvienphathoc.blogspot.com/2009/09/cach-lam-tuong-hot.html

Baozi

Saturday, May 26, 2018

MINH DANG QUANG


Related image
Tô sư Minh đăng Quang.

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới 2000 năm và đã thấm sâu trong lòng dân tộc Việt. Khoảng giữa thế kỷ XX, tại miền Nam Việt Nam, đức Tổ sư Minh Đăng Quang phát Bồ-đề tâm với chí nguyện: “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, khai sáng “Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”, nay là Hệ phái Khất Sĩ – thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
I. THÂN THẾ VÀ THỜI NIÊN THIẾU
Đức Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt (tự Lý Huờn) chào đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
Xuất thân từ gia đình kính Phật trọng Nho, thân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Tỵ (tự Nhàn). Ngài là con út trong gia đình có 5 anh em. Bốn anh chị trước Ngài, cụ bà đều thọ thai bình thường, nhưng đến Ngài thì cụ bà mang thai đến 12 tháng mới khai hoa. Mười tháng sau, ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), cụ bà bịnh nặng rồi qua đời, hưởng dương 32 tuổi. Ngài được người cô và bà nội lãnh phần nuôi dưỡng.Đến 3 tuổi, Ngài được kế mẫu Hà Thị Song nuôi dưỡng đến ngày trưởng thành. Cụ ông mất ngày mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968), thọ 75 tuổi.
Tuy sinh trưởng ở một làng quê, nhưng Ngài có trí thông minh khác hẳn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, mặc, nói, làm… đều thể hiện sự trang nghiêm, điềm đạm hơn chúng bạn. Ngài thường san sẻ sách vở viết mực của mình cho bạn nghèo đồng học, giúp đỡ người khó khổ, tật nguyền. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu, Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người thương mến. Ở trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở học đến đâu đều thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến bộ.
Ngoài giờ học tập ở trường, Ngài phụ giúp việc nhà, đỡ đần cha mẹ. Khi tuổi lớn dần, Ngài rất thích theo cụ ông đến chùa lễ Phật nghe kinh và thọ dùng chay lạt. Nhờ đó tâm thương người mến vật dần thêm tăng trưởng.
Như là một thiên tư, Ngài rất siêng năng ưa thích nghiên cứu, tìm hiểu sách vở các tôn giáo, nhất là tam giáo Thích – Đạo – Nho. Vốn sẵn tuệ căn, Ngài thường tìm đến các bậc thức giả trưởng thượng đương thời để tham vấn đạo lý. Nhờ vậy mỗi khi chuyện vãn với những người thiện duyên, Ngài đều luận giải một cách tinh tường và được người người cảm phục.

II. TẦM ĐẠO VÀ XẢ NGHIỆP TRẦN THẾ
Vốn sẵn căn tính của người xuất trần, Ngài nhiều lần xin phép thân phụ được qua xứ Chùa Tháp tầm sư học đạo. Nhưng thân phụ vì quá thương con, nên không đành để Ngài ra đi một mình một bóng đến xứ lạ quê người khi tuổi đời còn niên thiếu. Qua nhiều đêm suy nghĩ, không thể vì tình cảm riêng tư của gia đình nhỏ hẹp mà chần chừ chí nguyện, nên Ngài quyết chí ra đi:
Thôi thì thôi, thế thôi thì,
Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha.
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà,
Vượt biên giới Việt, Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng,
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành.
(Trụ Vũ – Thi hóa Tiểu sử Tổ sư)
Ngài rời Việt Nam đến Campuchia lúc 15 tuổi và đến thọ giáo với ông Lục Tà Keo mà Ngài đã từng nghe thân phụ đôi lần truyền kể về công hạnh giúp đời. Chính nơi vị thầy đầu tiên này, Ngài đã trải qua những cuộc thử thách cam go như đào giếng, lấp ao, trông nom vườn rẫy, quản lý công nhân trong các cơ sở sản xuất lò vôi, buôn bán… Rồi đến một ngày, vị thầy hoan hỷ tỏ lời khen ngợi và giao hết gia tài sản nghiệp cho người đệ tử còn đang tập sự trông nom.
Hơn 3 năm, Ngài vừa công quả vừa hành thiện giúp đời, cứu nhân độ thế. Cũng trong thời gian này, Ngài đã nhận ra được tính chất tạm bợ, được mất có không của vật chất… và nhận thấy rằng hạnh nghiệp tại gia vừa tu tập vừa làm phước giúp đời không phù hợp với tâm nguyện, nên Ngài đã bái tạ thầy, xin phép về lại Việt Nam.
Thời gian đó, Ngài được người thân quen giúp cho chỗ làm việc ở một hãng buôn trong vùng Chợ Lớn.
Chính nơi này nghiệp duyên xưa tái hiện, thử thách và kết thúc. Hơn một năm sau, người bạn đời Kim Huê giã từ trần mộng, để lại Ngài đứa con gái còn thơ dại. Thành Đạt xin thôi việc, bồng con lặng lẽ quay về quê nhà và nhờ gia đình nuôi giúp. Tròn một năm sau, bé Kim Liên cũng theo mẹ ra đi, để lại trong lòng Ngài bao nỗi thương tâm, trầm quán:
Gẫm trong trời đất vô cùng,
Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài.
Hay là Thánh ý Như Lai,
Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương?
Đau thương là tính vô thường!
Vô thường là tính đoạn trường xưa nay.
(Trụ Vũ – Thi hóa Tiểu sử Tổ sư)

Vô thường huyễn hóa đã đánh thức tánh giác và nuôi dưỡng Bồ-đề tâm của Ngài. Vào những buổi chiều tà, Ngài thường ngồi bất động, trầm tư, nhìn ánh hoàng hôn buông xuống, quán chiếu vạn pháp đổi thay huyễn hóa, vô thường. Có phải chăng bài học đau thương, bài học vô thường, bài học đoạn trường là những bài học vi diệu đã chuyển hóa phiền não thành Bồ-đề, giúp duyên cho vị Bồ-tát tròn xong hạnh nguyện hôm nào còn dang dở?

III. XUẤT GIA, CHỨNG NGỘ CHÂN LÝ
Nhận thấy con đường giải thoát tự thân và cứu khổ độ sinh không thể ngoài con đường xuất gia như chư Phật chư Tổ quá khứ, không thể ở mãi trong ngôi nhà vật chất giả tạm, nên Ngài quyết chí ra đi, hướng về nguồn Chánh giác vào một sáng tinh sương xuân Giáp Thân – 1944.
Lần này, Ngài đến vùng biển Mũi Nai – Hà Tiên với ý định đón tàu ra Phú Quốc rồi lần đi phương xa, nhưng do duyên trễ tàu, Ngài tìm cảnh vắng tĩnh tọa tham thiền. Vào một buổi chiều, trước cảnh thiên nhiên trời nước bao la của núi rừng biển cả, những chiếc thuyền nhấp nhô, bọt biển tụ tán…
Ngài thiền quán, chiêm nghiệm vạn pháp, chơn tâm hiện bày, chứng đạt lý vô thường, khổ não và vô ngã. Các pháp đối đãi đầy vơi, có không, còn mất, sống chết, khổ vui của cuộc đời chỉ là huyễn hóa, duyên sinh. Ngài tỏ sáng lý pháp “Thuyền Bát-nhã” ngược dòng đời cứu độ chúng sanh. Sự kiện bừng ngộ tâm linh trọng đại này nhằm ngày rằm tháng 2 âm lịch năm 1944. Năm đó đức Ngài tròn 22 tuổi. Sau đó, Ngài trở lại thăm viếng thân phụ và gia đình, khẳng định quả vị tu tập và con đường mà Ngài đang dấn thân, rồi tiếp tục du phương trải nghiệm chơn lý.
Lần này Ngài lại lên vùng Thất Sơn, nơi có những bậc ẩn tu ít người thấy gặp.Giữa cảnh trí thiên nhiên núi cao chớn chở, cây lá phủ giăng, bốn bề tịch lặng, ngày đêm tham thiền tịnh tọa. Thời duyên đến, Ngài được một cư sĩ trong chuyến hành hương chiêm bái tri ngộ, thành kính cung thỉnh Ngài về Linh Bửu tự tại làng Phú Mỹ – Mỹ Tho để phổ hóa nhân sanh. Tại vùng đất hữu duyên này, Ngài tiếp tục lặng lẽ nghiên tầm giáo điển của hai truyền thống Nam và Bắc tông Phật giáo.
Trong thời gian đầu hành đạo vùng Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định,… Ngài đến viếng thăm, tham vấn chư vị danh Tăng trưởng thượng đương thời như: thiền sư Minh Trực ở Phật Bửu tự, đại sư Huệ Nhựt phái Thiền Lâm, ngài Thiện Tường (chùa Vạn Thọ – Tân Định), Hòa thượng Huệ Đăng (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Đồng thời, Ngài cũng đến trao đổi với các cư sĩ trí thức lúc bấy giờ, như cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền (Hội Phật học Nam Việt), cư sĩ Đoàn Trung Còn (Tịnh Độ Tông – Sài Gòn), cư sĩ Nguyễn Chấn (Trà Vinh)… Thông qua những chuyến viếng thăm và trao đổi đạo lý, Ngài biết rõ hiện trạng Phật giáo, đồng thời định hướng cho Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam theo truyền thống Phật Tăng xưa, phù hợp với nền văn hóa bản địa Việt Nam.
Vào ngày Rằm tháng Tư và Rằm tháng Bảy năm 1946, để châu viên giới tướng tương ứng với giới thể tự tánh trang nghiêm thanh tịnh mà Ngài đã thân chứng, Ngài đã ứng dụng lời Phật dạy thực hiện Bồ-tát hạnh đối trước Tam Bảo tại Linh Bửu tự 7 ngày đêm thu nhiếp tam nghiệp, phát đại nguyện thọ nhận Y Bát giới Sa-di, rồi cụ túc Tỳ-kheo 250 giới, với pháp hiệu MINH ĐĂNG QUANG. Ngài phát nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát.
IV. THUYẾT PHÁP VÀ TRUYỀN ĐẠO
Thời pháp đầu tiên đánh dấu bước đường hoằng dương Phật pháp của Tổ sư là “Thuyền Bát-nhã” vào ngày Rằm tháng Chạp năm Bính Tuất (1946) tại Linh Bửu tự, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Từ đó, gót chân hành đạo của Ngài rộng lần ra, từ phạm vi làng này sang làng nọ. Người dân hiền cảm mến hình ảnh một nhà sư thân đắp mảnh y vàng, tay ôm bình bát đất, chân trần đi khất thực vào mỗi buổi sáng, không nhà cửa, không gia đình quyến thuộc, không cất giữ chứa chấp món chi, không tiền bạc, không ở một nơi nào nhất định, …

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hóa độ xuân thu.

Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn kêu gọi Tăng đồ trở về với giới luật “Nên tập sống chung tu học” và “Không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”.
Đầu năm 1947, đức Tổ sư rời Phú Mỹ, khởi phát chuyến du hành đầu tiên, tiếp độ Tăng Ni xuất gia và Phật tử tại gia. Ngài lần lượt đi qua Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre… rồi về lại Long An, Thủ Thừa… Ngài quan tâm giáo dưỡng, xây dựng Tăng đoàn, tốt về đạo hạnh, vững về Phật pháp.
Đầu năm 1948, nhân duyên hội đủ, Ngài dẫn đoàn Du Tăng 20 vị hướng về vùng Chợ Lớn – Sài Gòn – Gia Định để truyền bá giáo pháp. Ngài chủ trương và thường khuyến hóa chư đệ tử với quan niệm:
“Ta là tất cả, tất cả là ta. Ta sống cho tất cả, tất cả sống cho ta.
Tiếng ta đây là tất cả. Đó tức là chơn lý võ trụ.
Người thực hành đúng chơn lý gọi là khất sĩ. Khất ấy là xin, Sĩ đây là học. Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy.
Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách lượm lặt phương pháp khắp nơi, rút nhiều kinh nghiệm.
Dạy là đem kết quả thực hành đặc điểm chỉ lại cho người. Cái xin, cái học, cái dạy, cái cho, các pháp nương sanh, mở ra con đường xán lạn cho tất cả kẻ về sau tiến bước.
Con đường ấy kêu là Đạo. Đạo của Sống là xin nhau sống chung, Đạo của Biết là học chung, Đạo của Linh là tu chung”.
Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:
Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải học đạo.

Những thời pháp của Ngài thuyết còn ghi lại trong bộ Chơn Lý (gồm 69 tiểu luận).
Ngài đã khéo dung hợp tư tưởng giáo lý của hai truyền thống Phật giáo, mở ra một nguồn mạch cho con đường Trung đạo Chánh đẳng Chánh giác, giúp cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận được chân giá trị của đạo Phật.
Chư Tăng Ni xuất gia theo Ngài học đạo thời bấy giờ có trên một trăm vị, Phật tử quy y thọ giới tại gia cũng hàng chục vạn người. Tịnh xá được thành lập hơn 20 ngôi tại các tỉnh miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Trong hàng đại đệ tử của đức Tổ sư có các vị Trưởng lão, Thượng tọa kế tục đạo nghiệp, lập các giáo đoàn Du Tăng đi hành đạo khắp hai miền Nam – Trung (1955 – 1975) như quý Ngài: Giác Chánh, Giác Tánh, Giác Như, Giác Tịnh, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, Giác Đức v.v…
Đức Tổ sư Minh Đăng Quang và chư Trưởng Lão trên đường hành đạo
Bên Ni giới Khất sĩ thì có quý Ni trưởng: Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Kim Liên, Ngân Liên, Chơn Liên, Quang Liên, Tạng Liên, Trí Liên v.v…
V. THỜI KỲ THỌ NẠN VÀ VẮNG BÓNG
Chiều ngày 30 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1954), tại Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc), Ngài chậm rãi qua lại dưới tàng cây bả đậu với dáng vẻ suy tư, rồi cho gọi chư Tăng đệ tử lấy đệm trải dưới gốc cây, ân cần dạy bảo, khuyến tấn tu học, gìn giữ giới pháp, và mở mang mối đạo. Ngài từ giã đệ tử và bảo rằng Ngài sẽ đi tu tịnh tại núi “Lửa” một thời gian. Chư Tăng đệ tử xin theo, Ngài không cho mà còn dạy rằng: “Các ông hãy ở lại ráng lo tu, mở mang mối đạo, giáo hóa chúng sanh, đền ơn chư Phật, ấy là các ông theo tôi và làm vui lòng tôi nơi xa vắng, rồi một ngày kia tôi sẽ trở về”.
Sáng hôm sau, mùng 1 tháng 2, Ngài rời Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc) đi qua Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long) rồi đi tiếp qua Cần Thơ. Đi theo Ngài là một vị sư già và một chú điệu. Khi đến Cái Vồn (Bình Minh) thì bị một số người ngoại đạo bắt đi biệt tích. Bấy giờ chư đệ tử mới biết ra ẩn ý lời nói của Ngài.

Trái oan là nghiệp chúng sanh
Nạn tai là chuyện phải đành mà thôi
Đành rồi, hóa giải tức thời
Khổ đau sẽ hết nụ cười thêm xinh
MINH ĐĂNG QUANG bóng an bình
MINH ĐĂNG QUANG ngọn đèn linh Ta-bà.
(Trụ Vũ – Thi hóa Tiểu sử Tổ sư)
Sự ra đi của Tổ sư là một sự mất mát lớn lao không thể tả xiết đối với môn đồ đệ tử lúc bấy giờ và mãi cho đến ngày hôm nay. Tuy vậy, người đệ tử đức Phật thực hiện lời dạy của chư Phật, luôn tinh tấn tu tập, hành trì chánh pháp. Các đức Thầy, các Trưởng lão Tăng và Ni đại đệ tử của Tổ sư đã nỗ lực tu tập tự thân, thành lập các Giáo đoàn và hoằng dương Chánh pháp. Tiếp nối sứ mạng thiêng liêng cao cả của Tổ sư và chư tiền hiền, ngày nay chư đệ tử Tăng Ni và nam nữ Phật tử Khất Sĩ vẫn cùng nhau một lòng mến đạo thương Thầy, y lời chỉ giáo, gắng công duy trì đường lối giáo lý Y Bát Khất Sĩ để mở mang Phật pháp, giáo hóa nhân sanh, đền ơn Thầy Tổ trong muôn một.
Sưu tầm
Pages: 1 2 3 4 5
Pages: 1 2 3 4 5

Related image
Tỳ Kheo (Phât lơn')

Image result for sa'di
Sa di (Phât nhỏ)

Thursday, May 24, 2018

Xác thân Gà nhưng Hôn` Ngươi` Mỏ Chó:(

30 days to grow...

Image result for 30 days live without sorry kerry and chris shook

Nêú biêt mình chỉ còn sông đươc môt tháng nưa, bạn há chăng muôn dành thêm thơi gian đê nân ná bên môt bưa cơm gia đình? đê hít lây hương thơm ngào ngạt của môt tách cà phê trong khi nhìn măt trơi mọc qua ô cưa bêp của nhà mình? đê cô vũ đưa con trai mình đang thi đâu bóng rô? đê đọc môt cuôn sách, môt bài thơ nhiêu ý nghĩa, hoăc môt đọan ..? đê đi bô dươi rưng thông, lăng nhge tiêng chim ríu rít?

Trong trương hơp áp suât trong khoang biên đông, môt măt na dương khí tư phía trên sẽ rơi xuông. Xin quí khách vui lòng đeo măt nạ dương khí cho mình trươc, rôi mơi giúp đơ các em nhỏ và nhưng ngươi khác cân gíup đơ.
Thông báo an tòan của hãng hàng không.

Thomás Alva Edíson: "Tôi không thât bại. Tôi chỉ phát hiên mươi nghìn cách không hiêu quả."




Friday, May 18, 2018

when we two parted - george gordon byron

When We Two Parted George Gordon Byron, Lord Byron. 1788–1824

https://www.pinterest.com.au/pin/300263500128080993/

how-i-travel-the-world-from-my-desk

shared http://www.travelettes.net/
I decided to teach English online so that I could be location-independent, and travel anytime and anywhere I wanted.
Over the course of a few months, I started working as an online English tutor.  However, money from tutoring trickled in slowly, which meant I still couldn’t afford to travel – and I was totally bummed.
I wanted to go to San Miguel de Allende, to Sao Paolo, to Dubai, to Medina, to Seoul! As I sat in my house, at my tiny little desk, I felt like I was wasting my time – my precious time that could be spent travelling to other countries, to other worlds. There were so many people I could be meeting, laughing with, learning from! There were so many important messages and lessons that could be changing my life!
But then it dawned on me.
I was travelling the world already…
From my desk.
I did the math, and I’ve taught over 4,795 students from literally all over the world. For thousands of hours, I’ve listened intently as my students told me everything about their lives. Intimate details. About their dreams. About their cultures. About their fears.
I was already meeting those new people, laughing with them, sharing my life with them. And they were showing me worlds I’d never known.
My 16-year-old student from Riyadh, Saudi Arabia showed me true greatness as he described his rigorous schedule – including a wake-up time of 4am! – to study chemistry. (In fact, he’d just won a worldwide science fair, edging out tens of thousands of
participants!). My student from Amman, Jordan showed me how to find peace as he described his quiet weekends with the bedouins – completely unplugged from his TV, social media, and phone. My student from South Korea, a doctor specializing in Eastern medicine, showed me the value of holistic health, as he explained to me that my years-long cough was truly not a physical problem but a spiritual one. My lovely student from Ukraine showed me the beauty of Sahaja meditation, by leading
me through my first peaceful and enlightening session.
I’d never learned so much about achievement, meditation, or health in my whole life. Totally new, unknown, beautiful, vibrant worlds were opening up to me, and I felt like a tourist, travelling to different worlds for a few hours every week.
Huh, this wasn’t so bad, I guess.
As I began to really sink into my teaching, the messages started to come. These were the messages I desperately needed to hear. About how to move forward. How to make changes in my life. How to open my heart. These important life lessons were given to me by my students when I needed them the most.
I was having a painful week, having learned that a friend of mine passed away. I was feeling lost and scared but still showed up to a lesson with my student from Lebanon. While we talked about the similarities between our two religions – his being Islam – he shared with me the first line from the Quran: “God is merciful.” Peace washed over me. I smiled for the first time that day. I needed to hear those words because it was a sign that my friend was finally at peace.
I also knew that I wanted to make big changes in my life – like a move to a different city and start my own business – but I didn’t know how or where to start. That day, as I logged online to speak to a Japanese art student, I was frustrated that I wasn’t seeing these big changes manifest quickly enough in my life. During this particular class, my student told me about her application to art school, which required her to choose a poem that influenced her life. And then she told me what the poem was – “Don’t lose heart” by Toyo Shibata. Don’t lose heart, I thought. Keep going. Keep fighting. Keep working hard. It was a poem I needed to read that very day.
Whether I’m stepping into new worlds or opening my heart to messages from my students, I couldn’t be more grateful for my job. It’s a hard job, one that involves a lot of planning and scheduling (and confusing grammar questions!), but it’s worth it. I want you to have these experiences, too. I want you to be able to travel, regardless of your work schedule or money situation right now. It’s time to travel from your desk.
Become a language teacher through iTalki or Cambly. Join an online language exchange, like Conversation Exchange, Speaky, or Tongue Out. Volunteer at a local chapter of the International Rescue Committee. Tutor international students at a local college. Sign up to be a host family for foreign students.  Join a cultural meetup group through Meetup.com. Go to bilingual religious services or places of worship different than yours. Take an international cooking class.
I hadn’t realized that I’d been living the life I wanted all along – speaking with people of different faiths, cultures, and walks of life. To discuss new ideas. To try new food (I actually tried a shawarma recipe per a student’s suggestion!). To grow. To change. To experience big, beautiful breakthroughs in my life.
And now, I’m travelling away from my desk (in Mexico, for now!) but I’ll always continue my tutoring and be learning from my students. My life just wouldn’t be the same without it.
How do you like to experience other cultures when you’re not able to physically travel? I’d love to hear about it!

Kiyikenaide Don't Lose Heart - Toyo Shibata.

http://www.consolatio.com/2013/01/toyo-shibata-the-reply.html


Image result for don't lose heart toyo shibata poems

Lifebeginsat50mm-flickr

The Answer

The wind in my ear
"It's about time now
for the next world
Let's go, what do you say?"
in a soothing voice, like stroking a cat

So I answered quickly
"I will stay here
a little longer
I have things left to do"

The wind
with a troubled face
stopped and went home.

    --Toyo Shibata (1911-2013)

返事

風が耳元で
「もうそろそろ
あの世に
行きましょう」
なんて 猫撫(ねこな)で声で
誘うのよ
だから 私
すぐに返事したの
「あと少し
こっちに居るわ
やり残した
事があるから」
風は
困った顔をして
すーっと帰って行った
Related image

Yoga - Nguyễn Hiếu

Duyên - Le thi Phan.

Saturday, May 12, 2018

Massage Etiquette

shared http://www.massageanddoula.com/blog/massage-etiquette-10-dos-and-donts-of-getting-a-massage