Thursday, September 27, 2018

Wednesday, September 26, 2018

Em ơi Hà nội phố.

shared
Published on May 25, 2018Guitarist Minh Tuyến (Loan Hinderfeld Tuyến Đinh)Nhà hàng Hoàng Long Tửu ở phố Đặng Văn Ngữ.

Tuesday, September 25, 2018

Rabindranath Tagore

shared 
https://www.thivien.net/Tagore-Rabindranath/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tho%C3%A1ng-hi%E1%BB%87n/group-hmxozN9mYF1YnCVMyWxNRg


Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, hoạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học ấn Độ (sau Sakuntala của Kalidasa, nhà thơ lớn ấn Độ thế kỉ thứ V). R. Tagore được trao giải vì những vần thơ tuyệt diệu, mang những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt khác thường. Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân loại, là chiếc gạch nối giữa những truyền thống văn hoá ấn Độ và văn hoá hiện đại Phương Tây. Thời kì sau Lời dâng R. Tagore bắt đầu được tôn vinh ở Tổ quốc của mình như một vị thánh. Năm 68 tuổi R. Tagore bắt đầu vẽ tranh và triển lãm ở Munich, New York, Paris, Moxcva và nhiều nơi khác. 80 tuổi R. Tagore qua đời sau hai năm bị mù, để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá.

Satyajit Ray's Charulata [1964] 

shared
*https://msumana.wordpress.com/2010/04/30/nastanirh-the-broken-nest-rabindranath-tagore/*https://www.loicuagio.com/vo-to-tagore/… Cứ thế, trong bóng tối lặng im của đau khổ khôn nguôi, nơi nàng đào đường hầm xuyên qua bên dưới những bổn phận tề gia nội trợ của nàng, Charu dựng một đền thờ cho nỗi đau bí mật và trang trí nó bằng vòng hoa nước mắt. Cả chồng nàng hay bất cứ người nào khác trên thế giới này đều không có quyền gì ở đó. Đó là nơi bí mật nhất, sâu thẳm nhất và trân quí nhất. Nàng vứt bỏ tất cả những giả trangtề gia nội trợ ngoài cửa, và đi vào bản lai diện mục của nàng, và khi nàng hiện ra nàng đeo lại mặt nạ, bước lên sân khấu của những bổn phận và những niềm vui trần thế…”*
shared
https://attvakim.wordpress.com/2013/11/03/nhu-ng-con-chim-bay-la-c-r-tagore/


Những con chim bay lạc (R. Tagore)




1. 
Những con chim mùa hè bay lạc
đến cửa sổ tôi
để hót lên rồi lại bay đi
Còn những chiếc lá thu vàng
không lời ca tiếng hát
chỉ run rẩy và thở dài rơi xuống.

3. 

Cõi đời dứt bỏ chiếc mặt nạ rộng to trước người yêu mến nó
Nó trở nên bé nhỏ như một lời ca
như một chiếc hôn của vĩnh cửu.

4. 

Chính những giọt nước mắt của đất
đã giữ cho nụ cười của nó đơm hoa.

5. 

Bãi sa mạc hùng vĩ
đang cháy lên bởi tình yêu của một ngọn cỏ.

16. 

Sáng hôm nay tôi ngồi bên cửa sổ
Cõi đời này như một kẻ qua đường
dừng lại đó phút giây
chờ tôi, rồi tiếp tục đi.

18. 

Anh là gì, anh không nhìn thấy được
Cái anh nhìn thấy được, chỉ là cái bóng của anh thôi.

23. 

"Chúng tôi, những chiếc là rì rào
Chúng tôi có tiếng nói để trả lời bão táp
Còn anh là ai mà im lặng nhường kia?"
"Tôi chỉ là một đóa hoa thôi".

61. 

Bạn ơi, hãy dùng rượu của tôi trong cốc của riêng tôi
Nó sẽ mất hương vị rất nhiều khi rót vào cốc khác.

64. 

Hãy cám ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó
nhưng chớ có quên người cầm đèn
đang kiên nhẫn đứng trong đêm.

67. 

Chúa dễ chán những vương quốc to
nhưng không bao giờ chán những bông hoa nhỏ.

71. 

Cái rìu của bác tiều phu tìm đến cây rừng xin cái cán
và cây rừng đã cho.

78. 

Ngọn cỏ tìm bạn bè đông đảo ở dưới đất
Cái cây tìm sự cô đơn ở trên trời.

88. 

Giọt sương nói với mặt hồ:
"Ngươi là giọt sương to nằm dưới lá sen
Ta là giọt sương nhỏ hơn nằm bên trên lá".

127. 

Đàn ong hút mật trong hoa
và khi đi, đã nói những lời cảm tạ
Con bướm diêm dúa thì yên trí rằng
hoa phải cảm tạ mình.

134. 

Rễ dưới đất nuôi cho cành lắm trái
nhưng không đòi hỏi cho mình phần thưởng nào đâu.

138. 

Lời nói với Việc:
"Tôi lấy làm xấu hổ về sự trống rỗng của tôi'
Việc nói với Lời:
"Khi gặp anh, tôi mới rõ tôi nghèo biết mấy".

160. 

Những giọt mưa hôn vào đất và thì thầm:
"Mẹ ơi, chúng con là những đứa con xa nhà của mẹ,
tự trời cao, chúng con về với mẹ đây."

162. 

Tình yêu ơi, khi ngươi đến
với ngọn đèn khổ đau bừng sáng trong tay,
thì ta có thể nhìn thấy mặt ngươi
và biết ngươi là tuyệt vời hạnh phúc.

167. 

Cõi đời hôn lên hồn tôi với nỗi đau thương
và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.

168. 

Có điều làm tôi phải băn khoăn:
Có phải hồn tôi muốn ra ngoài trời rộng
hay hồn đời đang gõ cửa lòng tôi
để đòi được vào trong?

"Rabindranath Tagore"

by chiranjit-mitra

*

Tâm tình hiến dâng (Người làm vườn) 

The gardener 

  1. Bài số 01
    2
  2. Bài số 02
    2
  3. Bài số 03
    1
  4. Bài số 04
    1
  5. Bài số 05
    2
  6. Bài số 06
    1
  7. Bài số 07
    1
  8. Bài số 08
    1
  9. Bài số 09
    1
  10. Bài số 10
    1
  11. Bài số 11
    2
  12. Bài số 12
    1
  13. Bài số 13
    1
  14. Bài số 14
    1
  15. Bài số 15
    1
  16. Bài số 16
    8
  17. Bài số 17
    1
  18. Bài số 18
    1
  19. Bài số 19
    2
  20. Bài số 20
    1
  21. Bài số 21
    1
  22. Bài số 22
    2
  23. Bài số 23
    1
  24. Bài số 24
    2
  25. Bài số 25
    1
  26. Bài số 26
    1
  27. Bài số 27
    2
  28. Bài số 28
    4
  29. Bài số 29
    3
  30. Bài số 30
    2
  31. Bài số 31
    4
  32. Bài số 32
    1
  33. Bài số 33
    1
  34. Bài số 34
    2
  35. Bài số 35
    1
  36. Bài số 36
    1
  37. Bài số 37
    1
  38. Bài số 38
    1
  39. Bài số 39
    2
  40. Bài số 40
    1
  41. Bài số 41
    1
  42. Bài số 42
    1
  43. Bài số 43
    1
  44. Bài số 44
    1
  45. Bài số 45
    1
  46. Bài số 46
    1
  47. Bài số 47
    2
  48. Bài số 48
    1
  49. Bài số 49
    2
  50. Bài số 50
    1
  51. Bài số 51
    1
  52. Bài số 52
    2
  53. Bài số 53
    1
  54. Bài số 54
    1
  55. Bài số 55
    1
  56. Bài số 56
    1
  57. Bài số 57
    3
  58. Bài số 58
    1
  59. Bài số 59
    1
  60. Bài số 60
    1
  61. Bài số 61
    1
  62. Bài số 62
    3
  63. Bài số 63
    1
  64. Bài số 64
    1
  65. Bài số 65
    1
  66. Bài số 66
    1
  67. Bài số 67
    1
  68. Bài số 68
    1
  69. Bài số 69
    1
  70. Bài số 70
    1
  71. Bài số 71
    1
  72. Bài số 72
    1
  73. Bài số 73
    2
  74. Bài số 74
    1
  75. Bài số 75
    1
  76. Bài số 76
    1
  77. Bài số 77
    1
  78. Bài số 78
    1
  79. Bài số 79
    1
  80. Bài số 80
    1
  81. Bài số 81
    1
  82. Bài số 82
    1
  83. Bài số 83
    1
  84. Bài số 84
    1
  85. Bài số 85
    1
shared 
https://www.thivien.net/Tagore-Rabindranath/T%C3%A2m-t%C3%ACnh-hi%E1%BA%BFn-d%C3%A2ng-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%A0m-v%C6%B0%E1%BB%9Dn-The-gardener/group-YTYsZJTsVT1IGN8FJefl_A
*


Người thoáng hiện - II - The fugitive - II 

Người thoáng hiện - III - The fugitive - III