Tuesday, May 1, 2018

Tiểu sử Nhị Tổ Giác Chánh

I. THỜI NIÊN THIẾU VÀ TRƯỞNG THÀNH
Đức Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh, thế danh Bạch Văn Biện, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1912 tại làng Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Bắc Việt trong một gia đình nông dân phúc hậu. Thân phụ là cụ ông Bạch Ngọc Lang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nhậm.
Ngài là người con thứ bảy trong gia đình có 8 anh chị em (5 trai 3 gái). Do gia đình nghèo, Ngài được đi học hết chương trình sơ cấp rồi nghỉ ở nhà, cùng anh chị em trông coi phụ việc ruộng rẫy giúp đỡ mẹ cha.
Đến năm Ngài được 20 tuổi, cha mẹ đứng ra lo bề gia thất. Ngài không dám cãi lời cha mẹ, nhưng đặc biệt là Ngài giữ vững tâm niệm một thanh niên độc thân. Sau 4 năm, người bạn đời nhận ra được ý chí của Ngài, nên đành xin phép ông bà thân sinh của Ngài, về lại nhà cha mẹ ruột, để Ngài được tự do theo chí nguyện.
II. NHÂN DUYÊN XUẤT GIA NHẬP ĐẠO VÀ HÀNH ĐẠO
Đến năm 1937, tròn 25 tuổi, Ngài xin phép và được cha mẹ đồng ý cho theo người anh thứ ba là Bạch Văn Tô vào Sài Gòn để mưu sinh. Có lúc làm công nhân cao su, có lúc làm công nhân thuỷ cục. Cho đến một ngày thiện duyên hội đủ, Ngài được gặp lại người thầy xưa của mình.
Đầu năm 1948, từ Long An, Mỹ Tho, đức Tôn sư Minh Đăng Quang, vị Tổ sư khai sáng Giáo hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam, với chí nguyện “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam” hướng dẫn đoàn Du Tăng đầu tiên hành đạo đến vùng đất Phú Lâm - Chợ Lớn rồi Sài Gòn - Gia Định. Mỗi buổi sáng, đoàn Du Tăng thân mặc y vàng, tay ôm bình bát đất, đầu trần chân không, đi trì bình khất thực, đã gieo vào lòng bá tánh một ấn tượng, một tấm lòng mến mộ:
“Sài Gòn hoa lệ từ xưa
Trăng phơi cánh mộng, gió đưa điệu đàn
Một ngày kia dưới ánh vàng
Bỗng trang nghiêm hiện một đoàn Du Tăng
Dân thành thị… những băn khoăn
Họ là ai? Xin thưa rằng: Họ đây
Là môn đệ của Đức Thầy
Minh Đăng Quang chiếu… từ rày mười phương.”
(Trích Ánh Minh Quang)
Sau nhiều lần được nghe kể lại về công hạnh hành đạo của Đức Tôn sư và đoàn Du Tăng, Ngài đã lần dò tìm đến nơi trú ngụ của đoàn Du Tăng thời bấy giờ tại đền Phú Lâm. Và nơi đây, túc duyên xưa hội tụ. Trải qua 2 năm (1948-1949) được nghe pháp, học đạo, làm cư sĩ, Ngài được diện kiến, tham vấn, cầu học… Đến một hôm, tâm Bồ Đề phát khởi, Ngài cầu xin Đức Tổ sư Minh Đăng Quang tiếp độ cho Ngài được xuất gia nhập đạo. Ngày mồng 1 tháng 9 năm 1949 (37 tuổi đời), Ngài được Đức Tổ sư độ cho thế phát xuất gia, với pháp danh Giác Chánh. Ngay sau đó, ngày rằm tháng 9, Ngài được Đức Tổ sư chứng minh thọ y bát giới Sa-di. Và rằm tháng 7 năm 1950, Ngài được đức Tổ sư chứng minh thọ cụ túc giới, dự vào hàng xuất gia bình đẳng trong Giáo hội Tăng-già. 
III. NỐI CHÍ ĐỨC TÔN SƯ KHAI SƠN, TINH TẤN TU TẬP VÀ HÀNH ĐẠO
Có một đặc điểm hết sức kỳ diệu: những gì đức Tổ sư khai sơn hành trì, giáo hoá…., Ngài hết lòng kính mộ, thọ nhận, hành trì. Và những gì Ngài thọ nhận, hành trì, đức Tôn sư cũng rất hoan hỷ chứng minh, tán thán.
Ngay từ buổi đầu, với chủ trương “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”, với công hạnh Tam y, nhất bát, thiểu dục tri túc, thanh bần đơn giản, phạm hạnh thanh tịnh, những gì đức Tôn sư đã giáo hóa:
“Thân trong sạch chính là xứ Phật
Miệng trong sạch chính là pháp Phật
Ý trong sạch chính là con Phật
Tâm trong sạch chính là Đức Phật”.
Ngài một lòng vâng giữ và hành trì tu học nghiêm túc với ý pháp: “Ta sống cho tất cả, thì tất cả sống cho ta. Tiếng ta đây là tất cả, không tư riêng, sở chấp”.
IV. THỌ NHẬN LỜI PHÓ PHÁP VÀ DI HUẤN CỦA ĐỨC TÔN SƯ MINH ĐĂNG QUANG
Từ khi xuất gia nhập đạo, Ngài luôn được gần gũi, hầu cận đức Tôn sư. Với tâm hạnh một lòng tinh tấn, Ngài đã thể hiện công hạnh sâu dày nhiều đời, góp phần với đức Tôn sư khai sơn mở mang giáo pháp:
“Một cành mà nở trăm hoa
Bóng y bát đẹp quê ta tự rày
Chơn truyền Khất Sĩ là đây
Bóng xưa với lại hình này dặm không”.
                                (Trích Ánh Minh Quang)
Bấy giờ, giáo pháp Khất Sĩ đã được phát triển mở mang sâu rộng, chẳng những tại Sài Gòn, Gia Định mà các tỉnh thành Miền Đông và Tây Nam Bộ… đều có hình bóng nhà du tăng Khất Sĩ hóa duyên hành đạo. Giáo hội Tăng-Già Khất Sĩ Việt Nam được hình thành. Tăng chúng và Ni chúng được Tổ sư thâu nhận xuất gia có được hàng trăm vị. Tịnh xá xây dựng được khoảng 20 ngôi.
Ngày rằm tháng 7 năm 1953, trong ngày Đại Lễ Vu Lan Bồn - Tự Tứ Tăng, có sự hiện diện đông đủ chư Tăng Ni, đức Tôn sư Minh Đăng Quang đã có lời phân định, giao trách nhiệm trong Tăng đoàn:
- Trưởng lão Giác Tánh là Trưởng lão Chứng minh.
- Thượng tọa Giác Chánh là Thượng tọa thay tôi hướng dẫn Đoàn Du Tăng đi hành đạo.
- Trưởng lão Giác Như là tri sự Tăng đoàn, trông nom các miền tịnh xá và phân cắt chư Tăng thay phiên trụ xứ hành đạo.
Sau đó không đầy 6 tháng, đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), đức Tôn sư thọ nạn và vắng bóng. Quả thật là một sư phân định mầu nhiệm trong giáo pháp. Từ đó trở đi, đại chúng Tăng Ni và tín đồ Phật tử hệ phái tôn xưng Ngài là Đức Thượng tọa Nhị Tổ (bấy giờ Ngài đã được 43 tuổi đời), có trách nhiệm kế thừa, lãnh đạo tinh thần tập thể hệ phái Phật giáo Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam.
V. SAU THỜI KỲ ĐỨC TÔN SƯ MINH ĐĂNG QUANG VẮNG BÓNG
Sau thời kỳ đức Tôn sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chư Tôn đức Tăng Ni đại đệ tử của đức Tôn sư đặc dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn hành đạo của Đức Thượng toạ (Nhị Tổ) tiếp tục thể hiện nối chí công hạnh Tổ Thầy, phân công đi hành đạo, mở mang giáo pháp khắp hai miền Nam, Trung Việt Nam.
Các năm 1956, 1958, 1961…, Ngài Trưởng lão Giác Tánh, Đức Thượng tọa Nhị Tổ Giác Chánh, quý Trưởng lão, Thượng tọa Pháp sư: Giác Như, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, v.v…; bên Ni có quý Ni trưởng Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Ngân Liên, Trí Liên…, đã tinh tiến hành đạo, hình thành các giáo đoàn Tăng Ni, thành lập thêm hàng trăm ngôi tịnh xá đạo tràng, thu nhận hàng ngàn Tăng Ni xuất gia và nhiều chục vạn tín đồ Phật tử…, đền ơn chư Phật và Tổ Thầy.
Từ năm 1961-1962 đến 1975, Ngài hướng dẫn chư Tăng đi hành đạo qua nhiều làng mạc, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ cho đến ngày già yếu.
VI. KIÊN ĐỊNH CÔNG HẠNH TRONG TU TẬP VÀ QUAN ĐIỂM HÀNH ĐẠO, LẬP ĐẠO
Từ ngày xuất gia học đạo, được đức Tổ sư Minh Đăng Quang trao truyền y bát, giới luật cho đến ngày nhận lãnh trách nhiệm đối với giáo pháp Tổ Thầy đến ngày viên tịch tròn 55 năm (1949-2004), Đức cố Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh đã thể hiện và lưu lại cho hàng môn đồ tứ chúng một tấm gương, một công hạnh kiên định tuyệt vời trong tu tập, hành đạo và lập đạo.
a) Tấm gương mẫu mực về kiên định công hạnh:
Hơn 55 năm gắn bó với giáo pháp, tròn 53 hạ lạp, Ngài đã chu toàn đời sống đạo nghiệp của một người xuất gia, một Tỳ-kheo, một Sa-môn gương hạnh mẫu mực, một bậc thượng thủ công hạnh trong hàng thập đại đệ tử của đức Tổ sư Minh Đăng Quang và giáo phẩm Hệ phái Khất Sĩ.
- 53 năm hành trì giới luật y bát Khất Sĩ phạm hạnh tinh nghiêm.
- 53 năm thân khẩu ý thanh tịnh. Mỗi khi có duyên sự cần nói, Ngài nói rất ít; thường tham thiền nhập định. Nếu có thuyết pháp, Ngài chỉ nói về những lời kinh luật mà đức Phật đã dạy. Đặc biệt, Ngài thường học và đọc giảng Chơn Lý của đức Tổ sư cho Tăng Ni và Phật tử nghe trong những ngày hội lễ. Đồng thời, tự thân Ngài thực hành thân chứng lời dạy của Tổ Thầy qua bộ Chơn Lý.
b) Những quan niệm tích cực phục vụ Đạo pháp-Dân tộc:
Bản thân Ngài, đời sống thanh bần đơn giản, chuyên tu thiền định, thường tịnh khẩu nghiệp, ít nói. Ngài thường khuyến giáo, khích lệ Tăng Ni tinh tiến tu tập, hành trì. Điểm đặc biệt nơi Ngài là mặc dù luôn chủ trương và tinh tiến hành trì phạm hạnh, nhưng không vì thế mà Ngài xem nhẹ những việc hay những vị gánh vác các trọng trách phục vụ Đạo Pháp và Dân tộc.
Có lần, vào khoảng năm 1972, Giáo hội Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam lúc bấy giờ cử người về thăm và thỉnh Ngài về gánh vác trọng trách lãnh đạo tinh thần tối cao Giáo hội Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam, Ngài đáp lời: “Ngày xưa, đức Thế Tôn là Thầy trời người, vậy mà khi đi du hành hoá đạo cũng phải có Chuyển Luân Thánh Vương ủng hộ, huống gì mình còn là người phàm phu! Vả lại, việc Giáo hội có nhiều vị tôn đức giáo phẩm đứng ra lo; còn việc chuyên hành phạm hạnh thì ít người. Do vậy, tôi xin làm công việc vừa với khả năng của mình…”.
Hay một lần khác, trong lúc Ngài đang hướng dẫn đoàn Du Tăng hành đạo, có một vị giáo phẩm Tăng xin đến trình bạch công việc tại các trụ xứ và góp ý để xây dựng Tăng đoàn, nhằm kết hợp giữa Tăng đoàn đi hành đạo và trụ xứ tốt hơn. Có vị Đại đức Tăng đứng bên cạnh, nghe trình bạch nhiều việc, lo ngại Ngài mệt, có vẻ phàn nàn. Ngài khuyên không nên như vậy; Ngài bảo nghe việc Giáo hội, Tăng đoàn thì cũng như tu thiền, đâu có gì mệt!
Lại một lần khác, cùng lúc có 2, 3 vị đến thỉnh Ngài đến trụ xứ này, trụ xứ kia có thời tiết và không khí tốt để Ngài tịnh dưỡng cho mát và khỏe, thì Ngài đáp: “Nơi nào người tu hành trì đúng Chơn Lý thì nơi đó mát và khỏe”.
Quả thật, tâm hồn Ngài luôn an tịnh trong tinh thần tri túc, và đồng thời Ngài tôn trọng mọi nhân duyên, sự kiện khách quan của mọi người, tùy phước báu sở duyên, sở hành, sở chứng mà có được, chứ không phải bỗng dưng hay ngăn ngại!
VII. NHỮNG NĂM THÁNG SAU CÙNG
Trong hơn 20 năm dừng chân hóa độ từ 1984-2004, Ngài dành nhiều thời gian tại các trú xứ: Vườn nhãn Vĩnh Châu, Pháp viện Minh Đăng Quang (Quận 2, TP.HCM), Tịnh Xá Ngọc Liên (Bạc Liêu).
Trong 4 năm (2000 - 2004), Ngài tịnh dưỡng tại Tịnh xá Ngọc Viên - Tổ đình hệ phái. Từ ngày 7 đến 17- 6 ÂL, Giáp Thân, sức khỏe mỗi ngày mỗi yếu dần). Ngài đã chủ động lắng sạch xác thân tứ đại, không ăn uống (dù nước hay sữa), không cho truyền nước biển … và Ngài từ từ nhẹ nhàng xả bỏ huyễn thân, an nhiên thị tịch lúc 17 giờ 30 phút ngày 17 tháng 6 năm Giáp Thân (nhằm ngày 2 tháng 8 năm 2004).
Trụ thế: 93 năm; Hạ lạp: 53 năm.
Công hạnh và đạo nghiệp của Ngài mãi mãi an tịnh thanh lương.
NAM MÔ KHẤT SĨ CHƠN NHƯ ĐƯỜNG THƯỢNG, LY XẢ HUYỄN THÂN NHỊ TỔ THIỀN SƯ GIÁC CHÁNH -
TÁC CHỨNG PHÁP THÂN THIỀN TỌA BỒ TÁT MA HA TÁT, TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.
http://daophatkhatsi.vn/tieu-su--nhi-to-giac-chanh.html
Quý Đạo Hữu kính,
Tôi kính gửi quý Đạo Hữu bài giảng Sư Khang bằng audio (mp3) và các file bài giảng được ghi chép đánh máy lại bởi đệ tử Sư.
File mp3 là những file giảng trên youtube dành cho các đạo hữu nào muốn bỏ vào trong điện thoại ipad hoặc xe hơi nghe khi đi làm mà không cần sử dụng internet
Còn file word được ghi chép lại, để học giáo lý.
Tất cả nằm trong một folder trên link sau đây. Quý đạo hữu bấm vào tải về nhé https://drive.google.com/…/fol…/0B2yxo1n3xYXYOE1ZbUt6STJtc3M
Chúc quý đạo hữu luôn an lạc tinh tấn và vãn sanh Cực Lạc
Nguồn: https://www.facebook.com/anhsang1 - Anh Sang Hy Vong
1/ Đạo Phật là gì?
Đáp:
+ "Đạo" nghĩa là con đường, cách thức... + "Phật" nghĩa là sự giác ngộ, giải thoát, trí tuệ. Giác ngộ tức là sự hiểu biết đúng đắn nhất về tất cả mọi thứ trên đời này. Giải thoát tức là thoát khỏi, loại bỏ được những trạng thái tiêu cực của tâm (như: buồn, đau khổ, lo lắng, sợ sệt, tức giận, hoảng hốt,...) và thậm chí khi tu học cao lên còn bỏ được cả những trạng thái tích cực (như: yêu, thích, hạnh phúc, yêu thương...)
Vậy, rút gọn lại, đạo Phật là những kiến thức - những cách thức giúp chúng ta có những hiểu biết đúng đắn nhất về tất cả mọi sự vật, sự việc trên đời này, từ đó đem lại sự tự do tự tại cho bản thân.
2/ Đạo Phật có phải là tôn giáo không?
Đáp:
Đạo Phật KHÔNG phải là tôn giáo, vì:
(1) Tôn giáo là hệ thống giáo lý, niềm tin của người theo tôn giáo đó vào một hoặc một số đấng giáo chủ. Trong tôn giáo nói chung, có sự ban phước (nếu người theo tôn giáo có niềm tin vào đấng giáo chủ và sống theo giáo lý của tôn giáo mình), và ngược lại cũng có giáng hoạ (nếu người theo tôn giáo đó đi ngược lại niềm tin và giáo lý của tôn giáo đó). Ngoài ra, trong tôn giáo nói chung thì chỉ có một vị giáo chủ đấng tối cao, còn người theo tôn giáo mãi mãi chỉ là người con ngoan đạo. Ví dụ: trong đạo thiên Chúa chỉ có chúa là cao nhất, người theo đạo muốn làm Chúa tức là đi ngược lại giáo lý, tức là "phạm thượng".
(2) Còn đạo Phật - thực chất chỉ là một môn học không hơn không kém. Đạo Phật không có sự mời chào, lôi kéo, ép buộc, không tuyển mộ tu sĩ. Người nào học môn học này thì có hiểu biết đúng đắn, có trí tuệ, giải thoát khỏi sự ngu dốt, hoá giải hận thù, sống cuộc sống an nhiên tĩnh tại. Người nào không học thì cứ mãi ở trong sự si mê, mờ mịt, khổ đau không bao giờ hiểu tại sao lại như vậy và cũng không bao giờ thoát ra được.
3/ Vậy: có tồn tại Phật không? Phật đang sống ở đâu?
Đáp:
- Phật không tồn tại mà có tồn tại. Tức là sao? Như đã trình bày, đạo Phật chỉ là một môn học. Như vậy, Phật không phải là một người nào đó, cũng không phải là một vị nào đó đang sống ở đâu đó... mà Phật thực ra là một trạng thái của sự hiểu biết toàn diện. Ai ngu si, có sự hiểu biết càng sai lệch thì trong đạo Phật người đó càng ở cõi thấp (địa ngục, ma quỷ, atula...); ai thông minh, có sự hiểu biết càng đúng đắn thì càng ở cõi cao (người, trời, bồ tát, ala-hán...); còn ai mà hiểu biết toàn diện thì chính là Phật.
Ví dụ: sự hiểu biết về “nước” của các cõi. - hiểu biết của con cá: nước là môi trường sống của nó - cõi người hiểu biết: nước là nước - nhà khoa học hiểu biết: nước không phải là nước, nước là H2O - nhà điện tử học lại hiểu biết khác: nước là 2 Hydro và 1 Oxy - trong kinh, địa ngục thấy nước là máu; cõi trời thấy nước là lưu ly; - .... và như đã trình bày, mỗi cõi có một sự hiểu biết khác nhau. Vậy, ai có hiểu biết đúng nhất? thực chất nước là gì? Người nào biết được đúng đắn nhất thì chính là Phật. Nhưng vì Phật không thể đem sự hiểu biết của mình để giảng cho cõi thấp hơn như con cá hiểu được nước là gì, giống như giảng về vị ngọt của đường cho người không có lưỡi vậy, chính vì vậy mỗi người mới phải tự đi vào con đường tu học trên đôi chân của chính mình, để cuối cùng có sự hiểu biết giống như Phật.
- Phật đang ở đâu? “Nơi ở” của Phật gọi là niết bàn. Chỉ cần là người hiểu biết toàn diện (tức chính là Phật) thì người đó đang ở nơi đâu trong vũ trụ này, hay đang ở trong hoàn cảnh nào thì cũng chính là đang ở trong niết bàn cả.
Như vậy: - Ai cũng có thể thành Phật nếu học và hiểu đạo Phật; - Niết bàn ở bất cứ nơi đâu, bất kể không gian, thời gian. - Theo đạo Phật, một vị có hiểu biết cao như giáo sư hay nhà khoa học có thể đang ở cõi cao hơn cõi của người tu trong chùa cả vài chục năm mà hiểu biết vẫn thấp.
4/ Vậy thì có Phật, Bồ Tát “phù hộ độ trì” không?
Đáp:
Theo nghĩa đen thì hoàn toàn không có Phật hay vị thần thánh nào “phù hộ” cả. Mà hiểu theo nghĩa bóng thì chỉ có những vị ở cõi cao (có sự hiểu biết cao) giảng dạy, giúp đỡ... cho những chúng sanh ỡ cõi thấp (có sự hiểu biết thấp).
(hết phần 1)https://www.facebook.com/notes/

No comments:

Post a Comment