Friday, April 19, 2019

SILKY MILK

How to Make Hong Kong Milk Tea

The secret behind Hong Kong style milk tea

How to Make Milk Tea Hong Kong Style Recipe

The fuel for Hong Kong's engine: milk tea




Hong Kong. The Famous Tea House "Lan Fong Yuen". Street Food, Tea and Snacks in Central 

District

mừng thọ mẹ 90 tuổi

Thursday, April 11, 2019

DIỆN CHẨN

Shigeaki Hinohara cu`ng bí quyết trường thọ.

Sống gửi thác về, của cải chỉ là phù du, hãy vui vẽ mà sống. Đó là bí quyết sống lâu của bác sĩ Shigeaki Hinohara nổi tiếng nhất ở Nhật. Ông mới qua đời hồi năm ngoái, hưởng thọ 105 tuổi.
shared
https://vietnammoi.vn/12-bi-quyet-truong-tho-cua-bac-si-nhat-shigeaki-hinohara-80529.htm
12 bi quyet truong tho cua bac si nhat shigeaki hinohara
Bác sĩ Shigeaki Hinohara khoe cuốn sổ ghi chú bí quyết sống thọ. (Ảnh: meddybear.net)
Nhật nổi tiếng có nhiều người sống trường thọ. Tuổi thọ bình quân của nam là 80 tuổi và của nữ lên đến 86 tuổi. Người phụ nữ giữ kỷ lục cao tuổi nhất thế giới từ năm 2013 đến năm 2017 là bà Misao Okawa. Bà qua đời ngày 1-4-2015 hưởng thọ 117 tuổi.
Mùa hè năm 2017, nước Nhật cũng đã mất một trong những cụ ông sống thọ nhất thế giới. Bác sĩ Shigeaki Hinohara từ trần ngày 18-7-2017 do suy hô hấp, hưởng thọ 105 tuổi.
Ông là một trong những hành khách đi chuyến bay Boeing 727 mang số hiệu 351 của hãng hàng không Japan Airlines chở 115 người bị không tặc ngày 31-3-1970.
Nhóm không tặc gồm 9 người thuộc Hồng quân Nhật đã ép máy bay bay đi Cuba. Sau khi các hành khách được trả tự do tại Fukuoka (Nhật) và Seoul, máy bay đáp xuống Bình Nhưỡng do hết nhiên liệu. Sau đó, nhóm không tặc đầu hàng.
Năm 2000, bác sĩ Shigeaki Hinohara đã thành lập "Phong trào Người cao tuổi mới" dành cho người từ 75 tuổi trở lên có sức khỏe tốt để khuyến khích họ sử dụng kinh nghiệm và kiến thức đóng góp cho xã hội.
Ông chủ trương phải đi xét nghiệm hàng năm để phát hiện sớm bệnh tật và là người đầu tiên nghĩ rằng các chứng bệnh như đột quỵ, đau tim xuất phát từ lối sống.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã săn sóc cho các nạn nhân trong vụ máy bay Mỹ ném bom gây cháy hàng loạt tại Tokyo ngày 10-3-1945 (khoảng 100.000 người thiệt mạng). Ông là người đi tiên phong phát triển ngành y học dự phòng tại Nhật. Ông đã nhận ba bằng Tiến sĩ danh dự do các trường đại học ở Nhật, Mỹ và Canada phong tặng.Ông Shigeaki Hinohara sinh ngày 4-10-1911 tại huyện Yoshiki thuộc tỉnh Yamaguchi (miền tây nước Nhật). Từ năm 1941, ông bắt đầu làm việc tại bệnh viện quốc tế St. Luke ở thủ đô Tokyo với tư cách bác sĩ đa khoa. Từ năm 1990, ông được phong là Chủ tịch danh dự của bệnh viện.
Vài tháng trước khi qua đời ông vẫn khám bệnh cho bệnh nhân. Ông đã viết 75 cuốn sách, trong đó có một cuốn sách best-seller được ông viết năm 101 tuổi.
Năm 97 tuổi, ông đã nêu 12 bí quyết để sống trường thọ như sau:
1. Ăn uống cân bằng: "Tất cả những người sống lâu bất kể quốc tịch, chủng tộc, giới tính đều có một điểm chung là không bao giờ thừa cân".
2. Sống năng động: "Để có sức khỏe tốt nên thường xuyên leo cầu thang và tự mang đồ đạc của mình. Tôi leo cầu thang mỗi lần hai bậc để giữ cơ bắp".
3. Tìm lại tính năng động của tuổi trẻ: "Tính năng động liên quan đến tinh thần thoải mái chứ không do cách thức ăn uống hay thời gian ngủ. Khi chúng ta vui đùa lúc còn trẻ chúng ta đã quên ăn quên ngủ. Tôi cho rằng chúng ta tiếp tục sống như thế ngay cả lúc tuổi đã cao. Đặt ra nhiều quy định (như ấn định giờ ăn, giờ ngủ) là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi".
4. Luôn bận rộn: "Hãy luôn lập kế hoạch trước. Lịch làm việc của tôi đều bận trong 5 năm tới với các cuộc hội thảo và công việc thường xuyên tại bệnh viện".
5. Tiếp tục làm việc: "Nghỉ hưu không phải là điều luôn cần thiết. Ngược lại, nếu cần nghỉ hưu thì nên nghỉ sau 65 tuổi".Thực đơn hằng ngày của bác sĩ Shigeaki Hinohara rất đơn giản gồm điểm tâm với nước ép trái cây, một muỗng dầu ô liu, bột đậu lăng và một quả chuối, bữa trưa có ít sữa và bánh quy (nếu không có thì giờ thì nhịn luôn) và bữa tối ông dùng cá, cơm và trái cây. Ông cũng ăn thịt nhưng chỉ ăn mỗi tuần hai lần, mỗi lần không quá 90 gam.
6. Tiếp tục đóng góp cho xã hội: "Qua tuổi nào đó, chúng ta phải nỗ lực để tham gia hoạt động xã hội. Từ năm 65 tuổi, tôi luôn tham gia hoạt động tình nguyện".
7. Chuyển giao kiến thức: "Hãy chia sẻ vốn kiến thức của bạn. Tôi tham gia 150 cuộc hội thảo mỗi năm, một số hội thảo dành cho 100 học sinh trung học, một số khác dành cho 4.500 chủ doanh nghiệp. Tôi thường đứng nói 1 tiếng hay 1 tiếng rưỡi nhưng vẫn thấy khỏe".
8. Hiểu rõ giá trị của các bộ môn khác nhau: "Chỉ khoa học không thôi sẽ không chăm sóc đủ cho bản thân về thể chất lẫn tinh thần. Khoa học điều trị chung cho mọi người nhưng bệnh lại mang tính chất cá nhân… Vậy chúng ta cũng cần quan tâm đến các chuyên ngành đại cương và nghệ thuật thị giác vì duy nhất y học không đủ".
9. Theo dõi bản năng: "Ngược lại với những gì người ta tưởng, bác sĩ không đủ khả năng điều trị mọi bệnh tật. Vậy tại sao lại gây ra đau đớn vô ích trong một số ca phẫu thuật? Tôi cho rằng âm nhạc và thú nuôi trị bệnh có thể giúp con người tốt hơn các bác sĩ nghĩ".
10. Xa rời suy nghĩ thực dụng: "Bạn đừng để mình chìm đắm trong công việc tích lũy của cải vật chất. Bạn hãy nhớ chúng ta không biết giờ lâm chung của chúng ta đến khi nào và khi đó chúng ta sẽ không mang theo được gì cả".
11. Có hình mẫu sống và truyền cảm hứng: "Bạn hãy đến gặp một con người truyền cảm hứng để bạn đi tới. Cha tôi đã học ở Mỹ năm 1900, ông ấy là người đi tiên phong và là một trong những người tôi ngưỡng mộ. Sau đó tôi đã gặp một số người hướng dẫn khác trong cuộc sống. Khi tôi cảm thấy thối chí trước vấn đề gì đó, tôi tự hỏi họ sẽ có phản ứng thế nào".
12. Đừng đánh giá thấp quyền lực của giải trí: "Đau đớn là điều bí ẩn và giải trí là cách tốt nhất để vượt qua cơn đau. Khi trẻ em đau răng và người ta bắt đầu chơi với chúng, chúng quên đau ngay. Các bệnh viện phải thỏa mãn nhu cầu chủ yếu của bệnh nhân là thay đổi cách suy nghĩ. Bệnh viện quốc tế St Luke tại Tokyo (nơi tôi đã từng lãnh đạo và nơi tôi làm việc đến cùng) đã đề nghị dùng âm nhạc, trị bệnh bằng thú nuôi và mở các lớp nghệ thuật".

Saturday, April 6, 2019

Repentance (1987) Dir. Tengiz Abuladze.

shared 
Published on Jul 7, 2018


CON ĐƯỜNG KHÔNG DẪN ĐẾN NHÀ THỜ
(Video 1 phút 40 giây)
Đoạn kết phim "Sám hối" do đạo diễn Tengiz Abuladze (1924-1994) thực hiện năm 1984 tại Liên Xô trong thời kỳ đổi mới dưới triều ông Goóc-ba-chốp.


Đoạn kết là cuộc đối thoại ngắn giữa một bà cụ và một phụ nữ trung niên đang làm những chiếc bánh hình thánh đường Thiên Chúa giáo:
- Xin lỗi cô, con đường này có dẫn đến nhà thờ không? Tôi muốn biết đường này có dẫn đến nhà thờ không.
- Không ạ, đây là Đường Varlam. Đường này không dẫn đến nhà thờ.
- Vậy, ai cần đến nó làm gì? Con đường không dẫn đến nhà thờ thì có để làm gì?


Rồi bà cụ bước đi khuất bóng dần trên con đường vắng trong tiếng hát bài hợp xướng của Charles Gounod: MORS ET VITA (Sự Chết và Sự Sống).
Ước mong rằng mỗi con đường chúng ta đặt ra để sống hay chọn để sống đều dẫn đến sự thiện, dẫn đến việc gặp gỡ anh em và gặp gỡ Thiên Chúa
shared