http://poem.tkaraoke.com/23247/Trang_Hoang_Hon.html
Trăng Hoàng Hôn
Tác giả: Quách Tấn
Chút lòng
Vì thiên về luật Thi nên ngót 40 năm, từ ngày bước chân vào làng thơ, từ năm 1932 cho đến năm 1974, tôi chỉ có được một tập Lục Bát trên trăm bài lấy tên là Nhánh Lục.
Từ Thu 1975 đến Ðông 1977, chuyên về Lục Bát, tôi soạn liên tiếp được hai tập, tập Nửa Rừng Trăng Lạnh và tập Trăng Hoàng Hôn này.
Nguyên nhân sáng tác, dụng ý trong việc mệnh danh và tánh chất dị đồng của hai tập thơ tôi xin trình bày đại lược:
Nửa Rừng Trăng Lạnh gồm thơ từ 6 câu trở lên mượn chữ trong thơ của Kỳ Lệ Xuyên Phương Bá đời Thanh:
Nhất cảnh hiểu phong tầm cựu mộng
Bán lâm hàn nguyệt thất cô thôn
(Một đường gió sớm đi tìm giấc mộng cũ
Nửa rừng trăng lạnh che lấp thôn mồ côi)
Vì thiên về luật Thi nên ngót 40 năm, từ ngày bước chân vào làng thơ, từ năm 1932 cho đến năm 1974, tôi chỉ có được một tập Lục Bát trên trăm bài lấy tên là Nhánh Lục.
Từ Thu 1975 đến Ðông 1977, chuyên về Lục Bát, tôi soạn liên tiếp được hai tập, tập Nửa Rừng Trăng Lạnh và tập Trăng Hoàng Hôn này.
Nguyên nhân sáng tác, dụng ý trong việc mệnh danh và tánh chất dị đồng của hai tập thơ tôi xin trình bày đại lược:
Nửa Rừng Trăng Lạnh gồm thơ từ 6 câu trở lên mượn chữ trong thơ của Kỳ Lệ Xuyên Phương Bá đời Thanh:
Nhất cảnh hiểu phong tầm cựu mộng
Bán lâm hàn nguyệt thất cô thôn
(Một đường gió sớm đi tìm giấc mộng cũ
Nửa rừng trăng lạnh che lấp thôn mồ côi)
Trăng Hoàng
Hôn gồm thơ 4 câu mượn chữ trong thơ Lâm Hoà Thịnh đời Tống:
Sơ ảnh hoành tà thuỷ thanh thiển
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
(Ảnh thưa thớt toả dọc ngang trên dòng nước trong và cạn
Hương kín đáo trôi nổi dưới bóng trăng lúc chiều hôm)
Thơ của cổ nhân vốn không liên quan đến thơ trong hai tập Lục Bát. Mượn chữ đặt tên chỉ mong tỏ chút lòng cùng bạn tương tri tương ái.
Thơ tuy chia làm hai, nhưng hai mà một. Bởi thơ của hai vị Thi Bá, Thanh cũng như Tống đều là thơ vịnh mai và đều là mai dưới nguyệt. Mai ẩn trong nguyệt, nguyệt lồng vào mai. Một tinh thần một cốt cách. Song Mai của Kỳ Lệ Xuyên là mai dưới trăng khuya rừng vắng, trong sáng mà lạnh lùng. Còn Mai của Lâm Hoà Thịnh là mai dưới trăng lúc chiều trời bảng lảng, nhã đạm mà thanh u. Phong vị không đồng mà sắc thái cũng khác, nên một mà hai. Một mà hai, hai mà một. Ðó là chỗ không khác mà khác, khác mà không khác giữa hai tập thơ.
Thơ trong Trăng Hoàng Hôn chỉ là những nét chấm phá lướt qua giấy mỗi khi tâm động ý sanh. Khí cách, thần thái không khác bóng trăng dưới trời chiều, vừa yếu vừa lạt. Lại thêm bị thời cuộc chi phối, tâm hồn tôi không được thanh thản an thư. Chất thơ cũng như giọng thơ do đó không thuần nhất, lắm khi không được trong, không mấy nhuyễn.
Người xưa bảo: “Oanh già không hót, người già không nên làm thơ” Bởi oanh già biết giọng hót của mình không còn thanh tao, thì người già cũng phải biết rằng lời thơ của mình không còn tráng lệ. Nhưng tôi làm thơ không phải để phấn sức tài hoa, mà để ký thác tâm sự, giải thoát ưu tư. Nên miễn sao từ đạt ý là mừng.
Song để khỏi ném đi vì vô vị, mong bạn lòng đừng dừng lại nơi Có mà gắng đi vào chỗ Không. Bạn sẽ gặp mùi ám hương của hoa mai len lỏi trong bóng chiều bảng lảng.
Nha Trang Tiết Xuân Phân
Năm Mậu Ngọ (1978)
Quách Tấn
Sơ ảnh hoành tà thuỷ thanh thiển
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
(Ảnh thưa thớt toả dọc ngang trên dòng nước trong và cạn
Hương kín đáo trôi nổi dưới bóng trăng lúc chiều hôm)
Thơ của cổ nhân vốn không liên quan đến thơ trong hai tập Lục Bát. Mượn chữ đặt tên chỉ mong tỏ chút lòng cùng bạn tương tri tương ái.
Thơ tuy chia làm hai, nhưng hai mà một. Bởi thơ của hai vị Thi Bá, Thanh cũng như Tống đều là thơ vịnh mai và đều là mai dưới nguyệt. Mai ẩn trong nguyệt, nguyệt lồng vào mai. Một tinh thần một cốt cách. Song Mai của Kỳ Lệ Xuyên là mai dưới trăng khuya rừng vắng, trong sáng mà lạnh lùng. Còn Mai của Lâm Hoà Thịnh là mai dưới trăng lúc chiều trời bảng lảng, nhã đạm mà thanh u. Phong vị không đồng mà sắc thái cũng khác, nên một mà hai. Một mà hai, hai mà một. Ðó là chỗ không khác mà khác, khác mà không khác giữa hai tập thơ.
Thơ trong Trăng Hoàng Hôn chỉ là những nét chấm phá lướt qua giấy mỗi khi tâm động ý sanh. Khí cách, thần thái không khác bóng trăng dưới trời chiều, vừa yếu vừa lạt. Lại thêm bị thời cuộc chi phối, tâm hồn tôi không được thanh thản an thư. Chất thơ cũng như giọng thơ do đó không thuần nhất, lắm khi không được trong, không mấy nhuyễn.
Người xưa bảo: “Oanh già không hót, người già không nên làm thơ” Bởi oanh già biết giọng hót của mình không còn thanh tao, thì người già cũng phải biết rằng lời thơ của mình không còn tráng lệ. Nhưng tôi làm thơ không phải để phấn sức tài hoa, mà để ký thác tâm sự, giải thoát ưu tư. Nên miễn sao từ đạt ý là mừng.
Song để khỏi ném đi vì vô vị, mong bạn lòng đừng dừng lại nơi Có mà gắng đi vào chỗ Không. Bạn sẽ gặp mùi ám hương của hoa mai len lỏi trong bóng chiều bảng lảng.
Nha Trang Tiết Xuân Phân
Năm Mậu Ngọ (1978)
Quách Tấn
Nặng tình
Gái thời bến nước mười hai
Mười hai bến chợ làm trai là mình
Dòng đời dù lắm lênh đênh
Con đò xưa vẫn nặng tình cây đa.
Thương mình
Thương mình nặng nghiệp văn chương
Ðã tơ khúc ruột còn sương mái đầu
Mênh mông biển nhuộm màu dâu
Trăm năm thế ấy nghìn thu thế nào?
Tâm sự
Toan vùi đóm lửa văn chương
Dòng trôi tâm sự gió sương lại nhiều
Gương trong dù chẳng nhiễu điều
Vầng trăng cổ độ dẫn triều nước lên.
Lầu khuya
Lầu khuya đã dứt tiếng đàn
Còn nghe đôi cánh hương tàn rụng thu
Phong trần ngấm vị phong lưu
Lòng không trăng nước Giang Châu vẫn buồn.
Tạnh mưa
Mưa rồi trời lại thêm trong
Giàn hoa thiên lý cánh ong dập dìu
Lưa thưa rụng giọt nắng chiều
Áo phơi gió nhẹ ít nhiều hương bay.
Nở hồng
Bụi đường đã vắng ngựa xe
Bức mành rũ thấp còn e gió lồng
Ngồi nhen bếp lửa sưởi lòng
Hoa thơm mấy nụ nở hồng trong sương.
Còn nghe
Hừng đông nối bóng trăng tà
Tiếng chim mát mẻ màu hoa ngọt ngào
Duyên trần đã tỉnh chiêm bao
Còn nghe bước sóng ra vào bến xưa.
Ngại ngùng
Ngại ngùng lửa nắng dầu sương
Nhớ nhau tìm giấc canh trường thăm nhau
Trăng tà hiu hắt gió lau
Thương ai tóc đã bạc màu hoa xuân.
Cúc tháng hai
Canh chầy lòng biết gởi ai
Sân trăng nhìn cúc tháng hai ngậm ngùi
Lạnh lùng tiếng vạc mây trôi
Giếng xưa hắt ánh sao rơi vào thềm.
Ngàn xanh
Ðều trời nửa nắng nửa mưa
Thiu thiu giấc mộng song trưa vừa tàn
Chim non chiu chít gọi đàn
Ngàn xanh ngắm vọi muôn vàn nhớ thương.
Hoa quỳ
Ðổi thay cũng bởi tại trời
Thân mình mình giữ trách người ích chi
Nâng lòng đón ánh tà huy
Vườn quê nghĩ khóm hoa quỳ mà thương.
Thâu đêm
Rằng buồn nghĩ chẳng ích chi
Mà vui cũng chẳng có gì mà vui
Ngoài hiên mưa gió sụt sùi
Củi nhen nửa bếp lửa cười thâu đêm.
Bến xa
Thuyền ai lạnh phiếm trăng thâu
Ðìu hiu lau lách nhạt màu áo xanh
Nước non dệt mộng không thành
Bến xa huyền hạc bay nhanh trở về
Nghẹn ngào
Bạn xưa người mất người xa
Người gần ngó lại ai là bạn thân
Song thơ phủi lớp phong trần
Ngâm câu “xuân thọ mộ vân”(1) nghẹn ngào.
Tuổi già
Tuổi già thêm nặng tình thơ
Nhớ thương người khuất đợi chờ người xa
Lắm đêm tỉnh giấc canh gà
Ðem chồng thơ cũ mở ra ngồi nhìn.
Một tình với thơ
Mái đầu dầu đã hết xanh
Trước sau đời vẫn một tình với thơ
Hiu hiu mạch sống tràn bờ
Mùa hoa nở trọn những giờ say xuân.
Ngọt ngào
Trang lòng phong kín ý thơ
Chòm mai cổ thụ còn chờ chiêm bao
Long lanh giếng mọc đầy sao
Trà chuyên độc ẩm ngọt ngào trăng khuya.
Nghêu ngao
Trước nhà chợ họp lao xao
Dưới hiên nằm hát nghêu ngao một mình
Ai hay gió cũng đa tình
Thổi tường hoa nở cho nhành chim kêu.
Ðọng giọt
Từng hàng mây kéo ra khơi
Sương khuya ướt cánh chim trời về đâu
Bùi ngùi ra đứng sân sau
Nhìn trăng đọng giọt trên tàu chuối non.
Bồi hồi
Tiếng quyên kêu lạnh nắng chiều
Rừng lan hồng hạc tiêu điều khói sương
Bồi hồi ngoảnh lại cố hương
Ngựa ai đủng đỉnh dừng cương giữa đèo.
Ngậm ngùi
Non trăng đã lặng dấu hài
Trải niềm tâm sự sân lài trắng sương
Thương mình chẳng bước tha hương
Lòng nghe sóng vỗ trùng dương ngậm ngùi.
Tiếng địch
Tiết trời vừa mới sang đông
Nối tình ly biệt đầy sông lá vàng
Bến xa tiếng địch mơ màng
Ðưa theo ngọn bấc lòng chàng Tiệm Ly.
Lớp lớp mây giăng
Sân lài ngào ngạt hương đêm
Một mình thơ thẩn bên thềm đợi trăng
Phương trời lớp lớp mây giăng
Tuổi già nghĩ chuyện đấu thăng ngại ngùng.
Mong bớt chua cay
Tuổi già gặp buổi khó khăn
Làm nông thiếu ruộng làm văn trái mùa
Vị đời mong bớt chua cay
Ðêm đêm ngồi lắng chuông chùa điểm sương.
Nửa tin
Hoa sâm đầy giếng nở hồng
Trời mai nắng sưởi giấc nồng song thu
Phấn dồi đôi cánh lãng du
Nửa tin rằng bướm rằng Chu rằng mình.(2)
Gió sen
Mây giăng lớp lớp nhân tình
Tránh đời sao lại ẩn mình trong mây?
Ao nhà một giấc ngủ say
Bình minh trở dậy thuyền đầy gió sen.
Theo bóng
Tìm hoa cánh bướm xuyên rừng
Hiu hiu bụi phấn thơm lừng gió thu
Gió lồng hương trắng bến lau
Bóng chiều theo bóng thuyền câu vào bờ.
Cánh cò
Già càng thương cháu thương con
Lo tìm hạnh phúc mong còn sức lo
Sông sâu gặp buổi không đò
Bâng khuâng ngắm vọi cánh cò lưng mây.
Lệ sáp
Tuổi già ngủ ít nghĩ nhiều
Ðường kia nỗi nọ lắm điều thương tâm
Nỗi niềm mong đợi tri âm
Ðìu hiu lệ sáp ướt dầm trang thơ.
Ngập tràn
Lửa duyên lò nhúm chưa tàn
Sao lòng phong nhã ngập tràn gió sương?
Ân tình gợn sóng tang thương
Lệ hoa rơi rụng vô thường dưới trăng.
Vừa tạnh
Chùa xa vừa tạnh giọt đồng
Tường vi nén lệ nở hồng bình minh
Hương lồng đáy giếng lung linh
Trà mai một hớp ngọt tình cố viên.
Tiếng dương cầm
Dịu dàng trời hảnh nắng mai
Quanh thềm giếng ngọt nở vài hoa sâm
Tay ai thơm ngón dương cầm
Từng đoàn bướm trắng bay tầm mộng xuân.
Thân này
Thân này tuy có mà không
Tuy không mà có trăng trong giữa hồ
Cây rừng lớp lớp vinh khô
Mơ màng tiếng hạc bên hồ Chiêu Vương.
Bến đò năm xưa
Xa nhau lòng chẳng hẹn hò
Nhớ nhau trở lại bến đò năm xưa
Chuồn chuồn mặt nước điểm sưa(3)
Hoa lau nở trắng đôi bờ tịch liêu.
Ðôi én huyền
Canh khuya mưa gió lạnh lùng
Vẳng nghe trước giậu ngập ngừng tiếng ai
Vội vàng khêu ngọn đèn côi
Bay vào cửa hé một đôi én huyền.
Gầy hơi xuân
Lông vàng đôi mái gà tơ
Gà con lông tía sởn sơ một bầy
Trời chiều hiu hắt gió tây
Ôm rơm lót ổ mong gầy hơi xuân
Nhẩy nguồn
Những lo lo chẳng được gì
Những buồn buồn chẳng ích chi mà buồn
Nhẩy sông nhờ nước nhẩy nguồn
Nguồn chưa cạn nước nước còn xuống sông.
Chờ lửa
Ðường trưa nắng những lạnh lùng
Huống đêm mưa gió não nùng xiết bao
Thoi trầm ủ bóng non cao
Nhúm lên chờ lửa ngọt ngào dư hương.
Vấn vương
Tuổi già tưởng được thảnh thơi
Hay đâu bận rộn gấp mười ngày xanh
Chuyện đời tính quẩn lo quanh
Lòng thơ thêm mối chung tình vấn vương.
Thu muộn
Nắng vàng sưởi ấm hiên trưa
Võng gai kẽo kẹt nằm đưa tuổi già
Mây ngàn vọng tiếng chim ca
Dẫu trong thu muộn vẫn là xuân xanh.
Chép thơ
Nghe than “gạo củi hết rồi”
Bên hiên sẻ đậu vẫn ngồi chép thơ
Tay đời đã vụng từ xưa
Học đòi theo nhện giăng tơ ngỡ ngàng.
Ngày tàn
Bạn xưa gát bút cả rồi
Song thơ một bóng mình ngồi ngâm trăng
Ngày tàn thương Ðỗ Thiếu Lăng(4)
Nghìn thu chớp ánh sao băng cuối trời.
Vô tư
Bạn thơ rày chẳng còn ai
Tới lui trò chuyện chỉ vài nhà sư
Chung trà hớp ngụm vô tư
Chia tay nhìn bóng thanh hư gởi lòng.
Một mình
Gặp nhau nửa buổi chuyện trò
Người về am vắng thơm tho gió ngàn
Một mình ngồi tựa lan can
Nhìn đôi chim én cặp làn mây bay.
Nhớ chùa
Nhớ chùa lòng muốn lên thăm
Sườn non đã dốc đá dăm lại nhiều
Lắng tai nghe tiếng chuông chiều
Mặt hồ lặng sóng mây điều bay qua.
Nhớ bạn
Ngoài trời những gió cùng mưa
Bâng khuâng nhớ bạn cửa chùa viết văn
Hoa đèn nở nhuỵ chuông ngân
Từng trang giấy lật hương xuân ngọt ngào.
Mưa nắng
Mưa mai không hẹn nắng chiều
Nắng chiều sưởi ấm cánh diều mắc mưa
Duyên bèo một chuyến đò đưa
Bèo trôi bến cũ vẫn lưa(5) nghĩa đò.
Nhớ chồng
Sáng nay trời hảnh nắng vàng
Ven sông khói biếc từng hàng cò bay
Nhớ chồng đem lúa ra xay
Lòng nghe thổn thức lệ ngày đưa nhau.
Lên đồi Trại Thuỷ
Mênh mông biển lộng sóng dừa
Lên đồi Trại Thuỷ nắng vừa lên cao
Mùi thiền ngấm vị phong tao
Mùa không sen nở vẫn ngào ngạt hương.
Ðưa nhau
Nắng chiều nhuộm thắm ngàn mây
Lưng đồi hoa nở vàng tay ai về
Cửa chiền(6) thơm mát tình quê
Ðưa nhau chiếc lá bồ đề bay theo.
Am mây
Lưng đồi khép cánh am mây
Ðêm đêm lần hạt ngày ngày dịch kinh
Phong lan trước cửa buông mành
Hương trong theo ngọn gió lành bay xa.
Trồng hoa
Hoa không ấm cật no lòng
Người trồng dâu lúa ta trồng hoa thơm
Khi đời ấm áo no cơm
Hái năm ba nhánh vào đơm lục bình.(7)
Duyên lành
Ðã trôi theo ngọn thuỷ triều
Thân bèo chi khỏi ít nhiều lênh đênh
Ðường xa gặp mối duyên lành
Tình tha hương phút trở thành gia hương.
Vô thường
Hoàng hôn chầm chậm xuống gần
Ðồi cao rảo bước thương vần Nghĩa Sơn
Vô thường lá rụng từng cơn
Trời xanh thả mảnh trăng non xuống hồ.
Bên sông
Hơi sương đã lạnh nắng chiều
Con đò vắng khách tiêu điều nước mây
Về rừng từng trận chim bay
Thân cò mòn mỏi tháng ngày bên sông.
Vườn quê
Ngày nay chi khác ngày qua
Ngày mai rồi nữa cũng là ngày nay
Ðầy trời lá rụng sương bay
Vườn quê một khóm mai gầy nở hương.
Non sâu gởi về
Bạn thân lớp trước chẳng còn
Ðồng trang quá nửa mỏi mòn lá thu
Thương mình đơn chiếc bóng dâu
Khóm lan hồ điệp non sâu gởi về.
Vẫn xanh
Từng cơn lá rụng nắng vàng
Gió đôi cổ tháp bay sang xóm chài
Trời cao nhuộm thắm sông dài
Màu xanh nước chảy chảy hoài vẫn xanh.
Rụng nắng chiều
Sen hồ từng trận hương đưa
Chen tầng mây khói lửng lơ cánh diều
Gió ru hồn mộng thiu thiu
Chuông chùa khua rụng nắng chiều đầy non.
Nỗi niềm
Giang Lang tuổi đã về già
Bút đâu còn sức cho hoa thắm màu
Mây ngàn trải ngọn gió lau
Ðôi hàng nhạn trắng chép mau nỗi niềm
Chú thích: (Phần chú thích này không thuộc vào chính văn của tác phẩm, do Trương củng đưa thêm vào)
(1)Xuân thụ mộ vân.春樹暮蕓. Ý nhớ bạn phương xa.
Lấy chữ trong bài “Xuân nhật ức Lý Bạch” 春日憶李白 của Ðỗ Phủ, bài thơ tả lúc Ðỗ Phủ ở Giang Ðông ngày xuân nhớ Lý Bạch ở Vị Bắc.
白也詩無敵, Bạch dã thi vô địch,
飄然思不群. Phiêu nhiên tứ bất quần.
清新庾開府, Thanh tân Dữu khai phủ,
俊逸鮑參軍. Tuấn dật Bào tham quân.
渭北春天樹, Vị bắc xuân thiên thụ,
江東日暮雲. Giang đông nhật mộ vân.
何時一樽酒, Hà thời nhất tôn tửu,
重與細論文. Trùng dữ tế luận văn.
Trần Trọng San dịch
Ngày Xuân Nhớ Lý Bạch
Không có thơ nào hơn Lý Bạch ;
Ý phơi phới nhẹ, chẳng ai bằng .
Thanh tân giống hệt Dữu Khai phủ ,
Tuấn dật như là Bào tham quân .
Vị Bắc cây xuân trời chốn cũ ,
Giang Ðông mây vẫn bóng chiều tàn .
Bao giờ rượu lại cùng nâng chén ,
Câu chuyện văn chương lại được bàn ?
(2) Trang Chu mộng hồ điệp: Trang chu nằm mộng thấy mình hoá bướm, tỉnh dậy không biết tối qua Trang Chu mơ thành bướm, hay sáng nay bướm đang mơ thành Trang Chu, ở đây tác giả tỉnh giấc không biết mình là mình, hay là Trang Chu hay là bướm đang nằm mộng.
(3) Ðiểm sưa: Ðiểm thưa thưa, thỉnh thoảng đáp xuống nước. Sưa là thưa nói trạnh ra. Ca dao: Tiếc công đan giỏ bỏ cà, giỏ sưa cà lọt, công đà uổng công.
(4) Ðỗ Thiếu Lăng: Ðỗ Phủ , Thi hào của Trung hoa đời Ðường
(5) Lưa: còn dư, còn thừa.
(6) Cửa chiền: cửa chùa, như ta thường nói từ kép chùa chiền.
(7) Lục bình: độc bình, bình cắm hoa, viết theo phát âm của người miền Trung
Gái thời bến nước mười hai
Mười hai bến chợ làm trai là mình
Dòng đời dù lắm lênh đênh
Con đò xưa vẫn nặng tình cây đa.
Thương mình
Thương mình nặng nghiệp văn chương
Ðã tơ khúc ruột còn sương mái đầu
Mênh mông biển nhuộm màu dâu
Trăm năm thế ấy nghìn thu thế nào?
Tâm sự
Toan vùi đóm lửa văn chương
Dòng trôi tâm sự gió sương lại nhiều
Gương trong dù chẳng nhiễu điều
Vầng trăng cổ độ dẫn triều nước lên.
Lầu khuya
Lầu khuya đã dứt tiếng đàn
Còn nghe đôi cánh hương tàn rụng thu
Phong trần ngấm vị phong lưu
Lòng không trăng nước Giang Châu vẫn buồn.
Tạnh mưa
Mưa rồi trời lại thêm trong
Giàn hoa thiên lý cánh ong dập dìu
Lưa thưa rụng giọt nắng chiều
Áo phơi gió nhẹ ít nhiều hương bay.
Nở hồng
Bụi đường đã vắng ngựa xe
Bức mành rũ thấp còn e gió lồng
Ngồi nhen bếp lửa sưởi lòng
Hoa thơm mấy nụ nở hồng trong sương.
Còn nghe
Hừng đông nối bóng trăng tà
Tiếng chim mát mẻ màu hoa ngọt ngào
Duyên trần đã tỉnh chiêm bao
Còn nghe bước sóng ra vào bến xưa.
Ngại ngùng
Ngại ngùng lửa nắng dầu sương
Nhớ nhau tìm giấc canh trường thăm nhau
Trăng tà hiu hắt gió lau
Thương ai tóc đã bạc màu hoa xuân.
Cúc tháng hai
Canh chầy lòng biết gởi ai
Sân trăng nhìn cúc tháng hai ngậm ngùi
Lạnh lùng tiếng vạc mây trôi
Giếng xưa hắt ánh sao rơi vào thềm.
Ngàn xanh
Ðều trời nửa nắng nửa mưa
Thiu thiu giấc mộng song trưa vừa tàn
Chim non chiu chít gọi đàn
Ngàn xanh ngắm vọi muôn vàn nhớ thương.
Hoa quỳ
Ðổi thay cũng bởi tại trời
Thân mình mình giữ trách người ích chi
Nâng lòng đón ánh tà huy
Vườn quê nghĩ khóm hoa quỳ mà thương.
Thâu đêm
Rằng buồn nghĩ chẳng ích chi
Mà vui cũng chẳng có gì mà vui
Ngoài hiên mưa gió sụt sùi
Củi nhen nửa bếp lửa cười thâu đêm.
Bến xa
Thuyền ai lạnh phiếm trăng thâu
Ðìu hiu lau lách nhạt màu áo xanh
Nước non dệt mộng không thành
Bến xa huyền hạc bay nhanh trở về
Nghẹn ngào
Bạn xưa người mất người xa
Người gần ngó lại ai là bạn thân
Song thơ phủi lớp phong trần
Ngâm câu “xuân thọ mộ vân”(1) nghẹn ngào.
Tuổi già
Tuổi già thêm nặng tình thơ
Nhớ thương người khuất đợi chờ người xa
Lắm đêm tỉnh giấc canh gà
Ðem chồng thơ cũ mở ra ngồi nhìn.
Một tình với thơ
Mái đầu dầu đã hết xanh
Trước sau đời vẫn một tình với thơ
Hiu hiu mạch sống tràn bờ
Mùa hoa nở trọn những giờ say xuân.
Ngọt ngào
Trang lòng phong kín ý thơ
Chòm mai cổ thụ còn chờ chiêm bao
Long lanh giếng mọc đầy sao
Trà chuyên độc ẩm ngọt ngào trăng khuya.
Nghêu ngao
Trước nhà chợ họp lao xao
Dưới hiên nằm hát nghêu ngao một mình
Ai hay gió cũng đa tình
Thổi tường hoa nở cho nhành chim kêu.
Ðọng giọt
Từng hàng mây kéo ra khơi
Sương khuya ướt cánh chim trời về đâu
Bùi ngùi ra đứng sân sau
Nhìn trăng đọng giọt trên tàu chuối non.
Bồi hồi
Tiếng quyên kêu lạnh nắng chiều
Rừng lan hồng hạc tiêu điều khói sương
Bồi hồi ngoảnh lại cố hương
Ngựa ai đủng đỉnh dừng cương giữa đèo.
Ngậm ngùi
Non trăng đã lặng dấu hài
Trải niềm tâm sự sân lài trắng sương
Thương mình chẳng bước tha hương
Lòng nghe sóng vỗ trùng dương ngậm ngùi.
Tiếng địch
Tiết trời vừa mới sang đông
Nối tình ly biệt đầy sông lá vàng
Bến xa tiếng địch mơ màng
Ðưa theo ngọn bấc lòng chàng Tiệm Ly.
Lớp lớp mây giăng
Sân lài ngào ngạt hương đêm
Một mình thơ thẩn bên thềm đợi trăng
Phương trời lớp lớp mây giăng
Tuổi già nghĩ chuyện đấu thăng ngại ngùng.
Mong bớt chua cay
Tuổi già gặp buổi khó khăn
Làm nông thiếu ruộng làm văn trái mùa
Vị đời mong bớt chua cay
Ðêm đêm ngồi lắng chuông chùa điểm sương.
Nửa tin
Hoa sâm đầy giếng nở hồng
Trời mai nắng sưởi giấc nồng song thu
Phấn dồi đôi cánh lãng du
Nửa tin rằng bướm rằng Chu rằng mình.(2)
Gió sen
Mây giăng lớp lớp nhân tình
Tránh đời sao lại ẩn mình trong mây?
Ao nhà một giấc ngủ say
Bình minh trở dậy thuyền đầy gió sen.
Theo bóng
Tìm hoa cánh bướm xuyên rừng
Hiu hiu bụi phấn thơm lừng gió thu
Gió lồng hương trắng bến lau
Bóng chiều theo bóng thuyền câu vào bờ.
Cánh cò
Già càng thương cháu thương con
Lo tìm hạnh phúc mong còn sức lo
Sông sâu gặp buổi không đò
Bâng khuâng ngắm vọi cánh cò lưng mây.
Lệ sáp
Tuổi già ngủ ít nghĩ nhiều
Ðường kia nỗi nọ lắm điều thương tâm
Nỗi niềm mong đợi tri âm
Ðìu hiu lệ sáp ướt dầm trang thơ.
Ngập tràn
Lửa duyên lò nhúm chưa tàn
Sao lòng phong nhã ngập tràn gió sương?
Ân tình gợn sóng tang thương
Lệ hoa rơi rụng vô thường dưới trăng.
Vừa tạnh
Chùa xa vừa tạnh giọt đồng
Tường vi nén lệ nở hồng bình minh
Hương lồng đáy giếng lung linh
Trà mai một hớp ngọt tình cố viên.
Tiếng dương cầm
Dịu dàng trời hảnh nắng mai
Quanh thềm giếng ngọt nở vài hoa sâm
Tay ai thơm ngón dương cầm
Từng đoàn bướm trắng bay tầm mộng xuân.
Thân này
Thân này tuy có mà không
Tuy không mà có trăng trong giữa hồ
Cây rừng lớp lớp vinh khô
Mơ màng tiếng hạc bên hồ Chiêu Vương.
Bến đò năm xưa
Xa nhau lòng chẳng hẹn hò
Nhớ nhau trở lại bến đò năm xưa
Chuồn chuồn mặt nước điểm sưa(3)
Hoa lau nở trắng đôi bờ tịch liêu.
Ðôi én huyền
Canh khuya mưa gió lạnh lùng
Vẳng nghe trước giậu ngập ngừng tiếng ai
Vội vàng khêu ngọn đèn côi
Bay vào cửa hé một đôi én huyền.
Gầy hơi xuân
Lông vàng đôi mái gà tơ
Gà con lông tía sởn sơ một bầy
Trời chiều hiu hắt gió tây
Ôm rơm lót ổ mong gầy hơi xuân
Nhẩy nguồn
Những lo lo chẳng được gì
Những buồn buồn chẳng ích chi mà buồn
Nhẩy sông nhờ nước nhẩy nguồn
Nguồn chưa cạn nước nước còn xuống sông.
Chờ lửa
Ðường trưa nắng những lạnh lùng
Huống đêm mưa gió não nùng xiết bao
Thoi trầm ủ bóng non cao
Nhúm lên chờ lửa ngọt ngào dư hương.
Vấn vương
Tuổi già tưởng được thảnh thơi
Hay đâu bận rộn gấp mười ngày xanh
Chuyện đời tính quẩn lo quanh
Lòng thơ thêm mối chung tình vấn vương.
Thu muộn
Nắng vàng sưởi ấm hiên trưa
Võng gai kẽo kẹt nằm đưa tuổi già
Mây ngàn vọng tiếng chim ca
Dẫu trong thu muộn vẫn là xuân xanh.
Chép thơ
Nghe than “gạo củi hết rồi”
Bên hiên sẻ đậu vẫn ngồi chép thơ
Tay đời đã vụng từ xưa
Học đòi theo nhện giăng tơ ngỡ ngàng.
Ngày tàn
Bạn xưa gát bút cả rồi
Song thơ một bóng mình ngồi ngâm trăng
Ngày tàn thương Ðỗ Thiếu Lăng(4)
Nghìn thu chớp ánh sao băng cuối trời.
Vô tư
Bạn thơ rày chẳng còn ai
Tới lui trò chuyện chỉ vài nhà sư
Chung trà hớp ngụm vô tư
Chia tay nhìn bóng thanh hư gởi lòng.
Một mình
Gặp nhau nửa buổi chuyện trò
Người về am vắng thơm tho gió ngàn
Một mình ngồi tựa lan can
Nhìn đôi chim én cặp làn mây bay.
Nhớ chùa
Nhớ chùa lòng muốn lên thăm
Sườn non đã dốc đá dăm lại nhiều
Lắng tai nghe tiếng chuông chiều
Mặt hồ lặng sóng mây điều bay qua.
Nhớ bạn
Ngoài trời những gió cùng mưa
Bâng khuâng nhớ bạn cửa chùa viết văn
Hoa đèn nở nhuỵ chuông ngân
Từng trang giấy lật hương xuân ngọt ngào.
Mưa nắng
Mưa mai không hẹn nắng chiều
Nắng chiều sưởi ấm cánh diều mắc mưa
Duyên bèo một chuyến đò đưa
Bèo trôi bến cũ vẫn lưa(5) nghĩa đò.
Nhớ chồng
Sáng nay trời hảnh nắng vàng
Ven sông khói biếc từng hàng cò bay
Nhớ chồng đem lúa ra xay
Lòng nghe thổn thức lệ ngày đưa nhau.
Lên đồi Trại Thuỷ
Mênh mông biển lộng sóng dừa
Lên đồi Trại Thuỷ nắng vừa lên cao
Mùi thiền ngấm vị phong tao
Mùa không sen nở vẫn ngào ngạt hương.
Ðưa nhau
Nắng chiều nhuộm thắm ngàn mây
Lưng đồi hoa nở vàng tay ai về
Cửa chiền(6) thơm mát tình quê
Ðưa nhau chiếc lá bồ đề bay theo.
Am mây
Lưng đồi khép cánh am mây
Ðêm đêm lần hạt ngày ngày dịch kinh
Phong lan trước cửa buông mành
Hương trong theo ngọn gió lành bay xa.
Trồng hoa
Hoa không ấm cật no lòng
Người trồng dâu lúa ta trồng hoa thơm
Khi đời ấm áo no cơm
Hái năm ba nhánh vào đơm lục bình.(7)
Duyên lành
Ðã trôi theo ngọn thuỷ triều
Thân bèo chi khỏi ít nhiều lênh đênh
Ðường xa gặp mối duyên lành
Tình tha hương phút trở thành gia hương.
Vô thường
Hoàng hôn chầm chậm xuống gần
Ðồi cao rảo bước thương vần Nghĩa Sơn
Vô thường lá rụng từng cơn
Trời xanh thả mảnh trăng non xuống hồ.
Bên sông
Hơi sương đã lạnh nắng chiều
Con đò vắng khách tiêu điều nước mây
Về rừng từng trận chim bay
Thân cò mòn mỏi tháng ngày bên sông.
Vườn quê
Ngày nay chi khác ngày qua
Ngày mai rồi nữa cũng là ngày nay
Ðầy trời lá rụng sương bay
Vườn quê một khóm mai gầy nở hương.
Non sâu gởi về
Bạn thân lớp trước chẳng còn
Ðồng trang quá nửa mỏi mòn lá thu
Thương mình đơn chiếc bóng dâu
Khóm lan hồ điệp non sâu gởi về.
Vẫn xanh
Từng cơn lá rụng nắng vàng
Gió đôi cổ tháp bay sang xóm chài
Trời cao nhuộm thắm sông dài
Màu xanh nước chảy chảy hoài vẫn xanh.
Rụng nắng chiều
Sen hồ từng trận hương đưa
Chen tầng mây khói lửng lơ cánh diều
Gió ru hồn mộng thiu thiu
Chuông chùa khua rụng nắng chiều đầy non.
Nỗi niềm
Giang Lang tuổi đã về già
Bút đâu còn sức cho hoa thắm màu
Mây ngàn trải ngọn gió lau
Ðôi hàng nhạn trắng chép mau nỗi niềm
Chú thích: (Phần chú thích này không thuộc vào chính văn của tác phẩm, do Trương củng đưa thêm vào)
(1)Xuân thụ mộ vân.春樹暮蕓. Ý nhớ bạn phương xa.
Lấy chữ trong bài “Xuân nhật ức Lý Bạch” 春日憶李白 của Ðỗ Phủ, bài thơ tả lúc Ðỗ Phủ ở Giang Ðông ngày xuân nhớ Lý Bạch ở Vị Bắc.
白也詩無敵, Bạch dã thi vô địch,
飄然思不群. Phiêu nhiên tứ bất quần.
清新庾開府, Thanh tân Dữu khai phủ,
俊逸鮑參軍. Tuấn dật Bào tham quân.
渭北春天樹, Vị bắc xuân thiên thụ,
江東日暮雲. Giang đông nhật mộ vân.
何時一樽酒, Hà thời nhất tôn tửu,
重與細論文. Trùng dữ tế luận văn.
Trần Trọng San dịch
Ngày Xuân Nhớ Lý Bạch
Không có thơ nào hơn Lý Bạch ;
Ý phơi phới nhẹ, chẳng ai bằng .
Thanh tân giống hệt Dữu Khai phủ ,
Tuấn dật như là Bào tham quân .
Vị Bắc cây xuân trời chốn cũ ,
Giang Ðông mây vẫn bóng chiều tàn .
Bao giờ rượu lại cùng nâng chén ,
Câu chuyện văn chương lại được bàn ?
(2) Trang Chu mộng hồ điệp: Trang chu nằm mộng thấy mình hoá bướm, tỉnh dậy không biết tối qua Trang Chu mơ thành bướm, hay sáng nay bướm đang mơ thành Trang Chu, ở đây tác giả tỉnh giấc không biết mình là mình, hay là Trang Chu hay là bướm đang nằm mộng.
(3) Ðiểm sưa: Ðiểm thưa thưa, thỉnh thoảng đáp xuống nước. Sưa là thưa nói trạnh ra. Ca dao: Tiếc công đan giỏ bỏ cà, giỏ sưa cà lọt, công đà uổng công.
(4) Ðỗ Thiếu Lăng: Ðỗ Phủ , Thi hào của Trung hoa đời Ðường
(5) Lưa: còn dư, còn thừa.
(6) Cửa chiền: cửa chùa, như ta thường nói từ kép chùa chiền.
(7) Lục bình: độc bình, bình cắm hoa, viết theo phát âm của người miền Trung
Tình Xưa
Tác giả: Quách Tấn
Từ buổi
thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm ... !
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm.
(Mùa cổ điển)
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm ... !
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm.
(Mùa cổ điển)
Tết Tân Mùi
Tác giả: Quách Tấn
Tám mươi ba
tuổi Tết Tân Mùi
Vợ đã qua đời, mắt lại đui!
Số vậy, thân đành cam chịu vậy
Người vui, mình cũng gượng làm vui
Lư trầm dĩ vãng nâng niu nhúm
Bếp lửa ưu tư lặng lẽ vùi
Ngồi tựa bình mai nghe pháo nổ
Nửa xuân gần gũi nửa xa xôi ...
Vợ đã qua đời, mắt lại đui!
Số vậy, thân đành cam chịu vậy
Người vui, mình cũng gượng làm vui
Lư trầm dĩ vãng nâng niu nhúm
Bếp lửa ưu tư lặng lẽ vùi
Ngồi tựa bình mai nghe pháo nổ
Nửa xuân gần gũi nửa xa xôi ...
Nhớ Chùa
Tác giả: Quách Tấn
Nhớ chùa lòng
muốn lên thăm
Sườn non đã dốc, đá dăm lại nhiều
Lắng tai nghe tiếng chuông chiều
Mặt hồ lắng sóng, mây điều bay qua
(Trích Trăng hoàng hôn)
Sườn non đã dốc, đá dăm lại nhiều
Lắng tai nghe tiếng chuông chiều
Mặt hồ lắng sóng, mây điều bay qua
(Trích Trăng hoàng hôn)
Mộng Thấy Hàn Mạc Tử
Tác giả: Quách Tấn
Ơi Lệ Thanh!
Ơi Lệ Thanh!
Một giấc trưa nay lại gặp mình
Nhan sắc châu pha màu phú quý,
Tài hoa bút trổ nét tinh anh.
Rượu tràn thú cũ say sưa chuyện,
Hương tạ trời cao bát ngát tình.
Tôi khóc tôi cười vang cả mộng ...
Nhớ thương đưa lạc gió qua mành.
(Mùa cổ điển)
Một giấc trưa nay lại gặp mình
Nhan sắc châu pha màu phú quý,
Tài hoa bút trổ nét tinh anh.
Rượu tràn thú cũ say sưa chuyện,
Hương tạ trời cao bát ngát tình.
Tôi khóc tôi cười vang cả mộng ...
Nhớ thương đưa lạc gió qua mành.
(Mùa cổ điển)
Mai
Tác giả: Quách Tấn
Mai là một đề
tài rất thông dụng.
Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.
Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc.
Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn :
- Mai kết bạn cùng tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?
- Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư…, đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn.
Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.
Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao lăm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít « cây nhà lá vườn ».
Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật :
Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga
Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa
Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng.
Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần :
Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.
Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại.
Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói :
- Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân.
Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.
Quách Tấn
( Trích Những bức thư thơ
Trường Xuyên Thi Thoại - Những Bài thơ kỷ niệm )
Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.
Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc.
Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn :
- Mai kết bạn cùng tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?
- Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư…, đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn.
Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.
Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao lăm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít « cây nhà lá vườn ».
Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật :
Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga
Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa
Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng.
Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần :
Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.
Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại.
Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói :
- Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân.
Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.
Quách Tấn
( Trích Những bức thư thơ
Trường Xuyên Thi Thoại - Những Bài thơ kỷ niệm )
Lòng Thuyền
Tác giả: Quách Tấn
Anh buộc đời
em, bến buộc thuyền
Nước trồi thuyền trở, bến nằm yên
Một mai anh thả thuyền lơi bến:
Mây nước lòng em lạnh ước nguyền
Nước trồi thuyền trở, bến nằm yên
Một mai anh thả thuyền lơi bến:
Mây nước lòng em lạnh ước nguyền
Đêm Tình
Tác giả: Quách Tấn
Giấc thắm
tình duyên non gối nước,
Mán sương để lọt ánh sao băng.
Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió;
Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng.
Muôn điệ u tơ lòng run sẽ sẽ,
Nửa vời sóng nhạc giợn lân g lâng.
Phòng hương thương kẻ ngồi nương triện
Tình gởi mây xa lệ ngập ngừng.
(Mùa cổ điển)
Mán sương để lọt ánh sao băng.
Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió;
Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng.
Muôn điệ u tơ lòng run sẽ sẽ,
Nửa vời sóng nhạc giợn lân g lâng.
Phòng hương thương kẻ ngồi nương triện
Tình gởi mây xa lệ ngập ngừng.
(Mùa cổ điển)
Đà Lạt Đêm Sương
Tác giả: Quách Tấn
Bóng trăng
lóng lánh mặt hồ im,
Thời khắc theo nhau lải rải chìm.
Đứng dựa non sao bờ suối ngọc,
Hồn say dịu dịu mộng êm êm.
Một luồng sương bạc bỗng từ mô
Lẻn cuốn vừng trăng cuốn mặt hồ,
Cuốn cả non sao bờ suối ngọc:
Người lơ lửng đứng giữa hư vô.
- Trời đất tan ra thành thủy tinh -
Một bàn tay ngọc đẫm hương trinh
Âm thầm mơn trớn bên đôi má
Hơi mát đê mê chạy khắp mình.
(Một Tấm Lòng)
Thời khắc theo nhau lải rải chìm.
Đứng dựa non sao bờ suối ngọc,
Hồn say dịu dịu mộng êm êm.
Một luồng sương bạc bỗng từ mô
Lẻn cuốn vừng trăng cuốn mặt hồ,
Cuốn cả non sao bờ suối ngọc:
Người lơ lửng đứng giữa hư vô.
- Trời đất tan ra thành thủy tinh -
Một bàn tay ngọc đẫm hương trinh
Âm thầm mơn trớn bên đôi má
Hơi mát đê mê chạy khắp mình.
(Một Tấm Lòng)
Chiều Xuân
Tác giả: Quách Tấn
Chim mang về
tổ bóng hoàng hôn
Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn
Cành gió hương xao hoa tỷ muội
Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn
Khói mây quanh quẩn hồi chuông vọng
Trời biển nôn nao tiếng địch dồn.
Thưởng cảnh ông câu tình tự quá
Thuyền con chở nguyệt đến cô thôn
Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn
Cành gió hương xao hoa tỷ muội
Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn
Khói mây quanh quẩn hồi chuông vọng
Trời biển nôn nao tiếng địch dồn.
Thưởng cảnh ông câu tình tự quá
Thuyền con chở nguyệt đến cô thôn
Cảm Thu
Tác giả: Quách Tấn
Gầy úa rừng
sương đeo giọt sầu
Ðây lòng ta đó một trời thu
Gió vàng cợt sóng, sông chau mặt,
Mây trắng vờn cây, núi bạc đầu.
Dìu dặt tiếng ve còn vẳng đấy.
Vội vàng cánh nhạn rủ về đâu ?!
Hỡi người chinh phụ nương rèm liễu,
Sùi sụt chi thêm bận vó câu!
Ðây lòng ta đó một trời thu
Gió vàng cợt sóng, sông chau mặt,
Mây trắng vờn cây, núi bạc đầu.
Dìu dặt tiếng ve còn vẳng đấy.
Vội vàng cánh nhạn rủ về đâu ?!
Hỡi người chinh phụ nương rèm liễu,
Sùi sụt chi thêm bận vó câu!
Bên Sông
Tác giả: Quách Tấn
Gió rủ canh
đi ngàn liễu khóc,
Sông đưa lạnh tới bóng trăng run ...
Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng?
Ghé lại cho nhau gởi chút buồn.
Sông đưa lạnh tới bóng trăng run ...
Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng?
Ghé lại cho nhau gởi chút buồn.
1. Quách Tấn
Mộng Ngân Sơn
(1947-1965)
MỘNG NGÂN SƠN
Song trưa cài gió bấc
Buồn tựa gối thiu thiu
Giấc mộng Ngân Sơn tỉnh
Sương lam đọng nắng chiều.
(Phú Ân - 1947)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHIỀU TIỄN BIỆT
Sông dồn hơi gió lạnh
Bờ hút bóng lau thưa
Đứng đợi buồm xa khuất
Ngày chiều lá đổ mưa.
(Phú Ân - 1947)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH CỐ NHÂN
Mây nước nhiễm phong trần
Nơi đâu tình cố nhân
Những đêm buồn tỉnh giấc
Chùa cũ tiếng chuông ngân.
(Phú Ân - 1948)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BẾN ĐÒ XƯA
Trăm năm lời thệ ước
Mây nước bến đò xưa
Người cũ đừng qua tới
Cho lòng đỡ nắng mưa.
(Phú Phong - 48)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NẺO MƯA THU
(Tặng Vũ Hân)
Mẹ già canh lửa đóm
Thân bệnh nẻo mưa thu
Muốn khóc không còn lệ
Lai giang quyện khói mù
(Trung Lương - 1952)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NHỚ EM
Thiêm thiếp lòng mong đợi
Vùng nghe chim tích linh
Vội vàng xô gối dậy
Đầy thềm hoa tử kinh
(Phú Phong - 1953)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NGẬP NGỪNG
Thềm mận sương gieo trắng
Giàn nho nắng đọng vàng
Ngập ngừng con bướm lượn
Xuân sang rồi? Chưa sang?
(Nha Trang - 1959)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÁI BÌNH
Lửa nguội lòng chinh chiến
Đỉnh lô cốt chon von
Lưng tường chiều trải nắng
Tươi thắm màu ti - gon.
(Nha Trang - 1959)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
DỪNG BÚT
(Tặng Vĩnh Ấn)
Trang thơ dừng ngọn bút
Đương trải lòng cô liêu
Thấp thoáng ngoài sân mận
Mưa hoa dệt nắng chiều...
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
DÒNG THU
Co ro thân cò lép
Bến lạnh đứng rình mồi
Bát ngát dòng thu quyện
Mây chiều lơ lửng trôi.
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
AN LÀNH
Run run tay bình bát
Đường trưa thân áo vàng
Từng bước theo từng bước
An lành mây bốn phương.
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ĐƠN GIẢN
Sóng gợn đồng lúa thơm
Hương theo ngọn gió nồm
Qua hàng tre nắng nhuộm
Dòn dã tiếng cu cườm.
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
RẠNG ĐÔNG
Bên dòng khe nước trong
Cây măng vòi cong cong
Lắc lư chim chèo bẻo
Trên nền trời rạng đông.
(Nha Trang - 60)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG PHÙ SINH
Không gian chìm bóng mộng
Đèn khuya chong âm u
Một nhoáng tan hàng lệ
Muôn nghìn kiếp phù du.
(Nha Trang - 1961)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ÂM BA
Sương xuống hồi chuông lặng
Dư âm tràn hư không
Lửng lơ vàng gợn sóng
Trăng hồ thu mênh mông.
(Nha Trang - 1962)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
XUÂN VỀ CỐ HƯƠNG
Vườn mận trải hoa sương
Theo xuân về cố hương
Chơi vơi đồng lúa trỗ
Cò lẻ bóng tà dương.
(Trường Định - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ẤP Ủ
Vỏ sò khô ấp ủ
Niềm băng tuyết đêm sương
Muôn xa bờ bến cũ
Vang vọng sóng trùng dương.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LẶNG LẼ
(Gởi Phan Ngọc Hoan)
Nắng chiều thu trở lạnh
Buồn vướng ngọn heo may
Lặng lẽ hồ in bóng
Con cò đơn chiếc bay.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÂM U
Thoảng tiếng chuông chùa vọng
Bóng đèn khuya rung rinh
Nao nao lòng giếng quạnh
Hơi thu tràn hư linh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THOÁNG HIỆN
Nghìn xưa không còn nữa
Nghìn sau rồi cũng không
Phảng phất bờ trăng rạng
Hương Ưu đàm trổ bông.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CON CHÀNG HIU
Mây chiều thu mong manh
Nước hồ thu long lanh
Chung lòng sen nở trắng
Con chàng hiu lưng xanh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CÁNH HOA SIM
Mưa xửng rừng thêm vắng
Mong tìm một bóng chim
Gió rung cành rụng nắng
Bừng sáng cánh hoa sim.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NHÁNH CHIỀU
Chiều đọng nhánh mồ côi
Nhìn chim sâu đút mồi
Nhớ thương tràn gió lạnh
Làng cũ bóng mây trôi.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
VƯỜN HỒNG
Vườn hồng vang tiếng sẻ
Gió thổi mặt trời lên
Hương ấm hoa hàm tiếu
Con sâu già ngủ quên.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÙI HOA CAU
(Gởi Tuyết Nga)
Vườn xưa muôn cách trở
Phảng phất mùi hoa cau
Sương xuống thềm trăng lặn
Đôi trời thương nhớ nhau.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TIẾNG VUI
Cảm ơn ông hàng xóm
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÊ LƯƠNG
Chiu chít lòng chim non
Lau thưa ngọn bấc dồn
Nửa trời sương lá rụng
Nắng sớm nhuộm hoàng hôn.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BỒI HỒI
(Kính gởi T.T. Thích Trí Thủ)
Trăng lên đồi Trại Thủy
Chuông khuya ngời âm ba
Bồi hồi mây khóa viện
Sân bồ đề sương sa.
(Nha Trang - 9/1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ĐÓN HƯƠNG
Tình quê phong nhụy thắm
Đơn chiếc nở bờ sương
Không nỡ đưa tay hái
Nghiêng lòng đón lấy hương.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÚNG CHÂN
Nước ngậm trời long lanh
Con cào cào áo xanh
Bờ cao búng chân nhảy
Mây chiều thu rung rinh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TỰA NGÕ
Mộng giáp ngày sen nở
Hẹn về thăm viếng nhau
Chiều chiều ra tựa ngõ
Mây ráng nghẹn bờ lau.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TRONG SƯƠNG
Nắng nhạt ánh sương mờ
Chuồn chuồn bay nhởn nhơ
Chung đoàn con bướm trắng
Trời lạnh cánh bơ vơ.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHI XIẾT
(Diêu ức Xuân Khai)
Hoa bưởi ngát vườn sương
Khuya rồi canh nhớ thương
Phương trời thu lận đận
Chi xiết niềm tha hương.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
GIẾNG HƯƠNG
Trăng đọng giếng tường vi
Hương tràn thấm lối đi
Bước hoa dìu gió nhẹ
E động giấc hoàng ly.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ÚA NẮNG
Hương vương đồng lúa chín
Bầy quạ thoáng bay ngang
Một tiếng kêu trời lạnh
Mây trưa úa nắng vàng.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
GIẤC CHIỀU XUÂN
Song chiều ôm sách ngủ
Đường tạnh gót phong sương
Gió mận hiu hiu thổi
Đầy sân rải trắng hương.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG CHIỀU XƯA
Sẻ vàng hoa mận trắng
Khăng khít niềm tương thân
Nắng xuống vườn hương đọng
Chiều xưa cơn gió xuân.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG THANH BÌNH
(Gởi cháu Thu An)
Một hớp trăng vàng đọng
Lòng quê giếng ngọt ngào
Thanh bình câu chuyện cũ
Trời rộng bóng chiêm bao.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LỊU ĐỊU
(Gởi Phạm Công Thiện)
Áo giũ ngày sương gió
Lên chùa thăm cố nhân
Non nghiêng thềm nắng xế
Lịu địu bóng nhàn vân.
(Nha Trang - 11/1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
AI CÓ HAY
Lòng đó cũng lòng đây
Biển trời ai có hay
Chớp mắt ngàn thu quạnh
Về đâu chiếc lá bay?
(Nha Trang -1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
VANG VỌNG
Lạnh ngát hương vườn cũ
Xuân về trong gió mưa
Phương tâm dù khép nép
Vang vọng tiếng đò đưa.
(Nha Trang -1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
HỒ TRƯA
Mây trôi hồ nắng lạnh
Gió lượn sóng tùng xa
Đôi tiếng dương cầm rụng
Bồi hồi trinh nữ hoa.
(Dalat - 1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TRANG KHUYA
Gởi gắm dòng tâm sự
Trang khuya nến ửng hồng
Muôn nghìn sau ngoảnh lại
Dù mộng chẳng hư không.
(Nha Trang -1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
Hoa Tử Kinh
Mộng Ngân Sơn
(1947-1965)
MỘNG NGÂN SƠN
Song trưa cài gió bấc
Buồn tựa gối thiu thiu
Giấc mộng Ngân Sơn tỉnh
Sương lam đọng nắng chiều.
(Phú Ân - 1947)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHIỀU TIỄN BIỆT
Sông dồn hơi gió lạnh
Bờ hút bóng lau thưa
Đứng đợi buồm xa khuất
Ngày chiều lá đổ mưa.
(Phú Ân - 1947)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH CỐ NHÂN
Mây nước nhiễm phong trần
Nơi đâu tình cố nhân
Những đêm buồn tỉnh giấc
Chùa cũ tiếng chuông ngân.
(Phú Ân - 1948)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BẾN ĐÒ XƯA
Trăm năm lời thệ ước
Mây nước bến đò xưa
Người cũ đừng qua tới
Cho lòng đỡ nắng mưa.
(Phú Phong - 48)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NẺO MƯA THU
(Tặng Vũ Hân)
Mẹ già canh lửa đóm
Thân bệnh nẻo mưa thu
Muốn khóc không còn lệ
Lai giang quyện khói mù
(Trung Lương - 1952)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NHỚ EM
Thiêm thiếp lòng mong đợi
Vùng nghe chim tích linh
Vội vàng xô gối dậy
Đầy thềm hoa tử kinh
(Phú Phong - 1953)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NGẬP NGỪNG
Thềm mận sương gieo trắng
Giàn nho nắng đọng vàng
Ngập ngừng con bướm lượn
Xuân sang rồi? Chưa sang?
(Nha Trang - 1959)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÁI BÌNH
Lửa nguội lòng chinh chiến
Đỉnh lô cốt chon von
Lưng tường chiều trải nắng
Tươi thắm màu ti - gon.
(Nha Trang - 1959)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
DỪNG BÚT
(Tặng Vĩnh Ấn)
Trang thơ dừng ngọn bút
Đương trải lòng cô liêu
Thấp thoáng ngoài sân mận
Mưa hoa dệt nắng chiều...
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
DÒNG THU
Co ro thân cò lép
Bến lạnh đứng rình mồi
Bát ngát dòng thu quyện
Mây chiều lơ lửng trôi.
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
AN LÀNH
Run run tay bình bát
Đường trưa thân áo vàng
Từng bước theo từng bước
An lành mây bốn phương.
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ĐƠN GIẢN
Sóng gợn đồng lúa thơm
Hương theo ngọn gió nồm
Qua hàng tre nắng nhuộm
Dòn dã tiếng cu cườm.
(Nha Trang - 1960)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
RẠNG ĐÔNG
Bên dòng khe nước trong
Cây măng vòi cong cong
Lắc lư chim chèo bẻo
Trên nền trời rạng đông.
(Nha Trang - 60)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG PHÙ SINH
Không gian chìm bóng mộng
Đèn khuya chong âm u
Một nhoáng tan hàng lệ
Muôn nghìn kiếp phù du.
(Nha Trang - 1961)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ÂM BA
Sương xuống hồi chuông lặng
Dư âm tràn hư không
Lửng lơ vàng gợn sóng
Trăng hồ thu mênh mông.
(Nha Trang - 1962)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
XUÂN VỀ CỐ HƯƠNG
Vườn mận trải hoa sương
Theo xuân về cố hương
Chơi vơi đồng lúa trỗ
Cò lẻ bóng tà dương.
(Trường Định - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ẤP Ủ
Vỏ sò khô ấp ủ
Niềm băng tuyết đêm sương
Muôn xa bờ bến cũ
Vang vọng sóng trùng dương.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LẶNG LẼ
(Gởi Phan Ngọc Hoan)
Nắng chiều thu trở lạnh
Buồn vướng ngọn heo may
Lặng lẽ hồ in bóng
Con cò đơn chiếc bay.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÂM U
Thoảng tiếng chuông chùa vọng
Bóng đèn khuya rung rinh
Nao nao lòng giếng quạnh
Hơi thu tràn hư linh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THOÁNG HIỆN
Nghìn xưa không còn nữa
Nghìn sau rồi cũng không
Phảng phất bờ trăng rạng
Hương Ưu đàm trổ bông.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CON CHÀNG HIU
Mây chiều thu mong manh
Nước hồ thu long lanh
Chung lòng sen nở trắng
Con chàng hiu lưng xanh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CÁNH HOA SIM
Mưa xửng rừng thêm vắng
Mong tìm một bóng chim
Gió rung cành rụng nắng
Bừng sáng cánh hoa sim.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NHÁNH CHIỀU
Chiều đọng nhánh mồ côi
Nhìn chim sâu đút mồi
Nhớ thương tràn gió lạnh
Làng cũ bóng mây trôi.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
VƯỜN HỒNG
Vườn hồng vang tiếng sẻ
Gió thổi mặt trời lên
Hương ấm hoa hàm tiếu
Con sâu già ngủ quên.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÙI HOA CAU
(Gởi Tuyết Nga)
Vườn xưa muôn cách trở
Phảng phất mùi hoa cau
Sương xuống thềm trăng lặn
Đôi trời thương nhớ nhau.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TIẾNG VUI
Cảm ơn ông hàng xóm
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÊ LƯƠNG
Chiu chít lòng chim non
Lau thưa ngọn bấc dồn
Nửa trời sương lá rụng
Nắng sớm nhuộm hoàng hôn.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BỒI HỒI
(Kính gởi T.T. Thích Trí Thủ)
Trăng lên đồi Trại Thủy
Chuông khuya ngời âm ba
Bồi hồi mây khóa viện
Sân bồ đề sương sa.
(Nha Trang - 9/1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ĐÓN HƯƠNG
Tình quê phong nhụy thắm
Đơn chiếc nở bờ sương
Không nỡ đưa tay hái
Nghiêng lòng đón lấy hương.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÚNG CHÂN
Nước ngậm trời long lanh
Con cào cào áo xanh
Bờ cao búng chân nhảy
Mây chiều thu rung rinh.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TỰA NGÕ
Mộng giáp ngày sen nở
Hẹn về thăm viếng nhau
Chiều chiều ra tựa ngõ
Mây ráng nghẹn bờ lau.
(Nha Trang - 1963)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TRONG SƯƠNG
Nắng nhạt ánh sương mờ
Chuồn chuồn bay nhởn nhơ
Chung đoàn con bướm trắng
Trời lạnh cánh bơ vơ.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHI XIẾT
(Diêu ức Xuân Khai)
Hoa bưởi ngát vườn sương
Khuya rồi canh nhớ thương
Phương trời thu lận đận
Chi xiết niềm tha hương.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
GIẾNG HƯƠNG
Trăng đọng giếng tường vi
Hương tràn thấm lối đi
Bước hoa dìu gió nhẹ
E động giấc hoàng ly.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ÚA NẮNG
Hương vương đồng lúa chín
Bầy quạ thoáng bay ngang
Một tiếng kêu trời lạnh
Mây trưa úa nắng vàng.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
GIẤC CHIỀU XUÂN
Song chiều ôm sách ngủ
Đường tạnh gót phong sương
Gió mận hiu hiu thổi
Đầy sân rải trắng hương.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG CHIỀU XƯA
Sẻ vàng hoa mận trắng
Khăng khít niềm tương thân
Nắng xuống vườn hương đọng
Chiều xưa cơn gió xuân.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG THANH BÌNH
(Gởi cháu Thu An)
Một hớp trăng vàng đọng
Lòng quê giếng ngọt ngào
Thanh bình câu chuyện cũ
Trời rộng bóng chiêm bao.
(Nha Trang - 1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LỊU ĐỊU
(Gởi Phạm Công Thiện)
Áo giũ ngày sương gió
Lên chùa thăm cố nhân
Non nghiêng thềm nắng xế
Lịu địu bóng nhàn vân.
(Nha Trang - 11/1964)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
AI CÓ HAY
Lòng đó cũng lòng đây
Biển trời ai có hay
Chớp mắt ngàn thu quạnh
Về đâu chiếc lá bay?
(Nha Trang -1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
VANG VỌNG
Lạnh ngát hương vườn cũ
Xuân về trong gió mưa
Phương tâm dù khép nép
Vang vọng tiếng đò đưa.
(Nha Trang -1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
HỒ TRƯA
Mây trôi hồ nắng lạnh
Gió lượn sóng tùng xa
Đôi tiếng dương cầm rụng
Bồi hồi trinh nữ hoa.
(Dalat - 1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TRANG KHUYA
Gởi gắm dòng tâm sự
Trang khuya nến ửng hồng
Muôn nghìn sau ngoảnh lại
Dù mộng chẳng hư không.
(Nha Trang -1965)
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
Hoa Tử Kinh
Giọt trăng
1966-1972
TIẾNG NGÂN
Chùa ẩn non mây trắng
Bóng in hồ liễu xanh
Mai chiều chuông đã tạnh
Vòng sóng còn long lanh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CÀNH THƠM
Cành sương thơm sắc lá
Nắng đọng lòng chim ca
Nghìn trước thu đương trái
Nghìn sau xuân đã hoa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÊN AO
Ao phù dung rụng thắm
Nước gợn vòng âm thanh
Nhớ nhau ngoài vạn dặm
Chiều xuống biếc long lanh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TIẾNG VÀNG KHÔ
Lá rơi thềm đá lạnh
Ngân nhẹ tiếng vàng khô
Không trời sương bến quạnh
Đêm ngấm sầu Cô Tô.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NẺO QUẠNH
Nắng chiều hè trở lạnh
Đường bụi thoáng mờ sương
Ngập ngừng chân nẻo quạnh
Trời tha hương ? Cố hương ?!
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TIẾNG ĐỊCH HOÀNG HÔN
Đồi cao buông tiếng địch
Bóng tháp ngập hoàng hôn
Ông lão dừng tay sách
Hiu hiu buồn cuối thôn.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NƯƠNG GỐI
(Tặng M.D.)
Đêm nhớ lời hẹn ước
Nương gối đợi chờ nhau
Trời sáng lòng không biết
Cành sương hương thấm châu.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LÒNG GIẾNG THẲM
(Tặng Thi Vũ)
Trưa vàng thơm ánh nắng
Trên màu hoa nở thu
In sâu lòng giếng thẳm
Muôn nghìn xuân thâm u.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NỤ HƯƠNG
Tặng các cháu nội ngoại
Trên hàng mi bé ngủ
Đoàn bướm mộng du dương
An lành môi nở nụ
Hoa muôn lòng đơm hương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
HOA NỞ TRẮNG
Sân lài hoa nở trắng
Tiếng dế dịu dàng sương
Man mác nghìn xưa đọng
Cành trăng đôi bóng hương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NỞ XUÂN
(Tặng T.N.)
Mười hai mùa lá rụng
Đây mùa hương nở xuân
Theo duyên lòng chẳng đổi
Là mộng cũng là chân.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG TRỜI XƯA
(Tặng C.T.)
Đôi hồ thu ngậm biếc
Thăm thẳm bóng trời xưa
Cánh bướm bờ hương động
Hàng dương giọt nắng trưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
SONG CHIỀU
Mười ba năm cách trở
Không hẹn về thăm nhau
Song chiều thơ thẩn đợi
Đêm xuống lạnh tàu cau.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÀU TRƯA
Nghiêng nghiêng giàn nắng hạ
Hoa mướp trải huỳnh kim
Nương trưa vòng võng lá
Âu yếm tình đôi chim.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
SAY NẮNG
Vườn rộng tiếng chim thưa
Bướm vàng say nắng trưa
Chờn vờn chân muốn đậu
Vòi mướp gió đong đưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÊN GIÀN MƯỚP
Lặng xem giàn phí thúy
Lần trải nắng huỳnh kim
Lòng không phân chân ngụy
Ngàn xa đôi tiếng chim.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG KHUYA
Tiếng dế trùm đêm quạnh
Vườn dừa ngưng ánh sao
Bên đèn trang sách cổ
Lành lạnh sắc chiêm bao.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TRONG SƯƠNG
(Tặng P. H. C.)
Sương lá vọng lời kinh
Thương thân ai thân mình
Sụt sùi hoa khế rụng
Đêm rựng ánh bình minh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH HOA
Thương hoa không nỡ hái
Hoa rụng lòng thêm thương
Vén cỏ chiêu hồn lại
Ngàn xanh hiu gió sương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NGHĨA TRŨNG
Xưa ai hiền ai dữ
Gò sớm nay dừng chân
Cỏ phai màu quá khứ
Dầm ảo giọt sương xuân.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LÒNG THIÊN CỔ
Giũ áo vào hư không
Nghìn xưa phai nét chữ
Song khuya ngọn sáp hồng
Giọt ứa dòng tâm sự.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
HƯ TÂM
(Tặng P. J. F.)
Chim chiều kêu trước dạu
Gối sách nhìn hư không
Phơi phới làn mây trắng
Bay qua ngọn ráng hồng.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHÉP THƠ
Thơ không người thưởng thức
Mình chép riêng mình ngâm
Con bướm tìm hương lại
Vô tâm mà hữu tâm.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHUYA VẮNG
Thu lạnh mướp tàn hoa
Vườn không ong bướm qua
Song khuya ngồi xếp sách
Sương lóng giọt trăng tà.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CON SÂU CỬU
Châu thân trùm phí thúy
Đôi mắt ngời kim cương
Mộng ấp trời xanh thắm
Trên nhành cửu lý hương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH PHONG LAN
Án bút nở vân hài
Bình minh xuân láng lai
Sáo đâu ngoài vạn dặm
Tình đọng giấc liêu trai.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÀU QUÊ
(Gởi Thi Vũ)
Mong ấm lòng tri kỷ
Xa xôi trời cố hương
Màu quê thân áo vải
Gói ghém niềm yêu đương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÃI CÒN
Hoa quỳnh sống nửa đêm
Hoa phù dung một buổi
Nghìn trước tiếp nghìn sau
Mắt nhìn nhau một tối.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NGẬM LÒNG
Từ phen mây nước đổi
Biếc ngậm lòng sông sâu
Nhịp cầu xưa chửa nối
Đôi bờ thương nhớ nhau.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CÀI TRÚC
Trăng gió cũng trần ai
Năm canh ngõ trúc cài
Hoa đèn xanh án kệ
Hương thắm dặm hoàng mai.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
AO TRƯA
Bờ ao cộng cỏ chỉ
Lả lướt ngọn nồm đưa
Con chuồn chuồn điểm nước
Mong dừng chân nghỉ trưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHIẾN SỸ
Non cao dừng vó ngựa
Lòng thẹn đá ghi công
Quăng gươm vào hố thẳm
Khí lạnh ngút tầng không.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MONG ĐỢI
(Tặng Kiến Đạo)
Ngọt ngào xuân rụng móc
Cam chuối đượm tình quê
Tựa cửa chờ trăng mọc
Muôn xa lòng ghé về.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH MẬN
Sân không còn bóng mận
Buồn ngập ánh trăng thanh
Bàng hoàng song chợp mộng
Tình vọng lá ru oanh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BA HỮU LỆ
Được quyền sống nhung lụa
Nghĩ gì thân gió sương
Riêng ai tình đất nước
Âm thầm dâng máu xương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHÓC CON (II)
Thương con không dám khóc
Sợ rắc thêm đau buồn
Ôm sách nằm chăm đọc
Âm thầm giọt lệ tuôn.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHÓC CON (III)
Mừng tre già măng mọc
Ai ngờ tre khóc măng
Nuốt lệ nhìn di ảnh
Đêm hè cơn gió băng.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHÓC CON (IV)
Không nói, lòng đau khổ
Nói, không nói được gì
Canh tàn nằm nuốt lệ
Thời loạn kiếp nam nhi.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NÉT THƯƠNG TÂM
Bồi hồi canh trở mộng
Nửa nguyệt gác đầu non
Dưới bóng đèn hiu hắt
Mẹ già ngồi khóc con.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
SÂN TRƯA
Đìu hiu sân bệnh viện
Cành liễu gió đong đưa
Thương bướm bay tìm mộng
Hoa sứ vàng nở trưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHỐN ẨN
Rào keo lá xanh mướt
Sân mận cành khẳng khiu
Mừng khách làng thơ đến
Thềm vang tiếng sẻ kêu.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
DỪNG TAY BÚT
Hiên mận dừng tay bút
Chiều rơi chiếc lá khô
Ngõ ngoài xe ngựa vắng
Sóng sánh nước hồ thu.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÁI ĐỜI
Thân trải vòng hoa giáp
Lòng thơ quên tuổi già
Mái đời đeo thói bạc
Ghi dấu thời gian qua.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÁO KÍNH
Nghìn xưa trang giấy lật
Hiu hắt ngọn hàn đăng
Tháo kính ra thềm đứng
Cành rơi đôi giọt trăng.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ĐẮP MỘ
Vốn biết lẽ vô thường
Khôn ngăn lòng nhớ thương
Mồ xanh vun nấm cỏ
Ấp ủ tình quê hương.http://tve-4u.org/threads/quach-tan-mong-ngan-son.6202/
TIẾNG NGÂN
Chùa ẩn non mây trắng
Bóng in hồ liễu xanh
Mai chiều chuông đã tạnh
Vòng sóng còn long lanh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CÀNH THƠM
Cành sương thơm sắc lá
Nắng đọng lòng chim ca
Nghìn trước thu đương trái
Nghìn sau xuân đã hoa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÊN AO
Ao phù dung rụng thắm
Nước gợn vòng âm thanh
Nhớ nhau ngoài vạn dặm
Chiều xuống biếc long lanh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TIẾNG VÀNG KHÔ
Lá rơi thềm đá lạnh
Ngân nhẹ tiếng vàng khô
Không trời sương bến quạnh
Đêm ngấm sầu Cô Tô.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NẺO QUẠNH
Nắng chiều hè trở lạnh
Đường bụi thoáng mờ sương
Ngập ngừng chân nẻo quạnh
Trời tha hương ? Cố hương ?!
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TIẾNG ĐỊCH HOÀNG HÔN
Đồi cao buông tiếng địch
Bóng tháp ngập hoàng hôn
Ông lão dừng tay sách
Hiu hiu buồn cuối thôn.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NƯƠNG GỐI
(Tặng M.D.)
Đêm nhớ lời hẹn ước
Nương gối đợi chờ nhau
Trời sáng lòng không biết
Cành sương hương thấm châu.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LÒNG GIẾNG THẲM
(Tặng Thi Vũ)
Trưa vàng thơm ánh nắng
Trên màu hoa nở thu
In sâu lòng giếng thẳm
Muôn nghìn xuân thâm u.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NỤ HƯƠNG
Tặng các cháu nội ngoại
Trên hàng mi bé ngủ
Đoàn bướm mộng du dương
An lành môi nở nụ
Hoa muôn lòng đơm hương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
HOA NỞ TRẮNG
Sân lài hoa nở trắng
Tiếng dế dịu dàng sương
Man mác nghìn xưa đọng
Cành trăng đôi bóng hương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NỞ XUÂN
(Tặng T.N.)
Mười hai mùa lá rụng
Đây mùa hương nở xuân
Theo duyên lòng chẳng đổi
Là mộng cũng là chân.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG TRỜI XƯA
(Tặng C.T.)
Đôi hồ thu ngậm biếc
Thăm thẳm bóng trời xưa
Cánh bướm bờ hương động
Hàng dương giọt nắng trưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
SONG CHIỀU
Mười ba năm cách trở
Không hẹn về thăm nhau
Song chiều thơ thẩn đợi
Đêm xuống lạnh tàu cau.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÀU TRƯA
Nghiêng nghiêng giàn nắng hạ
Hoa mướp trải huỳnh kim
Nương trưa vòng võng lá
Âu yếm tình đôi chim.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
SAY NẮNG
Vườn rộng tiếng chim thưa
Bướm vàng say nắng trưa
Chờn vờn chân muốn đậu
Vòi mướp gió đong đưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÊN GIÀN MƯỚP
Lặng xem giàn phí thúy
Lần trải nắng huỳnh kim
Lòng không phân chân ngụy
Ngàn xa đôi tiếng chim.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BÓNG KHUYA
Tiếng dế trùm đêm quạnh
Vườn dừa ngưng ánh sao
Bên đèn trang sách cổ
Lành lạnh sắc chiêm bao.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TRONG SƯƠNG
(Tặng P. H. C.)
Sương lá vọng lời kinh
Thương thân ai thân mình
Sụt sùi hoa khế rụng
Đêm rựng ánh bình minh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH HOA
Thương hoa không nỡ hái
Hoa rụng lòng thêm thương
Vén cỏ chiêu hồn lại
Ngàn xanh hiu gió sương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NGHĨA TRŨNG
Xưa ai hiền ai dữ
Gò sớm nay dừng chân
Cỏ phai màu quá khứ
Dầm ảo giọt sương xuân.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
LÒNG THIÊN CỔ
Giũ áo vào hư không
Nghìn xưa phai nét chữ
Song khuya ngọn sáp hồng
Giọt ứa dòng tâm sự.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
HƯ TÂM
(Tặng P. J. F.)
Chim chiều kêu trước dạu
Gối sách nhìn hư không
Phơi phới làn mây trắng
Bay qua ngọn ráng hồng.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHÉP THƠ
Thơ không người thưởng thức
Mình chép riêng mình ngâm
Con bướm tìm hương lại
Vô tâm mà hữu tâm.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHUYA VẮNG
Thu lạnh mướp tàn hoa
Vườn không ong bướm qua
Song khuya ngồi xếp sách
Sương lóng giọt trăng tà.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CON SÂU CỬU
Châu thân trùm phí thúy
Đôi mắt ngời kim cương
Mộng ấp trời xanh thắm
Trên nhành cửu lý hương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH PHONG LAN
Án bút nở vân hài
Bình minh xuân láng lai
Sáo đâu ngoài vạn dặm
Tình đọng giấc liêu trai.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÀU QUÊ
(Gởi Thi Vũ)
Mong ấm lòng tri kỷ
Xa xôi trời cố hương
Màu quê thân áo vải
Gói ghém niềm yêu đương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÃI CÒN
Hoa quỳnh sống nửa đêm
Hoa phù dung một buổi
Nghìn trước tiếp nghìn sau
Mắt nhìn nhau một tối.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NGẬM LÒNG
Từ phen mây nước đổi
Biếc ngậm lòng sông sâu
Nhịp cầu xưa chửa nối
Đôi bờ thương nhớ nhau.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CÀI TRÚC
Trăng gió cũng trần ai
Năm canh ngõ trúc cài
Hoa đèn xanh án kệ
Hương thắm dặm hoàng mai.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
AO TRƯA
Bờ ao cộng cỏ chỉ
Lả lướt ngọn nồm đưa
Con chuồn chuồn điểm nước
Mong dừng chân nghỉ trưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHIẾN SỸ
Non cao dừng vó ngựa
Lòng thẹn đá ghi công
Quăng gươm vào hố thẳm
Khí lạnh ngút tầng không.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MONG ĐỢI
(Tặng Kiến Đạo)
Ngọt ngào xuân rụng móc
Cam chuối đượm tình quê
Tựa cửa chờ trăng mọc
Muôn xa lòng ghé về.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
TÌNH MẬN
Sân không còn bóng mận
Buồn ngập ánh trăng thanh
Bàng hoàng song chợp mộng
Tình vọng lá ru oanh.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
BA HỮU LỆ
Được quyền sống nhung lụa
Nghĩ gì thân gió sương
Riêng ai tình đất nước
Âm thầm dâng máu xương.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHÓC CON (II)
Thương con không dám khóc
Sợ rắc thêm đau buồn
Ôm sách nằm chăm đọc
Âm thầm giọt lệ tuôn.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHÓC CON (III)
Mừng tre già măng mọc
Ai ngờ tre khóc măng
Nuốt lệ nhìn di ảnh
Đêm hè cơn gió băng.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
KHÓC CON (IV)
Không nói, lòng đau khổ
Nói, không nói được gì
Canh tàn nằm nuốt lệ
Thời loạn kiếp nam nhi.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
NÉT THƯƠNG TÂM
Bồi hồi canh trở mộng
Nửa nguyệt gác đầu non
Dưới bóng đèn hiu hắt
Mẹ già ngồi khóc con.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
SÂN TRƯA
Đìu hiu sân bệnh viện
Cành liễu gió đong đưa
Thương bướm bay tìm mộng
Hoa sứ vàng nở trưa.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
CHỐN ẨN
Rào keo lá xanh mướt
Sân mận cành khẳng khiu
Mừng khách làng thơ đến
Thềm vang tiếng sẻ kêu.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
DỪNG TAY BÚT
Hiên mận dừng tay bút
Chiều rơi chiếc lá khô
Ngõ ngoài xe ngựa vắng
Sóng sánh nước hồ thu.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
MÁI ĐỜI
Thân trải vòng hoa giáp
Lòng thơ quên tuổi già
Mái đời đeo thói bạc
Ghi dấu thời gian qua.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
THÁO KÍNH
Nghìn xưa trang giấy lật
Hiu hắt ngọn hàn đăng
Tháo kính ra thềm đứng
Cành rơi đôi giọt trăng.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
ĐẮP MỘ
Vốn biết lẽ vô thường
Khôn ngăn lòng nhớ thương
Mồ xanh vun nấm cỏ
Ấp ủ tình quê hương.http://tve-4u.org/threads/quach-tan-mong-ngan-son.6202/
ĐỌNG BÓNG CHIỀU
MỘ BẰNG-PHI
Rêu xanh
nhàu-nhọ nếp tàn-y
Duyên
nhạt vàng son áng ngự-thi
Nỡ để
nghìn sau thương nhớ quạnh
Nối dài
tơ liễu bóng tà-huy.
TƯƠNG
LÂN
Sương
vọng sầu theo nhạn hải-tần
Trìu-trìu
sắc cỏ lệ giai-nhân
Gió thu
ý muốn nguôi lòng khách
Tiếng địch ngàn xa thổi lại
gần.
Cảm hứng Thiền Phật trong
thơ Quách Tấn
|
Ngày đăng
tin : 5/5/2014
|
Quách Tấn là nhà thơ nổi
tiếng trong phong trào Thơ mới, chuyên sáng tác theo thể thơ Đường luật nhưng
lại thể hiện một bút pháp nghệ thuật mới, diễn đạt những cảm xúc mới. Nếu
trong thơ ông trước 1945 không viết về Thiền, về Phật thì sau năm 1954, cảm
hứng này lại thể hiện đậm nét trong thơ của ông. Bài viết bước đầu sẽ tìm
hiểu cảm hứng Thiền Phật trong thơ Quách Tấn.
|
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, còn có bút
hiệu Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn. Ông là nhà thơ thời
tiền chiến, cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan lập nhóm Bàn Thành tứ
hữu (Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn) ở Bình Định. Ông sinh ra tại thôn Trường
Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định, từ
năm 1935 đến cuối đời ông chọn Nha Trang làm quê hương thứ hai. Quách Tấn tập
làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã
thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932.
Năm 1933, ông đã có thơ đăng trênAn Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu
thuyết thứ bảy… Ông từng được nhà thơ Tản Đà khen khi bình
bài Đến
thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản
Đà viết: Nói
về bên tình thì rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay. Ông là nhà thơ một đời thủy chung với thơ cách luật nhưng lại được
các nhà Thơ mới thời tiền chiến mở cửa đón nhận, được xếp vào ngồi “chiếu
trên” của thi đàn bấy giờ.
Nếu trong thơ của Quách Tấn xuất bản trước năm 1945 như tập Một tấm lòng(1939), Mùa
cổ điển (1941) thì nhà thơ lại không viết về Thiền, về
Phật mà cảm hứng Thiền Phật được nhà thơ thể hiện nhiều nhất trong những tập
thơ sau này như: Đọng
bóng chiều (1965), Mộng Ngân Sơn (1966), Giọt trăng (1973).
Cùng thời với Quách Tấn có nhà thơ J.Leiba (Lê Văn Bái) với bài Bến giácmang cảm hứng Thiền - Phật và ít nhiều có pha chất Lão - Trang. Nhà
thơ xem cuộc đời là hư ảo, là “phù thế”, nên nhà thơ bi quan, muốn xa lánh
cõi đời. Tác giả đã dùng nhiều từ ngữ nhà Phật để diễn đạt ý tưởng trên:
Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá!
Lệ lòng mong cạn chốn am Không.
Cửa Thiền một đóng duyên trần dứt,
Quên hết người quen chốn bụi hồng.
Riêng Quách Tấn, nói như nhà nghiên cứu Trần Phong Giao thì “thơ Quách
Tấn càng về sau đã “thấy”, đã “nhập” vào Thiền, đã “cảm dưỡng hào khí của
Thiền tông Việt Nam”(1).
1. Nhìn thiên nhiên qua cảm quan Thiền đạo
Quách Tấn là một Phật tử thuần thành, ông thường nghiền ngẫm, nghiên
cứu kinh Phật, nên thơ của ông ít nhiều cũng mang cảm quan triết lý nhà Phật
và mang cả cảm hứng đạo học. Điều này được thể hiện qua những vần thơ viết về
thiên nhiên của ông. Thiên nhiên được nhìn qua cảm quan Thiền đạo.
Trong mối quan hệ qua lại giữa thi nhân và thiên nhiên, tính tương hỗ
từ thể xác qua trí tuệ đến tâm linh đã phơi bày một cách tích cực và không
mâu thuẫn. Quách Tấn không chỉ nhìn ngắm thiên nhiên với con mắt thẩm mỹ mà
còn với cả con mắt triết lý và tâm linh. Ta có cảm tưởng Quách Tấn đã hòa
quyện cùng thiên nhiên, khăng khít trong mối quan hệ giữa tiểu ngã và đại ngã
để làm thành khối đồng nhất, mà thiên nhiên là tiền đề, là điều kiện để khởi
động từng phút, từng giây, từng sát na cảm xúc của thi sĩ, hỗ trợ thi sĩ ý
thức được sự có mặt của ngũ quan (ngũ căn) và những tính năng của nó, mà
thuật ngữ của nhà Phật gọi là “nhãn
thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, ý thức”. Thiên nhiên xung quanh ta là hiện thân của đất, nước, không khí, năng
lượng mặt trời, của sự vận hành tháng năm, với thời gian vô tận. Sự hòa nhập
của nó cũng là hòa nhập vào suối nguồn của sự sống.
Cụ thể hơn, với một vỏ sò khô, Quách Tấn cũng gửi vào nó hơi thở, hồn
thơm của một sức sống thơ dạt dào. Nhìn vỏ sò khô, một thực thể chết, Quách
Tấn lại nghe tiếng reo vang vọng của biển khơi. Có sự sống, cái chết nào lại
chẳng liên quan đến môi trường sống với thế giới đồng hiện hữu? Hiện thể của
vỏ sò hoặc con sò đâu thể thiếu vắng biển khơi. Tiểu ngã và đại ngã tương
duyên với nhau:
Vỏ sò khô ấp ủ,
Niềm băng tuyết đêm sương.
Muôn xa bờ bến cũ,
Vang vọng sóng trùng dương.
(Ấp ủ)
Và mỗi khi tiểu ngã và đại ngã tương quan, tương duyên với nhau thì
mỗi động tác đều gây sự chuyển động dây chuyền. Một cái búng chân nhảy của
con cào cào màu xanh cũng đủ khiến bầu trời buổi chiều thu rung chuyển:
Nước ngoạn trời long lanh,
Con cào cào áo xanh.
Bờ cao búng chân nhảy,
Mây chiều thu rung rinh.
(Búng chân)
Đây là nhận thức triết lý - đúng hơn là đạo lý - của Quách Tấn. Nó bắt
nguồn từ sự thấm nhuần đạo Phật. Trong thế giới tương quan, tương duyên và cả
tương tác nữa, thì đâu đâu cũng mang tính động thái và tính tiến trình. Tất
cả đều tác động qua lại, đều vận chuyển, nghĩa là không diễn ra theo một
chiều mang tính định mệnh, mang tính “Sáng thế”. Tính tương
quan, tương duyên quyết định cho sự sinh diệt cũng như hình ảnh, màu sắc của
thiên nhiên cũng quyết định tính vô biên, vô thường và vô ngã của nó. Thơ văn
của Quách Tấn đã giúp người viết những dòng chữ này hiểu sâu thêm nhận thức
ấy. Trong hoàn cảnh cuộc sống có sự đổi thay ào ạt từng phút, từng giờ, hiếm
có người nào ung dung, thong dong như Quách Tấn, bởi nhà thơ luôn giữ lòng tự
tại trước thực tế thay đổi theo thời gian. Có sự tĩnh tại đó là nhờ thi sĩ đã
nghiệm ra, đã trực cảm được cái lẽ “Là mộng cũng là chân” để lượng hương xuân ngào ngạt mãi trong lòng:
Mười hai mùa lá rụng,
Đây mùa hương nở xuân.
Theo duyên lòng chẳng đổi,
Là mộng cũng là chân.
(Nở xuân)
Mộng huyễn và chân
thật xét đến cùng, có chung một bản thể. Nó là hai
mặt của một thực tại, bởi “Tâm pháp nhất như”, “Vạn vật nhất thể”. Nhà thơ
đồng nhấtmộng và chân là nhờ nhận thức được chân lý ấy. Chính vì nhà thơ tĩnh tâm trước thực
tại, nên đã chấm dứt mọi bay nhảy, mọi tìm kiếm, đi và đến để như“Chim dừng cánh biệt ly” (Mơ Đạo), để không còn hỏi “Cảnh hay lòng?” và để nhận thức được rằng“Lòng với cảnh không chia” (Quán trọ đêm thu) và:
Mây nước hằng tự tại,
Vàng đá chẳng
vô tri.
Thiên nhiên trong thơ Quách Tấn mang đậm chất thanh tịnh và sung mãn
nét đẹp tâm linh trong sự “Ân
ánh cõi từ bi”, nhờ thế mà
thi nhân dường như đã chứng nghiệm được “Hương gió thoảng liên trì” (Mơ Đạo) dù chỉ trong một sát na, một cái nháy mắt, một chút gió thoảng qua!
Tư tưởng Đạo Phật thấm nhuần trong con người Quách Tấn. Vì thế trước
khi từ giã cõi đời, nhà thơ dặn dò con cháu nhớ khắc trên bia mộ:
Nghìn xưa không còn nữa,
Nghìn sau rồi
cũng không.
Phảng phất bờ
trăng rạng,
Hương Ưu đàm trổ bông.
(Thoáng hiện)
Tồn tại và hủy diệt, sắc và không, hữu và vô đều cùng bản thể, nhất như. Nghìn xưa không còn là thực tại. Quá khứ
nghìn năm sau sẽ không còn; và tương lai nghìn năm sau dù chưa hiện hữu cũng
chẳng tồn tại. Tất cả đều là Không. Giác ngộ và thấu hiểu được chữ Không trong tư
tưởng triết học nhà Phật là cả những chuỗi thời gian chiêm nghiệm, nghiền
ngẫm, suy tư. Không ở đây chẳng phải là sự đối đãi, đối lập giữa “có” và “không”, “hữu” và
“vô” mà là cái Không vượt lên trên. Đó là chân
không diệu hữu. Dường như Quách Tấn đã nghiệm ra được điều
đó. Ông không giữ chặt cái đã qua, cũng không sống với cái chưa có thực,
không để cho những gì của quá khứ và tương lai chen vào phút giây đang hít
thở, thì lúc đó vầng trăng rạng cũng cho “thấy” cả hương Ưu
đàm. Hoa Ưu đàm là hoa Giác ngộ, theo kinh Phật, mấy nghìn năm mới nở hoa một
lần. Dĩ nhiên hoa này không xuất hiện trong cuộc sống ồn ã vang dội trong loa
phát thanh và rộn ràng xe cộ, cũng không xuất hiện ở nơi đâu đâu, khi con
người tấp nập bay nhảy, tìm kiếm, đi và đến... Người ta chỉ gặp nó khi lòng
mình thật sự lặng lẽ, thanh tĩnh.
Cũng như thiền sư Vạn Hạnh đời Lý, Quách Tấn đã xem “Thân như bóng chớp có rồi không”. Ông thường nói đùa rằng đời tôi có tứ thú và tam vô. Tứ thú là:Có tiền in sách đẹp,/ Gặp bạn sẵn thơ hay./ Giấc
tỉnh hồi chuông sớm,/ Võng trưa giấc ngủ ngày. Còn tam vô là: Không biết hút thuốc, không chơi cờ bạc và không đi xe
đạp.
2. Hình ảnh tiếng chuông chùa
Tiếng chuông chùa đối với thi nhân như một kỷ vật thiêng liêng từng
chôn sâu trong tiềm thức của ông, nên mỗi lần trông thấy cảnh núi non chùa
chiền thì nó bỗng dưng trỗi dậy:
Núi Nhạn chuông ngân trời bảng lảng,
Đầm Ô sen nở gió thơm tho.
Không những lắm lúc ngắm cảnh thiên nhiên, tiếng chuông chùa làm ông
chú ý, mà mỗi khi chợt tỉnh giấc nồng, tiếng chuông cũng hiện đến:
Mây nước nhuốm phong trần,
Nơi đâu tình cố nhân.
Những đêm buồn tỉnh giấc,
Chùa cũ tiếng chuông ngân.
Nhờ nghe tiếng chuông chùa ngân vang mà khách hành hương trút hết mọi
nỗi ưu phiền, như Chu Mạnh Trinh đã viết: “Lạ cho vừa bén mùi thiền,/ Mà trăm não với ngàn phiền sạch
không”. Hay: “Thoảng bên tai một tiếng chày kình,/ Khách tang hải giật
mình trong giấc mộng” (Hương Sơn phong cảnh ca).
Không khác gì cảm nhận của họ Chu, Quách Tấn cũng mô tả trạng thái tâm
hồn mình khi đến viếng một cảnh chùa quen thuộc: “Người đến viếng cảnh chùa, lòng
không rửa mà trong, thân không cánh mà nhẹ, ngồi tựa bóng cây đón mát, tưởng
chừng mình đã xa lánh hẳn cõi trần tục”(2).
Thế rồi, thoảng đâu đây như có tiếng gió ru hồn lữ khách:
Gió ru hồn mộng thiu thiu,
Chuông chùa rơi rụng bóng chiều đầy non.
Và thi sĩ tiếp: “Nếu không có tiếng chuông hay mộng thì mộng còn mãi
chìm trong bóng mây rán, hoặc làm con cò vương hương bay lờ lững trong hồ sen
yên tịnh”.
Cứ thế, thời gian trôi đi và bóng tịch dương dần dà đổ xuống với tiếng
chuông chùa cổ thân yêu:
Mây tạnh non cao đọng nắng chiều,
Tiếng chuông chùa cũ vọng cô liêu.
Thêm nhiều lá rụng cây quằn quại,
Đã vắng người sang bến nhẩy triều.
Thế rồi, ngày lại ngày, trong sự tất bật của cuộc sống đời thường,
nhưng mỗi khi nhìn thấy cảnh chùa thì âm vang tiếng chuông lại ngân nga tựa
hồ bất tận:
Chùa ẩn non mây trắng,
Bóng in hồ liễu xanh.
Mai chiều chuông đã tạnh,
Vòng sóng còn long lanh.
(Tiếng ngân)
Đây là hình ảnh thiên nhiên đầy tình tự, là khoảng trời xanh tinh
khiết còn lại trong đôi mắt long lanh của một nhà thơ trong cảnh xế chiều của
đời mình.
3. Một đạo tâm dào dạt
Có lần tôi đi theo ba tôi đến thăm nhà thơ, nghe ông tâm sự: “Gia đình
tôi theo đạo Phật, và tôi chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền trong Phật giáo”. Và
trong khi đàm đạo, ông thường nhắc đến ngọn đồi Trại Thủy, nơi tọa lạc của
Phật học viện Nha Trang, một trung tâm đào tạo Tăng tài trong giai đoạn cận
hiện đại. Từ đó mới biết hồi ấy, Hòa thượng Thích Trí Thủ đàm nhiệm Giám viện
Phật học viện lại là chỗ tương giao tâm đắc với thi sĩ, vì thế, một hôm lên
thăm chùa, nhân ngẫu hứng, thi sĩ đã cảm tác một bài ngũ ngôn, để tặng Hòa
thượng:
Trăng lên đồi Trại Thủy,
Chuông khua ngời âm ba.
Bồi hồi mây khóa viện,
Sân Bồ đề sương sa.
Ngoài ra, ngôi chùa Kim Liên tại Diên Khánh cũng là nơi lưu lại dấu
chân của thi nhân. Một hôm đến viếng cảnh chùa, thấy Thượng tọa viện chủ tiếp
đón khách tham quan niềm nở, ông liền làm bài thơ để lại lưu niệm:
Dặm hồng dìu dịu nắng,
Theo hứng viếng làng tu.
Ngụm nước đằm chơn vị,
Im lìm sen nở thu.
Người xưa từng nói: “Nhân giả nhạo sơn; trí giả nhạo thủy” (Người nhân
ưa cảnh núi rừng; người trí ưa nơi sông nước). Phải chăng vì vậy mà các cảnh
chùa tiêu biểu cho đạo từ bi nhân ái - thường được xây cất trên các đồi núi?
Thậm chí có những ngôi danh lam quanh năm mây phủ xa xôi chập chờn trông có
vẻ tiêu dao thoát tục:
Cây
chen đá chất chập chùng,
Biển giăng dưới núi, chùa lồng trong mây.
Bụi
đời không bợn mảy may,
Chút thân rộng tháng dài ngày thảnh thơi.
Phải chăng kiếp sống nhân sinh chập chờn như ảo mộng? Con người luôn
luôn chơi vơi giữa dòng trường lưu bất tận, khiến đôi lúc nhà thơ chợt hứng
cất tiếng gọi đò vang cả hư không:
Đời nửa khói mây chìm bóng mộng,
Gọi đò một tiếng lạnh hư không.”
Ta nghe được dư âm của thiền sư Không Lộ đời Lý còn phảng phất đâu
đây:
Hữu thì trực thướng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
(Ngôn hoài)
(Có khi xông thẳng lên đầu núi,
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.)
(Thơ văn Lý -
Trần, tập 1)
Không những chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của các thiền sư - điều mà
thi sĩ đã khẳng định - ông còn thâm nhập cốt lõi của kinh Duy Ma Cật:
Ngày qua chầm chậm vách kim thinh,
Cảnh giới Duy Ma mình với mình.
Hoa rải tờ thơ hương lành lạnh,
Trăng cài nhánh mộng bóng xanh xanh.
Có lần ông thổ lộ cái ý vừa nêu: “Cây thiết mộc lan nở hoa lần này là
lần thứ hai (tháng 12-1992). Lần trước nở tôi 79 tuổi (1989). Hai nhánh lan
đã lên cao như hai cây sào, hoa nở trắng trên đọt, hương bay chập chờn theo
gió, nghe lũ cháu reo mừng. Tôi tưởng chừng như hoa của thiên nữ từ trong
vách Phương trượng của Duy Ma Cật bung ra rải xuống hạ giới vậy”(3).
Điều này chứng tỏ càng về già nhà thơ càng đến gần cõi Đạo, như nhà
văn Trần Phong Giao nhận xét: “Tới lúc về già, ta thấy khí vị Thiền lung linh
bàng bạc trong thơ Quách Tấn, nhất là trong nhiều bài in trong hai tập Mộng Ngân Sơn và Giọt
trăng”.
Một hôm vào lúc xế chiều, Quách Tấn lên chùa Hải Đức (ở Nha Trang)
thăm một người bạn vong niên (tương truyền là thầy Nguyên Tánh). Mặc dù tuổi
tác chênh lệch nhau, nhưng hai tâm hồn như cùng chung một giai điệu:
Áo giũ ngày sương gió,
Lên chùa thăm cố nhân.
Non nghiêng thềm bóng xế,
Lịu địu bóng nhàn vân.
Phong cách ấy quả thực có khác với thế nhân trong những lúc thù tạc
vãng lai. Người đời đến và đi trong âm thanh và tốc độ của thời đại cơ khí,
ồn ào và vội vã…. Nhưng thời đại của nhà thơ là thời đại ẩn tình trầm lặng
của một đám mây lơ lửng, lồng trong bóng núi nghiêng nghiêng. Người đời rồi
cũng có lúc“Giũ áo phong
sương trên gác trọ” để ngồi lại chiêm nghiệm chính mình, như thi sĩ đã làm:
Khép cửa phiền ba lại,
Vườn quê nắng sưởi tình.
Thanh bình lòng giếng ngọt,
Chim hót ngọc âm thanh.
Để thấy rõ hơn chân dung của Quách Tấn, chúng ta có thể nghe ý kiến
của Phạm Công Thiện, một người bạn tâm giao của thi sĩ đã viết trong bài“Trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam với Quách
Tấn”: “Quách Tấn là một Phật tử trọn vẹn, đã thu
tóm tất cả những bài thơ mộng của Phật giáo vào trong cuộc đời trầm lặng của
mình. Quách Tấn đã đi ngược lại tất cả phong trào thời thượng… Ông xứng đáng
là kẻ nối dòng của các vị thiền sư: Vạn Hạnh, Không Lộ, Ngộ Ấn, và tất cả
những thiền sư thi sĩ đã nuôi dưỡng linh hồn của cả một dân tộc, linh hồn của
Lý Thường Kiệt đánh Tống và Trần Hưng Đạo đánh Nguyên”(4).
Phải chăng vì được nuôi dưỡng trong không khí tâm linh của các thiền
sư thi sĩ quá khứ mà “Quách
Tấn luôn luôn giữ phong độ của kẻ mang hào khí ngút ngàn? Mỗi hàng, mỗi câu
đều thể hiện sáng sủa, uy nghiêm mà tràn ngập thi ca, khiến cho người đọc
“lòng không rửa mà trong, thân không cánh mà nhẹ”. Tất cả con người Quách Tấn
là thi ca, là tiếng báo hiệu của một sự tựu thành” như lời nhà văn Nguyễn Thái đã viết trong bài Quách Tấn: quê hương và thơ được tuyển in trong tậpQuách Tấn qua cái nhìn phê bình văn học do con trai
nhà thơ là Quách Giao (sưu tầm), Nxb. Trẻ, TP. HCM, 1994.
Nguyễn Công Thanh Dung
Chú thích
(1). Quách Giao (sưu tầm), Quách Tấn qua cái nhìn phê bình văn
học, Nxb. Trẻ, TP. HCM, 1994, tr.287-296.
(2). Quách Tấn, Nước non Bình Định, Nam Cường xuất
bản, SG, 1968; Nxb. Thanh Niên tái bản 1999.
(3). Quách Tấn (1999), Bóng ngày qua (Đời văn chương), Nxb.
Hội Nhà văn, HN.
(4). Quách Giao (sưu tầm) (1994), Quách Tấn qua cái nhìn phê
bình văn học, Nxb. Trẻ, TP. HCM.
Tài liệu tham khảo
1. Huy Cận - Hà Minh Đức chủ biên (1997), Nhìn lại một cuộc
cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ Mới), Nxb. Giáo
dục, tb lần thứ nhất, HN.
2. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ Mới, Nxb. Khoa học Xã
hội, HN.
3. Lam Giang (1970), Hồn thơ nước Việt, Nxb. Sống Mới, SG.
4. Quách Giao (sưu tầm) (1994), Quách Tấn qua cái nhìn phê
bình văn học, Nxb. Trẻ, TP. HCM.
5. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (1969), Việt Nam thi nhân
tiền chiến, Nxb. Sống Mới, SG.
6. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1970), Các khuynh hướng thi ca
tiền chiến, Nxb. Sống Mới, SG.
7. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam (Hình
thức và Thể loại), Nxb. Khoa học Xã hội, HN.
8. Lê Triều Phương, Phan Hồng Châu, Quách Tùng Phong (2002), Hương
thơ Quách Tấn, Nxb. Hội Nhà văn, HN.
9. Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang (chủ biên) (2013), Nhìn
lại Thơ Mới và văn xuôi Tự Lực văn đoàn, Nxb. Thanh niên, TP.HCM.
10. Quách Tấn (1939), Một tấm lòng, Nhà in Thuỵ Ký, Hàng
Trống, HN.
11. Quách Tấn (1941), Mùa cổ điển, Nhà in Thuỵ Ký, Hàng
Trống, HN.
12. Quách Tấn (1960), Mùa cổ điển, Nxb. Tân Việt, SG, tái
bản lần thứ 1.
13. Quách Tấn (1965), Đọng bóng chiều, in tại Paris (không
ghi nơi xuất bản).
14. Quách Tấn (1966), Mộng Ngân Sơn, Hoa Nắng, Paris.
15. Quách Tấn (1973), Giọt trăng, Thi Vũ giới thiệu, Nxb.
Rừng Trúc, Paris.
16. Quách Tấn (1998), Thi pháp thơ Đường, Nxb. Trẻ, TP.
HCM.
17. Quách Tấn (1999), Trăng hoàng hôn, Nxb. Trẻ, TP. HCM.
18. Quách Tấn (1999), Bóng ngày qua (Đời văn chương), Nxb.
Hội Nhà văn, HN.
19. Quách Tấn (2000), Bóng ngày qua (Bàn Thành tứ hữu),
Nxb. Văn nghệ, TP. HCM.
20. Quách Tấn (2000), Trường Xuyên thi thoại, Trung tâm
Nghiên cứu Quốc học và Nxb. Văn nghệ Tp. HCM.
21. Hoài Thanh - Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, in
lần đầu 1941, Nxb. Văn học, tái bản lần thứ 14, HN.
22. Nguyễn Vỹ (1970), Văn thi sĩ tiền chiến, Sống Mới, SG.
|
No comments:
Post a Comment