Thursday, June 1, 2017

VIêM XươNG VAI.

Vai nhưc:
Ngón cái day phân sau cô gáy
Cươm tay vuôt dọc lên phân cô gáy: máu huyêt
Cưom tay chà ngang theo hai bên bả vai.
*
Niêng cô; Trăc cô sáng sơm
Co cụm bàn tay lại
Nhân mạnh vào phân thịt nhô ra ơ lươn bàn tay.
*
HỒI HỘP  Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó.
*
Dê ngủ:
Vuốt vùng tai: Hai ngón tay cái đặt phía ngoài tai (sau tai), hai ngón tay trỏ đặt phía trong tai (trước tai) vuốt từ trên xuống dưới (từ đỉnh tai đến dái tai) mỗi bên 20 lần. Khi cảm thấy tai nóng lên là được
*
Image result for subscapular pain
http://www.triggerpointtherapist.com/products/trigger-point-video/s-z/subscapularis/
Description: Learn how to locate and release the trigger points in the Subscapularis muscle that produce “frozen shoulder” symptoms.
Video Duration: 6 minutes, 23 seconds
*
http://bamhuyet-tribenh.blogspot.com.au/2015/03/te-tay-chan.html
Tê tay, chân thường thì chúng ta chỉ nghĩ hẳn là nó bị chèn ép hay đứng quá lâu, ngồi quá lâu một chỗ nên dẫn đến bị tê tay chân. Nhưng sự thật là việc bạn bi tê tay là sự cảnh báo về sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi những căn bệnh nguy hiểm như:
Tê tay, chân do thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ cũng là một nguyên nhân khiến tay chân bạn bị tê. Trường hợp này bệnh nhân thường phát bệnh một cách đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, đầu choáng váng, đau nhức.
Chứng tê tay, chân dạng này thường gặp ở những người lớn tuổi. Thiếu máu não cục bộ là chững bệnh vô cùng nguy hiểm nó có thể dẫn đến ngất xỉu hay đột quỵ, cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời.
Chứng tê tay, chân có khi là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm
Chứng tê tay, chân có khi là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm
Tê tay, chân do bệnh đốt sống cổ
Căn bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trung niên hay những người có thói quen ngồi lâu, đứng nhiều, sử dụng điện thoại và máy tính kéo dài với tư thế cúi đầu xuống cũng rất dễ mắc căn bệnh này. Biểu hiện là sự tê cứng các đầu ngón tay.
Khi bạn ngồi hay đứng bất động một chỗ kéo dài sẽ gây nên các bệnh lý về đốt sống cổ như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, tăng sinh, phì đại đốt sống cổ,…
Khi các đốt sống bị biến dạng ở hướng tiêu cực nó sẽ chèn ép các dây thần kinh ngoại biên vùng cổ gáy khiến các đầu ngón tay và toàn bộ cánh tay của bạn có cảm giác như bị kiến bò, tê cứng cục bộ.
Ngoài ra bạn còn có thể mắc chứng đau nhức vùng vai gáy, cổ, sức vận động kém.
Tê tay, chân do bệnh tiểu đường
Ở những người mắc chứng tiểu đường nặng sẽ xuất hiện tình trạng chân tây tê bì. Giai đoạn này bệnh đã khá nghiêm trọng, cần phải có giải pháp chữa trị kịp thời và nhanh chóng.
Khi đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng đường trong máu, bổ xung nhiều chất xơ, giảm tối đa lượng bột đường trong khẩu phần ăn.
Tê tay, chân do viêm dây thần kinh ngoại biên
Tay, chân tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay có thể bạn đang mắc chứng viêm dây thần kinh ngoại biên.
Chứng bệnh này có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau như: do chế độ ăn uống sẽ dinh dưỡng gây nên thì biểu hiện chân, tay tê bì sẽ rõ rệt hơn. Viêm do trúng độc sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội.
Xử lý tê tay, chân thế nào?
Để giải quyết tình huống khi bị tê tay, chân bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp sau:
Xoa bóp tay:
Miết bàn tay:
Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
Xoa bóp tay: Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.
Xoa mu bàn tay: Dùng mu bàn tay bên ngày sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.
Bóp và xát tay: Dùng tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi bên.
Xoa bóp chân giúp chân hết bị tê.
Xoa bóp chân giúp chân hết bị tê.
Xoa bóp chân: Bàn chân trái để lên đùi chân phải, dùng tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, kết hợp dùng lòng bàn tay kia xoa nhẹ gan bàn chân từ 30-50 lần, rồi đổi bên.
Miết bàn chân: Dùng đầu ngón tay cái miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3-5 lần cảm giác "kiến bò" sẽ biến mất.
Vuốt đầu gối: Dùng tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gối. Sau đó ấn 2 ngón tay cái trên gối, di chuyển lên phía đùi. Làm như thế đến khi hết sự tê mỏi.
Ấn bắp chân: Xòe tay nắm trọn bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm, giữ trong 7 giây, tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên là lặp lại y như vậy. Lặp lại động tác này nhiều lần.
Bạn có thể lựa chọn một trong những cách xoa bóp tay, chân nào phù hợp và dễ làm nhất để xử lý tại chỗ khi chân, tay bị tê trước khi đến gặp bác sĩ. Hiểm họa sẽ rất khôn lường khi bạn không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý chúng.
Do đó, hãy sớm đến gặp bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng trên nếu bạn không muốn phải gặp họa về sau.
Theo Ánh Tuyết - Đại lộ

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy là một trong những phương pháp điều trị đau vai gáy theo Y học cổ truyền có khả năng giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau một cách hiệu quả bằng các thủ thuật chuyên môn. Khi bị đau vai gáy, người bệnh thường rất đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Do đó, nếu kết hợp việc uống thuốc và xoa bóp bấm huyệt sẽ đem lại kết quả chữa bệnh rất tuyệt vời.
http://www.benhcoxuongkhop.net/phuong-phap-xoa-bop-bam-huyet-chua-dau-vai-gay.html

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, do hoạt động nghề nghiệp hoặc hoạt động sai tư thế trong thời gian dài…Đối với Y học cổ truyền, chứng đau vai gáy được cho là thuộc chứng tý, do phong hàn thấp xâm nhập khiến bì phu kinh lạc bị ứ nghẽn, tắc trệ và gây ra những cơn đau nhức. Hoặc bệnh cũng xảy ra ở người già do thận hư yếu, khí huyết suy giảm mà gây bệnh hay người bệnh ngủ sai thư thế khiến cổ vai gáy bị đau cứng.
Để chữa bệnh đau vai gáy, theo Y học cổ truyền, chúng ta phải trục xuất phong hàn ra khỏi cơ thể, giúp các kinh lạc thông suốt, khí huyết không bị tắc nghẽn. Ngoài việc sử dụng thuốc, áp dụng kết hợp với xoa bóp bấm huyệt chính là phương pháp chữa bệnh mang lại tác dụng hiệu quả.

Phương pháp xoa bóp chữa đau vai gáy

Khi xoa bóp, người thực hiện phải điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp, nếu để người bệnh ngồi thì người xoa bóp phải đứng phía sau lưng người bệnh. Nếu người bệnh nằm, người thực hiện xoa bóp phải ngồi ở phía trước đầu của bệnh.
Các thao tác xoa bóp chữa đau vai gáy như sau:
– Đầu tiên, thoa bột talc hoặc dầu trơn lên vùng da ở cổ vai gáy để thực hiện việc xoa bóp được dễ dàng.
– Tiếp theo, người thực hiện dùng tay xoa, day, lăn theo đường tròn từ cổ gáy qua đến hai bên vai bị đau như H.1.
– Chú ý lăn tại 3 huyệt kiên tĩnh, đại trùy và phong trì như H.2.
– Dùng các ngón tay ôm lấy vùng cơ ở cổ vai gáy rồi bóp vai gáy, đồng thời vừa bóp vai vừa kéo thịt như H.6.
Mỗi động tác thực hiện 3-5 lần.
phuong-phap-xoa-bop-bam-huyet-chua-dau-vai-gay-2

Phương pháp bấm huyệt chữa đau vai gáy

Khi xoa bóp, người bệnh còn được bấm huyệt để giảm đau vai gáy hiệu quả. Thủ thuật bấm huyệt được thực hiện như sau:
– Dùng đầu ngón tay cái ấn và day vào các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du và giữ trong khoảng 15-20 giây như hình H3, H.4, H.5.
– Khi bấm huyệt thì vận động cổ quay sang trái rồi sang phải.
– Kiểm cơ vùng cơ ở huyệt đốc du xem có bị co cứng hay không, nếu có thì bấm, bật cơ và day nhẹ nhàng để giảm đau cổ gáy và giúp người bệnh vận động cổ vai gáy được dễ dàng hơn.
– Khi vận động cổ cho người bệnh, người bấm huyệt hãy dùng một tay kê cổ để bệnh nhân tựa vào, một tay điều khiển cổ nghiêng phải-trái-cúi-ngửa cổ.
Một số điều cần lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy
* Người bệnh từ 45 tuổi trở lên cần phải được kiểm tra mật độ khoáng chất xương trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt.
* Trường hợp người bệnh bị đau vai gáy mạn tính thì hãy chụp Xquang phổi để xem xét có bị mắc các bệnh lý về phổi hay trung thất không rồi mới tiến hành thực hiện xoa bóp bấm huyệt.
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy cần phải được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn thì mới có hiệu quả. Do đó, người bệnh hãy đến các trung tâm y tế hoặc phòng khám Y học cổ truyền để được chữa trị một cách tốt nhất nhé.
Sau khi đăng tải bài viết Ban biên tập đã nhận được rất nhiều thư hỏi về phương pháp  xoa bóp bấm  huyệt , và  những địa chỉ xoa bóp bấm huyệt hiệu quả nhất  . Để tiện cho Ban biên tập cũng như quý độc giả mọi thắc mắc về phương pháp xoa bóp bấm huyệt  huyệt xin quý độc giả vui lòng liện hệ :
PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT ĐỖ MINH ĐƯỜNG 
Địa Chỉ : Số 37A Ngõ 97 – Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
Số Điện Thoại LH : 0462 536 649 – 0963 302 349
ThuyTran: Viêm xương vai (31May2017Thursday)
*
SKĐS - Lạnh đầu chi y học hiện đại gọi là bệnh Raynaud. Sau đây là một số thủ pháp day bấm huyệt trị bệnh này.
Lạnh đầu chi y học hiện đại gọi là bệnh Raynaud. Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát. Bệnh chưa rõ căn nguyên và thường xảy ra ở phụ nữ. Một số nhà khoa học cho rằng do rối loạn hệ thần kinh trung ương điều khiển hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, bị thiếu máu. Một số người khác lại cho rằng do rối loạn nội tiết.
5. Huyệt ủy trung và huyệt thừa sơn.
Ủy trung: Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.
Thừa sơn: Ở giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, dưới ủy trung 8 tấc, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
Các cơn co thắt thường có tính kịch phát khi gặp lạnh hay các kích động tâm lý. Lúc khởi đầu thường phát triển từ từ, chỉ xảy ra trong mùa lạnh khi ngâm tay trong nước lạnh; các ngón tay ngón chân trắng bệch sau có màu tím tái; các ngón tay lạnh, tê. Trong giai đoạn phục hồi, màu tím tái tan đi thay bằng màu đỏ tím, các ngón tay có cảm giác phỏng và đau nhức. Sau đây là một số thủ pháp day bấm huyệt trị bệnh này.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Điểm huyệt chi trên: Người bệnh ngồi, người chữa dùng đầu ngón tay cái điểm các huyệt hợp cốc, nội quan, khúc trì, mỗi huyệt 1 phút. Người bệnh cảm giác đau và căng tại chỗ là được.
1. Huyệt hợp cốc
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Bước 2: Điểm huyệt chi dưới: Người bệnh nằm sấp hoặc ngửa, người chữa đứng bên cạnh, dùng đầu ngón tay cái điểm các huyệt ủy trung, túc tam lý, thừa sơn, mỗi huyệt 1 phút.
Bước 3: Véo và bắt gió ở chi bị bệnh: Người chữa dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp, bắt gió các gân và cơ các chi bị bệnh từ khuỷu tay đến đầu ngón tay hoặc từ đầu gối đến đầu ngón chân và từ ngoài vào trong. Tác động ở mức tối đa mà bệnh nhân chịu được. Lặp lại nhiều lần trong 3 phút.
Bước 4: Kéo ngón tay: Người bệnh nằm nghiêng, người chữa dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa làm cái kẹp, giữ 1 ngón tay hay 1 ngón chân của bệnh nhân ở gốc ngón. Sau đó vuốt, trượt nhanh ra đầu ngón. Lặp lại nhiều lần trong 1 phút.
2. Huyệt khúc trì.
Khúc trì: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Bước 5: Chà xát chi bị bệnh: Người bệnh nằm ngửa, người chữa đứng bên cạnh, dùng 2 bàn tay giữ lấy chi bị bệnh một cách đối xứng rồi làm động tác chà xát từ vai xuống đầu ngón tay hay từ đầu gối xuống đến đầu ngón chân. Thủ pháp cần phải nhanh, gọn và đều đặn. Lặp lại nhiều lần trong 5 phút.
3. Huyệt nội quan.
Nội quan: Trên nếp gấp cổ tay 2 tấc, giữa cơ gan tay lớn và gan tay bé.
Người bệnh tự làm
Nhào và xoa chi bị bệnh: Người bệnh ngồi đặt lòng bàn tay này lên lòng bàn tay kia (hoặc lưng bàn tay) làm động tác nhào và xoa ngón tay hay bàn tay bị bệnh nhiều lần trong 5 phút. Lực tác động vừa phải, đủ sâu xuống các tổ chức dưới da và tạo ra được cảm giác ấm.
Vặn các ngón tay hay ngón chân bị bệnh: Người bệnh dùng ngón tay cái và 3 ngón kia làm thành cái kẹp giữ 1 ngón tay của bàn tay kia hay 1 ngón chân, làm động tác vặn qua vặn lại trái, phải, vừa vặn vừa kéo từ gốc ngón ra đầu ngón.
4. Huyệt túc tam lý.
Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó hơi dịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Xoa bụng: Người bệnh nằm ngửa, hai chân co lại, xếp chồng 2 bàn tay, áp sát lên bụng, xoa quanh rốn từ phải sang trái. Lặp lại nhiều lần trong 5 phút.
Các thủ thuật trên nên làm mỗi ngày 1 lần. Trong mùa lạnh làm mỗi ngày 2 - 3 lần. Có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh. Lực tác động phải thích hợp, tránh trầy xước da. Vào mùa lạnh nên tránh tiếp xúc nước lạnh. Luôn giữ cho chi bị bệnh được ấm.

Lương y Nguyễn Minh
http://suckhoedoisong.vn/day-bam-huyet-chua-lanh-tay-chan-n81428.html
*
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số cách bấm huyệt chữa mất ngủ dễ thực hiện và cho hiệu quả cao.
. Chà xát 2 vành tai
Trung Y quan niệm thận là "gốc rễ Tiên thiên" (nguồn sinh nguyên khí) của con người. Trong khi đó, tai lại là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị tác động tới thận.
Trung Y tiết lộ 6 động tác dưỡng thận cực đơn giản và dễ làm - Ảnh 1.
Việc thường xuyên xoa bóp tai rất có tác dụng bổ thận. (Ảnh: nguồn internet).
Cách làm: Khi xoa bóp, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó mới nắm chặt vành tai và thả lỏng.
Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.
http://soha.vn/trung-y-tiet-lo-6-dong-tac-duong-than-cuc-don-gian-va-de-lam-20160828194207898.htm
*

1. Huyệt ở vùng đầu cổ

Các huyệt đạo có liên quan đến hệ thần kinh và giấc ngủ thường tập trung nhiều ở vùng đầu và mặt. Nếu các huyệt này được khai thông thì sẽ giúp tinh thần được thoải mái, thư giãn, lưu thông khí huyết và tạo được giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số huyệt đạo và cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản, không tốn tiền và rất tốt cho sức khỏe.

Huyệt bách hội

Mô tả: Là huyệt ở trên đỉnh đầu, từ phần giữa trán di chuyển ngón tay theo đường thẳng đến đỉnh đầu, chỗ lõm ở giữa đỉnh đầu chính là huyệt bách hội.
Cách làm
Bước 1: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt bách hội để trong vòng 3 giây rồi nghỉ
Bước 2: Sau đó lặp lại động tác này thêm 3 lần nữa


Huyệt bách hội nằm ở giữa đỉnh đầu cách trán 5 tấc
Huyệt bách hội nằm ở giữa đỉnh đầu cách trán 5 tấc

Huyệt ấn đường và huyệt thái dương

Để thực hiện cách bấm huyệt ấn đường và huyệt thái dương chữa mất ngủ ta cần thực hiện như sau:
Bước 1: Xoa hai bàn tay vào nhau đến khi thấy hai bàn tay nóng ấm lên
Bước 2: Xoa khắp mặt theo chiều từ dưới đi lên từ 15-20 lần
Bước 3: Day nhẹ huyệt ấn đường là huyệt nằm giữa hai lông mày từ 15 đến 20 lần
Bước 4: Vuốt nhẹ lông mày theo hướng từ đầu lông mày đến cuối lông mày (xuôi về phía thái dương)
Bước 5: Day nhẹ hai bên huyệt thái dương mỗi bên từ 15-20 lần
Tác dụng: Làm thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, lo lắng và mất ngủ ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm những cơn đau đầu gây ra.


Huyệt ấn đường nằm ở giữa hai lông mày có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt
Huyệt ấn đường nằm ở giữa hai lông mày có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt

Huyệt thiên trụ

Mô tả: Cách hộp sọ 1,5cm  và cách cột sống từ ngoài vào 1,5cm (huyệt chữ C)
Cách làm:
Bước 1: Lấy hai tay vòng qua sau vai tìm đúng chỗ huyệt thiên trụ
Bước 2: Ấn và day huyệt này từ 15-20 lần
Bước 3: Có thể matxa và bóp nhẹ vùng cổ để máu lưu thông tốt hơn
Lợi ích: bấm huyệt thiên trụ giúp chữa bệnh mất ngủ, đỡ mệt mỏi, đau đầu và kiệt sức.


Huyệt thiên trụ là huyệt C nằm dưới hộp sọ 1,5cm
Huyệt thiên trụ là huyệt C nằm dưới hộp sọ 1,5cm

Huyệt an miên

Mô tả: Là huyệt nằm ở vị trí sau tai, bên cạnh xương lồi.
Cách làm
Bước 1: Dùng ngón trỏ ra sau tai tìm huyệt an miên như hướng dẫn ở trên sau đó day nhẹ nhàng mỗi bên huyệt từ 15-20 lần.
Bước 2: Nằm ngửa, cằm hướng lên cao dùng tay vuốt từ tai xuống dưới cổ và ngược lại, thực hiện động tác này từ 15 đến 20 lần.
Khi thực hiện cần lưu ý các động tác cần chậm rãi, chính xác, xoa đến khi nào thấy vùng cổ ấm nóng lên là được.


Huyệt an miên nằm ở đằng sau tai cách tầm 1,5cm
Huyệt an miên nằm ở đằng sau tai cách tầm 1,5cm

2. Huyệt ở vùng vai, lưng, ngực và bụng

Huyệt ở vùng vai

Cách làm:
Bước 1: Đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngót áp út bên tay trái lên vị trí vai phải cách cột sống hướng ra ngoài 5cm như hình.
Bước 2: Ấn mạnh trong vòng 3 giây rồi nghỉ, tiếp tục ấn lần hai và giữ lại 3 giây rồi nghỉ, ấn lần cuối cùng trong 3 giây rồi nghỉ.
Bước 3: Thực hiện lại tương tự với bên kia cho tay phải và vai trái.


Bấm huyệt chữa mất ngủ ở hai vai
Bấm huyệt chữa mất ngủ ở hai vai

Huyệt ở vùng lưng

Hướng dẫn bấm huyệt vùng lưng trên:
Cách làm:
Bước 1: Dùng tay trái choàng qua vai phải hết cỡ để tìm đến đúng điểm ấn ở càng gần đốt sống càng tốt.
Bước 2: Dùng ba ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út để ấn mạnh cùng lúc trong vòng 3 giây rồi nghỉ, thực hiện liên tục trong 3 lần.
Bước 3: Giữ nguyên vị trí của ba ngón tay, kéo lên về phía vai và cổ, tiếp tục ấn mạnh theo nhịp 3 giây rồi nghỉ, thực hiện liên tiếp trong 3 lần.
Bước 4: Di chuyển tiếp các ngón tay đến vị trí số 3 và 4 thực hiện ấn mạnh liên tiếp 3 lần, mỗi lần 3 giây rồi nghỉ.
Bước 5: Thực hiện ngược lại với tay và vai bên kia


Bấm huyệt chữa mất ngủ từ lâu đã được đông y áp dụng vì hiệu quả tuyệt vời của nó mang lại
Bấm huyệt chữa mất ngủ từ lâu đã được đông y áp dụng vì hiệu quả tuyệt vời của nó mang lại

Hướng dẫn bấm huyệt ở vùng lưng dưới
Cách làm:
Bước 1: Vòng hai tay ra sau lưng, đặt ba ngón tay trỏ, áp út và ngón giữa trên thắt lưng ngón giữa cách cột sống tầm 5cm.
Bước 2: Dùng lực ấn vừa bằng ba ngón trỏ, giữa và áp út của hai bàn tay một lúc (3 giây). Dừng lại nghỉ, sau đó ấn lại và nghỉ.
Bước 3: Hạ thấp ngón tay xuống dưới tầm 5cm rồi tiếp tục ấn, nghỉ rồi lại ấn, thực hiện 3 lần liên tiếp.


Huyệt ở vùng dưới lưng
Huyệt ở vùng dưới lưng

3. Hướng dẫn cách xoa bụng

Xoa bụng: Tay phải đặt giữa bụng, tay trái úp lên tay phải và xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 3-4 phút.

4. Bấm huyệt chữa mất ngủ ở vùng chân

Trước khi bấm huyệt chữa mất ngủ ở vùng chân ta cần ngâm chân nước ấm cho các mạch máu ở dưới chân được giãn nở và lưu thông. Sau khi dùng khăn khô lau sạch ta bắt đầu bấm huyệt như sau:
Huyệt Dũng tuyền: nằm ở vị trí vùng lõm bàn chân, thẳng hàng từ ngón chân thứ hai đi xuống gần phía gan bàn chân.
Cách làm: Day và bấm huyệt này từ 20-40 lần sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, có tác dụng chữa mất ngủ mãn tính hiệu quả.


Huyệt dũng tuyền là huyệt ở vị trí số 3 trên hình
Huyệt dũng tuyền là huyệt ở vị trí số 3 trên hình

Huyệt Thương Khâu (J): huyệt thương khâu là huyệt nằm ở dưới mắt cá chân trong, day và bấm huyệt này từ 20-40 lần sẽ làm giảm lo lắng, chứng mất ngủ, đau gót chân và mắt cá chân.
Huyệt chiếu hải (I): Huyệt chiếu hải là huyệt nằm ngay dưới chỗ mắt cá chân bên ngoài. Ấn và day huyệt chiếu hải từ 20-40 lần có tác dụng chữa bệnh mất ngủ và đau lưng.


Huyệt thương khâu, chiếu hải có tác dụng giúp giảm đau chữa mất ngủ rất tốt
Huyệt thương khâu, chiếu hải có tác dụng giúp giảm đau chữa mất ngủ rất tốt

Từ ngàn đời xưa đến nay việc bấm huyệt chữa mất ngủ đã được áp dụng trong đông y vì bấm huyệt có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, giảm lo âu, căng thẳng và thư giãn tinh thần. Bạn có thể áp dụng biện pháp này hàng ngày mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần bên cạnh đó có thể uống các bài thuốc nam chữa mất ngủ để tăng thêm hiệu quả.
http://angiacnu.vn/meo-tri-mat-ngu/bam-huyet-chua-mat-ngu.html
*
Image result for kyphosis pictures
Image result for lordosis pictures
Lordorsis
Image result for lordosis pictures
Image result for military posture
Image result for military posture

Image result for sway back posture
Image result for flat back posture
Related image

No comments:

Post a Comment