Hỏi
Con có nghe một vị Thượng tọa giảng ngừơi
thông minh và có nhiều tài rất khó tu. Xin hỏi điều này có đúng không bởi vì
con nghĩ hai điều kiện thuận lợi đó sẽ giúp người tu thăng tiến hơn chứ? Con đã
từng tiếp xúc với rất nhiều vị tu sĩ rất tài giỏi, không những ở bền lâu trong
đạo mà còn làm cho Phật giáo thêm phần xán lạn. Xin giải đáp giùm nghi vấn này?
Thanh Hiền (Gò Công Tây – Tiền Giang)
Trả lời:
Lời nhận xét trên quả thật chỉ đúng trong
giá trị tương đối, nhưng bên trên đó là một kinh nghiệm rút ra từ đời sống tu tập.
Cố nhiên không phải người nào thông minh và tài giỏi cũng đều khó tu được. Khó
tu có nghĩa là tu không có kết quả, tu hòai mà không tiến bộ, tu lâu năm mà
không chuyển hóa được phiền não trước sau vẫn y như vậy chứ không phải khó tu
là bị ai cản trở quấy phá.
Nói cho cùng, người thông minh thường hay phá chính mình nên tu không tiến được. Điều này cũng dễ hiểu bởi người có tư chất thông minh, tức là nhiều đời đã mày mò trau giồi kiến thức thường thiếu sức kiên trì. Họ tư duy và hành động chỉ trong nháy mắt. Tại vì trong bất kỳ vấn đề nào họ cũng đều tranh thủ sử dụng ý thức trên bề mặt mà không hề lặn sâu trong tàng thức. Sử dụng ý thức nhanh kiểu đó thì không cách nào kiểm thúc kịp khi chúng đã chạy nhanh ra lời nói và hành động. Không phải ngừơi thông minh không đủ sức lặn sâu vào vô thức, chỉ tại vì họ không muốn như vậy. Họ cảm thấy cách đó sẽ rất mất thời gian, xử lý công việc sẽ không hiệu quả thay vì nghĩ sao làm vậy liền. Họ sợ hành động chậm quá sẽ không còn là thông minh nữa, tự ngã dễ bị xúc phạm nên họ cố duy trì. Người tu mà không phả được tấm tường thành kiên cố này thì thất bại như chơi. Nghiệp được hình thành từ ý thức. Nếu mình nói năng hay hành động mà không đựơc xét nét kỹ càng, không đo lường hậu quả thì rất dễ tạo ác nghiệp, vào địa ngục như tên bắn mà mình không ngờ được. Điều này cũng đúng đối với các nhà luận sư hay luật sư không thành công. Cho nên người thông minh rất khó điều phục chính mình, bởi bản năng chấp ngã được hình thành từ tư chất quý báu đó. Người có nhiều tài cũng vậy. Tài năng có thể được hình thành từ khổ luyện nhưng gốc vẫn là huân tập chủng tử trong kiếp quá khứ. Có những năng khiếu đặc biệt mà ngừơi đó tửơng chừng như trời cho, không cần luyện tập cũng thành thạo, kỳ thật họ đã làm chuyện đó rất vất vả từ trong tiền kiếp. Điều này cũng đúng với trường hợp thần đồng. Cái tài đó có sẵn nên mình không dễ gì bỏ qua không tận dụng mà đi gầy dựng tài năng khác. Như người có thân hình đẹp thì sẽ đi làm người mẫu. Người có chất giọng phong phú thì đi làm ca sĩ. Người có tài ăn nói khôn khéo thì đi làm luật sư. Người có “tay phục dược” thì đi làm nghề bác sĩ. Người có óc thẩm mỹ thì nhanh chóng trở thành các nghệ nhân của hoa kiểng, hội họa…Nói chung, ai cũng dựa vào ưu thế của mình vốn được nghĩ là thiên phú. Nhưng chẳng may khi mình đi tu thì những thiên tanh đó đã phải xếp lại để chú trọng phát huy công việc chính là khai phát tâm linh. Rất khó. Mình cứ bị cái tài thúc bách mãi không cho ngơi nghỉ, buộc mình phải quay lại với nghề cũ, phải tìm thật nhiều cơ hội để trau giồi không cho nó mai một. Từ đó người nào tu thiếu quán chiếu và định lực sẽ nhanh chóng biến thành một ngừơi nửa đạo nửa đời, hoặc có khi mất tỉnh gíac lâu ngày trở thành một người đời hòan tòan. Họ không dành được thời gian để công phu, mà đôi khi họ bị chính mình lừa dối rằng sử dụng cái tài đó trong nhà thiền cũng là một cách tu cao cấp. Kỳ thật họ đã sai lầm. Khi sử dụng tài năng quá nhiều thì họ rất ít có điều kiện để quán chiếu. Người tu hành vốn đã được kính nể qua hình thức xuất thế nay cộng thêm tài năng thì sự tôn kính sẽ được nhân gấp đôi. Họ luôn được khen thưởng và ngưỡng mộ, đây là cơ hội thuận tiện để Bát phong nổi lên và hủy diệt các hành gỉa. Mặt khác, người có tài thì lại hay mắc bệnh chê bai hay khinh khi người kém tài vô dụng. Trước lời khuyên dạy đáng giá ngàn vàng của bậc đức độ thì họ ít lắng nghe và chịu nhún mình để sửa đổi vì họ cho rằng vị đó không tài giỏi. Cái tài giỏi mà họ cần luôn là cái họ đang có nhưng ở mức độ cao hơn. Họ không quan tâm đến chuyển biến tâm thức, cứ hành động theo bản năng tự nhiên vì lầm nhận ra rằng trong tự nhiên họ đã giỏi. Họ đã quên rằng cái tài giỏi đó không thể tháo gỡ phiền não được, không thể đưa họ qua khỏi dòng sông sanh tử để chứng nhập Niết bàn được. Họ bị gió DỰ (khen ngợi) và gió XƯNG (danh thơm) làm chóang ngợp khiến không nhận ra giá trị xuất thế nữa, chỉ cần được người ta nể phục thì coi như tu hành đã thành công. Đức tu hành đã phải nhường chỗ cho sự kiêu căng ngã mạn.
Nói cho cùng, người thông minh thường hay phá chính mình nên tu không tiến được. Điều này cũng dễ hiểu bởi người có tư chất thông minh, tức là nhiều đời đã mày mò trau giồi kiến thức thường thiếu sức kiên trì. Họ tư duy và hành động chỉ trong nháy mắt. Tại vì trong bất kỳ vấn đề nào họ cũng đều tranh thủ sử dụng ý thức trên bề mặt mà không hề lặn sâu trong tàng thức. Sử dụng ý thức nhanh kiểu đó thì không cách nào kiểm thúc kịp khi chúng đã chạy nhanh ra lời nói và hành động. Không phải ngừơi thông minh không đủ sức lặn sâu vào vô thức, chỉ tại vì họ không muốn như vậy. Họ cảm thấy cách đó sẽ rất mất thời gian, xử lý công việc sẽ không hiệu quả thay vì nghĩ sao làm vậy liền. Họ sợ hành động chậm quá sẽ không còn là thông minh nữa, tự ngã dễ bị xúc phạm nên họ cố duy trì. Người tu mà không phả được tấm tường thành kiên cố này thì thất bại như chơi. Nghiệp được hình thành từ ý thức. Nếu mình nói năng hay hành động mà không đựơc xét nét kỹ càng, không đo lường hậu quả thì rất dễ tạo ác nghiệp, vào địa ngục như tên bắn mà mình không ngờ được. Điều này cũng đúng đối với các nhà luận sư hay luật sư không thành công. Cho nên người thông minh rất khó điều phục chính mình, bởi bản năng chấp ngã được hình thành từ tư chất quý báu đó. Người có nhiều tài cũng vậy. Tài năng có thể được hình thành từ khổ luyện nhưng gốc vẫn là huân tập chủng tử trong kiếp quá khứ. Có những năng khiếu đặc biệt mà ngừơi đó tửơng chừng như trời cho, không cần luyện tập cũng thành thạo, kỳ thật họ đã làm chuyện đó rất vất vả từ trong tiền kiếp. Điều này cũng đúng với trường hợp thần đồng. Cái tài đó có sẵn nên mình không dễ gì bỏ qua không tận dụng mà đi gầy dựng tài năng khác. Như người có thân hình đẹp thì sẽ đi làm người mẫu. Người có chất giọng phong phú thì đi làm ca sĩ. Người có tài ăn nói khôn khéo thì đi làm luật sư. Người có “tay phục dược” thì đi làm nghề bác sĩ. Người có óc thẩm mỹ thì nhanh chóng trở thành các nghệ nhân của hoa kiểng, hội họa…Nói chung, ai cũng dựa vào ưu thế của mình vốn được nghĩ là thiên phú. Nhưng chẳng may khi mình đi tu thì những thiên tanh đó đã phải xếp lại để chú trọng phát huy công việc chính là khai phát tâm linh. Rất khó. Mình cứ bị cái tài thúc bách mãi không cho ngơi nghỉ, buộc mình phải quay lại với nghề cũ, phải tìm thật nhiều cơ hội để trau giồi không cho nó mai một. Từ đó người nào tu thiếu quán chiếu và định lực sẽ nhanh chóng biến thành một ngừơi nửa đạo nửa đời, hoặc có khi mất tỉnh gíac lâu ngày trở thành một người đời hòan tòan. Họ không dành được thời gian để công phu, mà đôi khi họ bị chính mình lừa dối rằng sử dụng cái tài đó trong nhà thiền cũng là một cách tu cao cấp. Kỳ thật họ đã sai lầm. Khi sử dụng tài năng quá nhiều thì họ rất ít có điều kiện để quán chiếu. Người tu hành vốn đã được kính nể qua hình thức xuất thế nay cộng thêm tài năng thì sự tôn kính sẽ được nhân gấp đôi. Họ luôn được khen thưởng và ngưỡng mộ, đây là cơ hội thuận tiện để Bát phong nổi lên và hủy diệt các hành gỉa. Mặt khác, người có tài thì lại hay mắc bệnh chê bai hay khinh khi người kém tài vô dụng. Trước lời khuyên dạy đáng giá ngàn vàng của bậc đức độ thì họ ít lắng nghe và chịu nhún mình để sửa đổi vì họ cho rằng vị đó không tài giỏi. Cái tài giỏi mà họ cần luôn là cái họ đang có nhưng ở mức độ cao hơn. Họ không quan tâm đến chuyển biến tâm thức, cứ hành động theo bản năng tự nhiên vì lầm nhận ra rằng trong tự nhiên họ đã giỏi. Họ đã quên rằng cái tài giỏi đó không thể tháo gỡ phiền não được, không thể đưa họ qua khỏi dòng sông sanh tử để chứng nhập Niết bàn được. Họ bị gió DỰ (khen ngợi) và gió XƯNG (danh thơm) làm chóang ngợp khiến không nhận ra giá trị xuất thế nữa, chỉ cần được người ta nể phục thì coi như tu hành đã thành công. Đức tu hành đã phải nhường chỗ cho sự kiêu căng ngã mạn.
Thông minh và tài năng là hai bửu bối nếu mình biết sử dụng
nó trong môi trường tu tập. Nếu nôn nóng sử dụng khi chưa công phu hoặc công
phu chưa thuần thục thì chính nó sẽ hại mình dang dở con đường tu. Công phu
chưa thuần thục là tự ngã đang trong thời gian bị phục, chỉ mới ở giai đọan chế
ngự nên cần phải canh phòng nghiêm ngặt. Thông minh tài trí sẽ vực nó dậy nếu
mình cho nó tiếp cận. Vì thế chúng ta tìm thấy được người tu có chiều sâu nội
tâm lại nhiều tài quả thật rất khan hiếm trong đời nay.
Tổ
tư vấn bạn đọc (Tuần báo Giác ngộ số 107-108)