Saturday, April 21, 2018

TuyetLuLaoNhanTinhDDoTuyenTap

http://www.tinhtonghochoi.org/kinhSach/csLyBinhNam/
TuyetLuLaoNhanTinhDDoTuyenTap.pdf
III. Phương pháp niệm Phật 1. Khóa lễ sáng chiều đơn giản nhất - Nam mô đại từ đại bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm một lần, lễ một lạy, hoặc chỉ chắp tay). - Nam mô đại từ đại bi A Di Ðà Phật (niệm lễ giống như trên). - Nam mô A Di Ðà Phật (không cần lễ bái, chỉ cung kính niệm. Quỳ niệm, ngồi niệm, đứng niệm đều được. Tối thiểu là trăm câu đến ngàn câu, vạn câu tùy theo công việc rảnh hay bận của mỗi người. Chỉ nên từ ít tăng lên nhiều, đừng từ nhiều giảm xuống ít). - Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (một niệm, một lạy). - Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (niệm một niệm, một lạy. Quán Âm, Thế Chí là hai vị hiệp sĩ (Bồ Tát thị giả thân cận) của đức A Di Ðà, thường gọi chung là Tây Phương Tam Thánh. Niệm Phật xong, lẽ đương nhiên nên lạy hai Ngài) - Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (một niệm, một lạy. Cực Lạc thế giới có rất nhiều vị Bồ Tát, tương lai đều là thầy bạn của mình nên cũng nên lễ bái) - Nguyện đem công đức này, Trang nghiêm Phật tịnh độ Trên đền bốn ân trọng Dưới cứu khổ ba đường Nếu có ai thấy nghe, Ðều phát tâm Bồ Ðề, Hết một báo thân này. Cùng sanh cõi Cực Lạc. 9 (Ðây là bài hồi hướng, cũng nói về nguyện lực niệm Phật của mình). Lễ bái lui ra. Phụ chú: Mỗi ngày sáng chiều hai lượt thực hành công khóa trên đây. Rửa tay, súc miệng, đối trước tượng Phật thắp hương, đảnh lễ, theo đúng pháp tụng niệm. Nếu không có tượng Phật hoặc chỗ mình ở không thuận tiện thì không đốt hương, không đảnh lễ cũng được, chỉ hướng mặt về Tây, trong lòng cung kính thì cũng có công đức tương tự. Ðừng niệm những chữ ghi trong dấu ngoặc. 

No comments:

Post a Comment