Saturday, September 30, 2017

WINES.

Related image
McGuigan  style Chardonnay.


Image result for jacob's creek wines
Jacob's Creek style Chardonnay.

Image result for wolf blass wines
Wolf Blass.


Related image
Jaraman Shiraz Taylors Wines

http://www.news.com.au/lifestyle/food/drink/an-australian-bottle-of-wine-is-the-most-awarded-of-2017/news-story/682d971683492c72a306f1bec379456d
AUSTRALIA, we’ve done it again.
Forget Tuscany, forget Bordeaux, forget even the Marlborough Region in New Zealand because Australia is sweeping the wine awards again, and it’s not even going to cost you that much.
The global ranking of the world’s best wines and wineries is published annually by the World Association of Wine Writers and Journalists (WAWWJ) and incorporates more than 50,000 producers and 700,930 wines across the top 80 international wine competitions from around the world.
The list looks at how many awards the wine or winery has received throughout the year and then, because they haven’t already received enough, gives them one last award for getting the most awards.
And turns out, the world’s most awarded wine is an Australian one — the 2014 Jaraman Shiraz from Taylors Wines — and all it costs is $30.
The Jaraman Shiraz has been named the most awarded wine of 2017.
The Jaraman Shiraz has been named the most awarded wine of 2017.Source:Supplied
The 2017 report, called the World Ranking of Wines and Spirits, also named Wolf Blass, Jacob’s Creek, McGuigan and Taylors Wines in the top 20 most awarded wineries globally.
International President of the WAWWJ Leonardo Castellani noted the performance of Australian wineries in this year’s ranking.
“The broader Australian presence is significant this year, with 21 Australian wines on the list of the top 100 wines in the world and a ranking of 5th on the list of most awarded countries,” he said.
And while we might be sweeping the board once again, this definitely isn’t the first time Australian wines have been awarded on an international scale.
In July, an Aldi wine won big at the Melbourne International Wine competition — a bottle that only costs $6.99.
The One Road South Australian Heathcote Shiraz 2015 won Wine Of The Year in the Best Value Shiraz category.
Image result for One Road South Australian Heathcote Shiraz 2015
Another Aldi wine, the One Road Coonawarra cabernet Merlot 2015, $6.99, also took out a bunch of awards at the competition.
Image result for one road coonawarra cabernet merlot 2015
A red wine sold exclusively by Coles, the St Andrews Cabernet Sauvignon, also earned a coveted “double gold” medal during a blind tasting at the Melbourne International Wine Competition.
Image result for st andrews cabernet sauvignon coles
The best part — it was a breezy $6.
Ed Ashley, the head of wine sourcing at Liquorland, holding one of their award-winning wines. Picture: Sam Wundke
Ed Ashley, the head of wine sourcing at Liquorland, holding one of their award-winning wines. Picture: Sam WundkeSource:News Corp Australia
This also isn’t the first time that Coles outperformed other labels with a price savvy wine.
Just last year the company took home the title of best wine under $20 from Australia and New Zealand at the Winestate Wine of the Year Awards, with their $5 James Busby Big & Bold Shiraz 2015.
It seems to be a growing trend that discount bottles of wine, which once upon a time would never have been able to compete with the more expensive labels, are now being recognised and winning numerous awards.

Friday, September 29, 2017

Minimalism.

shared 
Đức Tín Nguyễn 

Hóa ra những nhân vật nổi tiếng và thành công mà chúng ta vẫn ngưỡng mộ về mọi mặt, họ cả đời đều đang làm phép trừ. Họ không bị ràng buộc và khống chế bởi những ham muốn vật chất, vậy nên họ luôn cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình.

√••• Cuộc sống tối giản sẽ giúp chúng ta có thể nhìn rõ cuộc sống một cách chân thực nhất!
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Joshua Becker là một công tử đẹp trai con nhà giàu có. Nếu nhìn mọi thứ hào hoa bên ngoài có thể nói ông là một người có sự nghiệp thành công và đáng để nhiều người ngưỡng mộ:
Mức lương với 6 con số, lại có một người vợ vô cùng xinh đẹp giỏi giang. Mới 22 Tuổi đã có biệt thự siêu xe, muốn gì có đó, không có gì ràng buộc. Nhưng ông phát hiện thực sự cuộc sống của mình không hề hạnh phúc.
Cứ mỗi dịp lễ Tết ông đều mua quà và mang tặng mẹ mình, tuy nhiên lại bỏ lỡ mất cơ hội gặp mẹ lần cuối cùng trước khi bà qua đời, điều này khiến ông hối hận cả đời vì không thể nào làm lại được.
Ông mua rất nhiều những món quà hàng hiệu xa hoa đắt tiền cho vợ và con trai nhưng lại không mang lại được cho họ điều cần nhất, chính là thời gian ở bên cạnh họ. Vậy nên gia đình ông đối diện với nguy cơ tan vỡ.
Ông nhận thấy rằng chính những dục vọng ham muốn về vật chất vô tri vô giác kia đã làm cho cuộc sống trở nên hỗn loạn, bản thân mình bị mê lạc trong đó và hết lần này tới lần khác quên đi thứ đáng trân quý nhất của sinh mệnh mình.
Thế là ông dứt khoát từ bỏ công việc với mức lương hàng triệu đô, thanh lý hết thảy những suy nghĩ tạp loạn trong tâm, đồng thời cũng dọn dẹp lại mọi thứ trong nhà.
Ông mang rất nhiều quần áo hàng hiệu và những đồ dùng dư thừa cho người khác hoặc mang tới tặng các tổ chức từ thiện. Cuối cùng tới 90% những đồ dùng trong nhà đều được dọn dẹp sạch, chỉ còn lại một số đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.

>>>Ông dành phần lớn thời gian của mình để tận hưởng một cuộc sống và bắt đầu sống một cuộc đời ung dung tự tại:
Chậm rãi chế biến và thưởng thức vị ngon của từng món ăn, cùng bạn bè uống trà vào buổi chiều tà, cùng tận hưởng những chuyến du lịch không kế hoạch và có nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Khi đứng từ một xuất phát điểm khác để nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tự đặt câu hỏi mình muốn gì, mình không muốn gì? Mình thích điều gì và không thích điều gì? Tư duy suy nghĩ của ông đã thay đổi một cách rất rõ ràng.

Từ khi còn nhỏ Joshua Becker đã từng mong muốn trở thành một nhà văn nhưng chưa bao giờ có thời gian để cầm bút. Giờ là lúc ông có thể thực hiện được mong ước của mình. Và quả thật 2 năm sau, Joshua Becker đã trở thành nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm bán chạy nhất nước Mỹ.
>>>Joshua Becker nhận thấy rằng chính những dục vọng ham muốn về vật chất vô tri vô giác kia đã làm cho cuộc sống trở nên hỗn loạn, bản thân bị mê lạc quên đi thứ đáng trân quý nhất của sinh mệnh.

Cũng giống như Joshua Becker, 2 anh chàng trai người Mỹ là Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus là những người người đã thổi bùng trào lưu Minimalism – Sống tối giản vào những thập niên 2010.
Ryan từng làm giám đốc điều hành và bị sa thải. Sau khi bị thất thế anh trở nên vô cùng buồn rầu chán nản, cuối cùng anh quyết định sống một cuộc sống chí giản trong 21 ngày.
Ngay ngày hôm sau, Ryan và Joshua Millburn đã dùng 8 giờ đồng hồ để dọn dẹp mọi đồ dùng trong gia đình và đóng gói chúng vào những cái thùng to. Sau đó mỗi ngày Ryan sẽ lấy những đồ mình cần dùng từ trong đó ra để sử dụng. Kết thúc 21 ngày những đồ còn lại trong thùng là những thứ không cần thiết sẽ được bỏ hết đi.
Ngày đầu tiên Ryan lấy trong tủ ra ga trải giường và một vài vật dụng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân và sau đó là một vài bộ quần áo. Sau một tuần anh phát hiện hầu như đồ đạc vẫn còn nguyên trong thùng không động đến. Và bắt đầu từ ngày thứ 11 anh không còn cần bất cứ thứ gì trong thùng nữa.
Ba tuần sau đó, 80% đồ dùng không cần thiết của Ryan được thanh lý. Cái thì anh mang đi bán, đi quyên góp và vứt vào thùng rác. Ryan chuyển nhà và mang theo 20% đồ dùng cần thiết của mình, bắt đầu một cuộc sống mới.

>>>Anh chia sẻ rằng đây là lần đầu tiên anh thực sự cảm thấy mình giàu có.Buông bỏ những thứ vật chất lộn xộn và những gánh vác trách nhiệm quá độ, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và thú vị. Và bởi vậy, họ quyết định truyền đạt “bí quyết hạnh phúc” này tới toàn thế giới.
“Chúng ta vứt bỏ 90% những thứ không cần thiết trong cuộc sống và 10% còn lại sẽ làm chúng ta gặt hái được nhiều điều hơn”

Joshua và Ryan đã đề xướng ca ngợi chủ nghĩa tối giản. Từ Mỹ chủ nghĩa này đã lan rộng tới Châu Âu và toàn thế giới từ đó ngày càng có nhiều người thoát khỏi những ham muốn ràng buộc về vật chất và cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

√••• Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus là những người người đã thổi bùng trào lưu Minimalism – Sống tối giản.Những đồ dư thừa rất có thể sẽ lấy đi tính mạng của bạn :
Quay trở lại với đại đa số những người lao động phổ thông bình thường như chúng ta, bởi đắc được không nhiều nên chúng ta ai cũng đều đang cố gắng làm phép cộng. Tuy nhiên nếu bạn muốn thực sự có được hạnh phúc, xin hãy cố gắng học phép trừ.

√••• Bộ phim truyền hình Nhật “Nhà tôi trống rỗng không một vật gì” với nhân vật chính là Satō Mai một cô gái chất chứa trong tâm những điều bất thường cũng giống như ngôi nhà của cô :
Trong nhà lộn xộn tới mức cặp sách cũng không thể tìm được, khách đến nhà cũng không biết ngồi ở đâu. Mãi cho tới một ngày sau khi bị thất tình, khi Satō Mai nhìn thấy bất cứ thứ gì của người bạn trai cũ thì cảm thấy bực bội, bèn vứt bỏ thứ đó. Kết quả càng vứt đi cô càng cảm thấy thoải mái.
Sau khi bản thân trải qua một trận động đất, cô bị nằm lẫn trong những thứ hỗn tạp đầy khắp trong nhà, đến cả cứu hộ cũng không tìm thấy cô. Và một câu nói của Satō Mai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem: “Những thứ đồ dư thừa rất có thể sẽ lấy đi tính mạng của bạn”.


Năm 1845, học giả người Mỹ Thoreau đã đi đến bờ hồ Walden, xây dựng một ngôi nhà bằng gỗ nhỏ và sống một mình trong 2 năm 2 tháng ở đó. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Walden – Một mình sống trong rừng”, ông viết:
“Tôi muốn chầm chậm tiến sâu và hút hết từng vị ngọt tới tận xương tủy của cuộc sống. Tôi sẽ sống một cách chậm rãi, đơn giản, loại bỏ tất cả những điều không thuộc về cuộc sống một cách sạch sẽ gọn gàng. Dùng hình thức cơ bản đơn giản, đơn giản nhất để đoạn tuyệt hết những thứ không liên quan”.

Steven Jobs – nhà sáng lập Apple cả một đời luôn tin rằng “ít tức là nhiều”, khi ở vào tuổi đã gần 30 mà cuộc sống gia đình và mọi thứ trong gia đình ông đơn sơ tới mức đáng ngạc nhiên.
Một bức hình của Einstein, một chiếc đèn bàn Tifanny, một cái ghế và một cái giường. Ông thận trọng khi lựa chọn từng vật dụng nhỏ trong ngôi nhà mình.
Người sáng lập Facebook Zuckerberg, tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới là một người trung thành ủng hộ “chủ nghĩa chí giản”. Khi mở tủ quần áo của ông chỉ có một hàng áo T-shirt màu xám nhạt và một hàng gồm mũ và áo lót màu xám đậm.
Chiếc xe hàng ngày đi làm của ông là chiếc xe của hãng Honda trị giá 16.000 USD (khoảng 360 triệu VNĐ). Ông luôn mặc áo phông màu xám và quần bò, đến nỗi khiến cho ngay cả nhân viên cũng đều nghĩ rằng hằng ngày ông không thay quần áo!

*

***** Buông tất cả để được tất cả :
Những ngày gần đây, tin tức về vụ việc hai “vị thầy” thi gameshow ca nhạc đang trở thành đề tài của mọi sự bàn tán trong dư luận. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vụ việc này, người thì đồng tình, kẻ thì chỉ trích và kết tội họ là vị sư giả mạo. Tôi lại có cảm xúc để viết lên bài chia sẻ về chủ đề buông tất cả để được tất cả.
√••• Chiếc áo nâu của Phật giáo :
Mỗi tôn giáo đều có một sắc phục riêng để nhận biết. Với đạo Phật, màu áo lam, áo nâu mộc mạc, bình dị mang ý nghĩa là phủi bỏ đi những bụi trần, những phiền lụy của nhân tình thế thái mà thay vào đó là sự bình an, thanh thản như chính màu sắc dân dị của nó.
“Thân thương chiếc áo màu lam ,
Mặc vào người thấy tánh tham tan dần .
An nhiên đang đến dần dần ,
Tham si sân hận lần lần ra đi . ”
Tôi nhớ lần đầu tiên mặc bộ đồ lam, lạ lẫm vô cùng. Nhìn trong gương tôi thấy mình thật hiền hòa, giản dị và thanh thản. Và cũng chính chất liệu vải mềm mại của nó cũng góp phần làm cho cơ thể tôi nhẹ nhàng hẳn so với những bộ đồ ngoài đời thường.
Có lẽ đây là năng lượng đầu tiên mà đạo Phật muốn truyền vào cho người Phật tử thông qua y phục, đó là thân tâm được an lạc, thảnh thơ giữa cuộc đời.
Vì thế, hình ảnh chiếc áo lam chỉ đẹp khi ở những nơi bình yên, thanh tịnh như chùa chiền chẳng hạn. Những nơi có sự tranh giành, thị phi, hơn thua thì dường như áo lam bị che đi vẻ đẹp thánh thiện của nó.
Nên khi tôi nhìn hai “vị thầy” đó trên đấu trường âm nhạc, tôi lại xót xa cho màu áo nâu này vì nó xuất hiện ở nơi vốn không phải là chốn tồn tại của nó.
√••• Buông gì để được gì?
Người đời thì muốn chữ “được” còn người tu thì muốn chữ “buông”. Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là quan điểm về nhu cầu hạnh phúc khác nhau của mỗi người.
Người đời sẽ hạnh phúc khi thỏa mãn được những thứ mà mình muốn có được. Còn người có tu hành sẽ hạnh phúc khi thoát được sự ràng buộc của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy)
Cái muốn của con người là sự bất tận. Người ta luôn chạy theo những thứ mà họ chưa có và cho rằng đạt được sẽ là hạnh phúc.
Nhưng khi đạt được rồi, họ chỉ có cảm giác hạnh phúc, sung sướng chừng vài phút, vài giờ hay nhiều nhất là vài ngày rồi lại phải chạy tiếp đi tìm lấy hạnh phúc mới cao hơn theo sự dẫn dắt của lòng tham. Lòng tham của con người là không đáy và kết quả của lòng tham là thâm.
√••• Câu chuyện dân gian về ông lão đánh cá và con cá vàng mà ngày xưa chúng ta từng học là minh chứng cho điều này.Hay câu chuyện về ăn khế trả vàng, Tấm Cám…
Phản ảnh rõ về lòng tham vô tận của con người mà chính họ không nhận ra vì bị một ý tưởng hạnh phúc viễn vong ở một nơi nào đó xa xôi mê hoặc.
Đức Phật chúng ta cũng đã mô tả hình tượng về lòng tham không đáy là khi người tham ăn hết mía vẫn lè lưỡi liếm giọt mật còn sót trên lưỡi dao bén để chịu họa đứt lưỡi.
Đó có phải chăng con người chạy đua với chính nhu cầu của mình. Cả nhân loại rồng rắn vào cuộc đua, hút kiệt tài nguyên thiên nhiên để cung phụng các ngưỡng mới để có một thứ hạnh phúc .
Như định nghĩa chủ quan và kết quả là thiên tai lũ lụt xảy ra triền miên và ngày một nặng nề hơn. Rồi cũng chính lòng tham này lại làm tình thâm bị kéo xa đi và ánh sáng của hạnh phúc dần tối đi.
Đức Phật không dạy chúng ta có được hay đạt được tất cả là hạnh phúc vì Ngài hiểu rõ lòng tham của con người có tác hại đến dường nào.
Ngài đã dạy con người phải xả bỏ đi mọi thứ: tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta không đủ nghị lực để xả bỏ mọi thứ như Đức Phật thời xưa.
Nhưng ở góc độ nào đó chúng ta có thể thực hiện sự xả bỏ bằng cách đừng cố bám víu hay cố tìm kiếm ánh hào quang từ tài, sắc, danh hay sự sung sướng từ thực, thùy ( ăn uống, ngủ nghỉ)
Càng ít nhu cầu càng bớt khổ, Đại Đức Thích Phước Tiến cũng đã dạy trong các bài giảng:
“Con người càng tham cái gì thì chính cái đó sẽ làm khổ” .
Đúng vậy, mọi thứ đều có cái giả phải trả. Nếu bạn muốn xếp hạng nhất thì phải cần cù, chịu khó ngày đêm học tập, mất đi sức khỏe và khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Người tu muốn cầu tìm sự giải thoát phải công phu tu tập ngày đêm, bỏ đi những thú vui dục lạc của thế gian.
Nhưng sự giải thoát mới chính là hạnh phúc thật sự, nó sẽ không mất đi như những thứ hạnh phúc của thế gian, có đó mất đó, mất đó rồi lại có đó làm con người bị đảo điên.
Cho nên buông bớt những nhu cầu về vật chất thì sẽ có được tất cả, đó là thân tâm an lạc, thảnh thơi. Bởi mục tiêu của con người phấn đấu để đạt mọi thứ chung quy là tìm đến hai từ hạnh phúc.
Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
√••• Chúng ta đang tìm lại những thứ mà Đức Phật đã bỏ đi :
Nếu như hạnh phúc là vàng bạc, là địa vị, là gia đình êm ấm thì không có lý do gì một Thái Tử quyền quý của Ấn Độ cách đây 2560 năm lại tự bỏ tất cả để mặc chiếc áo rách nát, cầm bình bát sinh ăn để sống qua ngày, đánh đổi mạng sống của mình dưới cội bồ đề suốt 49 ngày đêm thiền định để tìm sự giải thoát, an lạc hoàn toàn.
Đức Phật ngày xưa đã buông bỏ những gì mà thế gian mong cầu để tìm hạnh phúc, còn chúng ta lại cố tìm kiếm những thứ mà Đức Phật đã buông bỏ và cho đó là hạnh phúc.
Là người con Phật chúng ta có thấy sự mâu thuẫn lớn không? Buông bỏ tất cả để được tất cả, Đức Phật đã buông tất cả để được gì? Được sự giải thoát sinh tử và không còn vướng vào bụi trần, khổ đau của thế gian.
Đó là Ngài được tất cả sự kính trọng của những bậc vua chúa thuở ấy và ngày nay là cả một thế giới đều xưng tôn Ngài, đều bình chọn đạo Phật là đạo hòa bình mà không phải là một đạo nào khác.
Nhưng mục đích đầu tiên Ngài buông bỏ không chỉ vì mưu cầu danh thơm tiếng tốt này, mà Ngài chỉ muốn tìm được thoát khổ cho mình và tất cả chúng sanh sau khi dạo quanh 4 cửa thành.
Là những kẻ phàm phu còn vướng đầy bụi trần, những cố chấp, chúng ta chưa thể buông bỏ tất cả như Đức Phật.
Nhưng phần nào chúng ta cũng có cảm giác được hạnh phúc lớn khi đóng góp một ít tiền để ủng hộ những mảnh đời bất hạnh, để họ có cơm ăn, áo mặc.
Đó là cũng hình thức buông xả để có được và không làm mất đi của chúng ta điều gì nếu hành động buông xả của mình vì mục đích tốt đời đẹp đạo, không phải để thỏa mãn ngũ dục, cầu danh, cầu tài.
Trải qua mấy chục năm tồn tại trên cuộc đời này, chúng ta ít nhiều cũng thấy rõ tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, món ngon vật lạ…đều không tồn tại mãi mãi. Sự mất đi mang đến biết bao sự đau khổ cho chúng ta.
Những món ăn ngon rồi cũng biến mất trong một vài giờ,….có gì là tồn tại mãi đâu mà chúng ta cứ phải cố chạy theo, tranh đua rồi dùng mưu mẹo để có được. Bao nhiêu sân hận trổi lên và không lúc nào chúng ta được sống trong hai từ “ bình yên” cả.
Trước khi kết thúc bài viết tôi muốn kể cho mọi người nghe về câu chuyện của vua Alexander Đại Đế – Vốn là một vị vua lãnh đạo một quân đội hùng dũng nhất thế giới thuở đó, chiếm được hàng trăm vùng đất và nổi tiếng về sự giàu có.
Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.
Những ý nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
– Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
– Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và…
– Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
••• Ngài Alexander đã giải thích như sau:
– Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
– Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giax cõi đời).
– Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: Tình Yêu Thương.
Đức Phật cũng vì tình yêu thương mà buông tất cả để có được tất cả, đó là hạnh phúc cho mình và cho nhân loại.
Là người con Phật, chúng ta hãy nối tiếp ánh sáng tình yêu thương này, bước đi trên con đường đến sự hạnh phúc được chỉ dẫn từ lời dạy ngắn ngọn của Đức Phật: Thiểu dục và tri túc – Hạn chế nhu cầu và biết đủ.
Nguồn : Blog Phật Giáo

khu-lang-nha-ti-hon


http://tintucnuocuc.com/khu-lang-nha-ti-hon-sap-duoc-trung-bay-o-melbourne/
Xu hướng nhà nhỏ – một xu hướng đang rất được quan tâm do ảnh hưởng của khả năng mua nhà tại Úc và nhu cầu tối giản hóa chỗ ở – sắp sửa được mở cửa cho người dân tham quan ở Melbourne.
Theo Domain, khu làng nhà ‘tí hon’ sắp được trưng bày cho tham quan tại Punt Road, South Yarra.
Triển lãm này là triển lãm loại nhà nhỏ đầu tiên của Úc dành cho những người quan tâm đến một chỗ ở gọn nhẹ và tối giản,
Có tám công ty xây dựng nhà tham gia vào triển lãm này.
Giấy phép của dự án này đã được nộp lên Hội đồng Stonnington, những người tổ chức hi vọng dự án sẽ bắt đầu vào đầu năm sau.
Phong trào nhà nhỏ bắt nguồn từ Hoa Kỳ, sau đó nhanh chóng lan truyền ra khắp thế giới.
Những ngôi nhà nhỏ có diện tích trong khoảng 7m2 – 37m2, được thiết kế để dễ dàng vận chuyển.
Những ngôi nhà trưng bày có giá từ $60,000 cho đến những loại cao cấp với giá $120,000.
Sự phổ biến của xu hướng này một phần là do xu hướng sống tối giản đang gia tăng, cộng thêm phong cách sống đơn giản, không có vật dụng dư thừa.
Nhưng theo cố vấn bất động sản Clem Newton-Brown, người chịu trách nhiệm của dự án Khu làng nhà tí hon, nói, kiểu nhà này hấp dẫn bởi vì nó cung cấp giải pháp tức thời trong cuộc khủng hoảng khả năng mua nhà tại các thành phố lớn hiện nay như Sydney hoặc Melbourne.
Ông Newton-Brown, trước đây từng là dân biểu tiểu bang, cho bết, kích cỡ trung bình của một căn nhà mới không chung vách ở Úc là 231m2, diện tích này đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1960s.
“Những ngôi nhà lớn hơn thì tốn nhiều tiền hơn để xây dựng; tốn tiền để vận hành và cần nhiều đất để xây nhà. Nhưng không đủ tiền mua nhà không có nghĩa là chúng ta phải dồn ép sống trong những khu chung cư chật chội.”
Ông Newton-Brown cũng nói rằng chính phủ nên xem xét việc thay đổi chính sách để cho phép người dân thuê nhà những ngôi nhà nhỏ này và để vào trong vườn. Luật pháp hiện nay không cho phép nhà nhỏ nằm bên trong một ngôi nhà khác được xem là một ngôi nhà riêng biệt.
Ông nói xu hướng nhà nhỏ là một sự tiên phong mà các chính trị gia đang nhắm tới, một giải pháp để tăng mật độ dân số mà không làm hủy hoại đến cảnh quan hay phong cách sống.
Wagonhaus, một công ty sản xuất những loại nhà thân thiện với môi trường có bánh xe, mới hoạt động được một năm nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Giám đốc Kylie Bell cho hay, công ty nhận được rất nhiều đơn hàng từ các đối tượng khách hàng khác nhau.
“Chúng tôi có khách hàng là những bà mẹ đơn thân sống với con cái, cho đến những người tìm chỗ ở ngắn hạn, cho đến những cặp vợ chồng chán cảnh thuê nhà muốn ở riêng.”
Còn đối với giám đốc công ty Contained, ông cho biết các ngôi nhà nhỏ được công ty ông sản xuất sẽ tập trung cho mục đích ở ngắn hạn như nghỉ dưỡng, hoặc các phòng nghỉ cao cấp giúp cho người sở hữu nhà có thêm thu nhập.
Ông nói việc triển lãm tại khu vực nội đô thành phố sẽ cho phép xu hướng nhà nhỏ tiếp cận được với nhiều người dân.
Theo SBS

GARLIC


shared 

Đây là link nói về tỏi đen (ahttp://toidenthaolinh.com.vn/tim-hieu-them/khoa-hoc-the-gioi-nghien-cuu-ve-toi-toi-den.html/, bhttp://toidenthaolinh.com.vn/tim-hieu-them/tim-hieu-ve-nguon-goc-xuat-xu-cua-toi-den.html/,) 
Được bạn chỉ dẫn và tìm hiểu trên mạng, tôi đã tự làm và kết quả khả quan, đợt 1 tỏi hơi bị nhão, đợt 2 kinh nghiệm đã có, sản phẩm ra tròn trịa, dẽo dẽo, bùi bùi, ngọt ngọt (hình tải lên là kết quả đợt 2), giờ đã làm ra đợt 3 và 4, đang chuẩn bị cho đợt 5.
Tôi kể cho quý vị nghe cách tôi làm tỏi đen nhé :
1- Chọn tỏi cô đơn (một nhánh là một củ một tép) loại to và sạch : 1 kg (Lưu ý là bạn không được rửa tỏi bằng nước lạnh nhé, phải để tỏi khô ráo khi chế biến)
2- Một lon bia 333 hay Ken đều được (một kg một lon bia)
3- Cho tỏi vào thố thủy tinh đổ hết lon bia vào thố, đảo lên xuống cho tỏi ngâm men bia. 5 phút sau đổ tất cả sang một thố thủy tinh khác, lại đảo đều tỏi. Cứ thế, 5 phút chuyển sang thố khác. Đủ 6 lần (gần 35 phút là hoàn tất khâu ủ tỏi bằng bia), đổ tỏi ra rỗ cho ráo nước, bạn có thể dùng máy sấy sấy tỏi cho hơi khô một tí. Bia ngâm tỏi vừa có tác dụng ngấm men vi sinh vào tỏi, vừa rửa sạch được lớp bụi bẩn bên ngoài của tỏi
4- Sau đó lấy giấy bạc gói tỏi lại và đặt vào nồi cơm điện, để chế độ WARM (bạn chỉ cần cắm điện vào là sáng đèn WARM ngay). Và để suốt trong hai tuần liền không được ngắt điện, thứ bảy làm thì thứ bảy hai tuần sau lấy ra, cũng không cần phải mở kiểm tra, đảm bảo đúng hai tuần sau kết quả theo hình dưới đây
5- Thành phẩm tỏi đen bạn hãy cho vào mấy lọ thủy tinh, chưa đây nắp, chờ nguội hẳn rồi mới đậy lại và để vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản lâu dài . Nếu không có lọ thủy tinh thì đặt vào tô sành, sứ cũng được, tuyệt đối không để vào hộp nhựa dù là nhựa cao cấp. Mỗi ngày dùng hai củ, mỗi củ một bữa, trước bữa ăn trưa và chiều 

Thursday, September 28, 2017

Thanh Nga Huu Phuoc

Thanh Nga Huu Phuoc - Ngay Mai Dam Cuoi Nguoi Ta


Huu Phuoc Khoc Thanh Nga

“trời sầu đất thảm”

Giọng ca mùi.
Thanh Sang: Một giọng ca “trời sầu đất thảm”
Các giọng nam ca mùi thì có rất nhiều, nhưng giọng thiên phú mà khi cất lên là “trời sầu đất thảm” thì có lẽ giọng ca Thanh Sang phải được xếp hàng số một. Bên cạnh giọng ca trời cho, Thanh Sang còn để đời với nhiều vai diễn thuộc hàng kinh điển của sân khấu cải lương.
Trong làng cải lương, không ai không biết đến nghệ sĩ Út Bạch Lan với giọng ca được mệnh danh là “Sầu nữ”. Không phải những giọng ca nữ khác không u buồn, nhưng nói về độ mùi mẫn bi ai thì rõ ràng không ai vượt qua được Sầu nữ Út Bạch Lan. Còn nếu nhìn vào các giọng ca nam, ca mùi thì có rất nhiều, nhưng giọng thiên phú mà khi cất lên là “trời sầu đất thảm” thì có lẽ giọng ca Thanh Sang phải được xếp hàng số một. Bên cạnh giọng ca trời cho, Thanh Sang còn để đời với nhiều vai diễn thuộc hàng kinh điển của sân khấu cải lương.Bỏ đời ngư phủ theo nghiệp cầm ca
Nghệ sĩ Thanh Sang tên thật Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại xã Phước Hải, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Gia đình ông làm nghề chài lưới, rất nghèo khổ, lại đông con, mà ông lại là con trai một, nên cái gánh nặng gia đình tự nhiên trở thành một áp lực vô hình đè nặng lên ông, để phải tìm mọi cách đổi đời cho gia đình bớt khổ.
Nếu ai có dịp về Phước Hải sẽ không khỏi ngậm ngùi khi nói tiếng chia tay với vùng duyên hải thơ mộng này. Núi non hùng vĩ đứng bên bờ biển bao la của vùng Phước Hải đã kết tinh thành một giọng ca buồn miên man nhưng đầy khí khái của cậu bé tên Thu.
Thuở nhỏ, Thanh Sang học ca vọng cổ theo tiếng đờn của danh cầm Văn Vĩ trên đài phát thanh, 12 giờ khuya hằng đêm mà ông nghe ké được từ nhà hàng xóm. Khi biết ca rồi, ông bèn năn nỉ mấy thầy đờn tập giùm những lúc họ rỗi rảnh. Về diễn xuất cũng vậy, vẫn theo đà của thế hệ vàng, nghề ca hátđược truyền theo kiểu nghề dạy nghề, Thanh Sang ngồi cánh gà coi riết rồi thuộc hết thảy các vai tuồng, kể cả vai nữ. Để rồi lại “trông mong” có nghệ sĩ nào bị đau ốm để được lên đóng thế.
Mới hơn 14 tuổi ông đã bắt đầu theo nghiệp tổ. Cái áp lực khi ấy đối với ông nặng lắm, bởi đã bỏ nghề cá và bỏ xứ theo nghiệp hát ca thì phải làm sao có chút đỉnh thành công, nếu không thì còn mặt mũi nào dám trởlại nhìn mặt xóm làng. Áp lực nặng đến mức mà Thanh Sang từng ví chuyến đi của mình như : “Kinh Kha qua sông Dịch”.
Con đường khởi nghiệp của Thanh Sang cũng lắm gian nan. Ông kể, chờ hoài mà mấy anh kép chánh không chịu bệnh, chỉ có kép phụ bị làm khó làm dễ rồi xin nghỉ để mới được cho đóng thế vai phụ. Những vai phụ đầu tiên của chàng trai tuổi đôi mươi lại là vai lão. Lúc trẻ tên tuổi Thanh Sang gắn với vai lão nhiều hơn.
Đúng như câu “Tái ông thất mã”, cuộc đời mà, trong cái rủi thì ắt hẳn có cái may, cũng chính nhờ đóng vai lão mà Thanh Sang đã đạt đến đỉnh cao vinh quang khi đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm vào năm 1964, giải thưởng cải lương danh giá nhất tính đến hiện tại. Vai diễn đưa Thanh Sang đến với giải thưởng cao quí này là vai Tạ Tốn trong vở “Cô Gái Đồ Long”.
Đây là một vai diễn rất khó, vì người diễn bị mất đi một vũ khí diễn xuất lợi hại nhất của người nghệ sĩ trên sân khấu, đó là đôi mắt, do Tạ Tốn là một nhân vật mù. Hơn nữa đây là một nhân vật có tuổi, mà lại cùng với bao sóng gió của cuộc đời, Tạ Tốn lại càng trở nên già nua với ngổn ngang tâm sự. Như tổ nghiệp đã cố tình sắp đặt, giọng ca của Thanh Sang rất hợp với nhân vật Tạ Tốn này: giọng ca u buồn, đong đầy tâm sự, nhưng luôn có một xung lực phi thường, cách diễn của Thanh Sang lại rất chừng mực, nên đã thể hiện xuất sắc vai diễn này.
Có vẻ ban tổ chức của giải Thanh Tâm đã có lý khi quyết định trao huy chương vàng cho Thanh Sang, vì đến hiện tại vai Tạ Tốn vẫnđược xem là “vai của Thanh Sang”, bởi chưa thấy ai đóng qua được. Sự có lý của ban tổ chức giải Thanh Tâm còn được khẳng định thêm, khi năm 1964 cùng với Thanh Sang thì nữ nghệ sĩ Lệ Thủy cũng nhận giải thưởng cao quí này. Và đến hiện tại, hai nghệ sĩ này đã thật sự vượt mong đợi của những người trao giải với những thành công không thể nào rực rỡ hơn nữa trên sân khấu cải lương.
Thanh Sang từng tâm sự rằng, khi còn trẻ thì được giao đóng vai già, còn khi lớn tuổi lại được chọn đóng vai kép trẻ. Quả thật vậy, và sự chọn lựa này của các đạo diễn dành cho Thanh Sang không phải là không có lý, bởi cái vai già ông đóng khi trẻ cũng thành công, mà cái vai trẻ ông đóng khi già cũng lại rất thành công.
Nói về vai kép chính trẻ trung đầu tiên của Thanh Sang phải nhắc đến vai Đông Nhật trong vở Tuyết Phủ Chiều Đông. Đây cũng là một cơ duyên, bởi khi ấy ở đoàn Ngọc Kiều của ông bầu Hoàng Kinh, anh kép chánh Hùng Cường vừa đánh người phải đi hầu tòa, nên Thanh Sang được chọn thế vai cho Hùng Cường, và con đường kép chánh của Thanh Sang bắt đầu từ đó.
Thế nhưng,để gọi là thành công rực rỡ, tức tạo được dấu ấn trong lòng người mộ điệu cải lương, thì phải chờ đến khi Thanh Sang về đoàn Thanh Minh -Thanh Nga của bà Bầu Thơ, mẹ của cố nghệ sĩ Thanh Nga. Ở đó, tổ nghiệp dường như đã có ý đền đáp cho thái độ làm nghệ thuật nổi tiếng nghiêm túc của bà Bầu Thơ bằng cách ban cho đoàn hát của bà một đôi Kim Đồng Ngọc Nữ Thanh Sang -Thanh Nga.
Đôi bạn diễn thành công đến mức mà đến hiện tại, dù có bình luận thế nào, tranh cãi ra sao, thì hễ nhắc đến Thanh Sang người ta lập tức nghĩ ngay đến Thanh Nga, mà hễ bàn về Thanh Nga thì lại nghĩ ngay đến Thanh Sang. Cả hai đều có giọng trầm buồn, đầy nội lực, cách ca cách diễn rất chừng mực, cách làm nghệ thuật rất nghiêm túc, nên sự ăn ý trên sân khấu đã đạt đến mức hoàn hảo.
Năm 1978, Thanh Nga bất hạnh qua đời, sự ra đi này là một tổn thất không gì bù đắp nổi đối với sân khấu cải lương, bởi đó là sự ra đi của một nữ nghệ sĩ tài sắc lưỡng toàn được mệnh danh là Nữ hoàng sân khấu. Thế nhưng mất mát cho cải lương còn ở chỗ: sự ra đi của Thanh Nga cũng khiến cho sân khấu cải lương mất một đôi bạn diễn thuộc hàng “xưa nay hiếm”.
Trần Minh -Thanh Sang: Ca nội tâm, diễn chân phương
Vỡ tuồng Bên Cầu Dệt Lụa đã mang đến hai hình tượng thuộc hàng đẹp nhất cho sự thủy chung son sắt. Nếu Thanh Nga xuất sắc với vai nàng tiểu thư Quỳnh Nga dám vượt khuê môn đến chăn tằm dệt vải bên cầu để lấy tiền cho người chồng hứa hôn lên kinh ứng thí, thì Thanh Sang cũng đáp lại bằng vai diễn để đời với một hàn sĩ Trần Minh, bị nhạc trượng tương lai ruồng bỏ do chê gia thế bần hàn, đến độ mẹ ruột bị hành hạ đến uất ức mà mang bệnh chết.
Trong nghịch cảnh ấy, lòng thù hận của Trần Minh đối với nhạc trượng đã được hóa giải bằng tấm chân tình của người vợ hứa hôn Quỳnh Nga. Để rồi, khi đỗ trạng nguyên, bị vua dùng quyền uy tối thượng ép chàng phải cưới công chúa, Trần Minh đã từ chối cái ngôi phò mã cao sang, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cái chết để giữ cho vẹn thủy toàn chung với người vợ tào khang Quỳnh Nga ở quê nhà.
Lớp diễn Trần Minh đối đáp với vua và công chúa giữa trào đình là một lớp diễn xuất thần của Thanh Sang. Nét khẳng khái, sự quyết liệt, cách đối đáp chân thật mà uyên bác, thâm thúy mà giản đơn đã được Thanh Sang thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế: nhẹ nhàng vì Thanh Sang có lối diễn chừng mực không phô trương, tinh tế vì Thanh Sang biết khai thác tối đa thế mạnh của giọng ca đầy nội tâm để biểu đạt hết cái thần của nhân vật.
Một nét đáng chú ý trong lớp diễn này, nhất là đoạn Trần Minh ca hai câu vọng cổ đối đáp với vua khi vua mang gươm lệnh ra dọa nếu Trần Minh từ chối ngôi phò mã thì sẽ phải mất đầu: đây là một lớp diễn rất khó. Khó trước tiên là về cách diễn xuất phải làm sao bộc lộ được sự quyết liệt từ chối nhưng phải giữ được đạo quân thần, chứ không phải từ chối của một kẻ bình dân, mà là từ chối của bậc trạng nguyên có ăn có học.
Cái khó thứ hai mà cũng là cái khó chính, đó là lời bài ca trong lớp diễn. Hai câu vọng cổ mà Trần Minh ca đối đáp với vua hàm chứa rất nhiều điển tích, mà phải chi điển tích là những câu chuyện dài thì còn có thể nắm cốt chuyện mà nhớ, đằng này lại liên quan đến một loạt các tên tuổi lấy từ Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu. Chẳng hạn như đoạn đối thoại có những lời như sau:
“Muôn tâu, thánh như Ngũ đế, nhân như Tam Vương, mạnh như Ô Hoạch, dõng như Mạnh Bôn Hạ Dục mà còn phải chết, trên đời có ai thoát khỏi chết đâu mà thần phải sợ”.
Chúng ta thấy, dẫu là người có học cao, khi ca đoạn này cũng phải học thật kỹ, nếu không khi đang ca trong lòng bản vọng cổ, không có thời gian đâu mà suy nghĩ nhiều, nên việc nói nhanh mà nhầm lẫn tên là rất khả dĩ. Ấy thế nhưng ở Thanh Sang cách diễn xuất rất tự nhiên, cách ca rất trôi chảy, lời ca trong nét diễn, nét diễn trợ lời ca, cho thấy đó thật sự là một Trạng Nguyên thuộc lào kinh sử, chứ không phải là một anh kép hát đang vừa ca vừa vắt óc nhớ lời hoặc ca một cách vô hồn, không hiểu gì về tên những nhân vật mà minh đề cập.
Xuất thân hàn vi nên Thanh Sang không được ăn học nhiều, nhưng Thanh Sang luôn chịu khó tự trao dồi kiến thức, và khi ca diễn ông có thể hiểu trọn vẹn những tích tuồng mà mình tham gia đóng. Trong giới cải lương, Thanh Sang được mệnh danh là người có hiểu biết rộng, thông tuệ nhiều thứ. Thế mới thấy được sự phấn đấu phi thường đáng trân trọng của nghệ sĩ Thanh Sang, một sự phấn đấu mà không phải những ngườiđược xem là trí giả đôi khi còn không có. Thế mới thấy thế hệ nghệ sĩ trẻ sau này nên soi vào đó để tự trao dồi, trao dồi không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn cả những kiến thức sử xanh cần thiết.
Lớp diễn để đời khác trong tuồng Bên Cầu Dệt Lụa là đoạn Trần Minh đỗ trạng nguyên xong về lại quê xưa, nhưng xin phép vua không làm lễ vinh quy bái tổ rình rang như thông lệ, mà lại chọn cách xếp cờ êm trống, mặc áo cơ hàn mang bầu rượu nhạt đến tìm gặp người bạn tri giao là hàn sĩ Nhuận Điền. Nghệ sĩ Thanh Tú thủ vai Nhuận Điền đã cùng Trần Minh -Thanh Sangđể lại cho đời một tình bạn tri âm tri kỷ đúng nghĩa.
Đặc biệt, khi Nhuận Điền ngạc nhiên thấy Trần Minh đã là trạng nguyên mà còn mang rượu mua ở quán nghèo tại quê hương đến mời bạn, Nhuận Điền hỏi: “Giờ đã là trạng nguyên rồi mà còn uống được rượu quán nghèo nơi xóm cũ à?”,Trần Minh -Thanh Sang vô vọng cổ câu 5 để trả lời: “Uống chớ đại huynh, tuy rượu quán nghèo mà nồng nàn hương vị, xin kính cẩn nâng ly mời tri kỷ, mượn chén rượu ngày xưa cho tròn vẹn… thâm ….tình”. Giọng ca Thanh Sang trầm ấm, trữ tình, chứa đầy tâm sự, nên chỉ với bốn chữ: “Uống chớ đại huynh” thôi thì người nghe cũng có thể hiểu được trọn vẹn nổi lòng của nhân vật rồi. Chỉ bốn chữ đơn giản như thế mà đến giờ phút này, đã có không ít nghệ sĩ trích lại đoạn nói trên, nhưng chưa thấy ai đạt đến trình độ: “Bốn chữ nói lên tất cả” như Thanh Sang.
Thế nhưng, trong vở tuồng Bên Cầu Dệt Lụa, khi nhắc đến Quỳnh Nga -Trần Minh, người mộ điệu nghĩ ngay đến đoạn Quỳnh Nga đến tiễn Trần Minh lên đường lai kinh ứng thí. Nàng mang đến cho chàng gói hành trang, lộ phí, mà điều đáng quý là tất cả những thứ đó đều do tự tay nàng làm ra sau khi rời khỏi lầu son gác tía trong phủ quan huyện của cha nàng để đến dựng quán bán vải bên cầu. Ý nghĩa nhất lúc này đó là chiếc áo ngự hàn mà nàng đã thức suốt bao đêm để dệt bằng “tơ tâm sự”. Thanh Nga ca hai câu vọng cổ để trao gói hành trang, thì Thanh Sang sau đó cũng ca hai câu vọng cổ đáp tạ chân tình. Đoạn ca này cả hai đã thật sự đạt trình độ thượng thừa về ca diễn. Đặc biệt về ca, tất cả những tình cảm cần thể hiện đãđược đôi nghệ sĩ ngọc ngà này của sân khấu cải lương đưa hết vào trong lời ca.
Đáp lại Quỳnh Nga -Thanh Nga, Trần Minh -Thanh Sang đã ca như vầy: “Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào muốn khóc, rừng rực lửa yêu đương ta nguyện cùng ai thề giữ vẹn chữ …chung…tình”. Những chữ “Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào muốn khóc” được Thanh Sang đưa hết tình cảm vào đó. Với giọng ca đầy nội lực và nội tâm của Thanh Sang, chỉ với mấy chữ mở đầu này cũng đủ để khán giả cảm được sự rưng rung nước mắt trong lòng của bậc trượng phu Trần Minh, không cần phải xem thêm động tác gì nữa.
Giọng ca của Thanh Sang rất thích hợp cho những vai nội tâm cao, đây là một ưu thế của ông, nên ông đã triệt để khai thác, và khai thác một cách xuất sắc cho đoạn ca này. Nhiều nghệ sĩ thế hệ sau ca diễn lại đoạn này, nhưng do giọng ca thiếu nội lực, do không có được làn hơi đầy nội tâm như Thanh Sang, hoặc do diễn hơi bị lố, nên chưa thấy có ai thể hiện xuất thần đoạn này như Thanh Sang.
Thành công của Thanh Sang trong Bên Cầu Dệt Lụa đến mức mà khán giả miền Tây thường biết đến tuồng cải lương này qua tên Trần Minh Khố Chuối, và hình tượng một Trần Minh nghèo khổ hiếu học, vẹn thủy toàn chung đã đi vào đời sống thường nhật của người Nam Bộ, bởi rất thường khi gặp một người nam nghèo khổ có chí học hành thì nhiều người gọi ngay đó là “Trần Minh khố chuối”.
Thi Sách -Thanh Sang: Đỉnh cao của nét diễn bi hùng
Một vai diễn để đời nữa của Thanh Sang là vai Thi Sách trong vở Tiếng Trống Mê Linh cũng đóng cặp với Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Nếu trong vai Trưng Trắc, Thanh Nga đã tạo ra những đỉnh cao nghệ thuật mà cho đến giờ này chưa nữ nghệ sĩ cải lương nào vượt qua, thì Thanh Sang cũng đã “gây khó dễ” cho thế hệ sau với vai Thi Sách, bởi đến hiện tại chưa thấy ai tiếp bước một cách xứng tầm cho vai diễn này. Và hễ nhắc đến Thi Sách trong Tiếng Trống Mê Linh là người mộ điệu nghĩ ngay đến Thanh Sang.
Lớp diễn để đời cho cả hai nghệ sĩ bậc thầy này là lớp Trưng Trắc -Thanh Nga tế sống Thi Sách -Thanh Sang trước cửa thành Luy Lâu. Số là Thi Sách bị Tô Định bắt đem lên giàn hỏa để uy hiếp buộc Trưng Trắc lui quân. Thế nhưng, vận mệnh non sông chỉ còn ở trận đánh đó thôi, chỉ còn ở thời cơ đó thôi. Nợ nước tình nhà đè nặng lên vai Trưng Trắc. Thanh Nga đã xuất thần trong lớp diễn tế sống chồng với hai câu vọng cổ thuộc hàng “quỷ khốc thần sầu”. Thi Sách -Thanh Sang cũng không hề lép vế với bạn diễn. Trên giàn hỏa, Thi Sách-Thanh Sang khảng khái khuyên vợ đặt việc nước trước tình nhà để tấn binh diệt giặc. Thanh Sang cũng đã ca hai câu vọng cổ thuộc hàng “thần sầu quỷ khốc”.
Cả hai đã gặp nhau ở một điểm, mà lại là điểm quyết định cho giá trị thật sự của vai diễn, đó là: sự bi hùng. Trưng Trắc -Thanh Nga tế sống chồng trước ba quân nên không thể “bi lụy” được, còn Thi Sách -Thanh Sang lên tiếng khuyên vợ trước ba quân cũng phải dằn niềm riêng mà quyết chí vì nghĩa lớn của dân tộc.
Như đã nói, thế mạnh của Thanh Sang là có một giọng ca biểu lộ nội tâm rất tốt, bởi vậy Thanh Sang đã vận dụng thế mạnh này một cách tuyệt vời cho vai Thi Sách và đặc biệt là cho đoạn trên giàn hỏa.
Trong đoạn ca kêu gọi Trưng Trắc-Thanh Nga tiến quân, Thi Sách -Thanh Sang ca như vầy: “Ta cám ơn tất cả đã tạm đình binh để kéo dài mạng sống cho ta dù trong phút giây ngắn ngủi. Nhưng nàng hãy ra lệnh cho nghĩa binh anh dũng hãy nổi trống đồng lên. Hãy nổi trống tấn công đi…”. Sáu chữ “Hãy nổi trống tấn công đi” của Thi Sách -Thanh Sang âm vang, uy vũ, nhưng lại rất chan chứa tâm tình. Uy vũ vì là lời ra lệnh với tư cách chủ tướng dành cho thuộc cấp, chan chứa thâm tình vì thuộc cấp chẳng ai khác là người vợ tào khang, bảo vợ tấn binh tức đồng nghĩa với việc âm dương hai ngã, nhưng biết làm sao hơn khi mà “Sống thác là chuyện đi về, hợp tan là trò dâu bể. Tất cả đều không có đáng kể. Mà điều đáng lo là sự trường tồn của dòng dõi Hùng Vương”.
Nội tâm bi hùng đó đã được thể hiện một cách trên cả tuyệt vời qua giọng ca đầy nội tâm của Thanh Sang. Và sáu chữ “Hãy nổi trống tấn công đi” thật đơn giản, dễ ca, nhưng mỗi khi nghe Thanh Sang ca sáu chữ này, người nghe ắt hẳn không khỏi giật mình về “độ bi hùng” trong giọng ca Thanh Sang. Để đạt được trình độ bi hùng thượng thừa như Thanh Sang trong vai Thi Sách thì đến hiện tại chưa thấy có ai.
Một giọng ca “trời sầu đất thảm”
Thanh Sang có giọng trầm, đầy nội lực, man mác u buồn nhưng không bi lụy. Như đã nói, đây là một giọng ca rất thích hợp cho các vai có nội tâm cao. Nói về ca vọng cổ, thì giọng ca này cũng đúng cái bản chất của bài ca vọng cổ: “Chân phương hoa lá”. Tức ca vọng cổ là phải ca chân phương, không điệu đà thái quá, không làm dáng dư thừa, mà phải có sao ca vậy, giống như câu hò lời ru Nam Bộ, mộc mạc mà ngọt ngào, ru hồn người nghe một cách dịu êm. Thế nhưng, chân phương không có nghĩa chết cứng, mà phải biết dùng giọng ca trời cho và sự điêu luyện trong nhịp nhàng, cùng với cách sắp chữ, nhấn nhá để tạo hoa lá cho bài hát, qua đó tạo dấu ấn riêng cho mình.
Đâu phải ngẫu nhiên mà giọng ca Út Trà Ôn đi vào huyền thoại. Nghe Út Trà Ôn ca, ta thấy ngay đó là một giọng ca chân phương, nhưng những cung bậc tình cảm đa dạng của cuộc đời đã được nghệ sĩ bậc thầy này đưa vào bài ca trọn vẹn. Bởi thế mà, đến hiện tại, cái mỹ danh Vua ca vọng cổ vẫn thuộc về Út Trà Ôn.
Lúc thiếu thời, Thanh Sang mê giọng ca Út Trà Ôn và thường bắt chước ca theo. Khi theo nghề, lối ca Thanh Sang bị ảnh hưởng nhiều bởi Út Trà Ôn, từ cách sắp chữ, đưa hơi, nói chung là rất chân phương và hoa lá. Thế nhưng, Thanh Sang được trời phú cho một giọng ca rất riêng, cùng với sự phấn đấu không ngừng, Thanh Sang đã tạo được nét riêng cho mình. Cũng như các nghệ sĩ thành danh thế hệ vàng của sân khấu cải lương, giọng ca của Thanh Sang không nhầm lẫn với ai được, không cần nhìn, chỉ cần nghe cất hơi là người mộ điệu biết ngay đó là Thanh Sang.
Giọng Thanh Sang trầm, buồn man mác, một cái buồn mà người nghe không cảm thấy bị ngột mà là bị lây từ từ, để rồi càng nghe càng thấy thấm, mà thấm từ từ, nói chung là buồn, buồn lắm. Đây là một điểm đáng chú ý nhất trong giọng ca Thanh Sang, mà thiết nghĩ trong giới nam nghệ sĩ, chỉ có Thanh Sang mới được trời phú cho một giọng ca đạt đến “độ sầu” như vậy. Nghe Thanh Sang ca vọng cổ ta dần cảm được cái gọi là “trời sầu đất thảm”.
Nếu nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan được mệnh danh là“Sầu Nữ”, thì xin tặng cho Thanh Sang hai chữ: “Sầu nam”. Sầu nam ở đây không có nghĩa là Thanh Sang chuyên đóng vai bi, vai sầu, mà là giọng ca của Thanh Sang cũng giống như giọng ca Út Bạch Lan, dù rằng một nam một nữ, nhưng cả hai giọng ca đều có một “ma lực” gieo rắc u sầu để người nghe không sầu theo cũng không được.
Thanh Sang không ca lẻ vọng cổ nhiều, nhưng đã ca thì ca lấy chắc. Chúng ta chỉ cần nghe lại một số bài cũng đủ thấy được độ sầu của giọng ca Thanh Sang: Mồ em Phượng (Viễn Châu), Nhớ mẹ hiền (Viễn Châu), Người đánh đàn trên bắc Mỹ Thuận (Viễn Châu).
Năm 2001, Thanh Sang bị bệnh nặng tưởng không qua khỏi, sau đó phải vắng bóng trên sân khấu sáu bảy năm trời. Đến năm 2007, được bạn bè và đồng nghiệp cổ vũ, giúp đỡ, Thanh Sang đã tổ chức live show mang tên: “Năm mươi năm một tình yêu nghệ thuật” tại Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh, do Cải lương chi bảo Bạch Tuyết làm đạo diễn. Lần “tái xuất giang hồ này” của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn càng khẳng định tính nghiêm túc trong nghề nghiệp của Thanh Sang. Được biết, khi ấy dù mọi người lo lắng sức khỏe không cho phép ông hát được trọn vẹn trên sân khấu, nhưng ông kiên quyết không hát nhép, và tuyên bố ca trực tiếp thì dù có chết trên sân khấu cũng được.
Ôi đáng kính thay một tấm lòng vì nghệ thuật! Nếu tất cả nghệ sĩ đều có một tấm lòng như thế thì cải lương chắc hẳn sẽ không bị cho là khủng hoảng như bây giờ, bởi như không ít người thường nói, không phải khán giả bỏ cải lương, mà có nhiều nghệ sĩ đang bỏ và đang giết lần mòn cải lương vậy.

TĐ Cô gái Đồ Long


Lý Thành Lập

Bên cầu dệt lụa - Thanh Sang; Thanh Nga (cải lương trước 1975) Ihejofen Rekekorok


Nguồn Gốc của Tai Nạn và Bệnh Tật.

Nguồn Gốc của Tai Nạn và Bệnh Tật tập 1 - 4 Lão Hòa Thượng Tịnh Không 1


Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước (tiếc: mến tiếc). Bất cứ gặp ai, luôn luôn răn bảo: - Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn ! - Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được.

Ngũ tân: Hành. Ti. He. Kiêu. CHành Tây.
ăn sông: dê nôi nóng.
ăn chín: dê dân đên kích thích hôóc môn, dân đên tính bôc đông nông nôi..

Thưc ăn tanh hôi (đông vât tính tình không tôt; tính tình kỳ lạ..)
Thuc ăn chay: bảo vê tâm; bảo vê tính tình.

Tâm đơn giản thuân thiên sẽ cảm nhân, biêt trươc đuoc nhiêù viêc...Tâm đinh sanh Trí Huê.

Báo ơn Báo óan Tra nơ Trư nơ.

Mèo con Chó con có duyên ơ cùng môt chô.
đơi trươc ngu muôi không có ai chỉ bảo: 200 năm rôi không có ai chỉ bảo.
Cha mẹ ơ vị trí đâu tiên.

đăc biêt sơ hãi vơí sâu róm: môt kiêp trong quá khư đã bị lòai này làm hại...

Luc đạo luân hôì: Quá khư Tươgn lai
đâu thai 6 đuơng: Tuôi tho ơ cõi Trơi ngăn. Cõi Quỷ dài.

Sơ thích nào sẽ đi vào con đương đó. Tùy Nghiêp Lưc lôi đi..Phải tâp cho bản thân sơ thích tôst.
Dạy Hoc (Phât Pháp Chánh Tông)

Con mèo ngôì ơ chô của chủ nhà: đi lại trong vươn, không tham luyên...

61 năm trương chay, chưa tưng bênh, chưa tưng nhâp viên...ánh măt giãm sát khí, ít nôỉ giân, bảo vê tâm tư bi, đương ruôt sạch sẽ, không hôn trâm, sông lâu, áp huyêt , máu sach...Săc măt tôt, tâm thanh tinh...Siêng năng niêm Phât, tụng kinh.

đâu nành Mỹ xuât khâu đêu bị biên đôi gien.


Giọng ca mùi.
Thanh Sang: Một giọng ca “trời sầu đất thảm”
Các giọng nam ca mùi thì có rất nhiều, nhưng giọng thiên phú mà khi cất lên là “trời sầu đất thảm” thì có lẽ giọng ca Thanh Sang phải được xếp hàng số một. Bên cạnh giọng ca trời cho, Thanh Sang còn để đời với nhiều vai diễn thuộc hàng kinh điển của sân khấu cải lương.
Trong làng cải lương, không ai không biết đến nghệ sĩ Út Bạch Lan với giọng ca được mệnh danh là “Sầu nữ”. Không phải những giọng ca nữ khác không u buồn, nhưng nói về độ mùi mẫn bi ai thì rõ ràng không ai vượt qua được Sầu nữ Út Bạch Lan. Còn nếu nhìn vào các giọng ca nam, ca mùi thì có rất nhiều, nhưng giọng thiên phú mà khi cất lên là “trời sầu đất thảm” thì có lẽ giọng ca Thanh Sang phải được xếp hàng số một. Bên cạnh giọng ca trời cho, Thanh Sang còn để đời với nhiều vai diễn thuộc hàng kinh điển của sân khấu cải lương.Bỏ đời ngư phủ theo nghiệp cầm ca
Nghệ sĩ Thanh Sang tên thật Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại xã Phước Hải, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Gia đình ông làm nghề chài lưới, rất nghèo khổ, lại đông con, mà ông lại là con trai một, nên cái gánh nặng gia đình tự nhiên trở thành một áp lực vô hình đè nặng lên ông, để phải tìm mọi cách đổi đời cho gia đình bớt khổ.
Nếu ai có dịp về Phước Hải sẽ không khỏi ngậm ngùi khi nói tiếng chia tay với vùng duyên hải thơ mộng này. Núi non hùng vĩ đứng bên bờ biển bao la của vùng Phước Hải đã kết tinh thành một giọng ca buồn miên man nhưng đầy khí khái của cậu bé tên Thu.
Thuở nhỏ, Thanh Sang học ca vọng cổ theo tiếng đờn của danh cầm Văn Vĩ trên đài phát thanh, 12 giờ khuya hằng đêm mà ông nghe ké được từ nhà hàng xóm. Khi biết ca rồi, ông bèn năn nỉ mấy thầy đờn tập giùm những lúc họ rỗi rảnh. Về diễn xuất cũng vậy, vẫn theo đà của thế hệ vàng, nghề ca hátđược truyền theo kiểu nghề dạy nghề, Thanh Sang ngồi cánh gà coi riết rồi thuộc hết thảy các vai tuồng, kể cả vai nữ. Để rồi lại “trông mong” có nghệ sĩ nào bị đau ốm để được lên đóng thế.
Mới hơn 14 tuổi ông đã bắt đầu theo nghiệp tổ. Cái áp lực khi ấy đối với ông nặng lắm, bởi đã bỏ nghề cá và bỏ xứ theo nghiệp hát ca thì phải làm sao có chút đỉnh thành công, nếu không thì còn mặt mũi nào dám trởlại nhìn mặt xóm làng. Áp lực nặng đến mức mà Thanh Sang từng ví chuyến đi của mình như : “Kinh Kha qua sông Dịch”.
Con đường khởi nghiệp của Thanh Sang cũng lắm gian nan. Ông kể, chờ hoài mà mấy anh kép chánh không chịu bệnh, chỉ có kép phụ bị làm khó làm dễ rồi xin nghỉ để mới được cho đóng thế vai phụ. Những vai phụ đầu tiên của chàng trai tuổi đôi mươi lại là vai lão. Lúc trẻ tên tuổi Thanh Sang gắn với vai lão nhiều hơn.
Đúng như câu “Tái ông thất mã”, cuộc đời mà, trong cái rủi thì ắt hẳn có cái may, cũng chính nhờ đóng vai lão mà Thanh Sang đã đạt đến đỉnh cao vinh quang khi đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm vào năm 1964, giải thưởng cải lương danh giá nhất tính đến hiện tại. Vai diễn đưa Thanh Sang đến với giải thưởng cao quí này là vai Tạ Tốn trong vở “Cô Gái Đồ Long”.
Đây là một vai diễn rất khó, vì người diễn bị mất đi một vũ khí diễn xuất lợi hại nhất của người nghệ sĩ trên sân khấu, đó là đôi mắt, do Tạ Tốn là một nhân vật mù. Hơn nữa đây là một nhân vật có tuổi, mà lại cùng với bao sóng gió của cuộc đời, Tạ Tốn lại càng trở nên già nua với ngổn ngang tâm sự. Như tổ nghiệp đã cố tình sắp đặt, giọng ca của Thanh Sang rất hợp với nhân vật Tạ Tốn này: giọng ca u buồn, đong đầy tâm sự, nhưng luôn có một xung lực phi thường, cách diễn của Thanh Sang lại rất chừng mực, nên đã thể hiện xuất sắc vai diễn này.
Có vẻ ban tổ chức của giải Thanh Tâm đã có lý khi quyết định trao huy chương vàng cho Thanh Sang, vì đến hiện tại vai Tạ Tốn vẫnđược xem là “vai của Thanh Sang”, bởi chưa thấy ai đóng qua được. Sự có lý của ban tổ chức giải Thanh Tâm còn được khẳng định thêm, khi năm 1964 cùng với Thanh Sang thì nữ nghệ sĩ Lệ Thủy cũng nhận giải thưởng cao quí này. Và đến hiện tại, hai nghệ sĩ này đã thật sự vượt mong đợi của những người trao giải với những thành công không thể nào rực rỡ hơn nữa trên sân khấu cải lương.
Thanh Sang từng tâm sự rằng, khi còn trẻ thì được giao đóng vai già, còn khi lớn tuổi lại được chọn đóng vai kép trẻ. Quả thật vậy, và sự chọn lựa này của các đạo diễn dành cho Thanh Sang không phải là không có lý, bởi cái vai già ông đóng khi trẻ cũng thành công, mà cái vai trẻ ông đóng khi già cũng lại rất thành công.
Nói về vai kép chính trẻ trung đầu tiên của Thanh Sang phải nhắc đến vai Đông Nhật trong vở Tuyết Phủ Chiều Đông. Đây cũng là một cơ duyên, bởi khi ấy ở đoàn Ngọc Kiều của ông bầu Hoàng Kinh, anh kép chánh Hùng Cường vừa đánh người phải đi hầu tòa, nên Thanh Sang được chọn thế vai cho Hùng Cường, và con đường kép chánh của Thanh Sang bắt đầu từ đó.
Thế nhưng,để gọi là thành công rực rỡ, tức tạo được dấu ấn trong lòng người mộ điệu cải lương, thì phải chờ đến khi Thanh Sang về đoàn Thanh Minh -Thanh Nga của bà Bầu Thơ, mẹ của cố nghệ sĩ Thanh Nga. Ở đó, tổ nghiệp dường như đã có ý đền đáp cho thái độ làm nghệ thuật nổi tiếng nghiêm túc của bà Bầu Thơ bằng cách ban cho đoàn hát của bà một đôi Kim Đồng Ngọc Nữ Thanh Sang -Thanh Nga.
Đôi bạn diễn thành công đến mức mà đến hiện tại, dù có bình luận thế nào, tranh cãi ra sao, thì hễ nhắc đến Thanh Sang người ta lập tức nghĩ ngay đến Thanh Nga, mà hễ bàn về Thanh Nga thì lại nghĩ ngay đến Thanh Sang. Cả hai đều có giọng trầm buồn, đầy nội lực, cách ca cách diễn rất chừng mực, cách làm nghệ thuật rất nghiêm túc, nên sự ăn ý trên sân khấu đã đạt đến mức hoàn hảo.
Năm 1978, Thanh Nga bất hạnh qua đời, sự ra đi này là một tổn thất không gì bù đắp nổi đối với sân khấu cải lương, bởi đó là sự ra đi của một nữ nghệ sĩ tài sắc lưỡng toàn được mệnh danh là Nữ hoàng sân khấu. Thế nhưng mất mát cho cải lương còn ở chỗ: sự ra đi của Thanh Nga cũng khiến cho sân khấu cải lương mất một đôi bạn diễn thuộc hàng “xưa nay hiếm”.
Trần Minh -Thanh Sang: Ca nội tâm, diễn chân phương
Vỡ tuồng Bên Cầu Dệt Lụa đã mang đến hai hình tượng thuộc hàng đẹp nhất cho sự thủy chung son sắt. Nếu Thanh Nga xuất sắc với vai nàng tiểu thư Quỳnh Nga dám vượt khuê môn đến chăn tằm dệt vải bên cầu để lấy tiền cho người chồng hứa hôn lên kinh ứng thí, thì Thanh Sang cũng đáp lại bằng vai diễn để đời với một hàn sĩ Trần Minh, bị nhạc trượng tương lai ruồng bỏ do chê gia thế bần hàn, đến độ mẹ ruột bị hành hạ đến uất ức mà mang bệnh chết.
Trong nghịch cảnh ấy, lòng thù hận của Trần Minh đối với nhạc trượng đã được hóa giải bằng tấm chân tình của người vợ hứa hôn Quỳnh Nga. Để rồi, khi đỗ trạng nguyên, bị vua dùng quyền uy tối thượng ép chàng phải cưới công chúa, Trần Minh đã từ chối cái ngôi phò mã cao sang, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cái chết để giữ cho vẹn thủy toàn chung với người vợ tào khang Quỳnh Nga ở quê nhà.
Lớp diễn Trần Minh đối đáp với vua và công chúa giữa trào đình là một lớp diễn xuất thần của Thanh Sang. Nét khẳng khái, sự quyết liệt, cách đối đáp chân thật mà uyên bác, thâm thúy mà giản đơn đã được Thanh Sang thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế: nhẹ nhàng vì Thanh Sang có lối diễn chừng mực không phô trương, tinh tế vì Thanh Sang biết khai thác tối đa thế mạnh của giọng ca đầy nội tâm để biểu đạt hết cái thần của nhân vật.
Một nét đáng chú ý trong lớp diễn này, nhất là đoạn Trần Minh ca hai câu vọng cổ đối đáp với vua khi vua mang gươm lệnh ra dọa nếu Trần Minh từ chối ngôi phò mã thì sẽ phải mất đầu: đây là một lớp diễn rất khó. Khó trước tiên là về cách diễn xuất phải làm sao bộc lộ được sự quyết liệt từ chối nhưng phải giữ được đạo quân thần, chứ không phải từ chối của một kẻ bình dân, mà là từ chối của bậc trạng nguyên có ăn có học.
Cái khó thứ hai mà cũng là cái khó chính, đó là lời bài ca trong lớp diễn. Hai câu vọng cổ mà Trần Minh ca đối đáp với vua hàm chứa rất nhiều điển tích, mà phải chi điển tích là những câu chuyện dài thì còn có thể nắm cốt chuyện mà nhớ, đằng này lại liên quan đến một loạt các tên tuổi lấy từ Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu. Chẳng hạn như đoạn đối thoại có những lời như sau:
“Muôn tâu, thánh như Ngũ đế, nhân như Tam Vương, mạnh như Ô Hoạch, dõng như Mạnh Bôn Hạ Dục mà còn phải chết, trên đời có ai thoát khỏi chết đâu mà thần phải sợ”.
Chúng ta thấy, dẫu là người có học cao, khi ca đoạn này cũng phải học thật kỹ, nếu không khi đang ca trong lòng bản vọng cổ, không có thời gian đâu mà suy nghĩ nhiều, nên việc nói nhanh mà nhầm lẫn tên là rất khả dĩ. Ấy thế nhưng ở Thanh Sang cách diễn xuất rất tự nhiên, cách ca rất trôi chảy, lời ca trong nét diễn, nét diễn trợ lời ca, cho thấy đó thật sự là một Trạng Nguyên thuộc lào kinh sử, chứ không phải là một anh kép hát đang vừa ca vừa vắt óc nhớ lời hoặc ca một cách vô hồn, không hiểu gì về tên những nhân vật mà minh đề cập.
Xuất thân hàn vi nên Thanh Sang không được ăn học nhiều, nhưng Thanh Sang luôn chịu khó tự trao dồi kiến thức, và khi ca diễn ông có thể hiểu trọn vẹn những tích tuồng mà mình tham gia đóng. Trong giới cải lương, Thanh Sang được mệnh danh là người có hiểu biết rộng, thông tuệ nhiều thứ. Thế mới thấy được sự phấn đấu phi thường đáng trân trọng của nghệ sĩ Thanh Sang, một sự phấn đấu mà không phải những ngườiđược xem là trí giả đôi khi còn không có. Thế mới thấy thế hệ nghệ sĩ trẻ sau này nên soi vào đó để tự trao dồi, trao dồi không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn cả những kiến thức sử xanh cần thiết.
Lớp diễn để đời khác trong tuồng Bên Cầu Dệt Lụa là đoạn Trần Minh đỗ trạng nguyên xong về lại quê xưa, nhưng xin phép vua không làm lễ vinh quy bái tổ rình rang như thông lệ, mà lại chọn cách xếp cờ êm trống, mặc áo cơ hàn mang bầu rượu nhạt đến tìm gặp người bạn tri giao là hàn sĩ Nhuận Điền. Nghệ sĩ Thanh Tú thủ vai Nhuận Điền đã cùng Trần Minh -Thanh Sangđể lại cho đời một tình bạn tri âm tri kỷ đúng nghĩa.
Đặc biệt, khi Nhuận Điền ngạc nhiên thấy Trần Minh đã là trạng nguyên mà còn mang rượu mua ở quán nghèo tại quê hương đến mời bạn, Nhuận Điền hỏi: “Giờ đã là trạng nguyên rồi mà còn uống được rượu quán nghèo nơi xóm cũ à?”,Trần Minh -Thanh Sang vô vọng cổ câu 5 để trả lời: “Uống chớ đại huynh, tuy rượu quán nghèo mà nồng nàn hương vị, xin kính cẩn nâng ly mời tri kỷ, mượn chén rượu ngày xưa cho tròn vẹn… thâm ….tình”. Giọng ca Thanh Sang trầm ấm, trữ tình, chứa đầy tâm sự, nên chỉ với bốn chữ: “Uống chớ đại huynh” thôi thì người nghe cũng có thể hiểu được trọn vẹn nổi lòng của nhân vật rồi. Chỉ bốn chữ đơn giản như thế mà đến giờ phút này, đã có không ít nghệ sĩ trích lại đoạn nói trên, nhưng chưa thấy ai đạt đến trình độ: “Bốn chữ nói lên tất cả” như Thanh Sang.
Thế nhưng, trong vở tuồng Bên Cầu Dệt Lụa, khi nhắc đến Quỳnh Nga -Trần Minh, người mộ điệu nghĩ ngay đến đoạn Quỳnh Nga đến tiễn Trần Minh lên đường lai kinh ứng thí. Nàng mang đến cho chàng gói hành trang, lộ phí, mà điều đáng quý là tất cả những thứ đó đều do tự tay nàng làm ra sau khi rời khỏi lầu son gác tía trong phủ quan huyện của cha nàng để đến dựng quán bán vải bên cầu. Ý nghĩa nhất lúc này đó là chiếc áo ngự hàn mà nàng đã thức suốt bao đêm để dệt bằng “tơ tâm sự”. Thanh Nga ca hai câu vọng cổ để trao gói hành trang, thì Thanh Sang sau đó cũng ca hai câu vọng cổ đáp tạ chân tình. Đoạn ca này cả hai đã thật sự đạt trình độ thượng thừa về ca diễn. Đặc biệt về ca, tất cả những tình cảm cần thể hiện đãđược đôi nghệ sĩ ngọc ngà này của sân khấu cải lương đưa hết vào trong lời ca.
Đáp lại Quỳnh Nga -Thanh Nga, Trần Minh -Thanh Sang đã ca như vầy: “Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào muốn khóc, rừng rực lửa yêu đương ta nguyện cùng ai thề giữ vẹn chữ …chung…tình”. Những chữ “Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào muốn khóc” được Thanh Sang đưa hết tình cảm vào đó. Với giọng ca đầy nội lực và nội tâm của Thanh Sang, chỉ với mấy chữ mở đầu này cũng đủ để khán giả cảm được sự rưng rung nước mắt trong lòng của bậc trượng phu Trần Minh, không cần phải xem thêm động tác gì nữa.
Giọng ca của Thanh Sang rất thích hợp cho những vai nội tâm cao, đây là một ưu thế của ông, nên ông đã triệt để khai thác, và khai thác một cách xuất sắc cho đoạn ca này. Nhiều nghệ sĩ thế hệ sau ca diễn lại đoạn này, nhưng do giọng ca thiếu nội lực, do không có được làn hơi đầy nội tâm như Thanh Sang, hoặc do diễn hơi bị lố, nên chưa thấy có ai thể hiện xuất thần đoạn này như Thanh Sang.
Thành công của Thanh Sang trong Bên Cầu Dệt Lụa đến mức mà khán giả miền Tây thường biết đến tuồng cải lương này qua tên Trần Minh Khố Chuối, và hình tượng một Trần Minh nghèo khổ hiếu học, vẹn thủy toàn chung đã đi vào đời sống thường nhật của người Nam Bộ, bởi rất thường khi gặp một người nam nghèo khổ có chí học hành thì nhiều người gọi ngay đó là “Trần Minh khố chuối”.
Thi Sách -Thanh Sang: Đỉnh cao của nét diễn bi hùng
Một vai diễn để đời nữa của Thanh Sang là vai Thi Sách trong vở Tiếng Trống Mê Linh cũng đóng cặp với Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Nếu trong vai Trưng Trắc, Thanh Nga đã tạo ra những đỉnh cao nghệ thuật mà cho đến giờ này chưa nữ nghệ sĩ cải lương nào vượt qua, thì Thanh Sang cũng đã “gây khó dễ” cho thế hệ sau với vai Thi Sách, bởi đến hiện tại chưa thấy ai tiếp bước một cách xứng tầm cho vai diễn này. Và hễ nhắc đến Thi Sách trong Tiếng Trống Mê Linh là người mộ điệu nghĩ ngay đến Thanh Sang.
Lớp diễn để đời cho cả hai nghệ sĩ bậc thầy này là lớp Trưng Trắc -Thanh Nga tế sống Thi Sách -Thanh Sang trước cửa thành Luy Lâu. Số là Thi Sách bị Tô Định bắt đem lên giàn hỏa để uy hiếp buộc Trưng Trắc lui quân. Thế nhưng, vận mệnh non sông chỉ còn ở trận đánh đó thôi, chỉ còn ở thời cơ đó thôi. Nợ nước tình nhà đè nặng lên vai Trưng Trắc. Thanh Nga đã xuất thần trong lớp diễn tế sống chồng với hai câu vọng cổ thuộc hàng “quỷ khốc thần sầu”. Thi Sách -Thanh Sang cũng không hề lép vế với bạn diễn. Trên giàn hỏa, Thi Sách-Thanh Sang khảng khái khuyên vợ đặt việc nước trước tình nhà để tấn binh diệt giặc. Thanh Sang cũng đã ca hai câu vọng cổ thuộc hàng “thần sầu quỷ khốc”.
Cả hai đã gặp nhau ở một điểm, mà lại là điểm quyết định cho giá trị thật sự của vai diễn, đó là: sự bi hùng. Trưng Trắc -Thanh Nga tế sống chồng trước ba quân nên không thể “bi lụy” được, còn Thi Sách -Thanh Sang lên tiếng khuyên vợ trước ba quân cũng phải dằn niềm riêng mà quyết chí vì nghĩa lớn của dân tộc.
Như đã nói, thế mạnh của Thanh Sang là có một giọng ca biểu lộ nội tâm rất tốt, bởi vậy Thanh Sang đã vận dụng thế mạnh này một cách tuyệt vời cho vai Thi Sách và đặc biệt là cho đoạn trên giàn hỏa.
Trong đoạn ca kêu gọi Trưng Trắc-Thanh Nga tiến quân, Thi Sách -Thanh Sang ca như vầy: “Ta cám ơn tất cả đã tạm đình binh để kéo dài mạng sống cho ta dù trong phút giây ngắn ngủi. Nhưng nàng hãy ra lệnh cho nghĩa binh anh dũng hãy nổi trống đồng lên. Hãy nổi trống tấn công đi…”. Sáu chữ “Hãy nổi trống tấn công đi” của Thi Sách -Thanh Sang âm vang, uy vũ, nhưng lại rất chan chứa tâm tình. Uy vũ vì là lời ra lệnh với tư cách chủ tướng dành cho thuộc cấp, chan chứa thâm tình vì thuộc cấp chẳng ai khác là người vợ tào khang, bảo vợ tấn binh tức đồng nghĩa với việc âm dương hai ngã, nhưng biết làm sao hơn khi mà “Sống thác là chuyện đi về, hợp tan là trò dâu bể. Tất cả đều không có đáng kể. Mà điều đáng lo là sự trường tồn của dòng dõi Hùng Vương”.
Nội tâm bi hùng đó đã được thể hiện một cách trên cả tuyệt vời qua giọng ca đầy nội tâm của Thanh Sang. Và sáu chữ “Hãy nổi trống tấn công đi” thật đơn giản, dễ ca, nhưng mỗi khi nghe Thanh Sang ca sáu chữ này, người nghe ắt hẳn không khỏi giật mình về “độ bi hùng” trong giọng ca Thanh Sang. Để đạt được trình độ bi hùng thượng thừa như Thanh Sang trong vai Thi Sách thì đến hiện tại chưa thấy có ai.
Một giọng ca “trời sầu đất thảm”
Thanh Sang có giọng trầm, đầy nội lực, man mác u buồn nhưng không bi lụy. Như đã nói, đây là một giọng ca rất thích hợp cho các vai có nội tâm cao. Nói về ca vọng cổ, thì giọng ca này cũng đúng cái bản chất của bài ca vọng cổ: “Chân phương hoa lá”. Tức ca vọng cổ là phải ca chân phương, không điệu đà thái quá, không làm dáng dư thừa, mà phải có sao ca vậy, giống như câu hò lời ru Nam Bộ, mộc mạc mà ngọt ngào, ru hồn người nghe một cách dịu êm. Thế nhưng, chân phương không có nghĩa chết cứng, mà phải biết dùng giọng ca trời cho và sự điêu luyện trong nhịp nhàng, cùng với cách sắp chữ, nhấn nhá để tạo hoa lá cho bài hát, qua đó tạo dấu ấn riêng cho mình.
Đâu phải ngẫu nhiên mà giọng ca Út Trà Ôn đi vào huyền thoại. Nghe Út Trà Ôn ca, ta thấy ngay đó là một giọng ca chân phương, nhưng những cung bậc tình cảm đa dạng của cuộc đời đã được nghệ sĩ bậc thầy này đưa vào bài ca trọn vẹn. Bởi thế mà, đến hiện tại, cái mỹ danh Vua ca vọng cổ vẫn thuộc về Út Trà Ôn.
Lúc thiếu thời, Thanh Sang mê giọng ca Út Trà Ôn và thường bắt chước ca theo. Khi theo nghề, lối ca Thanh Sang bị ảnh hưởng nhiều bởi Út Trà Ôn, từ cách sắp chữ, đưa hơi, nói chung là rất chân phương và hoa lá. Thế nhưng, Thanh Sang được trời phú cho một giọng ca rất riêng, cùng với sự phấn đấu không ngừng, Thanh Sang đã tạo được nét riêng cho mình. Cũng như các nghệ sĩ thành danh thế hệ vàng của sân khấu cải lương, giọng ca của Thanh Sang không nhầm lẫn với ai được, không cần nhìn, chỉ cần nghe cất hơi là người mộ điệu biết ngay đó là Thanh Sang.
Giọng Thanh Sang trầm, buồn man mác, một cái buồn mà người nghe không cảm thấy bị ngột mà là bị lây từ từ, để rồi càng nghe càng thấy thấm, mà thấm từ từ, nói chung là buồn, buồn lắm. Đây là một điểm đáng chú ý nhất trong giọng ca Thanh Sang, mà thiết nghĩ trong giới nam nghệ sĩ, chỉ có Thanh Sang mới được trời phú cho một giọng ca đạt đến “độ sầu” như vậy. Nghe Thanh Sang ca vọng cổ ta dần cảm được cái gọi là “trời sầu đất thảm”.
Nếu nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan được mệnh danh là“Sầu Nữ”, thì xin tặng cho Thanh Sang hai chữ: “Sầu nam”. Sầu nam ở đây không có nghĩa là Thanh Sang chuyên đóng vai bi, vai sầu, mà là giọng ca của Thanh Sang cũng giống như giọng ca Út Bạch Lan, dù rằng một nam một nữ, nhưng cả hai giọng ca đều có một “ma lực” gieo rắc u sầu để người nghe không sầu theo cũng không được.
Thanh Sang không ca lẻ vọng cổ nhiều, nhưng đã ca thì ca lấy chắc. Chúng ta chỉ cần nghe lại một số bài cũng đủ thấy được độ sầu của giọng ca Thanh Sang: Mồ em Phượng (Viễn Châu), Nhớ mẹ hiền (Viễn Châu), Người đánh đàn trên bắc Mỹ Thuận (Viễn Châu).
Năm 2001, Thanh Sang bị bệnh nặng tưởng không qua khỏi, sau đó phải vắng bóng trên sân khấu sáu bảy năm trời. Đến năm 2007, được bạn bè và đồng nghiệp cổ vũ, giúp đỡ, Thanh Sang đã tổ chức live show mang tên: “Năm mươi năm một tình yêu nghệ thuật” tại Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh, do Cải lương chi bảo Bạch Tuyết làm đạo diễn. Lần “tái xuất giang hồ này” của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn càng khẳng định tính nghiêm túc trong nghề nghiệp của Thanh Sang. Được biết, khi ấy dù mọi người lo lắng sức khỏe không cho phép ông hát được trọn vẹn trên sân khấu, nhưng ông kiên quyết không hát nhép, và tuyên bố ca trực tiếp thì dù có chết trên sân khấu cũng được.
Ôi đáng kính thay một tấm lòng vì nghệ thuật! Nếu tất cả nghệ sĩ đều có một tấm lòng như thế thì cải lương chắc hẳn sẽ không bị cho là khủng hoảng như bây giờ, bởi như không ít người thường nói, không phải khán giả bỏ cải lương, mà có nhiều nghệ sĩ đang bỏ và đang giết lần mòn cải lương vậy.