Thursday, February 14, 2013

Con người Phù Tang


Câu chuyện thứ nhất
“Cô không còn là ng
ười Nhật nữa rồi!

Ba người thanh niên Nhật và ba người thanh niên Úc trong một buổi ăn chiều tại nhà hàng Fujiyama (Fujisan).
Trong bữa ăn có trò chơi tung hứng cơm. Ba người thanh niên Nhật thì quyết liệt không tham gia. Tuy nhiên ba người thanh niên Úc thì rất hào hứng với trò chơi. Miếng cơm chưa kịp hất vào cái chén mà anh thanh niên Úc đang cầm bát đứng náo nức chờ đợi thì ba anh Nhật đã đùng đùng xô ghế đứng dậy bước ra khỏi bàn. Vẻ mặt đằng đằng sát khí. Những người đang ngồi hơi ngạc nhiên nhưng vẫn tiếp tục trò chơi vì nghĩ ba anh chàng này đang có việc gì đó…
Sau một lúc vẫn không thấy ba anh Nhật trở lại nên một cô quản lý nhà hàng (cùng là người Nhật) đến hỏi lý do. Họ mới trả lời rằng vì không thích trò chơi ném cơm vào chén. Người quản lý mới hỏi tại sao, đây vẫn là trò chơi thường xuyên của nhà hàng. Một trong ba anh chàng Nhật hỏi lại cô gái:” Bạn là người Nhật sao?” Cô gái Nhật đáp lời:” Vâng, tôi là người Nhật, nhưng có chồng là người Việt. Tôi ở Úc đã 20 năm nay. Con gái tôi đã 6 tuổi..” Ba anh chàng Nhật đồng thanh thốt lên: “Vậy thì cô không còn là người Nhật nữa rồi!!!” Cô gái Nhật ngạc nhiên: “Tại sao?” Ba anh chàng Nhật luân phiên đáp: “Nếu cô là người Nhật thì tại sao cô không biết là nước Nhật vừa trãi qua một cơn thiên tai bão lụt lich sử hay sao? Đất nước đang tang thương hột cơm quý giá biết chừng nào! Sao lại có những người thản nhiên tung hứng đùa chơi với hột cơm như vậy. Cô không phải là người Nhật nữa rồi!!!” Cô gái Nhật tái mặt không nói nên lời.
Sau đó, người chủ mới phát hiện một lỗ hổng phía sau nhà vệ sinh: hậu quả của những cú đá phản kháng tức giận từ ba anh chàng thanh niên Nhật với tinh thần dân tộc cao ngời…
Comments – Xin đừng phung phí, người Nhật quý hột cơm đến là nhường nào!...

Câu chuyện thứ hai
Tinh thần phục vụ
Cô gái Nhật độ 41 tuổi vừa được nhận vào làm một chân bồi bàn cho nhà hàng Fujiyama (Fujisan).
Cô nhìn thấy những cái bàn chưa sạch, giẻ lau dơ…rác...Cuối giờ làm, cô gom mọi thứ vào một túi rồi…đem về nhà. Buổi làm kế người ta thấy cô lôi trong bị 5,6 chai nước xịt cho thơm bàn; mấy chai xà bông giặt giẻ lau…Cuối giờ cô lại gom tất cả bỏ vào bọc nilon…đem về nhà…ngâm giặt
Năm giờ chiều ngày hôm sau người quản lý đến mở cửa nhà hàng chuẩn bị tiếp đón khách buổi chiều tối như thường lệ. Bỗng thấy cô gái Nhật từ đâu tiến ra…
“Ủa, sao cô đi làm sớm vậy?” người quản lý thân mật hỏi.
“Dạ, tôi đã đứng ở đây gần một giờ!”
“Sao? Cô chờ ai?”
“Không! Tôi đợi cô tới mở cửa để vô…”
“…7,8 giờ khách mới đến…”
“Tôi biết, nhưng…”
“Nhưng…Sao…?”
“Tôi…tôi…quên đem giẻ lau dơ về nhà”
“???”
“Mọi khi tôi vẫn đem về giặt. Nhưng hôm nay bỏ quên nên muốn quay lại lấy.”
Nhà hàng Nhật từ hồi nào tới giờ chưa từng gặp một người chạy bàn (Waiters/Waitress) nào có thái độ, tác phong làm việc nghiêm túc như vậy…Nên sự việc này đã gây sửng sốt và ái ngại cho người chủ. Chủ đề nghị trả tiền xà bông nhưng cô gái Nhật không nhận. Chủ đành bỏ vào lại tiền lương tháng đó cộng với tiền thưởng.
Thêm một đức tính về cô gái Nhật: Người mẹ chồng sau trận té vừa qua nên có hơi yếu. Cô xin phép nghỉ để phục vụ mẹ chồng. Những tưởng tuần này cô xin nghỉ. Nhưng chưa, cô nói cô xin trước một tháng (để chủ có thời gian tìm người thay thế) lại còn đem tặng chủ một ổ bánh kem (xem như lời xin lỗi vì ngưng việc đột ngột)
Từ hôm có cô gái Nhật vào làm, nhà hàng Fujiyama rộn ràng với các câu chào
“Good Evening!”
“Good Afternoon!”
“Good Night!”
Ghi lại theo lời kể của chính chủ nhân nhà hàng Fujiyama (292 Bay Street North Brighton) vào ngày 16/09/2012

Tuesday, February 12, 2013

Edgar Cayce - Nhà Tiên Tri

Nhẫn nhục.



Phẩm thứ sáu.

NHẪN NHỤC
1- Một niệm sân phá hủy:
Ngàn kiếp làm bố thí,
Lễ Phật, phước cúng dường,
Công đức lành hết thảy.
2- Chẳng ác nào bằng sân.
Không lành nào hơn nhẫn .
Bởi thế, bằng nhiều cách.
Tu hành hạnh nhẫn an.
3- Nếu ôm lòng thù hận.
Tâm sẽ không lắng trong.
Không hưởng được hạnh phúc.
Sanh mất ngủ, não lòng.
4- Có người lấy lợi kính.
Ra ân cho kẻ kia.
Nếu nổi giận với họ.
Chuốc oán, phản hại về.
5- Nổi giận, bạn xa lánh .
Tuy cho, họ chẳng cầu.
Nếu khởi lòng sân nhuế.
An vui không dài lâu.
6- Sân là cội gốc khổ.
Làm tâm trí mờ lu.
Tinh cần tiêu diệt nó.
Vui hưởng đến muôn thu.
7- Cưỡng làm, ta chẳng muốn.
Nhiễu hoặc, điều ta mong.
Cứ thế chẳng vui lòng.
Sân nhiều mình tự hại.
8- Bởi  thế nên đoạn trừ,
Nguyên nhân khởi hận thù.
Không việc gì khác cả.
Sân nhuế,  hại người tu.
9- Dù việc gì xẩy đến.
Chớ để loạn tâm minh.
Sầu não chẳng nên việc.
Còn mất công đức lành.
10- Nếu việc còn cứu vãn.
Gây mất vui làm gì.
Dẫu hết phương tế nạn.
Khổ sầu có ích chi ?
11- Ta và bạn không muốn,
Miệt khinh, chịu khổ đau.
Hoặc lời ác, bất nhã.
Kẻ thù, không vậy đâu!
12- Nguồn vui, thật hiếm có.
Cội khổ lắm nhiễu phiền.
Không khổ, không từ bỏ.
Này tâm, nên nhẫn kiên!
13- Kẻ ép xác khổ tu.
Vô cớ, chịu cắt, thiêu.
Nay ta cầu giải thoát.
Sao khiếp sợ, không liều?
14- Tập lâu ngày hóa dễ.
Việc gì cũng xuôi yên.
Quen dần những hại nhỏ.
Khổ lớn đến, mặc nhiên.
15- Rắn, rết, sâu, bọ cắn.
Đói khát, đều khảo thi.
Cho đến ung nhọt lở,
Xem thường, đâu khổ chi?
16- Gặp nóng, lạnh, gió, mưa.
Ốm đau, trói, đập, đánh.
Chẳng nên tỏ yếu hèn.
Yếu hèn thêm khổ lãnh.
17- Người thấy máu mình đổ.
Càng dũng cảm ngoan cường.
Kẻ thấy máu người chảy.
Bất tỉnh, sợ thảm thương.
18- Cả hai, do phân biệt.
Trí nhược hoặc dũng kiên.
Nên xem thường họa hại.
Chớ để khổ quật liền.
19- Bậc trí, từng trải khổ.
Sáng suốt, không loạn tâm.
Khi chiến đấu phiền não.
Dù chịu nhiều họa thâm.
20- Mặc nhiên khinh bỉ khổ.
Khắc phục địch tham ngu.
Hơn dũng sĩ thắng trận.
Chỉ lo diệt thây thù.
21- Khổ hại, sanh khởi tâm:
Chán xa, trừ kiêu mạn.
Thương chúng sanh sống chết.
Thẹn ác, vui làm lành.
22- Chẳng giận trách nội tạng.
Nguyên nhân gây bệnh hoạn.
Cớ chi lại giận người.
Đều do duyên tụ mãn.
23- Như người không muốn bệnh.
Mà bệnh vẫn hoành hành.
Cũng vậy, không muốn não.
Não phiền vẫn khởi sanh.
24- Tâm chẳng nghĩ sẽ giận.
Khi giận thật khó kềm.
Cơn giận cũng không nghĩ,
Giận rồi đau khổ thêm.
25- Hết thảy những lỗi lầm.
Bao tội ác từng phần.
Đều do duyên khởi phát.
Chẳng phải vô duyên tầm.
26- Những duyên này hội tụ.
Chẳng nghĩ giận tương sinh.
Và những trận lôi đình,
Chẳng nghĩ mình phát khởi.
27- Cho rằng có vật chủ.
Làm ra Ngã, Thần ngã.
Chủ ngã cũng không nghĩ,
Tương sinh, mà tự sinh.
28- Không duyên sinh, không quả.
Ngã thường muốn quả sinh.
Tức ở cảnh phiêu linh.
Vẫn chấp thường không đổi.
29- Ngã ấy nếu thường còn.
Chẳng động tợ thái hư .
Dù gặp nhơn duyên khác.
Thể chẳng động như như.
30- Lúc động cũng như trước.
Động dụng có ích gì?
Vậy duyên động lên ngã.
Ngã, động, nào tương quan?
31- Bởi thế tất cả pháp.
Không tự chủ, duyên sanh
Biết vậy chẳng nên sân.
Xem như trò huyễn hóa.
32- Thế thì ai trừ giận?
Nói trừ không đúng lý,
Nhưng muốn dứt khổ đau.
Nhờ trừ sân, phải vậy .
33- Nếu gặp kẻ oán thân.
Vô cớ làm hại mình.
Nên nghĩ do duyên sinh.
Cam lòng vui chấp nhận.
34- Nếu khổ do tự chọn.
Chớ chẳng ai muốn sinh.
Do vậy các hữu tình.
Thảy đều không khổ sở.
35- Hoặc người chẳng cẩn thận.
Bị gai đâm tổn thương.
Hoặc do mê sắc dục.
Bỏ ăn vì nhớ nhung.
36- Thắt cổ, nhảy vực sâu.
Uống ăn nhầm thuốc độc.
Làm hạnh thiếu phước đức.
Tự mình gây tổn sầu.
37- Người tự đem tánh mạng.
Kết liểu vì khổ đau.
Huống chi với kẻ khác.
Không làm tổn thương sao?
38- Với kẻ vì não loạn.
Sát hại ta bất nhơn.
Ta không lòng thương hại.
Cũng chớ nên giận hờn.
39- Giả như kẻ hại người.
Vì bản tánh ngu mê.
Ta giận thật phi lý.
Như giận lửa thiêu ghê!
40- Nếu lỗi do ngẫu sanh.
Từ người vốn hiền lành.
Ta giận thật phi lý.
Như trời khói tỏa quanh!
41- Kẻ dùng gậy đánh ta.
Ta thường oán kẻ ấy.
Vì cơn giận khiến họ.
Ta ghét giận thôi nha !
42- Trước kia với hữu tình.
Ta từng gây tổn bại.
Kẻ gây hại chúng sanh.
Nên nay chịu tổn hoại.
43- Thân này, vũ khí đó.
Cả hai gây đớn đau.
Giữa thân và vũ khí.
Cái nào đáng giận cao?
44- Thân bệnh ghẻ khắp người.
Chạm nhẹ đau thấu trời.
Vô minh chấp ngã ái.
Thân hoại, oán hờn ai?
45- Kẻ ngu không muốn khổ.
Cứ gây khổ dặt dài.
Đến khi gặp khổ hại.
Nhân quả giận do ai?
46- Ví như quỷ giữ ngục,
Với rừng kiếm núi đao.
Đều do nghiệp mình tạo.
Trách giận ai được nào?
47- Nghiệp đời trước phát động.
Khiến nay người hại ta,
Thế nên họ bị đọa.
Có phải lỗi do ta?
48- Nhờ đó ta nhẫn tu.
Tiêu trừ nhiều tội lỗi.
Trái lại, ta nhịn nỗi.
Đọa đày họ thiên thu.
49- Nếu ta gây hại người.
Vì họ, ta lợi ích.
Này hỡi tâm thô kệch!
Giận người chi hởi ngươi?
50- Ta nhẫn, sanh công đức,
Địa ngục, chẳng đọa sa.
Nếu ta riêng gìn giữ.
Được gì kẻ hại ta?
51- Nếu đem oán trả thù.
Chẳng cứu khổ đường u.
Ta thoái mất hạnh nhẫn.
Thật khó thành chơn tu.
52- Tâm vốn chẳng hình hài.
Ai cũng không hủy được.
Nếu Tâm chấp thân này.
Ắt bị nhiều tổn hoại.
53- Lời khinh miệt tục thô.
Với tiếng ác xưng hô.
Không hại thân ta cả,
Này tâm! Sao để vô?
54- “Vì người chẳng ưa ta”.
Đời này hoặc mai sau.
Cũng chẳng làm gì được.
Ghét họ ích chi nào?
55- Chúng ngăn ngại lợi dưỡng.
Khiến ta chịu thiệt thòi.
Nhưng chết rồi đâu hưởng?
Nghiệp tội đọa đời đời.
56- Thà nay chết sớm hơn.
Chẳng nguyện sống tà mạng.
Dù ở đời dài lâu.
Cuối cùng thân ma táng.
57- Mộng vui sống trăm năm.
Mơ hưởng giây khoái lạc.
Cả hai người như nhau.
Cần sớm nên Tỉnh Giác.
58- Tỉnh được giấc mộng mơ.
Cả hai không trở lại.
Kiếp sống ngắn hay dài.
Chết đến đều như vậy.
59- Dù được nhiều lợi dưỡng.
Hưởng vui thú trần hồng.
Chết như bị giặc cướp.
Lột trần, tay trắng không.
60- Vì tài sản nuôi mạng.
Mới tránh dữ làm lành.
Nhưng vì lợi nuôi giận.
Phước hết, tội ác sanh.
61- Nếu vì cầu sự sống.
Khiến người chịu đọa đày.
Do làm điều tội ác.
Sống có ích chi đây?
62- Bị chê, khiến người nghi.
Rồi giận kẻ chê báng.
Vậy sao ta lơ đãng,
Với người bị phỉ chê?
63- Chuyện người can chi ta.
Do vậy ta quên lãng.
Như thế sao chẳng nhẫn,
Phiền não kẻ gây ra?
64- Giận chi người phá tháp.
Hủy tượng, hoại Chánh pháp.
Đấng Giác ngộ, Hiền nhân.
Không bao giờ tổn chấp.
65- Kẻ hại bậc Đạo sư.
Và bạn lành thân kính.
Hãy nghĩ do duyên sanh.
Sân hận nên lắng định.
66- Hữu tình với vô tình.
Cả hai đều gây hại.
Cớ sao giận hữu tình?
Nên nhẫn tất cả vậy.
67- Kẻ do ngu làm hại.
Người do dại nổi sân.
Vậy thì ai có lỗi?
Thử xem ai không lầm?
68- Nhân gì tích tạo nghiệp?
Mà nay chịu quả tai.
Mọi sự đều do nghiệp.
Sao tức giận người ngoài?
69- Đã thấy biết như vậy.
Nên lấy hiền ở lành.
Ta cần phải nhất tâm.
Siêng làm các phước thiện.
70- Ví như nhà mình cháy.
Lan dần đến nhà người.
Gắp dùng đồ dập lửa.
Rút bớt cỏ tranh thui.
71- Cũng thế, Tâm sở tham.
Năng trợ lửa sân cháy,
Nhà công đức rụi thiêu.
Nên trừ lòng luyến ái.
72- Như tử tội chờ giết.
Mong chặt tay tha mạng.
Nếu chịu khổ tu hành.
Phước sanh, lìa chướng nạn.
73- Nay không kham khổ nhỏ.
Sao chẳng diệt tham sân.
Là nguyên nhân các khổ.
Đọa địa ngục vô ngần.
74- Vì dục, đã bao lần.
Đọa hỏa ngục thiêu thân.
Chẳng ích cho ai cả.
Thật ngu xuẩn muôn phần.
75- Khổ này không đáng kể.
Đem lợi lớn cho mình.
Trừ tổn hại chúng sinh.
Nên vui mừng nhận để.
76- Người khen đức kẻ thù.
Với niềm vui hoan hỷ.
Sao ngươi chẳng hợp ý?
Tự vui mừng khoan thư .
77- Sanh niềm vui như vậy,
Niềm vui không tội quấy.
Chư Phật đều xưng khen.
Pháp đẹp lòng người đấy!
78- Vì người được vui thưởng.
Nếu ngươi không chung hưởng.
Chớ nên ganh ghét nhau.
Bị mất phước mai sau.
79- Người khen công đức ta.
Ta chúc họ an vui.
Họ khen công đức địch.
Sao ta buồn không nguôi?
80- Cầu chúng sanh an lạc.
Mà phát tâm Bồ đề.
Nay chúng sanh thạnh đạt.
Sao giận hờn khen chê?
81- Cầu chúng sanh thành Phật.
Được thụ hưởng cúng dường.
Nay thấy người lợi kỉnh.
Sao não phiền vấn vương?
82- Lẽ ngươi đáp ân thân.
Phải dưỡng nuôi cung cấp.
Nhưng họ sống tự lập.
Chẳng vui, sao hờn sân?
83- Không mong người vui an.
Huống cầu người thành Phật.
Thêm ghét kẻ giàu sang.
Còn đâu tâm Tỉnh giác?
84- Lợi lộc hiến cho người,
Hoặc ở nhà thí chủ.
Đâu phải phần riêng ngươi.
Can chi thí, chẳng thí?
85- Cớ gì bỏ công đức.
Lòng tin và hạnh phúc.
Chẳng giữ được gia tài.
Tự mình sao không tránh?
86- Chẳng những ngươi không sợ.
Những ác nghiệp đã làm.
Còn ghét ganh với bậc,
Tu hành phước đức sao?
87- Như kẻ thù gặp khổ.
Có gì làm ngươi vui?
Nếu trù họ bị khổ.
Chẳng thành chuyện hên xui.
88- Dù lời trù đã được,
Họ khổ, ngươi ích chi?
Nếu tự kiêu toại nguyện.
Chuốc họa khó lường ghi.
89- Vì kẻ chài ngu mê.
Câu lợi để mắc câu.
Giam ta vào địa ngục.
Nấu nhừ chảo đồng sôi.
90- Nhận lời khen vinh hưởng.
Chẳng phải phước sống lâu.
Chẳng mạnh hoặc chẳng bệnh.
Chẳng khiến thân an vui.
91- Ta hiểu nghĩa lợi cầu.
Khen tặng ích chi đâu?
Nếu mua vui giây phút.
Tửu sắc nhiễm ghê thôi!
92- Nếu vì chút hư danh.
Khiến hao tài, mất mạng.
Tiếng tăm gì rỡ rạng.
Chết rồi, ai vui chăng?
93- Xây lầu bằng cát đổ.
Trẻ ngu tiếc đau khổ.
Khi danh dự tổn thương.
Tâm ngu tợ trẻ nhỏ.
94- Âm thanh vốn không tâm.
Vui gì lời khen tặng.
Vậy mà mong tiếng khen.
Để được vui ra mặt.
95- Khen ta hay kẻ khác.
Ích gì đến với ta,
Vui mừng thuộc người ấy,
Ta được chút chi là.
96- Nếu người vui, ta vui.
Tất cả đều như vậy.
Tại sao họ khen địch,
Lòng ta lại không vui?
97- Nghĩ mình được ca tụng.
Mà tâm sanh vui mừng.
Vui ấy không thích đáng.
Như thái độ trẻ ngu.
98- Thích khen, tâm tán loạn.
Phá chí lìa tử sanh,
Khiến ganh người có đức.
Hủy hoại những hạnh lành.
99- Hiện tại nếu có người.
Muốn hủy danh dự ta.
Tức nhiên họ muốn cứu,
Ta thoát khỏi đọa sa.
100- Mình tìm cầu giải thoát.
Chớ để danh lợi ràng.
Người mở giúp trói trăn.
Sao ta lại tức giận?
101- Ta sắp đến cảnh khổ.
Nhờ ơn Phật gia hộ.
Có kẻ đóng cửa ngăn.
Sao ta lại phẫn nộ?
102- Nếu bảo họ ngăn phước.
Mà giận cũng chẳng nên.
Không hạnh nào bằng nhẫn.
Sao chẳng giữ lâu bền.
103- Vì lầm lỗi phiền ưu.
Chẳng ham nhẫn kẻ thù.
Đó là tự ngăn ngại,
Mầm phúc đức nhẫn tu.
104- Không nhục, nhịn chẳng sinh.
Oán thù sinh đức nhẫn.
Muốn gieo nhân tu Phước.
Hờn giận xin chớ nên.
105- Hợp thời, người đến xin.
Không chướng việc bố thí.
Cũng vậy, thụ giới sư.
Chẳng ngại việc xuất thế.
106- Người xin nhiều, dễ cho.
Kẻ thù nhiều, khó nhẫn.
Nếu chẳng gây thù hận.
Thì chẳng ai hại ta.
107- Kẻ thù như vật báu.
Không nhọc mà có được.
Thường trợ hạnh Bồ đề.
Vậy ta nên hoan hỷ.
108- Ta nhẫn nhờ kẻ thù.
Được quả phước công tu.
Nên cúng dường đến họ.
Vì trợ duyên ta tu.
109- Tưởng thù không trợ tu.
Nên ta không cúng thí.
Vậy chánh pháp trợ tu.
Ta cũng chẳng trân quí?
110- Nếu nghĩ họ hại ta,
Ta giận không lễ cúng.
Sao lương y trị bịnh,
Ta mừng vì giúp ta?
111- Nhờ người sân tột độ.
Ta siêng tu nhẫn kiên.
Kẻ thù là nhẫn duyên.
Nên cúng như chánh pháp.
112- Đức Mâu-ni đã dạy.
Ruộng phước Phật, chúng sinh.
Thường cung kính cả hai.
Tròn đầy sang bến Giác.
113- Các đối tượng huân tu.
Nhờ chúng sanh và Phật.
Nếu chỉ biết kính Phật.
Sao y giáo phụng hành?
114- Chẳng phải Phật, chúng sanh.
Đều ngang nhau trí đức.
Nhờ hữu tình trợ lực.
Thể tánh vốn tương đồng.
115- Ân chúng sanh vô lượng.
Khiến ta kính vô cùng.
Phật công đức vô chung.
Cũng làm ta tôn quí.
116- Giúp ta đến quả Phật.
Cả hai đều bình đẳng
Nhưng Phật khác chúng sanh.
Biển công đức vô tận.
117- Đức Phật đầy huệ đức.
Mỗi người có chút thôi.
Tuy vật cúng ba cõi,
Cũng chẳng thấm vào đâu!
118- Làm thắng ích Phật pháp.
Chúng sanh có dự phần.
Do trợ công lập đức.
Ta nên cúng xa gần.
119- Chư Phật không hư dối.
Làm lợi ích chúng sanh.
Cách nào báo ân Phật?
Ngoài ban vui hữu tình.
120- Độ sanh mới đền đáp.
Ơn Phật cứu khổ hình.
Dẫu ta tuy thọ hại.
Gắng làm mọi việc lành.
121- Chư Phật vì chúng sanh.
Không tiếc bỏ thân mạng.
Ta ngu si kiêu mạn.
Làm gì giúp chúng sanh?
122-  Chúng sanh an lạc, Phật mừng vui.
Muôn loại khổ đau, Phật ngậm ngùi.
Ta nguyện độ đời, Phật đại hỷ.
Tổn nhơn hại vật, Phật buồn rồi.
123- Như lửa cháy quanh sắp đốt thân.
Ai ban dục lạc chẳng vui mừng.
Nếu gây đau khổ cho sanh chúng.
Tâm Phật xót thương chẳng hỷ hoan.
124- Từ  trước con làm hại chúng sanh.
Khiến lòng bi Phật chẳng thương tình.
Nay con sám hối bao lầm lỗi.
Lạy Phật khoan hồng con cúi xin.
125- Để được Như Lai mãi đẹp lòng.
Từ đây tội diệt, phước vun trồng.
Dù con bị đạp lên đầu cổ.
Thà chết làm vui đức Thế tôn.
126- Tâm Phật đại bi tỏa rộng thinh.
Xem trong Pháp giới cũng như mình.
Muôn loài với Phật cùng Chân thể.
Như vậy sao không kỉnh chúng sinh?
127- Làm chúng sanh vui, Phật cũng vui.
Thêm nhiều thành tựu lợi cho đời.
Thế gian hết khổ, mình sung sướng.
Do vậy thường hành phước thiện thôi.
128- Ví như quan cận thần.
Gây bức hại chúng dân.
Có người trông thấy rộng.
Không phục thù quan nhân.
129- Bởi quan không cô thế,
Trên còn được vua thương.
Kẻ hại sức tuy yếu.
Cũng chớ nên coi thường.
130- Ngục tốt, Phật Đại bi.
Một thù, một cứu bạt.
Như dân thờ bạo chúa.
Chịu nhẫn, đời an vi.
131- Bạo chúa dù nỗi sân.
Chẳng làm ta khổ trí.
Phạm tội với chúng sanh,
Đọa địa ngục họa ký.
132- Như vua dù hoan hỷ,
Cố nhiên chẳng thể làm.
Cho muôn loại thế gian.
Tròn thành quả Chánh giác.
133- Sao nay ta chẳng rõ,
Quả phúc chúng sanh là,
Đời này hưởng vinh hoa,
Đời sau thành Chánh giác?
134- Cõi luân hồi nhờ NHẪN.
Ta đẹp, không khổ đau,
Được danh tiếng sống lâu.
Như Chuyển luân vương vậy.
Cố Ni Sư Trí Hải chuyển dịch