Pha
cà phê đá
Phin
nhôm
Tráng
nước sôi phin và ly thủy tinh
Lau
phin khô ráo
Múc
vào phin 2 muỗng cà phê
Rót
ít nước sôi vào nắp, để phin cà phê lên, chờ 1 phút (cà phê thấm)
Để nắp chèn lên cà phê, múc tiếp 1 muỗng
cà phê lên trên nắp chèn, rồi mới đặt phin lên ly (đã có sẵn 3 muỗng đường crystal), rót tiếp nước sôi (nước sôi này có thể pha thêm chút rum hoặc scotch) vào phin, rót đều vòng tròn, để thêm 1 phút nữa, nhấn nhẹ đồ chèn phin (cà phê tiếp tục thấm và nở)
Rót
tiếp nước sôi (đợt cuối cùng) ~ 2/3 phin
Lưu ý: cứ một muỗng cà phê * 3 muỗng nước sôi
Đậy nắp
Cà
phê nhỏ gần hết thì lấy nhanh phin ra (vì những giọt cà phê gần cuối này có mùi vị không ngon)
Nước đá nhuyễn.
Lưu ý: có thể cho
chút Rhum or Scotch vào ly cà phê lúc sắp uống thay vì pha vào nước sôi trước
Pha
cà phê sữa
Giống như trên
chỉ khác là sau khi
cà phê nguội thì hãy chế sữa đặc vào ly
Trước đó đã đặt ly có 3 muỗng sữa đặc vào tô nước
nóng (để làm chín sữa)
Sữa 3/10 - Càphê 7/10
Cách
pha trộn cà phê
Cách
1
½
ký cà phê Việt nam
½
cà phê Ý (Moka Esspresso)
Mua ở Footscray Market
xay
chung
Đắng, thơm, nước màu cánh gián, hương vị “quê hương”
Cách
2
4 phần Robusta
3 phần Arabica
3 phần hỗn hợp giữa Robusta và Arabica
Độ chua quyến rũ, đăng đắng, hương vị ngon, ít chát, sánh, bọt
nhiều.
Bonus
- Homemade Cappuccino
Ingredients:
1
and a half (1500g) Powder milk (Coffee whitener)
500
gr Café International Roast
600
gr Sugar
4
Table spoon Milo
3
Teaspoons Salt
A
whole bottle of Jarrah Cappuccino Coffee
All
Mix Well.
Enjoy!
Người Việt chưa
biết uống cà phê
|
|
11/03/2013
|
Thật tình mà nói, người Việt mình
đa số uống cà phê theo phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống
cà phê … kì quặc.
Để nhận biết thế nào là một ly cà
phê nguyên chất cách đơn giản nhất là bạn hãy mua cà phê hạt về, xay ra, pha
và tự cảm nhận về nó.
Hiện nay, thực trạng đáng báo động
về vệ sinh an toàn thực phẩm và lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giới
kinh doanh - dùng mọi thủ đoạn để thu lợi, bất chấp sức khỏe, tính mạng của
người dân để đạt được lợi nhuận đã gây ra biết bao bức xúc cho người tiêu
dùng. Nó gây tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng, khiến người
tiêu dùng dần mất lòng tin vào chính sản phẩm của người Việt mình.
Đó là một thực tế vô cùng đáng buồn
và là dấu hỏi lớn về trách nhiệm của các nhà quản lý. Rồi mai đây sức khỏe
của chúng ta, của con cháu chúng ta sẽ như thế nào? Đạo đức, lương tâm xã hội
sẽ đi về đâu???...
Trong khi chờ đợi câu trả lời từ
các nhà quản lý thì chúng ta - trước hết phải tự cứu lấy mình. Hãy là những
“nhà tiêu dùng thông thái” - trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, dùng
những sản phẩm sạch, an toàn để cứu lấy sức khỏe của chúng ta, của con cháu
chúng ta.
Nhân loạt bài về cà phê của tác giả
ThS Lê Tấn Lam Anh và Nguyễn Sỹ Hùng- Nguyễn Xuân Tiến, tôi - một người
nghiền cà phê như bao người Việt khác- cũng xin mạn phép “đàm đạo” đôi chút
về cà phê.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi
không mong muốn gì hơn ngoài việc chia sẻ giúp bạn đọc hiểu thêm về cà phê,
có những kiến thức cơ bản về cà phê để có thể dùng được một sản phẩm cà phê
sạch, an toàn. Tôi trình bày dưới cách hiểu của tôi có gì sai sót kính mong
quý độc giả cùng góp ý và chia sẻ.
Phần I. Cơ bản về cà phê
1. Các loại cà phê
Có rất nhiều loại cà phê nhưng chỉ
thuộc 2 nhóm chính là Arabica và
Robusta. Các sàn giao dịch cà phê trên thế giới chủ yếu giao dịch 2 loại cà
phê này.
Cà phê Arabica là loại cao cấp (giá
thường cao gấp đôi giá Robusta). Sản lượng cà phê Arabica cũng rất lớn (trên
2/3 lượng cà phê giao dịch trên thế giới). Loại này chủ yếu được trồng ở
Braxin.
Hạt Arabica hơi dài, to hơn hạt
Robusta. Hai cạnh của hạt Arabica “sắc” hơn hạt Robusta. Cà phê Arabica có
lượng cafein chỉ bằng 1 nửa Robusta. Arabica có hương thơm nhẹ nhàng, vị chua
thanh. Loại này rất được phương Tây ưa chuộng (gu Tây).
Hạt Robusta nhỏ hơn Arabica, tròn
hơn. Cà phê Robusta có hương thơm nồng, vị đắng gắt, đậm đà. Nước ta trồng
chủ yếu loại này và nó phù hợp với “gu Việt”.
Vậy nên mới có chuyện người Tây
sang Việt Nam rất khó uống được cà phê kiểu Việt Nam và ngược lại.
2. Văn hóa uống cà phê ở Việt Nam
Có một tin vui và một tin buồn khi
nói đến cà phê ở nước ta:
Tin vui - Việt Nam là nước xuất
khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Braxin. (Rất đáng tự hào).
Tin buồn - người Việt mình chưa
biết cách uống cà phê. Thật tình mà nói - người Việt mình đa số uống cà phê
theo …phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống cà phê … kì
quặc.
Tôi đã gặp rất nhiều người “sành
điệu” về cà phê. Theo đó, cà phê “chuẩn” phải đen, càng đen càng tốt, hương
thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn. Uống cà phê đen (đen nóng hoặc đen đá) thì phải
càng đắng càng tốt. Khi uống thì phải nhâm nhi, chẹp chẹp, để tận hưởng hết
cái vị đắng ngắt của nó.
Để làm dân “sành điệu” về cà phê
như vậy chắc ai cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mất. Rồi nước cà phê phải thật
sánh, sền sệt. Uống nâu đá thì cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành
cốc”…
Chính vì nhu cầu “sành điệu” đó mà
các nhà sản xuất cà phê đã cho ra đời các sản phẩm cà phê pha tạp lung tung
nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó. Đó như là một quy luật cung - cầu của thị
trường; có “cầu” ắt sẽ có “cung”. Người uống cần cà phê đen, đặc, sánh; người
sản xuất càng pha và càng pha tạp họ lại càng có lợi nhuận.
Một quy luật cung - cầu mà đôi bên
đều thỏa mãn như vậy thì chả có lý gì nó không tồn tại và phát triển cả.
Chính cái quy luật cung - cầu quái gở đó đã đẩy văn hóa uống cà phê của người
Việt phát triển đến mức…thảm họa.
Xin thưa, nếu bạn đã từng uống một
cốc cà phê như vậy (hoặc gần như vậy) thì 100% thứ nước bạn uống chính là cà
phê pha tạp. Nguy hiểm hơn nữa là những chất mà người ta pha vào lại là những
chất vô cùng độc hại. Cụ thể, đó là chính là bắp rang, đậu nành rang cháy
(tạo độ sánh); phẩm mầu (tạo mầu đen); hương liệu (tạo mùi thơm)… đó là những
tác nhân gây ung thư.
Vậy thì một ly cà phê đúng nghĩa
phải như thế nào?
Phần II. Cách nhận biết cà phê
nguyên chất
Một cốc cà phê đúng nghĩa phải là
một cốc cà phê nguyên chất; sạch. Cách nhận biết nó như sau:
a. Nhận biết ngay từ khi cà phê còn
là hạt.
- Rất nhiều người khẳng định đã là
cà phê hạt thì chắc chắn đó phải là nguyên chất rồi còn gì?
- Xin thưa: không hẳn là như vậy.
- Lý do?
- Vì trong quá trình rang có thể
người ta đã cho vào một số chất phụ gia rồi. Ví dụ như phẩm mầu, bơ, caramen,
dầu công nghiệp…
- Mục đích là để thỏa mãn nhu cầu
uống cà phê “sành điệu” từ … tận gốc như đã nói ở trên.
- Cách nhận biết hạt cà phê nguyên
chất:
+ Hạt cà phê nguyên chất phải là
hạt cà phê rang mộc, không cho bất cứ phụ gia nào.
+ Hạt cà phê pha tạp sau khi rang
sờ vào sẽ thấy có độ nhờn, dính (dấu hiệu của bơ, dầu ăn…) Mùi loại này
thường thơm nồng (có lẫn mùi của bơ, caramen) khác với hạt cà phê nguyên chất
sau khi rang sờ vào sẽ không thấy nhờn và dính, mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ.
b. Nhận biết khi hạt đã xay ra thành
bột:
1. Với cùng một khối lượng thì thể
tích của bột cà phê nguyên chất bao giờ cũng lớn hơn thể tích của bột hạt đậu
nành hoặc bắp rang. Tức bột cà phê nguyên chất “nở” hơn bột đậu nành, bắp
rang.
Ví dụ cụ thể: bạn cầm hai bịch cà
phê có khối lượng bằng nhau lên. Bịch nào to hơn, nở hơn là bịch có chứa
nhiều bột cà phê nguyên chất hơn.
2. Độ xốp của bột cà phê:
Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có
độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc thường dính lại, ít tơi hơn.
3. Màu của bột cà phê:
Bột cà phê nguyên chất có màu nâu,
đồng đều chứ không có mầu đen thui như bột pha bắp rang, đậu nành rang cháy.
4. Mùi của bột cà phê:
Cà phê thực sự có mùi thơm rất tự
nhiên, nhẹ nhàng mà tinh tế, đó là thứ mùi dễ chịu khác với mùi cà phê “hương
liệu” gay gắt nồng nặc thô thiển của cà phê đểu.
c. Nhận biết khi pha.
Bột cà phê nguyên chất khi gặp nước
sôi sẽ nở ra rất lớn. Khi rót nước đang sôi vào fin thì cà phê sẽ sủi bọt;
khác với bột cà phê pha tạp - độ nở không lớn, thậm chí xẹp đi, bã cà phê pha
tạp có độ dính cao.
d. Nhận biết nước cà phê sau khi
pha.
Khi đang viết bài này cũng là lúc
tôi đang nhâm nhi một ly cà phê. Thực sự cà phê nguyên chất và sạch có màu
nâu cánh gián, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách. Để ra ánh nắng, nhìn ly
cà phê có màu nâu hổ phách trông rất đẹp.
Với mầu sắc đẹp như thế này tôi
thật không hiểu nổi tại sao người Việt mình lại có thể uống được thứ nước đen
sì, đặc quánh như vậy được. Nước cà phê nguyên chất chỉ sánh và đặc hơn nước
lọc một chút, khác hoàn toàn với kiểu sền sệt của cà phê pha tạp. Đó là 1 đặc
điểm vô cùng quan trọng của cà phê xịn.
Mùi của nước cà phê nguyên chất vẫn
là mùi hương tự nhiên, quyến rũ, nồng nàn, nhẹ nhàng mà tinh tế. Khi nhấp
tùng ngụm cà phê là lúc bạn sẽ cảm nhận rõ nhất về hương vị của nó. Hãy để cà
phê tan đều trên lưỡi và nhấm nháp từng chút một cho đến những giọt cuối
cùng. Uống cà phê xịn là phải trân trọng nó, quý nó đến từng giọt như thể đó
là món quà vô giá mà trời đất ban tặng cho con người vậy.
Tôi khuyên bạn; để trực quan và
thực tế hơn cách đơn giản nhất là bạn mua cà phê hạt về, xay ra; pha và tự
cảm nhận hương vị của nó. Đó mới là cái thú uống cà phê.
Tùy từng loại cà phê và tỷ lệ phối
trộn mà cà phê bạn uống sẽ có những phong vị khác nhau. Nếu bạn thích “gu
Tây” hãy tăng tỷ lệ cà phê Arabica lên bạn sẽ có một ly cà phê thơm nhẹ, vị
chua thanh. Còn nếu bạn theo “gu Việt” hãy tăng tỷ lệ Robusta, bạn sẽ có được
1 ly cà phê thơm nồng, đậm đà.
Lưu ý: Nếu chưa quen, cà phê nguyên
chất có thể sẽ khiến bạn gặp đôi chút khó khăn trong những lần đầu; nhưng nếu
đã quen rồi bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại được sức quyến rũ từ nó. Và khi đó
bạn sẽ chính thức trở thành dân ‘nghiền cà phê”.
Với tôi, uống cà phê kiểu phin
truyền thống với “tỷ lệ vàng” giữa Arabica và Robusta luôn mang lại những
điều thú vị.
Qua bài viết này tôi hy vọng đã gửi
đến các bạn những kiến thức cơ bản về cà phê để các bạn có thể tự nhận biết
được đâu là cà phê sạch, nguyên chất và đâu là cà phê pha tạp.
Hy vọng ngành cà phê của Việt Nam
sẽ phát triển hơn nữa.
Arro Nguyễn
|
No comments:
Post a Comment