Mở mắt chào đời đã cất tiếng “khổ a…!”, giọt
lệ sơ giao đã báo hiệu cho ta một cuộc đời tranh đấu. Hạt lệ trào mi chỉ nên đổ
một lần, những lần trước là chúng ta tập khóc, còn những lần sau khóc chỉ vì
thói quen. Tiếng khóc được thể hiện với nhiều cảm xúc, khóc cho niềm vui sướng,
khóc cho vơi khổ sầu.
Trong cuộc đời thật không biết bao lần ta đã khóc, được
khóc, và sẽ khóc. Nước mắt con người tràn ngập cả đại dượng.
Tuy nhiên, với một góc nhìn nào đó, tiếng
khóc còn giúp ta rũ sạch bụi trần, giải phóng “năng lượng dư thừa”, làm thềm
thang để ta tiến bước, có thể mệnh danh là tiếng khóc tiễn đưa dư âm của nỗi buồn
còn sót lại. Theo Shakespeare, ông nhìn thấy: “Cuộc đời là một vở tuồng, và
chúng ta đều là những diễn viên”. Đã là một diễn viên thực thụ thì phải diễn
cho hay, cho khéo, cốt đem lại một ý nghĩa sống cho cuộc đời. Vậy tại sao chúng
ta không tận dụng tiếng khóc ấy để nhỏ từng giọt nước mắt vui tươi trên đất mới,
rơi trong tâm tình người, trong lòng sâu vũ trụ. [Thích Trí Tài]
“Tiếng khóc sinh diệt đi ngang dòng pháp
thân bất diệt, cho suối tình thương chảy tràn trên vạn lòng tha thiết, để lòai
người học tiếng nói chân như”. Nếu muốn khóc, em hãy khóc đi, nước mắt ấy sẽ chữa
lành thương tích. Nhưng đừng quá bi thương em nhé! Hãy khóc đi em, khóc xong
thì phải biết đứng dậy vững vàng và đi tiếp, nếu không cát bụi cuộc đời
sẽ vùi lấp thân em, chôn em cùng chung với nỗi buồn vạn kỷ. Đến lúc nước em
sung sướng chan hòa, mang vẻ đẹp và niềm vui bất diệt, tôi nhìn em, và sẽ nói
cho em biết.
Hãy sống, không cần xót xa, không cần tiếc nuối, với đôi
bàn tay và vtrái tim mở rộng, em sẽ đón nhận những ngày mới đến và nhẹ nhàng phất
tay rũ sạch, chào những ngày mếu máo tiểu thư…tất cả cho lùi vào dĩ vãng”.
“Vạn
sự nước trôi nước
Trăm
năm lòng ngỏ lòng
Tựa
lan, nâng sáo thổi
Trăng
sáng đầy cõi tâm”
(Trần
Nhân Tông)
No comments:
Post a Comment