Wednesday, May 3, 2017

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT


Tác GiảCư sĩ Diệu Âm
Phật lịch năm 2547 / Dương lịch năm 2003
khuyennguoiniemphat

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
“Chân Thành – Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Chánh Giác – Từ Bi
Nhìn thấu – Buông Xuống – Tự Tại – Tùy Duyên – Niệm Phật”

Phát Nguyện Vãng Sanh
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung.
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu.
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô-Sanh.
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Văn Hồi Hướng
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ.
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tức phát Bồ-đề tâm.
Tận thử nhất báo thân,
Đồng sanh Cực-lạc quốc.
Lời khai thị của Đại sư Ấn Quang.
Bất luận là người tại gia hay xuất giacần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức thờibỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phucủa ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người như Bồ-tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
Nếu quả có thể tu hành được như vậy thì nhất định được vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc Thế-giới.

Lời giới thiệu
Tôi hân hạnh nhận được một xấp thư của Phật tử Diệu Âm viết, những lá thư gửi cho gia đìnhbà con, bạn bè…Tôi đã đọc và phát hiện ra những điều hay; sau cùng tôi vô cùnghoan hỉ nhận xét rằng đây không phải là những lá thư thường tình mà là những lời pháp rất hay, thích hợplinh độngthực tế !…
Theo tôi thì những “lời thư pháp” này có thể giúp cho người phá mê khai ngộchuyển phàm thành Thánh.
Tôi xin trang trọng giới thiệu cùng quý vị và mong tất cả quý vị hãy đọc kỹ những lời thư, đọc từng bài một, rất lợi ích cho chính mình, cho cha mẹ, cho gia đình …
Hy vọng những lời thư đượm nhuần pháp Phật này có thể giúp cho quý vị thấy được phương cách để trở thành người con chí hiếu khi cha mẹ còn tại tiền; nếu song thân đã quá vãng, quý vị sẽ là người đại hiếu như Đại Mục-Kiền-Liên; gia đình của quý vị sẽ trở thànhgương mẫu của đạo đức và hiếu hạnh, góp phần xây dựng xã hội an lạcthái bìnhthịnh vượng …
Niệm Phật vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là con đường cứu cánh viên mãn, thành toàn hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của chư Phật vậy.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Thích Thiện Huệ.

Thay lời tựa
Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!
Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độ hơn hết tất cả các hạnh khác”. Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì đời này hoặc đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-Sư Thích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện nam, tín nữ nào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chư vị Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chungtâm trí không điên đảo và quyết địnhđược vãng sanh về thế giới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện: “…chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh về nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh Ta thề không thành Phật. Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”.
Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!
Tôi ngộ nhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên người niệm Phật cũng từ đó.
Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thư khuyên người niệm Phật. Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹ tôi, vô tình những lời này cảm hóa được song thânanh chị em, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng… May mắn hơn, có người nghe những lời khuyênniệm Phật và đã vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc.
Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thư này. Tôi thu thập những lời khuyên song thânsửa chữa vài điểm sơ suất, cho in vào tập 1, phần còn lại, chúng tôi sẽ cho in vào tập 2.
Đây là những lời thư thực tế, tôi viết cho song thânanh chị em, bà con, bạn bè… cho nên có một số chuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đề của những lời khuyên có tính tóm lược nội dung và để tiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đề tài diễn thuyết. Vì là những lá thư thực, cho nên không thể tránh được một số tên cũng đã xuất hiện song song, tất cả chỉ cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng sanh vô lượng vô biênthành tâm cầu xin quý vị hoan hỷ để cho công đức này được tròn đầy viên mãn.
Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm như vậy. Nếu hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cố công lão thật niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ.
Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thể giúp ích được cho những vị hữuduyên thức ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật…
Tác Giả Diệu Âm (Úc Châu – Minh Trị)
https://thuvienhoasen.org/images/file/740rbZ1G0QgQAFg6/khuyen-nguoi-niem-phat-cu-si-dieu-am.pdf

Nhớ ngày bà nội lâm chung, bà đau quằn quại tháng này qua tháng khác, những ngày cuối cùng, bà chống đối kịch liệt việc chích thuốc, truyền nước biển. Nhưng các chú, các cô, nguời nhà cứ đè tay, đè chân không cho bà giãy giụa, để người y tá truyền bình nước biển. Còn những người con khác thì kêu réo khóc than: “Mẹ! Cố gắng sống thêm mẹ ơi!”. Họ thật sự tỏ được lòng thương bà Nội. Nhưng kết quả thì sao? Bà lúc đó đã cấm khẩu, đã đuối sức. Đầu óc bà đã quay cuồng, đau khổ trong những cảnh giới hãi hùng! Bà thèm một giây phút yên lặng, con cháu lại không cho. Bà giận đến nỗi mắt bà trợn lên chống đối, nhưng con cháu không chịu vâng lời, cứ việc làm theo cái suy nghĩ nông cạn của mình! Cha má nên biết, người sắp lâm chung, thân thể của họ đau nhức “như con rùa đang bị lột cái mai”, lúc đó bất cứ một động tác nào động đến thân thể sẽ làm cho người bệnh đau đớn không thể chịu nổi được. Tội nghiệp cho bà Nội. Bà sinh ra nhiều người con, người thì theo Tiên, người theo Thần, người theo Vô-Thần, không một người nào theo Phật, niệm Phật chân chính cả, cho nên mới xảy ra cảnh tượng bi thương đó! Giờ phút quan trọng nhất cuộc đời, bà cần một tiếng niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, để bà nương theo quang minh của Phật mà siêu sanh nhưng không được! Trong khi con cháu cứ nhào vô gây sự đau đớn, tạo cho tâm bà sân nộ, gây cái nhân đọa lạc vào cảnh tối tăm! Thưa cha má, vì không hiểu đạo, con cháu cứ việc làm những chuyện ĐẠI NGHỊCH BẤT HIẾU một cách tự nhiên. Thật thương tâm, thương tâm quá! (trang 59)

Nhớ ngày bà nội lâm chung, bà đau quằn quại tháng này qua tháng khác, những ngày cuối cùng, bà chống đối kịch liệt việc chích thuốc, truyền nước biển. Nhưng các chú, các cô, nguời nhà cứ đè tay, đè chân không cho bà giãy giụa, để người y tá truyền bình nước biển. Còn những người con khác thì kêu réo khóc than: “Mẹ! Cố gắng sống thêm mẹ ơi!”. Họ thật sự tỏ được lòng thương bà Nội. Nhưng kết quả thì sao? Bà lúc đó đã cấm khẩu, đã đuối sức. Đầu óc bà đã quay cuồng, đau khổ trong những cảnh giới hãi hùng! Bà thèm một giây phút yên lặng, con cháu lại không cho. Bà giận đến nỗi mắt bà trợn lên chống đối, nhưng con cháu không chịu vâng lời, cứ việc làm theo cái suy nghĩ nông cạn của mình! Cha má nên biết, người sắp lâm chung, thân thể của họ đau nhức “như con rùa đang bị lột cái mai”, lúc đó bất cứ một động tác nào động đến thân thể sẽ làm cho người bệnh đau đớn không thể chịu nổi được. Tội nghiệp cho bà Nội. Bà sinh ra nhiều người con, người thì theo Tiên, người theo Thần, người theo Vô-Thần, không một người nào theo Phật, niệm Phật chân chính cả, cho nên mới xảy ra cảnh tượng bi thương đó! Giờ phút quan trọng nhất cuộc đời, bà cần một tiếng niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, để bà nương theo quang minh của Phật mà siêu sanh nhưng không được! Trong khi con cháu cứ nhào vô gây sự đau đớn, tạo cho tâm bà sân nộ, gây cái nhân đọa lạc vào cảnh tối tăm! Thưa cha má, vì không hiểu đạo, con cháu cứ việc làm những chuyện ĐẠI NGHỊCH BẤT HIẾU một cách tự nhiên. Thật thương tâm, thương tâm quá! (trang 72)

 Thật là quá khổ! Ấy vậy mà ít ai chú ý tới. Người giàu có, quyền quý, tiền bạc nhiều, thế lực nhiều, họ không tin điều này thì kệ họ đi, đó chỉ là cái phước báu lưu lại từ đời kiếp trước thì họ được quyền hưởng! Còn người nghèo xác xơ, tìm ăn từng ngày, từng bữa chảy mồ hôi hột, mà cũng không tin thế giới này khổ ải thì quả thật là tội nghiệp! Ở thế gian này người ta vừa mới có cái nhà lớn một chút là tưởng mình sướng, ngồi lên máy bay được tưởng là mình ngon lành. Thực tế những thứ này so với cảnh giới Tây-phương đâu có nghĩa lý gì! Thế giới Tây-phương Cực-lạc cách đây hơn mười vạn ức cõi Phật độ, (mười vạn ức cỡ mười tỉ thế giới Phật). Nếu tính theo khoa học ngày nay, từ quả đất này mà bay tới Tâyphương Cực-lạc theo tốc độ của ánh sáng (ba trăm ngàn cây số một giây), thì phải mất cả hàng trăm kiếp mới tới, (kiếp chứ không phải đời). Một khoảng cách xa kinh khủng như vậy mà với một niệm, người trên thế giới Cực-lạc họ tới quả đất trong một nháy mắt, họ trở lại Tây-phương cũng trong nháy mắt. Nghĩ thử coi cái máy bay của người thế tục chúng ta bay được vài ngàn cây số trong một giờ có nghĩa lý gì! Nói về nhà cửa, ở Tây-phương mọi người đều sinh từ trong hoa sen ở ao Thất-Bảo. Hoa sen đó là nhà của ta luôn. Hoa sen lớn hay nhỏ tùy theo công phu tu tập của ta. Trên hoa sen ta muốn lập thành nhà lầu, cung điện, vườn hoa, kiểng cảnh gì đó tùy theo ý muốn. Hễ muốn như thế nào nó hiện ra đúng như vậy, khỏi cần xây cất gì cả. Trong kinh nói, khi một người ở thế giới khác bắt đầu phát tâm niệm Phật thì ngay lúc đó ở ao thất bảo mọc lên một hoa Sen. Nếu mình tinh tấn niệm Phật thì hoa sen lớn dần. Nếu mình không niêïm nữa thì hoa sen đó héo lần và có thể tàn luôn. Như vậy tất cả mọi người, hễ ai có niệm Phật đều có phần về Tây-phương. Có người niệm Phật nhưng không chịu xin về đó, thì hoa sen cứ đứng khơi khơi, nếu một mai mình sa đọa thì hoa sen tàn luôn, mình mất phần giải thoát. Có người nghĩ, ở thế gian này mình có nhà cửa hẳn hoi, ấm cúng, lên Tây-phương ngồi chóc ngóc trong hoa sen nhỏ xíu làm sao chịu được? Không phải vậy đâu. Kinh A-di-đà, Phật nói, “Trì trung liên hoa đại như xa luân”, (liên hoa trong ao lớn như bánh xe), đường kính của nó tối thiểu cũng bốn mươi dặm. Đây là hoa sen cho phẩm hạ sanh. Một dặm lý là chiều dài mút tầm mắt, nếu tính theo cách đo lường ngày nay thì dài một ngàn năm trăm sáu mươi hai (1562) mét, như vậy hoa sen nhỏ nhất ở cõi Cực-lạc cũng có đường kính trên sáu mươi cây số, nghĩa là cỡ bằng hai tỉnh Bình-Định và Gia-lai cộng lại. Hoa sen của hàng trung phẩm lớn cỡ tám trăm đến chín trăm dặm, tức là cỡ một ngàn bốn trăm (1.400) cây số. Lên đến thượng phẩm, có hoa sen nó lớn không còn tính được đường kính. Hãy tưởng tượng nước Việt-Nam từ Nam chí Bắc dài một ngàn hai trăm cây số. Như vậy một hoa sen hàng trung phẩm thôi nó đã bao trùm cả nước Việt-Nam rồi. Còn hoa sen của chư vị thượng phẩm thì nước Việt-Nam chỉ bằng một điểm nhỏ trong hoa sen mà thôi. Cái hoa sen lớn như vậy thì Khuyên người niệm Phật 77 con người ở đó cũng lớn vô cùng mới tương xứng, mới ở được trên hoa sen. Thân thể con người thế gian này đem so sánh với thân Phật, có khác gì như con kiến hôi so với con người đâu. Trong nhà Phật có bài tán thán Phật trước thời công phu như vầy: A-di-đà Phật thân kim sắc, Tướng hảo quang minh vô đẳng luân. Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-di, Cám mục trừng thanh tứ đại hải. (trang 76-77)

 Đừng nên tu theo kiểu Nhân-Thiên, cầu mong trở thành “Hiền-Nhân Quân-Tử” hết đời này qua đời khác để chờ dự Hội-Long-Hoa của đức Phật Di-Lặc. Năm sáu trăm triệu năm nữa không phải là thời gian cho mình thử thách bừa bãi đâu! Trong kinh Phật dạy rõ ràng, một thần thức trải qua một cuộc cách ấm là tất cả công phu tu hành dang dở đều bị xoá sạch. Qua một đời khác phải làm lại từ đầu. Thiện căn phước đức dù có nhiều đi nữa, nhưng không gặp cơ duyên cũng đành tan tành theo mây khói! (trang 83)

 Tu hành, nhất định ta phải vạch mục đích cho đúng, nhất định phải biết xa lìa cái danh hão huyền của trần tục, phải tránh những triết lý phiêu lưu vô chứng cớ, phải biết bỏ những Khuyên người niệm Phật 84 quyền lợi nhỏ nhặt thế gian, phải đoạn trừ những sự cầu tài cầu lộc, cầu giàu, cầu phước, v.v... vì những lời cầu nguyện đó chính là sự tự nguyện ở lại trong sinh tử luân hồi, tự nguyện chịu đọa lạc mất phần giải thoát đó. Hẳn nhiên, con cũng hiểu được rằng hồi giờ cha má sống với láng giềng, ân nghĩa, nợ nần, tình cảm... quá nhiều, khó mà dứt đoạn được. Tuy nhiên, không dứt được mình cũng phải dứt, vì đây là điều kiện rất quan trọng. Dứt đâu có nghĩa là trốn chạy, cách ly họ đâu, mà là đừng cầu vọng, tham đắm đến nữa. Hình thức sinh hoạt thì bình thường nhưng trong tâm mình phải buông xả. Nhứt thiết duy tâm tạo. Tâm đã buông xả thì tự nhiên hoàn cảnh sinh hoạt cũng phải chuyển biến theo. Tất cả đều do tâm mình định đoạt, mình quyết tâm thì tâm mình chuyển đổi hoàn cảnh, mình không quyết tâm thì hoàn cảnh nó quay mình như chong chóng, không bao giờ thoát ly được đâu. Hàng trăm, ngàn, vạn, người đã chuyển được rồi chứ không phải mình là người đầu tiên thì không có lý do đổ thừa cho hoàn cảnh được. Thưa cha má, phàm con người thường cứ chạy theo thói tục, dựa theo tập lệ, thói quen mà sống. Hễ “ông bà làm sao thì ta làm vậy”. Nhưng xét cho kỹ thì ông bà ta có liễu ngộ được sanh tử luân hồi chưa? Đây là vấn đề rất nghiêm chỉnh, là sự tự tỉnh thức của mỗi cá nhân để tìm phương giải thoát. Cha má cứ xét coi, có phải là hầu hết những hành động của con người đều nhằm gây thêm ác nghiệp, đều mang ý nghĩa muốn chui vào chỗ tăm tối chứ không muốn tìm nơi sáng sủa để đi phải không! Ví dụ như đi chùa lạy Phật thì để cầu trúng số, cúng dường để xin phước, làm thịt heo, bò đem tới các miễu đình cúng để cầu buôn mau bán đắt, đem thịt cá cúng vái ông bà, đốt giấy vàng bạc để gởi xuống âm phủ cho người thân, tích lũy âm tiền trong cõi u minh, nguyện gặp người thân yêu nơi “suối vàng”, v.v... tất cả những việc làm đó có phải là những sự tạo ác không? Có phải là cầu cho ông bà xuống âm phủ mà sống không? Có phải là mình cũng tự nguyện xin chui vào địa ngục để thọ khổ đau không? Trong một thư nào trước con có nói về lời nguyện. Lời nguyện vô cùng quan trọng, nó có sức mạnh rất lớn có thể đánh bạt nghiệp chướng khác để dẫn dắt mình đi theo cái nguyện lực đó. Vì cái sai lầm của tư tưởng và lối sống, vô tình con người cuối cùng thường bị lạc vào chỗ tăm tối nhất trong lục đạo pháp giới mà không hay, để chịu đựng suốt những chuỗi kiếp số lao đao lận đận trong sinh-tử luân-hồi, trong ba đường ác đạo khổ đau như theo kinh Phật nói “nan đắc giải thoát, thống bất khả ngôn”! Khi không biết ta cứ tự nhiên dựa theo thế tục mà mặc tình tạo nghiệp! Đây là lối sống theo hiện tượng, hoàn toàn dựa theo sự thịnh suy thế gian. Thấy giàu thì tham, thấy mạnh thì theo, thấy hơn thì đắc ý, thấy thắng thì cao ngạo, thấy giỏi thì ỷ thị... Tất cả những hiện tượng đó tạo ra biết bao nhiêu sự tranh đấu, ganh tị, thị phi, tạo biết bao nhiêu nghiệp ác trên đời. Cho nên càng sống càng tạo nghiệp chướng, nghiệp chướng càng cao càng nhiều nhân xấu, chắc chắn phải chịu quả xấu. Biết bao giờ mới trả cho hết nợ đây? Hiểu được vậy mới thấy sợ hãi mà mau mau tỉnh ngộ đường tu hành cha má ạ. (84)

Tu hành, nhất định ta phải vạch mục đích cho đúng, nhất định phải biết xa lìa cái danh hão huyền của trần tục, phải tránh những triết lý phiêu lưu vô chứng cớ, phải biết bỏ những Khuyên người niệm Phật 84 quyền lợi nhỏ nhặt thế gian, phải đoạn trừ những sự cầu tài cầu lộc, cầu giàu, cầu phước, v.v... vì những lời cầu nguyện đó chính là sự tự nguyện ở lại trong sinh tử luân hồi, tự nguyện chịu đọa lạc mất phần giải thoát đó. Hẳn nhiên, con cũng hiểu được rằng hồi giờ cha má sống với láng giềng, ân nghĩa, nợ nần, tình cảm... quá nhiều, khó mà dứt đoạn được. Tuy nhiên, không dứt được mình cũng phải dứt, vì đây là điều kiện rất quan trọng. Dứt đâu có nghĩa là trốn chạy, cách ly họ đâu, mà là đừng cầu vọng, tham đắm đến nữa. Hình thức sinh hoạt thì bình thường nhưng trong tâm mình phải buông xả. Nhứt thiết duy tâm tạo. Tâm đã buông xả thì tự nhiên hoàn cảnh sinh hoạt cũng phải chuyển biến theo. Tất cả đều do tâm mình định đoạt, mình quyết tâm thì tâm mình chuyển đổi hoàn cảnh, mình không quyết tâm thì hoàn cảnh nó quay mình như chong chóng, không bao giờ thoát ly được đâu. Hàng trăm, ngàn, vạn, người đã chuyển được rồi chứ không phải mình là người đầu tiên thì không có lý do đổ thừa cho hoàn cảnh được. Thưa cha má, phàm con người thường cứ chạy theo thói tục, dựa theo tập lệ, thói quen mà sống. Hễ “ông bà làm sao thì ta làm vậy”. Nhưng xét cho kỹ thì ông bà ta có liễu ngộ được sanh tử luân hồi chưa? Đây là vấn đề rất nghiêm chỉnh, là sự tự tỉnh thức của mỗi cá nhân để tìm phương giải thoát. Cha má cứ xét coi, có phải là hầu hết những hành động của con người đều nhằm gây thêm ác nghiệp, đều mang ý nghĩa muốn chui vào chỗ tăm tối chứ không muốn tìm nơi sáng sủa để đi phải không! Ví dụ như đi chùa lạy Phật thì để cầu trúng số, cúng dường để xin phước, làm thịt heo, bò đem tới các miễu đình cúng để cầu buôn mau bán đắt, đem thịt cá cúng vái ông bà, đốt giấy vàng bạc để gởi xuống âm phủ cho người thân, tích lũy âm tiền trong cõi u minh, nguyện gặp người thân yêu nơi “suối vàng”, v.v... tất cả những việc làm đó có phải là những sự tạo ác không? Có phải là cầu cho ông bà xuống âm phủ mà sống không? Có phải là mình cũng tự nguyện xin chui vào địa ngục để thọ khổ đau không? Trong một thư nào trước con có nói về lời nguyện. Lời nguyện vô cùng quan trọng, nó có sức mạnh rất lớn có thể đánh bạt nghiệp chướng khác để dẫn dắt mình đi theo cái nguyện lực đó. Vì cái sai lầm của tư tưởng và lối sống, vô tình con người cuối cùng thường bị lạc vào chỗ tăm tối nhất trong lục đạo pháp giới mà không hay, để chịu đựng suốt những chuỗi kiếp số lao đao lận đận trong sinh-tử luân-hồi, trong ba đường ác đạo khổ đau như theo kinh Phật nói “nan đắc giải thoát, thống bất khả ngôn”! Khi không biết ta cứ tự nhiên dựa theo thế tục mà mặc tình tạo nghiệp! Đây là lối sống theo hiện tượng, hoàn toàn dựa theo sự thịnh suy thế gian. Thấy giàu thì tham, thấy mạnh thì theo, thấy hơn thì đắc ý, thấy thắng thì cao ngạo, thấy giỏi thì ỷ thị... Tất cả những hiện tượng đó tạo ra biết bao nhiêu sự tranh đấu, ganh tị, thị phi, tạo biết bao nhiêu nghiệp ác trên đời. Cho nên càng sống càng tạo nghiệp chướng, nghiệp chướng càng cao càng nhiều nhân xấu, chắc chắn phải chịu quả xấu. Biết bao giờ mới trả cho hết nợ đây? Hiểu được vậy mới thấy sợ hãi mà mau mau tỉnh ngộ đường tu hành cha má ạ. (86)

 Một chuyện rất đặc biệt xảy ra là sau lễ hỏa thiêu, khi người ta mở chum ra, bới tro lên tìm được một số xá lợi, đồng thời phát hiện ra một khúc xương đã biến thành xá lợi có hình dạng giống hệt một tượng Phật A-di-đà cao cỡ chừng ba tấc. Họ quay rất rõ, con nhìn cũng rất rõ. Con rất ngạc nhiên về việc này. Con sợ có sự lầm lẫn nào không cho nên hỏi đi hỏi lại mấy người cùng coi, họ xác định là xá lợi hình Phật thật sự. “Tượng Phật xá lợi” đó trên đầu tóc xoắn hình trôn ốc, một tay để ngang ngực, một tay xuôi thẳng xuống, thấy được rõ ràng cả năm ngón tay. Hai chân Phật đứng thẳng vững vàng giống y hệt như một tượng Phật đúc vậy đó. Riêng khuôn mặt phía bên phải bị chảy méo lại một chút và dính liền với một mảnh xá lợi khác. Còn nữa, có một đốt xương,(có lẽ là xương sống?),lại biến thành một đài sen có đầy đủ cánh hoa. Khi nhặt đài hoa giữa đống tro người ta thấy có một viên xá lợi xanh biếc nằm trong đài hoa. Đem tượng Phật đặt vào đài hoa sen thì nó vừa vặn giống như là chọn lựa vậy. Lão cư- sĩ Triệu-Vinh-Phương vãng sanh được thâu hình để lại và họ đặt tên là “TriệuVinh-Phương Lão Cư-Sĩ Vãng-Sanh Lục-Ảnh”. (89)

Hoa Khai Kiến Phật Cụ Triệu Vinh Phương Vãng Sanh

No comments:

Post a Comment