Wednesday, November 29, 2017

đđ THíCH THIêN TUê * đđ TUê Hải

Ứng Xử Trước Sự Khen Chê (Rất Hay) (ĐĐ Thích Thiện Tuệ)

Thân chú giải đô.c thưc ăn:


Tue Hai Nau Bep II 15_4_2013 (06_3_Quy Ty)

OANH LUONG


Su kien Viet in Korea
Vân Anh cháu bà Thìn.



Chưa ngươi` âm nhâp.
(như'c vai trai' cánh tay trái và đă`ng sau vai trái):

ăn canh nóng, cơm nóng
uông nươc' nóng

Khơp' ơ Khủyu tay
Khơp' cu.c bô. ơ ngòai xương vai

Ngón giưa của tay trái:
vuôt' ra (trong lo`ng bàn tay)
Bâm' ơ ngoài ngón giưa

Bê' tă'c Tim, Não, Tuy.
UT



SHARED TU VI LY SO

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: text
No automatic alt text available.

Image may contain: text


Image may contain: text
Image may contain: text


Image may contain: text

Image may contain: text


Image may contain: text


No automatic alt text available.




Image may contain: text
No automatic alt text available.


Tuesday, November 28, 2017

cavehillcreek

Image may contain: 1 person, ocean, beach, sky, child, shorts, outdoor, nature and water

Silent Film.

The Red Spectre (1907) Segundo de Chomón.

Segundo de Chomón - Métamorphoses (1912)

League of Gods Full Movie [ English-Sub [''-* Jet Li / Bingbing Fan *-'']

Sweet Dreams Intermingled With Nightmares (1909) Segundo de Chomón.

The Electric Hotel 1908 Silent Film Segundo de Chomón.

The Frog (1908) Segundo De Chomon.

The Astronomers Dream (1898) Georges Méliès.silentfilmhouse

THE DANCING PIG (1907)

The Man with the Rubber Head - Georges Méliès (1901)

Đôi bông của má

https://tuoitre.vn/doi-bong-cua-ma-474749.htm

Đôi bông của má

27/01/2012 15:41 GMT+7

TTO - Hơn một tháng sau ngày đáo tuế, tôi kết hôn lần đầu. Lễ cưới tổ chức đơn giản trong vòng thân tộc trên ba mươi người. Cô dâu tuổi 60 ngập tràn hạnh phúc muộn mằn trong những lời chúc mừng, quà tặng của hai bên gia đình.

Có món quà đơn sơ nhưng nặng nghĩa tình là quyển sách tâm lý hôn nhân mà chị họ tôi phải mất cả buổi lục tung mấy nhà sách ở thành phố để tìm; có món quà xa xôi cách nửa vòng trái đất mang hơi ấm của chị, của em... Nhưng đậm đà nhất, nồng thắm nhất trong tôi là đôi bông của má.
Khi nghe báo tin “Chị ba đi lấy chồng!”, các em tôi đều lo ngại. Anh vừa qua một cơn thập tử nhất sinh. Bệnh lao màng não đã vật anh, người đàn ông to cao, 80kg, nằm bẹp hôn mê suốt tháng trời trong Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bây giờ, anh đã sống, não hồi phục tốt nhưng bước đi chưa vững. Liệu sau này sức khỏe anh khôi phục được bao nhiêu phần trăm? Tôi kiên quyết: “Lúc này anh rất cần có người kề cận chén cơm ly nước. Chị đã sống hết cuộc đời sáu mươi năm của chị, phần đời còn lại chị sẽ sống cho anh!”.
Một tháng sau ngày xuất viện, anh đưa tôi về gặp ba má. Má gọi riêng tôi đến ngồi bên cạnh: “Bác hỏi thiệt con, mà con cũng trả lời thiệt lòng với bác nghen! Vậy chớ con có thương thằng K. không?”. "Bác ơi! Con đã quyết định sống đời với ảnh rồi mà!". Bụng thầm kêu như vậy, còn miệng tôi líu ríu: “Dạ, con thương ảnh lắm!”.
Má nhẹ nhàng cầm tay tôi: “Đời thằng K. khổ nhiều rồi. Hai đời vợ đã dở dang, mình nó gà trống nuôi hai con, giờ bệnh chết đi sống lại, không biết nó có bình phục như trước được không? Má chỉ sợ nửa chừng con bỏ nó, nó khổ nữa thì tội lắm. Bệnh thằng K. lâu dài không biết thế nào, nếu nó không đi làm lại được thì có năm công ruộng ba má cho đó, vợ chồng cùng làm ăn. Sống khổ con có chịu được không?”.
Nghe má nói, nước mắt tôi chỉ chực trào ra: “Má ơi! Con là chị thứ ba trong gia đình tám anh chị em, chuyện khổ cực con không sợ, chỉ lo con lớn tuổi không còn nhiều sức khỏe để chăm sóc ảnh”. “Vậy là má yên tâm rồi, còn chuyện này má cũng nói với con luôn!”. Má dừng lại một chút rồi má cầm cả hai tay tôi, bao nhiêu yêu thương cháy long lanh trong đôi mắt má: “Má quý con lắm. Trong lúc thằng K. hôn mê bất tỉnh, tiêu tiểu không chủ động được con cứ lăn xả vào lo cho nó, má thấy con thương nó thiệt lòng. Hai con dâu trước, má không ưng nhưng thằng K. nó thương nên má cũng đi cưới. Lần này má chịu con, má cưới con cho nó. Má có đôi bông này, hột nó nhỏ, giá trị không bao nhiêu nhưng nó là vật kỷ niệm của má, má cho con để lúc nào má cũng ở bên hai con”. “Má ơi! Con thương má quá má ơi!” - vừa nói tôi vừa ôm siết má, mùi mồ hôi của má sao giống của mẹ tôi, mẹ yêu thương đã từ biệt chị em tôi 20 năm trước.
Sau ngày cưới, tôi cùng anh về thăm ba má. Ánh nhìn đầu tiên của tôi gặp ngay đôi tai của má. Cả hai lỗ tai đều trống huơ, không một chiếc bông tai. Tôi ôm hôn má rồi vội vàng ra sau nhà để kịp giấu những giọt nước mắt đang tuôn tràn. Má ơi! Thương má quá, kỷ niệm một thời đẹp nhất má đã trao hết cho con: đôi bông là sính lễ trong đám cưới hụt của má. Ba má ở vùng tạm chiếm thoát ly đi kháng chiến nên không thể làm đám cưới mà phải mượn đám giỗ ở nhà người thân để ra mắt họ hàng. Chưa làm lễ thì giặc càn, nội chỉ kịp dúi vô tay má đôi bông trước khi túa ra chạy trốn. Đã hơn sáu mươi năm đôi bông ấy gắn liền với má. Ngay lúc thiếu đói, cả nhà phải ăn cháo, khoai lang thay cơm má vẫn không nỡ cầm cố nó.
Một lần, tôi nghe tiếng má trong điện thoại, giọng lạc hẳn: “Má nghe nói thằng K. hút thuốc lại, sao con không cản nó? Bệnh của nó mà hút thuốc là chết. Con phải cản nó nghen. Má tin tưởng ở con, má giao nó cho con đó!”. Tôi dạ để má yên lòng: “Con sẽ lựa lời để can ảnh. Nhưng má biết tính ảnh mà, trời cản chưa chắc ảnh nghe nữa là con". Tối đó, đứng trước gương săm soi đôi bông của má, tôi thủ thỉ như vậy. Kỳ lạ chưa! Trong gương, đôi bông tai sáng ánh nụ cười hiền hậu của má. Tôi như nghe thấy giọng chậm rãi của má: “Bởi vậy má mới tin tưởng mà giao sanh mạng nó cho con”.
Liền mấy ngày, tôi cân nhắc, lựa lúc lựa lời mà chưa tìm được dịp để khơi mào câu chuyện. Cuối tuần, mấy người bạn thân tới thăm, nói chuyện rôm rả, người nào cũng châm thuốc hút. Lạ sao như có phép mầu, anh vẫn ngồi tỉnh không trong không gian sực nức mùi khói thuốc. Khách về hết, tôi thăm dò: “Sức mạnh nào tiếp thêm nghị lực cho anh vậy?”. Đôi mắt nhìn xa xăm, anh thong thả kể: “Chuyện đời… xưa của anh: Năm 1977, vừa tốt nghiệp phổ thông, anh đi bộ đội, ra biên giới Tây Nam. Đánh dữ lắm! Ở nhà má nghe hết tin báo tử này đến tin báo tử khác, mà tin về thằng “K. đen” của má thì không thấy. Má gồng gánh mấy giỏ đồ ăn, đi một chặng xe, hai chặng tàu đò rồi lội bộ gần 30 cây số cắt Đồng Tháp Mười từ Bình Châu lên tận Tà Nu thăm con. Đến được đơn vị thì trời tối mù. Được tin báo, anh vội chạy ra trạm, từ xa thấy đốm sáng nhỏ lấp lánh, anh đã nhận ngay ra má. Mà nói thật, chắc là thần giao cách cảm, ánh sáng từ trái tim má chứ đôi bông đâu đủ sáng để nhận ra má đâu!".
Tôi hiểu lắm ý nghĩa câu chuyện kể của anh. Bây giờ đây, lần nữa đốm sáng từ trái tim má đó, đốm sáng từ đôi bông của má đã tiếp cho anh thêm sức mạnh để bỏ thuốc lá - một đổi thay kỳ vĩ - bởi anh đã nghiện thuốc lá từ lâu lắm, từ lúc khoác áo lính lên vai. Mà thứ nghiện nào cũng khó lòng rứt ra được!
Ôi! Đôi bông của má, không chỉ là kỷ vật thiêng liêng, món quà sâu nặng mà còn là báu vật mang sức mạnh nghìn trùng của trái tim người mẹ!
LÊ ĐỖ BÍCH TRÂN (Nguồn: www.netbuttrian.vn)

214 BỘ THỦ TIẾNG TRUNG 偏旁部首 CHINESE RADICALS IN ENGLISH AND VIETNAMESE

cải cách Tiếq Việt!


PGS.TS Bùi Hiền không dám ra khỏi nhà sau khi nghe nữ Ca Sỹ nói về việc cải cách Tiếq Việt của ông


shared
BẢNG MẪU TỰ TIẾNG VIỆT VỐN ĐÃ HAY VÀ ĐỦ
Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt" của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.
Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.
Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”
Đây là những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ:
1. Chữ Quốc Ngữ là một hệ thống ký âm: âm phát ra như thế nào thì dùng những chữ cái (mẫu tự, ký tự) a, b, c, d, đ v.v… để ghi lại âm đó lên trên giấy. Cũng giống như người ta dùng những nốt nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si để ghi lại trên giấy âm thanh của một khúc nhạc, một bản nhạc. Điểm này cho thấy chữ Quốc Ngữ và chữ Hoa (chữ Tàu) đặt trên hai nền tảng hoàn toàn khác nhau: chữ Hoa đặt trên nền tảng hình vẽ, hình tượng thế nào thì vẽ ra như thế, đơn giản nét đi rồi cho vào một ô vuông tưởng tượng mà thành ra chữ.
2. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ ghi tiếng nói của cả nước chứ không phải ghi tiếng nói của một miền, một vùng, một thành phố, cho dù thành phố đó là Hà Nội. Khi các nhà truyền giáo sáng tạo chữ Quốc Ngữ, các ông này đã đi khắp tất cả mọi nơi trên đất nước ta: Đàng Trong, Đàng Ngoài, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thu thập các cách phát âm, tổng hợp lại mà ra các âm (thể hiện bằng những chữ cái) và các thanh độ (thể hiện bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.) Khi chỉ dựa vào cách phát âm của một miền, một vùng, một thành phố để làm thành bộ chữ thì thứ chữ ấy không thể được gọi là chữ Quốc Ngữ nữa. Ấy là chưa kể người của một vùng có thể thay đổi cách phát âm, lý do là có sự thay đổi người sinh sống ở vùng ấy. Người Hà Nội trước đây và người Hà Nội bây giờ trong cách phát âm có nhiều điểm không giống nhau.
3. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ có thể nói là duy nhất tại Á châu nằm trong khối chữ viết dùng hệ thống mẫu tự La-tinh. Những thứ chữ khác tại Á châu cũng dùng bảng mẫu tự La-tinh đều chỉ có tính cách thử nghiệm hoặc sử dụng trong phạm vi hạn hẹp, hầu như chỉ có tính cách phiên âm mà thôi. Đã gọi là nằm trong một hệ thống thì cách phát âm qua ký hiệu là các chữ cái phải giống nhau hoặc tương tự. Thí dụ: âm [thờ] được ký âm bằng hai chữ cái T và H: TH. Nhìn ký tự TH, người ta phát âm được là [thờ]. Nếu đổi đi, dùng ký tự W để ghi âm [thờ] thì tự mình tách ra khỏi hệ thống chung, gây rắc rối, khó hiểu chứ không phải là “hội nhập” thế giới. Người dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khi dạy thường phải dùng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ: tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây-ban-nha. Học viên cảm thấy chữ Việt cũng có cách viết tương tự như ngôn ngữ của họ khiến họ cảm thấy dễ học, dễ viết. Đổi TH thành W để ghi âm [thờ] thì học viên chỉ có nước… chết!
4. Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn có (từ thời Alexandre de Rhodes) (1) dựa vào nguyên tắc "đơn giản tối đa" để dễ học, dễ nhớ. Thí dụ: đã có ký tự P và ký tự H, ghép lại thành PH để ký âm [phờ] thì không cần F phải có mặt trong bảng mẫu tự nữa. Vì thế mà trong bảng mẫu tự tiếng Việt không có những chữ cái F, J, W, Z.
5. Tuy đơn giản, bảng mẫu tự này lại rất tinh tế. Cùng là âm [cờ] mà bình thường được ghi bằng ký tự C, lại được ghi bằng ký tự K khi âm [cờ] này đứng trước những âm I, E, Ê vì đây là 3 âm đầu lưỡi, và được ghi bằng ký tự Q(u) khi đứng trước những âm/vần bắt đầu bằng UY (và OA.) (2) Bỏ mất điểm tinh tế này đi, chữ Quốc Ngữ mất đi phần nào nét đặc biệt của nó. Vả lại, nếu đồng hoá, chỉ dùng K cho tất cả các âm [cờ] thì sẽ ra tình trạng hai chữ CỦA và QUẢ được viết giống nhau: KỦA.
6. Chữ Quốc Ngữ có đặc điểm là âm nào phát ra được cũng ghi (viết) được và chỉ có một cách viết đúng mà thôi. Thí dụ: phát âm là [chuyện] với phụ âm [chờ] đứng đầu thì phải viết là CHUYỆN; mà phát âm là [truyện] với phụ âm [trờ] đứng đầu thì phải viết là TRUYỆN. Người Hà Nội có thể phát âm hai âm [chuyện] và [truyện] giống nhau, đều là [chuyện] mà thôi, nhưng tại rất nhiều vùng trên toàn đất nước, đồng bào mình phát âm rất rõ hai âm [chuyện] và [truyện]. Không nên làm nghèo cách phát âm phong phú của người mình.
Tóm lại,
Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng tiêu chuẩn, có 23 chữ cái:
A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng đầy đủ, có 29 chữ cái:
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
Chúng tôi thấy đây là hai bảng mẫu tự rất đơn giản và đầy đủ, không cần phải cải cách, thêm bớt gì cả.
Còn việc phiên âm những tiếng nước ngoài, trong đó có các ký tự F, J, W, Z lại là một vấn đề khác, chúng tôi không bàn tới ở đây.
Sự “cái tiến” như PGS TS Bùi Hiền đề nghị đã làm méo mó chữ Quốc Ngữ, nếu không muốn nói là ám sát nó, rất nguy hại. Nó khiến người ta hoang mang, tốn thì giờ, tốn công sức. Và nếu vô phúc nó được đem ra áp dụng thì tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy nó tiêu phí rất nhiều năng lực, thì giờ và tiền bạc.
Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta không tiếp tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn thích nghịch ngợm đã "chế tác" ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để “chít chát” với nhau, nay gặp được thứ đồ chơi này sẽ đem ra dùng… cho biết. Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó. (3)
(1) Alexandre de Rhodes không phải là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Khi đến đất Việt để truyền đạo, ông phải học tiếng Việt qua các sách (chép tay) của các giáo sĩ Bồ-đào-nha đã đến miền đất này trước ông. Nhưng Alexandre de Rhodes đã có công lớn nhất trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ. Ông là tác giả hai tác phẩm chữ Quốc Ngữ đầu tiên, ấn hành tại Rome năm 1651: “Tự Điển Việt-Bồ-La” và “Phép Giảng Tám Ngày.”
(2) Sự thật QUÝ là QU + UÝ, khi viết chúng ta giản lược một chữ U, thành ra QUÝ; QUẢ là QU + OẢ, khi viết chúng ta giản lược chữ O, thành ra QUẢ. Hiện tượng này cũng tương tự như GIÊNG là GI + IÊNG, khi viết chúng ta giản lược một chữ I thành ra GIÊNG. Có thể một số vị không đồng ý với cách giải thích này.
(3) Chúng tôi không mất thì giờ ghi lại tất cả những thay đổi, thêm bớt vào bảng mẫu tự tiếng Việt của PGS TS Bùi Hiền mà ông gọi là “cải tiến”. Tiếp tay phổ biến chúng làm gì! Chúng tôi cũng không tiếp tục thảo luận về vấn đề “cải tiến chữ Việt” trên trang Facebook này. Không ích gì! Ngoại giả, không ai cấm vấn đề “cải tiến chữ Việt” được trình bày và thảo luận trong các cuộc hội thảo ngôn ngữ.

*
shảred Dang Tuong

VÌ SAO THIÊN HẠ CHỬI ÔNG BÙI HIỀN .Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta.

Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…
Kẻ thóa mạ sự thóa mạ chỉ có thể là quân đạo đức giả, mắt nhìn dưới đáy quần nhưng cái đầu tỏ ra đứng cao hơn thiên hạ! 
Không ít người còn đòi thiên hạ “phải tôn trọng sáng kiến” của ông Bùi Hiền, vì “tâm huyết”, vì “khoa học”, cứ coi như là “một thí nghiệm”, cho dù thí nghiệm ấy có thể thành công hay thất bại!!!
Trước hết, tôi muốn nói cái lý mà thiên hạ chửi ông Bùi Hiền. 
Một là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì ông là một người có học hàm học vị, chuyên gia về tiếng Việt, từng có vai vế đại diện cho quyền lực. Nếu là một người bình thường thì sai là hết sức bình thường. Như bọn teen vẫn sai chính tả, thậm chí tự sáng chế chữ viết theo cách của chúng để né tránh kiểm duyệt của người lớn. Điều người bình thường sai và bọn teen chơi nghịch không ảnh hưởng đến ai. Nhưng người có học hàm học vị, chuyên gia và vai vế như Bùi Hiền thì cái sai của ông có tác hại đến cả thế hệ, tác hại đến cộng đồng và văn hóa dân tộc. Ở đất nước dân trí lẫn quan trí thấp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Nhiều người bắt chước làm theo rồi lẫn lộn giữa cũ và mới dẫn đến hiện tượng chập cheng như tôi nói ở bài trước, trường học hóa ra thành trại tâm thần. Thậm chí ông quan nào đó nổi hứng biến “dự án” riêng của ông Bùi Hiền thành dự án cấp quốc gia tiêu tốn ngàn tỉ của dân thì ai chịu trách nhiệm?
Tôi không tin, cái “dự án” đã nghiên cứu 30 năm của ông Bùi Hiền như ông đã khoe không tiêu đồng nào của dân?
Hai là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì người ta đã quá nhạy cảm với những cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những dự án râu ông nọ cắm cằm bà kia, xa rời thực tiễn, ngốn hàng ngàn tỉ gây nợ nần chồng chất, nhưng càng cải cách càng rối loạn, thầy giáo và học sinh trở thành nạn nhân đã bao nhiêu năm. Còn nhớ cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa gần nhất, chỉ thay đổi mỗi việc học và viết chữ e đầu tiên mà đã sinh bao nhiêu rắc rối. Một lý luận dở hơi, rằng học chữ e đầu tiên thay cho chữ a hay chữ o vì trẻ em gọi ba cũng như gọi mẹ đầu tiên, đặc biệt là chữ e có một nét, nên dễ viết nhất. Hậu quả là, trẻ em càng ngày càng viết chữ xấu và viết sai chính tả. Do đó mới có hàng ngàn cái lò luyện chữ ra đời để tăng thu nhập cho giáo viên, mà lại luyện bài bản theo cách cũ của giáo dục Việt Nam cộng hòa. Đó là tôi chưa nói cải cách một hồi, sách giáo khoa sai tràn lan: “đám giỗ” thì viết là “đám dỗ”, “cây nêu” thì viết là “cây lêu”…
Ba là, chửi là vũ khí hữu hiệu thể hiện sự phẫn nộ chính đáng của người dân thấp cổ bé họng. “Ném đá” ư? Ném đá thật thời trung cổ thì hạ nhục và gây chết người, còn ném đá trên mạng thì lâu nay tôi chỉ thấy có ích. Nó có hạ nhục kẻ đáng bị hạ nhục, nhưng không gây chết ai, trừ bọn ngu dốt có quyền lực, bọn hồ đồ bán nước hại dân, phá hoại văn hóa dân tộc. Nếu nói chửi là vô văn hóa thì tôi đồ rằng nhân loại đã vô văn hóa từ khi có ngôn ngữ, tức từ hoang dã sang văn minh. Thay bằng dùng bạo lực, con người đã biết dùng ngôn ngữ để phản kháng. Khi những người thấp cổ bé họng không thể phản kháng bằng sức mạnh hay bằng lý lẽ, người ta chỉ có thể phản kháng bằng tiếng chửi. Các nhà nho xưa khi bất lực trước những vấn nạn của cuộc đời vẫn chửi. Nguyễn Du chửi. Hồ Xuân Hương chửi. Nguyễn Khuyến, Tú Xương chửi. Chửi nông chửi thâm đều là chửi, không cần phân biệt chị bán cá hay anh nhà văn. Nhưng những kẻ không vì bất lực, không vì thấp cổ bé họng, có học và sẵn quyền lực trong tay mà vì nhân danh đạo đức để chửi lại thiên hạ là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”… mới thực sự là kẻ đáng khinh bỉ!
Tóm lại, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền là sự phẫn nộ chính đáng. Còn kẻ có quyền, có học hàm học vị mà chửi lại thiên hạ là kẻ đội lốt thầy tu, nhân danh đạo đức chửi thiên hạ, tức chửi dân khác nào chửi kẻ sinh ra mình!
Thứ hai, tôi nói về cái gọi là “sáng kiến” hay “thí nghiệm khoa học” của ông Bùi Hiền. Sự phản khoa học của “dự án cải cách” này tôi đã nói rõ 5 điều ở trong bài viết trước. Ở đây chỉ nói thêm về cái quyền mà một số người bênh vực cho ông Bùi Hiền. Nếu là anh nông dân, qua thực tiễn đã sáng kiến ra các loại nông cụ để cải thiện, giải phóng sức lao động của mình thì khác. Trong trường hợp này, rõ ràng là cái quyền của anh nông dân, sáng kiến của anh nông dân có thể thành công hay thất bại, cho cá nhân anh ta hay nhân rộng ra cho mọi người đều không ảnh hưởng gì đến ai. Nhưng một người học hàm học vị đầy mình, một sáng kiến của anh đưa ra phải được xét duyệt và nghiệm thu trên tinh thần khoa học, đảm bảo tính khả thi và có ích cho cả cộng đồng. Có nghĩa là “thí nghiệm” của anh ta phải dựa vào hiểu biết tối thiểu về mặt khoa học chứ không phải là thí nghiệm bừa bãi như cưa bom giữa làng. Đem bảng quy ước mới về chữ cái tiếng Việt của Bùi Hiền ra quảng bá (chứ chưa cần áp dụng) cho chữ viết tiếng Việt khác nào cưa quả bom nguyên tử giữa cộng đồng mà sức nổ của nó có thể nổ tung văn hóa cả ngàn năm của dân tộc, nếu không gây chết người cũng có thể biến cả dân tộc thành tâm thần!
Sự thật là quả bom ấy chưa nổ mà đã đe dọa cả cộng đồng. Nó nguy hiểm hơn cả Formosa xả thải ra biển. Mọi người lo lắng nó ảnh hưởng đến con cái mình, đến giáo dục, đến văn hóa của dân tộc cho nên phải chửi để ngăn chặn là hoàn toàn phải đạo.

*

https://methongthai.org/tin-tot-lanh-2811-tieq-viet-se-nay-neu-cuq-ta-kai-kac-weo-fo-zao-su-bui-hien-212781.html?utm_source=oanhdtk&utm_medium=Social&utm_campaign=nkyt

Hôm nay là thứ High, thành thật xin lỗi quý bạn đọc nếu như những dòng chữ trên khiến hội chứng ngày thứ Hai của bạn đọc bị biến chứng bất ngờ!
Tôi mất 10 phút mày mò vừa tra tự điển của PGS-TS Bùi Hiền vừa lần mò trên bàn phím để viết ra cái tít trên. Thế nên, tôi buộc phải bỏ cuộc với ý định viết nguyên một bản Tin Tốt Lành bằng chứ viết “kải kác” của ông.
Không biết rồi sau này quen rồi tôi có thể viết nhanh hơn đến 8% như ông Hiền nói hay không chứ quả thực nếu “kải kác” của ông Hiền được áp dụng thì 80% dân chúng sẽ phải đi học lại từ đầu.
20% còn lại sẽ là những trẻ em chưa đi học. Thế nên ông cũng đừng giận khi cuối tuần qua mạng xã hội đưa ông lên hàng… Chipu, thậm chí còn vượt qua cả Chipu trong lượng “gạch đá” mang về.
Nhưng tôi vẫn đưa sự kiện “kải kác” tiếng Việt vào Tin Tốt Lành bởi tôi không thể không nể phục ông.
Một bạn đọc của tôi bình luận rằng “Giáo dục Việt Nam còn chưa đủ nặng nề hay sao mà lại bày ra vụ cải cách tiếng Việt như thế này? Lũ trẻ còn chưa đủ nặng nhọc hay sao mà lại bắt chúng học lại tiếng Việt lần nữa?”.
Tôi trả lời họ rằng: Việc của Lá là xanh- việc của ông Bùi Hiền là nghiên cứu. Đừng bắt ông phải chịu trách nhiệm với những thứ ông chả có quyền gì.
Đó cũng là lý do tôi đưa việc “kải kác” tiếng Việt của ông Bùi Hiền vào Tin Tốt Lành.
Bởi chừng nào người ta vẫn cứ kêu gọi “trong sáng tiếng Việt” trong khi vẫn viết tắt, vẫn viết sai lỗi chính tả, vẫn vay mượn tiếng nước ngoài dù cho tiếng Việt vẫn có từ thay thế… thì những người tâm huyết như ông luôn xứng đáng để được nể trọng.
Từ những “teen code” của lũ trẻ đến việc nhiều giáo viên và cực nhiều sinh viên trường Sư phạm vẫn viết sai chính tả. Từ những ca từ bát nháo đến những từ lóng được sử dụng vô tội vạ. Tiếng Việt đã bị tàn phá trầm trọng.
Người ta không thể hô hào mãi “trong sáng tiếng Việt” khi mà chẳng ai mảy may nghĩ đến việc làm thế nào để giới trẻ yêu tiếng Việt cả.
Thậm chí nhiều cha mẹ ngay từ khi con mới 2 tuổi, 3 tuổi đã chăm chăm cho con đi học tiếng Anh đến mức bọn trẻ “bắn” tiếng Anh nhanh như gió nhưng tiếng Việt thì ngắc ngứ, tìm mãi không ra từ biểu thị mà phải chêm bằng từ tiếng Anh.
Lũ trẻ tiểu học được tập chỉ để viết ra đúng con chữ, thay vì rèn nét chữ nết người. Bởi ai cũng nghĩ sau này viết trênmáy tính hết chứ mấy khi dùng giấy bút nữa nên cần gì viết đẹp.
Thế nên đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền dù rất khó khả thi nhưng hãy ghi nhận đó là sự nỗ lực của người luôn trăn trở cho tiếng Việt.
Những ai đang dè bỉu “kải kác” tiếng Việt, hãy thường trực phản ứng mạnh mẽ với lỗi sai chính tả, thói lạm dụng từ nước ngoài khi mà từ Việt có, hay những từ lóng làm méo mó tiếng Việt.
Chỉ cần làm được vậy thì tiếng Việt sẽ không còn bị “xâm hại” nữa!
13 nhóm quyết sách được thông qua và chúc mừng TP Hồ Chí Minh
Sau 26 ngày làm việc, kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khoá 14 đã thông qua 6 dự án Luật và nhiều nghị quyết quan trọng.
TP HCM hẳn rất mừng khi có tới 93,69% đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành cho đô thị này hưởng cơ chế đặc thù.
Việc TP HCM được hưởng cơ chế đặc thù liệu có giúp thành phố tiếp tục trở thành “đầu tàu” của cả nước, vực dậy mức “tăng trưởng GDP cao gấp 1,5 lần cả nước” như trước đây không, hay có khiến thành phố trở thành “thành phố đáng sống” nhất hay không thì còn chưa nói được, nhưng chắc chắn cú hích này đã tạo nên những cảm hứng nhất định.
Theo các chuyên gia dự báo thì đó là một bức tranh hoàn toàn tươi sáng, tích cực. (đọc tin chính)
Tôi không được sinh ra ở thành phố HCM, không lớn lên cùng thành phố, chỉ là một người Hà Nội hay vào TP HCM công tác hoặc đi chơi nhưng luôn có những thiện cảm với thành phố, với người dân thành phố.
Cùng với Đà Nẵng, tôi thực lòng mong đợi được nhìn thấy TP HCM trở thành nơi đáng sống đặc biệt là với những người trẻ tuổi.

*
shared 
 Đức Bảo Phạm's post.
BẢNG CHỮ CÁI CỦA ÔNG PGS. TS HIỀN GIỐNG BẢNG CHỮ CÁI CỦA TRUNG QUỐC
Chữ Quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Bảng chữ cái của Trung Quốc không có chữ Đ
Ông Hiển cho thêm chữ cái F, J, W, Z vào giống với bảng chữ cái của Trung Quốc để làm gì !?
Tại sao ông Hiển bỏ chữ Đ và cho thêm các chữ trong tiếng Việt không có như F, J, W, Z để làm gì ?
Mọi người có thể chấp nhận cách phiên âm dở hơi như công trình gọi là khoa học vớ vẩn của ông PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) được không?
Cá nhân tôi không thể chấp nhận cái gọi tối kiến quái thai này!

*


shared Đạm Uyên's post.
9 hrs

shảred Đạm Uyên
*
shared

Phong Lan

Khập Khiễng
Có một vài bạn so sánh việc ông tiến sĩ Bùi Hiền đề nghị cải cách tiếng Việt với một hệ thống viết tiếng Việt khác với việc ngày xưa khi các cha người Pháp lập hệ thống chữ quốc ngữ với alphabet của Latin . Đây là sự so sánh khập khiễng. Mình muốn chỉ ra vài khía cạnh để các bạn suy gẫm và không rơi vào cái hố đen thùi lùi mà ông tiến sĩ ấy vừa đào ra rồi nhảy tỏm vào đó.
Bối cảnh ngày xưa khi người Việt dùng chữ Nôm, chữ Nho, chỉ một số người đàn ông con trai, một số dân nhà giàu mới có tiền thuê thầy đồ về dạy chữ, còn rất nhiều người dân nghèo hay đàn bà mù chữ . Khi các cha người Pháp đi truyền đạo, có một nhu cầu để đối thoại và bắc cầu để thông hiểu nhau giữa họ và đại chúng . Đa số người Việt nói tiếng Việt nhưng ít người biết đọc, biết viết chữ Nôm hay chữ Nho. Do đó, cái nhu cầu cần thiết trong communication đã nảy sinh ra việc các cha truyền giáo khi xóa nạn mù chữ, đã thiết lập hệ thống quốc ngữ với Latin alphabet để dễ cho dân chúng học cách viết và đọc được báo . Người dân cũng muốn đọc được báo cho nên mới có động lực để đi học cách viết chữ quốc ngữ .
Mục đích của chữ quốc ngữ lúc bấy giờ là để giúp cho người dân thường dễ dàng viết xuống tiếng Việt, ký tự của ngôn ngữ nói . Có một khoảng trống, một vấn nạn, nên sự sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã lấp vào khoảng trống đó và giải quyết vấn nạn đó .
Còn hiện tại, chúng ta không có vấn nạn gì về ngôn ngữ viết tiếng Việt cả . Sự trao đổi tư tưởng, ngôn ngữ nói được ký tự xuống với tiếng Việt hiện nay đã đáp ứng nhu cầu của truyền thông (communication). Không có một khoảng trống hay một nhu cầu cần thiết để phải thay đổi cả hệ thống viết hay phát âm tiếng Việt .
Trong các dự án hay nghiên cứu khoa học, khi trình lên kiến nghị các dự án, bao giờ người ta cũng phải đặt ra : Vấn nạn là gì ? Tại sao cần thay đổi và ra phương án mới ? Giải quyết ra sao ? Phương án giải quyết đòi hỏi tốn kém bao nhiêu ngân sách, bao nhiêu thời gian, bao nhiêu sức lực, nhân tài ? Có đáng để thay đổi không ? Cái lợi là gì ? Cái hại là gì ?
Tất cả phải được xem xét chu đáo mọi khía cạnh, chứ không phải khơi khơi kiểu thích thì đề nghị chơi chơi vậy thôi, còn lợi hại ra sao tính sau .
Mình thiệt sự không quan tâm tới ông tiến sĩ ấy thích bày trò gì, sống chết ra sao, gọi tên con cái ông ta thế nào ở nhà ông ta. Nhưng mình quan tâm tới các bạn mình có suy nghĩ gì, có nhảy theo ông ta xuống cái hố đen thùi lùi đó hay không mà thôi . Vì quan tâm tới bạn mình, cho nên mình mới viết stt nì.
Cũng nói luôn là các mổ xẻ nì là để chủ động phòng ngừa, chứ Bộ Giáo Dục VN và chính phủ VN chưa hó hé gì thì ông tiến sĩ kia có bày trò gì cũng chả làm hại nổi hệ thống tiếng Việt hay văn hóa dân tộc VN. Mà nếu Bộ Giáo Dục VN có khùng khùng mà đưa nó vào các chương trình học thì nếu dân chúng tẩy chay thì cũng chả làm gì được nhau, mức khả thi sẽ thấp nếu dân chúng ý thức cao.
Không biết ông tiến sĩ kia thấy cái lợi ở điểm nào, nhưng cái hại thì vô bờ . PL muốn đơn cử vài điều để các bạn thấy giả sử nếu hệ thống viết tiếng Việt của ông tiến sĩ kia bị đưa ra áp dụng toàn quốc thì hệ quả gì sẽ xảy ra cho dân tộc VN.
- 30 năm sau, thế hệ trẻ sau này sẽ không thể đọc được các sách sử, sách văn hóa của bao đời trước của VN. Lúc đó, có mấy ai còn có khả năng để dịch lại cho họ "tiếng Việt cũ" ? Dịch một cuốn sách đòi hỏi bao nhiêu thời gian, tâm sức của con người . Nếu cả trăm ngàn cuốn sách xưa, lấy ai bỏ công ra dịch lại cho thế hệ trẻ? Họ sẽ mù tịt về lịch sử và kinh nghiệm của ông cha bao đời nay.
- Nếu áp dụng vào các trường học, cần đào tạo bao nhiêu thầy cô giáo ? Và đào tạo bao lâu thì thầy cô giáo mới nắm vững để rồi lại đi dạy lại cho học sinh ? Mất bao nhiêu năm ? Trong từng ấy năm, đáng lẽ ra nhân tài, sức lực của dân tộc được đổ vào các việc xây dựng, phát triển đât nước . Thì bây giờ bị đình trệ lại chừng ấy năm để chỉ thay đổi hệ thống viết hay phát âm tiếng Việt thôi à ? Chừng ấy năm, thế giới và thời gian có dậm chân tại chỗ để chờ VN hay không? Hay là thê" giới và thời gian vẫn trôi tiêp về phía trước, còn VN thì thụt lùi lạc hậu lại phía sau hơn nữa?
- Nhìn tổng thể, tài nguyên, tài lực, thời gian thì hạn hẹp, đâu phải khơi khơi mà chạy ra xóa cái vèo một hệ thống đã có bao nhiêu đời, ảnh hưởng tới cả dân tộc, nó không hề đơn giản như là chuyện một ngày 1975 đảng Cộng Sản Mắm Tôm vào Sài Gòn rồi xóa tên trường Nguyễn Thượng Hiền, đổi thành Nguyễn Văn Trỗi , xong 25 năm sau lại phải trả tên Nguyễn Thượng Hiền lại cho ngôi trường đó . Xóa đi hệ thống viết tiếng Việt ảnh hưởng tới toàn bộ các lĩnh vực phát triển dân tộc . Nó làm thiệt hại toàn bộ mọi lĩnh vực vì tất cả các sách khoa học , y tế, thương mại, nghệ thuật ...v.v... đều sẽ bị xóa sạch nếu như không có ai để bỏ ra cả trăm năm mà ngồi dịch lại, chuyển sang cách viết tiếng Việt mới cho thế hệ sau. Đốt sách cũng không nguy hiểm cho bằng thay đổi hệ thống viết tiếng Việt !
Trước khi các bạn quyết định nhảy hố hay không, hãy cân nhắc cho kỹ, vận mạng dân tộc và các thế hệ sau nằm trong tay các bạn đó.
PL
11/25/17