PGS.TS Bùi Hiền không dám ra khỏi nhà sau khi nghe nữ Ca Sỹ nói về việc cải cách Tiếq Việt của ông
shared
BẢNG MẪU TỰ TIẾNG VIỆT VỐN ĐÃ HAY VÀ ĐỦ
Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt" của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.
Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.
Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”
Đây là những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ:
1. Chữ Quốc Ngữ là một hệ thống ký âm: âm phát ra như thế nào thì dùng những chữ cái (mẫu tự, ký tự) a, b, c, d, đ v.v… để ghi lại âm đó lên trên giấy. Cũng giống như người ta dùng những nốt nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si để ghi lại trên giấy âm thanh của một khúc nhạc, một bản nhạc. Điểm này cho thấy chữ Quốc Ngữ và chữ Hoa (chữ Tàu) đặt trên hai nền tảng hoàn toàn khác nhau: chữ Hoa đặt trên nền tảng hình vẽ, hình tượng thế nào thì vẽ ra như thế, đơn giản nét đi rồi cho vào một ô vuông tưởng tượng mà thành ra chữ.
2. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ ghi tiếng nói của cả nước chứ không phải ghi tiếng nói của một miền, một vùng, một thành phố, cho dù thành phố đó là Hà Nội. Khi các nhà truyền giáo sáng tạo chữ Quốc Ngữ, các ông này đã đi khắp tất cả mọi nơi trên đất nước ta: Đàng Trong, Đàng Ngoài, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thu thập các cách phát âm, tổng hợp lại mà ra các âm (thể hiện bằng những chữ cái) và các thanh độ (thể hiện bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.) Khi chỉ dựa vào cách phát âm của một miền, một vùng, một thành phố để làm thành bộ chữ thì thứ chữ ấy không thể được gọi là chữ Quốc Ngữ nữa. Ấy là chưa kể người của một vùng có thể thay đổi cách phát âm, lý do là có sự thay đổi người sinh sống ở vùng ấy. Người Hà Nội trước đây và người Hà Nội bây giờ trong cách phát âm có nhiều điểm không giống nhau.
3. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ có thể nói là duy nhất tại Á châu nằm trong khối chữ viết dùng hệ thống mẫu tự La-tinh. Những thứ chữ khác tại Á châu cũng dùng bảng mẫu tự La-tinh đều chỉ có tính cách thử nghiệm hoặc sử dụng trong phạm vi hạn hẹp, hầu như chỉ có tính cách phiên âm mà thôi. Đã gọi là nằm trong một hệ thống thì cách phát âm qua ký hiệu là các chữ cái phải giống nhau hoặc tương tự. Thí dụ: âm [thờ] được ký âm bằng hai chữ cái T và H: TH. Nhìn ký tự TH, người ta phát âm được là [thờ]. Nếu đổi đi, dùng ký tự W để ghi âm [thờ] thì tự mình tách ra khỏi hệ thống chung, gây rắc rối, khó hiểu chứ không phải là “hội nhập” thế giới. Người dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khi dạy thường phải dùng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ: tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây-ban-nha. Học viên cảm thấy chữ Việt cũng có cách viết tương tự như ngôn ngữ của họ khiến họ cảm thấy dễ học, dễ viết. Đổi TH thành W để ghi âm [thờ] thì học viên chỉ có nước… chết!
4. Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn có (từ thời Alexandre de Rhodes) (1) dựa vào nguyên tắc "đơn giản tối đa" để dễ học, dễ nhớ. Thí dụ: đã có ký tự P và ký tự H, ghép lại thành PH để ký âm [phờ] thì không cần F phải có mặt trong bảng mẫu tự nữa. Vì thế mà trong bảng mẫu tự tiếng Việt không có những chữ cái F, J, W, Z.
5. Tuy đơn giản, bảng mẫu tự này lại rất tinh tế. Cùng là âm [cờ] mà bình thường được ghi bằng ký tự C, lại được ghi bằng ký tự K khi âm [cờ] này đứng trước những âm I, E, Ê vì đây là 3 âm đầu lưỡi, và được ghi bằng ký tự Q(u) khi đứng trước những âm/vần bắt đầu bằng UY (và OA.) (2) Bỏ mất điểm tinh tế này đi, chữ Quốc Ngữ mất đi phần nào nét đặc biệt của nó. Vả lại, nếu đồng hoá, chỉ dùng K cho tất cả các âm [cờ] thì sẽ ra tình trạng hai chữ CỦA và QUẢ được viết giống nhau: KỦA.
6. Chữ Quốc Ngữ có đặc điểm là âm nào phát ra được cũng ghi (viết) được và chỉ có một cách viết đúng mà thôi. Thí dụ: phát âm là [chuyện] với phụ âm [chờ] đứng đầu thì phải viết là CHUYỆN; mà phát âm là [truyện] với phụ âm [trờ] đứng đầu thì phải viết là TRUYỆN. Người Hà Nội có thể phát âm hai âm [chuyện] và [truyện] giống nhau, đều là [chuyện] mà thôi, nhưng tại rất nhiều vùng trên toàn đất nước, đồng bào mình phát âm rất rõ hai âm [chuyện] và [truyện]. Không nên làm nghèo cách phát âm phong phú của người mình.
Tóm lại,
Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng tiêu chuẩn, có 23 chữ cái:
A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng đầy đủ, có 29 chữ cái:
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
Chúng tôi thấy đây là hai bảng mẫu tự rất đơn giản và đầy đủ, không cần phải cải cách, thêm bớt gì cả.
Còn việc phiên âm những tiếng nước ngoài, trong đó có các ký tự F, J, W, Z lại là một vấn đề khác, chúng tôi không bàn tới ở đây.
Sự “cái tiến” như PGS TS Bùi Hiền đề nghị đã làm méo mó chữ Quốc Ngữ, nếu không muốn nói là ám sát nó, rất nguy hại. Nó khiến người ta hoang mang, tốn thì giờ, tốn công sức. Và nếu vô phúc nó được đem ra áp dụng thì tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy nó tiêu phí rất nhiều năng lực, thì giờ và tiền bạc.
Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta không tiếp tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn thích nghịch ngợm đã "chế tác" ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để “chít chát” với nhau, nay gặp được thứ đồ chơi này sẽ đem ra dùng… cho biết. Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó. (3)
(1) Alexandre de Rhodes không phải là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Khi đến đất Việt để truyền đạo, ông phải học tiếng Việt qua các sách (chép tay) của các giáo sĩ Bồ-đào-nha đã đến miền đất này trước ông. Nhưng Alexandre de Rhodes đã có công lớn nhất trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ. Ông là tác giả hai tác phẩm chữ Quốc Ngữ đầu tiên, ấn hành tại Rome năm 1651: “Tự Điển Việt-Bồ-La” và “Phép Giảng Tám Ngày.”
(2) Sự thật QUÝ là QU + UÝ, khi viết chúng ta giản lược một chữ U, thành ra QUÝ; QUẢ là QU + OẢ, khi viết chúng ta giản lược chữ O, thành ra QUẢ. Hiện tượng này cũng tương tự như GIÊNG là GI + IÊNG, khi viết chúng ta giản lược một chữ I thành ra GIÊNG. Có thể một số vị không đồng ý với cách giải thích này.
(3) Chúng tôi không mất thì giờ ghi lại tất cả những thay đổi, thêm bớt vào bảng mẫu tự tiếng Việt của PGS TS Bùi Hiền mà ông gọi là “cải tiến”. Tiếp tay phổ biến chúng làm gì! Chúng tôi cũng không tiếp tục thảo luận về vấn đề “cải tiến chữ Việt” trên trang Facebook này. Không ích gì! Ngoại giả, không ai cấm vấn đề “cải tiến chữ Việt” được trình bày và thảo luận trong các cuộc hội thảo ngôn ngữ.
*
shảred Dang Tuong
*
shảred Dang Tuong
VÌ SAO THIÊN HẠ CHỬI ÔNG BÙI HIỀN .Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta.
Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…
Kẻ thóa mạ sự thóa mạ chỉ có thể là quân đạo đức giả, mắt nhìn dưới đáy quần nhưng cái đầu tỏ ra đứng cao hơn thiên hạ!
Không ít người còn đòi thiên hạ “phải tôn trọng sáng kiến” của ông Bùi Hiền, vì “tâm huyết”, vì “khoa học”, cứ coi như là “một thí nghiệm”, cho dù thí nghiệm ấy có thể thành công hay thất bại!!!
Trước hết, tôi muốn nói cái lý mà thiên hạ chửi ông Bùi Hiền.
Một là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì ông là một người có học hàm học vị, chuyên gia về tiếng Việt, từng có vai vế đại diện cho quyền lực. Nếu là một người bình thường thì sai là hết sức bình thường. Như bọn teen vẫn sai chính tả, thậm chí tự sáng chế chữ viết theo cách của chúng để né tránh kiểm duyệt của người lớn. Điều người bình thường sai và bọn teen chơi nghịch không ảnh hưởng đến ai. Nhưng người có học hàm học vị, chuyên gia và vai vế như Bùi Hiền thì cái sai của ông có tác hại đến cả thế hệ, tác hại đến cộng đồng và văn hóa dân tộc. Ở đất nước dân trí lẫn quan trí thấp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Nhiều người bắt chước làm theo rồi lẫn lộn giữa cũ và mới dẫn đến hiện tượng chập cheng như tôi nói ở bài trước, trường học hóa ra thành trại tâm thần. Thậm chí ông quan nào đó nổi hứng biến “dự án” riêng của ông Bùi Hiền thành dự án cấp quốc gia tiêu tốn ngàn tỉ của dân thì ai chịu trách nhiệm?
Tôi không tin, cái “dự án” đã nghiên cứu 30 năm của ông Bùi Hiền như ông đã khoe không tiêu đồng nào của dân?
Hai là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì người ta đã quá nhạy cảm với những cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những dự án râu ông nọ cắm cằm bà kia, xa rời thực tiễn, ngốn hàng ngàn tỉ gây nợ nần chồng chất, nhưng càng cải cách càng rối loạn, thầy giáo và học sinh trở thành nạn nhân đã bao nhiêu năm. Còn nhớ cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa gần nhất, chỉ thay đổi mỗi việc học và viết chữ e đầu tiên mà đã sinh bao nhiêu rắc rối. Một lý luận dở hơi, rằng học chữ e đầu tiên thay cho chữ a hay chữ o vì trẻ em gọi ba cũng như gọi mẹ đầu tiên, đặc biệt là chữ e có một nét, nên dễ viết nhất. Hậu quả là, trẻ em càng ngày càng viết chữ xấu và viết sai chính tả. Do đó mới có hàng ngàn cái lò luyện chữ ra đời để tăng thu nhập cho giáo viên, mà lại luyện bài bản theo cách cũ của giáo dục Việt Nam cộng hòa. Đó là tôi chưa nói cải cách một hồi, sách giáo khoa sai tràn lan: “đám giỗ” thì viết là “đám dỗ”, “cây nêu” thì viết là “cây lêu”…
Hai là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì người ta đã quá nhạy cảm với những cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những dự án râu ông nọ cắm cằm bà kia, xa rời thực tiễn, ngốn hàng ngàn tỉ gây nợ nần chồng chất, nhưng càng cải cách càng rối loạn, thầy giáo và học sinh trở thành nạn nhân đã bao nhiêu năm. Còn nhớ cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa gần nhất, chỉ thay đổi mỗi việc học và viết chữ e đầu tiên mà đã sinh bao nhiêu rắc rối. Một lý luận dở hơi, rằng học chữ e đầu tiên thay cho chữ a hay chữ o vì trẻ em gọi ba cũng như gọi mẹ đầu tiên, đặc biệt là chữ e có một nét, nên dễ viết nhất. Hậu quả là, trẻ em càng ngày càng viết chữ xấu và viết sai chính tả. Do đó mới có hàng ngàn cái lò luyện chữ ra đời để tăng thu nhập cho giáo viên, mà lại luyện bài bản theo cách cũ của giáo dục Việt Nam cộng hòa. Đó là tôi chưa nói cải cách một hồi, sách giáo khoa sai tràn lan: “đám giỗ” thì viết là “đám dỗ”, “cây nêu” thì viết là “cây lêu”…
Ba là, chửi là vũ khí hữu hiệu thể hiện sự phẫn nộ chính đáng của người dân thấp cổ bé họng. “Ném đá” ư? Ném đá thật thời trung cổ thì hạ nhục và gây chết người, còn ném đá trên mạng thì lâu nay tôi chỉ thấy có ích. Nó có hạ nhục kẻ đáng bị hạ nhục, nhưng không gây chết ai, trừ bọn ngu dốt có quyền lực, bọn hồ đồ bán nước hại dân, phá hoại văn hóa dân tộc. Nếu nói chửi là vô văn hóa thì tôi đồ rằng nhân loại đã vô văn hóa từ khi có ngôn ngữ, tức từ hoang dã sang văn minh. Thay bằng dùng bạo lực, con người đã biết dùng ngôn ngữ để phản kháng. Khi những người thấp cổ bé họng không thể phản kháng bằng sức mạnh hay bằng lý lẽ, người ta chỉ có thể phản kháng bằng tiếng chửi. Các nhà nho xưa khi bất lực trước những vấn nạn của cuộc đời vẫn chửi. Nguyễn Du chửi. Hồ Xuân Hương chửi. Nguyễn Khuyến, Tú Xương chửi. Chửi nông chửi thâm đều là chửi, không cần phân biệt chị bán cá hay anh nhà văn. Nhưng những kẻ không vì bất lực, không vì thấp cổ bé họng, có học và sẵn quyền lực trong tay mà vì nhân danh đạo đức để chửi lại thiên hạ là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”… mới thực sự là kẻ đáng khinh bỉ!
Tóm lại, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền là sự phẫn nộ chính đáng. Còn kẻ có quyền, có học hàm học vị mà chửi lại thiên hạ là kẻ đội lốt thầy tu, nhân danh đạo đức chửi thiên hạ, tức chửi dân khác nào chửi kẻ sinh ra mình!
Thứ hai, tôi nói về cái gọi là “sáng kiến” hay “thí nghiệm khoa học” của ông Bùi Hiền. Sự phản khoa học của “dự án cải cách” này tôi đã nói rõ 5 điều ở trong bài viết trước. Ở đây chỉ nói thêm về cái quyền mà một số người bênh vực cho ông Bùi Hiền. Nếu là anh nông dân, qua thực tiễn đã sáng kiến ra các loại nông cụ để cải thiện, giải phóng sức lao động của mình thì khác. Trong trường hợp này, rõ ràng là cái quyền của anh nông dân, sáng kiến của anh nông dân có thể thành công hay thất bại, cho cá nhân anh ta hay nhân rộng ra cho mọi người đều không ảnh hưởng gì đến ai. Nhưng một người học hàm học vị đầy mình, một sáng kiến của anh đưa ra phải được xét duyệt và nghiệm thu trên tinh thần khoa học, đảm bảo tính khả thi và có ích cho cả cộng đồng. Có nghĩa là “thí nghiệm” của anh ta phải dựa vào hiểu biết tối thiểu về mặt khoa học chứ không phải là thí nghiệm bừa bãi như cưa bom giữa làng. Đem bảng quy ước mới về chữ cái tiếng Việt của Bùi Hiền ra quảng bá (chứ chưa cần áp dụng) cho chữ viết tiếng Việt khác nào cưa quả bom nguyên tử giữa cộng đồng mà sức nổ của nó có thể nổ tung văn hóa cả ngàn năm của dân tộc, nếu không gây chết người cũng có thể biến cả dân tộc thành tâm thần!
Sự thật là quả bom ấy chưa nổ mà đã đe dọa cả cộng đồng. Nó nguy hiểm hơn cả Formosa xả thải ra biển. Mọi người lo lắng nó ảnh hưởng đến con cái mình, đến giáo dục, đến văn hóa của dân tộc cho nên phải chửi để ngăn chặn là hoàn toàn phải đạo.
*
https://methongthai.org/tin-tot-lanh-2811-tieq-viet-se-nay-neu-cuq-ta-kai-kac-weo-fo-zao-su-bui-hien-212781.html?utm_source=oanhdtk&utm_medium=Social&utm_campaign=nkyt
Hôm nay là thứ High, thành thật xin lỗi quý bạn đọc nếu như những dòng chữ trên khiến hội chứng ngày thứ Hai của bạn đọc bị biến chứng bất ngờ!
No comments:
Post a Comment