Monday, March 19, 2018

Ngày lê khánh thành tại Long Thiên Tư.


Ngày lê khánh thành tại Long Thiên Tư.

Long - hiê.n chín tương` ngũ să'c vân
Thiên - môn khăp' sư' khuyên' tu thân
Tư. - hào tư. phụ là muôn tôi.
Lê~ - Phâ.t tư` tâm phươ'c vạn cân
Khánh - ngọc chuông vàng truyên` đạo cả
Thành - hoa trôn'g giục thư'c lòng dân
Biên - hùng thi hiên' nâng nê`n giáo
Hòa - giải tín đô` ráng đô. thân

Gia - môn hư~u hạnh tiêp' xuân sang
đình - miêu~ các nơi đă.ng mơ mang
Phât. - chô'n tây phương lòng tương nhơ'
Tư? - tôn trâ`n thê' phươc' minh quang
Chúc - câu tỉnh ngô. nương thuyê`n bác
Xuân - đên' tu trì đạo vẻ vang
đinh - să'c môt lòng tư` thiê.n chí
Dâụ - niên tha.nh trị nươ'c nhà an.

thơ của dì út đinh thị Ha 

http://phatgiaodongnai.vn/loi-phat-day/dong-nai-chua-long-thien-386.html

Chùa Long Thiền được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 14 tháng 6 năm 1991. Đây là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai, nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa (trước kia thuộc thôn Bình Long, huvện Phước Long, dinh Trấn Biên). Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 1km vể hướng tây. Theo tài liệu lưu tại Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc từ miền Trung vào khai sáng.
Chùa Long Thiền ban đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ, cột gỗ vách ván, mái lớp dừa nưóc, nền đất sét. Theo đánh giá của các nhà sư chùa Long Thiền tọa lạc trên một vùng đất có long mạch tốt. Trước chùa có sông Đồng Nai, sau lưng chùa có núi Châu Thới, từ chùa tỏa ra quanh vùng, từ xã Hóa An đến Thạnh Hội là “long mạch của Thanh Long” còn núi Châu Thới dựng lên như cánh đuôi rồng, chùa Long Thiền biểu trưng miệng rồng, núi Bửu Long biểu thị “Trái Châu” vì như rồng ngậm trái châu.
Ngôi chùa được khang trang và tồn tại đến ngày nay đã trải qua ba lần trùng tu vào các năm 1748, 1842 và năm 1952 chùa được trùng tu lần thứ ba do hòa thượng Thích Huệ Thành chủ trì. Lần trùng tu này đã đem lại cho ngôi chùa diện mạo mới. Giảng đường, khách đường, tăng đường được xây dựng mở rộng thêm. Mái lợp ngói tây, riêng nhà trù lợp tôn xi măng, tường được xây dựng bằng gạch thẻ, nền lát gạch tàu và gạch bông, giảng đường có gác lửng, chánh điện được tôn cao thêm 1m. Mặt chính chùa hướng ra sông theo hướng đông bắc, sân chùa có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Dưới gốc cổ thụ có tượng Di Lặc tọa thiền, bên tả là nhà tăng, bên hữu là hòn giả sơn phổ đá, tượng phật Quan Âm đứng uy nghi với nét mặt nhân từ, khoan dung và phúc hậu. Khuôn viên chùa là khu vườn rộng có nhiều tháp cổ trong đó có bảo tháp của tổ sư Thành Nhạc. Từ ngoài nhìn vào ta thấy sự uy nghi bề thế của ngôi chùa chánh điện, nhà thờ tổ, giảng đường, nhà trù nối tiếp nhau. Tùy theo chức năng của từng nơi mà bài trí khác nhau. Phần chánh điện uy nghi tôn kính. Bệ thờ chính thờ Phật Di Đà, Thích Ca, Ngọc Hoàng, Tam thế phật, Đức địa tạng, Ông Tiêu và các vị Bồ Tát. Đối xứng hai bên thờ gia lam, linh sơn cùng thập điện diêm vương. Đối diện bàn thờ chính là bàn thờ thờ liên diện đại sĩ, tam châu hộ pháp cùng đức thiên thư, thiên nhã, những hàng cột thứ trong chánh điện chạm khác tinh tế các đề tài: hoa điêu, bát tiên, lý ngư hóa long, nhật nguyệt, tứ linh… Trên khắp xà ngang treo hoành phi khắc chữ Hán, sơn son thếp vàng sắc sảo với nội dung về chánh pháp, khuyên nhủ con người với lòng từ bi bác ái.

No comments:

Post a Comment