Ông biết tuốt
Tôi vốn không ưa gì Max Kelada ngay cả khi tôi chưa quen biết ông ta. Chiến tranh vừa chấm dứt và lượng hành khách trên các chuyến tàu biển thì luôn đông đúc. Phải tìm đỏ con mắt mới có được một phòng nên bạn phải chấp nhận bất cứ thứ gì người ta đưa cho. Bạn đừng mong một mình một phòng riêng, tôi may mắn lắm mới được người ta cấp cho một cái chỉ có hai giường kê bên trong. Nhưng khi tôi nghe họ nói đến cái tên của cái gã cùng phòng với mình thì tôi thấy thất vọng vô cùng. Nếu đóng kín mít các cửa sổ ở mạn tàu thì không khí ban đêm thể nào cũng ngột ngạt kinh khủng. Ở chung phòng trong suốt 14 ngày với bất kỳ ai đã là điều đồi tệ lắm rồi (tôi đang trên đường từ San Francisco đến Yokohama), nhưng có lẽ xem ra tôi sẽ bớt rầu hơn giá mà tên của vị khách cùng phòng là Smith hay Brown gì gì đó.
Khi tôi lên tàu thì thấy hành lý của cái Ông Kelada kia đã chất đầy bên dưới. Tôi không thích nhìn thấy cảnh tượng ấy chút nào; cả một mớ nhãn mác trên đống quần áo, và cái rương đựng cũng to tổ bố. Ông ta lại không gói ghém cho gọn gàng những thứ vệ sinh cá nhân nữa, tôi để ý thấy rằng ông này đúng là khách hàng ruột của hãng Monsieur Coty tiếng tăm, vì ở chỗ đứng rửa tay tôi nhìn thấy nước hoa, dầu gội, và gel làm mượt tóc của ông ta bày la liệt cả ra. Những chiếc bàn chải của Ông Kelada, gỗ mun có chữ viết lồng nhau mạ vàng, đem xài được rồi đấy. Tôi chẳng ưa cái Ông Kelada này chút nào. Tôi kiếm phòng dành cho người hút thuốc. Tôi gọi một cỗ bài rồi ngồi chơi một mình. Tôi vừa bắt đầu chơi thì một gã lại gần bắt chuyện, rằng có phải tôi là …
“Tôi là Quý Ông Kelada”, ông ta nói thêm, với một nụ cười để lộ hàm răng trắng loá cả mắt, và ngồi xuống.
“À, vâng, tôi nghĩ chúng ta chung một phòng.”
“May là tôi yêu cầu như vậy. Ông chẳng thể biết được mình sẽ bị buộc phải ở chung với ai nữa. Tôi rất mừng khi nghe nói ông là người Anh. Tôi khéo léo sắp xếp để người Anh chúng ta ở chung phòng trên tàu, ông hiểu ý tôi chứ!”
Tôi chớp chớp mắt.
“Ông là người Anh?” tôi hỏi, có lẽ không mấy lịch sự cho lắm.
“Dĩ nhiên. Ông thấy tôi không giống người Mỹ, đúng không? Tôi là người Anh chính cống đấy ạ.”
Để chứng minh điều mình vừa nói là đúng, Quý Ông Kelada ấy lôi từ trong ví ra tấm hộ chiếu và phe phẩy nó một cách khiếm nhã trước mặt tôi.
Đức Vua George có lắm thần dân đến là kỳ quặc. Quý Ông Kelada người lùn tịt, vóc dáng chắc nịch, mặt láng o và nước da đen thui, có cái mũi khoằm nung núc thịt và đôi mắt rất to, sáng ngời ngời. Mái tóc đen dài của Ngài thì quăn và bóng lộn. Ngài nói tía lia tiếng Anh mà chẳng có chút Anh ngữ nào và cử chỉ điệu bộ thì cởi mở hết cỡ. Tôi trộm nghĩ rằng nếu kiểm tra kỹ lưỡng tấm hộ chiếu Anh quốc ấy thì có lẽ sẽ lộ tẩy chuyện Quý Ông Kelada trước đây ra đời dưới một bầu trời xanh hơn cái bầu trời u ám thường thấy ở nước Anh.
“Ông dùng gì ạ?” Ông Kelada hỏi tôi.
Tôi nhìn Ngài hồ nghi. Lệnh cấm rượu còn hiệu lực và trên tàu chỉ được phép mang đồ ép khô. Khi không khát thì nước ướp gừng hay nước chanh xô-đa, tôi chẳng biết mình không thiết gì hơn nữa. Nhưng Quý Ông Kelada ấy lại toét miệng cười với tôi một nụ cười phương Đông bí hiểm.
“Whisky, xô-đa, hay martini không pha, ông chỉ cần nói một tiếng là có.”
Ông ta lôi từ những cái túi tân thời của mình ra chai rượu bỏ túi rồi đặt nó lên bàn trước mặt tôi. Tôi chọn martini và bảo người phục vụ lấy cho một cốc đá cùng hai cái ly.
“Cốc-tai ngon tuyệt”, tôi nói.
“Ồ, còn nhiều lắm, à, nếu ông quen bất kỳ người bạn nào trên tàu, hãy nói với họ ông có một vị bằng hữu, ông ta có đủ loại rượu mạnh trên thế gian này.
Cái Ông Kelada đến là khoẻ miệng. Liến thắng nói đủ chuyện về New York rồi tới San Francisco . Bàn cãi về kịch, điện ảnh, thậm chí cả chính trị nữa. Ông ta lại là một nhà ái quốc. Ngọn quốc kỳ Anh quốc đẹp đẽ là vậy, nhưng khi nó được một quý ông nào đó tận Alexandria hay mãi tít Beirut xa xôi nâng niu, thì tôi không thể không cảm thấy nó bị mất mát đi phần nào giá trị vốn có. Quý Ông Kelada cũng cá mè một lứa quá cơ. Tôi không muốn làm ra vẻ, nhưng không thể chịu nổi khi một gã hoàn toàn xa lạ xưng hô với mình lại bỏ quên hai tiếng “Quý Ông” lên trước tên của mình. Hẳn Quý Ông Kelada cư xử không đúng lối như vậy để được thân mật với tôi. Tôi không thích Quý Ông Kelada chút nào. Tôi đã gạt bỏ đống lá bài sang một bên khi ông ta ngồi xuống, nhưng bây giờ, nghĩ đến lần gặp gỡ đầu tiên này, cuộc chuyện trò đã kéo dài quá lâu rồi, tôi lại tiếp tục chơi bài.
“Con ba trên con bốn”, Ông Kelada chen vào.
Thật không có gì tức hơn là khi bạn đang chơi bài paxiên (lối đánh bài một người – TYPN) mà bị kẻ đứng ngoài chõ mõm vào mách lẻo cho biết vị trí cần đặt quân bài bạn đã rút lên trước lúc bạn có diễm phúc tự làm điều đó.
“Lộ rồi, lộ rồi”, ông ta gào lên, “con 10 trên con bồi”.
Tôi ngừng ván bài, lòng đầy tức giận và căm ghét.
Rồi ông ta chộp lấy bộ bài.
“Ngài có thích thuật đánh bài không ạ?”
“Không, tôi ghét ba cái trò đó”, tôi đáp.
“Ồ, tôi sẽ cho ngài xem cái này”
Ông ta biểu diễn cho tôi xem tới ba trò. Một lát, tôi nói tôi sắp xuống phòng ăn tối đặt bàn ăn.
“Ồ, khỏi lo”, ông ta nói. “Tôi đã đặt chỗ cho ngài rồi. Tôi nghĩ chúng ta cùng chung phòng thì cũng có thể ngồi chung bàn ăn.”
Tôi căm ghét cái Ông Kelada.
Không chỉ ở chung phòng mà ba bữa ăn mỗi ngày tôi cũng phải ngồi cùng bàn với ông ta, thậm chí tôi không thể đi dạo một mình quanh boong tàu mà không bị ông ta bám dính theo. Thật khó có thể làm ông ta mất mặt. Ông ta chẳng bao giờ nghĩ mình bị từ chối. Mà cứ nghĩ là bạn vui mừng lắm vì gặp ông ta giống như ông ta vậy. Ở nhà mình, có lẽ bạn đã đá văng ông ta rớt xuống cầu thang rồi đóng sầm cánh cửa vào mặt ông ta cho ông ta biết ông ta không phải là người khách được đón chào. Ông ta quả là người giỏi bắt chuyện, chỉ nội ba ngày mà đã quen hết mọi người trên tàu. Ông ta rành mọi thứ. Quản lý đánh cá ngựa, tổ chức bán đấu giá, quyên góp tiền cho các giải thưởng thể thao, mở các trận đấu gôn và trò ném vòng, sắp xếp các buổi hoà nhạc và chuẩn bị cho vũ hội hoá trang. Ông ta xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Chắc chắn ông ta là kẻ bị mọi người trên tàu ghét nhất. Chúng tôi gọi ông ta là Ông Biết Tuốt, thậm chí gọi ngay trước mặt ông ta. Ông ta lấy đó là niềm vinh hạnh. Nhưng đến bữa ăn thì ông ta mới làm phiền mọi người nhất. Chúng tôi phải khổ sở chịu đựng ông ta suốt một tiếng đồng hồ ấy. Ông ta ồn ào, cợt nhảm, khoác lác, và lý này lý nọ. Cái gì ông ta cũng rành hơn bất kỳ ai, và bạn không đồng ý với ông ta thì chẳng khác gì khạc nhổ vào tính kiêu căng tự phụ của ông ta. Ông ta sẽ không bỏ qua một chủ đề nào, dù chẳng quan trọng gì, cho đến khi nào ép được bạn theo lối suy nghĩ của ông ta mới thôi. Cái khả năng ông ta có thể mắc lỗi chẳng bao giờ xảy ra. Ông ta là cái loại biết tuốt kia mà.
Chúng tôi ngồi ở bàn của bác sĩ. Ông Kelada thì dĩ nhiên có cơ hội thể hiện mình, vì ông bác sĩ lười nhác, trong khi tôi dửng dưng lạnh nhạt, ngoại trừ một ông cũng ngồi ở đó tên là Ramsay. Ông này cũng thuộc loại giáo điều mà ba hoa như Ông Kelada, cũng đang rất bực mình trước thói kiêu căng của gã đến từ miền đông Địa Trung Hải. Họ tranh luận vô cùng gay gắt và không tìm ra được điểm dừng.
Ông Ramsay công tác cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Kobe . Ông ta quê ở vùng Trung tâm phía bắc Hoa Kỳ, là một kẻ to xác, mập chảy mỡ, nứt da, chật ních cả bộ đồ may sẵn. Ông ta trên đường quay trở lại tiếp tục công tác, sau khi bay về New York thăm rồi đưa mụ vợ phải ở nhà cả năm trời nay cùng đi. Bà Ramsay người nhỏ thó, cư xử thân mật và vui tính. Lãnh sự quán trả lương khá bèo, bà thường ăn vận rất đơn giản, nhưng biết cách. Bà ấy tạo được ấn tượng về sự nhã nhặn, giản dị. Tôi không nên dành cho người đàn bà này sự quan tâm đặc biệt, tuy nhiên bà ta sở hữu một phẩm chất mà có lẽ rất phổ biến trong giới phụ nữ, dù ngày nay không còn dễ dàng bắt gặp ở lối đối nhân xử thế của họ nữa. Bạn không thể nhìn bà ta mà không bị cái đức khiêm nhường của bà ta lôi cuốn. Đức tính ấy chiếu rọi vào bà ta như bông hoa trên tấm áo choàng vậy.
Vào một buổi tối, cuộc trò chuyện trong bữa ăn ngẫu nhiên trôi về chủ đề những viên ngọc trai. Có nhiều bài báo viết về ngọc trai nuôi do người Nhật khéo léo làm, và ông bác sĩ bình luận rằng chắc hẳn họ sẽ làm giảm bớt giá trị của ngọc trai tự nhiên. Chúng vốn rất đẹp, chẳng mấy mà trở nên hoàn mỹ. Ông Kelada, như thường lệ, lao ngay vào chủ đề mới. Ông ta khoe với chúng tôi tất cả những hiểu biết về ngọc trai của mình. Tôi không tin ông Ramsay rành rẽ ngọc trai, nhưng ông này không thể kiềm chế nổi ý định có cơ hội là làm cho cái gã đến từ miền đông Địa Trung Hải bẽ mặt, và trong 5 phút, chúng tôi ngồi giữa trận chiến ngôn từ nóng rát. Trước đây tôi từng thấy Ông Kelada gay gắt, mồm miệng tía lia nhưng chưa bao giờ thấy ông ta bức xúc, lồng lộn lên như lúc này. Sau cùng ông Ramsay nói gì xúc phạm đến ông Kelada khiến ông ta đập mạnh xuống bàn và quát tháo ầm ĩ:
“Hừ, tôi phải rõ những gì tôi nói chứ. Tôi đi Nhật chuyến này là để nghiên cứu vấn đề ngọc trai Nhật Bản. Tôi là người trong nghề và không có kẻ nào trong nghề mà không nói cho ông biết những gì tôi đã trình bày về ngọc trai. Tôi biết tất cả những loại ngọc trai quý nhất trên trần gian, và những gì tôi chưa biết về ngọc trai thì không cần phải biết”.
Đây là một tin thú vị cho chúng tôi, vì ông Kelada, luôn mồm luôn miệng, nhưng chưa bao giờ tiết lộ cho ai biết ông ta kinh doanh cái gì. Chúng tôi chỉ nghe phong thanh rằng ông ta đi Nhật cho vài mối làm ăn liên quan đến thương mại thì phải. Ông ta nhìn quanh bàn vẻ đắc thắng.
“Họ chẳng bao giờ có được ngọc trai nuôi mà một chuyên gia như tôi đây lại không thể phát biểu liền hay sao”. Ông ta chỉ vào chuỗi ngọc trai bà Ramsay đang đeo. “Thưa bà Ramsay, nhớ lời tôi nha, chuỗi ngọc bà đang đeo sẽ không bao giờ mất giá đến một xu so với hiện tại đâu.”
Một nụ cười thoảng qua khuôn mặt bà.
Bà Ramsay trong phong thái giản dị đỏ mặt lên một chút và lén giấu chuỗi ngọc vào trong áo.
Ông Ramsay ưỡn người về phía trước. Ông ta quăng cái nhìn vào chúng tôi và kèm theo một cái cười nhạt.
“Chuỗi ngọc của bà Ramsay nhà tôi đẹp chứ?”
“Tôi nói rồi” Ông Kelada trả lời. “ Chu choa, tôi từng tự nhủ, những viên ngọc trai ấy đúng là chất lượng trên cả tuyệt vời”.
“Tôi không tự mua nó. Tôi muốn ông nói cho biết nó giá khoảng bao nhiêu?”
“Úi trời, trên thị trường đâu đó thì khoảng độ 15 ngàn đô la. Nhưng nếu mà mua ở Đại lộ 5 thì cỡ 30 ngàn đô cũng không lấy gì làm ngạc nhiên đâu”.
Ông Ramsay cười đáng sợ.
“Ông sẽ ngạc nhiên lắm đấy khi nghe rằng bà Ramsay nhà tôi mua nó ở một cửa hàng trước hôm chúng tôi rời New-York một ngày với giá 18 đô la.
Ông Kelada đỏ mặt bừng bừng lên.
“Tầm bậy tầm bạ. Không những nó là hàng thật, mà còn là hàng “độc” xưa nay tôi chưa từng thấy”.
“Ông muốn cá không? Tôi cược 100 đô la với ông rằng nó là đồ rởm”
“Chơi thì chơi”
“Ôi, Elmer, anh không thể đánh cá về một cái mình biết chắc chắn thế được.” Bà Ramsay nhỏ nhẹ.
Trên môi bà nở một nụ cười và giọng bà nài nỉ nhẹ nhàng.
“Sao lại không? Nếu có cơ may kiếm tiền dễ dàng như vậy, anh là thằng ngu mới từ chối nó.”
“Nhưng làm sao xác minh được?” Bà ấy hỏi tiếp. “Đó chỉ là lời nói một phía chống lại những lời của ông Kelada”
“Cho phép tôi kiểm tra chuỗi ngọc, và nếu là đồ rởm thì tôi sẽ nói cho mọi người rõ ngay lập tức. Tôi có thể chấp nhận mất 100 đô la kia mà”. Ông Kelada quả quyết.
“Cởi nó ra, em yêu. Cho quý ông này xem thoả mái nếu ông ta muốn.”
Bà Ramsy thoáng chút do dự. Bà ta đặt tay lên cái móc.
“Tôi không tài nào cởi ra được”, bà ta nói. “Ông Kelala phải nghe những gì tôi nói chứ.”
Thoáng chốc, tôi ngờ ngợ có điều gì đó không hay sẽ xảy ra, nhưng tôi không rõ phải diễn đạt ra sao nữa.
Ông Ramsay đứng bật dậy.
“Để anh cởi nó cho.”
Ông ta cầm sợi dây đưa cho Ông Kelala. Người đàn ông đến từ miền đông Địa Trung Hải lấy cái kính lúp trong túi ra và săm soi tỉ mỉ kỹ càng. Một nụ cười đắc thắng lan đều trên khuôn mặt đen bóng của ông ta. Ông ta trả lại sợi dây. Chuẩn bị lên tiếng. Bất ngờ ông nhìn thấy nét mặt của bà Ramsay. Vẻ mặt ấy càng ngày càng trắng bệch đi như thể bà ta sắp ngất xỉu vậy. Bà ấy nhìn trừng trừng ông ta bằng đôi mắt hoảng loạn và mở rất to. Đôi mắt ấy chan chứa sự van nài mà tuyệt vọng; điều ấy quá lộ liễu, tôi không rõ tại sao ông chồng bà ta không thấy.
Ông Kelala chết lặng, miệng ngoác ra. Mặt đỏ tía tai. Bạn dường như có thể cảm nhận được nỗ lực mà ông ta đang gắng thực hiện là kiềm chế bản thân mình.
“Tôi lầm rồi”, ông ta nói. “Quả là hàng giả mà làm như thật vậy, nhưng tất nhiên, ngay khi tôi dùng cái kính của mình, tôi phát hiện ra ngay nó không phải là đồ thật. Tôi cho rằng cái giá 18 đô la là quá đắt cho cái thứ chết tiệt này.”
Ông ta móc túi lấy tờ bạc 100 đô la. Đưa cho ông Ramsay mà không thốt ra lời nào.
“Có lẽ vụ này sẽ dạy cho ông biết là đừng bao giờ quá kiêu ngạo nữa nha, ông bạn trẻ của tôi” Ông Ramsay vừa nói vừa giựt lấy đồng bạc kia.
Tôi để ý thấy đôi bàn tay ông Kelala đang run lên.
Câu chuyện loang ra cả con tàu, quả là tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, và tối hôm đó ông ta nhận được biết bao nhiêu là lời đàm tiếu. Thật là khéo diễu nhau khi “Ông Biết Tuốt” bị bắt tại trận. Nhưng bà Ramsay sớm cáo lui về phòng riêng nghỉ bởi chứng đau đầu nó hành.
Sáng hôm sau tôi thức dậy và cạo râu. Ông Kelala vẫn nằm trên giường rít thuốc. Bỗng nhiên có tiếng xào xạo nho nhỏ rồi tôi thấy một bao thư được từ từ đẩy vào ở dưới cánh cửa. Tôi mở cửa nhìn ra xa. Không có ai cả. Cầm bao thư lên, thấy địa chỉ người nhận là ông Kelala, chữ viết dạng khối. Tôi mang đưa cho ông ta.
“Ai thế này?” Ông ta mở nó ra. “Ối trời!”
Ông ta lấy ra khỏi bao thư, không phải một lá thư, mà là tờ 100 đô la. Ông ta ngẩng lên nhìn tôi và lại đỏ mặt. Ông ta xé bao thư vụn ra rồi đưa cho tôi.
“Phiền ông bỏ chúng ra cửa sổ giùm cái.” Tôi làm theo lời ông ta, rồi cười nhìn ông ấy.
“ Có ai muốn bị đem ra làm trò hề đến nhục mặt đâu kia chứ,” ông ta nói.
“Chuỗi ngọc ấy là ngọc thật đúng không?
“Nếu tôi có một cô vợ bé bỏng, dễ thương, tôi sẽ không để nàng ấy phải ở New York cả năm trời trong khi mình ở tận Kobe đâu.”
Bấy giờ tôi hoàn toàn không còn ác cảm với ông Kelala nữa. Ông ta móc cái ví ra và cẩn thận cất tờ 100 đô la đi.
I was prepared to dislike Max Kelada even before I knew him. The First World War had just finished and many people wanted to travel to different parts of the world. Rooms on ocean-going ships were very hard to get and you had to put up with whatever the agents chose to offer you. You could not hope for a cabin to yourself and I was thankful to be given one in which there were only two beds.
But when I was told the name of the person I would be sharing it with my heart sank. It suggested closed portholes and the night air completely shut out. It was bad enough to share a cabin for fourteen days with anyone (I was going from San Francisco to Yokohama in Japan), but I would have been less worried if the person’s name had been Smith or Brown.
When I got to the cabin I found that Mr. Kelada’s bags were already there. I did not like the look of them; there were too many labels on the suitcases, and the wardrobe trunk was too big. He had unpacked his toilet things, and I observed that he used the excellent products of Monsieur Coty; for I saw on the shelf above the wash basin his cologne, shampoo and hair oils.
Mr. Kelada’s hair brushes, with a fancy design based on his initials printed in gold on the back, would have been all the better for a good cleaning. I did not at all like Mr. Kelada. I made my way into the smoking-room. I called for a pack of cards and began to play patience.
I had just started when a man came up to me and asked me if he was right in thinking my name was so and so.
“I am Mr. Kelada,” he added, with a smile that showed a row of bright white teeth, and sat down.
“Oh, yes, we’re sharing a cabin, I think.”
“Bit of luck, I call it. You never know who you’re going to be put in with. I was very glad when I heard you were English. I’m all for us English sticking together when we’re away from home, if you understand what I mean.”
I stopped what I was doing. “Are you English?” I asked, without thinking.
“Certainly! You don’t think I look like an American, do you? British to the backbone, that’s what I am.”
To prove it, Mr. Kelada took out of his pocket a passport and airily waved it under my nose.
King George has many strange subjects. Mr. Kelada was short and of a strong build and dark skinned, clean-shaved with a fleshy, hooked nose and very large bright, watery eyes. His long black hair was shiny and curly. He spoke with a fluency in which there was nothing English and moved his hands about excitedly as he talked. I felt pretty sure that a closer look at that British passport would have given away the fact that Mr. Kelada was born under a bluer sky than is generally seen in England.
“What will you have?” he asked me.
I looked at him doubtfully. It was an American ship and Prohibition was in force. To all appearances the ship was bone dry. When I am not thirsty I do not know which I dislike more, soft drink or fruit juice. But Mr. Kelada flashed a quick oriental smile.
“Whisky and soda or a dry martini, you have only to say the word.”
He took a small metal drink container from each of his back pockets and laid it on the table before me. I chose the martini, and calling the waiter he ordered some ice and a couple of glasses.
“A very good cocktail,” I said.
“Well, there are a lot more where that came from, and if you’ve got any friends on board, you tell them you’ve got another friend who’s got all the drink in the world.”
Mr. Kelada was chatty. He talked of New York and of San Francisco. He discussed plays, pictures, and politics. He talked of his love for Britain. The Union Jack is a grand piece of cloth, but when it is waved about by a gentleman from Alexandria or Beirut, I cannot but feel that it loses a little in its standing.
Mr. Kelada was also familiar. I do not wish to put on airs, but I cannot help feeling that the polite thing for a total stranger to do would be to put mister before my name when he addresses me. Mr. Kelada, no doubt to make me more comfortable when talking to him, did not do this. I did not like Mr. Kelada. I had put the cards on the table when he sat down, but now, thinking that for this first occasion our conversation had lasted long enough, I went on with my game.
“The three on the four,” said Mr. Kelada.
There is nothing more annoying when you are playing patience than to be told where to put the card you have turned up before you have a chance to look for yourself.
“It’s coming out, it’s coming out,” he cried. “The ten on the jack.”
With anger and hatred in my heart I finished.
Then he took the pack.
“Do you like card tricks?”
“No, I hate card tricks,” I answered.
“Well, I’ll just show you this one.”
He showed me three. Then I said I would go down to the dining-room and get my seat at the table.
“Oh, that’s all right,” he said, “I’ve already taken a seat for you. I thought that as we were in the same cabin we might just as well sit at the same table.”
I did not like Mr. Kelada.
I not only shared a cabin with him and ate three meals a day at the same table, but I could not walk round the deck without his joining me. It was impossible to get away from him. It never occurred to him that he was not wanted. He was certain that you were as glad to see him as he was to see you. In your own house you might have kicked him downstairs and shut the door loudly in his face, and he still would not have understood that he was not a welcome visitor.
He was a good mixer, and in three days knew everyone on board. He ran everything. He managed the games, set up sports matches and collected money for prizes, organized the concert and arranged the fancy-dress ball. He was everywhere and always. He was certainly the best hated man in the ship. We called him Mr. Know-All, even to his face. He took it as a compliment.
But it was at meal times that he was most unbearable. For the better part of an hour then we could not get away and had to listen to him. He was full of warmth and friendliness, and had a happy, agreeable, talkative character. He would talk about all sorts of things, and loved arguing about them. He knew everything better than anybody else, and took it as an insult to his overly high belief in how clever he was should you disagree with him. He would not drop a subject, however unimportant, till he had brought you round to his way of thinking. The possibility that he could be wrong never occurred to him. He was the one who knew.
We sat at the doctor’s table. Mr. Kelada would certainly have had it all his own way, for the doctor was lazy and I was coldly uninterested, except for a man called Ramsay who sat there also. He was as fixed in his views as Mr. Kelada and grew angry over the Levantine’s certainty that everything he said was right. The discussions they had turned into bitter, seemingly endless arguments.
Ramsay was in the American Government’s Foreign Service and was stationed at Kobe in Japan. He was a great heavy man from the Middle West, with loose fat under a tight skin, and his large body was too big for his ready-made clothes. He was on his way back to continue in his post, having been on a quick visit to bring back his wife who had been spending a year at home in New York.
Mrs. Ramsay was a very pretty little thing, with pleasant manners and a sense of humor. The Foreign Service is not well paid, and she was dressed always very simply; but she knew how to wear her clothes. She quietly achieved an effect that made her seem different to most other women. I should not have paid any particular attention to her but that she possessed a quality that may be common enough in women, but nowadays is not obvious in their appearance. It shone in her like a flower on a coat.
One evening at dinner the conversation by chance got on to the subject of pearls. There had been in the newspapers a good deal of talk about the cultured pearls which the cunning Japanese were making, and the doctor remarked that they must surely reduce the value of real ones. They were very good already; they would soon be perfect. Mr. Kelada, as always, took up the new topic immediately. He told us all that was to be known about pearls. I do not believe Ramsay knew anything about them at all, but he could not miss the opportunity to disagree with the Levantine, and in five minutes we were in the middle of a heated argument. I had seen Mr. Kelada defend his views forcefully and energetically before, but never so fiercely and as strongly as now. At last something that Ramsay said annoyed him, for he thumped the table and shouted.
“Well, I ought to know what I am talking about, I’m going to Japan just to look into this Japanese pearl business. I’m in the trade and there’s not a man in it who won’t tell you that what I say about pearls always proves to be correct. I know all the best pearls in the world, and what I don’t know about pearls isn’t worth knowing.”
Here was news for us, for Mr. Kelada, with all his talking, had never told anyone what his business was. We only knew that he was going to Japan on some kind of business trip. He looked around the table in a way which showed that he thought he had already won the argument.
“They’ll never be able to get a cultured pearl that an expert like me can’t tell with half an eye.” He pointed to a chain of pearls that Mrs. Ramsay wore. “You take my word for it, Mrs. Ramsay, that chain you’re wearing will never be worth a cent less than it is now.”
Mrs. Ramsay’s face reddened a little and in her modest way she quickly moved the chain so that it was hidden inside her dress. Ramsay leaned forward. He gave us all a look and a smile shone in his eyes.
“That’s a pretty chain of Mrs. Ramsay’s, isn’t it?”
“I noticed it at once,” answered Mr. Kelada. “Wow, I said to myself, those are pearls all right.”
“I didn’t buy it myself, of course. I’d be interested to know how much you think it cost.”
“Oh, in the trade somewhere round fifteen thousand dollars. But if it was bought on Fifth Avenue I shouldn’t be surprised to hear anything up to thirty thousand was paid for it.”
Ramsay smiled coldly.
“You’ll be surprised to hear that Mrs. Ramsay bought that chain at a department store the day before we left New York, for eighteen dollars.”
Mr. Kelada’s face became suddenly red.
“Rubbish! It’s not only real, but it’s as fine a set for its size as I’ve ever seen.”
“Will you bet on it? I’ll bet you a hundred dollars they are not real.”
“Done.”
“Oh, Elmer, you can’t bet on a certainty,” said Mrs. Ramsay. She had a little smile on her lips and the way she spoke showed that she was not happy with the bet.
“Can’t I? If I get a chance of easy money like that I should be all sorts of a fool not to take it.”
“But how can it be proved?” she continued. “It’s only my word against Mr. Kelada’s.”
“Let me look at the chain, and if they are not real I’ll tell you quickly enough. I can afford to lose a hundred dollars,” said Mr. Kelada.
“Take it off, dear. Let the gentleman look at it as much as he wants.”
Mrs. Ramsay did not move for a moment, but then put her hands to the clasp.
“I can’t open it,” she said, “Mr. Kelada will just have to take my word for it.”
I had a sudden feeling that something unfortunate was about to occur, but I could think of nothing to say.
Ramsay jumped up.
“I’ll open it.”
He handed the chain to Mr. Kelada. The Levantine took a magnifying glass from his pocket and closely examined it. A smile of victory spread over his smooth, dark-skinned face. He handed back the chain. He was about to speak. Suddenly he caught sight of Mrs. Ramsay’s face. It was so white that she looked as though she were about to faint. She was looking at him with wide and frightened eyes. It was the look of someone in a hopeless situation in need of urgent help; it was so clear that I wondered why her husband did not see it.
Mr. Kelada stopped with his mouth open. His face became redder than before. You could almost see the effort he was making over himself.
“I was mistaken,” he said. “It’s very good copy, but of course as soon as I looked through my glass I saw that it wasn’t real. I think eighteen dollars is just about as much as the damned thing’s worth.”
He took out his wallet and from it a hundred-dollar note. He handed it to Ramsay without a word.
“Perhaps that’ll teach you not to be so sure of yourself another time, my young friend,” said Ramsay as he took the note.
I noticed that Mr. Kelada’s hands were shaking.
The story spread over the ship as stories do, and he had to put up with a lot of people making friendly fun of him that evening. It was a fine joke that Mr. Know-All had been caught out. But Mrs. Ramsay went to her cabin early with a head-ache.
Next morning I got up and began to shave. Mr. Kelada lay on his bed smoking a cigarette. Suddenly there was a sound outside the door as an envelope was pushed under it. I opened the door and looked out. There was nobody there. I picked up the letter and saw it was addressed to Max Kelada. The name was written in block letters. I handed it to him.
“Who’s this from?” He opened it. “Oh!”
He took out of the envelope, not a letter, but a hundred-dollar note. He looked at me and again he reddened. He tore the envelope into little bits and gave them to me.
“Do you mind just throwing them out of the porthole?”
I did as he asked, and then I looked at him with a smile.
“No one likes being made to look a perfect damned fool,” he said.
“Were the pearls real?”
“If I had a pretty little wife I shouldn’t let her spend a year in New York while I stayed at Kobe,” said he.
At that moment I did not completely dislike Mr. Kelada. He reached out for his wallet and carefully put in it the hundred-dollar note.
William Somerset Maugham
String of Pearls 15 thousand dollars,
30 thousand dollars or eighteen dollars:-)
30 thousand dollars or eighteen dollars:-)
No comments:
Post a Comment