Sư cô H.T năm nay mười tuổi, xuất gia tại thiền viện Shwe Oo Min Miến điện. Mặc dù tuổi nhỏ, nhưng sư cô có một phong thái rất đĩnh đạc, ung dung và quân bình. Khi gặp và nghe cô nói chuyện, người ta không thể không khởi lên suy nghĩ rằng, đây là một bằng chứng sống động và thuyết phục của thuyết tái sinh luân hồi, bởi lẽ những hiểu biết sâu sắc về Giáo Lý của cô và cách cô thể hiện những hiểu biết ấy vượt xa, rất xa những gì người ta có thể trông đợi ở một đứa trẻ mười tuổi. Thật kinh ngạc! Sau đây là một vài trích đoạn các câu hỏi-đáp của một nhóm phật tử với sư cô tý hon này:
Hỏi: Thưa cô, vì sao cô lại muốn tu tập?
Đáp: Vì muốn diệt trừ phiền não.
Hỏi: Vì sao lại phải diệt trừ phiền não?
Đáp: Vì còn phiền não thì còn đau khổ.
Hỏi: Có nhiều người có khổ đâu, mọi việc với họ đều thuận lợi mà?
Đáp: Dù có thuận lợi đến đâu, thì còn muốn (tham) là còn đau khổ.
Hỏi: Thưa cô, sự thực hành với cô khó ở điểm nào và dễ ở điểm nào?
Đáp: Dễ vì chánh niệm rất tự nhiên. Còn khó là việc duy trì liên tục chánh niệm ấy.
Hỏi: Thưa cô, ở tuổi cô, các em nhỏ đều thích chơi đùa, khi cô nhìn các bạn cùng tuổi cô có khởi lên ý muốn chơi đùa không?
Đáp: Không! Never!
Hỏi: Thưa cô, muốn kiếm nhiều tiền thì là tham, vậy, muốn tu tập giải thoát thì có phải là tham không ?
Đáp: Cũng còn tùy, nếu muốn một cái gì đó mà nếu không đạt được sẽ khởi sân thì đó chính là tham. Còn nếu muốn nhưng nếu đạt được cũng được, không đạt được cũng không sao thì không phải là tham.
Hỏi: Thưa cô, khi các đối tượng tâm nổi trội như tham và sân không còn nữa thì nên quan sát gì ạ?
Đáp: Bất cứ đối tượng nào, chẳng hạn như cảm giác trên thân.
Hỏi: Nhưng nếu không có cảm giác gì trên thân thì sao ạ?
Đáp: Luôn luôn có các cảm giác, chẳng bao giờ ngừng cả.
Hỏi: Cô có thể nói về sự khác biệt trong bản thân giữa trước đây và bây giờ khi đã biết đến pháp hành?
Đáp: Trước đây thì không biết giây phút hiện tại, còn bây giờ thì biết giây phút hiện tại.
Hỏi: Nhìn là thế nào và thấy là thế nào? Nghe là thế nào và lắng nghe là thế nào?
Đáp: Nhìn là có tác ý còn thấy là tự nhiên, nghe cũng là tự nhiêncòn lắng nghe là chủ ý nghe
Hỏi: Tâm tham, tâm sân khởi lên, đó là những đối tượng dễ bắt gặp còn những khi đối tượng khó nắm bắt, kiểu như là những khoảng trống thì xử lý sao?
Đáp: Thực ra thì đối tượng lúc nào cũng có, khi mà có khoảng trống thì lấy khoảng trống đó làm đối tượng nhưng nếu đối tượng đó mà quá lâu thì thầy có dạy là quay về hơi thở
Đáp: Nhìn là có tác ý còn thấy là tự nhiên, nghe cũng là tự nhiêncòn lắng nghe là chủ ý nghe
Hỏi: Tâm tham, tâm sân khởi lên, đó là những đối tượng dễ bắt gặp còn những khi đối tượng khó nắm bắt, kiểu như là những khoảng trống thì xử lý sao?
Đáp: Thực ra thì đối tượng lúc nào cũng có, khi mà có khoảng trống thì lấy khoảng trống đó làm đối tượng nhưng nếu đối tượng đó mà quá lâu thì thầy có dạy là quay về hơi thở
Hỏi: Những lúc bình thường hàng ngày thì trạng thái tâm cô thế nào?
Đáp: Nó có cái độ định, chánh niệm và cái tâm buông xả. hồi trước chưa sang trường thiền thì không có cái tâm đó.
Hỏi: Khi chánh niệm thì phải có yếu tố gì?
Đáp: Đầu tiên phải có ý muốn chánh niệm, phải có sự chánh niệm trên chánh niệm tức là phải có duy trì chánh niệm đó và nếu mất chánh niệm thì phải có lực tự tấn, tức là phải tự nhắc nhở mình.
Hỏi: Thế cái tinh tấn đó có phải là cái cố gắng không?
Đáp: Cố gắng thì cố gắng thiệt, nhưng mà phải xem là chánh tinh tấn hay tà tinh tấn
Hỏi: Thế nào là chánh tinh tấn, thế nào là tà tinh tấn?
Đáp: Chánh tinh tấn tức là cố gắng nhưng không có mong muốn, chỉ là cố gắng để đạt được sự hiểu biết còn tà tinh tấn là muốn đạt được cái này, đạt được cái kia (như là muốn có thần thông) và cố gắng để đạt những điều đó.
Hỏi: Nhưng nếu mình muốn giải thoát thì mình phải cố gắng chứ?
Đáp: Giải thoát là mục tiêu nhưng mà còn phải xem có giải thoát được hay không nữa chứ
Hỏi: Làm thế nào để diệt trừ phiền não
Đáp: Phải chánh niệm hay biết lúc mà sanh lên thì mình diệt nó
Hỏi: Lấy cái gì để diệt?
Đáp: Trí tuệ, phải chánh niệm thì mới sanh ra trí tuệ, tức là những cái gì xảy bây giờ phải hay biết thì mới có thể rút ra bài học, khi rút những bài học như vậy thì phiền não nó không quay trở lại nữa
Đáp: Nó có cái độ định, chánh niệm và cái tâm buông xả. hồi trước chưa sang trường thiền thì không có cái tâm đó.
Hỏi: Khi chánh niệm thì phải có yếu tố gì?
Đáp: Đầu tiên phải có ý muốn chánh niệm, phải có sự chánh niệm trên chánh niệm tức là phải có duy trì chánh niệm đó và nếu mất chánh niệm thì phải có lực tự tấn, tức là phải tự nhắc nhở mình.
Hỏi: Thế cái tinh tấn đó có phải là cái cố gắng không?
Đáp: Cố gắng thì cố gắng thiệt, nhưng mà phải xem là chánh tinh tấn hay tà tinh tấn
Hỏi: Thế nào là chánh tinh tấn, thế nào là tà tinh tấn?
Đáp: Chánh tinh tấn tức là cố gắng nhưng không có mong muốn, chỉ là cố gắng để đạt được sự hiểu biết còn tà tinh tấn là muốn đạt được cái này, đạt được cái kia (như là muốn có thần thông) và cố gắng để đạt những điều đó.
Hỏi: Nhưng nếu mình muốn giải thoát thì mình phải cố gắng chứ?
Đáp: Giải thoát là mục tiêu nhưng mà còn phải xem có giải thoát được hay không nữa chứ
Hỏi: Làm thế nào để diệt trừ phiền não
Đáp: Phải chánh niệm hay biết lúc mà sanh lên thì mình diệt nó
Hỏi: Lấy cái gì để diệt?
Đáp: Trí tuệ, phải chánh niệm thì mới sanh ra trí tuệ, tức là những cái gì xảy bây giờ phải hay biết thì mới có thể rút ra bài học, khi rút những bài học như vậy thì phiền não nó không quay trở lại nữa
(ở đây cô đang nói đến nghĩa rộng của trí tuệ, tức ám chỉ hiểu biết hay tư tuệ)
…
Hỏi: Cô có lời khuyên gì cho việc thực hành trong cuộc sống?
Đáp: Chỉ có chánh niệm liên tục
Hỏi: Nhưng Thầy có sách "chỉ chánh niệm thôi thì chưa đủ"
Đáp: Nếu chánh niệm không có trí tuệ, coi như không, đương nhiên chưa đủ bởi vì chánh niệm có để nuôi dưỡng trí tuệ, sau những bài học và bài học là là trí tuệ, và trí tuệ diệt phiền não
Hỏi: Nhưng có mỗi bài học là chánh niệm mà học mãi chưa thuộc thì phải làm sao?
Đáp: Thì cũng vẫn phải chánh niệm ...
Hỏi: Bây giờ cô đã cảm thấy giải thoát được chưa
Đáp: Cũng một phần
Hỏi: Thế cái phần đó được từng nào?
Đáp: Càng diệt phiền não nhiều thì phần đó càng lớn
Kinh nghiệm cá nhân: Khi lưỡng lự thì hay biết cái đang có cái tâm lưỡng lự, càng cố quyết định thì nó càng rối lên. Hay biết là có trạng thái phân vân đó, nếu càng muốn thì nó sẽ càng phân vân thêm, hay biết rồi nó sẽ tự có cái quyết định đúng.
…
Hỏi: Cô có lời khuyên gì cho việc thực hành trong cuộc sống?
Đáp: Chỉ có chánh niệm liên tục
Hỏi: Nhưng Thầy có sách "chỉ chánh niệm thôi thì chưa đủ"
Đáp: Nếu chánh niệm không có trí tuệ, coi như không, đương nhiên chưa đủ bởi vì chánh niệm có để nuôi dưỡng trí tuệ, sau những bài học và bài học là là trí tuệ, và trí tuệ diệt phiền não
Hỏi: Nhưng có mỗi bài học là chánh niệm mà học mãi chưa thuộc thì phải làm sao?
Đáp: Thì cũng vẫn phải chánh niệm ...
Hỏi: Bây giờ cô đã cảm thấy giải thoát được chưa
Đáp: Cũng một phần
Hỏi: Thế cái phần đó được từng nào?
Đáp: Càng diệt phiền não nhiều thì phần đó càng lớn
Kinh nghiệm cá nhân: Khi lưỡng lự thì hay biết cái đang có cái tâm lưỡng lự, càng cố quyết định thì nó càng rối lên. Hay biết là có trạng thái phân vân đó, nếu càng muốn thì nó sẽ càng phân vân thêm, hay biết rồi nó sẽ tự có cái quyết định đúng.
Hỏi: Nhưng đôi khi phải đưa ra quyết định nhanh thì phải làm thế nào?
Đáp: Quý vị muốn quyết định nhanh hay quyết định đúng?
Hỏi: Bên miến, có mấy thầy hay xoa đầu và sờ tai cô, tại vì sao vậy?
Đáp: Con nghĩ là thấy cái tai đẹp nên muốn sờ nhưng sờ xong thấy khoái quá lại muốn sờ nữa
Hỏi: Lúc đó cô có quan sát cái tâm ko? có cảm thấy sân không?
Đáp: Có, "sao thầy này lại sờ vào tai mình?"
Hỏi: Rồi sao?
Đáp: Sao đó con quay trở lại quan sát và nó hít.
Hỏi: Hít là sao?
Đáp: Hít là hết đó nhưng cách nhanh hơn là quay trở lại quan sát cái tâm phản ứng, tức là tâm sân là đối tượng, và cái tâm quan sát đó quay trở lại coi nó làm sao.
Hỏi: Nói kỹ hơn?
Đáp: Đầu tiên quan sát tâm sân để học bài học, rồi quan sát tâm quan sát
Hỏi: Lúc sau các thầy sờ lại thì còn thấy sân nữa không?
Đáp: Sờ cũng được mà không sờ cũng được
Hỏi: Ở trường thiền cô có hay để ý người khác ko?
Đáp: Nếu cứ để cái tâm nó nhẩy ra ngoài thì có, nếu bận quan sát bên trong thì ko có
Hỏi: Nếu để ý bên ngoài thì cô phản ứng sao? cô xử lý sao? có người này người kia làm cái mình thích hay không thích
Đáp: Cái tâm mình có gì khi thấy những cái đó, ví dụ "sao người ta ngồi mà không buông màn" thì hay biết có cái tâm đó.
Hỏi: Trẻ con tu thì có vấn đề gì ko
Đáp: Thì càng tốt ạ
Hỏi: Sao tốt?
Đáp: Thì càng giải thoát sớm chứ sao
Hỏi: Nhưng ng ta lại nói là phải chơi, phải hưởng thụ rồi mới đi tu
Đáp: Con người ta sinh ra có phải để hưởng thụ hay không?
Hỏi: Bên miến, có mấy thầy hay xoa đầu và sờ tai cô, tại vì sao vậy?
Đáp: Con nghĩ là thấy cái tai đẹp nên muốn sờ nhưng sờ xong thấy khoái quá lại muốn sờ nữa
Hỏi: Lúc đó cô có quan sát cái tâm ko? có cảm thấy sân không?
Đáp: Có, "sao thầy này lại sờ vào tai mình?"
Hỏi: Rồi sao?
Đáp: Sao đó con quay trở lại quan sát và nó hít.
Hỏi: Hít là sao?
Đáp: Hít là hết đó nhưng cách nhanh hơn là quay trở lại quan sát cái tâm phản ứng, tức là tâm sân là đối tượng, và cái tâm quan sát đó quay trở lại coi nó làm sao.
Hỏi: Nói kỹ hơn?
Đáp: Đầu tiên quan sát tâm sân để học bài học, rồi quan sát tâm quan sát
Hỏi: Lúc sau các thầy sờ lại thì còn thấy sân nữa không?
Đáp: Sờ cũng được mà không sờ cũng được
Hỏi: Ở trường thiền cô có hay để ý người khác ko?
Đáp: Nếu cứ để cái tâm nó nhẩy ra ngoài thì có, nếu bận quan sát bên trong thì ko có
Hỏi: Nếu để ý bên ngoài thì cô phản ứng sao? cô xử lý sao? có người này người kia làm cái mình thích hay không thích
Đáp: Cái tâm mình có gì khi thấy những cái đó, ví dụ "sao người ta ngồi mà không buông màn" thì hay biết có cái tâm đó.
Hỏi: Trẻ con tu thì có vấn đề gì ko
Đáp: Thì càng tốt ạ
Hỏi: Sao tốt?
Đáp: Thì càng giải thoát sớm chứ sao
Hỏi: Nhưng ng ta lại nói là phải chơi, phải hưởng thụ rồi mới đi tu
Đáp: Con người ta sinh ra có phải để hưởng thụ hay không?
Bà ngoại của cô hỏi: Thưa cô, ngày trước cô học giỏi lắm, học giỏi lắm ạ, ai cũng yêu quý cô, thầy cô giáo yêu quý cô, bạn bè yêu quý cô, bà cũng yêu quý cô, yêu cô nhiều lắm, vì sao cô lại bỏ lửng tất cả những cái đó để đi tu?
Đáp: Vì những điều đó không quan trọng bằng học giáo pháp
Bà ngoại lại hỏi: Cô có thể độ cho bà giác ngộ để bà đi theo cô được không?
Đáp: Nếu độ được thì Đức Phật đã độ cho tất cả chúng sinh rồi. Đó là công việc của bà. Mỗi người phải tự mình.
No comments:
Post a Comment