Cô giáo & Người học trò
bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng
Mùa Thu năm đó, vào ngày đầu niên học, cô Jean Thompson đứng trước lớp 5 do cô phụ trách và phát biểu dăm ba câu chiếu lệ.
Và cô cũng làm điều mà các thầy cô giáo thường làm trong những dịp như vậy, cô nhìn xuống lớp học và nói rằng cô sẽ yêu thương và đối xử công bằng với tất cả học sinh.
Nhưng cô kịp nhận ra điều mình vừa hứa hẹn có lẽ là bất khả thi, bởi ngay trước mắt cô, ngồi thu lu ở dãy bàn thứ ba – là thằng Teddy Stoddard !
Ai chứ cái thằng Teddy thì cô đã biết đến nó từ hồi năm ngoái, đó là một đứa gần như sống tách biệt với mọi người, chẳng chơi với ai, chẳng ai chơi với, áo quần lôi thôi lếch thếch chả ra làm sao, còn người ngợm thì rõ ràng rất cần được tắm gội thường xuyên !
Nói chung là một đứa không sao ưa nổi !
Không biết có phải vì ấn tượng không mấy dễ chịu này không mà trong suốt mấy tháng đầu năm học đó cứ gặp bài của thằng nhỏ là cô – với một cây viết đỏ lớn - thẳng tay đánh vào đó những dấu X , và cũng không ngại ngần gì khi hạ một chữ F vào bên trên tờ giấy ! ( 1 )
Vì Teddy luôn cáu kỉnh rầu rỉ nên dường như cũng chả có ai thèm quan tâm đến nó. Cô Thompson cũng thế, theo yêu cầu của nhà trường nơi cô đang dạy, lẽ ra ngay từ đầu năm học cô phải xem lại thành tích biểu các năm trước của từng đứa học trò, nhưng cô đã xếp xó hồ sơ của Teddy, lần lữa mãi cuối cùng cô mới coi tới. Thành thử cho đến khi mở ra cô mới thấy bối rối ngạc nhiên với hồ sơ của đứa học trò này.
Giáo viên lớp một phê rằng : “ Teddy là một học sinh ham hiểu biết, thông minh, và hay cười. Làm việc gì cũng gọn gàng, tươm tất. Em là niềm vui của người xung quanh ”.
Giáo viên lớp hai viết như thế này : “ Teddy là một học sinh rất xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng em đang gặp khó vì mẹ em mắc bệnh hiểm nghèo, và cuộc sống gia đình hẳn là rất chật vật ”
Giáo viên lớp ba ghi nhận : “ Teddy vẫn chăm học nhưng cái chết của người mẹ quả là khắc nghiệt với em. Em đã rất cố gắng nhưng người cha lại vô tâm, nếu cứ đà này thì sớm muộn gì chuyện nhà cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học hành của em ”
Giáo viên lớp bốn phàn nàn rằng : “ Teddy chán nản và chểnh mãng chuyện học hành. Em không có mấy bạn bè, và thường ngủ gục trong lớp. Sự sa sút của em có thể sẽ còn tồi tệ hơn ! ”
Cho đến lúc đó, có lẽ cô Thompson đã nhìn ra toàn bộ vấn đề, nhưng Giáng Sinh đang đến sát một bên. Thành thử từ đó cho đến ngày lễ, tưởng đâu những gì cô có thể làm là tập trung chuẩn bị cho chương trình văn nghệ ở trường, thế nhưng cũng chính trong thời gian đó, một lần nữa, cô buộc phải chú ý đến Teddy Stoddard.
Chuyện là nhân dịp lễ, tụi học trò đem đến lớp tặng cô những món quà, tất cả đều được gói bằng những tờ giấy bóng kiếng lấp lánh và với những dải ruy-băng xinh xắn, chỉ trừ món quà của thằng Teddy là bọc vụng về trong một tờ giấy nâu thô cứng có vẻ như được cắt ra từ một cái túi đựng đồ tạp hóa nào đó.
Và giữa hàng dãy tặng phẩm đẹp đẽ sáng láng của bọn học trò, cô Thompson không khỏi xót xa khi mở cái gọi là “ quà ” của Teddy. Một số đứa đã cười phá lên khi cô lấy ra một vòng đeo tay giả kim cương đã mất đi một số hột đá, và một lọ nước hoa chỉ còn góc tư. Nhưng cô đã khiến cho những tiếng cười nhạo im bặt khi cô khen chiếc vòng đeo mới đẹp làm sao, cô đeo nó vào tay, và thoa một ít nước hoa lên cổ tay.
Và cái thằng Teddy tội nghiệp ấy đã nấn ná ở lại sau cùng để nói với cô như thế này :
“Cô ơi, hôm nay cô thơm như mẹ con hồi xưa vậy đó ! ”
Khi bọn học trò đã về hết, cô ngồi xuống và khóc cả giờ đồng hồ. Rồi từ ngày ấy trở đi, không chỉ là dạy các môn đọc, viết, và nói, cô thực sự bắt đầu dạy dỗ bọn trẻ. Tất nhiên là cô đặc biệt quan tâm đến Teddy. Cô khích lệ càng nhiều thì trò Teddy tiến bộ càng nhanh ! Và hồi đó vào những buổi kiểm tra quan trọng, cô Thompson đã không quên một chút nước hoa !
Vào cuối năm học, cậu bé đã trở thành một trong những học sinh tiến bộ nhất lớp, có thể nói là cậu đã trở thành “ học trò cưng ” của cô giáo – người có lần đã thề rằng sẽ yêu thương tất cả học trò như nhau !
Một năm sau, ở bục cửa nhà mình, cô thấy một mẫu giấy của Teddy, cậu nói rằng trong tất cả thầy cô giáo dạy tiểu học, cô là người thầy tuyệt vời nhất.
Sáu năm sau cô lại thấy một mảnh giấy khác của Teddy. Cậu nói rằng cậu đã tốt nghiệp trung học ở vị trí thứ ba trong lớp, và đối với cậu, trong mọi lúc, cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất.
Bốn năm sau, cô nhận được một lá thư khác của Teddy, cậu nói rằng cho dù trong đời nhiều lúc gặp khó khăn bế tắc, cậu vẫn theo đuổi sự học, và đã tốt nghiệp thủ khoa đại học. Cậu nói rằng cô Thompson vẫn là người thầy tuyệt vời nhất.
Bốn năm nữa trôi qua, và lại một lá thư nữa được gởi đến cô. Lần này cậu nói rằng sau khi đỗ cử nhân, cậu đã quyết định học lên. Lá thư cũng nói rằng cô giáo vẫn là người thầy tuyệt vời nhất, nhưng có một chi tiết là bây giờ tên của của cậu đã dài hơn, với giòng chữ được ghi như thế này : Theodore F. Stoddard, Bác Sỹ Y Khoa.
Thế nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Bởi trong một bức thư gởi tới vào mùa Xuân Teddy kể rằng cậu đã gặp gỡ một cô gái và họ sắp kết hôn.Cậu nói rằng cha cậu đã mất một vài năm trước, cậu hỏi rằng liệu cô Thompson có vui lòng ngồi vào hàng ghế vốn chỉ dành riêng cho thân mẫu chú rễ hay không.
Và vào cái ngày đặc biệt đó, cô Jean Thompson lại đeo cái vòng tay cũ khuyết hạt, và cô lại xức thứ nước hoa cũ mà năm xưa tại kỳ họp lớp trong mùa Giáng Sinh cuối cùng cô đã dùng – chính là cái mùi thơm đã làm cho cậu bé Teddy nhớ mẹ.
Hai người ôm choàng lấy nhau, và BS. Stoddard thì thầm với cô Thompson như thế này : “ Thưa cô, con cám ơn cô đã đặt niềm tin vào con. Cám ơn cô vô cùng vì cô đã làm cho con thấy được giá trị của mình, làm cho con biết rằng con có thể làm nên điều khác biệt ”.
Nước mắt rưng rưng, cô Thompson khẽ đáp : “Teddy à, con nói sai hết rồi ! Con mới là người đã dạy ta rằng ta có thể làm nên điều khác biệt đấy chứ ! Thực sự là ta đã không biết dạy là như thế nào cho đến ngày ta gặp con ! ”
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG chuyển ngữ - 3/2013
The Teacher
Mùa Thu năm đó, vào ngày đầu niên học, cô Jean Thompson đứng trước lớp 5 do cô phụ trách và phát biểu dăm ba câu chiếu lệ.
Và cô cũng làm điều mà các thầy cô giáo thường làm trong những dịp như vậy, cô nhìn xuống lớp học và nói rằng cô sẽ yêu thương và đối xử công bằng với tất cả học sinh.
Nhưng cô kịp nhận ra điều mình vừa hứa hẹn có lẽ là bất khả thi, bởi ngay trước mắt cô, ngồi thu lu ở dãy bàn thứ ba – là thằng Teddy Stoddard !
Ai chứ cái thằng Teddy thì cô đã biết đến nó từ hồi năm ngoái, đó là một đứa gần như sống tách biệt với mọi người, chẳng chơi với ai, chẳng ai chơi với, áo quần lôi thôi lếch thếch chả ra làm sao, còn người ngợm thì rõ ràng rất cần được tắm gội thường xuyên !
Nói chung là một đứa không sao ưa nổi !
Không biết có phải vì ấn tượng không mấy dễ chịu này không mà trong suốt mấy tháng đầu năm học đó cứ gặp bài của thằng nhỏ là cô – với một cây viết đỏ lớn - thẳng tay đánh vào đó những dấu X , và cũng không ngại ngần gì khi hạ một chữ F vào bên trên tờ giấy ! ( 1 )
Vì Teddy luôn cáu kỉnh rầu rỉ nên dường như cũng chả có ai thèm quan tâm đến nó. Cô Thompson cũng thế, theo yêu cầu của nhà trường nơi cô đang dạy, lẽ ra ngay từ đầu năm học cô phải xem lại thành tích biểu các năm trước của từng đứa học trò, nhưng cô đã xếp xó hồ sơ của Teddy, lần lữa mãi cuối cùng cô mới coi tới. Thành thử cho đến khi mở ra cô mới thấy bối rối ngạc nhiên với hồ sơ của đứa học trò này.
Giáo viên lớp một phê rằng : “ Teddy là một học sinh ham hiểu biết, thông minh, và hay cười. Làm việc gì cũng gọn gàng, tươm tất. Em là niềm vui của người xung quanh ”.
Giáo viên lớp hai viết như thế này : “ Teddy là một học sinh rất xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng em đang gặp khó vì mẹ em mắc bệnh hiểm nghèo, và cuộc sống gia đình hẳn là rất chật vật ”
Giáo viên lớp ba ghi nhận : “ Teddy vẫn chăm học nhưng cái chết của người mẹ quả là khắc nghiệt với em. Em đã rất cố gắng nhưng người cha lại vô tâm, nếu cứ đà này thì sớm muộn gì chuyện nhà cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học hành của em ”
Giáo viên lớp bốn phàn nàn rằng : “ Teddy chán nản và chểnh mãng chuyện học hành. Em không có mấy bạn bè, và thường ngủ gục trong lớp. Sự sa sút của em có thể sẽ còn tồi tệ hơn ! ”
Cho đến lúc đó, có lẽ cô Thompson đã nhìn ra toàn bộ vấn đề, nhưng Giáng Sinh đang đến sát một bên. Thành thử từ đó cho đến ngày lễ, tưởng đâu những gì cô có thể làm là tập trung chuẩn bị cho chương trình văn nghệ ở trường, thế nhưng cũng chính trong thời gian đó, một lần nữa, cô buộc phải chú ý đến Teddy Stoddard.
Chuyện là nhân dịp lễ, tụi học trò đem đến lớp tặng cô những món quà, tất cả đều được gói bằng những tờ giấy bóng kiếng lấp lánh và với những dải ruy-băng xinh xắn, chỉ trừ món quà của thằng Teddy là bọc vụng về trong một tờ giấy nâu thô cứng có vẻ như được cắt ra từ một cái túi đựng đồ tạp hóa nào đó.
Và giữa hàng dãy tặng phẩm đẹp đẽ sáng láng của bọn học trò, cô Thompson không khỏi xót xa khi mở cái gọi là “ quà ” của Teddy. Một số đứa đã cười phá lên khi cô lấy ra một vòng đeo tay giả kim cương đã mất đi một số hột đá, và một lọ nước hoa chỉ còn góc tư. Nhưng cô đã khiến cho những tiếng cười nhạo im bặt khi cô khen chiếc vòng đeo mới đẹp làm sao, cô đeo nó vào tay, và thoa một ít nước hoa lên cổ tay.
Và cái thằng Teddy tội nghiệp ấy đã nấn ná ở lại sau cùng để nói với cô như thế này :
“Cô ơi, hôm nay cô thơm như mẹ con hồi xưa vậy đó ! ”
Khi bọn học trò đã về hết, cô ngồi xuống và khóc cả giờ đồng hồ. Rồi từ ngày ấy trở đi, không chỉ là dạy các môn đọc, viết, và nói, cô thực sự bắt đầu dạy dỗ bọn trẻ. Tất nhiên là cô đặc biệt quan tâm đến Teddy. Cô khích lệ càng nhiều thì trò Teddy tiến bộ càng nhanh ! Và hồi đó vào những buổi kiểm tra quan trọng, cô Thompson đã không quên một chút nước hoa !
Vào cuối năm học, cậu bé đã trở thành một trong những học sinh tiến bộ nhất lớp, có thể nói là cậu đã trở thành “ học trò cưng ” của cô giáo – người có lần đã thề rằng sẽ yêu thương tất cả học trò như nhau !
Một năm sau, ở bục cửa nhà mình, cô thấy một mẫu giấy của Teddy, cậu nói rằng trong tất cả thầy cô giáo dạy tiểu học, cô là người thầy tuyệt vời nhất.
Sáu năm sau cô lại thấy một mảnh giấy khác của Teddy. Cậu nói rằng cậu đã tốt nghiệp trung học ở vị trí thứ ba trong lớp, và đối với cậu, trong mọi lúc, cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất.
Bốn năm sau, cô nhận được một lá thư khác của Teddy, cậu nói rằng cho dù trong đời nhiều lúc gặp khó khăn bế tắc, cậu vẫn theo đuổi sự học, và đã tốt nghiệp thủ khoa đại học. Cậu nói rằng cô Thompson vẫn là người thầy tuyệt vời nhất.
Bốn năm nữa trôi qua, và lại một lá thư nữa được gởi đến cô. Lần này cậu nói rằng sau khi đỗ cử nhân, cậu đã quyết định học lên. Lá thư cũng nói rằng cô giáo vẫn là người thầy tuyệt vời nhất, nhưng có một chi tiết là bây giờ tên của của cậu đã dài hơn, với giòng chữ được ghi như thế này : Theodore F. Stoddard, Bác Sỹ Y Khoa.
Thế nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Bởi trong một bức thư gởi tới vào mùa Xuân Teddy kể rằng cậu đã gặp gỡ một cô gái và họ sắp kết hôn.Cậu nói rằng cha cậu đã mất một vài năm trước, cậu hỏi rằng liệu cô Thompson có vui lòng ngồi vào hàng ghế vốn chỉ dành riêng cho thân mẫu chú rễ hay không.
Và vào cái ngày đặc biệt đó, cô Jean Thompson lại đeo cái vòng tay cũ khuyết hạt, và cô lại xức thứ nước hoa cũ mà năm xưa tại kỳ họp lớp trong mùa Giáng Sinh cuối cùng cô đã dùng – chính là cái mùi thơm đã làm cho cậu bé Teddy nhớ mẹ.
Hai người ôm choàng lấy nhau, và BS. Stoddard thì thầm với cô Thompson như thế này : “ Thưa cô, con cám ơn cô đã đặt niềm tin vào con. Cám ơn cô vô cùng vì cô đã làm cho con thấy được giá trị của mình, làm cho con biết rằng con có thể làm nên điều khác biệt ”.
Nước mắt rưng rưng, cô Thompson khẽ đáp : “Teddy à, con nói sai hết rồi ! Con mới là người đã dạy ta rằng ta có thể làm nên điều khác biệt đấy chứ ! Thực sự là ta đã không biết dạy là như thế nào cho đến ngày ta gặp con ! ”
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG chuyển ngữ - 3/2013
The Teacher
by Elizabeth Silance Ballard
This story first appeared in the March 1976 issue of Home Life magazine.
Jean Thompson stood in front of her fifth-grade class on that first day of school in the Fall and told the children a lie.
Like most teachers, she looked at her pupils, saying she loved each of them the same, that she would treat them all alike. But that was impossible for there in front of her, slumped in his third row seat, was a little boy named Teddy Stoddard.
Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed he didn’t play well with the other children, that his clothes were unkempt and that he constantly needed a bath. And Teddy was unpleasant. It got to the point during the first few months that she would actually take delight in marking his papers with a broad red pen, making bold X’s and then highlighting the "F" at the top of the paper.
Because Teddy was a sullen little boy, no one else seemed to enjoy him either. At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to review each child’s records and delayed Teddy’s until last. She opened his file, and found a surprise.
His first-grade teacher had written, and I quote, "Teddy is a bright, inquisitive child with a ready laugh. He does his work neatly and has good manners. He is a joy to be around."
His second-grade teacher had penned, "Teddy is an excellent student, well-liked by all his classmates, but he is troubled because his mother has a terminal illness and life at home must be a struggle."
His third-grade teacher had noted, "Teddy continues to work hard but his mother’s death has been hard on him. He tries to do his best but his father doesn’t show much interest and his home life will soon affect him if some steps aren’t taken."
Teddy’s fourth-grade teacher had commented, "Teddy is withdrawn and doesn’t show much interest in school. He doesn’t have many friends and often falls asleep in class. He is tardy and could become a more serious problem."
By now Mrs. Thompson realized the extent of the problem, but Christmas was coming fast. It was all she could do, with the school play and all, until the day before the holidays began and she was suddenly forced to focus again on Teddy Stoddard.
Her children brought her presents, all in beautiful ribbon and bright paper, except Teddy’s, which was clumsily wrapped in the heavy, brown paper of a scissored grocery bag.
Mrs. Thompson took pains to open it in the middle of the other presents. Some of the children started to laugh when she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing, and a bottle that was one-quarter full of cologne. She stifled the children’s laughter as she exclaimed how pretty the bracelet was, putting it on, and dabbing some of the perfume behind her wrist.
Teddy Stoddard stayed behind after class just long enough to say, "Mrs. Thompson, today you smelled just like my mom used to."
After the children left, she cried for at least an hour. On that very day, she quit teaching Reading, Writing, and Speaking. Instead, she began to teach Children. Jean Thompson paid very particular attention to one they all called "Teddy." As she worked with him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the faster he responded. On the days when there would be an important test, Mrs. Thompson would remember that cologne.
By the end of the year he had become one of the highest achieving children in the class and, well, he had also somewhat become, the "pet" of that teacher who had once vowed to love all of her children exactly the same.
A year later, she found a note under her door from Teddy, telling her that of all the teachers he’d had in elementary school, she was his favorite.
Six years went by before she got another note from Teddy. He then wrote that he had finished high school, third in his class, and she was still his favorite teacher of all time.
Four years later, she got another letter, saying that while things had been tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and would graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs. Thompson she was still his favorite teacher.
Four more years passed and yet another letter came. This time he explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go a little further. The letter explained that she was still his favorite teacher but that now, his name was a little longer. The letter was signed, Theodore F. Stoddard, M.D.
The story doesn’t end there. For there was yet another letter that spring. Teddy said he’d met this girl and was to be married. He explained that his father had died a couple of years ago and he was wondering if Mrs.Thompson might agree to sit in the pew usually reserved for the mother of the groom.
And on that special day, Jean Thompson wore that bracelet, the one with the rhinestones missing. And on that special day, Jean Thompson smelled the way Teddy remembered his mother smelling on their last Christmas together.
They hugged each other, and Dr. Stoddard whispered in Mrs. Thompson’s ear, "Thank you Mrs. Thompson for believing in me. Thank you so much for making me feel important and showing me that I could make a difference."
Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said, "Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I could make a difference. I didn’t know how to teach until I met you."
© 2001-2012 Literacy Connections. All rights reserved.
-----------
Bình luận thêm về bản dịch:
Bản dịch của anh NĐH là một ví dụ của một bản dịch "nhã" (tiêu chuẩn quan trọng vào bậc nhất trong 3 tiêu chuẩn của một bản dịch tốt, đó là "tín, đạt, và nhã"). Tuy nhiên, nếu ai chọn tiêu chuẩn "tín" để đánh giá thì có thể chưa đồng ý khi thấy anh NĐH đã dịch từ "a lie" trong câu đầu tiên ra thành cụm từ "những lời chiếu lệ" (tôi đã tô màu đỏ cả bản dịch lẫn bản gốc để các bạn dễ theo dõi), vì nó có vẻ hơi xa với nghĩa từ "lie" trong tiếng Anh.
Nhưng trước hết, phải nói ngay rằng câu đầu tiên này có lẽ là câu khó dịch nhất trong toàn bài, dù xét từng chữ thì cả câu không có một từ nào khó cả, tất cả chỉ nằm trong phạm vi 1000 từ thông dụng nhất. Ngữ pháp của câu cũng rất đơn giản vì nó là một câu đơn với chỉ một mệnh đề.
Vậy thì tại sao nó lại khó dịch? Những bản dịch mà anh NĐH có trong tay dịch câu đầu tiên ra một cách đơn giản, từ-đối-từ đại loại như thế này:
Jean Thompson stood in front of her fifth-grade class on that first day of school in the Fall and told the children a lie.
Jean Thompson đứng trước lớp 5 của cô vào ngày đầu năm học mùa thu năm ấy và nói với các học sinh những lời nói dối.
Quả thật, mặc dù không khó tính và đòi hỏi cao như anh NĐH, nhưng tôi cũng đồng ý là dịch như trên quả là không đạt. Anh NĐH đã chuyển sang tiếng Việt câu tiếng Anh trên như sau:
Mùa Thu năm đó, vào ngày đầu niên học, cô Jean Thompson đứng trước lớp 5 do cô phụ trách và phát biểu dăm ba câu chiếu lệ.
Câu tiếng Việt của anh NĐH thật trôi chảy và tự nhiên, trước hết là vì anh đã đảo phần trạng ngữ chỉ thời gian lên đầu cho đúng với phong cách viết của tiếng Việt. Và đặc biệt, anh đã đổi từ "a lie" từ "những lời nói dối" thành ra "dăm ba câu chiếu lệ". Một cách xử lý sáng tạo, và từ tương đương trong tiếng Việt mà anh lựa chọn để chuyển dịch quả không tồi vì vẫn có nét nghĩa của sự không thật (lie) ở trong đó, mà lại không thô thiển như câu dịch trên.
Nhưng đọc xong toàn bài thì tôi lại thấy từ "a lie" trong câu nói trên thực sự cần phải dịch là "lời nói dối" chứ không phải là cái gì khác, thì mới chuyên chở được ý tứ của bài văn. Bởi vì, khi đứng phát biểu trước lớp rằng sẽ thương yêu các em đồng đều như nhau, thì kìa, ngay sờ sờ trước mặt cô ở hàng thứ ba là một thằng bé có tên là Teddy mà cô biết cô không thể nào thương nổi. Vì cô đã để ý đến nó và có thành kiến xấu với cậu bé này ngay từ năm ngoái, khi nó còn học lớp 4.
Nói cách khác, từ "a lie" khó dịch không phải vì nó có nghĩa đặc biệt gì cả, mà vì lối hành văn cố tình gây shock của tác giả để tạo một hiệu ứng đặc biệt. Ai có thể chấp nhận được một cô giáo đứng trước học trò tiểu học mà lại thản nhiên thốt ra những lời nói dối như cô Thompson vậy?
Việc tác giả ngắt đoạn ở ngay cuối câu, khiến đoạn văn đầu tiên chỉ có đúng một câu với một sự kiện như trời giáng (cô Thompson đứng nói dối trước học trò) làm ta lúng túng, vì chưa thấy đoạn văn này có gắn kết với ý tưởng nào ở trong bài cả. Và nếu chúng ta chỉ dừng lại tìm kiếm ý nghĩa của từ "a lie" thì rõ ràng không có manh mối nào để giải thích tại sao cô giáo lại nói dối, nên cách xử lý của anh NĐH đã là rất "đắt" rồi.
Thực ra, sự liên kết ý tưởng giữa đoạn đầu tiên (lời nói dối của cô Thompson) với toàn bài văn đã nằm ngay ở đoạn tiếp theo, với một hàm ý rất hay mà phải đọc hết truyện ta mới vỡ lẽ ra: Thì ra cô Thompson của chúng ta là một người có lương tâm chức nghiệp; chính lương tâm này đã khiến cho cô cảm thấy áy náy và tự trách thầm là mình đang nói dối bọn trẻ khi cô biết rằng cô sẽ khó lòng thực hiện được lời hứa của mình là sẽ thương yêu các em đồng đều. Ý tự trách này được lập lại ở giữa bài khi cậu bé Teddy trở thành học trò cưng của cô - vâng, chính cô, người đã từng đứng trước học trò mà thề thốt rằng cô sẽ yêu thương tất cả các em ai cũng như ai! (Xin xem phần tôi tô màu cam ở giữa bài).
Quả là tuyệt bút, thực vậy. Rất ít lời, không bình luận, ngôn ngữ mộc mạc đơn giản, mà chỉ bằng thủ pháp sắp xếp các sự kiện cạnh nhau, cùng việc ngắt câu, ngắt đoạn độc đáo, tạo sự bất ngờ, chúng ta đã có một câu truyện thật thú vị.
Xin mạn phép anh NĐH cho tôi thử xử lý lại 2 đoạn đầu tiên nhé:
Jean Thompson stood in front of her fifth-grade class on that first day of school in the Fall and told the children a lie.
Like most teachers, she looked at her pupils, saying she loved each of them the same, that she would treat them all alike. But that was impossible for there in front of her, slumped in his third row seat, was a little boy named Teddy Stoddard.
Đứng trước đám học trò lớp 5 của mình vào buổi học đầu tiên mùa Thu năm ấy, cô Jean Thompson biết rằng thực ra mình đang nói dối.
Như bất cứ giáo viên nào cũng làm trong ngày đầu năm, cô đưa mắt nhìn các em và hứa sẽ yêu thương và đối xử công bằng với tất cả, ai cũng như ai. Nhưng cô biết cô sẽ chẳng thể làm được điều này vì lù lù ngay trước mặt cô ở hàng thứ ba không ai khác hơn là chính thằng bé có tên là Teddy Stoddard.
Dịch như vậy có được không, anh NĐH ơi?
À quên nữa, có ai thấy bản tiếng Anh chỉ là "The Teacher" mà anh NĐH lại dịch là "Cô giáo và người học trò" (thêm mấy từ "và người học trò") không? Lại là một cách xử lý sáng tạo nữa, lần này dù cũng không "tín" - theo nghĩa là bám sát bản gốc, nhưng theo tôi bản dịch vì thế lại "đạt" hơn và cũng "nhã" hơn nữa.
Jean Thompson stood in front of her fifth-grade class on that first day of school in the Fall and told the children a lie.
Like most teachers, she looked at her pupils, saying she loved each of them the same, that she would treat them all alike. But that was impossible for there in front of her, slumped in his third row seat, was a little boy named Teddy Stoddard.
Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed he didn’t play well with the other children, that his clothes were unkempt and that he constantly needed a bath. And Teddy was unpleasant. It got to the point during the first few months that she would actually take delight in marking his papers with a broad red pen, making bold X’s and then highlighting the "F" at the top of the paper.
Because Teddy was a sullen little boy, no one else seemed to enjoy him either. At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to review each child’s records and delayed Teddy’s until last. She opened his file, and found a surprise.
His first-grade teacher had written, and I quote, "Teddy is a bright, inquisitive child with a ready laugh. He does his work neatly and has good manners. He is a joy to be around."
His second-grade teacher had penned, "Teddy is an excellent student, well-liked by all his classmates, but he is troubled because his mother has a terminal illness and life at home must be a struggle."
His third-grade teacher had noted, "Teddy continues to work hard but his mother’s death has been hard on him. He tries to do his best but his father doesn’t show much interest and his home life will soon affect him if some steps aren’t taken."
Teddy’s fourth-grade teacher had commented, "Teddy is withdrawn and doesn’t show much interest in school. He doesn’t have many friends and often falls asleep in class. He is tardy and could become a more serious problem."
By now Mrs. Thompson realized the extent of the problem, but Christmas was coming fast. It was all she could do, with the school play and all, until the day before the holidays began and she was suddenly forced to focus again on Teddy Stoddard.
Her children brought her presents, all in beautiful ribbon and bright paper, except Teddy’s, which was clumsily wrapped in the heavy, brown paper of a scissored grocery bag.
Mrs. Thompson took pains to open it in the middle of the other presents. Some of the children started to laugh when she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing, and a bottle that was one-quarter full of cologne. She stifled the children’s laughter as she exclaimed how pretty the bracelet was, putting it on, and dabbing some of the perfume behind her wrist.
Teddy Stoddard stayed behind after class just long enough to say, "Mrs. Thompson, today you smelled just like my mom used to."
After the children left, she cried for at least an hour. On that very day, she quit teaching Reading, Writing, and Speaking. Instead, she began to teach Children. Jean Thompson paid very particular attention to one they all called "Teddy." As she worked with him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the faster he responded. On the days when there would be an important test, Mrs. Thompson would remember that cologne.
By the end of the year he had become one of the highest achieving children in the class and, well, he had also somewhat become, the "pet" of that teacher who had once vowed to love all of her children exactly the same.
A year later, she found a note under her door from Teddy, telling her that of all the teachers he’d had in elementary school, she was his favorite.
Six years went by before she got another note from Teddy. He then wrote that he had finished high school, third in his class, and she was still his favorite teacher of all time.
Four years later, she got another letter, saying that while things had been tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and would graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs. Thompson she was still his favorite teacher.
Four more years passed and yet another letter came. This time he explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go a little further. The letter explained that she was still his favorite teacher but that now, his name was a little longer. The letter was signed, Theodore F. Stoddard, M.D.
The story doesn’t end there. For there was yet another letter that spring. Teddy said he’d met this girl and was to be married. He explained that his father had died a couple of years ago and he was wondering if Mrs.Thompson might agree to sit in the pew usually reserved for the mother of the groom.
And on that special day, Jean Thompson wore that bracelet, the one with the rhinestones missing. And on that special day, Jean Thompson smelled the way Teddy remembered his mother smelling on their last Christmas together.
They hugged each other, and Dr. Stoddard whispered in Mrs. Thompson’s ear, "Thank you Mrs. Thompson for believing in me. Thank you so much for making me feel important and showing me that I could make a difference."
Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said, "Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I could make a difference. I didn’t know how to teach until I met you."
© 2001-2012 Literacy Connections. All rights reserved.
-----------
Bình luận thêm về bản dịch:
Bản dịch của anh NĐH là một ví dụ của một bản dịch "nhã" (tiêu chuẩn quan trọng vào bậc nhất trong 3 tiêu chuẩn của một bản dịch tốt, đó là "tín, đạt, và nhã"). Tuy nhiên, nếu ai chọn tiêu chuẩn "tín" để đánh giá thì có thể chưa đồng ý khi thấy anh NĐH đã dịch từ "a lie" trong câu đầu tiên ra thành cụm từ "những lời chiếu lệ" (tôi đã tô màu đỏ cả bản dịch lẫn bản gốc để các bạn dễ theo dõi), vì nó có vẻ hơi xa với nghĩa từ "lie" trong tiếng Anh.
Nhưng trước hết, phải nói ngay rằng câu đầu tiên này có lẽ là câu khó dịch nhất trong toàn bài, dù xét từng chữ thì cả câu không có một từ nào khó cả, tất cả chỉ nằm trong phạm vi 1000 từ thông dụng nhất. Ngữ pháp của câu cũng rất đơn giản vì nó là một câu đơn với chỉ một mệnh đề.
Vậy thì tại sao nó lại khó dịch? Những bản dịch mà anh NĐH có trong tay dịch câu đầu tiên ra một cách đơn giản, từ-đối-từ đại loại như thế này:
Jean Thompson stood in front of her fifth-grade class on that first day of school in the Fall and told the children a lie.
Jean Thompson đứng trước lớp 5 của cô vào ngày đầu năm học mùa thu năm ấy và nói với các học sinh những lời nói dối.
Quả thật, mặc dù không khó tính và đòi hỏi cao như anh NĐH, nhưng tôi cũng đồng ý là dịch như trên quả là không đạt. Anh NĐH đã chuyển sang tiếng Việt câu tiếng Anh trên như sau:
Mùa Thu năm đó, vào ngày đầu niên học, cô Jean Thompson đứng trước lớp 5 do cô phụ trách và phát biểu dăm ba câu chiếu lệ.
Câu tiếng Việt của anh NĐH thật trôi chảy và tự nhiên, trước hết là vì anh đã đảo phần trạng ngữ chỉ thời gian lên đầu cho đúng với phong cách viết của tiếng Việt. Và đặc biệt, anh đã đổi từ "a lie" từ "những lời nói dối" thành ra "dăm ba câu chiếu lệ". Một cách xử lý sáng tạo, và từ tương đương trong tiếng Việt mà anh lựa chọn để chuyển dịch quả không tồi vì vẫn có nét nghĩa của sự không thật (lie) ở trong đó, mà lại không thô thiển như câu dịch trên.
Nhưng đọc xong toàn bài thì tôi lại thấy từ "a lie" trong câu nói trên thực sự cần phải dịch là "lời nói dối" chứ không phải là cái gì khác, thì mới chuyên chở được ý tứ của bài văn. Bởi vì, khi đứng phát biểu trước lớp rằng sẽ thương yêu các em đồng đều như nhau, thì kìa, ngay sờ sờ trước mặt cô ở hàng thứ ba là một thằng bé có tên là Teddy mà cô biết cô không thể nào thương nổi. Vì cô đã để ý đến nó và có thành kiến xấu với cậu bé này ngay từ năm ngoái, khi nó còn học lớp 4.
Nói cách khác, từ "a lie" khó dịch không phải vì nó có nghĩa đặc biệt gì cả, mà vì lối hành văn cố tình gây shock của tác giả để tạo một hiệu ứng đặc biệt. Ai có thể chấp nhận được một cô giáo đứng trước học trò tiểu học mà lại thản nhiên thốt ra những lời nói dối như cô Thompson vậy?
Việc tác giả ngắt đoạn ở ngay cuối câu, khiến đoạn văn đầu tiên chỉ có đúng một câu với một sự kiện như trời giáng (cô Thompson đứng nói dối trước học trò) làm ta lúng túng, vì chưa thấy đoạn văn này có gắn kết với ý tưởng nào ở trong bài cả. Và nếu chúng ta chỉ dừng lại tìm kiếm ý nghĩa của từ "a lie" thì rõ ràng không có manh mối nào để giải thích tại sao cô giáo lại nói dối, nên cách xử lý của anh NĐH đã là rất "đắt" rồi.
Thực ra, sự liên kết ý tưởng giữa đoạn đầu tiên (lời nói dối của cô Thompson) với toàn bài văn đã nằm ngay ở đoạn tiếp theo, với một hàm ý rất hay mà phải đọc hết truyện ta mới vỡ lẽ ra: Thì ra cô Thompson của chúng ta là một người có lương tâm chức nghiệp; chính lương tâm này đã khiến cho cô cảm thấy áy náy và tự trách thầm là mình đang nói dối bọn trẻ khi cô biết rằng cô sẽ khó lòng thực hiện được lời hứa của mình là sẽ thương yêu các em đồng đều. Ý tự trách này được lập lại ở giữa bài khi cậu bé Teddy trở thành học trò cưng của cô - vâng, chính cô, người đã từng đứng trước học trò mà thề thốt rằng cô sẽ yêu thương tất cả các em ai cũng như ai! (Xin xem phần tôi tô màu cam ở giữa bài).
Quả là tuyệt bút, thực vậy. Rất ít lời, không bình luận, ngôn ngữ mộc mạc đơn giản, mà chỉ bằng thủ pháp sắp xếp các sự kiện cạnh nhau, cùng việc ngắt câu, ngắt đoạn độc đáo, tạo sự bất ngờ, chúng ta đã có một câu truyện thật thú vị.
Xin mạn phép anh NĐH cho tôi thử xử lý lại 2 đoạn đầu tiên nhé:
Jean Thompson stood in front of her fifth-grade class on that first day of school in the Fall and told the children a lie.
Like most teachers, she looked at her pupils, saying she loved each of them the same, that she would treat them all alike. But that was impossible for there in front of her, slumped in his third row seat, was a little boy named Teddy Stoddard.
Đứng trước đám học trò lớp 5 của mình vào buổi học đầu tiên mùa Thu năm ấy, cô Jean Thompson biết rằng thực ra mình đang nói dối.
Như bất cứ giáo viên nào cũng làm trong ngày đầu năm, cô đưa mắt nhìn các em và hứa sẽ yêu thương và đối xử công bằng với tất cả, ai cũng như ai. Nhưng cô biết cô sẽ chẳng thể làm được điều này vì lù lù ngay trước mặt cô ở hàng thứ ba không ai khác hơn là chính thằng bé có tên là Teddy Stoddard.
Dịch như vậy có được không, anh NĐH ơi?
À quên nữa, có ai thấy bản tiếng Anh chỉ là "The Teacher" mà anh NĐH lại dịch là "Cô giáo và người học trò" (thêm mấy từ "và người học trò") không? Lại là một cách xử lý sáng tạo nữa, lần này dù cũng không "tín" - theo nghĩa là bám sát bản gốc, nhưng theo tôi bản dịch vì thế lại "đạt" hơn và cũng "nhã" hơn nữa.
No comments:
Post a Comment