(ảnh minh họa)
"...bá kể lúc ông chết, gặp nước lụt năm Sửu, nước tràn lên đến nửa rầm thờ nên để hòm ông ở trên gầm.Làng xã làng xóm rất đông lo việc tẩm liệm cho ông nội. Dưới sông bè của ông nội tự trên rừng đứt đỏi trôi từ bè mỗi bè có một người theo. Nước chảy xiết quá họ không giữ bè nổi nữa, nên đứt đỏi trôi từ bè mà cả chục bè cây nên đến gần nhà họ kêu cứu cho trên nhà hay bè đứt đỏi người ra vớt. Họ đâu có biêt ông nội đã chết nhà đang lo tẩm liệm Ở dưới sông họ đánh mỏ kêu ông cả Sởi cho người vớt bè, không thì mất hết, làm bà nội điếng ruột làm sao mà cứu bè, làm sao mà chuyển một bồ lúa sau nhà, làm sao mà lo việc đám ma ông nội. Bà mới cho dân làng đến xúc lúa đem ai xúc bao nhiêu thì xúc đem về ăn. Còn bè trôi thi không sao cứu nỗi. Lụt lớn ai cũng lo mạng sống đâu lo nỗi của cải. Nên sau lụt nước rút là bà mới cho người nhà đi tìm cây còn ở đâu thì kéo về được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Các làng gần sông họ biết cây của ông nội nên báo cho hay vì cây có đóng búa tên của ông nội nên không ai dám lấy. ."
(trích chuyện những năm 40 của dòng họ Đ Bình Chánh - Tân Uyên)
bút tích của dì ĐthiX.
"...Sau bà Tổ Phụ (là vợ ông Đinh Tấn Kh) chúng ta chết, vì lòng hiếu đạo các con, quàng lại một tháng trời, kẻ ganh hiềm ghét ngỏ rơi thơ Tòa là ông Đỗ hữu Trí đòi xuồng cấm 24 giờ điều tra, phái người điều tra, lúc ấy bản thân cha chúng ta, người nam và khách đám đến mà minh oan, lòng bác ái Tòa cho về chôn cất yên ổn.
Lòng hiếu đạo ấy quan trên cho làm chức cai hó tổng đặng rõ lòng người con có hiếu. Cha chúng ta chẳng chịu nhận chức, sợ làm quan sau mất đức cho con cháu, cha chúng ta làm nhiều điều oanh liệt, trong thôn, trong ấp tiếng khắp các nơi, ở làng đứng lập một ngôi chùa Phước Lâm Tự, giữ một lòng ngay thẳng, chẳng nhơ bợn của quả trọn đời danh tiếng khắp làng xã. Đến sau ngày chết, quá vãng nhằm ngày 10-11 tháng bảy năm Sửu chính năm lụt lớn. Trước chưa chết thì đi lên sở cây. Từ hàng rầu (tục Đồng bà Ton) chổ lái cây xã thọ làm cây là một người lái thứ nhứt trong nghề làm cây, thì y làm được chín bè sau cột tại bến đợi một bè nữa thả cho đủ 10 bè, cốt yếu lên biển thả lần về cho có bán, ngồi lón về ghé hàng ông nha bích Phước hòa thứ các chủ làm cây thả về.
Về ít ngày sau mới thiết một tiệc, nướng bò ăn chơi tại trại cưa, năm ba ngày sau thì mang bệnh, đến ngày chết thì tối mùng mười sáng mười một, đêm ấy thì nước lên đến cửa ngỏ, sáng ngập lên đến nhà đá vạ ngựa, tẩn phải để trên rầm nhà, trong đêm ấy thì bà vả các nơi mà cha chúng ta đi thúc lúc trước, thả xuống lớp đứt đỏi, lớp cột chẳng đặng, phải trôi theo con sông Đồng nai, kêu hú rân sông, trên nhà thì lo việc tẩn liệm, dưới sông kêu réo tên, đặng tiếp việc bè giã, nhờ người thương đông, hồi hộ chu đáo bè giã, nhà cửa thì nước ngập lo lúa thóc đem dời, lớp trại ngọn cây cối trôi, nha trảo đông lớp bà con phụ, nhà đã gặp tang khó, xóm gặp việc tai nạn, nên phải mua gạo chở xuồng phát giúp cho lối xóm, đỡ cơn tai nạn cho người hàng xóm, trại ngọn ngập khỏi nóc, phải tuần vãng qua đêm, lúc ấy thì có phía bạn đồng chí của cha chúng ta cả nhà là ông Hai Ngọt lo dùm cho nhà ta đêm ngày, cùng mấy ông em tận tâm mới khỏi sự thất thóat nhà ta cho lắm, sắp đặt yên việc lụt lôi đợi nước hạ đặng lo việc an táng, ngàn tháng đã qua, làng Tổng không dám cho phép nữa, phải đến quan Tỉnh mà xin thêm, lúc ấy nước còn lớn ngập đều phải đi năm bảy đò mới đến hầu quan Biên hòa, bởi có nháp trước của Tổ Phụ ta nên nay phải làm cho đủ bằng cớ, quàng lại trên nửa tháng, mới lập kết bè làm nhà giàn đưa qua cánh đồng Tân Uyên Bình Hóa, đem về Bình Chánh là nơi Tổ Phụ chúng ta an nghỉ..."
Đinh văn Đ cẩn bút
196..