Saturday, October 1, 2016

Thiền sư Hám Sơn

http://nhasachtinhlien.com/sach-phat-giao/tacgia/Dai-Su-Ham-Son-26.html
Thiền sư Hám Sơn hay còn gọi là Hám Sơn Đức Thanh tên tục là Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Sinh ngày 5 tháng 11 năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay thuộc về tỉnh An Huy. Mất năm 1623
Đại Sư Hám Sơn
Chân dung của tác giả,dịch giả Đại Sư Hám Sơn
Bồ-tát độ đời hóa chúng sanh
Thai nhi áo trắng hiện điềm lành
Tiếu Nham thân cận thông tâm địa
Đài Bắc kết tranh ngộ tánh lỉnh
Hoằng pháp cam mang tù tội khổ
Độ sanh nào ngại thị phỉ thanh
Lành thay nhân đức lưu nghìn thuở
Mạch pháp Tào Khê mãi thịnh hành
Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh họ Sái, người huyện Toàn Thục, đất Kim Lãng. Cha tên Sản Cao, mẹ họ Hồng. Một hôm, mẹ ngài nằm mộng thấy một vị sãi dẫn một bé trai bước vào cửa, bà liền ôm đứa bé vào lòng, tỉnh dậy thì thọ thai Đến ngày khai hoa nở nhụy, bà sanh ra ngài trong một cái bọc màu trắng có mùi hương lạ. Lớn lên, ngài xuất gia ở chùa Báo Ân, sau đó tham vấn hòa thượng Tiếu Nham. Tiếu Nham bảo ngài giữ bổn phận đánh kiền chùy, về sau, ngài ở Long Môn Đài Bắc.
Một hôm, khi dùng cháo xong, Thiền sư Hám Sơn đi kinh hành, bỗng nhiên đứng khựng lại, không thấy thân tâm đâu nữa, chỉ có ánh hào quang sáng rỡ trong lặng.
Ngài nói kệ:
 
Bỗng nhiên một niệm dứt tâm ngông
Căn trần đều lặng tánh rỗng không
Xoay người chạm nát hư không đó
Vạn tượng sum la thảy diệt vong

Vì hoằng pháp cứu giúp thế gian mà ngài gặp rất nhiều chướng nạn, nhưng đạo hạnh lại càng cao.

Viên tịch

Năm Quý Hợi (1623), niên hiệu Thiên Khải thứ 3, ngài viên tịch ở Tào Khẻ - trụ thế 78 năm. Thiền sư Hám Sơn có trứ tác rất nhiều, trong đó có tác phẩm Mộng du tập dương lưu hành ở đòi.

Bài tán

Hoằng pháp gặp tai nàn
Đạo hạnh càng vang xa
Tào Khê một giọt nước
Cả thiên hạ thái bình
Bước chân bậc long tượng
Thức tỉnh kẻ điếc mù
Một túi da linh thông
Sáng rực cả lò hồng.

<><><


http://nhasachtinhlien.com/sach-phat-giao/tacgia/Dai-Su-Ham-Son-26.html

Đại Sư Hám Sơn
Cảm Ứng Quán Âm Thọ Sanh Và Khỏi Bệnh
Đại sư Đức Thanh họ Thái tự là Trừng Ấn, hiệu là Hám Sơn sanh năm 1546 tịch năm 1623 thuộc triều nhà Minh, nguyên quán huyện Toàn Tiêu, tỉnh Kim Lăng, (nay thuộc tỉnh An Huy) Ngài là một trong bốn vị thánh Tăng của triều Minh (Đại sư Đức Thanh, Tử Bá, Liên Trì, Ngẫu Ích).
Bình sanh mẹ Ngài rất là kính ngưỡng Quán Âm Đại sĩvà thường thích đến chùa dâng hương lễ bái Quán Âm Bồ-tát vào những ngày rằm và mùng một âm lịch. Có một đêm nọ, bà mộng thấy Quán Âm Đại sĩ dẫn một đứa bé đến cửa nhà, bà liền ôm chầm lấy đứa bé. Tỉnh dậy, liền sau đó bà biết mình thọ thai. Khi sinh ra, thân Ngài được bao bọc bởi một miếng lụa trắng. Lúc giặt giũ mảnh lụa trắng ấy, nước giặt biến thành nước hoa thơm ngát.
Bà mẹ ẳm Ngài đến chùa lễ tạ và bà cũng bỏ tiền ra đắp tô tượng Quán Âm Đại sĩ đồng thời bố thí rất nhiều tiền bạc cho những kẻ nghèo cùng khốn khó.
Năm đại sư lên một tuổi, vào ngày sinh nhật, bỗng nhiên Ngài bị bệnh nặng, các danh y bấy giờ cũng thúc thủ với căn bệnh của Ngài. Thấy bệnh tình ngày càng trầm trọng, mẹ Ngài liền bồng Ngài ra chùa Trường Thọ ở ngoài huyện thành, khẩn cầu Quán Thế Âm Bồ-tát cứu chữa. Bà đã quỳ trước Bồ-tát nguyện rằng: "Nếu con của con hết bệnh thì con sẽ cho nó xuất gia." Quả nhiên sau đó Ngài hết bệnh, từ đó bà càng tin tưởng Quán Thế Âm Bồ-tát hơn nữa và thường đưa Ngài đến chùa lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ-tát.
Năm lên chín tuổi, Ngài được cha mẹ đưa đến nhà người chú trọ học. Trong khoảng thời gian này, cứ sau giờ tan học, Ngài thường đến ngôi chùa gần đó học bài. Có một hôm Ngài nghe chư Tăng tụng đến câu "Phật bảo Vô Tận Ý Bồ-tát: Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát này, chí tâm xưng niệm danh hiệu thì tức thời Quán Thế Âm Bồ-tát quán sát tiếng kêu cứu của họ mà cứu thoát..."sau đó Ngài hỏi một chú tiểu, được biết đây là Kinh Phổ Môn nói về hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của Đức Quán Thế Âm Bồ-tát. Sau khi nghe giải thích, tuy còn nhỏ dẫu không hiểu hết nghĩa lý thâm diệu, nhưng Ngài cũng hiểu đôi chút và xin một quyển về nhà tụng rồi học thuộc lòng. Nếu có ai hỏi tại sao thì Ngài trả lời: "Nghe chư Tăng dạy bảo tụng Kinh Phổ Môn có thể cứu khổ thế gian nên Tôi tụng vậy mà"
Có lần Ngài cùng mẹ lên chùa lễ Phật và Quán Thế Âm Bồ-tát. Khi lễ xong Ngài hỏi mẹ: "Thưa mẹ có một quyển kinh nói về hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ-tát mẹ có biết không?" Bà mẹ ngạc nhiên trả lời rằng không. Ngài hỏi tiếp: "Vậy thường ngày mẹ lễ Quán Thế Âm Bồ-tát mẹ niệm thế nào?" Mẹ Ngài trả lời: "Suốt đời mẹ chỉ niệm chân ngôn bảy chữ Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát mà được cảm ứng vô cùng." Ngài thưa: Tuy bảy chữ chân ngôn này hàm ý bao la vạn tượng, nhưng thiết thật vẫn chưa bằng Phẩm Phổ Môn này. giờ con xin tụng cho mẹ nghe:
"Chúng sanh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Đầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Hiện thân khắp tất cả.
Các loài trong đường dữ:
Địa ngục, quỷ, súc sanh
Sanh, già bệnh chết khổ
Lần đều khiến dứt hết..."
Đọc xong Ngài giải thích lại cho mẹ nghe từng câu mà Ngài đã được nghe hòa thượng phương trượng ở chùa dạy. Mẹ Ngài đã ôm chầm lấy con khóc lên vì sung sướng...
Về sau Ngài viên tịch có để lại nhục thân và rất nhiều tác phẩm cho hậu thế như: Hám Sơn Trứ Ngôn, Lăng Nghiêm Huyền Cảnh, Tâm Kinh Trực Thuyết, Lăng Già Bổ-di, Trung Dung Trực Chỉ, Pháp Hoa Cổ Tiết, Kim Cang Quyết Nghi. Lăng Nghiêm Thông Nghĩa, Pháp Hoa Thông Nghĩa, Khởi Tín Sơ Lược, Triệu Luận Chú, Tánh Tướng Thông Thuyết, Hoa Nghiêm Cương Yếu, Khởi Tín Luận Trực Giải...
(Trích lục từ Hám Sơn Đại sư Truyện)
Lời Bàn:
Do được nuôi dưỡng bằng việc lễ lạy trì niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ-tát ngay từ trong bụng mẹ, nên Ngài đã sớm có từ tâm biết thương yêu chúng sanh, đó cũng là do "đời trước có trồng căn lành mà chiêu cảm lấy quả báo này - Kinh Phổ Môn", mới 9 tuổi mà đã biết tụng Kinh Phổ Môn để cứu khổ thế gian, đây là chủng tử từ bi. Lại nữa, không phải chỉ gieo trồng, trưởng dưỡng hạt giống từ bi, mà qua việc thường niệm lễ bái Quán Thế Âm Bồ-tát có thể khiến cho chúng ta có được sự khai ngộ, hướng đến sự giải thoát, để chấm dứt sự đau khổ thọ nghiệp trong vòng luân hồi.
Một điều nữa, việc cung kính lễ bái thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát còn hướng chúng ta đến việc phát khởi lòng từ bi thương tưởng đến những cảnh khổ ở thế gian, qua đó học theo tánh đức đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của mười phương chư Phật, Bồ-tát, đặc biệt là Quán Thế Âm Bồ-tát, phát nguyện tu sáu pháp ba-la-mật, thệ độ hết thảy chúng sanh. Đây mới thật sự là chân thật niệm đức hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát vậy.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát!
Thích Minh Kiết
<><
http://www.tinhvienvanson.com/2016_03_01_archive.html
<><
chuaphogiac

Các tác phẩm của tác giả, dịch giả Đại Sư Hám Sơn

No comments:

Post a Comment