Sunday, February 26, 2017

'Người đẹp Bình Dương'

Nổi lên từ vai Tam Nương trong 'Người đẹp Bình Dương', Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh này nhờ sự ái mộ. Bà được xem là biểu tượng nhan sắc của phụ nữ Sài Gòn xưa.
http://blogtamsu.vn/tham-thuy-hang-tu-dinh-cao-danh-vong-den-tham-hoa-nghiet-nga-vi-dao-keo.html
Là một trong những mỹ nhân Sài Gòn thời kì trước 1975, Thẩm Thúy Hằng nổi tiếng bởi nhan sắc mặn mà và tài năng diễn xuất vượt trội. Tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được biết tới tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan…
Thế nhưng đằng sau ánh hào quang của một người nghệ sĩ, cuộc sống của Thẩm Thúy Hằng luôn đối mặt với nhiều nỗi bất hạnh. Bị con gái từ mặt, sống cô độc ở cuối đời với dung nhan bị tàn phá do hậu quả của dao kéo, Thẩm Thúy Hằng có thể xem như mẫu hồng nhan bạc phận mà người xưa thường nói.
Trên đỉnh cao danh vọng
Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế: Hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 – 1974, Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mascova và Tasken tại Liên Xô năm 1982, vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ …
Thành công và nổi tiếng trên lĩnh vực điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền, Dân Nam, Tân Dân Nam, Túy Hoa – Túy Phượng, Duy Lân, La Thoại Tân… và được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, đồng thời, bà cũng được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.
Nhan sắc “chim sa cá lặn” và tài năng diễn xuất vượt trội đã đưa Thẩm Thúy Hằng đến đỉnh cao danh vọng
Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng vai trò Trưởng ban kịch mà còn viết kịch bản, thủ vai chính. Một số vở kịch phát trên sóng truyền thanh hay trên màn ảnh nhỏ thời đó có sự góp mặt của Thẩm Thúy Hằng được khán giả ghi nhớ như: “Sông dài”, “Vũ điệu trong bóng mờ”, “Người mẹ già”, “Đôi mắt bằng sứ”, “Suối tình”, “Dạt sóng”, …
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng thường xuyên xuất hiện trên sân khấu “Đại nhạc hội”, nhưng không phải diễn kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc. Một số ca khúc do Thẩm Thúy Hằng thể hiện trên lĩnh vực này tương đối thành công là “Hai chuyến tàu đêm” của Trúc Phương và “Tình lỡ” của Thanh Bình. Ngoài ra, hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng đi liền với Thanh Nga thường xuyên xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch tết với biểu tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh”, người kia là “Nữ hoàng sân khấu cải lương”. Cả hai đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ được nhiều người ái mộ.
“Người đẹp Bình Dương” một thời được công chúng ái mộ ca tụng là “Nữ hoàng điện ảnh”
Sau giải phóng 1975, trong lúc một số nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra đi mà chọn con đường ở lại quê nhà.
Ông Nguyễn Xuân Oánh mất vào ngày 29/8/2003 vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Mọi người đều nhìn nhận chính ông Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng qua hai giai đoạn biến cố của lịch sử. Do đó nói về Thẩm Thúy Hằng mà không nhắc tới ông Nguyễn Xuân Oánh là điều thiếu sót.
Số phận truân chuyên và trở thành thảm họa “dao kéo”
Đạt đến đỉnh cao danh vọng, nhưng Thẩm Thúy Hằng cũng phải trải qua những truân chuyên cuộc đời. Theo nhiều nguồn tin cho biết, Thẩm Thúy Hằng kết hôn từ khi 19 tuổi (1959) với người chồng lớn hơn chỉ 2 tuổi. Cuộc hôn nhân này tan vỡ sau 5 năm và bà có 1 người con gái sinh năm 1961 cùng chồng.
Vì đang trên đỉnh cao danh vọng, Thẩm Thúy Hằng đã bỏ rơi con gái, gửi cho một gia đình quen nuôi dưỡng và sau năm 1975, gia đình này đưa con gái bà cùng sang Mỹ. Thẩm Thúy Hằng cũng đã công khai với một tờ báo vào chiều ngày 8/7/2011 rằng bà có một đứa con gái bị bỏ rơi tên là Nguyễn Thụy Thi Hằng. Bà đã vô cùng đau đớn khi cô gái này lên tiếng phủ nhận thông tin là con gái của Thẩm Thúy Hằng trong một phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, dù nhan sắc của cô giống minh tinh như hai giọt nước.
Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, Thẩm Thúy Hằng kết duyên cùng ông Nguyễn Xuân Oánh ngay khi ông mới bước chân về nước năm 1968. Có mặt trong những người đẹp ra phi trường đón ông Oánh, cô minh tinh khả ái đã gắn lên ve áo ông một bông hồng đỏ thắm và đây chính là cuộc gặp gỡ định mệnh.
Cuộc sống hạnh phúc bên Nguyễn Xuân Oánh đã giúp cho sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng thêm thăng hoa
Khi ấy, ông Oánh tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở Harvard, trường đại học danh tiếng của Mỹ và cả thế giới. Lại là người có quyền thế nên chuyện tình Nguyễn Xuân Oánh – Thẩm Thúy Hằng trở thành một sự kiện lớn của Sài Gòn. Không chỉ giới và giới văn nghệ sĩ mà dư luận đã có nhiều thành kiến về mối quan hệ này, nhiều ý kiến cho rằng Thẩm Thúy Hằng chỉ lợi dụng ông Oánh.Tuy nhiên, đến nay dư luận đã quá rõ về chuyện tình có thật của Thẩm Thúy Hằng khi minh tinh khả ái và người chồng hơn bà 20 tuổi đã sống cùng nhau hạnh phúc trọn đời.
Sau vai diễn Phồn Y trong vở “Lôi Vũ” trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, NSƯT Thẩm Thúy Hằng chính thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về cuộc sống khép kín ở ngôi nhà riêng. Ở đây, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh nghỉ hưu, xa rời chốn quan trường, còn Thẩm Thúy Hằng muốn che giấu mọi người thời kỳ nhan sắc tàn tạ của mình trong giai đoạn biến chứng cuối cùng của chất silicon.
Đối với một minh tinh đã quen với những lời ca tụng, Thẩm Thúy Hằng không thể chấp nhận sự tàn phá của thời gian lên sắc đẹp của mình. Bà liên tục tham gia các cuộc trùng tu nhan sắc. Nỗi khao khát níu giữ ánh hào quang của một thời tuổi trẻ đã khiến bà trượt dài trong cơn nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Hậu quả của việc này là dấu vết của các biến chứng dao kéo in hằn lên gương mặt của mỹ nhân một thời.
“Nữ hoàng sắc đẹp” một thời với gương mặt biến dạng không thể nhận ra vì trở thành thảm họa của phẩu thuật thẩm mỹ
Những năm tháng này đối với “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Bà đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox thường xuyên để chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể. Dù cố gắng hết sức, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật: tất cả những gì đẹp đẽ trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà biến dạng từng ngày.
Ông Nguyễn Xuân Oánh mất năm 2003 vì bệnh tim. Từ ngày chồng ra đi, Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi, cô độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà chia sẻ: “Tôi không còn nghĩ đến quá khứ nữa. Tôi đã mang tất cả những hình ảnh của ngày xưa ra đốt hết. Bây giờ tôi không còn tấm ảnh nào. Trong nhà tôi cũng không để gương soi. Cuộc đời là cõi tạm mà. Thân thể rồi cũng tan biến, vật chất khi mình chết cũng không mang theo được“.
Hiện tại, Thẩm Thúy Hằng chỉ sống ẩn dật tại một căn biệt thự ở Thanh Đa. Hàng tuần, bà lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng để đi làm việc từ thiện với nhà chùa.
Theo GDVN
“Người đẹp Bình Dương” thời son trẻ
... tưởng chừng như đã trọn vẹn với Thẩm Thúy Hằng. Vậy mà, mấy ai biết suốt mấy mươi năm, người đàn bà đẹp sống trong nhung lụa ấy vẫn cất giấu một nỗi niềm khôn nguôi…
Nước mắt của người mẹ
Thập niên 60-70, Sài Gòn là thế giới của phồn hoa, đô hội, không khí ăn chơi, giải trí náo nhiệt về đêm với những quán bar, phòng trà, vũ trường mở cửa tới tận giờ giới nghiêm. Giới nghệ sĩ thường sống về đêm và không ít người đẹp trong giới đã gây ra những scandal tình ái nổi đình nổi đám khiến dư luận bàn tán, gièm pha, cánh báo chí thì đua nhau khai thác chuyện giật gân để câu độc giả. Nhưng riêng Thẩm Thúy Hằng thì không. Càng nổi tiếng bà càng khéo léo giữ mình. Bà sống gần như cho công việc và gia đình, ít lui tới những chốn ăn chơi phù phiếm để tránh điều thị phi. Nhiều đại gia giàu có, vương tôn công tử sẵn sàng bỏ cả đống tiền để chinh phục bà nhưng bà đều không quan tâm. Thành ra, báo chí ngày ấy có khai thác về bà thì chỉ quẩn quanh việc bà thường mặc kiểu trang phục nào, tóc uốn ra sao, xài mỹ phẩm hiệu gì, đồ trang sức bà chuộng là món nào và cả những sở thích đời thường của bà như món ăn, thói quen mua sắm, hàng quán mà bà thường lui tới… Bà trở thành thần tượng không chỉ về nhan sắc, trên sân khấu, phim ảnh mà còn ngay cả trong đời thường.
Có được phẩm hạnh ấy bởi bà xuất thân trong một gia đình công chức gia giáo, hết sức nghiêm túc trong việc giáo dục con cái. Cha mất sớm, Thẩm Thúy Hằng ở với mẹ và các anh. Năm 1959, theo sự sắp xếp của mẹ và các anh, bà lập gia đình với một người đàn ông lớn hơn bà 2 tuổi. Họ có với nhau một cô con gái giống bà như đúc vào năm 1961. Lúc ấy, để đánh dấu chặng đường vàng son rực rỡ, bà đã đặt cho cô con gái bé bỏng cái tên thật đẹp: Nguyễn Thụy Thi Hằng. Nhưng, cuộc hôn nhân sau đó nhanh chóng đổ vỡ. Có lẽ, chính cái ám ảnh sợ bị báo chí bêu rếu, soi mói đời tư nên bà đã quyết định gởi đứa con gái rứt ruột đẻ ra cho một gia đình người quen nuôi dưỡng. Để sau này, bà đành ngậm nuốt sự dằn xé, đớn đau, nỗi nhớ nhung trong mỗi bước đi, trong từng miếng ăn, giấc ngủ và trong từng nỗi lòng phong kín khi cô Nguyễn Thụy Thi Hằng di cư sang Mỹ cùng với cha mẹ nuôi vào năm 1975. Ngày dài tháng rộng, bên cạnh người chồng hết mực yêu thương và 4 cậu con trai lém lỉnh, bà vẫn chưa khi nào nguôi hy vọng tìm lại được cô con gái duy nhất. Nỗi buồn đọng lại trong đáy mắt, phảng phất trong nụ cười của bà.
Cô Nguyễn Thụy Thi Hằng – người được cho là con gái của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng
Sau những khổ đau day dứt, hối hận giày vò, cuối cùng bà cũng đã tìm ra được manh mối đứa con gái lạc loài và mong ngày đoàn tụ. Đớn đau thay, cô con gái giống mẹ như hai giọt nước, bằng những lời lẽ mềm mỏng nhưng cũng rất dứt khoát đã chối bỏ tất cả liên hệ với bà trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ. Nghe tin ấy, bà nghẹn ngào, những giọt nước mắt hiếm hoi, ít ỏi của tuổi già lặng lẽ tuôn chảy. Nỗi lòng của người làm mẹ trào dâng, dĩ vãng ùa về quấn chặt lấy bà khiến bà càng tự thêm oán giận và trách móc bản thân…
Bi kịch cuối đời
Không chỉ chịu nhiều ưu tư trong cuộc sống riêng, nghệ sĩ
Thẩm Thúy Hằng còn chịu nhiều đớn đau, xót xa khi chứng kiến gương mặt diễm lệ ngày nào đang bị tàn phá. Với phụ nữ, nhất là những phụ nữ từng lung linh nhan sắc thì không có ám ảnh nào bằng nỗi ám ảnh hàng ngày phải chứng kiến sự tàn phá ghê gớm của hóa chất trên gương mặt mình. Và “Người đẹp Bình Dương” cũng không ngoại lệ.
Có người cho rằng, bà đã không ngừng tiêm botox nhằm níu giữ vẻ thanh xuân một thời. Nhưng rồi, đành phải chấp nhận sự thật rằng: tất cả những gì đẹp đẽ, lộng lẫy trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà đang biến dạng từng ngày. Cũng có thông tin khẳng định, thời còn son trẻ mặc dù đã có được sắc đẹp trời phú nhưng Thẩm Thúy Hằng vẫn sử dụng phẫu thuật thẩm mỹ nhiều lần để có được vẻ đẹp hoàn mỹ ngay từ khi trên đỉnh cao danh vọng. “Hằng không phải kín tiếng mà không may bị sửa mặt mày hư nên không muốn xuất hiện nhưng nhờ vậy mà tu được rốt ráo lắm, chỉ ăn ngọ một buổi trưa và ngồi thiền. Trong Đạo, đôi khi cái nghịch duyên làm người ta dễ tu hơn chứ tôi còn chân trong chân ngoài lo chuyện xã hội nên khó tu hơn”- kỳ nữ Kim Cương chia sẻ về người bạn thân. Có gì là khó hiểu đâu bởi, bất cứ người phụ nữ nào, đặc biệt là người nổi tiếng luôn muốn mình xuất hiện rạng rỡ nhất trước mọi người.
Và có lẽ, nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng sẽ sống yên ổn với huyền thoại và ánh hào quang xưa cũ nếu như tấm ảnh bà chụp cùng ca sĩ hải ngoại Thanh Tuyền và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trong đám tang NSND Phùng Há không bị tung lên mạng, với sự so sánh cố tình giữa một Thẩm Thúy Hằng “xưa và nay”. Những người yêu quý bà cho rằng kẻ nào đó vô công rỗi nghề đã lấy bức ảnh ra photoshop hòng đùa vui. Thế nên, khi bắt gặp bà trong tiệc cưới con trai nghệ sĩ Mỹ Chi, người ta đã nhanh chóng túm lấy cơ hội chụp gương mặt thật của bà. Ở cái tuổi chiều nghiêng bóng xế, người đàn bà ấy, một lần nữa trở thành tâm điểm của báo chí nhưng không phải để vinh danh, để ngợi ca nhan sắc mà là để thỏa mãn trí tò mò của một đám đông rỗi việc. Để rồi, sau đó, người ta thi nhau bàn tán, đem bà ra “mổ xẻ” không thương tiếc. Tôi không thể nào hiểu nổi việc đặt những tấm ảnh xinh đẹp một thời vang bóng bên cạnh tấm ảnh tàn phai nhan sắc lúc cuối đời của bà liệu có minh chứng cho điều gì hay không hoặc sẽ mang lại ích gì chăng? Còn nếu không thì tại sao người ta lại có thể tàn nhẫn đến mức cố tình khơi chạm vào nỗi đau mà người trong cuộc đã muốn giữ kín cho riêng mình?
Nhưng, dù thế nào đi chăng nữa thì, tôi tin, cái tên Thẩm Thúy Hằng vẫn sẽ được công chúng và người làm nghề yêu quý, nhắc nhớ bằng tất cả sự kính trọng với một người toàn sắc toàn tài, gần như đã trở thành một huyền thoại của điện ảnh miền Nam ngày ấy.
Cuộc đời của một minh tinh màn bạc, một phụ nữ “sắc nước hương trời”, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng từng được công chúng ngưỡng vọng suốt mấy thập niên có hồi kết như một cuốn phim buồn, rất chậm và rất gắt…
http://blogtamsu.vn/tham-thuy-hang-tu-dinh-cao-danh-vong-den-tham-hoa-nghiet-nga-vi-dao-keo.html

THẨM THÚY HẰNG (Thần Tượng) // Con gái của Thẩm Thúy Hằng - Nữ Tài tử Thẩm Thúy Hằng hối hận với Một thời Dĩ vãng vàng son




Nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng đã công khai chiều 08/07/2011 trên báo Sài Gòn VN rằng cô vô cùng đ au khổ và hối hận khi đã vì danh vọng một thời, để suốt đời bà phải sống trong ray rức và hối hận vì đã đánh mất một thứ tình mẫu tử thiêng liêng với một bé gái đã bị bỏ rơi tại Sài Gòn , và trong những lời tâm sự bà mong rằng Cô Nguyễn Thụy Thi Hằng một cái tên được đặt cho cô khi mới chào đời để đánh dấu người mẹ danh tiếng một thời của thế giới điện ảnh của Sài Gòn Việt Nam trước 1975.
Như hai giọt nước với mẹ Nguyễn Thụy Thị Hằng được biết là một hài nhi đã do nữ Minh Tính Điện Ảnh Thẩm Thúy hằng sinh ra và đã gửi người khác nuôi trong thời gian khi bà đang ở tuyệt đỉnh của lãnh vực phim ảnh thời bây giờ tại Việt Nam. S au biến cố 1975 cháu Nguyễn Thụy Thúy Hằng đã sang Hoa Kỳ cùng với cha mẹ nuôi người đã dưỡng dục cháu từ lúc sơ sinh.S au suốt bao năm tháng dài của một đời người thất lại với con mình nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng với những ray rức rốt cuộc cũng tìm ra được giọt máu của mình và mong tìm lại s au những tháng ngày tìm kiếm nơi biển người. Nhưng bà đã đón nhận nhiều đ au khổ và thất vọng khi con gái của mình nhất định từ chối không muốn gặp lại. 

Ngay 08/01/2011 cháu Thúy Hằng với cuộc phỏng vấn trên màn ảnh truyền hình tại Hoa Kỳ đã rất lạnh lùng khăng khăng từ chối với sự liên hệ này với một người mẹ nổi danh một thời là một người đẹp nhất nước miền nam Việt Nam, cô rất lễ phép nhưng lại rất dứt khoát chối bỏ tất cả liên quan với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Đó là điều đã làm chưa xót và bà đã bật khóc khi được phỏng vấn tại Sài Gòn với báo Sài Gòn VN. 
e-mail

Từng là biểu tượng sắc đẹp một thời, nhưng khi về già, Thẩm Thúy Hằng phải đeo mạng để che đi gương mặt biến dạng vì botox.

Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là “minh tinh màn bạc” bởi không chỉ đóng nhiều phim trong nước mà còn tham gia nhiều phim trong khu vực Đông Nam Á. Nổi lên từ vai diễn Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương, Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh này nhờ sự ái mộ của công chúng, và trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung.
Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng phim mà còn đóng kịch và cũng khá nổi tiếng trên sân khấu kể cả trước và sau giải phóng. Là một mỹ nhân, lại là người nổi tiếng suốt mấy thập niên, nhưng Thẩm Thúy Hằng ở tuổi xế chiều có cuộc sống hoàn toàn khép kín. Bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc bên ngoài. Cuộc đời của một phụ nữ sắc nước hương trời, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng đã đi đến những ngày tàn tạ.
Tiền cát-xê mua được 1 kg vàng
Cô gái sinh năm 1941 tại Hải Phòng có cái tên giản dị Nguyễn Kim Phụng cùng gia đình di cư vào Nam và ngụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Lúc nhỏ, Kim Phụng học tại trường tiểu học Huỳnh Văn Nhứt, Long Xuyên. Hết bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh.
Cũng chính năm ấy, hãng phim Mỹ Vân - một hãng phim lớn tổ chức cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh. Cô gái vừa chớm tuổi trăng tròn đã lén gia đình và vượt qua 2.000 cô gái đẹp khác trên khắp miền Nam tham dự tuyển. Ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh Thẩm Thúy Hằng, và gửi cô đi Hong Kong dự lớp đào tạo diễn xuất ngắn ngày.
Từ đây, cô gái Kim Phụng đã có cơ hội vàng bước vào lĩnh vực “nghệ thuật thứ bảy”. Chỉ một bước ngắn thôi, nhưng điều này đã khiến Kim Phụng nhảy vọt rất xa lên tuyệt đỉnh vinh quang.
Với vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương - một phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân do nghệ sĩ Năm Châu đạo diễn, ra mắt công chúng năm 1958, Thẩm Thúy Hằng nổi lên như một ngôi sao điện ảnh và chinh phục khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Cái tên “Người đẹp Bình Dương” đã theo Thúy Hằng đi suốt cuộc hành trình nghệ thuật thập niên 50 - 60… cho đến ngày giải phóng 1975.
 Thẩm Thúy Hằng trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp. Sau khi trở thành ngôi sao tỏa sáng làng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành minh tinh số một với tiền cát-xê một triệu đồng cho một vai diễn (tương đương một kg vàng 9999 thời bấy giờ).
Ngoài vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương, một vai diễn khác cũng rất đẹp của Thẩm Thúy Hằng từng gây được tiếng vang góp phần đưa tên tuổi của bà lên nấc thang danh vọng, đó là vai Chức Nữ trong bộ phimNgưu Lang Chức Nữ cũng do hãng phim Mỹ Vân sản xuất, NSND Năm Châu đạo diễn. Khán giả không thể quên nàng Chức Nữ đẹp lộng lẫy, sương khói đang bay về trời trong tiếng hát thánh thót như ngân lên từ những áng mây huyền ảo, thần tiên trong nhạc cảnh Chức Nữ về trời do Phạm Duy soạn nhạc.
Trong số lượng phim đồ sộ do Thẩm Thúy Hằng tham gia đóng vai chính, có thể kể đến một số bộ phim nổi tiếng như: Trà Hoa Nữ, Tấm Cám, Sự tích Trầu Cau, Bạch Viên - Tôn Cát, Nửa hồn thương đau, Đôi mắt huyền, Dang dở, Tơ tình, Oan ơi Ông Địa, Bóng người đi, Ngậm ngùi, Sóng tình, 10 năm giông tố, Xin đừng bỏ em… Những phim đó, Thẩm Thúy Hằng đóng chung với các tên tuổi “gạo cội” trong làng diễn viên điện ảnh cũng như sân khấu cải lương lúc bấy giờ như: La Thoại Tân, Kim Cương, Trần Quang, Thanh Thúy, Thành Được, Út Bạch Lan, Túy Hoa.
Trên đỉnh cao danh vọng
Giai đoạn rực rỡ nhất của Thẩm Thúy Hằng là khoảng thời gian 1965-1972, phim nào có bà đóng cũng đạt doanh thu rất cao. Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng đứng ra thành lập hãng phim riêng mang chính tên của bà là hãng phim Thẩm Thúy Hằng (tiền thân của hãng phim Vilifilms sau này).
Không chỉ hợp tác làm phim, đóng phim ở nước ngoài mà đi đâu, dự bất cứ cuộc liên hoan phim nào, Thẩm Thúy Hằng cũng đều được trọng vọng, sánh ngang hàng với các diễn viên nổi tiếng nước ngoài. Đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm có. Đồng thời những năm đó, không chỉ tham gia đóng phim tình cảm tâm lý xã hội, Thẩm Thúy Hằng cũng bước sang lĩnh vực phim hài và phim kinh dị như: Chàng ngốc gặp hênGiỡn mặt tử thần… Ở lĩnh vực nào, bà cũng thành công.
Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế: Hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 - 1974, Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mátxcơva và Tasken tại Liên Xô năm 1982, vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ…
Thành công và nổi tiếng trên lĩnh vực điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền, Dân Nam, Tân Dân Nam, Túy Hoa - Túy Phượng, Duy Lân, La Thoại Tân… và được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, đồng thời, bà cũng được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.
Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng vai trò Trưởng ban kịch mà còn viết kịch bản, thủ vai chính. Một số vở kịch phát trên sóng truyền thanh hay trên màn ảnh nhỏ thời đó có sự góp mặt của Thẩm Thúy Hằng được khán giả ghi nhớ như: Sông dài, Vũ điệu trong bóng mờ, Người mẹ già, Đôi mắt bằng sứ, Suối tình, Dạt sóng…
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng thường xuyên xuất hiện trên sân khấu “Đại nhạc hội”, nhưng không phải diễn kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc. Một số ca khúc do Thẩm Thúy Hằng thể hiện trên lĩnh vực này tương đối thành công là Hai chuyến tàu đêm của Trúc Phương vàTình lỡ của Thanh Bình. Ngoài ra, hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng đi liền với Thanh Nga thường xuyên xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch tết với biểu tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh”, người kia là “Nữ hoàng sân khấu cải lương”. Cả hai đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ được nhiều người ái mộ.
 Thẩm Thúy Hằng và chồng GS-TS Nguyễn Xuân Oánh.

Một bông hồng và nhân duyên trời định
Sau giải phóng 1975, trong lúc một số nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra đi mà chọn con đường ở lại quê nhà. Ông Nguyễn Xuân Oánh từng làm phó thủ tướng kiêm thống đốc ngân hàng chế độ cũ, sau đó là quyền thủ tướng trong 2 năm: 1964 - 1965. Sau năm 1975, có thời gian ông làm cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Mọi người đều nhìn nhận chính ông Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của bà qua hai giai đoạn biến cố của lịch sử. Do đó nói về Thẩm Thúy Hằng mà không nhắc tới ông Nguyễn Xuân Oánh là điều thiếu sót.
Ông Nguyễn Xuân Oánh sinh năm 1921 tại Bắc Giang, từng theo học ngành kinh tế Đại học Harvard. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế vào năm 1954 và làm việc tại Ngân hàng Thế giới một thời gian trước khi về nước đảm nhận vai trò thống đốc ngân hàng quốc gia vào năm 1963 (sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính).
Có giai thoại kể rằng năm GS-TS Nguyễn Xuân Oánh về nước, vừa bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất có một hàng rào người đẹp Sài Gòn đón chào và tặng hoa. Chính “Người đẹp Bình Dương” nổi tiếng đã gắn lên ve áo vest của ông Nguyễn Xuân Oánh một bông hồng đỏ thắm. Đóa hồng định mệnh này đã tạo cơ hội cho cả hai quen nhau, một chính khách đang nổi lên trên chính trường và nữ minh tinh khả ái. Sau đó, họ thành vợ chồng, vượt qua tất cả những xì xào, bàn tán của dư luận một thời.
Sau 30/4/1975, ông Nguyễn Xuân Oánh được tin tưởng trong vai trò cố vấn kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông cũng được bầu vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Còn nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tiếp tục đóng phim, diễn kịch. Nhiều vai của bà trong các vở kịch nói như: Cho tình yêu mai sauĐôi bông taiHoa sim gai trắng… đã làm sáng thêm tên tuổi Thẩm Thúy Hằng. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
 Thẩm Thúy Hằng và hai con trai. Thảm họa dao kéo
Sau vai diễn Phồn Y trong vở Lôi vũ trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, NSƯT Thẩm Thúy Hằng chính thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về cuộc sống khép kín ở ngôi nhà riêng trên đường Cách mạng Tháng Tám. Ở đây, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh nghỉ hưu, xa rời chốn quan trường, còn Thẩm Thúy Hằng muốn che giấu mọi người thời kỳ nhan sắc tàn tạ của mình trong giai đoạn biến chứng cuối cùng của chất silicon.
Những năm tháng này đối với “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Bà đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox thường xuyên để chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể. Nhưng dù cố gắng hết sức, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật: tất cả những gì đẹp đẽ trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà biến dạng từng ngày.
Căn nhà ở đường Cách mạng Tháng Tám cũng được bán đi, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng mua một ngôi nhà khác ở vùng Bình Quới quận Bình Thạnh và lui về ẩn dật theo đúng cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông Oánh và Thẩm Thúy Hằng không tiếp xúc với bên ngoài, sống gần như trong bóng tối, ăn chay trường, tu tại gia, nghe kinh và làm việc từ thiện.
Ông Nguyễn Xuân Oánh mất vào ngày 29/8/2003 vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Từ ngày chồng chết, Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi, cô độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà mặc áo nâu sòng, lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng để đi làm việc từ thiện với nhà chùa.
Có lẽ, bà sẽ sống yên ổn với huyền thoại và hào quang cũ, và hình ảnh “Người đẹp Bình Dương” vẫn tồn tại trong tâm tưởng mọi người nếu Thẩm Thúy Hằng không xuất hiện tại đám tang của NSND Phùng Há và trực suốt đêm bên quan tài của “Má Bảy”, theo đúng nghi lễ thầy trò. Tuy mặc áo tang đen và che giấu mặt, nhưng chân dung hiện tại của “Người đẹp Bình Dương” sau biến chứng silicon đã lộ ra và mấy tấm ảnh sau đó đã bị tung lên mạng.
Không có gì tồn tại mãi trên cõi đời này, mà điều phù du nhất chính là nhan sắc. Nhưng với một người quá nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật, giải trí như Thẩm Thúy Hằng, lại đẹp lộng lẫy như biểu tượng đã biến thành chuẩn mực của bất cứ người phụ nữ nào và trước sự ngưỡng mộ của công chúng, nhan sắc đó không thể bị tàn tạ với bất cứ lý do gì. Người ta hiểu được tâm lý ấy và chính vì thế nên hoàn toàn chia sẻ nỗi khổ đau của Thẩm Thúy Hằng trong hiện tại, bởi không có gì buồn thảm hơn một người sống mà phải luôn luôn giấu kín gương mặt sau lớp vải ngụy trang.
Điều an ủi với Thẩm Thúy Hằng là 4 người con trai hiện ở nước ngoài và đều thành đạt. Họ lại là những đứa con hiếu thảo, luôn về thăm viếng cha mẹ và bao bọc bà trong lúc tuổi già. 
http://vietduongnhan.blogspot.com.au/p/con-gai-cua-tham-thuy-hang-nu-tai-tu.html

No comments:

Post a Comment