Thursday, March 16, 2017

CHUYỆN NHÂN QUẨ.

-CON DAO QUỶ ÁM-
Tôi xin kể một câu chuyện kinh dị có thật xảy ra tại làng Tân Hiệp, Bắc Ninh. Ngôi làng này nổi tiếng với việc mổ, xẻ thịt động vật và nó đã trở thành nghề “cha truyền con nối” ở nơi đây. Những người làm công việc này phải có các loại dao thật nhọn và sắc. Mũi nhọn để chọc tiết, còn mũi dao sắc được dùng để cắt thịt.
Có nhìn những bà, những cô hàng thịt mới biết độ sắc của lưỡi dao như thế nào. Con dao đưa tới đâu thịt của con vật bị cắt đứt ngay đến đó. Chặt xương như chặt bùn. Những người làm nghề mổ thịt thường là dân xóm chợ, trong xóm này có gia đình ông Giang chuyên làm nghề mổ thịt, nay đã 5 đời, cha truyền con nối chỉ dùng 1 con dao.
Con dao dùng nhiều nên lưỡi mòn, bản dao thu hẹp lai chỉ còn khoảng 1 phần tư của con dao lúc mới làm nhưng nó vẫn còn bén vô cùng. Ông Giang nói ông nội của ông, cha ông và ngay chính ông đều dùng con dao này để làm thịt. Nhìn con dao ai cũng biết là bén vô cùng. Ai sơ ý trúng vô nó là đứt tay ngay. Ông Giang nay đã ngoài năm mươi, con trai ông là Lập nay cũng tiếp tục nghề mổ lợn. Mỗi ngày ông hạ thịt ít nhất là hai ba con lợn để cho vợ ông và chi. Lập (vợ của anh Lập) đi bán.
Ngoài ra cô Ðinh là con gái ông cũng đem thịt lợn ra bán ở những chợ gần nhà. Ông Giang chọc tiết lợn rất tài, chỉ cần một nhát dao là trúng ngay huyệt, máu chảy ra òng ọc và con lợn cũng mau chết, it’ rên la hơn những con lợn bị mấy ông đồ tể khác chọc tiết sai huyệt. Anh Lập được cha truyền cho, chọc tiết lợn cũng rất chính xác. Từ ngày ông Giang năm mươi lăm tuổi ông giao hẳn công việc này cho vợ chồng anh Lập và cô Ðinh.
Hai người đàn bà con gái này lấy tiết cũng tài tình không thua gì ông Giang và anh Lập. Lần đầu tiên phụ trách công việc lấy tiết, cả chi. Lập và cô Ðinh đều thấy rợn tay. Nhưng chỉ sau 1 lần cả hai chị em đều thấy lấy tiết 1 con lợn sống còn dễ hơn mổ xẻ 1 con lợn đã làm lông. Điều lạ lùng là cả hai người khi cầm tới con dao gia truyền kề vào cổ con lợn đều cảm thấy như có một sức mạnh vô hình nào điều khiển tay dao của mình thọc huyết con lợn rất trúng huyệt.
Chi Lập nói với chồng:
– Lạ lắm anh à, không cầm tới con dao chọc tiết thì thôi, cầm tới là em chỉ muốn được “lấy tiết”. Cô Ðinh cũng nói:
- Em cũng vậy chị ạ! Cầm tới con dao ấy, được chọc tiết 1 vài con lợn là điều thích thú. Không có lợn, giá có người cho em “lấy tiết” em cũng lấy, em tưởng tượng con người lúc ấy cũng chỉ là một con lợn cho em mổ thịt. Con dao như có thần. Anh Lập nói:
- Con dao này từ đơì các cụ truyền lại tới nay đã có hàng vạn con lợn bị nó lấy tiết, làm lông rôì.
-“Chắc là có thần”, chị Lập nói, thần dao chắc ưa máu lợn lắm ! Anh Lập hơi suy nghĩ, anh nhớ lại câu chuyện Nam Du Huê Quang. Huê Quang có nhiệm vụ trừ yêu quái lúc đó xuất hiện nhiều ở phương Nam, trong số những yêu quái có một con yêu do thanh long đao của Quan Vân Trường biến thành. Thanh Ðao vì đã chém nhiều đầu giặc, thấm máu người biến thành yêu và chỉ thích ăn thịt người.
Còn con dao chọc tiết lợn nhà anh, đã trải qua mấy đời cha truyền con nối với hàng vạn con lợn bị nó chọc tiết làm lông mổ thịt, máu lợn phải thấm vào nó, nó cũng có thể thành yêu được như thanh long đao của Quan Vân Trường vậy. Nhưng nó chỉ dùng để giết lợn nên nó chỉ thèm máu lợn. Anh Lập nghĩ vậy nhưng không dám nói ra, sợ vợ và em gái anh không dám dùng con dao và cũng không dám lấy tiết thay anh nữa. Ngày tháng qua đi, ông Giang qua đời.
Chị Lập thay thế cha trong gia đình và nghề nghiệp. Gia đình anh tiếp tục mỗi ngày hạ vài ba con lợn để cho bà Giang, chi Lập và cô Ðinh đem đi bán. Trong ba người ai cũng có dao riêng, duy có cô Ðinh là không có dao nên cô dùng luôn con dao chọc tiết để cắt thịt. Với con dao này thịt của cô xẻ không bao giờ bị ế, có lẽ thần dao phù hộ cho cô.
Con dao thật bén, cô Ðinh chặt xương cứ bay bay. Nơi bán thịt ai cũng khen cô là chọc tiết lợn hay và pha xẻ lợn tài. Cô Ðinhh có một ý trung nhân, anh Trần cũng làm nghề đồ tể. Anh thường tỏ ý phục tài người yêu trong nghề lấy tiết. Anh thường khen:
– Em là con gái mà lấy tiết lợn còn giỏi hơn anh. Cô Ðinh cười nói:
– Nghề cha, nghiệp mẹ mà anh, không giỏi kiếm ăn làm sao?
– Khi lấy tiết em có ghê tay không?
– Nhân sát vật, trời sinh ra con lợn để cho mình chọc tiết mổ thịt, sao lại ghê taỷ Vả lại nó cũng quen đi. Bây giờ giá có phải lấy tiết ngươì vì nghề nghiệp em cũng phải làm.
– Em nói nghe phát sợ Trần cười, Ðinh cũng cười theo. Dân làng vẫn sống bình thường, ai làm nghề nấy. Rồi, một hôm bỗng xảy ra những chuyện lạ khiến cả làng xôn xaọ Ðêm đó tại nhà một người trong làng, nhà này có nuôi lợn, nửa đêm bỗng nghe có tiếng lợn kêu như bị chọc tiết.
Mọi người trong nhà chạy ra chuồng lợn xem coi có chuyện gì thì thấy con lợn tuy vẫn còn nằm trong chuồng nhưng đã bị chọc tiết. Máu còn đang phun ra ồng ọc. Kẻ gian giết con lợn đã chạy mất. Mọi người bàn tán xôn xao và thắc mắc rằng tại sao ke gian chỉ thọc tiết con lợn mà lại không đem nó đi.
Chuyện xảy ra ở một nhà, rồi những đêm sau chuyện này lại tái diễn ở những gia đình khác có nuôi lợn. Những ai trong làng có nuôi lợn đều để ý đề phòng. Một đêm tại xóm kia cạnh bờ sông, một nhà nuôi lợn nghe tiếng lợn chạy trong chuồng. Lập tức người trong nhà cùng với ba bốn người đàn ông lực lưỡng tay dao, tay rựa chạy ùa ra phía chuồng lợn.
Con lợn vừa bị chọc tiết xong, đang dãy dụa với những tia máu đang phun ra. Một người ở lại lấy thau hứng tiết và đám người còn lại đốt duốc đi lùng tên giết lợn. Bỗng một bóng đen thoáng từ phía chuồng lợn chạy ra phía hàng rào và hướng về phía bờ sông.
Mọi người duổi theo, tới bờ sông không thấy bóng đen đâu nữa. Mẵn đèn đuốc, người ta soi quanh sục sạo từng bụi rậm đến gốc cây gần bờ sông. Bóng đen không biết biến đâu mất, người ta chỉ thấy một con dao chọc tiết lợn nằm ngang trên bờ đê, mũi dao còn dính đầy máu. Nhặt con dao lên một người nói lớn:
– Dao chọc tiết còn đây kẻ gian chắc chỉ quanh quẩn đâu đây không xạ Họ tiếp tục vác đuốc soi tìm, có người cho là ke gian bị đuổi gấp quá nên phải vứt dao lặn xuống sông. Cho nên là họ cho người thay phiên nhau đứng canh bên cạnh bờ sông, nhưng suốt đêm tới sáng họ cũng chẳng thấy ai dưới sông nhô đầu lên. Mọi người ra về, mang theo con dao chọc tiết đã nhặt được cùng hội họp ở nhà gia chủ đợi trời sáng hẳn mới đem trình lý trưởng. Sau khi nhìn kỹ con dao, một người trong xóm vốn cũng làm nghề mổ lợn nói:
– Con dao này chuôi sắt, lưỡi toàn thép, nhất định phải là con dao của nhà ông Giang. Con dao này sắc lắm, mấy đời cha ông ông Giang cho tới ông vẫn chỉ có một con dao này. Vợ chồng anh Lập và cô Ðinh cũng dùng nó để lấy tiết. Ai nấy đều cho là đúng nhưng lại có ý kiến:
– Chẳng lẽ kẻ gian lại là anh Lập? Anh ta ngày nào chẳng làm thịt hai ba con lợn, hơi đâu di giết lợn của người khác. Ngay sáng hôm đó, với sự làm chứng của mấy người hàng xóm, gia chủ tới trình lý trưởng về mọi sự việc xảy ra đêm trước và mang theo con dao tang vật. Họ tới nơi quá sớm, lý trưởng chưa thức dậy nên họ phả i ngồi chờ nơi sân. Lý trưởng thấy có người tới trình mới dậy.
Gia chủ thuật lại cho lý trưởng nghe mọi sự việc đã xảy ra. Lý trưởng hỏi tới con dao, nhưng lạ lùng thay, con dao đã biến đâu mất. Mấy người họ nhìn nhau, người nọ ngờ người kia dấu, nhưng ai dấu đi đâu và dấu lúc nào. Dù mất con dao nhưng vẫn có người làm chứng. Lý trưởng ra lệnh cho Trương Tuần dẫn tuần đinh tới khám xét nhà anh Lập.
Bọn họ kéo nhau tới nhà anh Lập. Khi tới nơi họ thấy vợ chồng anh vừa mới làm lông mổ thịt xong ba con lợn, mọi người đều ngạc nhiên. Vậy ra bóng đen chạy trốn lúc đêm qua không phải là anh Lập và cũng không phải vợ anh hoặc cô Ðinh. Cả ba người này đều hầu như không biết gì đến những việc đã xảy ra đêm trước. Vậy kẻ gian là ai? Anh Lập lấy làm lạ, thấy Trương Tuần dẫn tuần đinh tới nhà mình, khi được Trương Tuần cho biết lý do anh Lập mới cười bảo:
– Mỗi ngày nhà tôi làm thịt ba con lợn. Cả xóm đều biết, tôi còn đi giết lợn của nhà người khác làm gì. Con dao chọc tiết lợn của tôi nó vẫn đây, và sáng nay tôi vẫn dùng nó để lấy tiết ba con lợn. Vừa nói anh vừa chỉ vào ba con lợn đã bị chọc tiết, cạo lông và mổ bụng. Anh lại chìa con dao ra và nói tiếp:
– Con dao chọc tiết của nhà tôi vẫn đây, nếu các bác nhặt được nó ở bờ sông thì sáng nay lấy dao đâu tôi làm lợn. Trước sự việc đó, Trương Tuần, gia chủ và cả người làm chứng đều không thể buộc tội anh Lập được. Hơn nữa, bóng đen họ đuổi theo tới bờ sông thì biến mất, tất nhiên không phải anh Lập, vì cả gia chủ và những người làm chứng đều cho rằng kẻ gian giết lợn đã nhảy xuống sông không thấy nổi lên, chắc hắn đã bị chết đuối. Trương Tuần và mọi người kéo nhau ra về. Cô Ðinh bảo anh chị:
– Ngộ thật! Nhà mình từ ông cố, ông sơ tới nay làm nghề mổ lợn, giết lợn để bán mỗi ngày cũng đã mệt, hơi đâu còn đến chuồng lợn nhà người ta lấy tiết nữa Chị Lập đồng ý với em chồng, còn anh Lập không nói gì hết tiếp tục làm nốt chỗ thịt lợn để còn đem đi bán. Vừa làm anh vừa trầm ngâm suy nghĩ sự việc hồi sớm này đã xảy ra tại nhà anh trước khi Trương Tuần đến. Nguyên sáng sớm hôm ấy, cũng như mọi ngày, vợ chồng anh và cô Ðinh dậy từ lúc gà gáy để làm lợn. Khi vợ anh tìm tới con dao chọc tiết xưa nay vẫn cài trên vách trong nhà bếp, chị ta không thấy nó.
Chi hỏi chồng có cất đâu không, anh Lập trả lời: anh cất dao làm gì? Chị lại hỏi cô Ðinh chiều hôm trước khi đi làm về đã cài dao vào chỗ cũ chưa, cô Ðinh cho biết là cô đã cài cẩn thận vào đó sau khi lau rửa như thường ngày. Ba người đều tìm nhưng họ tìm hoài cũng không thấy. Brời sáng dần anh Lập định lấy con dao bán thịt cua vợ để chọc tiết ba con lợn, bỗng anh nhìn lại trên chỗ cái nẹp cài dao thìcon dao vẫn cài nguyên ở đó.
Anh mắng vợ và em đã quắng mắt. Con dao vẫn nằm nguyên đó mà tìm không ra, tuy chính anh cũng đã không tìm thấy. Búc đó trời đã sáng rõ, anh phai vội vàng cùng vợ và em vừa dùng con dao gia truyền vừa dùng hai con dao khác, và ba người cùng lấy tiết, mỗi người một con dao, để làm cho kịp có hàng bán. Vừa lúc ba người làm xong ba con lợn thì Trương Tuần dẫn mọi người tới. Anh Lập tự nghĩ có lẽ vì trời chưa sáng rõ nên cả ba người không trông thấy con dao, nhưng anh vẫn cho đây là một sự lạ, trước giờ chưa từng xảy ra.
Phải chăng con dao đã thành tinh đi giết lợn của ngươì, rồi bị săn đuổi phải biến nguyên hình ở bờ sông? Và khi ở sân nhà Lý Trưởng thừa lúc mọi người không để ý nó biến mất và trở về nằm nguyên trong nhà bếp. Anh nghĩ vậy nhưng không nói cho vợ và em nghe. Ngày hôm đó qua đi….và từ đó trong làng cứ cách vài ba đêm lại có nhà bị kẻ gian vào chọc tiết lợn ở trong chuồng. Cả làng Tân Hiệp bàn tán sôi nổi, Lý Trưởng ra lệnh cho Trương Tuần phai tăng cường canh giờ cẩn mật để cố bắt kẻ gian. Một buổi chiều, anh Lập cầm con dao nhìn mũi dao nhọn hoắc lại rất sắc, anh lẩm bẩm:
– Dao, có phải mày giết lợn không? Nếu là mày thì mày làm phiền cho nhà tao lắm… Một hôm, vào buổi chiều, trong lúc ba người đàn bà đi bán thịt chưa về, anh sửa soạn đồ đạc chuẩn bị đi bắt mấy con lợn đã đặt mua tại một nhà trong làng để sáng hôm sau làm thịt, bỗng có khách. Khách là một đạo sĩ lạ. Đưa khách vào nhà, sau khi mời trầu nước anh chưa kịp hỏi khách đến có việc gì thìkhách đã nói trước:
– Bần đạo tu ở núi Bách Kha, nhân đi qua đây thấy khu xóm này có yẻ khí bao trùm. Ði sâu vào trong xóm bần đạo thấy yẻ khí dầy đặc ở phía này, và nhiều hơn cả là nhà thí chủ. Có yêu khí tất có yêu quái ẩn náu. Bần đạo muốn vì dân làng, nhất là vì thiếu chủ trừ con yêu này để nó không quấy rối và báo hại mọi người. Vậy xin phép thí chủ cho bần đạo đi khắp mọi nơi trong nhà coi yêu quái ẩn nấp ở đâu, bần đạo sẽ dùng bùa trừ khử. Lời đạo sĩ khiến anh Lập giật mình. Anh nghĩ ngay tới con dao chọc tiết gia truyền. Anh nói:
– Xin cán ơn thầy, thầy đã có lòng muốn trừ yêu quái cứu dân, thật là may mắn cho làng chúng tôi lắm. Xin mời thầy xơi trà dùng nước, nghỉ ngơi một lát rồi tôi sẽ dẫn thày đi khắp nhà. Khi hai người đang ngồi nói chuyên thì cô Ðinh đã về, và như thường lệ cô gài con dao chọc tiết vào cái nẹp trong nhà bếp.
Anh Lập mời đạo sĩ đi thăm khắp nhà, và bỗng ông dừng lại chỗ con dao, khịt khịt mũi mấy cái như đánh được mùi gì khác lạ Ông đưa mắt nhìn quanh rồi nói:
– Yêu quái ẩn nấp nơi dây. Anh Lập nói:
– Ðây là nơi thường ngày nhà tôi mổ lợn nên thầy ngửi thấy mùi máu lợn khô hơi tanh tanh đó. Ðạo sĩ không nói gì đi thẳng tới cái nẹp nơi cài mấy con dao bán thịt.
Ông rút ngay con dao gia truyền của nhà anh ra nhìn ngắm rất kỹ và ông hỏi:
– Con dao này vẫn dùng để chọc tiết lợn? Anh Lập gật đầu, ông không nói gì thêm cùng anh Lập trở lại nhà nơi tiếp khách. Tới đây ông bảo anh Lập:
– Con dao chọc tiết của thí chủ đã thành tinh, không nên dùng nữa. Con dao này được truyền từ ông tổ chúng tôi tới nay đã được sáu đời, chúng tôi không thấy gì khác.
Bề ngoài không thấy gì khác nhưng nó đã là yêu tinh, thí chủ nên bỏ đi. Nếu thí chủ bằng lòng bần đạo sẽ yểm bùa nó rồi thí chủ đem vứt nó xuố ng sông hoặc chôn sâu dưới dất, ngăn không cho nó giở phép yêu ra được.
– Con dao này là của gia truyền từ cụ tổ, chúng tôi không dám vứt nó đi, e có tội với tổ tiên.
Ðạo sĩ có vẻ suy nghĩ 1 chút rồi nói: – Nếu thí chủ không muốn vứt đi thìđể bần đạo yểm bùa rồi thí chủ cất nó vào một chiếc hộp hoặc chiếc vỏ dao, đừng dùng đến nó nữạ Anh Lập có vẻ ngần ngại. Biết ý anh, đạo sĩ nói:
– Bần đạo biết thí chủ không muốn cất bỏ nó sợ phật ý vong hồn các vị tiền nhân. Thôi cũng được, vì giờ đây nếu con dao yêu tinh có hoành hành thì nó cũng chỉ giết hại lợn của người ta thôi, thí chủ phải để ý đừng để máu người giây vào nó.
Biết mùi máu người nó sẽ giết người. Anh Lập hứa vâng theo lời đạo sĩ. Trước khi giã từ đạo sĩ trao cho anh một lá bùa và dặn rằng: – Khi nào lỡ có máu người giây vào con dao, hoặc thấy con dao trở nên nguy hiểm, hại tới mạng người thì thí chủ dùng ngay lá bùa này quấn vào chuôi dao, lấy chỉ ngũ sắc buộc lại cất vào một nơi, yêu tinh sẽ không làm hại được ai nữa. Anh Lập nhận lá bùa và tiễn đạo sĩ ra cổng.
Anh cất lá bùa vào ống hương trên bàn thờ, rồi anh cũng không để ý gì đến những lời của đạo sĩ đã căn dặn. Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng trong làng vẫn có những con lợn đêm hôm bị kẻ gian tới chọc tiết. Dần dà người ta quen đi, nhà nào có lợn bị giết, ngày hôm sau đem bán thịt và lòng cũng chẳng thiệt hại bao nhiêu chỉ mất có ít tiết.
Anh Lập vẫn dùng con dao gia truyền để làm lợn và cô Ðinh ngày ngày vẫn mang theo dao đi chợ để cắt thịt, chặt xương bán cho khách hàng. Trong một buổi chợ có một bà khách mua một mớ xương, mua xong bà mượn dao của cô Ðinh để chặt nhỏ những miếng xương lớn. Chiều khách cô cho mượn dao nhưng không ngờ bà khách loay hoay thế nào để lưỡi dao làm đứt tay chảy máu, máu ra khá nhiều loang khắp lưỡi dao.
Người ta phải lấy vải buộc ngón tay cho bà. Việc này xảy ra cô Ðinh cũng quên đi và cũng chẳng ai chú ý tới, dùng dao sắc đứt tay là chuyện thường. Vài đêm sau ở xã Ngư Ðại có chuyện lạ ! Có người đang ngủ tại nhà, bỗng nhiên bị chọc tiết như lợn, tiết ồng ộc chả y ra và chết ngay trên giường. Mạng người là quan trọng, Lý Trưởng phải bẩm quan, quan đã phái lục sự tới khám nghiệm điều tra.
Cả làng xôn xao về vụ án mạng này. Anh Lập sực nhớ tới lời đạo sĩ căn dặn, nhưng anh còn hồ nghi không biết có phải chính con dao là thủ phạm vụ chọc tiết người chăng?? Một vụ án mạng thứ hai lại xảy ra khi vụ thứ nhất còn đang trong vòng điều tra. Nạn nhân thứ hai này cũng bị chọc tiết như nạn nhân thứ nhất. Mũi dao đâm chính xác khiến kẻ bị giết không kịp kêu.
Lý Trưởng, Trương Tuần lại bận rộn, Quan trên lần này phái Chánh Tổng Bất Phí về tận nơi để điều tra. Nnh Lập nghĩ tới lời đạo sĩ nói con dao chỉ có thể giết người khi lưỡi dao bị dính máu người. Máu ai đã dính vào lưỡi daỏ Vợ chồng anh cũng như cô em gái có ai dám giết người mà bảo lưỡi dao đã nhuốm máu người.
Mnh Lập hỏi cô Ðinh, anh ngỡ cô em đã gây lộn với ai rồi dùng dao đâm người ta chăng? Nếu điều này xảy ra việc phải ầm làng lên chứ đâu thể nào. Hay là kẻ bị đâm chỉ bị thương nhẹ rồi do sự dàn hòa mà mọi sự đều ổn thỏa cả. Thôi chắc là con dao đã bị dính máu người.
Anh phải dùng ngay lá bùa của đạo sĩ đã yểm con dao nếu không yêu tinh còn sát hại nhiều người nữa. Vẻ lo lắng của anh Lập làm cô em ngạc nhiên. Vừa ngay lúc ấy vị hôn phu của cô tới thăm cô. Bằng một giọng thương mến cô trách anh sao lâu quá mới tới thăm cô. Bnh ta trả lời mắc bận, cô Ðinh vừa cười vừa nói đùa:
– Anh mà lạng chạng với cô nào đừng trách em sẽ cho con dao này lấy tiết anh. Cô Ðinh thuận tay lấy con dao ở rổ ra chĩa vào người yêu để dọa đùa. Nào ngờ một sức mạnh vô hình đã đẩy tay cô đưa thẳng mũi dao vào cổ anh Trần. Thấy tay cô Ðinh dưa thẳng mũi dao vềphía cổ họng mình, anh Trần ngửa người để tránh.
Và lúc ấy cô Ðinh cũng cố ghìm tay mình lại, giữ không cho con dao có thể đâm tới người yêu. Một bên cố tránh, một bên cố ghìm dao lại vậy màmũi dao vẫn cứ đâm tới anh Trần. May là chỉ sượt qua vai làm rách áo và máu chảy chan hòa. Cô Ðinh vứt vội con dao xuống đỡ lấy anh Trần, lấy thuốc lào rịn vào vết thương cho anh để cầm máu. Anh Lập đã chứng kiến sự việc từ đầu tới cuới, anh mắng cô Ðinh sao lại có lối đùa chết người như thế.
Cô Ðinh mếu máo khóc nói cô chỉ đưa con dao ra để đùa voi anh Trần. Không hiểu sao con dao như cứ tự động tiến tới muốn đâm vào cổ họng anh Trần. Cô phải hết sức cố gắng ghìm lại, nên mũi dao chỉ đâm sướt qua vai người yêu mà thôi. Nghe cô em nói, nghĩ tới mọi vu án mạng đã xảy ra, anh Lập đi tìm lá bùa mà trước đây đạo sĩ đã tặng, anh cất nơi ống hương.
Nhưng khi lấy được ra, anh kêu cô em đưa cho mình con dao thì con dao đã biến đâu mất.Rõ ràng cô Ðinh vừa vứt con dao xuống đất, cả anh Lập và anh Trần đều trong thấy, giờ đây nó biến đi dâu nhanh vậy. Anh Lập nhớ lại chuyện bọn Trương Tuần kể cho anh nghe, con dao để ở sân nhà Lý Trưởng cũng đã tự nhiên biến mất. Không tìm thấy con dao anh lại cất bùa đi.
Con dao biến mất hẳn không tìm thấy nữa, cô Ðinh đi chợ bán thịt phải mua dao khác, và gia đình anh Lập cũng phải dùng con dao khác để lấy tiết mỗi buổi sáng khi giết lợn đi bán. Nếu con dao chỉ biến mất, câu chuyện đã được kết thúc nơi đây.
Nhưng nó biến đi để đêm nào trong làng Doi hoặc các làng lân cận cũng có những vụ kẻ gian tới chọc tiết lợn trong chuồng và cứ dăm ba ngày lại xảy ra một vụ chọc tiết người, không sao tìm ra được thủ phạm. Các nhà chức trách làng xã, hàng tổng, hàng huyện đều xôn xao vì quá nhiều vụ án mạng.
Mọi vụ giết người, giết lợn này chỉ chấm dứt vào một buổi trưa, trời đang nắng bỗng nổi cơn dông, mưa đổ xuống, rồi một tiếng sét lớn đánh gãy đôi một cây đề cổ thu được trồng trên con Ðường giữa làng Doi và làng Gội.
Những người đi đến xem sét đánh nói rằng, cây đề gãy gục xuống và có máu chảy ra, người ta lại nhặt được ngay dưới gốc cây một con dao chọc tiết lợn chuôi rất sắc.
Anh Lập từ khi con dao biến mất và luôn luôn có những án mạng xảy ra, anh rất hối hận vì đã không nghe lời đạo sĩ yểm bùa và cất con dao đi. Nay được tin sét dánh cây đềvà dưới gốc cây có con dao anh mới yên tâm, không lo lắng những vụ án mạng khác xảy ra nữa. Người ta nói rằng sau này anh Lập cố tìm chuộc lại con dao, yểm bùa cất vào rương để làm kỷ niệm gia truyền
.
*Sưu tầm*
#Sally
Chia sẻ câu chuyện Ma bạn từng gặp tại Group:
fb.com/groups/TraDaTruyenMa
#TraDaTruyenMa

Notes: Chuyện ông Lôi (heo quay) ở Biên hòa. Mẹ ông chêt mà không chết: cứ 4 giờ sáng éo éo tiếng heo kêu. Có người bày để một con dau và thau nước ở đầu giường rồi làm động tác như đang thọc huyết. Vừa làm vừa khấn bà chết thì bỏ nghề. Hiện đứa cháu trai ăn chay trường.
**
1. Sét đánh chết ác phụ ngược đãi mẹ chồng 
Đó là một ngày vào mùa hè năm 1960 tại thôn Đại Quan phía tây ngoại ô thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Trong thôn có một gia đình gồm mẹ già hơn 70 tuổi với hai mắt mù lòa và con trai, con dâu, cùng với hai đứa cháu nội một trai một gái, cháu trai tầm 8-9 tuổi, cháu gái 10 tuổi. Người mẹ già sống tại gian nhà tranh nhỏ phía đông, bốn người còn lại sống ở gian nhà tranh phía tây. Người con trai hiếu thuận đi làm ở lâm trường gỗ rất xa, hơn một tháng mới về nhà một lần, hàng ngày mọi việc trong nhà đều do người con dâu lo liệu, trong nhà từ trước tới nay không bao giờ xảy ra điều tiếng gì.
Mỗi khi về nhà, người con trai đều thăm hỏi mẹ già sống có được thuận ý hay không? Mẹ già sợ con trai không yên tâm nên đều trả lời là rất thuận ý, còn nói thêm rằng con dâu hiền lành hiếu thuận ra sao, con trai sau khi nghe xong cũng yên tâm. Thời gian lâu sau tiếng lành đồn ra, hàng xóm xung quanh đều nói cụ bà gặp được người con dâu tốt.
Trên thực tế, người con dâu này không những không hiếu thuận mà còn nguyền rủa bà cụ tại sao không mau chóng chết đi, còn thường xuyên cho bà ăn cơm thừa, ngay cả đồ ăn thừa của hai đứa con, thậm chí nước rửa nồi cũng mang cho bà uống.
Như vậy vẫn chưa đáng kể gì, có khi bà khát nước gọi “Các cháu ơi, lấy cho bà bát nước”. Con dâu đang lúc rửa chân liền nói với hai con: “Đi vào bếp mang bát của bà nội đến đây”, sau đó múc lưng bát nước đang rửa chân của mình bảo con mang cho bà uống.
Có những lần bà không khát nước, con dâu cũng múc lưng bát nước vừa rửa chân của mình rồi gọi con mang cho bà, miệng còn nói: “Đừng để bà khát, không lại nói chúng ta không hiếu thuận”.
Ngày tháng cứ thế qua đi, cụ bà cứ ngày ngày nhẫn chịu. Cuối cùng, đến buổi trưa một ngày mùa hè năm 1960 tất cả đều kết thúc.
Hôm đó trời đổ mưa lớn còn kèm theo sấm chớp inh tai, vô cùng đáng sợ. Lúc đó, con dâu và hai đứa cháu nội đều ở trong gian nhà phía tây, sét đánh lên nóc gian nhà người con dâu, rung chuyển đến mức bụi ở trên cột nhà còn rơi xuống. Tình trạng này trước nay chưa từng xảy ra, khiến cụ bà vốn thường uống nước rửa chân cũng phải kinh sợ.
Cô con dâu trốn trong phòng ngủ phía tây, ngồi trên cạnh giường, một tay nắm chặt tay con trai, một tai nắm chặt tay con gái, ba người lo sợ đến phát run…
Mưa to kéo dài khoảng nửa giờ thì ngớt, sấm chớp cũng không còn chớp sáng nữa, người con dâu thấy nhẹ nhõm, bỏ tay hai đứa con ra. Khi hai đứa trẻ vừa chạy ra khỏi phòng thì nghe thấy tiếng sấm rền vang, một tia sáng chói lóa từ cửa sổ đánh vào phòng ngủ, trong chớp mắt đánh chết người con dâu vẫn còn ngồi trên giường. Khi ấy cô mới 37 tuổi.
Lúc đó, người chồng đang lái xe ở lâm trường Hoàng Thạch Am cách nhà hơn 200 dặm. Sau khi nhận được tin buồn, anh mau chóng về nhà làm tang sự. Hàng xóm không hiểu sự tình nói: làm sao sét lại đánh chết một người con dâu tốt như vây? Cũng có người nói, nhất định cô ta đã làm việc xấu nào đó mà mọi người không biết đó thôi.
Sau khi lo tang sự xong, người đàn ông mất vợ hỏi hai người con của mình, các con mới đem toàn bộ sự thật nói cho cha biết. Anh vô cùng xót xa khi nghe kể rằng: “Mẹ con thường mang nước rửa chân cho bà nội uống”.
Người con hiếu thảo này giận vợ tới mức muốn cầm cuốc đào mộ lên, định bụng sẽ đánh đòn trừng phạt. Nhưng khi mẹ già biết được sự việc, bà liền khuyên con: Người cũng đã chết rồi, thôi bỏ đi…

2. Ác giả ác báo

Thập niên 70 có một sự việc xảy ra tại thành phố Bắc Kinh. Một người phụ nữ hơn 60 tuổi, thân hình cao lớn khỏe mạnh tên là Lưu Thị, gia đình có 6 người thuê vài căn phòng ở trọ, một gian là mẹ chồng ở, hai gian là người phụ nữ đó và cháu trai cháu gái ở, còn hai gian khác là con trai và con gái ở.
me chong
Chồng của Lưu Thị mất từ khi nào thì không rõ, chỉ biết khi gia đình chuyển về đây anh đã không còn nữa. Mẹ chồng không phải là mẹ ruột của chồng Lưu Thị, bởi chồng Lưu Thị chỉ là con nuôi của cụ bà. Bảy, tám mươi năm trước, theo tục lệ ở làng, con gái không được kế thừa gia sản của gia đình, và phụ nữ có gia sản mà không có con trai thì nhất định phải nhận con trai của người thân làm con nuôi, nếu không toàn bộ gia tài đều bị người thân kế thừa. Việc nhận con nuôi này là vô cùng nghiêm túc, tuy rằng không có thủ tục giấy tờ pháp lý nhưng còn nghiêm túc hơn nhiều so với thủ tục pháp lý ngày nay. Chồng Lưu Thị đã chết nhưng cả gia đình cô đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng cụ bà.
Cuộc sống hàng ngày của cụ bà ra sao, không ai được biết, chỉ biết từ trước tới nay cụ bà không bao giờ ăn cơm chung cùng mọi người, cơm nước đều được đem tới phòng cho bà. Một ngày không may, cụ bà bị ngã gãy xương phải nằm trên giường, đó là căn phòng phía nam, mùa đông không có ánh mặt trời, cũng không bao giờ thấy có người đưa cụ ra ngoài phòng tắm nắng, càng không có người lật mình cho cụ, phía dưới mông của cụ thịt bị thối loét vì nằm liệt giường. Từ đó hàng xóm đều dần dần không nhìn thấy cụ bà nữa.
Sau này mọi người thường xuyên nghe thấy lời oán trách của Lưu Thị rằng cụ bà hay đại tiện trên giường, và mọi người cũng thường xuyên nghe thấy tiếng kêu đói kêu khát của cụ bà. Rồi một ngày người ta nghe nói mẹ chồng của Lưu Thị chết đói trên sàn nhà, vì Lưu Thị sợ cụ bà sẽ đại tiện tại chỗ nên thường để cơm dưới đất cho cụ bà ăn. Cụ bà vốn gãy chân, vì để lấy bát cơm nên đã ngã từ trên giường xuống và chết ở đó, đến đây câu chuyện mới bắt đầu xảy ra.
Không nhớ rõ chính xác là mấy năm sau, Lưu Thị từ một người thân thể to cao khỏe mạnh, bước đi nhanh nhẹn, giọng nói vang vang, đột nhiên trúng gió bị tê liệt, miệng méo mắt lệch, nói chuyện không rõ, vệ sinh đại tiện đều trên giường.
Lưu Thị có một người con trai, hai người con gái, con trai Lưu Thị là một bác sỹ có tay nghề tinh xảo, đó là niềm kiêu ngạo của Lưu Thị, Lưu Thị đời này toàn lực chăm sóc cho con trai, sau khi con trai lấy vợ sinh con đều do một tay Lưu Thị chăm sóc.
Khi Lưu Thị bị liệt, vệ sinh đại tiện đều trên giường, lúc này con gái lớn đành đón mẹ về nhà mình ở, vì tránh để mẹ bị lở loét khi nằm một chỗ, người con gái tuy bị cao huyết áp nhưng cứ một lúc lại lật người cho mẹ, nhưng Lưu Thị thân người to lớn, con gái bị cao huyết áp mỗi lần lật mình cho mẹ là lại bị mệt, huyết áp tăng cao phải uống thuốc, con rể đau lòng mà nói: Như vậy không được, không thể tiếp tục như vậy thêm được nữa.
Một buổi sáng, người con trai trên 50 tuổi của Lưu Thị bất giác không dậy được rồi ra đi, nghe nói tim có vấn đề, nhưng mà người con trai này từ trước tới nay không hề có bệnh về tim. Lưu Thị một thời gian dài không thấy con trai đến thăm mình, miệng nói không rõ câu mà hỏi thăm người nhà, tuy mọi người đều nói là bận công việc, nhưng trên khuôn mặt đã biểu đạt ra câu trả lời, Lưu Thị nước mắt không ngừng rơi.
Người phụ nữ trẻ ở thôn Đại Quan phía tây ngoại ô thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam, một tia sét là phải gặp diêm vương lĩnh tội hình; Lưu Thị ở thành phố Bắc Kinh này lại đi một con đường khác, cô phải chịu tội khổ một trận ở thế gian vì đã ngược đãi mẹ chồng của mình rồi mới đến nơi cần phải đến.
Con người thường cho rằng mình nghĩ gì thì làm nấy, muốn hành ác như thế nào thì hành ác như thế đó, có bao nhiêu sự việc đã biểu thị rõ rằng, căn bản không phải là vậy.
Vũ Hà.
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/nhan-qua-bao-ung-hai-cau-chuyen-co-that-khien-chan-dong-long-nguoi.html
**
https://docs.google.com/document/d/1rnAB27EgZ0ULNBFY8Hvwa8L1YuT8b-phmJy3tP6zI5A/edit?hl=vi
***


No comments:

Post a Comment