Wednesday, March 29, 2017

VĨA HÈ.

shared https://vomylinh.blog/

I know nothing

It has been 7 months already since I arrived the US. Just 10 days ago, my friends & I enjoyed the road trip through national parks together. Now, we are going in different directions. Life is funny. People meet, stay together then separate. I wonder whether they are thinking of the trip like me at this moment.
One of my purposes when traveling to America is to hike to giant mountains, wander along vast deserts and wild valleys which lead me to nowhere to get the feeling of freedom. That was why I decided to do a road trip with friends from CS.
We did not organize well except trying to rent a good car which has enough space for 5 people to sit and sing together. Ben is from England, Alina from Germany, Angelika from Poland and Aurel from France. I sometimes felt lost because only I am from Asia. However, that did not bother me too much because they all loved and respected me. When I felt useless because I did not know how to drive a car, Ben tried to cheer me up by saying “Linh, you are the leader, if you did not make a fire for this trip, we would not be here together.”
A night when we stopped at Yosemite for camping, Ben had an idea to play a game. Each player was given 9 small slips of paper. Everyone had to write down a celebrity name on each slip. Names must be well known to players including real people in history, fictitious characters, movie stars, famous animals, etc. Players were required to not reveal the names that were written. We placed all of the finished slips into a bowl. Each member of a team respectively grabbed a slip from the bowl, used verbal clues to describe the celebrity name on the slip, and tried to get his or her team to correctly guess the name. Once the name was guessed correctly, 1 point was earned.
We divided people into two teams. Ben, Alina and I were in team A, Aurel and Angelika were in team B. I took the last turn, which means that there were just a few slips of paper left in the bowl. The difficult thing is that I realized I knew nothing about the world. I did not know what movies Jennifer made, what songs made Britney Spears famous, who Tiger Woods and Michael Johnson are. When I picked the slip with the name “Garfield”, I did not know how to describe and just stood to wait for the time to pass. Alina encouraged me: “Linh, if you do not know who they are, just tell me that is a man or a woman so I can guess”. I replied to Alina that I didn’t even know it it was a man or a woman (in fact, Garfield is the name of a cat – a fictional character from the comic strip Garfield created by Jim Davis). Alina laughed at me and said: “What! you don’t even know that is a man or a woman by looking at the name?”. My face turned red.
That night, I did not sleep well. Alina’s laugh was always surrounded and obsessed me. However, it was not Alina’s fault. She, Ben, Angelika and Aurel were not born and raised up in Vietnam where a day’s wage of middle class just equals an hour’s wage of the lower class in Europe. When Angelika and Aurel were enjoying the movie Garfield, my world was painted by fairy tales told by my grandfather. When Ben was a 17-year-old boy traveling around the world, I was just a little girl running along the fields after war collecting shell casings to make money. When Alina was spending time watching sports competitions, my job every day was to follow my mother to the market selling milk. I didn’t even have free time to learn about Conan, Harry Porter, Doraemon. When I got into college, I started writing books for children. I promised myself that if I did not have opportunities to read books like others, I must be an author writing books for them.
I remember the day Daniel taught me English, he asked me about Gandhi & Luther King and was very surprised when I shared that Vietnamese schools do not teach their students about these famous men. Yes, I grew up in a country where people are not allowed to hate our presidents and historical textbooks just talk about the Vietnam war. Students are taught how to remember every single word in those books without understanding what guerrilla warfare is.
The game over, my team was badly beaten. Definitely, it was my fault. I felt ashamed because of that. I even felt more when looking at my facebook page, googling my name in Vietnamese. There are thousands of young Vietnamese admiring me, there are bunches of articles praising me. However, who am I when standing next to friends from other countries?
To my international friends: I want to say thank you to you, who did not judge me when looking my background, always tried to help me to fulfill myself day by day. How many young Vietnamese people are lucky enough to get out of the country and go and see the world like me? Why after so many years, is my country still here where the world does not even know its name?
To the Vietnamese youth, who want to go far in the future: I know that it is not fair for us when being born and growing up in such a poor country that others might not know. However, the world never stays there to recognize our names. We need to go to write down our names on it. Therefore, let’s get out of your comfort zone, go to see the world through your own eyes.
To other Vietnamese people, who have lived and suffered greatly from the Vietnam war: I know that we had to experience a very difficult time in the past. However, if we, ourselves once stepped on a pile of shit, please do not let our children step on it again. Please!….
Vo My Linh
Linh Vo added 3 new photos.Follow
CON ĐÓI TRỘM CƠM, MẸ KHÔNG BIẾT TÍNH SAO, ĐÁNH CON CHO NGƯỜI TA VUI LÒNG.
(NOTE CUỐI VỀ ÔNG HẢI)
Cả ngày hôm qua tôi suy nghĩ về câu chuyện, có cậu bé đói nên trộm đồ ăn nhà người ta, bà mẹ không biết tính sao, liền mang cây ra đánh con cho người ta vui lòng. Với văn hóa Việt Nam mình, nhiều người chấp nhận cách giải quyết này lắm, vỗ tay bảo bà mẹ công bằng, không bênh con. Nhưng đánh con có giải quyết vấn đề gì không? Đồ ăn bị trộm thì cũng đã rồi, hàng xóm mà có học thức thì cũng không so đo, đánh con chỉ làm con thêm hận mẹ. Cái bà mẹ cần làm là, giáo dục con sống lương thiện, nghĩ cách sao cho con mình khỏi đói.
Tôi thấy bất ngờ khi nhiều người vỗ tay ca ngợi ông Hải như một minh quân. Với tôi, chuyện ổng mang quân đi cưỡng chế, tịch thu, đập bỏ các công trình vi phạm chẳng khác gì bà mẹ đánh con cho người ta vui lòng rồi bảo là vấn đề được giải quyết. Ra là với văn hóa mình, cứ phải vũ lực như thế mới hay.
Tôi nhìn mấy bức ảnh bậc tam cấp bị ông Hải cho xe cẩu phá, không biết nên khóc hay nên cười. Độ cao của bậc tam cấp tính từ vỉa hè lên tầng trệt cao hơn cả đầu người, ông phá đi cái bậc tam cấp vì tính thẩm mĩ của vỉa hè chứ tính kinh tế, thẩm mỹ của tòa nhà ông không quan tâm, bao hộ dân sinh sống trong tòa nhà ông không quan tâm, bao doanh nghiệp làm việc trong tòa nhà ông không quan tâm. Tôi gửi bức ảnh cho ông bạn nhà báo Canada, hỏi bạn có ý kiến gì không, bạn bảo, chắc bắc thang mà đi chứ biết sao giờ. Ra là nhiều hộ dân sử dụng thang để đi sau khi bậc tam cấp bị phá thật. Ông bạn cũng bảo, đòi lại vỉa hè thì cũng okay, nhưng tao đi bộ ở nước mày, thấy có ai đi bộ đâu, trời oi bức, dân VN sợ đen da mà, có phải như Tây gió hiu hiu, dân mơ ước làn da nâu, cả năm thấy nắng là dân vui đâu. Nên muc đích thì ổn nhưng nó không phải chuyện cần thiết. Bạn cũng hỏi, mà tại sao VN nhất thiết phải giống Singapore, mà cứ giành lại vỉa hè là giống Singapore à?
Bài viết trước của tôi, phê bình chuyện ông Hải chỉ biết chỉ đạo nhưng không biết làm lãnh đạo. Vì sao. Vì nếu lãnh đạo có nghiêm túc, có nghiên cứu kĩ lưỡng, sẽ cho quân đi khảo sát hiện trường, nhân viên của ông sẽ cho ra những báo cáo thế này:
- Thưa ngài, hàng trăm hộ dân có bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè. Đập bậc tam cấp thì có vỉa hè cho dân. Nhưng nhà xây cũng xây rồi, cái nhà nó gắn với cái bậc tam cấp, giờ đập cái tam cấp đi, dân phải đập nhà để xây lại bậc tam cấp cho có cái dắt xe ra vào hay sao?
- Thưa ngài, có những tòa building lớn, bậc tam cấp cao quá đầu người, đập đi tổn hại đến tính an toàn của cả tòa nhà, rồi thì doanh nghiệp phải bắc thang leo lên hay sao. Vì họ không thể di dời các thứ khác được, tòa nhà có cả mấy chục tầng.
- Thưa ngài, có những hộ dân sau khi bị triều cường nên xây thêm cái bình phong, bậc thềm cao hơn nền nhà để chống triều cường, đập đi dân bị lụt thì làm sao?
- Thưa ngài, có những mái hiên bị lộ ra ngoài nom cũng xấu, nhưng nó góp phần che nắng che mưa, lỡ mưa người đi đường còn có cái mà trú, nên đập hay không?
- Thưa ngài, đập nhà này thì nhà kia cũng phải đập cho nó công bằng. Nhưng doanh nghiệp họ không ngại bỏ ra mấy trăm triệu nộp phạt, vì công trình họ lỡ không di dời được và trước đó họ xây lãnh đạo cũng duyệt rồi. Chỗ cái bậc thềm ra vào của doanh nghiệp cũng rộng, không ảnh hưởng gì lắm. Nên chăng ta lấy tiền phạt của doanh nghiệp, hỗ trợ lại cho các hộ dân nghèo và công khai minh bạch, như thế có được không?
- Thưa ngài, có cây lấn chiếm đường, cây nghe đồn là của tư nhân. Tư hay công không quan trọng, nhưng có cây là có bóng mát, có nên chặt hay không?
- Thưa ngài, có xe đổ vi phạm vỉa hè. Nhưng trước giờ dân vào quán, xe đổ ở đâu do chủ hướng dẫn, chứ chủ lái xe đâu có biết. Nếu chủ chỉ sai chỗ đậu cho khách, nên phạt khách hay phạt chủ. Mà chủ quán kinh doanh thì cần bãi đậu xe. Chúng ta giải quyết bãi đậu xe cho chủ quán để hỗ trợ kinh doanh, hay là áp dụng phương thức, dân muốn kinh doanh được thì dân phải tự xây bãi đổ xe?
- Thưa ngài, mà nếu đập hết thì chúng ta tốn công, dân tốn của, ông mang tiếng ác, nên chăng?
Nếu như có kế hoạch cả, gặp những trường hợp trên, ông giải quyết ra sao? Hay ngưng đập cac trường hợp trên, chờ ngâm cứu?
Cả chiến dịch của ông hầu như không có một sự chuẩn bị gì, hoàn toàn theo phương thức “ĐẬP ĐÃ RỒI TÍNH”, lại còn mang châm ngôn “Một tấc cũng đập”. Thế nên bậc thềm cao thấp gì ông cũng đập hết, cây hay nhà hay bảng hiệu gì ông đốn hết, xe đổ đâu do ai hướng dẫn ông cẩu hết. Kể cả dân năn nỉ khóc lóc cho dân tự tháo dỡ cho khỏi hư hại tài sản ông cũng dứt khoác không, cẩu là cẩu, phá là phá. Ông bảo dân tự xây nhà được thì tự nghĩ cách mà đi. À, thế thì dân cần lãnh đạo làm gì nữa.
Tôi chẳng hiểu vì sao người ta ca ngợi cách làm của ông là anh hùng. Tôi nhìn vào chỉ thấy ông bảo thủ, vũ lực, hấp tấp, vội vàng, mang lối tư duy thiển cận. Cái vỉa hè đẹp quan trọng, nhưng cái nhà dân đẹp cũng quan trọng. Mấy nữa mà có bạn nước ngoài về chơi, hỏi sao nhà ở Việt Nam không có bậc tam cấp, dân phải leo thang tôi cũng không biết giải thích sao. Điều tệ hại hơn, muốn dạy dân có văn hóa, anh phải là người có văn hóa trước. Dân không có văn hóa, mà mình cũng như dân thì dạy được ai. Nếu chỉ biết mang quân đi cẩu phá, bất chấp nghe lời giải thích của dân, hỏi sao dân phục?
Tôi nhớ chuyện ngày nhỏ, nền nhà mới tráng xi măng, sau khi tráng xong, ba tôi dặn, đóng cửa lại, đừng để mấy con gà nhảy vào rồi nó in dấu chân lên nền nhà là không sửa được. Nhưng sau đó mẹ bảo tôi đi nấu cơm, tôi muốn nấu thì phải mở cửa đi đong gạo, vừa mờ cửa thì con gà nhảy vào in mấy dấu chân lên nền vừa tráng. Ba tôi chạy lại, chưa cần biết lý do, tát tôi hai cái vào má sưng vù. Tôi dĩ nhiên nhớ mãi, và sợ từ đó, nhưng mối quan hệ của ba tôi và tôi có một vết rạn nứt không thể nào hàn gắn được, cho đến bây giờ.
Bác tôi dạy, đừng lo chuyện lãnh đạo dở hơn mình. Đất nước thuộc về tuổi trẻ chúng tôi, sao không lo. Bác sống cùng lắm 20 năm nữa, ông Hải sống cùng lắm thêm 20 năm nữa, tuổi trẻ chúng tôi là cả một đời. Là vì tư tưởng dân không nên lo và chính sách “không được phép lo” chuyện của lãnh đạo, nên đất nước mấy ngàn năm văn hiến đến bây giờ cũng mãi chộp giật thế thôi.
Bác cũng dạy, đừng nên bài xích ông Hải, với chuyên môn của người ta, có rất nhiều phương án tốt nhưng do điều kiện quyền lực hạn chế nên hiện tại người ta chỉ có thể làm được ở mức độ như vậy. À, nghĩa là do ông chỉ có thể thẩm quyền trong việc đập phá thôi, nên ông ta đập là đúng còn lại sau việc đập phá dân thế nào không quan tâm? Ông Hải có tâm, hay mấy cán bộ khác cũng muốn đập nhưng vì không nghĩ ra phương án nào hay ho cho dân nên họ họ đành tạm gác?
Mà té ra, dân mình bây giờ chỉ cần lãnh đạo thi hành luật thôi, không cần lãnh đạo có sáng kiến, nhỉ. ^^

No comments:

Post a Comment