Sunday, April 30, 2017

CÁC LOẠI ĐẬU.

    • B17:
       




      Apricot Seeds; Nuts (Almond, Cashew); 
      Fruits (Raspberry; Strawberry; Currants; Cranberry; Blackberry); 


      Sprouts 
      ( Sprouts of Alfalfa
    Image result for sprouts of alfalfaImage result for garbanzo sprouts
    Image result for alfalfa leaves
      ,Garbanzo, Whole Green: ngăn chặn sỏi thận); 




      Leaves ( Leaves of Alfalfa,
    Image result for leaves of eucalyptus
      Leaves of Eucalyptus 

      Beta-Carotene, Manganese, Vitamine E,C,Zinc,Selenium.



      Beans (Fave, Kidney, Lima, Garbanzo)
    • Image result for fava beans
      • Fave
    • Image result for lima beans
      Lima
    • Image result for garbanzo beans
    • Organic Garbanzo Beans.




      Đậu đỗ mà chúng ta thường ăn chính là những hạt giống phát triển bên trong vỏ. Sau khi thu hoạch, đậu đỗ được lấy ra khỏi vỏ và phơi khô, chính vì thế chúng có lớp vỏ khá cứng. Đậu đỗ phát triển trong kỷ nguyên tiến hóa ấm hơn trước thời kỳ ngũ cốc thì có hàm lượng đạm và chất béo cao hơn và hàm lượng tinh bột phức hợp thấp hơn. Thường được dùng để nấu súp hay nấu chung với các thức ăn khác, năng lượng của đậu đỗ mang tính chất chậm rãi, ổn định, nằm giữa đặc tính phát triển nhanh của rau củ và năng lượng mang tính bình yên, hài hòa của ngũ cốc nguyên cám.

Trong phương pháp nấu ăn Thực Dưỡng, đậu đỗ thường chiếm tỉ lệ 10% của chế độ ăn, đặc biệt là đậu đỏ azuki (xích tiểu đậu), đậu lăng (lentil) và đậu gà, những loại đậu nhỏ, có hàm lượng chất béo và dầu thấp hơn các loại đậu khác. Các loại đậu cỡ vừa, như đậu pinto, đậu tây (đậu thận), và đậu tương, được dùng hạn chế hơn và các loại đậu cỡ to như đậu lima, được dùng hạn chế hơn nữa.
LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ
Khi đến những cửa hàng thực phẩm tự nhiên, tôi thường lựa các loại đậu đỗ có hình dạng đẹp, kích cỡ đều đặn, vỏ mượt, màu sắc bóng và không bị nhợt nhạt. Nếu có các vết đốm, vết sọc, nhăn hay rỗ thì chứng tỏ những hạt đậu đó đã mất sinh khí. Nếu có các vết hình mắt cá nứt từ các vết nối, chứng tỏ đậu đã bị oxi hóa do làm khô quá nhanh. Một mẻ đậu chất lượng là mẻ đậu thường chỉ có 1-2% hạt đậu bị lỗi.
Để thử xem đậu đỗ đã được phơi đủ độ khô chưa, hãy cắn thử một hạt. Nếu đậu đỗ đã đủ độ khô, khi bạn cắn vào sẽ kêu tanh tách và vỡ ra. Còn nếu chưa đủ độ khô, thì khi bạn cắn chỉ để lại vết hằn.
Ở nhà, tôi thường bảo quản đậu đỗ ở trong những chiếc hộp kín hơi, cất chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi bảo quản theo cách này, chúng sẽ giữ được gần như toàn bộ năng lượng của mình. Không nên trữ nhiều loại đậu đỗ khác nhau trong cùng một hộp. Ngay cả khi cùng là một loại đậu thì các mẻ khác nhau lại có độ khô khác nhau nên việc đó có thể dẫn đến việc khi ta nấu, chúng sẽ không được chín đều. Thời gian nấu phụ thuộc vào độ khô của đậu đỗ. Đậu càng khô, càng cần ngâm lâu hơn và nấu lâu hơn.
RỬA VÀ NGÂM ĐẬU ĐỖ
Trước khi nấu, tôi đổ từng ít đậu một ra một chiếc đĩa để nhặt sạch đất đá. Sau đó tôi đổ chúng vào một chiếc nồi lớn, thêm nước lạnh cho ngập đậu đồng thời dùng tay khuấy nhẹ theo hình vòng tròn. Đất bụi nhỏ sẽ trôi sạch trong quá trình lọc. Xúc đậu bằng tay cho vào cái lọc thì phần đất cát nặng sẽ ở lại đáy nồi. Tùy thuộc vào độ sạch của đậu đỗ, tôi rửa và lọc chúng 2-3 lần cho đến khi phần nước rửa trở nên trong.
Ngoại trừ đậu lăng, đậu hạt (split peas), và các loại đậu nhỏ khác, thì hầu hết các loại đậu đều khá cứng và cần được ngâm để trở nên dễ tiêu hóa hơn. Chúng ta hay gặp tình trạng đầy hơi, nhất là khi ăn các loại đậu đỗ, là do việc ngâm chưa đủ lâu, thời gian nấu quá ngắn, quá nhanh, nhai không kĩ hay ăn quá nhiều. Để ngâm đậu đỗ, để chúng vào một cái nồi, đổ ngập nước lạnh và cứ ngâm như vậy khoảng vài tiếng hoặc để qua đêm (tham khảo biểu đồ). Phần nước ngâm có thể dùng để nấu ăn và có thể giúp món ăn trở nên đậm đà hơn.
Gần đây tôi bắt đầu ngâm đậu đỗ với nước nóng. Làm như vậy thì đậu trở nên mềm và dễ tiêu hóa hơn. Ngâm như vậy đỡ tốn thời gian hơn so với ngâm nước lạnh khoảng 25%. 
Ví dụ như khi nấu đậu đen. 
Tôi đun 2 phần nước suối (đối với 1 phần đậu) ở mức gần sôi. 
Sau đó tôi ngâm đậu với nước nóng vào một cái bát, thêm chút muối để phần vỏ không bị tróc. Sau đó tôi ngâm tầm 5-6 tiếng hoặc lâu hơn (thay vì ngâm 6-8 tiếng trong nước lạnh như trước) và nấu thật kĩ. Tôi cũng đã thử bắt đầu thử cách này với đậu tương và đậu đỏ azuki và cho kết quả cũng rất tốt.
Sau khi ngâm, đậu đã sẵn sàng được chế biến. 
Có 4 cách cơ bản để chế biến chúng: 
(1) phương pháp gây sốc nhiệt truyền thống; 
2) ninh; 
(3) dùng nồi áp suất và 
(4) đút lò
PHƯƠNG PHÁP SỐC NHIỆT TRUYỀN THỐNG
Phương pháp này đã được dùng khắp phương Đông và trong nhiều cộng đồng còn giữ được nét truyền thống. Nó là phương pháp tôi ưa thích nhất. Cho đậu đã được ngâm vào một chiếc chảo/nồi gang, thêm 2.5 phần nước với mỗi phần đậu. Không đậy vung và đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi. Để nước nổi bong bóng trong vài phút nhưng đừng để nước quá sôi. Sau đó đậy một chiếc vung đè lên trên chỗ đậu.
Ở Nhật chúng tôi hay dùng một chiếc vung gỗ nhưng bạn cũng có thể dùng vung bằng kim loại, sao cho nồi không bị đậy quá kín là được. Hơi nước từ trên vung nhỏ xuống sẽ làm đậu không bị nhảy lung tung và rút ngắn thời gian nấu. Sau khi được đun nhỏ lửa một thời gian, các hạt đậu sẽ nở to và chiếc vung sẽ động đậy khi nước sôi trở lại. Lúc này, nhấc vung ra và thêm thật nhẹ nhàng một chút nước lạnh để không cho nước sôi. Sau đó lại đậy vung trở lại. Tiếp tục thêm nước lạnh như vậy cho đến khi đậu được nấu chín 80% (tham khảo biểu đồ). Lúc này thêm chút muối biển (1/4 mcf muối cho mỗi cup đậu chưa nấu) hoặc các loại gia vị khác. Sau khi nêm gia vị, hãy bỏ vung ra, nấu đến khi đậu chín hoàn toàn, thêm nước lạnh nếu cần. Khi đậu trở nên mềm, đun thêm cho đến khi cạn. Kết quả ta sẽ có món đậu được nấu chín hoàn hảo, mềm, ngon và dễ tiêu hóa. Phương pháp nấu chậm, lửa nhỏ và thêm luân phiên nước nóng và lạnh này sẽ mang lại hương vị tự nhiên nhất cho đậu hơn bất kỳ phương pháp nào khác.
NINH
Với phương pháp ninh thông thường, chúng ta sẽ dùng 3-4 phần nước lạnh đối với mỗi phần đậu khô. Đun sôi đậu, hạ nhỏ lửa, đậy vung, và đun liu riu cho đến khi đậu chín được 80%. Mở vung, nêm chút muối biển (0.25 mcf) hoặc miso hay tamari. Đậy vung lại và đun tiếp cho đến khi đậu chín mềm. Khi đó, mở vung, bật to lửa đun đến khi cạn nước. Sau đó bày ra đĩa và dùng thôi.
THỜI GIAN NẤU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY SỐC NHIỆT / NINH

Loại đậu đỗThời gian ngâmThời điểm nêm gia vịThời gian nấu

Các loại đậu mềm

Đậu lăng xanh, 
đậu lăng  đỏ, 
đậu xanh, 
đậu hạt (split pea)
 Không cần ngâm45 - 50 phút1 tiếng

Các loại đậu cứng vừa
Đậu azuki nhỏ, 
đậu pinto, 
đậu đỏ, 
đậu tây (navy), 
đậu lima, 
đậu đen, 
đậu rùa,…
Ngâm 2-4 tiếng1.5 - 1.75 tiếng2 tiếng
Các loại đậu cứng
Đậu azuki to, 
đậu gà, 
đậu đen, 
đậu trắng, 
đậu tương vàng,…
6-8 tiếng hoặc 
ngâm qua đêm
3.25 - 3.5 tiếng4 tiếng
*Thời gian ở trên chỉ mang tính chất tham khảo vì còn phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, chất lượng đất, mùa, độ cao,… Thời gian ngâm ở trên là ngâm bằng nước lạnh. Khi ngâm bằng nước nóng và thêm chút muối thì thời gian ngâm sẽ rút ngắn đi 25%.

NẤU BẰNG NỒI ÁP SUẤT

Các loại đậu mềmKhông cần ngâm30 phút45 phút
Các loại đậu cứng vừa1 tiếng45 phút45 phút
Các loại đậu cứng2 tiếng1-1.25 tiếng1.5 - 2 tiếng

DÙNG NỒI ÁP SUẤT
Trừ khi nấu đậu chung với gạo hay các loại ngũ cốc khác, thông thường tôi không dùng nồi áp suất khi nấu riêng đậu. Khi nấu đậu như một món ăn hàng ngày, tốt hơn nên dùng phương pháp gây sốc hay ninh. Tuy nhiên, trong những lúc mà cần nấu nhanh và không có đủ thời gian để ngâm, thì có thể dùng nồi áp suất, phương pháp này tạo ra năng lượng khá mạnh. Đơn giản chỉ cần rửa sạch đậu, ngâm lâu nhất có thể, cho vào nồi áp suất, thêm 2 phần nước với mỗi phần đậu. Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi đậu gần chín. Xả bớt áp suất, mở vung và nêm chút muối biển, hoặc miso hay tương tamari. Tiếp tục đun đến khi cạn nước.
NƯỚNG – ĐÚT LÒ
Đậu được nướng trong một chiếc nồi bằng gốm hay sành sẽ rất ngon. Thời gian nấu khoảng 3-4 tiếng đối với các món truyền thống được ưa thích như đậu navy hay pinto. Bạn chỉ cần rửa sạch rồi ngâm đậu, cho đậu vào vào một chiếc nồi bình thường, thêm 4-5 phần nước với mỗi phần đậu. Đặt lên bếp đun sôi khoảng 15-20 phút để làm phần vỏ tróc ra. Rồi đổ cả phần đậu và nước ninh đó vào một chiếc sành hoặc khay nướng, đậy lại và đặt vào lò nướng. Nướng ở nhiệt độ 180 độ C cho đến khi đậu chín khoảng 80%, sau đó nêm thêm muối biển hoặc miso. Thêm nước nếu cần và tiếp tục nấu cho đến khi đậu trở nên mềm và mượt. Lúc gần cuối, hãy bỏ vung đậy ra để đậu có thể chín vàng trên mặt. Có thể thêm cà rốt, hành tây hay các loại rau củ thái sẵn khác vào khi đậu được nấu chín khoảng 50-60%. Cũng có thể cho thêm nho khô, táo khô hay các loại hoa quả khác vào lúc bắt đầu nấu, lúc đó bạn sẽ có một món ngọt.
NÊM GIA VỊ
Khi chế biến, đậu đỗ thường được nêm gia vị vào lúc cuối để cho cả phần bên trong và bên ngoài của chúng được chín đều. Nếu nêm gia vị vào lúc bắt đầu nấu có thể làm cứng phần vỏ và khi đó đậu đỗ sẽ không chín đều. Quy tắc thông dụng là 1/4 mcf muối biển nêm với 1 cup đậu sống.Có thể thay muối bằng 1-1.5 mcf tương tamari hoặc 1.5 mcf miso. Khi nấu nhiều đậu, tôi nêm nhạt hơn một chút.
Khi nấu đậu đỏ azuki tôi thích nêm muối, với đậu tương hay đậu thận (kidney) thì nêm tương tamari hoặc miso, đậu gà với đậu đen thì nêm chút tương tamari, đậu lima và các loại đậu khác thì nêm muối hoặc thỉnh thoảng thêm chút rau thơm, như lá nguyệt quế. Để thêm vị ngọt, có thể thêm chút mạch nha.
NẤU ĐẬU VỚI RONG PHỔ TAI (KOMBU)
Ở phương Đông, theo truyền thống khi nấu đậu đỗ người ta thường cho thêm một miếng rong phổ tai. Sự kết hợp này làm tăng hương vị của đậu và bổ sung thêm khoáng chất từ biển, giúp món ăn trở nên cân bằng hơn. Đối với bất kỳ phương pháp chế biến cơ bản nào ở trên, đơn giản chỉ cần thêm một miếng rong dài tầm 3-6 inch đã được rửa và ngâm trước đó vài phút trong nước lạnh. Đặt rong ở dưới đáy nồi và để đậu lên trên.
ĐẬU ĐỎ AZUKI – XÍCH TIỂU ĐẬU
Ở nơi tôi lớn lên ở Nhật, đậu đỏ azuki thường được trồng ở những lớp bùn đọng giữa những cánh đồng và được thu hoạch sau lúa. Có kích cỡ nhỏ, chắc, đậu đỏ có hàm lượng chất béo và dầu thấp hơn các loại đậu khác và được xem như một loại ngũ cốc danh dự ở phương Đông. Trong chương về lúa, chúng tôi có miêu tả về những hạt đậu sáng bóng tuyệt đẹp được nấu cùng với gạo trong những ngày lễ và những dịp đặc biệt. Đậu đỏ azuki có thể được chế biến như một món ăn bình thường và thỉnh thoảng được nêm ngọt thành món tráng miệng.
Trước khi nấu, đậu đỏ azuki cần được rửa sạch thật kỹ. Có một lần, khi đang dạy trong trường ngữ pháp trên vùng núi, tôi đã nấu đậu đỏ azuki để phục vụ cho buổi gặp mặt của lãnh đạo trường, và mọi người đều nhăn mặt khi nếm món ăn của tôi. Thì ra tôi đã rửa đậu chưa thật kỹ. Món đậu của tôi vẫn còn lẫn cát và sạn, tôi đã rất xấu hổ trước hiệu trưởng và các giáo viên khác. Giống như đậu lăng hay các loại đậu nhỏ khác, đậu đỏ azuki không cần ngâm trước khi nấu, nhưng tôi vẫn thích ngâm chúng vài tiếng, như vậy sẽ làm chúng trở nên dễ tiêu hóa hơn.
Ở nhà chúng tôi khá hay nấu đậu đỏ azuki, khoảng 2-3 lần một tuần. Thường thì tôi sẽ ngâm chúng trong vòng 6-8 tiếng, bỏ một miếng rong phổ tai dài 3-6 inch dưới đáy nồi và nấu bằng phương pháp gây sốc hay ninh như đã giải thích ở trên. Tôi rất thích nấu đậu đỏ azuki chung với hạt lúa mì, tỉ lệ 50:50, và dùng nồi áp suất.
ĐẬU TƯƠNG ĐEN
Những hạt đậu bóng bẩy này còn được gọi là đậu đen Nhật Bản. Chúng có một hương vị khá đậm đà. Nước cốt của chúng có thể làm giọng của bạn trở nên trong và đẹp hơn. Ở Nhật Bản, các bà mẹ vẫn thường nấu loại đậu này cho những đứa con của mình khi chúng tham gia các cuộc thi hát. Đậu tương đen còn thường được dùng như một vị thuốc giúp thải các chất độc từ thịt động vật ra khỏi cơ thể.
Loại đậu này có thể nấu riêng hoặc nấu chung với cơm. Khi nấu chung với cơm, đậu tương đen được làm sạch một cách đặc biệt sau đó được rang lên. Để làm sạch đậu, làm ẩm một chiếc khăn sạch bằng nước lạnh, sau đó dùng khăn ẩm để lau sạch đậu. Nếu bạn rửa đậu bằng nước, phần vỏ sẽ bị tróc ra ngoài. Sau khi lau, rang đậu vài phút rồi nấu chung với cơm. Khi nấu riêng đậu, nếu muốn thêm độ ngọt, thỉnh thoảng tôi cho thêm chút mạch nha, siro gạo, rượu gạo mirin hoặc siro lá phong.
ĐẬU GÀ
Lần đầu tôi ăn đậu gà là lúc được ăn món salad mùa hè ở nhà một người bạn ở New York. Trong món đó, đậu gà được trộn cùng cần tây, cà rốt và ngô, rất tuyệt vời. Giờ thì tôi thường xuyên nấu đậu gà, lúc thì nấu riêng, lúc thì nấu chung với cơm hay các loại ngũ cốc khác, lúc thì nấu chung với các loại rau củ, lúc thì nấu súp, với mì căn muối, hoặc làm món chả bằng cách nghiền nhuyễn và trộn với hành tăm, mùi tây và cần tây. Đậu gà cũng là nguyên liệu chính trong món Hummus, một món ăn truyền thống ở Trung Đông, giống như món bơ mè tahini
ĐẬU LĂNG
Tôi cũng bắt đầu sử dụng đậu lăng khi ở Mỹ. Chúng khá mềm, dễ nấu và khá hợp với các loại củ. Nấu chung với ngưu bàng, chúng tạo ra một mùi vị đặc biệt nổi bật. Tôi cũng thích nấu chúng với cà rốt và hành tây hoặc với bí đỏ. Chúng hoàn toàn mềm nhuyễn khi được nấu lên, chuyển sang một màu xanh oliu và biến thành một món súp đặc sánh tuyệt vời. Thỉnh thoảng để thay đổi bạn có thể thử dùng đậu lăng đỏ.
ĐẬU LIMA
Đậu Lima có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ, có hàm lượng chất béo và dầu cao hơn các loại đậu khác. Giờ đây trong xã hội Nhật Bản, đậu lima được tẩm đường và trở thành một món ăn vặt phổ biến. Tất nhiên chúng tôi không dùng đường. Chỉ cần nêm một chút muối là có thể rút ra được vị ngọt tự nhiên của chúng khi nấu. Như các loại đậu khác, tôi thích nấu chúng chung với ngưu bàng, cà rốt, ngô hay các loại rau củ khác.
– Aveline Kushi’s Complete Guide to Macrobiotic Cooking –

*
Nấu 5 loại đậu chung với cần tây và cà rốt
(Dr.Thinh)

CHUYỆN NỒI CƠM
Nói về chuyện nấu cơm ngon chắc phải làm 1 cái luận án dài cỡ 69 trang mới hết nhưng ở trên fb chém 69 từ hẳn cũng đủ vui. Ai mang gạo lứt về cũng hay trăn trở nấu như thế nào. Thực ra nấu thế nào cũng ăn được, chỉ có ngon hay không hầu hết là ở cái nồi. Gạo ngon nấu nồi dở ăn vẫn dở. Sau nhiều năm phá trinh các thể loại nồi thì mình thấy nồi mắc chưa chắc nấu ngon bằng nồi rẻ hơn. Nồi cơm điện thường gạt lên xuống nấu dở nhất nhưng với gạo lứt trắng có ngâm thì vẫn tạm ổn. Nồi ủ nấu tiết kiệm nhưng năng lượng hơi thiếu cơm hơi nhạt. Nồi điện lõi sứ nấu mềm nhưng bị tách lớp khi nấu nhiều. Nồi đất nấu chuẩn nhưng canh lửa và kiếm cái nắp kín hơi cực. Hiện nay nồi áp suất điện có vẻ phổ biến vì tiện nếu nấu nhiều nhưng mình cảm thấy ko an tâm lắm nếu nấu liên tục. 2 loại nồi ngon và tiện cho người thành thị là nồi điện tử có chức năng gạo lứt (Toshiba, Panasonic, Zojirushi...) và nồi áp suất Đức Fissler. Trong đó nồi áp suất Fissler bếp lửa là nấu ngon vô đối, bỏ xa các em hiện đại kia. Đức có vẻ thắng Nhật ở cái món cơm gạo châu Á này, kể cũng ngộ ngộ. Mình xài liên tục 5 năm rồi nó vẫn chưa chịu hư, 3.5tr tiền nồi đã khấu hao hết. (ko có viết ăn $ qc nhé). Ko nấu cơm thì lấy chiên xào canh kho ngon tuốt. Nhiều anh chị kì cựu cũng đồng ý rằng cơm nấu từ nồi này nhai rất thích vì không nở bung bét, lại thơm và ngọt hơn, để ngoài lâu thiu ít cứng. Chỉ mỗi tội là bạn phải canh tắt bếp đúng lúc, ko thì miếng cơm cháy vàng rụm dưới đáy nồi sẽ vụt tan thành Carbon bao chửng đắng nghét. Cái "human touch" làm cơm có cảm xúc hơn nấu nồi điện.
Không hẳn lúc nào cũng nên dùng áp suất, tùy tình trạng và thời tiết mà điều chỉnh. Chiến lược của mình là nấu gạo lứt trắng với nồi áp suất (45ph) gạo lứt đỏ với nồi điện (90ph), xen kẽ trong tuần. Bạn phải trả 1 cái giá gì đó cho cái sự nhanh này, tự cảm nhận nhé... Giã liên tục gạo lứt đỏ với nồi áp suất khi mùa khô tới, khả năng cao là sẽ mau héo, sụt cân nhanh, chúng chê. Nếu cần chữa bệnh Âm tính lâu năm thì cũng đừng quên nồi áp suất. Các bạn ngoài Bắc mùa Đông cũng vậy, có lửa cho ấm nòng. Để cho vui thì thả thính, à ko thả đậu dễ chín và 1 nhánh quế/hồi vào cho thơm lông lại giàu đạm. Túm váy lại là ko có gì hoàn hảo cho mọi trường hợp, cứ lựa cơm mà gắp nồi thui 🤗
Các vấn đề khác như gạo và cách nấu xemhttp://www.bepthucduong.com/…/cach-nau-com-gao-lut-ngon-de…/

Thực phẩm giàu protein sẽ giúp bạn tăng cơ bắp nhanh đồng thời hỗ trợ giảm cân nhanh và cung cấp đầy đủ năng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Các loại thực phẩm này còn giúp phòng chống và chữa bệnh hiệu quả. Thực phẩm giàu Protein cần thiết cho tăng cơ bắp và giảm cân nhanh Chắc hẳn bạn đã từng hỏi là protein có trong thực phẩm nào đúng không ?. Thực phẩm giàu protein giúp tăng cơ bắp và giảm cân có nhiều trong tự nhiên. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại thức ăn giàu protein này ngay trong nhà bếp một cách dễ dàng. Với hàm lượng protein cao mà lại giúp chúng ta có một sức khỏe tốt và giảm cân an toàn hiệu quả thế thì tại sao chúng ta không bổ sung chúng vào các bữa ăn hàng ngày của chúng ta để có được những lợi ích đó? Xem thêm: 22 loại thực phẩm tăng cơ bắp siêu nhanh cho Gymer Thực phẩm giàu protein có mặt khắp nơi trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể chế biến chúng bằng nhiều cách khác nhau mà vẫn có thể có được những lợi ích tuyệt vời do chúng mang lại. Thực phẩm giàu protein còn giúp chúng ta phòng chống và chữa trị các bệnh tật khác nhau. Với những lợi ích kì diệu của các loại thực phẩm giàu protein mà chúng mang lại, tại sao chúng ta không thử tìm hiểu về những thành phần và công dụng đặc biệt đó nhỉ? Nhóm thực phẩm giàu Protein từ các loại đậu Đậu nành Đậu nành 100g đậu nành chứa 34gr protein, với lượng protein và các loại axit amin này đậu nành có thể thay thế thịt, cá cho một số bữa ăn mỗi ngày. Chúng có tác dụng: chống lão hóa và làm đẹp da, cải thiện vòng 1 săn chắc. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa và cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa ung thư và các căn bệnh về tim, giảm triệu chứng mất ngủ. Đây cũng là thực phẩm giàu protein giúp tăng cơ bắp hiệu quả cho gymer mà chúng ta cần chú ý đến. Sữa đậu nành giúp ngăn ngừa béo phì, cân đối vóc dáng, ngăn ngừa tích tụ mỡ bụng, thải độc,… Chế biến: luộc, rang, hấp, làm sữa,… Đậu nành rang chứa 15gr protein, khá giàu chất xơ và kali, thực phẩm này rất thích hợp cho bữa sáng hoặc bữa nửa buổi sáng cùng với 1 ly sữa ấm. Đậu hà lan Đậu hà lan 100g đậu hà lan có chứa 21,8 g protein. Đậu hà lan là thực phẩm chứa dồi dào protein, axit folic và chất xơ. Chúng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa trị bệnh táo bón, chống ung thư và các bệnh tim,… Đây cũng là thực phẩm giàu protein giảm cân hiệu quả và giúp bạn luôn tươi trẻ, khỏe mạnh. Vì thế bạn nên bổ sung loại thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày cho gia đình bạn. Bạn có thể chế biến bằng cách: luộc, xào hoặc xay hạt đậu để làm sữa uống. Lưu ý: bạn nên nấu thật chín loại thực phẩm này để tránh ngộ độc. Đậu đen Đậu đen 100g đậu đen chứa 24g protein. Đậu đen có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng ẩm cho thận, dưỡng não, phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường, làm chậm quá trình lão hóa và là một nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ. Hơn nữa, đậu đen còn có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bạn có thể chế biến bằng cách: nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh,…Lưu ý dùng cả vỏ đen bên ngoài. Đậu xanh Đậu xanh 100g đậu xanh có chứa 23g protein. Đậu xanh có tác dụng: phòng ngừa các nguy cơ về tim mạch, chữa bệnh gút hiệu quả, giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch. Đậu xanh là thực phẩm giàu protein giúp giảm cân nhanh và an toàn được nhiều người ưa chuộng vì đậu xanh có đầy đủ các dưỡng chất giúp quá trình loại bỏ chất béo và các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhanh và an toàn. Bạn có thể chế biến bằng cách: nấu canh, nấu chè, làm bánh, nấu cháo hay làm các thực phẩm dinh dưỡng,… Xem thêm: Hướng dẫn làm bột đậu tăng cơ bắp hiệu quả cho các bạn tập Gym Đậu phộng (lạc) Đậu phộng (lạc) 100g đậu phộng chứa 27g protein. Đậu phộng có tác dụng: hỗ trợ tuần hoàn máu, ngăn ngừa sỏi mật, tăng trí nhớ, ngăn ngừa trầm cảm, giảm lượng cholesterol, giảm cân và đặc biệt nhất là ngăn ngừa ung thư và các nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu phộng giúp giảm cân nhanh vì đậu phộng giúp bạn no lâu nên bạn sẽ không có cảm giác đói để tiêu hóa những món ăn khác. Bạn có thể chế biến bằng cách: rang, luộc, nấu chè, nấu xôi,… Đậu đỏ Đậu đỏ 100g đậu đỏ có chứa 22g protein. Đậu đỏ có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm béo. Đậu đỏ còn chứa nhiều vitamin như: B1, B2, B6 và nhiều loại khoáng chất cần thiết khác giúp bổ huyết, thúc đẩy hoạt động của tim mạch,… Bạn có thể chế biến bằng cách: luộc, hấp, làm sữa, làm mứt, nấu chè,… Đậu cô ve Đậu cô ve 100g đậu cô ve có chứa 5g protein. Đậu cô ve có tác dụng: kiểm soát lượng đường trong cơ thể, tăng cường hệ tiêu hóa, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, cơ thể luôn tươi tắn, nâng cao hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất và làm tan sỏi thận. Đậu cô-ve là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai chuẩn bị có chế độ ăn kiêng giảm cân. Đậu cô-ve chứa nhiều vitamin B1,B2,C, sắt,… giàu chất xơ, ít chất béo… và đặc biệt là không chứa cholesterol. Bạn có thể chế biến bằng cách: xào, luộc, hấp,… Hy vọng với nhóm thực phẩm giàu protein giúp tăng cơ bắp, giảm cân nhanh từ các loại đậu ở trênbạn sẽ nhanh chóng có được thân hình hoàn hảo hơn. Nếu thấy thích thú, hãy qua tiếp các nhóm khác nào. Nhóm thực ăn giàu Protein từ các loại rau Bông cải xanh Bông cải xanh 100g bông cải xanh có chứa 2.8 g protein. Bông cải xanh rất giàu vitamin C, kali và chất xơ. Đây cũng là thực phẩm chống oxy hoa tuyệt vời giúp cơ thể chống lại các căn bệnh như: ung thư, ngăn ngừa thoái hóa khớp, cải thiện chức năng cho huyết áp và thận, chống lão hóa và miễn dịch, tốt cho người bị tiểu đường và tim, hỗ trợ giải độc và bảo vệ mắt hiệu quả, tái tạo làn da bị tổn thương và đặc biệt là hỗ trợ hiệu quả cho việc giảm cân. Bạn nên thử loại thực phẩm giàu protein có tác dụng giảm cân hiệu quả nhanh này nhé! Bạn có thể chế biến loại thực phẩm giàu protein này bằng cách: luộc, xào, hấp, nướng, tẩm bột chiên, nấu canh,… Măng tây Măng tây 100g măng tây có chứa 2.2g protein. Măng tây rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Hàm lượng natri thấp nên măng tây là thức ăn vô cùng bổ dưỡng ,có lợi cho sức khỏe và giảm cân an toàn. Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích như: lượng Acid folic và chất xơ cao, kali, vitamin A, C và B6,…  Măng tây không chứa chất béo và cholesterol giúp đốt cháy calo và đào thải mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn chặn mỡ thừa quay trở lại nên măng tây thực sự là thực phẩm giàu protein hữu ích dành cho người muốn giảm cân nhanh. Bạn có thể chế biến bằng cách: xào với nhiều nguyên liệu khác, luộc, … Nấm Nấm 100g nấm có chứa 14g protein. Nấm được coi là thực ăn giàu protein vì nấm chứa nhiều chất đạm, ít mỡ, ít calo, nhiều sinh tố và khoáng chất. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có vô vàn tác dụng như: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, giải độc gan và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu, lọc thải các chất độc hại khỏi cơ thể, loại bỏ mỡ thừa tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Nấm có rất nhiều cách chế biến như: xào, luộc, nấu, làm bánh, …. Xem thêm: Thực phẩm giàu dưỡng nhưng ít calo để ăn thoải mái khỏi lo tăng cân Rau chân vịt Rau chân vịt 100g rau chân vịt có chứa 3g protein. Rau chân vịt được xếp vào loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết và có lợi cho cơ thể. Rau chân vịt có tác dụng bảo vệ tim mạch, giúp xương chắc khỏe, tốt cho mắt, giảm cân nhanh và an toàn,…vì trong loại rau này có chứa nhiều vitamin như: A,K,E,D và rất nhiều các khoáng chất có lợi khác. Thực phẩm giảm cân giàu protein này cung cấp nguồn axit béo thực vật, omega3 dồi dào. Bạn có thể dùng rau chân vịt để chế biến các món ăn như: nấu canh, xào, nấu soup, luộc,… Rau ngót Rau ngót 100g rau ngót có chứa 5.3g protein. Đây là loại thực phẩm được các bà bầu sau khi sinh dùng đầu tiên vì sự lành tính của chúng. Chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, lợi sữa, cầm huyết, bổ huyết, sát khuẩn, tiêu viêm,… Rau ngót còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm mỡ bụng nhanh rất hiệu quả. Bạn có thể chế biến rau ngót bằng nhiều cách như: xay lấy nước uống (không uống với đường, vì đường làm mất tác dụng của rau), luộc, xào, nấu canh,…Thực phẩm giàu protein này giúp giảm cân nhanh cho các bà bầu an toàn và rất hiệu quả. Rau muống Rau muống 100g rau muống có chứa 3,2g protein. Đây là loại rau rất phổ biến ở nước ta, rau muống rất dễ tiêu hóa và nước canh rau muống cũng rất thích hợp cho việc giải nhiệt trong mùa hè. Rau muống chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa. Chúng có khả năng loại bỏ và đánh tan các chất béo tồn dư trong dạ dày. Rau muống có thể được nấu với nhiều cách: luộc, xào tỏi, nấu canh, nộm, gỏi,… Rau đay Rau đay 100g rau đay có chứa 2.8g protein. Loại rau này cực tốt cho nhuận tràng, dạ dày, hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, trị rắn cắn, lợi sữa,…. Rau đay chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp quá trình đốt cháy chất béo diễn ra nhanh hơn, giảm mỡ thừa, cung cấp năng lượng cho các tế bào,.. Rau đay có thể nấu với tôm, cua,… Rau bí Rau bí 100g rau bí có chứa 2.7g protein . Rau bí có chứa nhiều chất xơ và đầy đủ các vitamin cần thiết giúp chống táo bón, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, thanh lọc và giảm mỡ, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Rau bí là thực phẩm giàu protein giúp giảm cân an toàn và nhanh chóng. Chúng giúp thanh nhiệt, giải khát, trị khô mắt, quáng gà, giảm béo, phòng chống bệnh tim mạch, trị tiểu đường, ung thư, bệnh tiết niệu,… Rau bí có thể xào, nấu canh, luộc,.. quả bí có thể nấu canh, làm bánh, nấu soup,… Còn 1 số loại rau củ cũng chứa nhiều protein và tốt cho sức khỏe như: rau mồng tơi, rau rút, rau kinh giới, rau mùi,… Chúc bạn và gia đình sẽ có sức khỏe tốt với nhóm thực phẩm giàu protein này!

Nguồn bài viết: http://www.thehinh.com/2016/08/4-nhom-thuc-pham-giau-protein.html
Theo dõi trên fanpage: http://www.facebook.com/TheHinhcom

No comments:

Post a Comment