- 42. Cương yếu Giới Luật
- Thiên thứ nhất: Tự Luận - Chương 1: Thọ Giới, Học Giới và Trì Giới
- Thiên thứ nhất: Tự Luận - Chương 2: Sự Truyền Thừa Và Hoằng Dương Giới Luật
- Thiên thứ hai: Quy Y Tam Bảo - Chương 1: Tam Bảo Và Quy Y
- Thiên thứ hai: Quy Y Tam Bảo - Chương 2: Phương Pháp Và Lợi Ích Của Quy Y Tam Bảo
- Thiên thứ ba: Ngũ Giới Và Thập Thiện - Chương 1: Ngũ Giới Và Nội Dung Của Ngũ Giới
- Thiên thứ ba: Ngũ Giới Và Thập Thiện - Chương 2: Phương Pháp Cầu Thọ Ngũ Giới Và Công Đức
- Thiên thứ tư: Bát Quan Giới Trai - Chương 1: Bát Quan Giới Trai Và Nội Dung
- Thiên thứ tư: Bát Quan Giới Trai - Chương 2: Ngày Lục Trai Và Giới Trai Thanh Tịnh
- Thiên thứ tư: Bát Quan Giới Trai - Chương 3: Điều Kiện Và Cách Thọ Bát Quan Giới Trai
- Thiên thứ tư: Bát Quan Giới Trai - Chương 4: Sau Khi Thọ Bát Quan Giới Trai Xong
- Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp - Chương 1: Xuất Gia Và Mục Đích Của Xuất Gia
- Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp - Chương 2: Sa Di Giới Và Các Loại Sa Di
- Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp - Chương 3: Sa Di NươngTheo Thầy Và Sa Di Xuất Gia
- Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp - Chương 4: Sa Di Thọ Giới Và Trì Phạm Oai Nghi
- Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp - Chương 5: Thức Xoa Ma Ni
- Thiên thứ sáu: Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni Giới Cương Yếu - Chương 1: Khởi Nguyên Của Tỳ Kheo Và Tỳ Kheo Ni
- Thiên thứ sáu: Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni Giới Cương Yếu - Chương2: Nguyên Do Và Chủng Loại Của Giới Luật Tăng Ni
- Thiên thứ sáu: Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni Giới Cương Yếu - Chương 3: Nội Dung Và Sự Đồng Dị Của Tỳ Kheo Và Tỳ Kheo Ni Giới
- Thiên thứ sáu: Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni Giới Cương Yếu - Chương 4: Giới Trọng Yếu Của Tỳ Kheo Và Tỳ Kheo Ni
- Thiên thứ sáu: Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni Giới Cương Yếu - Chương 5: Pháp Yết Ma Và Pháp Sám Hối
- Thiên thứ bảy: Bồ Tát Giới Cương Yếu - Chương 1: Thứ Lớp Và Cảnh Giới Của Bồ Tát
- Thiên thứ bảy: Bồ Tát Giới Cương Yếu - Chương 2: Nội Dung Và Phân Biệt Của Bồ Tát Giới
- Thiên thứ bảy: Bồ Tát Giới Cương Yếu - Chương 3: Giới Trọng Và Giới Khinh Của Bồ Tát Giới
- Thiên thứ bảy: Bồ Tát Giới Cương Yếu - Chương 4: Truyền Thọ Và Điều Kiện Của Bồ Tát Giới
- Thiên thứ bảy: Bồ Tát Giới Cương Yếu - Chương 5: Phương Pháp Thọ Bồ Tát Giới
- Thiên thứ bảy: Bồ Tát Giới Cương Yếu - Chương 6: Sau Khi Thọ Bồ Tát Giới
LỜI TỰA
T |
Chính vì cảm thấy sâu xa nhân duyên xuất gia này là đáng quý, mà tôi lập chí muốn làm một Phật tử thanh tịnh ở địa vị thấp nhất. Muốn được thanh tịnh, trừ việc học giới trì giới ra, không còn phương pháp nào tốt hơn. Vì giới luật là phương thuốc phòng ngừa sự hư đốn duy nhất trong sinh hoạt của người Phật tử. Đây là động cơ khiến tôi học tập giới luật.
Quyển sách này được hoàn thành, tôi xin cảm tạ Trúc Mai Lão Nhân hiện ở Nam Dương. Ngài đã khích lệ tôi rất nhiều. Lúc tôi ở Nam Dương, sau khi cho đăng phần tự luận của sách này trên báo Vô Tận Đăng, tôi nhận được 10 Mỹ kim do Ngài gửi đến và nói hãy ấn hành phần ấy để lưu thông. Tôi còn tiếp nhận được lời Ngài hứa, khi tôi viết xong bộ Giới Luật Học này, nếu không có năng lực xuất bản, Ngài giúp tôi phương tiện để ấn hành.
Đây là một sự khích lệ rất quý báu, từ đó tôi một mạch nghiên cứu và viết quyển sách này. Đồng thời cũng là sự thí nghiệm của tôi, bởi vì giới luật là một môn học vốn khô khan mà lại phiền toái. Đến nỗi từ cận thế đến nay trở thành môn học của Phật giáo không được mọi người để ý đến. Dẫu có người nghiên cứu cũng không thoát khỏi cái không khí cổ xưa, phần nhiều theo lề lối cũ khiến cho người ta khó hiểu, thậm chí phê bình lệch lạc.
Nhân đây, tôi muốn làm thử sống lại giới luật bằng phương pháp nghiên cứu mới, không câu nệ theo xưa, dùng lối văn giản dị, đem nội dung của giới luật, phối hợp với quan niệm của bao thời đại trước bằng cách tỷ giảo thông thường cho mọi người dễ hiểu.
Đương nhiên, mục đích của tôi khi đem các vấn đề chủ yếu trong giới luật học ra để giới thiệu và khai thông, tuy là cần sự phổ thông, song vẫn không làm cho người nhàm chán. Do đó, trong quyển sách này, khi trưng dẫn các tư liệu trọng yếu của các bộ luật và chú sớ, đều có ghi rõ xuất xứ để tiện cho độc giả nghiên cứu tham khảo. Chỉ e người đọc không hiểu nguyên văn và những danh từ chuyên môn dẫn trong sách, nên chúng tôi có mở dấu ngoặc đơn để ghi chú.
Vì yêu cầu của thực tế, và vì giới hạn của các thiên trong quyển sách, nên quyển sách này trừ các thiên nói về Tam Quy, Ngũ giới, Bát giới, Thập giới rất là tỉ mỉ, còn Cụ túc gới và Bồ tát giới chỉ giới thiệu cương yếu, do đó mà tên sách này có hai chữ cương yếu. Tuy nhiên như vậy, Cụ túc giới và Bồ tát giới cũng chiếm hơn hai phần năm nội dung quyển sách này, đối với giới luật, người đọc cũng có một sự hiểu biết tương đối rõ ràng.
Tính chất của sách này, ngoài sự phổ thông nghiên cứu, còn là thực dụng nữa. Nội dung quyển sách này, trừ Thức xoa ma ni giới và Cụ túc giới ra, các giới đều được giới thiệu và ghi rõ về nghi thức thọ giới với tính cách thiết thực, đơn giản, rõ ràng, rất thích ứng với nghi thức thọ giới phổ thông; cùng nguồn gốc tính chất ý nghĩa tác dụng của các thứ giới luật, cho đến vì sao cần phải thọ giới? Thọ giới như thế nào? Sau khi thọ giới phải làm sao? Do đó, đối tượng của sách này là các Phật tử đã thọ các giới pháp và cũng là những độc giả đang chuẩn bị thọ các giới pháp.
Có thể nói, trên đại thể thì sách này chịu ảnh hưởng nhiều của hai vị Đại sư là Ngẫu Ích và Hoằng Nhất, song không hoàn toàn theo đường lối của các Ngài, cho đến cũng không hoàn toàn đứng trên lập trường tông Nam Sơn (của Ngài Đạo Tuyên). Bởi vì nhìn từ trên bản chất của giới luật, thì giới luật thuộc về của chung Phật giáo, giới luật là phép tắc cho toàn thể Phật tử cùng nhau tuân giữ, chứ không phải chỉ dành riêng cho một tông phái nào.
Hẳn nhiên, trong bộ sách này có quan điểm cá nhân của tôi, song vấn đề tôi nói, tôi đều cố gắng trình bày một cách khách quan những quan điểm ấy theo yêu cầu của người đọc, và tôi dám khẳng định là những điều trình bày trong bộ sách này đều có căn cứ. Nhưng do trình độ học vấn của tôi thiển cận, nên sự cống hiến cho sách này có hạn, nếu như có một chút giá trị, là quy công về ân đức của Tam bảo và sự khích lệ của Thầy, bạn. Như có hậu quả không tốt, đều là lỗi của tác giả. Kính mong được sự chỉ dạy, tôi vô cùng cảm kích.
Viết tại Quang Phòng, Chùa Triêu Nguyên,
Ngày 25 tháng giêng (PL. 2509)
HT. THÁNH NGHIÊM
No comments:
Post a Comment