Thursday, February 12, 2015

Dried Black Beans - Đậu đen xanh lòng.

http://blog.tamtay.vn/entry/view/837458/HAT-DAU-DEN-XANH-LONG-CHuA-BeNH.html

 

HẠT ĐẬU ĐEN CHỮA BỆNH

Trong mấy năm gần đây có rất nhiều tài liệu phát tán trên mạng hoặc chuyền tay phổ biến phương pháp “nuốt sống 49 hạt đậu đen mỗi sáng” chữa được  nhiều loại bệnh từ táo bón, ung nhọt, đau lưng, mắt mờ, tai điếc đến tim mạch, tiểu đường.  Hư thực ra sao trong việc nầy?
  Đậu đen có tên khoa học Vigna cylindrica, thuộc họ cánh bướm Fabaceae.  Trong số các loại đậu làm thực phẩm thông dụng cho con người, đậu đen được các nhà dinh dưỡng đặc biệt quan tâm.  Tuy hàm lượng đạm thấp hơn đậu nành nhưng đậu đen lại có một tỷ lệ cân đối nhiều loại acid amin thiết yếu.  Đậu đen còn dồi dào hơn về một số khoáng chất như calcium, sắt, mangnesium, manganese, đặc biệt là hàm lượng cao chất molypdenum và những sắc tố chống oxy hoá anthocyanins.  Theo Đông y, đậu đen có vị hơi ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng lợi thủy, giải độc, dưỡng âm bổ thận, khu phong hoạt huyết.  Trên thực tế, đậu đen là nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm và nhiều vi chất quan trọng có giá trị bổ dưỡng rất cao có thể giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, không cần và không nên nuốt sống hạt đậu đen.

Đậu đen bổ Thận, dưỡng não.  
Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc,  thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng”  đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận.  Thực ra, điều nầy không phải là không có căn cứ. Trước hết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh.  Bảng phân tách thành phần của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAs, leucin, valin và isoleucin.  Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine và 1,11g isoleucine.  BCAAS  là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acid amin đặc biệt quan trọng  trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu.  BCAAs đôi khi còn được gọi là những stress amino acids, loại đạm thường dùng để phục hồi hoặc sửa chữa những tổn thương từ những stress thể lực của những vận động viên và một số trường hợp bị thương tích nặng hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt là cải thiện  khả năng nhận thức ghi nhớ sau những tổn thương ở não do bệnh tật hay do thương tích.  Ngoài ra, khoa học còn cho biết một số trường hợp thiếu chất khoáng  molypdenum, loại khoáng chất vi lượng có nhiều trong đậu đen, có thể dẫn đến bất lực ở nam giới.  Phải chăng một số nhận định thoạt nghe có vẻ như hàm hồ của nền y học cổ đã dần dần được khoa học chứng minh?

 Phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường, làm chậm lão hoá.  
Chế độ ăn nhiều đậu đen là 1 biện pháp tự nhiên giúp phòng chống các loại bệnh thuộc hội chứng chuyển hoá như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường.  Ngoài hợp chất polyphenols như các loại hạt khác, đậu đen còn có những sắc tố anthocyanins.  Do đó, lượng chất chống oxy hoá trong đậu đen cao hơn nhiều so với các loại đậu khác và gấp 10 lần so với quả cam. 

Giống như các loại hạt thô khác, đậu đen có hàm lượng chất xơ cao.  Một chén đậu đen đủ cung cấp hơn phân nửa nhu cầu chất xơ của 1 người trong 1 ngày.   Chất xơ có khả năng  làm chậm và  giảm sự hấp thu mỡ qua màng ruột đồng thời  kết dính một phần muối mật để đào thải ra ngoài qua đó đã góp phần làm hạ độ cholesterol trong máu. Tác dụng tổng hợp của những hợp chất chống oxy hoá và chất xơ có khả năng  làm giảm các loại mỡ xấu LDL và triglycerides.  Những chất chống oxy hóa trong đậu đen còn có tác dụng kháng viêm và ngăn chận sự oxy hóa LDL, loại chất béo có tính ổn định thấp dễ bị oxy hóa và bám vào thành mạch để tạo nên các mãng xơ vữa.  Đậu đen còn có cả một số khoáng chất khác như Ca., Mg. cùng có tác động ổn định hoạt động tim mạch.

Với tỷ lệ 24,2% chất đạm và 53,3% chất bột đường và nhiều chất xơ, đậu đen là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường.  Ăn nhiều đậu đen giúp ngăn chận hiện tượng tăng vọt đường huyết sau bửa ăn và tiến đến ổn định đường huyết.  Tác dụng giảm độ mỡ và kháng viêm của những hoạt chất khác trong đậu đen cũng góp phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường hoặc làm giảm những hệ quả xấu do căn bệnh nầy gây ra.

Như vậy, từ ý nghĩa phòng chống các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, đậu đen làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Hàm lượng cao chất chống oxy hoá trong loại hạt nầy cũng giúp trung hoà những gốc tự do chống thoái hoá tế bào và hư hại DNA cũng là 1 cơ chế làm chậm lão hoá.

Nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ.
Bên cạnh hàm lượng đạm tốt và dễ tiêu hoá, đậu đen còn có thành phần của sắt và folate, 2 loại vi chất cần thiết cho phụ nữ.  Sắt là loại khoáng chất cần cho sự tạo máu.  Folate tức sinh tố B6 rất cần thiết cho những phụ nữ đang có thai. Thiếu folate có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường của thai nhi.  Tập hợp nhóm sinh tố B và những khoáng chất Ca., Mg. trong hạt đậu thô còn được xem là những vi chất chống stress giúp làm nhẹ những cơn bốc hoả ở những phụ nữ tuổi mãn kinh.

Đậu đen và tác dụng giải độc.   
Sulfites là loại hoá chất  bảo quản thường được dùng trong một số loại thực phẩm công nghiệp. Một số người nhạy cảm với sulfites có thể bị tăng nhịp tim, nhức đầu, giảm sự tập trung.  Molypdenum trong đậu đen là  thành phần của những enzym oxidase có tác dụng khử độc sulfites.  Một chén đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypdenum cần thiết cho cơ thể trong ngày.

Ngoài ra, thành phần chất xơ cao trong đậu đen, nhất là chất xơ hoà tan trong nước, có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, chống táo bón, kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài giúp giảm nguy cơ một số rối loạn ở ruột già kể cả một số loại ung thư.

Nên dùng đậu đen như thế nào?
 Đậu đen khô là loại hạt cứng nên thưòng được ngâm nước cho mềm trước khi nấu.  Nuốt sống nguyên nhiều hạt đậu cùng lúc dễ sinh tâm lý ngán ngại lại có thể nguy hiểm cho một số trường hợp tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, chưa kể đến việc các cháu bé do không quen hoặc do sợ nuốt có thể làm cho hạt đậu lạc vào đường thở  gây ngạt. 

Nói chung những cách sử dụng đậu đen truyền thống như nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh đều tận dụng được những hoạt chất trong đậu miễn là dùng hạt toàn phần, dùng cả vỏ đen bên ngoài.  Ngoài ra, theo những nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng trong tất cả các loại hạt.  Do đó, nếu ngâm đậu vào trong nước thường khoảng 32oC trong khoảng 22 giờ trước khi nấu sẽ tạo ra nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt đậu ở trạng thái đang nẩy mầm.  Như vậy, ngâm đậu trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn nếu ngâm với thời gian vừa đủ để hạt nhú mầm.  

Đậu đen toàn phần với tỷ lệ khá cân đối đạm, đường, nhiều chất xơ và vi chất quan trọng khác có thể xem là loại hạt dễ tìm và có nhiều ưu thế so với nhiều loại hạt khác.  Do đó, rất dễ nhận thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc và rau qủa bao gồm đậu đen sẽ hổ trợ tốt cho việc chữa trị nhiều loại bệnh.  Tuy nhiên, không nên cho rằng  đậu đen chữa được tất cả các loại bệnh hoặc ở tất cả mọi giai đoạn của bệnh.  Việc điều trị các loại bệnh mãn tính đều phải dựa vào những biện pháp tổng hợp bao gồm tâm lý thoải mái, vận động đều đặn và việc tiết giảm những loại thực phẩm chế biến, thuốc lá, rượu mà không thể chỉ dựa vào 1 bài thuốc hay vị thuốc đơn thuần. 

 

Bồi Bổ Sức Khỏe Bằng Đậu Đen

(Nguyên bản Hoa ngữ, do ông Tăng Tam Dương ở Bonnyrigg tặng. Người viết đã dịch và đăng trên đặc san Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm của Chùa Phước Huệ, Wetherill Park, Sydney).

Đậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.

Theo sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh trái giống (đậu mùa), mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo đã khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường.

Ông Trương Bộ Đào, nguyên Bí Thư Viện Hành Chánh, Vệ Sinh và Y Dược Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen liên tục trong nhiều năm. Nay tuy đã già nhưng cơ thể ông vẫn còn cường tráng.

Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc có viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. "

Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”.
Người ta còn mách, nên nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng với nước sôi nguội hay còn ấm vào mỗi buổi sáng thì sẽ công hiệu nhanh chóng hơn trong việc hồi phục thị giác của mắt. Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, ông thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão.

Tác giả bài này (nguyên văn bằng tiếng Trung Hoa), năm nay đã 42 tuổi tự thuật rằng lúc trẻ ông đã bị bịnh quáng gà, mỗi khi trời sẫm tối thì quờ quạng không trông thấy gì cả. May nhờ được một người bạn mách cho phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen để chữa. Trải qua 5 năm kiên trì không gián đoạn, rốt cuộc mắt ông đã hồi phục thấy rõ bình thường. Ngoài ra cũng nhờ áp dụng phương pháp dưỡng sinh này mà ít khi ông bị bịnh. Mỗi ngày ông giảng bài tại trường hàng 10 tiếng đồng hồ vẫn không biết mệt, miệng không khô và giọng nói vẫn còn thanh thoát. Mỗi lần vào tiệm để hớt tóc, người thợ cạo ngạc nhiên bảo rằng chân tóc của ông đã hồi phục lại màu đen. Tóc bạc đã bớt đi rất nhiều. Đây là một bí quyết vô cùng kỳ diệu, nhưng cần phải kiên nhẫn.
Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái."

An Lão tiên sinh ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), tuổi trên 80, hàng tuần đều dạy học trò về nghệ thuật thư pháp (viết chữ đẹp bằng bút lông). Tay ông không run và không cần đeo kiếng. Có người hỏi ông nhờ bí quyết nào mà có sức khỏe như vậy. Ông bảo nhờ phương pháp nuốt đạu đen từ 50 năm nay.

Khi mua đậu đen, chúng ta nên chọn lựa thứ hạt đen mướt (bổ thận) và ruột xanh (bổ gan). Loại đậu đen này thường được dùng để làm thuốc rất tốt.

Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người. Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rủa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọng, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi.

Theo dõi số người đã áp dụng phương pháp này để trị bịnh, Lý tiên sinh đã bị táo bón kinh niên, mỗi sáng chỉ nuốt 2 hạt đậu đen mà nay đã dứt. Ông rất mừng còn hơn trúng số độc dắc. Ngoài ra một nữ nhân viên của sở Bưu Cục, mặt nổi nhiều tàn nhang và mụn bọc. Cô đã nuốt đậu đen liên tục chỉ mới 7 ngày sau đã thấy có công hiệu. Cô mừng quá tiếp tục sử dụng đến khi hoàn toàn bình phục, da mặt trở lại lành lặn bình thường mới thôi.

Tóm lại đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn là một thứ thuốc để cường thân kiện thể. Nó có công hiệu trong lãnh vực làm sáng mắt, ngăn chận bịnh đau mắt, giải độc trong cơ thể, bồi bổ gan và thận, điều hòa bộ máy tuần hoàn huyết và bộ máy tiêu hóa. Một cân đậu đen giá chẳng bao nhiêu tiền nhưng lại là một cân thuốc vô cùng quý báu.

Trên đây là tài liệu dưỡng sinh bằng Hoa ngữ, chúng tôi phỏng dịch với tính cách thông tin quảng bá để quý độc giả tham khảo. Mặc dầu một số bằng hữu và bản thân của dịch giả đã thực hành có hiệu quả. Tuy nhiên với tính cách dè dặt, dịch giả sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứng bất lợi, nếu có, xảy ra cho người áp dụng vì tính thích ứng của tạng phủ mỗi người mỗi khác. Để thử nghiệm, chúng tôi đề nghị quý vị nên nuốt trước mỗi sáng một hạt để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau mỗi tuần lễ quý vị có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.
          

7 công dụng chữa bệnh của đậu đen

Đậu đen là thực phẩm có sẵn có thể dùng quanh năm, kể cả loại đóng hộp, phơi khô hoặc vừa thu hoạch. Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm ngũ cốc như: gạo nâu, gạo lức… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không có mỡ và dưới đây là một  số lợi thế chính chữa bệnh từ đậu đen.

Có tác dụng khử độc sulfates
Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày

Thực phẩm giàu chất xơ
Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate có trong đậu đen. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật - thành  hần làm tăng cholesterol Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài, chất xơ mang theo cả acid mật và kết quả hàm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo. Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khó chịu có liên quan.

Giàu chất chống oxy hóa
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Hoa Kỳ đầu tháng 3 vừa qua cho biết, đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… Đặc biệt đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống oxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: cam, nho hoặc dâu

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm, do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều cá, đậu đen, rau xanh, ngũ cốc và sử dụng rượu vang điều độ là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết
Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết. Tại Hoa Kỳ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với người ĐTĐ, khẩu phần ăn có 24g chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50g chất xơ/ngày. Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycerid giảm 10,2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12,5%.

Tăng cường sắt và măng- gan cho cơ thể
Đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Măng-gan, vi lượng có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu măng-gan cho cơ thể mỗi ngày.

Nguồn bổ sung protein cho cơ thể
Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hứu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng. Một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.

Trị bệnh bằng Đậu Đen

Sách “Lãnh Hải Y Thoại” của La Đình Phổ đời nhà Thanh Trung Quốc có ghi khí cuả đậu đen xanh lòng làm sang mắt, bổ thận, tim, gan, mắt sáng, thính tai, đen tóc, Mạnh gân cốt, Nhuận trường, không táo bón không rối loạn, giải độc, tiêu thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt

Sách “Dương Tâm Thư” của Huy Thần viết: Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sang mắt thính tai, tóc đen, tiêu mụn nhọt

Truyện “Bông Hoa giản dị” của Ngô Doãn Phú có đoạn ghi: Trẻ nhỏ mỗi ngày nuốt một hạt, đến mười tuổi nuốt 49 hạt sẽ ít bị ốm đau, không đau mắt

1. DƯỢC TÍNH: Mát ngọt không độc
- Đậu đen giã nát đắp chỗ sưng tấy
- Ăn đậu đen nấu chin trị mụn nhọt
- Nuốt đậu đen mỗi sang 49 hạt làm bổ thận, bổ gan, bổ tim, thanh nhiệt hoại huyết, giải độc tiêu đàm, giảm đau, sáng mắt, đen tóc, đen râu, mạnh gân bổ cốt, tránh táo bón, phòng bệnh
- Khí của đậu là bí quyết mạnh khỏe sống lâu, vì thân khai nhị (lỗ tiêu, lỗ tiểu) thận khí đủ thì đủ tiêu, tiểu thông lợi

Có một thầy giáo 42 tuổi tối đọc sách, chấm bài, biết được bài thuốc này ông dùng liên tục 4 năm, kết quả là đứng giảng bài liên tục 4 giờ liền không thấy mỏi mệt, miệng không khô, lưỡi không ráo, tiếng không khàn, ít có cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là nhãn lực khỏe hơn hồi trẻ
Một ông tên Lý 20 năm bị táo bón, sau khi dùng đậu đen một tháng đại tiện được thoải mái, ông vui mừng nói sung sướng hơn trúng số độc đắc
Một cô nhân viên bưu điện mặt đầy mụn trứng cá, chỉ uống đậu đen hơn 1 tháng, các mụn nhọt đều không còn nữa
Một cụ già 80 tuổi, dạy chữ nho hàng ngày phải giơ tay viết nhưng không run, mắt không đeo kính, lên lầu cao không thở dốc . Hỏi bí quyết trường thọ mạnh khoẻ, cụ trả lời 50 năm liền, mỗi ngày cụ nuốt 49 hạt đâu đen

2. CÁCH DÙNG
- Sáng thức dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, dùng nước sôi để nguội rửa sạch hạt đậu đen, uống với nước đã nấu chin, đừng ngâm lâu đậu đen sẽ bị lên men
- Không nấu, không tán, không nhai, chỉ nuốt trọng như thuốc
- Nuốt xong, ăn điểm tâm
- Ai cũng nuốt được, không kiêng cữ
- Với những người không bị bệnh thận, có thể dùng nước rửa đậu

3. LỜI DẶN THÊM
- Đây là phương thuốc kỳ diệu, vì chỉ một loại mà chữa được nhiều chứng bịnh cho mọi lứa tuổi
- Rất kinh tế vì rất rẻ tiền, 1 ký đậu dùng được mấy tháng
- Khả thi vì bất cứ ai dù nghèo đến mấy cũng có thể mua được và ở đâu cũng có bán

4. TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
a. PHƯƠNG THUỐC
- Buổi sáng trước khi ăn sáng, nuốt sống (nuốt trọn không nhai) 49 hạt đậu đen xanh lòng (chọn lấy hạt to)
- Phật có 2 con số : 7 và 7 số 49 là bội của 2 số (7x7=49), con số mang tính khoa học huyền bí
b. TÁC DỤNG
- Bổ tim, gan, thận
- Mắt sáng, thính tai, đen tóc
- Mạnh gân cốt
- Nhuận trường, không táo bón không rối loạn
- Giải độc, tiêu thủy
- Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt
Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên, BỆNH TIỂU ĐƯỜNG tự nhiên biến mất, đường trong máu trở về mức thích nghi
Ta uống liên tục từ giờ đến hết đời, dù bệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát được, có nghĩa là suốt đời không bị tiểu đường nữa
Bệnh tiểu đường thuộc loai nan y, thế giới không có thuốc đặc trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cơn thôi rồi cũng tái phát. Nếu có bị nặng sẽ không ứng loại thuốc nào hết. Chính nó là cơ sở phát sinh ra nhiều loại bệnh quái ác đưa đến tử vong. Các bạn chớ nên coi thường

5. TRẺ EM
- Đậu đen ngâm nước sôi 1 đêm sang uống
- Trẻ con từ 3 tuổi đến 10 tuổi chỉ cần mỗi ngày uống 7 hạt thì:
a- Mắt sang, không đau mắt, dù học nhiều cũng ít bị cận
b- Tiêu hóa tốt, không táo bón
c- Sức khỏe tốt, ít ốm đau
- Từ 11 đến 16 tuổi uống 21 hạt (3x7=21), Tuổi 17 trở lên uống 49 hạt như người lớn
- Baì thuốc này của thi hữu Thạch Trung, chủ nhiệm CLB thơ Lê Anh Xuân Mỏ Cày Bến Tre sưu tầm và uống có kết quả rất tốt đã khỏi bệnh, uống 6 tháng lên 10 kg, nên tặng cho thi hữu Nguyễn Thành chủ nhiệm CLB thơ Ba Tri Bến Tre, Nguyễn Thành bị tiểu đường lâu nămuống vô cũng khỏi, sức khỏe được tăng cường theo 6 tác dụng trên, mới uống được 5 tháng tóc bạc giảm dần thấy rõ rệt, có khả năng đen tóc trở lại mặc dù tuổi đã 73, Nguyễn Thành thấy quá hay nên tặng cho tôi. Tôi không bị tiểu đường nhưng rất cần 6 tác dụng của nó nên bắt đầu uống từ 1/10/2004 (lấy mốc 1/10)
- Bài thuốc này nằm trong tập sách LÃNH TRAI Y THOẠI của LỤC ĐÌNH PHỔ đời nhà Thanh, là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược
- Chúc bạn bị tiểu đường uống được khỏi hẳn, các bạn không tiểu đường uống nâng được sức khỏe lên
 

Bồi Bổ Sức Khỏe Bằng Đậu Đen

Đậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.

Theo sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh trái giống (đậu mùa), mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo đã khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường.

Ông Trương Bộ Đào, nguyên Bí Thư Viện Hành Chánh, Vệ Sinh và Y Dược Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen liên tục trong nhiều năm. Nay tuy đã già nhưng cơ thể ông vẫn còn cường tráng.

Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc có viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. "

Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”.

Người ta còn mách, nên nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng với nước sôi nguội hay còn ấm vào mỗi buổi sáng thì sẽ công hiệu nhanh chóng hơn trong việc hồi phục thị giác của mắt. Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, ông thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão.

Tác giả bài này (nguyên văn bằng tiếng Trung Hoa), năm nay đã 42 tuổi tự thuật rằng lúc trẻ ông đã bị bịnh quáng gà, mỗi khi trời sẫm tối thì quờ quạng không trông thấy gì cả. May nhờ được một người bạn mách cho phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen để chữa. Trải qua 5 năm kiên trì không gián đoạn, rốt cuộc mắt ông đã hồi phục thấy rõ bình thường. Ngoài ra cũng nhờ áp dụng phương pháp dưỡng sinh này mà ít khi ông bị bịnh. Mỗi ngày ông giảng bài tại trường hàng 10 tiếng đồng hồ vẫn không biết mệt, miệng không khô và giọng nói vẫn còn thanh thoát. Mỗi lần vào tiệm để hớt tóc, người thợ cạo ngạc nhiên bảo rằng chân tóc của ông đã hồi phục lại màu đen. Tóc bạc đã bớt đi rất nhiều. Đây là một bí quyết vô cùng kỳ diệu, nhưng cần phải kiên nhẫn.

Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái."

An Lão tiên sinh ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), tuổi trên 80, hàng tuần đều dạy học trò về nghệ thuật thư pháp (viết chữ đẹp bằng bút lông). Tay ông không run và không cần đeo kiếng. Có người hỏi ông nhờ bí quyết nào mà có sức khỏe như vậy. Ông bảo nhờ phương pháp nuốt đạu đen từ 50 năm nay.
Khi mua đậu đen, chúng ta nên chọn lựa thứ hạt đen mướt (bổ thận) và ruột xanh (bổ gan). Loại đậu đen này thường được dùng để làm thuốc rất tốt.

Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người. Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rủa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọng, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi.

Theo dõi số người đã áp dụng phương pháp này để trị bịnh, Lý tiên sinh đã bị táo bón kinh niên, mỗi sáng chỉ nuốt 2 hạt đậu đen mà nay đã dứt. Ông rất mừng còn hơn trúng số độc dắc. Ngoài ra một nữ nhân viên của sở Bưu Cục, mặt nổi nhiều tàn nhang và mụn bọc. Cô đã nuốt đậu đen liên tục chỉ mới 7 ngày sau đã thấy có công hiệu. Cô mừng quá tiếp tục sử dụng đến khi hoàn toàn bình phục, da mặt trở lại lành lặn bình thường mới thôi.

Tóm lại đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn là một thứ thuốc để cường thân kiện thể. Nó có công hiệu trong lãnh vực làm sáng mắt, ngăn chận bịnh đau mắt, giải độc trong cơ thể, bồi bổ gan và thận, điều hòa bộ máy tuần hoàn huyết và bộ máy tiêu hóa. Một cân đậu đen giá chẳng bao nhiêu tiền nhưng lại là một cân thuốc vô cùng quý báu.

Trên đây là tài liệu dưỡng sinh bằng Hoa ngữ, chúng tôi phỏng dịch với tính cách thông tin quảng bá để quý độc giả tham khảo. Mặc dầu một số bằng hữu và bản thân của dịch giả đã thực hành có hiệu quả. Tuy nhiên với tính cách dè dặt, dịch giả sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứng bất lợi, nếu có, xảy ra cho người áp dụng vì tính thích ứng của tạng phủ mỗi người mỗi khác. Để thử nghiệm, chúng tôi đề nghị quý vị nên nuốt trước mỗi sáng một hạt để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau mỗi tuần lễ quý vị có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.


Chữa bệnh bằng đậu đen

Theo dược thư cổ, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có công dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, bổ thận tư âm, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can minh mục, thường được dùng để chữa các chứng thủy thũng trướng mãn, cước khí do phong độc, hoàng đản phù thũng, các bệnh lý hậu sản, lở loét ngoài da, di niệu tự hãn, tiêu khát, tai ù, tai điếc và mờ mắt do thận hư... Ngoài ra, loại đậu này còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ, rất có lợi cho người già, trẻ em và phụ nữ sau khi sinh. Một số cách dùng cụ thể như sau:

- Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

- Liệt dương, giảm khả năng tình dục, tai ù, tai điếc do thận hư: đậu đen 60g, thịt chó 500g, ninh nhừ làm thức ăn hằng ngày.

- Các chứng bệnh hậu sản: Đậu đen 1.500g sao cháy ngâm với 1.000ml rượu trắng trong một tháng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Thủy thũng do thận hư: Đậu đen 150g, ý dĩ 30g, đãi sạch, ninh bằng nồi đất trong 60 phút, chia ăn vài lần trong ngày.

- Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.

- Kinh nguyệt không đều: Đậu đen 50g sao cháy, tô mộc 12g, sắc uống.

- Động thai đau bụng: Đậu đen 50g sắc lấy nước pha thêm một chút rượu vang uống.

- Tăng huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Đem sắc hạ khô thảo lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
- Bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch não: Đậu đen 100g, độc hoạt 15g, một ít rượu gạo. Cho hai vị vào nồi sắc với 2.000ml nước còn 500ml, hòa với rượu chia uống vài lần trong ngày.

- Sỏi đường tiết niệu: Đậu đen 50g, vỏ bí đao 50g, sinh khương 10g, sắc uống.

- Tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

- Di tinh: Đậu đen 30g, thanh hao 30g, sắc uống.

- Rối loạn tiền đình: Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín, ăn trứng, uống nước sắc.

- Đái tháo đường: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ ăn hằng ngày.

- Đau lưng: Đậu đen 80g, tang ký sinh 80g, tục đoạn 40g, rượu 60ml. Các vị thuốc sao thơm rồi đem ngâm với rượu, sau 7 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

- Giải rượu: Uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.

- Làm đen tóc, mọc tóc: Đậu đen 50g, nhục quế 15g, đại táo 50g, ninh nhừ ăn trong ngày.

- Tăng tuổi thọ: Đậu đen 50g, đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g, ninh thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.

- Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.



ĐẬU ĐEN VÀ CÁC MÓN ĂN NÊN THUỐC

  Đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica, thuộc họ Đậu, đông y hay gọi với tên ô đậu, hắc đại đậu…thường được dân gian sử dụng như một loại thức ăn ngon, bổ, rẻ, dưới nhiều dạng chế biến đơn giản như chè, kem, cháo, bánh tét, xôi, nhân bánh in, bánh trung thu, các loại bánh ngọt, bột dinh dưỡng cho trẻ, làm giá, hoặc hầm chung trong các món súp đuôi bò, đuôi heo…Ngoài ra đậu đen còn được chế biến ở dạng tương hoặc dạng đậu sị và món này đặc biệt cho người Trung hoa thường dùng để ăn với cháo trắng mỗi buổi sáng.

Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.

Theo tài liệu trong đậu đen có chứa nhiều sinh tố A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin...do đó đậu đen được xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, còm một nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề kháng ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào, vì vậy đậu đen dùng tốt cho người già, trẻ em và phụ nữ, nam giới sử dụng sẽ tăng cường chức năng của thận, bổ tinh, ích huyết, chữa liệt dương, tai ù, huyết áp cao. Có thể chế biến vài món ăn và cách dùng như sau:
- Chè đậu đen hoặc nấu nước uống để thanh lọc cơ thể: mỗi ngày 20-40gr

- Chè đậu đen, đại táo chữa suy nhược, mỗi loại 30gr, nấu chung ăn liên tục trong 3-4 ngày.
- Canh cá nhét, đậu đen chữa thiếu máu, thận suy, tai ù, thần kinh và cơ thể suy nhược, cách làm như sau, cá nhét làm thật sạch để không bị tanh, đem chiên hoặc nướng rồi cho vào nồi nấu chung với 40gr đậu đen (nhớ ngâm nước trước vài giờ cho mau mềm) trên bếp lửa riu riu cho đến khi đậu đen chín nhừ, thêm ít tỏi, gừng và nêm nếm cho vừa miệng rồi ăn, ăn vài lần sẽ giúp cho đầu óc sáng suốt, minh mẫn, cơ thể linh hoạt hơn.

- Canh nước dừa, đậu đen chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày, lấy một quả dừa xiêm nhỏ không già quá, vạt đầu, rồi bỏ 20gr đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3- 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1- 2 lần là đủ, các khớp xương sẽ cử động nhẹ nhàng linh hoạt hơn.

- Canh đậu đen với tỏi chữa người mệt mỏi, tiểu tiện bí táo, lấy một củ tỏi rửa sạch, dập dập múi tỏi, không làm nát quá, cho vào nồi chung với ½ chén đậu đen đã rửa sạch, nấu lửa nhỏ đến khi đậu mềm rồi nêm tí đường muối cho vừa miệng rồi ăn, mỗi ngày ăn một lần lúc sáng sớm sẽ tốt cho người bệnh.

-  Đậu đen chế Hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm, 50gr đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300gr Hà thủ ô đỏ trong 2-3giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dạng nước sắc mỗi ngày 15-20gr hoặc 5gr dạng bột.

- Canh đậu đen 30gr, Cúc hoa 10gr, chữa nhức đầu, hoa mắt, say nắng, mắt kém, người già hay bị chảy nước mắt, quáng gà, thị lực yếu, nấu chung lấy nước uống mỗi ngày. Uống khoảng 5-10 ngày là đủ.

Đậu đen rất bổ, tuy nhiên chỉ thích hợp cho người ở tạng nhiệt (người nóng), còn đối với người thể hàn thì khi chế biến nên thêm vài lát gừng thì tốt hơn.

Chú ý: Khi chế biến cần đun lâu và kỹ vì như vậy hoạt chất trong vỏ mới thoát ra ngoài và dịch chiết có màu đỏ tím đó chính là màu của anthocyanidin, chất này giúp tăng cường tác dụng tốt của đậu đen cho cơ thể, ngoài ra nấu cho đậu chín nhừ sẽ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.

Hiện nay vẫn còn nhiều bạn gái tin rằng mỗi sáng sớm nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng sẽ giúp chữa được nhiều bệnh và trẻ đẹp thì các bạn cần chú ý một điều quan trọng là đậu đen sống rất khó hấp thu và tính rất lạnh có thể gây thêm chứng rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy, mà thật ra cũng chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh phải dùng đúng 49 hạt, coi chừng chưa chữa được bệnh thì lại vướng thêm bệnh thì khổ.

ÐẬU ÐEN - MÓN ĂN, VỊ THUỐC QUÝ TRONG DÂN GIAN

Một số bài thuốc Nam đơn giản có dùng đậu đen

- Chữa đau bụng dữ dội: Ðậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.

- Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Ðậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.

- Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: Ðậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.

- Chữa trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được: Ðậu đen xanh lòng 3 thăng cho vào chõ đồ, đổ vào 2 thăng giấm, đang khi nóng bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu lên đậu cho bệnh nhân nằm; Ðắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần dần, nhưng phải cho một tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút; Rồi lại đổ đậu làm như thế và cho uống thang trúc lịch, thực hiện như vậy 3 ngày là khỏi.

- Chữa thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: Ðậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.

- Chữa trúng hàn: Ðậu đen sao cháy. Ðang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.

- Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Ðậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.

- Chữa uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, người ngay đơ, thẳng cứng, cấm khẩu như bệnh động kinh: Ðậu đen 1 thăng sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chõ nấu đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho 3 thăng rượu vào ngâm. Uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.

- Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Ðậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.

- Chữa ngộ độc do ăn rau quả: Ðậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.

- Chữa bất tỉnh do say rượu: Ðậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.

- Chữa ngộ độc ô dầu, phụ tử, thiên hoàng, nấm dại: Ðậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống là khỏi.

- Chữa phù thũng, nằm ngồi không yên: Ðậu đen 1 thăng, nước 5 thăng, nấu còn 3 thăng, chế vào 5 thăng rượu, lại nấu còn 3 thăng. Chia làm 3 lần và uống nóng, uống đến khi lành mới thôi.
- Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: Giá đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.

- Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Ðậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.

- Chữa thượng tiêu có nhiệt, khạc ra máu hoặc ra đờm có máu, buồn phiền, háo khát: Ðậu đen 3 vốc, tử tô cành và lá 1 nắm, ô mai 2 quả, nước 1 bát. Nấu chín rồi hòa vào 1 muỗng nước gừng. Uống dần sau khi ăn.
- Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Ðậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.

- Chữa đau đầu: Ðậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.

- Chữa bụng đau như bị đánh: Ðậu đen nửa thăng sao cháy, rượu 1 thăng. Nấu sôi uống cho say sẽ lành.

- Chữa tiêu chảy hắc loạn, trên không thổ được, dưới không tả được, toát mồ hôi lạnh, sắp chết: Ðậu đen 1 vốc, nghiền sống hòa với nước 1-2 đồng rồi uống.

- Chữa đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Ðậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. Ðể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.
- Chữa mất ngủ: Ðậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.

- Chữa bệnh đái tháo đường:
1. Ðậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.
2. Ðậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.

- Kinh trị âm chứng bí phương: Ðậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.


No comments:

Post a Comment