'Bát Giới' bở hơi tai tắm cùng 7 nhện tinh
Các yêu nhện... xuống nước, lớp vải tuyn dính chặt vào người làm các cô gái như khỏa thân trước ống kính.
Cảnh Trư Bát Giới tắm cùng các yêu nhện trong tập "Rơi nhầm vào động bàn tơ". |
Trong tập Rơi nhầm vào động bàn tơ, Sư phụ khi đi xin thức ăn cho các đồ đệ đã rơi vào động bàn tơ và bị các "yêu nhện" bắt giữ, đòi ăn thịt để "trường sinh bất lão". Tiếp đó, Tôn Ngộ Không phát hiện ra 7 nhện tinh tắm bèn biến thành chim ưng lấy hết quần áo của các cô bay đi. Tập phim có cảnh lão Trư sau khi nghe chuyện bèn đòi tự mình đi giết yêu, rồi nhảy xuống hồ xin các mỹ nữ cho được tắm cùng.
Cảnh phim được thực hiện vào tháng 7/1987 tại Cửu Trại Câu, Tứ Xuyên. Thời điểm đó, đạo diễn Dương Khiết sau khi đi "tiền trạm" phát hiện ra Cửu Trại Câu đẹp như tranh vẽ, mặt hồ phẳng lặng như gương đã nhận định, nơi đây chính là địa điểm lý tưởng để ghi cảnh Bát giới tắm với chị em nhền nhện. Tuy nhiên, ý định của bà không thành, bởi khi thò tay xuống nước, bàn tay lập tức lạnh cóng, không thể nào ngâm trong nước lâu. Sau khi tìm hiểu, bà mới biết, nước trong hồ là do tuyết trên núi tan chảy xuống mà thành, nhiệt độ trong hồ vì thế bất chấp thời điểm, lúc nào cũng lạnh như băng.
Sư phụ và các yêu nhện trong tập "Rơi nhậm động bàn tơ". |
Sau cùng, đoàn phim đành tìm tới một khúc suối nhỏ và nông (mặt nước không bị đóng băng) ở chân núi để ghi hình. Dù không ưng lắm, nhưng vì sức khỏe cả đoàn (quãng đường từ trên núi tới một địa điểm có hồ khác rất xa), cuối cùng đạo diễn Dương Khiết đành chấp thuận.
Bảy cô gái được chọn đóng vai các yêu nhện đều còn rất trẻ, hầu hết đang ở độ tuổi đôi mươi, cơ thể nảy nở, gợi cảm. Thời bấy giờ, việc cho hình ảnh "nhạy cảm" lên phim truyền hình vốn là điều không tưởng, nhất là trong Tây Du Ký, nhưng theo kịch bản, các nhện tinh đều rất đẹp và quyến rũ. Nhằm giúp các diễn viên trong đoàn yên tâm khi quay những cảnh như dùng tơ trói sư phụ, đồng thời đảm bảo yếu tố "thuần phong mỹ tục", bộ trang phục các cô mặc được thiết kế khá cầu kỳ, trong đó không thể bỏ qua một lớp lót vải tuyn màu da mà nếu không soi cận cảnh, khán giả khó lòng có thể thấy được, sau đó là sử dụng trang sức gắn vào... rốn cho thêm phần thẩm mỹ.
Cảnh các yêu nữ vén váy, để lộ rốn. |
Vấn đề nảy sinh khi các yêu nhện... xuống nước, lớp vải tuyn dính chặt vào người làm các cô gái như khỏa thân trước ống kính, các diễn viên nữ đều vô cùng xấu hổ với mọi người. Đến lúc quay, đạo diễn Dương Khiết thấy vậy "ra chỉ thị", tất cả những người không liên quan lập tức rời khỏi hiện trường. Rốt cuộc, chỉ có quay phim, chỉ đạo ánh sáng và đạo diễn là được ở lại.
Một chuyện khác cũng đau đầu không kém. Trong khi các cô gái vì trang phục mỏng, nhẹ nên bơi lội dễ dàng thì Bát giới không những vác mũi, tai lợn nặng nề, bụng cũng được nhồi rất nhiều bông (phía ngoài là lớp mủ cao su). Hậu quả là lớp bông thấm nước, làm Bát giới bụng nặng như đeo đá. Theo nội dung phim, Bát giới sung sướng khi được nhảy ùm xuống nước đùa giỡn với mỹ nhân, nhưng kỳ thực trong khi ghi hình, Lão Trư vừa ôm khối bông nặng trịch vừa chạy đuổi nhện tinh, mệt đến không thở ra hơi nữa. Sau 1 giờ đồng hồ, những cảnh quay của tập Rơi nhầm vào động bàn tơmới hoàn thành, các diễn viên mới run cầm cập ôm quần áo lên bờ, hoàn thành một tập phim "để đời".
Hậu trường tập 'Rơi nhầm động bàn tơ' |
Đó chưa phải là kỷ niệm duy nhất của đoàn phim Tây Du Ký trong thời gian ghi hình tập Rơi nhầm động bàn tơ. Nhắc lại chuyện xưa, không thể bỏ qua việc tìm tòi, nghiên cứu của bộ phận đạo cụ để cho ra đời... bảy con nhền nhện to ngoại cỡ, phục vụ cho cảnh quay bảy yêu nhện biến thành những con nhện khổng lồ. Theo yêu cầu của đạo diễn, những con nhện không chỉ có màu sắc khác nhau, kích cỡ lớn, hơn thế nữa, còn phải biết cử động linh hoạt, tức là bò trên nền đất như những con nhện thật. Bộ phận đạo cụ đã rất đau đầu suy nghĩ: hay là cho động cơ vào thân con nhện để nó có thể di chuyển?. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm không đáng tin cậy, yếu tố thẩm mỹ cũng không đạt. Cuối cùng, mọi người quay về phương pháp truyền thống, sử dụng tay để điều khiển. Mỗi con nhện được nối với dây câu, sau đó nhân viên sẽ cầm cần câu làm thao tác giúp con nhện... bò trên mặt đất. So với hiện tại, khi kỹ xảo công nghệ có thể giúp giải quyết bài toán này một cách đơn giản, thì ở những năm 80, chọn lựa này của đoàn đạo cụ có thể khiến nhiều người thấy buồn cười. Nhưng đó chính là những cố gắng của đoàn, nhằm mang lại cho khán giả những hình ảnh đẹp mắt nhất.
Mỗi con nhện được nối với cần câu bằng một sợi dây câu (mắt thường khó thấy), sau đó nhân viên trong đoàn điều khiển chúng bằng tay. |
Dường như mỗi tập phim Tây Du Ký đều mang đến cho đoàn phim những kỷ niệm khó quên, trong đó không thể không kể đến tình cảm của khán giả dành cho đoàn tại mỗi nơi họ đi qua. Đạo diễn Dương Khiết hồi tưởng lại, tháng 10/1985, bà và cả đoàn đến khu thắng cảnh Tây Hồ (Hàng Châu), và Đông Hồ (Tô Châu) để quay tập Thỉnh kinh Nữ nhi quốc. Hầu hết các cảnh trong nhà đều được thực hiện tại Sư Tử Lâm, một lâm viên nổi tiếng Tô Châu. Nơi đây là địa điểm du lịch nổi tiếng, khán giả cũng vì thế mà "bao vây" đoàn phim rất đông. Mặc dù đoàn đã cố gắng hạn chế tối đa sự chú ý của công chúng bằng cách thực hiện nhiều cảnh vào đêm, sự nhiệt tình của công chúng vẫn khiến họ bất ngờ.
Rất nhiều khán giả bao vây trường quay để theo dõi đoàn phim ghi hình. |
Sáu năm trời, cả đoàn phim lặn lội qua nhiều tỉnh thành của Trung Quốc để ghi hình, vượt qua nhiều khó khăn, sự khắc nghiệt của thời tiết, nỗi khổ sở khi xa gia đình... Thời bấy giờ, thiết bị lạc hậu, cả đoàn chỉ có một chiếc máy quay duy nhất, thi thoảng lại "dở chứng", khiến cả đoàn dở khóc dở cười. Tuy nhiên, bằng sự nhiệt tình của các nhân viên trong đoàn, tinh thần "vượt khó", ê kíp đã mang lại cho khán giả những thước phim để đời, đồng thời gắn bó với ký ức đẹp của nhiều thế hệ khán giả.
Nguyễn Hương
Ca khúc "Tình nữ nhi" trong tập phim "Tây lương nữ quốc". Đây là một trong những ca khúc gây ấn tượng nhất của "Tây Du Ký", với những giai điệu ngọt ngào, ấp ủ giấc mộng uyên ương: "Uyên ương cùng đậu, hồ điệp cùng bay, vườn xuân sắc thắm lòng người đắm say. Lặng hỏi thánh tăng, nhi nữ có đẹp hay không...?".
|
Bồ cào của Trư Bát Giới thay đổi hình dạng liên tục.
|
Nút trói Sư phụ thay đổi hoàn toàn chỉ trong một cảnh quay.
|
Bận cầm chuông thần thu phục yêu quái nhưng Tôn Ngộ Không vẫn... thay áo trong tích tắc.
|
Yêu quái giả cô gái bị trói trong rừng chờ sư phụ tới cứu. Điều đáng chú ý là cô bị trói ở hai gốc cây... khác nhau.
|
Mũ đội đầu của Chuột tinh thay đổi chỉ sau vài bước yêu quái này di chuyển trong động, tóc tết gọn gàng được thay bằng tóc xõa.
|
Áo choàng của Ngưu ma vương thoắt ẩn thoắt hiện.
|
Chùm nho lớn bỗng xuất hiện trên bàn ăn.
|
Bình rượu cũng "không cánh mà bay"?
|
Trong cảnh đem chân kinh về Đại Đường, trên đường đi, thầy trò Đường Tăng gặp nạn, toàn bộ chân kinh rơi xuống đất. Trong cảnh này, nút buộc hộp chân kinh ở phía dưới, nhưng lúc Bát Giới nhặt lên, nó lại ở phía trên.
|
Thỏ Ngọc ban đầu cầm một bông hoa, nhưng ngay sau đó, nó lại thành... một chùm hoa.
|
Quạt Ba Tiêu bị gãy chăng?
|
Chiếc khăn Quốc vương Tây lương nữ quốc dùng để che bức tranh cô vẽ có thể di chuyển trong nháy mắt?
|
Nguyễn Hương
Những câu chuyện hậu trường "Tây Du Ký" 1986 luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt với khán giả, bởi bộ phim gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Mới đây, những bức hình về quá trình thực hiện các cảnh quay "Tây Du Ký" tiếp tục được chia sẻ trên các diễn đàn và nhận được sự quan tâm.
|
Nhân vật được yêu thích nhất tác phẩm là Tôn Ngộ Không với 72 phép biến hóa, thường xuyên "đi mây về gió". Cũng chính vì thế, những màn bay lượn, thi triển võ nghệ của Ngộ Không lại tốn rất nhiều tâm sức của đoàn. Riêng các cảnh Ngộ Không bay lượn nhờ... dây cáp, Dương Khiết đã phải sang Hong Kong học hỏi kinh nghiệm, sau đó mới tiến hành thành công.
|
Các màn thi triển võ nghệ đều khá thô sơ, các bước nhảy được thực hiện từ trên các bục cao bố trí sẵn.
|
Những hình ảnh hậu trường thú vị, khi "Tôn Ngộ Không" ngoẹo đầu ngủ gật, sư phụ tò mò ngắm bụng giả của Trư Bát Giới...
|
Trong phim, sư phụ rất e dè trước giới nữ, nhưng Đường Tam Tạng trên trường quay thì rất thích thú chụp ảnh mỹ nhân.
|
Một cảnh quay được thực hiện tại Hà Nam. Thời đó, cả đoàn phim chỉ có một chiếc máy quay, thiết bị cũng rất thô sơ, nhưng từng thước phim đều để lại ấn tượng mạnh mẽ với khán giả. Theo Dương Khiết từng tiết lộ trong hồi ký, để có những cảnh quay đẹp nhất, cô và chồng (Vương Sùng Thu) cùng đoàn phim đã phải rong ruổi nhiều tỉnh thành: Tây Tạng, Ninh Ba, Hồ Bắc... từng trải qua nhiều nguy hiểm, đến đứa con gái 12 tuổi cũng không được bố mẹ chăm sóc chu đáo.
|
Dương Khiết trực tiếp chỉ đạo từng cảnh quay.
|
Trư Bát Giới chuẩn bị cho một màn hỗn chiến.
|
Các cô nhền nhện trên đường ra trường quay ghi hình. Ngồi giữa là nhà quay phim Vương Sùng Thu, đồng thời là chồng đạo diễn Dương Khiết.
|
Bầy khỉ nhí trong giờ nghỉ giải lao.
|
Sa Tăng trong giờ hóa trang.
|
"Sư phụ" Trì Trọng Thụy trên ô tô ra ghi hình.
|
Cả đoàn phim vội vã chạy ra cứu bạch mã khi chú ngựa ngã chổng kềnh. Thời bấy giờ, kiếm một con ngựa bạch để ghi hình rất khó khăn, cả đoàn mượn mãi mới được một chú ngựa màu đen. Để làm đúng kịch bản, đoàn phim đành trát sơn lên mình ngựa, biến nó thành màu trắng. Tuy nhiên, mỗi lần quay cảnh lội sông suối, con ngựa lội nước và bước lên đã trở lại đen sì.
|
Nguyễn Hương
'Lão Trư' lần đầu kể chuyện tình bí mật của 'Tôn Ngộ Không'
Mã Đức Hoa tiết lộ về mối tình của Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng.
Câu chuyện tình bí mật của Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng - hai diễn viên trong đoàn phim Tây Du Ký từng khiến không ít khán giả thích thú. Thời điểm đó, dù "tình trong như đã" nhưng vì quy chế khắt khe của đoàn phim không cho diễn viên yêu nhau nên cả hai nghệ sĩ đều phải giấu biệt. Phim hoàn thành, hai người cũng nên duyên vợ chồng vào năm 1988, cuộc sống hôn nhân từ đó đến nay rất hạnh phúc và viên mãn. Đôi uyên ương giờ đều đã ở tuổi lên lão và có một cô con gái đã 23 tuổi, gia đình ba người sống luôn tràn ngập tiếng cười.
Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng khi đóng "Tây Du Ký".
|
Mới đây, khi tham gia một show truyền hình, nam diễn viên Mã Đức Hoa - người thủ vai Trư Bát Giới trong bộ phim kinh điển đã lần đầu tiên tiết lộ về mối tình của "Tôn Ngộ Không" Lục Tiểu Linh Đồng và "Hoàng hậu Thiên Trúc" Vu Hồng. "Lão Trư" kể, anh chính là nhân chứng cho mối tình của hai đồng nghiệp thân thiết, và chính là nhân chứng của tình yêu "xuyên thập kỷ" này, bởi thời gian ở đoàn phim, anh và "Lão Tôn" ở chung phòng nên biết rõ cặp đôi "chuyển từ tình bạn sang tình yêu" ra sao.
Trò chuyện với ký giả, Mã Đức Hoa cho biết, thời điểm đóng Tây Du Ký, Vu Hồng và Lục Tiểu Linh Đồng dù yêu nhau nhưng luôn phải giấu giếm, vì sợ mọi người biết chuyện. Thế nên mới có việc, khi một nhân viên trong đoàn trêu Lục Tiểu Linh Đồng rằng: "Này Hầu Ca, Vu Hồng trông khá xinh xắn, dễ thương đấy chứ", "Lão Tôn" đã "chột dạ" và mắng át đi: "Anh nói năng linh tinh, tôi sẽ giết anh". Mã Đức Hoa cũng hóm hỉnh, mỗi lần Vu Hồng tới phòng chơi, anh đều phải trốn đi chỗ khác.
Phim hoàn thành, Mã Đức Hoa (ngoài cùng bên phải) và Lục Tiểu Linh Đồng vẫn là những người bạn thân thiết.
|
Mã Đức Hoa chia sẻ, không chỉ đoàn phim có yêu cầu chặt chẽ là diễn viên trong đoàn không yêu nhau, kể cả cha của Lục Tiểu Linh Đồng cũng cấm con trai không được yêu đương trong thời gian "làm nhiệm vụ". Bản thân "Lão Tôn" cũng từng thổ lộ: "Nhiều người nói tôi vì đóng Tây Du Ký mà trì hoãn tình yêu, nhưng tôi không nghĩ vậy, bởi nếu không có lời cấm cản của cha, tôi đã không quyết tâm hoàn thành vai diễn này. Nhờ có sự khắt khe đó mà tôi có thể dồn mọi sức lực cho tác phẩm".
Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng chung sống hạnh phúc.
|
Nguyễn Hương
Sao 'Tây du ký' hơn 30 năm nhìn lại
Khởi quay năm 1982, ra mắt năm 1986, bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Dương Khiết đã trở thành một phần ký ức đẹp của nhiều thế hệ.
Tôn Ngộ Không, linh hồn của tác phẩm "Tây Du Ký" năm 1986. Đảm nhận vai này là diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng. Hiện tại, Lục Tiểu Linh Đồng đã 55 tuổi và vẫn hoạt động trong làng giải trí, ông thường đi tới nhiều nước để giới thiệu về tác phẩm kinh điển này.
|
"Trư Bát Giới" Mã Đức Hoa. Năm nay ông 68 tuổi, có một gia đình hạnh phúc và sung túc.
|
"Đường Tăng" Uông Việt có một sự nghiệp mờ nhạt, và hiện tại đã ở tuổi ngoại ngũ tuần.
|
"Đường Tăng" Từ Thiếu Hoa giờ đã 56 tuổi, giữ chức vụ phó chủ tịch hiệp hội các nhà làm phim tỉnh Sơn Đông và đang sống hạnh phúc cùng vợ con.
|
"Đường Tăng" Trì Trọng Thụy giờ ở tuổi 62, sống cùng người vợ nổi tiếng trong giới kinh doanh Trần Lệ Hoa. Điều đáng nói, bà hơn ông 11 tuổi và là tỷ phú Trung Quốc.
|
"Thái Thượng Lão Quân" Trịnh Dung.
|
"Diêm Vương" Lưu Giang ở tuổi lên lão vẫn rất phong độ.
|
"Quan Âm Bồ Tát" Tả Đại Phân giờ đã 71 tuổi, vẫn rất khỏe khoắn và đam mê nghệ thuật.
|
"Na Tra Thái Tử" Ngải Kim Mai đã ở tuổi 57 và có một sự nghiệp rộng mở.
|
"Ngọc Thố" Lý Linh Ngọc vẫn rất đẹp ở tuổi 51.
|
>> Xem tiếp
Nguyễn Hương
Chuyện bi hài chưa kể của 'Tây Du Ký' 1986
Tôn Ngộ Không bị chó cắn rách quần, đào tiên nửa giả, nửa thật... là những câu chuyện hậu trường thú vị của bộ phim kinh điển.
Tây Du Ký - tác phẩm kinh điển của truyền hình Trung Quốc, bộ phim gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả châu Á. 31 năm trước, những thước hình đầu tiên của Tây Du Ký đã được thực hiện tại Dương Châu, để rồi sau đó, 25 tập phim với nội dung kể về hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng và các đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã... đã được phác họa sinh động trên màn ảnh nhỏ, đem đến cho khán giả những ấn tượng khó phai mờ. Đối với đoàn phim, quá trình thực hiện Tây Du Ký để lại những câu chuyện hậu trường mà nhiều năm sau đó, khi nhắc lại, những con người ấy vẫn rưng lệ xúc động.
"Tây Du Ký", tác phẩm kinh điển đi cùng năm tháng. Bộ phim gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Nhiều thập kỷ trôi đi, bên cạnh những tác phẩm phiên bản mới, "Tây Du Ký" vẫn được đánh giá cao về giá trị hình ảnh, nội dung và tính nhân văn. |
Nhân viên đoàn phim khốn khổ vì... cảnh bồng lai
Để tạo được khung cảnh chốn bồng lai mây mờ giăng phủ và các thần tiên bay trên những tầng mây, đoàn phim Tây Du Ký đã phải rất vất vả. Thời điểm đó, các thiết bị hiện đại chưa có, và để tạo lượng mây lớn trong mỗi cảnh quay, ê kíp huy động rất nhiều bình băng khô (C02 rắn), và thường sau mỗi cảnh, họ mở cửa cho khí thoát ra bớt (khí C02 khiến người yếu rất dễ xỉu), sau đó mới tiếp tục cảnh tiếp theo. Đạo diễn Dương Khiết giờ vẫn không quên kỷ niệm "hú hồn" vì băng khô.
Lần đó, đoàn phim thực hiện cảnh một vị thần tiên bay lướt đi trên những tầng mây. Để thực hiện cảnh này, diễn viên đứng trên một băng trượt và được một nhân viên vừa ngồi khom lưng (cho người chìm vào lớp khói, không xuất hiện trên màn hình) kéo đi. Cảnh quay thực hiện lại nhiều lần, cho đến khi vị đạo diễn phát hiện ra rằng... nhân viên kéo xe đã ngất xỉu vì hít khí CO2 quá lâu. Nhân viên được đưa đi cấp cứu, đạo diễn và đoàn phim cũng được một phen hú hồn hú vía.
Những cảnh quay bồng bềnh mây khói đều ghi dấu sự vất vả của các nhân viên trong đoàn. |
Cũng ở những cảnh quay "mây khói" này, diễn viên không ít người xây xẩm mặt mày vì trượt ngã trên mặt sàn ướt nhẹp. Chính "Tôn Ngộ Không" cũng một cú lộn nhào ê ẩm mình mẩy. Ở tập Phá vườn đào, đại thánh trộm linh đơn - quan "Bật mã ôn" say rượu tới trộm linh đơn, Lục Tiểu Linh đồng mải mê diễn cảnh say nên đã không may ngã nhào. Nhưng thay vì hô cắt, đạo diễn Dương Khiết vẫn tiếp tục cho ghi hình, và sau này bà nói, cảnh ngã càng trở nên chân thực.
Tập 'Hầu vương xuất thế' - Đoàn phim bị sóng đánh tan tác
Trong tập 1 Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không được sinh ra từ một tảng đá nằm trên bãi đá ven biển, những con sóng dữ dội đập vào tảng đá và khiến nó nứt ra, Tề Thiên Đại Thánh từ đó xuất thế. Tháng 10/1984, cảnh quay được thực hiện tại bờ biển Bắc Đới Hà, nơi những con sóng lớn, được cho là rất phù hợp với bối cảnh. Phó quay phim Đường Kế Toàn, người đã đồng hành cùng đoàn phim Tây Du Ký trong suốt thời gian ghi hình kể lại, chỉ một cảnh quay Tôn Ngộ Không nhảy lên từ tảng đá nổ khiến cho cả đoàn phim mất không biết bao tâm sức. Trước đó, đoàn phim đã kỳ công chuẩn bị một "tảng đá" đạo cụ, nhưng trong quá trình di chuyển, "tảng đá" bị nứt, buộc bộ phận mỹ thuật phải nghĩ đến phương án sửa chữa. Lúc đó, đoàn phim đã sử dụng các miếng xốp nhựa, cát, xi măng để hàn lại vết nứt, đồng thời gắn kíp nổ chuẩn bị cho cảnh "Thạch hầu" ra đời. Cả người lẫn đá đã ướt sũng vì sóng biển tạt dữ dội, vật vã mãi cuối cùng mới có thể ghi được những hình ảnh giá trị.
Tập 'Náo loạn Hội bàn đào', chốn bồng lai được dựng ở ... phòng tập thể dục của trường đại học
Những năm 80, kinh phí dành cho việc sản xuất Tây Du Ký rất eo hẹp, không thể nào thuê những trường quay hoành tráng, chuyên nghiệp để thực hiện những cảnh quay "tĩnh". Đoàn phim vì thế thường thuê một địa điểm công cộng để thực hiện nhiều cảnh quay khác nhau, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Những cảnh quay trên thiên đình, đào viên, cung Hằng Nga... trông rất lung linh, huyền ảo, nhưng thực chất đều được thực hiện tại một phòng tập thể dục của một trường học ở Bắc Kinh. Với sự trợ giúp của đơn vị thiết kế mỹ thuật, khung cảnh sẽ thay đổi tùy theo từng tập.
Những cảnh quay đẹp của tập phim "Náo loạn hội bàn đào". |
Ở tập Náo loạn hội bàn đào, để tạo khung cảnh vườn đào chốn tiên cảnh, đoàn phim ngoài việc sử dụng thiết bị ánh sáng, máy tạo khói... Nhằm mang lại sự chân thực cho những thước phim, ê kípTây du ký đã phải lặn lội ra ngoại ô mua những cây đào thật đem tới trường quay. Tuy nhiên, cây có thể là thật, nhưng lá không thể thật, bởi chỉ vài ngày trong trường quay, những lá đào héo rũ. Đoàn phim huy động từng người dán lá giả lên cành đào, cho đến khi "vườn đào" trở nên tự nhiên nhất.
Khán giả chắc không thể nào quên những quả đào trong "Hội bàn đào", những quả đào rất to và căng mọng. Chính đôi tay của các nhà thiết kế đạo cụ đã làm nên các sản phẩm rất đẹp và ngon mắt này. Bằng những nan tre mỏng được uốn, họ dán lớp giấy bên ngoài, rồi phết màu sao cho màu sắc tự nhiên. Những trái đào thật được đặt bên trong trái đào giả (quả đào giả được khoét một lỗ, sau đó cho đào thật vào phía trong), diễn viên như vậy có thể cầm trái đào lên và cắn thật lực, trong khi chiều hướng về ống kính vẫn là những trái đào giả to mượt mà.
'Đại chiến Nhị Lang Thần' - Tôn Ngộ Khong bị chó cắn rách quần
Những cảnh quay trong đoạn Tôn Ngộ Không đánh nhau với Nhị Lang Thần. Chú chó bên tay trái là của vườn bách thảo Lộc Sơn, chú này khiến cho Lục Tiểu Linh Đồng những phen hú vía. |
Trong tập Giao đấu với Nhị Lang Thần, "Tôn Ngộ Không" bị binh tướng nhà trời xua "khuyển phong thần" ra đuổi bắt. Cảnh quay này ban đầu được thực hiện tại vườn bách thảo Lộc Sơn, Giang Tây, chú chó bec-giê được đoàn phim mượn của đội quản lý rừng. Chú chó rất hung dữ, cứ thấy người trong đoàn phim là cắn, sủa dữ dội, nhất định không chịu tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên. Thời điểm đó, chủ nhân của "Thiên khuyển" đang bận rộn công việc không thể nào tới giúp đỡ đoàn "bảo ban" con vật, khiến cả đoàn không khỏi đau đầu. Mãi sau đó, khi người này đến góp mặt vào đoàn, mọi việc mới được tiến hành.
Ở cảnh quay Tôn Ngộ Không chiến đấu với "Thiên khuyển", Lục Tiểu Linh Đồng được treo bằng một sợi cáp, nối với ròng rọc và được nhân viên đoàn vừa kéo, vừa chạy để tạo thành cảnh Tôn Hành Giả bay lên cao, thoát khỏi sự truy đuổi của chú cẩu hung dữ. Trớ trêu là chú chó bec-giê hung dữ không chịu nghe theo chủ, khi bị Tề Thiên trêu ghẹo đã tức khí nhảy lên đuổi và cắn rách của "ngài" một mảng quần. Lục Tiểu Linh Đồng sau này tiết lộ, may mắn lúc đó nhờ những người kéo dây, anh không bị chó cắn, nhưng chân vẫn bị xước vì răng của Thiên Khuyển.
Để cảnh quay được cụ thể hơn, sau đó, đoàn phim đã phải mượn thêm một chú chó Lực lượng cảnh sát Bắc Kinh. Chú chó giống thuần chủng, được đào tạo bài bản nên "diễn xuất" tốt hơn rất nhiều so với chó bec-giê của vườn bách thảo Lộc Sơn. Không chỉ nghe lời nhân viên đoàn phim, nó còn rất thân thiện với mọi người, những cảnh quay cũng vì thế mà được tiến hành thuận lợi.
Tập "Bị giam ở Ngũ Hành Sơn", tiểu hòa thượng mệt bở hơi tai.
Bị giam ở Ngũ Hành Sơn có đoạn giải thích về xuất xứ của Đường Huyền Trang - đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh éo le, trôi dạt đến chùa và được các nhà sư nuôi nấng. Tập này được quay ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Ngôi đền nơi ghi hình được xây dựng trong thung lũng lưng chừng núi, lọt giữa núi và những vách đá, mặt sau của ngôi đền có một khoảnh ao nhỏ, bốn mùa không bao giờ cạn nước. Đây chính là nơi ghi hình cảnh chú tiểu Đường Huyền Trang thả con cá mua được của một ngư dân. Diễn viên đóng sư phụ thời nhỏ là một cậu bé người Bắc Kinh, có gương mặt, dáng vóc rất khôi ngô, tuấn tú, nhiều nét rất giống Từ Thiếu Hoa (người đóng vai sư phụ trưởng thành). Cậu bé đóng rất đạt, từ cảnh chạy lên những bậc cầu thang, ôm con cá nhỏ vào vạt áo, sau đó thả vào ao, đến gương mặt hoan hỉ sau khi làm việc thiện. Tuy nhiên, con cá cứ mỗi lần thả ra đã nhảy xuống nước và mất hút nhanh như chớp, ống kính máy quay chưa kịp ghi xong hình ảnh, khiến nhân viên phải dùng đạo cụ bắt lại. Để tránh đạo cụ cá "khỏi bỏ trốn", nhân viên trong đoàn nghĩ ra cách nối con cá với một sợi dây nilon, mắt thường khó mà phát hiện. Cũng nhờ vậy, mọi việc mới suôn sẻ, chỉ khổ cho "tiểu hòa thượng" chạy bở hơi tai leo thang hết lần này tới lần khác.
Cậu nhóc trường tiểu học của Bắc Kinh đã bở hơi tai để thực hiện được cảnh quay "giải cứu cá". |
Nguyễn Hương
No comments:
Post a Comment