Thursday, February 9, 2017

taekwondo


http://violet.vn/taekwondodautieng/entry/show/entry_id/9692614

Chánh Niệm Thực Hành-Trang 9 (Huyệt Nhân Thần )

Năm là, Nhớ tưởng đạo lý.
Sáu là, Nhứt tâm đại định. 


Minh họa : Hôm nay ngày... 23 âm lịch !
Trên tờ lịch ghi rằng: Không tình yêu, chúng ta đè nặng chính mình. Với tình yêu chúng ta mang chở nhau đi.(Augustinus)
Đặt biệt lưu ý : ngày 28 âm nhân thần ngự nơi bộ phận sinh dục. Nhưng thực ra là, chúng ta nên tính ngay từ đêm 27, tức là lúc 11 giờ đến 1 giờ sáng là khởi giờ Tý của ngày 28 âm lịch, nhớ đó !
Mô Phật ! Câu ca dân gian tương truyền rằng : Mùng năm , mười bốn, hai ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn !(âm lịch) Có liên quan đến nhân thần cấm châm(bấm) cấm cứu ! Vì mùng 5, nhân thần tại miệng, 14 nhân thần ở dạ dày, nên ăn uống thật nhẹ (xét cần nên ăn cháo, hoặc chỉ uống nước miễn ăn một ngày ! Con đường dẫn vào tình yêu thông qua dạ dày nhanh nhất là ngày nầy ! ) và nhớ nhai cho thật nhuyễn là được, và ngày 23, nhân thần ngự ở bàn chân. Chính xác là huyệt Dũng Tuyền (đường kinh Thận) ngay giữa lõm lõi bàn chân ! Nếu đi lỡ đạp cấn vào huyệt nầy, thì Thận bị tổn thương khó mà cứu chữa ! Mô Phật !

Bài Ca: TÓM TẮT VIỆC HÀNH CHÂM
Hoàng đế châm kim phép rất màu,
Ngắn, dài, gầy, béo khó gì đâu, 
Chỉ đầu ngón giữa tay người bệnh
Thước tất đo qua, lấy huyệt cầu,
Thân thể ngực hông, hoặc dài ngắn
Nên tìm chỗ ấy hiểu cho sâu
Định huyệt hành châm(bấm) nên định rõ
Béo gầy cao thấp há đồng nhau
Người béo châm sâu ba phân rưỡi (tức là 3 thốn rưỡi, 1 thốn là mắc ngón tay giữa; châm xiên nghinh tùy kẻo tổn thương bộ phận bên trong) 
Gầy chỉ hai phân chớ khá sâu
Không béo không gầy so hai số
Hai ba phân ấy chước châm nhau
Đói quá, no quá nên kiêng tránh
Gió lớn mưa to cũng phải lánh
No quá thương tổn, đói thương vinh
Lại tránh Nhân Thần, thương tổn mạnh
Phép châm(bấm) màu nhiệm ít ai hay.(xem tiếp ở dưới bài còn dài)  

Mô Phật ! Nhân Thần Cấm Kỵ khi châm cứu, cần liên hệ nhớ tránh các nơi mà nhân thần sở tại, nếu châm(bấm) trúng vào đó sẽ xuất hiện ngất xỉu mờ choáng gọi là vậng châm, hay vựng châm. Gặp trường hợp nầy, nên bình tĩnh. Cho người bịnh nằm tĩnh dưỡng, sau khi cho uống chén trà ấm, nằm quay mặt vào vách, nhắm mắt dưỡng thần ! ( Nên đóng cửa tránh gió lùa )...Đánh dầu nóng, Thái Dương, và Bá Hội (Bách Hội )

_Có 12 chỗ cấm kỵ như : Tim, Họng, Đầu, Vai, Lưng, Eo Lưng, Bụng, Xoáy thượng, Chân, Gối, Âm bộ, Đùi, Háng.
_Trong bốn mùa cần kiêng tránh như : Xuân, Thu : hai bá sườn (tức huyệt Chương Môn) Đông, Hạ tại : eo lưng , đó là nơi nhân thần sở tại, tránh châm(bấm) cứu !
_Trong một tháng nhân thần sở tại cần tránh như :
Mồng 1 : nhân thần tại ngón chân cái ( bao gồm cả hai huyệt Ẩn Bạch và Đại Đôn)
Ngày 11: Nhân thần tại sống mũi
Ngày 21 : Nhân thần tại ngón chân út (Chí Âm) 
Ngày 2 : Nhân thần tại nơi mắt cá ngoài (Gồm : Thân mạch và ...)
Ngày 12 : Nhân thần tại mí tóc (hai huyệt: ...)
Ngày 22 : Nhân thần ở mắt cá ngoài ( Thân mạch và...)
Ngày 3 : Nhân thần ở đùi háng
Ngày 13 : Nhân thần ở hàm răng
Ngày 23 : Nhân thần ở gang bàn chân (Dũng Tuyền, nếu phân tích kỹ trên lòng bàn chân còn nhiều huyệt khác, liên quan đến nhiều bộ phận )
Ngày 4 : Nhân thần ở eo lưng (...và Chương Môn-đường kinh can[gan] Chủ huyệt của kinh can ) 
Ngày 14 : Nhân thần ở dạ dày
Ngày 24 : Nhân thần ở kinh Thủ Dương Minh (Đại Trường kinh-Ruột Già)  
Ngày 5 : Nhân thần ở miệng
Ngày 15 : Nhân thần ở khắp người. (Khí huyết người lên xuống theo trăng)
Ngày 25 : Nhân thần ở kinh Túc Dương Minh (đường kinh Vị-Bao tử) 
Ngày 6 : Nhân thần ở tay 
Ngày 16 : Nhân thần ở hông (Chương Môn và ...hai huyệt trên chót sườn non) 
Ngày 26 : Nhân thần ở hông (như trên)
Ngày 7 : Nhân thần ở mắt cá trong (Chiếu Hải)
Ngày 17 : Nhân thần ở huyệt Khí Xung
Ngày 27 : Nhân thần ở gối (4 huyệt : ....)
Ngày 8 : Nhân thần ở cườm tay (hai huyệt Hậu Khê và Uyển Cốt)
Ngày 18 : Nhân thần ở đùi háng
Ngày 28 : Nhân thần ở bộ phận sinh dục.
Ngày 9 : ở xương đì (huyệt Trường Cường; trúng phòng lể huyệt nầy ! )
Ngày 19 : Nhân thần ở chân (mơ hồ từ từ Trò tính ngày sanh tử huyệt theo Tý Ngọ Lưu Chú, cho ra ?!?)
Ngày 29 : Nhân thần ở đầu gối (4 huyệt:....)
Ngày 10 : Nhân thần ở eo lưng
Ngày 20 : Nhân thần ở mắt cá trong (Chiếu Hải)
Ngày 30 : Nhân thần ở gót chân 
GHI CHÚ: còn đối sánh với bài thứ hai về nhân thần, rút ra kết luận !
(xem tiếp ở tại đây bài còn dài). Mô Phật ! 

Nhiều ít Thầy Lang chẳng có tài,
Tấc (thốn) trong người đều có huyệt
Nằm trong gân cốt chớ ngờ nghi 
Có gân có cốt lách kim khỏi
Không cốt không gân, kim thẳng đi 
Gặp bệnh hành châm nên xét kỹ
Phải rành thăng giáng hạp khai khi 
Tà vào năm tạng, mau sớm châm 
Khí xâm sáu mạch bỗng bay đi 
Ô ô tắc tắc không trung đọa (tiếng tróc tróc kim từ trên đâm xuống)
Tĩnh ý minh minh, phát khởi cơ (từ trong lặng khởi lên sự khởi động sau khi xoe kim đắc khí, kim dính rít, kéo lên khí tụ bằng hột đậu)
Trước bổ chân dương nguyên khí đủ (bổ tả, xoay kim ngược chiều nhau, và nam ngược với nữ nhớ đó !)
Kể tả dư tà, chín độ dư (bao giờ cũng nên trước bổ sau tả, cho ra máu chút xíu; nếu dụng bổ thì rút kim liền lấy tay bít lỗ châm lại)

Đồng thân mỗi huyệt tìm trong sách
Phương pháp rõ ràng tỉnh chẳng mê
BÁCH HỘI, TAM DƯƠNG ngay giữa đỉnh
NGŨ HỘI, THIÊN MÃN đồng danh tính
Trước huyệt TIỀN ĐÌNH thốn rưỡi đo
Chuyên trị trúng phong, trừ bách bệnh
Cứu rồi hỏa độc hai mắt xông
Phải châm ra máu mới yên ổn
Nước suối muốn rửa sạch gốc nguồn
Châm lể không bằng cứu đốt mạnh
TIỀN ĐÌNH thốn rưỡi trước TAM DƯƠNG
Yên quyển từng nói một thốn chẵn
Châm cho ra máu trị đầu phong
Muối dầu xát gốc, bệnh tự khỏi
TÍN HỘI giữa đỉnh xuống thốn năm (Châm xiên)
Trẻ con 8 tuổi chớ nên châm
Mỏ ác (thóp) chưa kín chưa nên cứu
Hai điều ghi nhớ ở nơi tâm
THƯỢNG TINH trước TÍN HỘI một thốn
THẦN ĐÌNH trước TINH mí tóc tầm
Bệnh phong (trúng gió) cứu ĐÌNH là rất tốt (không cứu thoa đánh dầu nóng)
ĐÌNH TINH nên cứu chẳng nên châm
ẤN ĐƯỜNG ở ngay giữa mày mắt
TỐ LIÊU ngay giữa chót mũi tầm
Ở trong động mạch là cấp cứu
Nên cứu huyệt nầy mũi nhức nhăn
THỦY CÂU dưới mũi, NHÂN TRUNG huyệt
ĐOÀI ĐOAN hả miệng môi trên mằn
NGÂN GIAO ở khoảng giữa hai nướu
THỪA TƯƠNG môi giữa ở dưới cằm
Mồi ngãi phân nửa HUYỀN TƯƠNG đốt (Thừa Tương)
Nếu lớn, Dương Minh mạch chẳng thông
LIÊM TUYỀN chỗ eo gân cuống họng
Một tên THIỆT BẢN gốc lưỡi đồng (Có Thầy chữa gai cột sống cổ dùng khăn nhỏ quấn ngón tay giải huyệt nầy ?!?)
Châu thân tiệp pháp nên ghi nhớ
Ngày khác thanh danh dậy chín châu  

Bài Ca : Ý TÓM TẮT VỀ HÀNH CHÂM
    Châm phong PHONG PHỦ đứng đầu,
Cùng là BÁCH HỘI, nhu cầu trước tiên.
    Nếu châm, Thủy thũng xẹp liền,
THỦY PHÂN kẹp rốn phía trên châm vào.
    Kết tụ, ĐẠI TRƯỜNG DU mau,
Tiết thủy, lợi tiểu, nhắm vào nơi đây.
    Châm lao, bổ dưỡng, ốm gầy,
CAO HOANG sum hợp, vui vầy BÁ LAO (Tự bản thân dùng cây móc gãi lưng trang bị cho Kinh Doanh Massage(?), Tắm Hơi mà bấm giải Cao Hoang gần như trị bá bệnh)
    Châm hư, KHÍ HẢI chớ xao,
ĐƠN ĐIỀN phối hợp với nào ỦY TRUNG.
   Châm khí chuyên dụng CHIÊN TRUNG (Đản Trung)
Châm ho là phải trước dùng PHẾ DU.
    PHONG MÔN, phối hợp nhau cùng (dùng móc luôn !) 
Ấy là căn bản trước sau tỏ tường.
     Châm đờm, TRUNG QUẢN liệu tường,
Hợp cùng TAM LÝ đôi đường xét suy.
    Châm ói, TRUNG QUẢN dùng đi,
CHIÊN TRUNG, KHÍ HẢI hợp bề bổ trung.
    Ăn vào ói mửa đau lưng (phiên vỵ)
Châm vào liền khỏi, suy dùng liệu toan.

Minh Họa : Cây Móc Gãi Lưng ! [Dùng tự bấm huyệt ở sau lưng! Trò đã mua ở Hội Chợ 4 cây, tặng hết chỉ còn 1 cây !]


Minh Họa : Huyệt CAO HOANG (Phục hồi sinh lực phòng lao tổn thọ, huyệt nầy ngứa nên gãi, bấm châm và sau đó là thoa dầu đánh nóng ! Tự mình tắm rửa thì dùng cây móc kỳ cọ sau lưng sát bên mé xương chả vai ...)
Mô Phật ! CHÂM CỨU ĐẠI THÀNH (Hiện nay đã tái bản giá : 120.000 đồng Việt Nam của nhà xuất bản Thuận Hóa, phiên bản trước của Hội Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh và Y Học Dân Tộc tỉnh Tây Ninh kết hợp xuất bản) vốn có từ năm 1601 của Châm Sư Dương Kế Châu. Cuối Lời TỰA như sau :
Ngày lành tháng 8 năm Tân Sửu (1601)
Nhằm Vạn Lịch thứ 29 (Minh Thần Tông)
Tuần Án Tỉnh Sơn Tây, Giám Sát Ngự Sử Yên Triều
HÀM CHƯƠNG TRIỆU VĂN BÍNH đề
 Mô Phật ! Căn cứ vào đây, tạm nói Lịch Vạn Sự của đời vua Minh Thần Tông làm ra lịch âm(cách năm 1601 là 29 năm trừ ra là năm 1572 vậy đúng hay sai ?! ? [ Năm vua Minh Thần Tông năm thứ 29 năm trị vì thiên hạ !]
At home ! Do not go out ! Please ! And we are talking about ...? ! ?

Bài Ca : NHỮNG HUYỆT CẤM CHÂM
Não Hộ, Tín Hội với Thần Đình,
Ngọc Chẩm, Lạc Khước, đến Thừa Linh,
Lư Tức, Giác Tôn, Thừa Khấp huyệt,
Thần Đạo, Linh Đài, Chiên Trung minh.
Thủy Phân, Thần Khuyết, Hội Âm thượng,
Hoành Cốt, Khí Xung, chớ dụng châm.
Cơ Môn, Thừa Cân, Thủ Ngũ Lý,
Tam Dương, Lạc Huyệt với Thanh Linh.
Đàn bà có thai cấm Hợp Cốc,
Cùng với Tam Âm Giao chớ châm !
Thạch Môn châm cứu đều kiêng kỵ ! (Có người chỉ biết lể, mà không rành lỡ phạm vào Thạch Môn, hỡi ơi ! Trò đành potay.com đứng nhìn không dám nói ! Và đã đúng như vậy...chư vị ạ ! Âu cũng là số phận ! )
Đàn bà trọn đời chẳng sản sanh !
Image result for vị trí huyệt Thạch Môn
Ngoài ra Vân Môn và Cưu Vĩ, (Cưu Vĩ tuyệt hay cho giải bịnh Tâm Thần ở thể trạng hung dữ, quậy phá, hay đánh người khác khi nổi chứng điên ! )
Image result for vị trí huyệt cưu vĩ
Khuyết Bồn, Chủ Khách (khách, chủ nhân) chớ châm sâu !
Kiên Tĩnh nếu sâu cũng xỉu té, (Coi chừng phế bỏ nội công, nếu bị đánh trúng !)
Mau bổ Tam Lý (Túc) sẽ tỉnh mau !
Châm trúng năm Tạng, Mật, đều chết !
Xung Dương ra máu sống không lâu... [Mô Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật !...]

Huyệt Xung Dương
(Chongyang)
Image result for vị trí huyệt Xung Dương
Hải Tuyền, Quyền Liêu, Nhũ đầu thượng,
Xương sống trúng tỷ biến thành gù !
Ngư Tế ở tay, trong nách háng, (Riêng Ngư Tế, nếu cánh tay giở không lên, đau nhức vì ách tắt Kiên Tĩnh, thì chờ Giờ mở, Ngày mở, Tháng mở huyệt nầy đều trùng nhau thì ngoại lệ...châm vào dẫn khí chạy, cho ra máu độc ! Tay sẽ giơ lên cầm nắm như thường.)
Bánh chè gần hội với Thần kinh,
Ở dưới nách, háng đều 3 thốn,
Quầng mắt, khớp xương, thảy cấm châm ! 
Minh họa : Xung Dương huyệt vị (cấm Châm ra máu)

45.-Huyệt Xung Dương: đường kinh Vị-Bao Tử, ở trên mu bàn chân 5 thốn, cách huyệt Hãm Cốc 2 thốn, khoảng giữa mu xương bàn chân có động mạch nhảy ứng tay.
Sách Tố Vấn : Châm 3 phân, lưu kim 10 hơi thở.
Lại sách Tố Vấn : Châm động mạch trên lưng bàn chân ra máu không ngừng là chết !
CHỦ TRỊ : 
Thiên Phong, miệng mắt méo xệch, bàn chân sưng, răng sâu nhức, phát lạnh nóng, bụng cứng lớn, không thèm ăn, bệnh thương hàn( trò một lần mắc bệnh, cả đời miễn dịch, không mắc lại lần thứ hai, khỏi lo !) ớn lạnh ngáp dún, điên cuồng, lên chỗ cao mà hát ! vứt áo mà chạy ! chân bại xụi ! 
(Huyệt Lệ Đoài-Tỉnh huyệt : nằm ngủ thấy ma ...chủ trị ưng thư Tử Cung ? ! ?...nếu không chữa được cắt bỏ không chết đâu mà sợ ! Hơi bị buồn thôi !...Do vậy phụ nữ đàn bà nên siêng năng đi làm móng tay móng chân, cho thông kinh hoạt huyết ! Ừ há ...hữu lý thật !)  
Image result for vị trí huyệt Lệ Đoài
Huyệt Lệ Đoài (Thích Tam Ấn) : bên phía ngoài ngón chân thứ hai, ngay góc ngoài móng chân (tức là cả hai: kinh từ trên chạy xuống,  kinh chạy từ góc móng ngoài rồi lại vào trong nơi đây có một nhánh từ Xung Dương chạy thẳng xuống Kinh Túc Khuyết Âm giáp với huyệt Hành Giang, từ ngón chân cái[sách in sai tức huyệt Đại Đôn] chạy ra giao tiếp với Túc Thái Âm-Tỳ kinh huyệt Ẩn Bạch (mùng một không châm; bán thân bất toại nhằm ngày nầy, potay.com...hết cãi vả ! Nói lớn là 10 chia nhỏ 20 ... )  ! Châm sâu 0,1 thốn, mũi kim day lên, đốt 3 liều, châm xong thoa dầu...
Chủ TRị : Gan nóng, thịt dư ở cuống họng(amidam !...là Tiền Trạm phòng chống Vi Trùng...mất Amidam là mất sức đề kháng, và âm thanh bị treble...như lại cái !) não thiếu máu, nứu răng sưng lở, điên cuồng, bụng và khắp mình sưng, chiêm bao kinh sợ (khác với chiêm bao thấy bậy-giao hợp xuất tinh đến khi tỉnh dậy ướt quần mới hay ! nhiều lúc dư quá nó tràn nếu hiếm khi thấy vậy, thường thấy thì là bịnh !) chân lạnh.

e)Tham khảo: 
Sách Nhật Tam Lang: trị đau tử cung, tử cung lạnh, tử cung có mụt (tức là ung thư ! ? !)
Sách Hải Đặc Thị Đái : trị các tuyến ở tử cung đau.
Đồng Lượng nói: Huyệt Lệ Đoài hợp với huyệt Đại Đô trị tim yếu, hay hồi hộp.
Bác Sĩ Pháp J. Lavier nói : Huyệt Lệ Đoài phối hợp với Âm Lăng Tuyền trị tê thấp. (ngứa kim khỏi bị ngứa tay ! nhớ nhớ nhớ !...)
f)Nhận xét chung: Huyệt Lệ Đoài ở về Vị-kinh thuộc kim huyệt, kim sanh thủy (không được nói lộn ngược là thủy sinh kim, có người hay nhầm lẫn ! Nghĩa là Kim là Phế và Đại Trường khỏe tốt sẽ tương sinh ra Thủy là Thận và Bàng Quang được tốt). Vị kinh có những chứng bị hỏa bốc lên (nhứt là bệnh Cao Huyết Áp), châm huyệt Lệ Đoài (tức Kim huyệt giúp Thận và Bàng Quang khỏe, thân thể sẽ thoát mồ hôi, hơi nóng bài tiết qua bàng quang mà giáng hỏa - khi châm đau nhức như kiến cắn tí xíu nên chịu khó !). Có thể dẫn hỏa đi xuống làm cho an thần tăng thêm trí nhớ (vì già roài hay lú lẫn hay quên !) Mô Phật !

Giải Lệ Đoài mằn vuốt Xung Dương ! 

Minh Họa : Huyệt Thạch Môn, dưới rốn(huyệt Thần Khuyết) 2 thốn[1 thốn là bằng mắc lóng tay giữa của ngón tay giữa].
Huyệt Thạch Môn(Châm Cứu Đại Thành-quyển 2): (1 tên Lợi Cơ, Tinh Lộ, Đơn Điền, Mạng Môn). Ở dưới rốn 2 thốn. Là mộ huyệt của Kinh Tam Tiêu.
Sách Đồng Nhân : cứu 14-100 liều
Giáp Ất Kinh: Châm 0,6 thốn, lưu kim 3 hơi thở, đắc khí liền tả.
Thiên Kim : châm 0,5 thốn.
Hạ Kinh : cứu 7 liều.
Tố Vấn Chú: châm 0,6 thốn, lưu kim 7 hơi thở, đàn bà cấm châm cấm cứu, nếu phạm sẽ tuyệt không sinh sản.
Chủ TRị : Thương hàn tiểu không thông, tiêu chảy không cầm được, dạ dưới đau thắt, âm nang chạy vào dạ dưới, bôn đồn, bụng đau cứng, sán khí, khí lâm, huyết lâm, tiểu vàng, ói mửa máu, ăn không tiêu, thủy thũng, dạ dưới căn rần rần, đàn bà sanh sản dịch không dứt kết thành cục, băng trung lậu hạ.

Bài Ca : NHỮNG HUYỆT CẤM CỨU
Á Môn, Phong Phủ, Thiên Trụ, kinh,
Thừa Quang, Lâm Khấp (đầu) Đầu Duy bình,
Ty Trú, Toản Trúc, Tình Minh huyệt,
Tố Liêu, Hòa Liêu, Nghinh Hương hình. 
Quyền Liêu, Hạ Quan, Nhân Nghinh khổng,
Thiên Dữ, Thiên Phủ, đến Châu Vinh,
Uyển Dịch, Nhũ Trung dưới Cưu Vĩ,
Phúc Ai, sau cánh tay tìm Kiên Trinh.
Dương Trì, Trung Xung, Thiếu Thương, định
Ngư Tế, Kinh Cừ một dãy hàng.
Địa Ngũ, Dương Quan, Tích Trung huyệt,
Ẩn Bạch, Lậu Cốc cùng Âm Lăng (Tuyền) 
Điều Khẩu, Độc Tỷ, lên Âm Thị,
Phục Thố, Bể Quan, Thận mạch, nghinh. (tức là Thận Mạch không nên đốt quá thành ra tả, mất hiệu lực !)
Ủy Trung, Âm Môn, Thừa Phò, kế  (hai bên mông, ngồi tọa là đã  được cấn ngay hai huyệt Thừa Phò, ngày nào luyện đạo mà không giải nó)
Bạch Hoàn, Tâm Du, đồng một kinh (tức là Bạch Hoàn Du bấm châm cấm cứu) 
Cứu thì chớ châm, châm chớ cứu !
Châm kinh vì đó, dặn đinh ninh.
Dụng y châm cứu đều lạm dụng !
Làm kẻ chịu đau chịu cực hình ! (chớ nóng lòng, vì muốn mau hết bịnh, mà châm bấm nhiều, hoặc dụng VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHÁP cũng vậy, sẽ mất hiệu lực và làm tổn thương !) Mô Phật !

01.-Một là, Phân biệt điều lành với điều dữ.
Hai là, Tinh tấn mà lướt lên.
Ba là, An lạc trong vòng đạo đức.
Bốn là, Thắng phục tâm ý mình đặng làm lành.
Năm là, Nhớ tưởng đạo lý.
Sáu là, Nhất tâm đại định.
Bảy là, Vui chịu với mọi cảnh ngộ. (Mô Phật !) 
02.-Một là, Phân biệt sự lành với sự dữ.
Hai là, Tinh tấn mà lướt lên.
Ba là, An lạc trong vòng đạo đức.
Bốn là, Thắng phục tâm ý mình đặng làm lành.
Năm là, Tưởng nhớ đạo lý.
Sáu là, Nhứt tâm đại định.
Bảy là, Vui chịu với mọi cảnh ngộ.
03.-Một là, Phân biệt điều lành với điều dữ.
Hai là, Tinh tấn mà lướt lên.
Ba là, An lạc trong vòng đạo đức.
Bốn là, Thắng phục tâm ý mình đặng làm lành.
Năm là, Tưởng nhở đạo lý.
Sáu là, Nhất tâm đại định.
Bảy là, Vui chịu với mọi cảnh ngộ. (Mô Phật !)

No comments:

Post a Comment