Lời thơ
Đắc trú thả trú, khả thủ thả cứ
Mạc nghi biệt sự, chỉ nghi thủ cựu
Ý nghĩa
Những lời nói thẳng thắn bạn phải ghi nhớ, chớ có đi tìm những nghề ờ nơi khác, nhất định phải giữ lấy nghề cũ của mình. Ngoài nghề đó ra, làm nghề gì cũng đều không thuận lợi.
Lời thẻ
Thử quái thủ cựu đãi thời chi tượng dã.
Phàm sự thủ cựu tắc cát
Ý nghĩa
Thẻ này là thẻ Trung Bình.
Nếu dừng lại được thì hãy dừng lại, nếu đã có được chỗ ở thì nên ở yên ở đó, không nên cưỡng cầu bất cứ thứ gì khác, chỉ cần giữ nguyên hiện trạng là được.
Văn Vương Vấn Bốc
Chu Văn Vương Xem Quẻ
Trong tử vi, sao Thiên Đồng được hình tượng hóa từ nhân vật Tây bá hầu Cơ Xương (1090 TCN - 1050 TCN - sau được con trai ông là vua Chu Vũ Vương truy phong là Chu Văn Vương). Ông là người đã xây dựng nền móng cho triều đại nhà Chu sau này, tồn tại tới 867 năm - triều đại lâu đời nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Sau khi Đát Kỷ nhập cung làm phi, các đại thần trong triều thường xuyên khuyên can Trụ vương nên lấy việc nước làm trọng, nhưng sự thực mất lòng, Trụ Vương đều bỏ ngoài tai những lời trung nghĩa, thậm chí còn xuống tay sát hại trung lương. Khương Hoàng hậu là nạn nhân đau tiên, sau đó, đại thần Triệu Khải bị khép hình thiêu cột đồng, tức bị trói vào cột đồng rỗng, đốt lửa bên dưới cho đến khi chết bỏng.
Sao Thiên Đồng - Chu Văn Vương Cơ Xương
Nguyên lão tam triều kiêm Tể tướng Thương Dung cũng thẳng thắn can gián, khiến Trụ Vương nổi giận, định trị tội ông ta. Thương Dung bèn tự đập đầu vào cột rồng trong đại điện tự tận. Từ đo về sau, bá quan trong triều đình không còn dám mở lời can gián, sống trong nơm nớp đề phòng nghi kỵ lẫn nhau.
Gian than Phí Trọng lo rằng Đông Bá hầu Khương Hoàn Sở, cha của Khương Hoàng hậu, một trong tứ đại chư hầu thời bấy giờ, cùng các chư hầu lớn nhỏ khác tạo phản, bèn dâng lên Trụ Vương một quỷ kế như sau: "Bệ hạ hãy ngầm ra chỉ dụ triệu tứ đại chư hầu về kinh, gán tội cho họ mà giết đi, chém đầu thị chúng, các chư hầu nhỏ mất đi chủ tướng, sẽ không cồn dám làm phản nữa!" Trụ Vương liền phê chuẩn, và như vậy, Phí Trọng đã bắt đầu thực hiện hàng loạt âm mưu hãm hại trung thần.
Khi đó, trong lãnh thổ của Tây Bá hầu Cơ Xương, tức khu vực Tây Kỳ, dân giàu thế mạnh, phong tục thuần hậu, đời sống thanh bình, dân trong nước đều cung kính nhường nhịn nhau, nên khách qua đường hay quan khâm sứ qua đó đều cảm thấy rõ sự chênh lệch giữa nền chính trị tàn bạo dâm loạn của Trụ Vương với cảnh tượng thanh bình no ấm nơi đây.
Sau khi nhận được thánh chi, Tây Bá hầu Cơ Xương bèn triệu tập tả hữu đại thần là Tán Nghi Sinh và Nam Cung Quát đến bàn rằng: "Thiên tử triệu ta nhập triều, nên chuyện trong ngoài phải nhờ hai vị giúp sức". Sau đó gọi con trưởng là Bá Âp Khảo căn dặn: "Thiên tử triệu ta vào chầu, ta tự gieo một quẻ, thấy lành ít dữ nhiều, đi chuyến này ắt sẽ có tai hoạ bảy năm. Con thay ta quản lý chính sự, không được tự ý thay đổi chính lệnh, cần phải yêu thương trăm họ, anh em thuận hoà. Đợi khi kiếp nạn của ta chấm dứt, tự nhiên sẽ quay trở về. Nhớ là tuyệt đối không được tự ý rời bỏ chức phận đi đón ta!". Dặn dò xong, Tây Bá hầu bèn đi bái biệt mẹ già Thái nương và Nguyên phi Thái Tự (chị gái của Trụ Vương).
Sáng sớm hôm sau, ông dẫn theo mấy người tuỳ tùng, bắt đầu khởi hành đến Triều Ca. Phí Trọng được tin tứ đại chư hầu đã tập trung đầy đủ, bèn hiến kế với Trụ Vương rằng: "Bôn Bá hầu ngày mai có lẽ sẽ có tấu chương dâng lên, Đại vương cứ bỏ qua một bên, lập tức sai võ sĩ trong điện trói họ lai mang ra Ngọ Môn chém đầu thị chúng." Trụ Vương liền nghe theo.
Hôm sau, Đông Bá hầu Khương Hoàn Sở và Nam Bá hầu Ngạc Sùng Vũ đều bị khép cho những tội vu vơ rồi đem chém; Bắc Bá hầu do giám sat việc xây dựng lầu Trích Tinh có công, nên được tạm tha. Tây Bá hầu Cơ Xương do được chúng đại thần khẩn thiết cầu xin, nên Trụ Vương tạm giữ lại quan sát. Phí Trụng thấy tình thế không ổn, nghĩ rằng: "Không trừ được Cơ Xương, giữ lại ắt có hậu hoạ".
Sáng hôm sau, Cơ Xương được xá miễn, liền dẫn các tuỳ tùng đi ra cửa Tây đến đình Thập Lý, từ biệt các đại thần theo tiễn như Tỷ Can, Vi Tử, Hoàng Phi Hổ chuẩn bị lên đường về Tây Kỳ. Nào ngờ Phí Trọng cũng đến từ biệt, Cơ Xương không biết hắn có mưu gian, nên đã trúng kế của gian thần. Phí Trọng sau khi chúc rượu Cơ Xương bèn hỏi rằng: "Nghe nói Tây Bá hầu giỏi đoán thần số tiên thiên, vậy trước khi ngài lên đường, hãy bói một quẻ xem vận nước của triều Ân Trụ ra sao?" Cơ Xương không tiện từ chối, đành phải bói một quẻ. Quẻ hiện ra tượng vận nước suy thoái, bèn y theo tượng quẻ mà giải thích cho Phí Trọng.
Sau đó, chưa khởi hành được bao lâu, thì vua Trụ đã phái người ngựa đến chặn đường, bắt Cơ Xương giải về triều. Phí Trọng bèn tâu với Trụ Vương rằng: "Thần nghe Cơ Xương giỏi thuật đoán thần số tiên thiên, quẻ chưa hiện đã biết kết quả. Bệ hạ hãy bảo ông ta bói một quẻ xem có ứng nghiệm hay không. Nếu ứng nghiệm sẽ tha cho tội chết. Nếu không ứng nghiệm, bấy giờ chém đầu cũng chưa muộn".
Cơ Xương liền lấy tiền đồng gieo một quẻ, rồi giật mình mà tâu với Trụ Vương rằng: "Bệ hạ, giờ Ngọ ngày mai Thái miếu sẽ có hoả hoạn!". Mọi người nghe vậy đều giật mình kinh sợ, phấp phồng chờ đến hôm sau xem kết quả.
Hôm sau, giờ Ngọ đã qua, Thái miếu vẫn bình yên vô sự, các đại thần bện chuẩn bị hồi cung bẩm báo. Đột nhiên một tia sét loé sáng phóng từ trên trời xuống, đánh trúng Thái miếu, khiến cả Thái miếu bừng cháy. Trụ Vương và Phí Trọng thấy Cơ Xương đoán việc như thần, trong lòng không khỏi chấn động, nhưng lời đã nói ra, cũng không còn cách nào để xử lý Cư Xương, đành giam ông vào trong ngục Dữu Lý. Từ lúc đó đến khi Cơ Xương được tha về, vừa đúng bảy năm.
Cư Xương nghĩ rằng: "Trụ Vương vô đạo dâm loạn, không quan tâm đến sự an nguy của trăm họ, khiến nhân dân lầm than cùng khổ. Nếu như có thể khiến cho dân giàu nước mạnh chỉnh đốn quân đội, thì có thể vì dân mà hỏi tội tên hôn quân, cứu giúp muôn dân trong cơn nước lửa", từ đó bắt đầu nghiên cứu việc chấn hưng Tây Kỳ.
Tuy đến cuối đời, Cơ xương vẫn được an hưởng phúc phận, nhưng vì thời cơ chưa chín muồi, nên vẫn chưa thực hiện được tâm nguyện này. (Cho đến khi Chu Vũ Vương diệt An Trụ kiên lập nên vương triều Chu, mới truy phong cho cha là Chu Văn Vương).
Khi Tây Bá hầu Cơ Xương qua đời, hồn phách của ông bay đến trước đài Phong Thần, được phong làm sao Thiên Đồng, trở thành vị thần ôn hoà, hoá khí là phúc đức, có khả năng kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, chế hoá.
Sử ký Tư Mã Thiên viết: Chu Văn Vương bị giam ở Dũ Lý mà diễn thành Chu dịch. Khi ở chốn lao ngục, Văn Vương đã suy diễn Bát quái thành 64 quẻ (gọi là 64 quẻ Văn Vương), đem ứng dụng vào việc dự trắc mọi việc. Sau này Khổng Tử đem 64 quẻ đó cùng phần quái từ của Văn Vương san định sách, hình thành Chu dịch
http://tuvisomenh.com/sao-thien-dong-trong-tu-vi-chu-van-vuong-co-xuong
Sửu
Trung Bình
No comments:
Post a Comment