Đây là một chủ đề tôi đã định viết từ lâu mà cứ lần lữa mãi. Phần vì bận phần vì ngại sẽ đụng chạm.
Hôm nay thì hạ quyết tâm viết sau một cuộc trao đổi với 1 phụ huynh qua facebook chat. Chị là một phụ huynh có con đang học ở Mỹ và có cách tiếp cận vấn đề du học , theo tôi , là cực kỳ chuẩn mực.
Tôi đến với công việc luyện thi du học được 18 năm nay , suốt từ năm 1996 khi học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi học bổng trung học phổ thông Singapore với tên gọi là học bổng Asean.
Từ Singapore tôi chuyển sang dạy cho các học sinh đi Anh , Mỹ và Úc và có số học sinh ra nước ngoài lên tới con số hàng ngàn em. Từ vào Harvard , MIT , Yale , Princeton , Stanford , Cambridge , Oxford ... cho tới những trường bình thường.
Cả ngàn em là cả ngàn câu chuyện , cả ngàn lối đi và ngã rẽ. Không có câu chuyện nào giống câu chuyện nào và không có lối đi nào là giống lối đi nào cả.
Quan niệm phải có học bổng mới đi du học là 1 quan điểm ăn sâu vào tâm thức của các bố mẹ Việt. Đặc biệt là các bố mẹ miền Bắc. Ở miền Nam thì thoáng hơn.
Kể cả khi đi học không bằng học bổng thì các cha mẹ vẫn phải nói ra là con tôi đi học bằng học bổng. Với họ việc đi du học tự túc là một điều hổ thẹn đáng phải che dấu đi.
Đáng nhẽ ra họ cần phải thấy rằng việc chi tiền cho con cái du học nghiêm túc là một điều đáng tự hào. Bạn tiêu tiền của mình , cho con mình , cho một việc tốt cơ mà. Tại sao lại phải xấu hổ?
Và đây mới là chuyện đáng nói nhất : Phải có được học bổng mới cho con đi du học là tư tưởng của rất nhiều gia đình , kể cả các gia đình giầu có. Họ thấy việc chi tiền cho con học tự túc là không đáng và phải bằng mọi cách tìm học bổng và hỗ trợ tài chính.
Giáo dục là một trong vài thứ ít ỏi mà chúng ta cần đầu tư nhất mà không cần phải băn khoăn tính toán nhiều về việc có nên hay không. Nếu con bạn có năng lực học tập và bạn có khả năng tài chính , hãy mạnh dạn và cảm thấy thoải mái , tự hào khi bạn đóng tiền học cho con bạn. Hãy dành cơ hội học bổng cho các bạn khác xuất sắc nhưng không được may mắn như con bạn.
Đó không chỉ là việc bạn đang đầu tư xứng đáng và hiệu quả cho tương lai của con bạn mà đó còn là một hành động tử tế mang tính nhân văn giản dị.
Ở Anh , các trường hàng đầu gần như không bao giờ có học bổng hay hỗ trợ tài chính vì họ cho rằng các bạn vào được trường và được học tại đó đã là một sự may mắn rồi.
Bạn còn muốn chi nữa?
Họ khuyên bạn nên đầu tư cho con và đừng tham lam.
Ở Mỹ , hầu hết các gia đình trung lưu ( chiếm số đông dân số ) gần như không bao giờ có cơ hội học bổng (HB ) và hỗ trợ tài chính ( FA ) cho dù học sinh có giỏi đến mấy. Hai thứ này là dành cho số ít các bạn nghèo nhưng xuất sắc và số cực ít các bạn giầu và cực xuất sắc.
Đó là chúng ta đang nói đến các suất học bổng lớn , còn với số ít các bạn đến từ gia đình trung lưu mà có đươc FA thì khoản FA này chỉ là 1 con số khích lệ tượng trưng ở mức vài ngàn USD / năm.
Với các trường tốt có mức học phí lên tới quanh mức 60 ngàn USD / năm chưa kể các khoản khác thì hầu hết các gia đình trung lưu Mỹ không thể kham nổi. Họ sẽ chọn con đường vào học các trường top dưới có mức học phí vừa phải. Đó là một tính toán rất thực tế và hợp lý.
Rất nhiều học sinh Mỹ áp dụng tư duy thực tế vào việc chọn trường. Không chỉ là tiền bạc mà còn là vấn đề học tập. Nếu cố sống cố chết vào bằng được các trường top đầu thì việc học sẽ rất vất vả , tiêu tốn sức lực và thời gian cho việc học mà không còn thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng và... đi chơi : nơi mà thực tế mới chính là môi trường tạo dựng các mối quan hệ quan trọng nhất.
Và như thế cho dù có tốt nghiệp với tấm bằng ( kể cả hạng honors hay distinction ) của một trường hàng đầu thì bạn vẫn có thể thất nghiệp như thường. Hoặc giả có tìm được việc thì cũng khó thành công về mặt nghề nghiệp khi bạn chỉ giỏi về học mà yếu về các kỹ năng xã hội.
Thế là phân luồng học sinh vào trường top như Ivies hay tương tự rơi vào 2 nhóm : học học sinh giầu có hoặc học sinh nghèo có học bổng. Tỉ lệ giữa 2 nhóm này ra sao thì chắc các bạn đều có thể đoán được.
Quay lại vấn đề học trả tiền thì nên nói là trả tiền và phải tự hào về điều đó và cả việc nên trả tiền học nếu bạn có điều kiện kinh tế , tôi xin phép kể ra đây một vài ví dụ :
Ví dụ 1 : năm 2004 tôi có 1 học sinh vào Williams và vì rất giỏi nên bạn ý được full scholarship dạng merit - based. Bố bạn là chỗ thân thiết nên tôi có nói chuyện dân châu Âu sang Mỹ đóng donation rất nhiều cho nhà trường khi con họ được học bổng. Kết quả là trong 4 năm con trai học ở đó thì gia đình con đã donate cho nhà trường 1 khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với tiền học bổng của con.
Đó là một nghĩa cử đẹp. Nó rất văn minh và nhân văn.
Ví dụ 2 : có 1 gia đình học trò của tôi rất đặc biệt. Cả 3 anh em đều là học sinh của tôi và được học bổng trung học. Khi vào đại học thì bạn út không được học bổng như anh và chị của mình và bố mẹ con cực kỳ lo lắng. Tôi bảo : " Em mà như anh chị thì em bán ngôi nhà gần 1 triệu USD ở mặt phố như thế này đi và mua 1 chỗ khác vẫn rất ổn và chi trả tiền học cho con thay vì làm việc cật lực đến quên mình như anh chị."
Chỉ vì phải trả tiền cho 1 bạn học đại học.
Trong khi 2 bạn lớn nhà anh chị được học bổng cả trung học và đại học rồi. Và bản thân bạn út cũng được học bổng toàn phần lúc học trung học.
Trong khi 2 bạn lớn nhà anh chị được học bổng cả trung học và đại học rồi. Và bản thân bạn út cũng được học bổng toàn phần lúc học trung học.
Các học sinh Việt nam khi app vào Mỹ đều cố gắng luyện thi nhiều năm để tìm cách vào được trường top. Đây là 1 con đường không đúng đắn.
Nếu bạn không luyện thi kiểu cày cuốc và gà chọi mà vào được trường top theo cách " an toàn " thì tôi vẫn khuyên bạn vào trường top. ( và nếu bạn học trung học ở nước ngoài thì càng tốt ). Bằng không hãy nghĩ lại.
Thế nào là " an toàn "?
Đó là khi :
1. Bạn giỏi thật sự mà không phải do học cày cuốc và luyện gà.
2. Bạn học trung học ở nước ngoài.
3. Bạn nằm ở nửa trên của số học sinh vào trường.
2. Bạn học trung học ở nước ngoài.
3. Bạn nằm ở nửa trên của số học sinh vào trường.
Nếu khác đi thì tôi khuyên bạn nên vào trường tốt nhưng không phải là top vì vào đó bạn sẽ phải bơi trong 1 đại đương toàn cá mập to và khỏe hơn mình. Và cho dù bạn có sống sót đi chăng nữa thì bạn sẽ phải đánh đổi : dành quá nhiều thời gian và công sức cho việc học mà không thể phát triển các kỹ năng xã hội và nghề nghiệp khác.
Và bạn vẫn có thể thất nghiệp như thường.
Lời khuyên của tôi là bạn hãy chọn các trường tốt. Và thật may là ở Mỹ có vô số các trường tốt và khoảng cách giữa các trường tốt ( 8 điểm ) so với trường cực tốt ( 9 điểm ) và siêu tốt ( 10 điểm : Ivies hoặc tương tự ) là rất ít.
Đừng cố vào top nếu bạn ở top cuối các học sinh vào đó và hãy chọn nghành rồi hãy chọn trường chứ đừng vì 1 cái tên nào đó mà bạn chọn những ngành rất vớ vẩn trong đó để chỉ được cái tiếng vỏ ngoài mà thôi. Hãy cứ học Undergrad cho tốt và sau đó bạn hãy vào trường top học Graduate khi đã thành thục phương pháp học và nghiên cứu.
Đấy là còn chưa nói tới chuyện ngoài Mỹ và Anh ra thì còn rất nhiều con đường đi cho bạn.
Hãy chọn con đường đi phù hợp với mình nhất bạn nhé.
(Thầy Nguyễn Tuấn Hải)
(Thầy Nguyễn Tuấn Hải)
BÀI HỌC VỀ NGHỆ THUẬT.
Tôi không nhớ rõ khi tôi học lớp ba hay lớp bốn, có cô giáo của Nhà văn hóa thiếu nhi đến trường chúng tôi để tuyển sinh. Mỗi lớp học, cô giáo Chủ nhiệm " giới thiệu " vài ba học sinh để đi dự tuyển. Không biết chuẩn cho việc sơ tuyển này là gì, chỉ biết là tôi được vào nhóm xét tuyển và cuối cùng còn đọng lại độ 10 bạn gái được vào học múa.
Có vào mới biết học múa- dẫu chỉ là tầm lớp múa của một Nhà văn hóa, không hề đơn giản và nhẹ nhàng chút nào. Tất nhiên chúng tôi phải học từ những bài cơ bản nhất, tôi nhớ là học điều khiển cổ tay và 5 ngón tay sao cho dẻo và học đi xuyến chân.
Trong 10 học sinh, bạn Sao Mai bị cô chê là rụt rè nhút nhát quá, lúc nào cũng ngượng nghịu e dè nên các động tác của bạn Mai cứng đơ đơ, không ra múa chút nào. Cô chỉ khen bạn Minh Thu, cô khen hết lời.
Và tôi quan sát Minh Thu xem điều gì ở Minh Thu có mà chín người còn lại của chúng tôi không có, hay đúng hơn là không thể có?
Điều đầu tiên tôi thấy là mỗi khi tiếng nhạc nổi lên, Minh Thu dường như quên hết mọi sự xung quanh, cả tâm hồn bạn ấy thả vào tiếng nhạc chứ không bị chi phối bởi trăm thứ bà rằn ở trong đầu như tôi.
Điều thứ hai ở Thu là sự say mê với múa. Cùng bé tí bé tẹo như nhau, nhưng hình như đam mê dành cho múa trong Minh Thu lớn hơn cả vóc dáng bạn ấy. Và vì là do đam mê, bạn ấy vô cùng chăm chú nghe cô giáo giảng về từng động tác tập, chăm chú quan sát cô làm động tác mẫu và miệt mài luyện tập. Điều này tôi không làm được vì tôi ngừng tập ngay khi tôi bị đau. Tôi và các bạn khác nhăn nhó kêu cô cho nghỉ trong khi Minh Thu vẫn cắn răng lại để tập, đau cũng tập, ngã rồi lại đứng lên để tập tiếp!
Trong 10 học sinh, bạn Sao Mai bị cô chê là rụt rè nhút nhát quá, lúc nào cũng ngượng nghịu e dè nên các động tác của bạn Mai cứng đơ đơ, không ra múa chút nào. Cô chỉ khen bạn Minh Thu, cô khen hết lời.
Và tôi quan sát Minh Thu xem điều gì ở Minh Thu có mà chín người còn lại của chúng tôi không có, hay đúng hơn là không thể có?
Điều đầu tiên tôi thấy là mỗi khi tiếng nhạc nổi lên, Minh Thu dường như quên hết mọi sự xung quanh, cả tâm hồn bạn ấy thả vào tiếng nhạc chứ không bị chi phối bởi trăm thứ bà rằn ở trong đầu như tôi.
Điều thứ hai ở Thu là sự say mê với múa. Cùng bé tí bé tẹo như nhau, nhưng hình như đam mê dành cho múa trong Minh Thu lớn hơn cả vóc dáng bạn ấy. Và vì là do đam mê, bạn ấy vô cùng chăm chú nghe cô giáo giảng về từng động tác tập, chăm chú quan sát cô làm động tác mẫu và miệt mài luyện tập. Điều này tôi không làm được vì tôi ngừng tập ngay khi tôi bị đau. Tôi và các bạn khác nhăn nhó kêu cô cho nghỉ trong khi Minh Thu vẫn cắn răng lại để tập, đau cũng tập, ngã rồi lại đứng lên để tập tiếp!
Không lâu sau, chỉ duy nhất Minh Thu còn ở lại để học múa. Chín học trò còn lại chúng tôi bị lớp múa, đúng hơn là bị những yêu cầu khắt khe ngặt nghèo của múa khước từ.
Tôi hiểu đó là một quyết định đúng của cô giáo múa, không thể dạy múa cho một học sinh không có năng khiếu, không có đam mê và không nỗ lực để sẵn sàng với việc khổ luyện. Không thể dạy để cho biết múa nếu như đấy chỉ là một học sinh ngoan ngoãn, có khuôn mặt xinh xắn và vóc dáng cân đối và có điểm số không tồi ở các lớp học. Múa có những đòi hỏi riêng của múa. Tôi- Saomai, không nên đi theo con đường này!
Tôi hiểu đó là một quyết định đúng của cô giáo múa, không thể dạy múa cho một học sinh không có năng khiếu, không có đam mê và không nỗ lực để sẵn sàng với việc khổ luyện. Không thể dạy để cho biết múa nếu như đấy chỉ là một học sinh ngoan ngoãn, có khuôn mặt xinh xắn và vóc dáng cân đối và có điểm số không tồi ở các lớp học. Múa có những đòi hỏi riêng của múa. Tôi- Saomai, không nên đi theo con đường này!
Mấy chục năm trôi qua, tôi không gặp lại bạn Minh Thu của mình một lần nào nữa nhưng mãi đọng trong trí nhớ của tôi một Minh Thu đắm chìm trong nhạc, một Minh Thu bị âm nhạc dẫn dắt và một Minh Thu mồ hôi ướt đầm nghiến răng luyện tập.
Chính là Minh Thu mới là người thày đầu tiên của tôi về sự cảm thụ âm nhạc, về sự vỡ ra để hiểu rằng không cần nói, từng động tác cơ thể cũng có những ngôn từ riêng, về sự miệt mài khổ luyện để có thể hiện thực hóa những đam mê của mình.
Bài học vỡ lòng hết sức cơ bản về múa theo tôi đến tận bây giờ. Chỉ một vài động tác múa tôi được học ngày ấy đã luôn nhắc nhở tôi về sự khổ luyện để thành tài, về sự nghiệt ngã của bất cứ nghề nghiệp nào khi dấn thân. Trên hết cả, tôi nhớ đến cô bé Minh Thu bay bổng trong những động tác tập mỗi khi âm nhạc nổi lên, một Minh Thu quá tuyệt vời trong ký ức của SMP!
Chính là Minh Thu mới là người thày đầu tiên của tôi về sự cảm thụ âm nhạc, về sự vỡ ra để hiểu rằng không cần nói, từng động tác cơ thể cũng có những ngôn từ riêng, về sự miệt mài khổ luyện để có thể hiện thực hóa những đam mê của mình.
Bài học vỡ lòng hết sức cơ bản về múa theo tôi đến tận bây giờ. Chỉ một vài động tác múa tôi được học ngày ấy đã luôn nhắc nhở tôi về sự khổ luyện để thành tài, về sự nghiệt ngã của bất cứ nghề nghiệp nào khi dấn thân. Trên hết cả, tôi nhớ đến cô bé Minh Thu bay bổng trong những động tác tập mỗi khi âm nhạc nổi lên, một Minh Thu quá tuyệt vời trong ký ức của SMP!
07/05/2015- Saomai Pham.
CON PHẢI LÀM GÌ KHI MẸ NỔI GIẬN VỚI BA
Câu hỏi: Con phải làm gì khi mẹ nổi giận với ba?
Thầy trả lời: Có nhiều cách lắm! Một trong những điều mà con có thể làm là đến bên mẹ và nói: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” (Mommy, there is a cake in the refrigerator). Đây là câu thần chú rất nổi tiếng ở Làng Mai đó, con có biết không? Khi mẹ hoặc ba đang giận và không khí trong nhà căng thẳng không thể chịu nổi thì con hãy đến bên ba mẹ và đọc câu thần chú: “mẹ ơi (ba ơi), hình như có bánh trong tủ lạnh”. Câu đó có ngụ ý là “mẹ ơi, con đang khổ. Con không muốn thấy mẹ giận như vậy. Con không muốn thấy không khí gia đình nặng nề như vậy”. Đó là một cách để nhắc cho mẹ thấy là mẹ đang giận và đang làm cho không khí trong gia đình rất nặng nề, khiến cho chồng con đều không vui. Đó là một cách hay để nhắc cho mẹ: “mẹ ơi, đừng giận nữa, đừng làm cho cả nhà khổ nữa.” Con đừng nên nói: “Mẹ đừng có giận nữa”, mà hãy đọc câu thần chú: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” thì mẹ sẽ hiểu ngay. Mẹ sẽ thức tỉnh và thấy là “mình đang làm cho con gái đau khổ, mình không nên làm như vậy”. Và mẹ sẽ cố gắng mỉm cười với con và nói: “Đúng rồi, con đi ra vườn và chuẩn bị bàn ghế, mẹ sẽ mang bánh ra và mời ba ra ăn chung với mẹ con mình luôn”. Mẹ sẽ nói như vậy và không khí gia đình sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Mẹ sẽ không còn giận ba nữa và ba sẽ ra ăn bánh cùng với hai mẹ con. Lần sau, khi thấy mẹ hoặc ba đang giận thì con hãy đọc thần chú mà thầy vừa chỉ, “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh”, con nhớ chưa? Có thể con còn thắc mắc: “vậy nếu không có bánh trong tủ lạnh thật thì sao?”. Không sao hết! Mẹ của con rất thông minh, dù không có bánh thì mẹ cũng sẽ tìm ra một cái gì khác, cho nên con đừng lo!
Thầy trả lời: Có nhiều cách lắm! Một trong những điều mà con có thể làm là đến bên mẹ và nói: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” (Mommy, there is a cake in the refrigerator). Đây là câu thần chú rất nổi tiếng ở Làng Mai đó, con có biết không? Khi mẹ hoặc ba đang giận và không khí trong nhà căng thẳng không thể chịu nổi thì con hãy đến bên ba mẹ và đọc câu thần chú: “mẹ ơi (ba ơi), hình như có bánh trong tủ lạnh”. Câu đó có ngụ ý là “mẹ ơi, con đang khổ. Con không muốn thấy mẹ giận như vậy. Con không muốn thấy không khí gia đình nặng nề như vậy”. Đó là một cách để nhắc cho mẹ thấy là mẹ đang giận và đang làm cho không khí trong gia đình rất nặng nề, khiến cho chồng con đều không vui. Đó là một cách hay để nhắc cho mẹ: “mẹ ơi, đừng giận nữa, đừng làm cho cả nhà khổ nữa.” Con đừng nên nói: “Mẹ đừng có giận nữa”, mà hãy đọc câu thần chú: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” thì mẹ sẽ hiểu ngay. Mẹ sẽ thức tỉnh và thấy là “mình đang làm cho con gái đau khổ, mình không nên làm như vậy”. Và mẹ sẽ cố gắng mỉm cười với con và nói: “Đúng rồi, con đi ra vườn và chuẩn bị bàn ghế, mẹ sẽ mang bánh ra và mời ba ra ăn chung với mẹ con mình luôn”. Mẹ sẽ nói như vậy và không khí gia đình sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Mẹ sẽ không còn giận ba nữa và ba sẽ ra ăn bánh cùng với hai mẹ con. Lần sau, khi thấy mẹ hoặc ba đang giận thì con hãy đọc thần chú mà thầy vừa chỉ, “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh”, con nhớ chưa? Có thể con còn thắc mắc: “vậy nếu không có bánh trong tủ lạnh thật thì sao?”. Không sao hết! Mẹ của con rất thông minh, dù không có bánh thì mẹ cũng sẽ tìm ra một cái gì khác, cho nên con đừng lo!
Câu hỏi: Con phải làm sao để bày tỏ được cơn giận của mình mà không trút sự tức giận đó lên người khác?
Thầy trả lời:
Khi giận, mình muốn bày tỏ cơn giận của mình vì mình nghĩ rằng nếu không bày tỏ ra, nếu cứ đè nén cơn giận thì mình sẽ khổ hơn. Vì vậy mình thấy cần phải nói ra hay phải làm gì đó để bày tỏ cơn giận của mình. Nhưng kỳ thực nói ra một lời gì đó hay làm một hành động nào đó trong khi giận sẽ không giúp ích được gì cho mình cả. Nói và hành động khi đang giận luôn làm cho mình và người kia bị tổn thương.
Bụt dạy đừng bao giờ nói hay làm điều gì để bày tỏ sự giận dữ của mình, vì làm như thế mình sẽ gây ra đổ vỡ nhiều hơn. Thay vì làm cho bớt giận thì mình sẽ càng giận hơn nữa và mình cũng làm cho người kia giận luôn.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là mình phải đè nén cơn giận. Phương pháp hay nhất là mình trở về với tự thân để chăm sóc cơn giận. Tới Làng Mai, mình được học những phương pháp thực tế giúp mình chăm sóc cơn giận. Mình phải học cho được vì đây là một việc rất quan trọng! Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều chuyện làm cho mình giận dữ và đau khổ cho nên mình phải học cách chăm sóc cơn giận.
Việc đầu tiên mình làm là không nói gì, không làm gì cả mà chỉ trở về với chính mình bằng phương pháp thở. Mình thở vào thật sâu và nói: “Thở vào, con biết cơn giận đang có trong con!” Mình nhận diện cơn giận. Mình không cố đàn áp nó, mình không chiến đấu với nó, mình chỉ nhận diện nó: “Cơn giận ơi, chào em. Ta biết là em có đó và ta sẽ chăm sóc cho em!”. Đó gọi là nhận diện cơn giận.
Bước kế tiếp là mình ôm lấy cơn giận. Khi thở vào và thở ra một cách có ý thức thì mình chế tác được năng lượng chánh niệm. Năng lượng chánh niệm có công năng nhận diện và ôm lấy cơn giận như một bà mẹ ôm lấy đứa con của mình. Đây là một sự thực tập rất hay! Khi giận thì mình sẽ không nói, không làm gì cả mà chỉ thở và ôm lấy cơn giận. Cha mẹ và bạn bè thấy mình thực tập ôm lấy cơn giận như vậy sẽ rất nể phục vì mình là người có tu tập, mình biết cách chăm sóc cơn giận.
Nếu mình tiếp tục thở vào, thở ra hay đi thiền hành chậm và ôm lấy cơn giận thì cơn giận sẽ lắng dịu xuống. Khi thấy em bé khổ, bà mẹ sẽ ôm em bé vào lòng một cách dịu dàng và em bé sẽ bớt khổ. Cơn giận giống như em bé của mình, trở về chăm sóc cho em bé (cơn giận). Mình nói: “Em bé giận ơi, chào em. Ta biết em có đó, ta không đánh lộn, ta không đàn áp em đâu! Ta sẽ chăm sóc cho em!”. Mình thở trong chánh niệm, đi trong chánh niệm và ôm lấy cơn giận. Có hai loại năng lượng: năng lượng của cơn giận và năng lượng của chánh niệm được chế tác bởi hơi thở. Mình sử dụng năng lượng chánh niệm để nhận diện và ôm ấp cơn giận.
Tôi nghĩ cha mẹ cũng nên thực tập như vậy. Nếu cha mẹ quên thực tập thì mình phải nhắc: “mẹ ơi, mẹ đang giận đó, mẹ hãy chăm sóc cho cơn giận của mẹ nhé. Con sẽ giúp cho mẹ, con sẽ thở với mẹ!”. Mình tới ngồi gần bên mẹ và thở với mẹ. Hai mẹ con cùng ngồi thở và ôm lấy cơn giận. Đây là sự thực tập rất tuyệt vời! Nếu ba giận thì mình có thể tới giúp cho ba: “Ba ơi, hình như là ba đang có chút giận dữ trong ba. Mình thực tập với nhau đi ba! Con sẽ yểm trợ cho ba”. Hai cha con cùng thở với nhau để nhận diện và ôm ấp cơn giận một cách dịu dàng. Mình sẽ có sự lắng dịu sau vài phút thở vào và thở ra.
Những người làm cho mình giận cũng có nhiều sự giận dữ mà không biết cách để xử lý. Vì vậy nên họ vung vãi sự giận dữ ra khắp chung quanh họ. Nhưng mình đã được học phương pháp chăm sóc cơn giận, mình không hành xử như những người đó. Mình không vung vãi sự giận dữ ra khắp nơi và làm khổ luôn những người chung quanh. Mình hãnh diện với chính mình và nói: “Những người kia thật là tội nghiệp! Họ có nhiều giận dữ mà không biết cách để xử lý, còn mình thì biết cách!”. Thấy được như vậy thì mình không còn giận họ nữa, mình muốn nói hay làm cái gì đó để giúp cho những người kia bớt khổ. Vì vậy thay vì giận thì trong tâm của mình phát sinh ra tình thương. Mình không còn muốn trừng phạt nữa mà chỉ muốn giúp cho họ, vì trong tâm mình đã có tình thương.
Tình thương là liều thuốc chữa trị sự giận dữ. Khi tình thương phát sinh thì cơn giận sẽ tắt ngấm. Thật là mầu nhiệm! Tình thương được phát sinh khi mình nhìn người kia và thấy được rằng trong người kia có sự giận dữ và khổ đau. Người đó không có khả năng chăm sóc cơn giận nên trở thành nạn nhân của cơn giận và đã vung vãi cơn giận đó ra khắp nơi. Thấy được như vậy thì mình sẽ không giận nữa và tình thương sẽ phát sinh trong mình. Mình trở nên tươi mát và có thể giúp được cho người kia. Biết được phương pháp thực tập không những mình không đau khổ mà mình còn giúp được cho những người trong gia đình hay bạn bè ở trường bớt khổ hơn. Đây là một phương pháp thực tập rất mầu nhiệm!
Ai trong chúng ta cũng có lúc nổi giận, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý cơn giận của mình. Tôi hy vọng là một ngày nào đó người ta sẽ đem sự thực tập này vào học đường. Các thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh phải biết cách xử lý cơn giận và phải có khả năng chỉ dạy lại cho các em học sinh. Nếu các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh làm được thì đương nhiên các em học sinh cũng học được. Khi cha mẹ biết cách thực tập thì con cái sẽ học được từ họ. Đây là sự thực tập rất hay mà mình có thể mang về nhà sau khóa tu!
(Theo Làng Mai - Thầy Thích Nhất Hạnh)
MẸ LƯỜI
Nhiều khi mình nghĩ việc làm mẹ của mình thiệt gian truân.
Ngu ngơ, bơ bơ, lơ tơ mơ mà dám một mình chống lại "bộ tư lệnh cấp cao" là những bậc tiền bối đi trước.
Ngày nào cũng bị chửi, bị rủa vì chăm con tệ.
Cũng do mình lười.
Lười nấu món "sơn hào hải vị", nên cho con ăn bình dân, đạm bạc miễn con vui là được, lười ép con ăn nên nó chỉ cần ăn nửa chén cơm trắng cũng Ok.
Miễn là nó đi khoe với mọi người là "hôm nay mẹ thưởng con ăn cơm trắng đó bà" với ánh mắt biết ơn vô tận va y như rằng mình lại bị triệu tập.
Lười ép con ăn hay chạy theo đút từng muỗng cháo, lười xay nhuyễn nên ngay từ bé con đã biết ăn đủ thứ biết tự ngồi bàn và múc ăn.
Lười đến nổi mà ứ thèm mang vớ, mặc áo tay dài, quần dài hay các thể loại chăn mền, áo ấm khi trời lạnh.
Cứ vứt con ra Trời và Đất. Mẹ Đất Ba Trời sẽ ôm ấp con dưỡng nuôi con khoẻ mạnh lớn khôn.
Lười chơi với con hay dỗ con mỗi khi con tự ngã, lười đánh chừa đổ lỗi mà bắt con phải nhận lỗi và rút kinh nghiệm
Lười xuất hiện ngay khi con gặp vấn đề và ngậm miệng để con tự giải quyết
Lười cho con uống kháng sinh dù con bị sốt hay bị ho, mũi lò thò chỉ cần bơi một phát, chạy nhảy ngoài vườn hoặc chạy bộ ngoài nắng là em ấy lại dũng mãnh như xưa. Răng chỉ lập cập nói :" Mẹ ơi! Đã quá!"
Lười tắt máy lạnh khi tắm xong, cứ thế ba lỗ, chân trần từ bé. Nên con bám đất giỏi leo trèo đi nhanh thoăn thoắt.
Lười cho con ăn vặt ăn bánh kẹo nên con luôn mong chờ bữa cơm đạm bạn và ăn ngấu nghiến
Lười bảo con đi vào khi trời đổ cơn mưa hoặc con đang nghịch đất bẩn. Cứ thế mà cho chơi một mình thoả thích. Lười thế là cùng!
Lười lại dỗ dành ngay hay đáp ứng nhu cầu khi con ăn vạ hạch sách càm ràm đủ điều.
Lười làm việc nhà, nằm chỉ tay năm ngón "bóc" sạch "lột" sạch sức lao động của con để bây giờ con làm gì cũng thành thạo. Tay thì làm miệng thì cằn nhằn "sao mẹ lười vậy mẹ?":))
Lười đánh mắng hay la hét áp đặt con, chỉ toàn trêu ghẹo chọc tức...Mình tức là quá thường làm con tức mới vui:))
Lười đủ thể loại làm mẹ kiểu bị người lớn quở nuôi con kì cục. Toàn bị chê bai mẹ tệ chẳng ra làm sao cả.
Nhưng cũng may mình không "lười chơi với con", không lười ôm con hôn con và trò chuyện với con, không lười dạy con điều hay lẽ phải, không lười học cùng con. Không lười đọc sách cho con nghe, không lười nhận lỗi nếu mình sai.
Nên con cũng lười các thể loại như mẹ nhưng lại ham chơi, ham học, hạm được chỉ bảo. Luôn tò mò thích khám phá và cư xử rất mực "con nít".
Lười" đôi lúc cũng hay mọi người nhỉ!
CÓ MẸ NÀO LƯỜI GIỐNG MẸ CHERRY KHÔNG, ĐIỂM DANH NÀO:)♥
(Mẹ Cherry ngọt lịm môi♥)
(Theo Làng Mai - Thầy Thích Nhất Hạnh)
MẸ LƯỜI
Nhiều khi mình nghĩ việc làm mẹ của mình thiệt gian truân.
Ngu ngơ, bơ bơ, lơ tơ mơ mà dám một mình chống lại "bộ tư lệnh cấp cao" là những bậc tiền bối đi trước.
Ngày nào cũng bị chửi, bị rủa vì chăm con tệ.
Cũng do mình lười.
Lười nấu món "sơn hào hải vị", nên cho con ăn bình dân, đạm bạc miễn con vui là được, lười ép con ăn nên nó chỉ cần ăn nửa chén cơm trắng cũng Ok.
Miễn là nó đi khoe với mọi người là "hôm nay mẹ thưởng con ăn cơm trắng đó bà" với ánh mắt biết ơn vô tận va y như rằng mình lại bị triệu tập.
Lười ép con ăn hay chạy theo đút từng muỗng cháo, lười xay nhuyễn nên ngay từ bé con đã biết ăn đủ thứ biết tự ngồi bàn và múc ăn.
Lười đến nổi mà ứ thèm mang vớ, mặc áo tay dài, quần dài hay các thể loại chăn mền, áo ấm khi trời lạnh.
Cứ vứt con ra Trời và Đất. Mẹ Đất Ba Trời sẽ ôm ấp con dưỡng nuôi con khoẻ mạnh lớn khôn.
Lười chơi với con hay dỗ con mỗi khi con tự ngã, lười đánh chừa đổ lỗi mà bắt con phải nhận lỗi và rút kinh nghiệm
Lười xuất hiện ngay khi con gặp vấn đề và ngậm miệng để con tự giải quyết
Lười cho con uống kháng sinh dù con bị sốt hay bị ho, mũi lò thò chỉ cần bơi một phát, chạy nhảy ngoài vườn hoặc chạy bộ ngoài nắng là em ấy lại dũng mãnh như xưa. Răng chỉ lập cập nói :" Mẹ ơi! Đã quá!"
Lười tắt máy lạnh khi tắm xong, cứ thế ba lỗ, chân trần từ bé. Nên con bám đất giỏi leo trèo đi nhanh thoăn thoắt.
Lười cho con ăn vặt ăn bánh kẹo nên con luôn mong chờ bữa cơm đạm bạn và ăn ngấu nghiến
Lười bảo con đi vào khi trời đổ cơn mưa hoặc con đang nghịch đất bẩn. Cứ thế mà cho chơi một mình thoả thích. Lười thế là cùng!
Lười lại dỗ dành ngay hay đáp ứng nhu cầu khi con ăn vạ hạch sách càm ràm đủ điều.
Lười làm việc nhà, nằm chỉ tay năm ngón "bóc" sạch "lột" sạch sức lao động của con để bây giờ con làm gì cũng thành thạo. Tay thì làm miệng thì cằn nhằn "sao mẹ lười vậy mẹ?":))
Lười đánh mắng hay la hét áp đặt con, chỉ toàn trêu ghẹo chọc tức...Mình tức là quá thường làm con tức mới vui:))
Lười đủ thể loại làm mẹ kiểu bị người lớn quở nuôi con kì cục. Toàn bị chê bai mẹ tệ chẳng ra làm sao cả.
Nhưng cũng may mình không "lười chơi với con", không lười ôm con hôn con và trò chuyện với con, không lười dạy con điều hay lẽ phải, không lười học cùng con. Không lười đọc sách cho con nghe, không lười nhận lỗi nếu mình sai.
Nên con cũng lười các thể loại như mẹ nhưng lại ham chơi, ham học, hạm được chỉ bảo. Luôn tò mò thích khám phá và cư xử rất mực "con nít".
Lười" đôi lúc cũng hay mọi người nhỉ!
CÓ MẸ NÀO LƯỜI GIỐNG MẸ CHERRY KHÔNG, ĐIỂM DANH NÀO:)♥
(Mẹ Cherry ngọt lịm môi♥)
DẠY CON CHÂN THẬT
Khi con nói dối, các bố mẹ rất stress. Trẻ bị ăn đòn rất nhiều vì vụ đó. Có bố mẹ gọi cho tớ khóc ầm lên vì con nói dối quá nhiều. Chúng ta hãy điểm lại cuộc sống quanh trẻ để xem tại sao trẻ nói dối:
1. Quá nhiệt tình với các thành tích. Khi con đi học về, các cha mẹ luôn quan tâm và hỏi han về điểm số hay thành tích ở lớp so với các bạn. Nhiều trẻ bị đánh đòn vì điểm kém. Vậy thì các lời nói dối được thốt ra là hợp lý thôi.
2. Nhà trường cứ hễ có đoàn khách nào là lại đột ngột sạch sẽ, các cô giáo nói năng ngọt ngào như mía lùi. Cả lớp tự dưng có khăn mặt mới, bàn ghế được sơn lại đẹp, chăn chiếu được giặt giũ lại. Đoàn khách đi thì lại quay lại hiện trạng ban đầu. Cách sống giả dối này chắc chắn trẻ sẽ nhận ra và học hỏi rất nhanh.
3. Bố mẹ ở nhà nói xấu 1 ai đó thật lực, nhưng trước mặt người đó lại cười tươi, khen họ thật nhiều và ca ngợi họ lên mây xanh. Trẻ có tai, không khó khăn gì mà trẻ không học theo.
4. Bản thân cha mẹ cũng tỏ thái độ phân biệt giữa các môn học. Mỗi cha mẹ sẽ có những ưu tiên khác nhau về các môn học. Có cha mẹ thì cương quyết: Toán và văn nhé, tập trung vào đi con. Phụ huynh khác thì lại: Tiếng Anh. Đến khi những môn ko được quan tâm bị điểm kém, cha mẹ bực bội. Cách đó là hướng dẫn trẻ quay cóp từ môn phụ rồi sẽ dần dần tiến tới môn chính thôi.
5. Thành phố mà có kì họp gì có nhiều khách nước ngoài thì công an đổ ra đường, quán xá bậy bạ bị dẹp sạch, mội thứ trở nên đẹp vô cùng. Sau khi kì họp kết thúc, đâu lại vào đấy. Đám trẻ học hỏi ngay ấy mà.
6. Bố mẹ nói dối và sống dối quanh trẻ. Quát con là ra đường phải tuân thủ luật giao thông nhưng cha mẹ vượt đèn đỏ, leo lên vỉa hè phóng bạt mạng, lấn đường ầm ầm. Từ lời nói đến hành động không khớp chính là hình ảnh vô cùng xấu xí trước mặt trẻ.
Giáo dục trẻ gồm 2 phần: giáo dục tiềm và giáo dục hiện. Giáo dục hiện chính là những lời giáo huấn mà bọn trẻ nghe được mỗi ngày. Những lời tốt đẹp này ai cũng nói được. Những mệnh lệnh thường thì rất hay. Nhưng cũng có lời mệnh lệnh rất dở như: Sao mày ngu thế, thấy sao ko bảo cô giáo là .... (1 lời nói dối). Giáo dục tiềm chính là những hành vi của ta trong cuộc sống. Trẻ theo đó bắt chước. Giáo dục tiềm thì cũng có cái là theo đúng những gì tốt đẹp mà chúng ta mong muốn trẻ đạt được, nhưng phần lớn không khớp thì sẽ là những bài học tồi để trẻ tiệm cận đến cái dối trá.
Vì thế dạy trẻ sống chân thật, các cha mẹ cần phải làm mấy việc như sau:
- Cố gắng sống cho tốt. Cố gắng hết sức không nói dối, không sống 2 mặt.
- Nếu chẳng may chót làm việc không tốt lắm, hãy xin lỗi trẻ. Các cha mẹ nhớ là đừng bao biện. Thành khẩn xin lỗi và hứa sửa sai sẽ giúp trẻ nhận thức đúng sai rõ ràng.
- Đừng phê phán nặng nề những chủ trương tốt vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình. Điều đó chỉ khiến trẻ hiểu: Quan trọng nhất là lợi ích của mình. Mọi thứ khác không quan trọng. Khi nào cần quan tâm đến lợi ích, cần làm gì ta cũng làm.
- Dành sự quan tâm đều các môn học của con. Không quá quan tâm đến điểm, lâu lâu hỏi con về kiến thức như: + Con ơi, thái hậu Dương Vân Nga sinh ra vào thời nào? Chữ quốc ngữ có từ bao giờ? VN có mấy cuộc di dân? Trẻ em mấy tuổi thì được đi bầu cử?
Nó ko trả lời được thì phải xem lại điểm số của con có thực chất không.
- Phê phán rõ ràng với các thói hư tật xấu, sự giả dối. Con sẽ hiểu và tránh dù xung quanh ta có đầy. (Dĩ nhiên, lời nói phải đi đôi với việc làm).
- Đừng quá quan tâm đến thành tích học tập. Thành tích đó không thể giúp được gì cho trẻ nếu tính cách và kĩ năng của trẻ thực sự không có. Hãy quên nó đi và chấp nhận đứa trẻ mình được trời ban cho chứ không phải mong biến nó thành thiên tài. Hạnh phúc của đứa trẻ là điều quan trọng nhất. Thiên tài ảo sẽ không bao giờ tồn tại được lâu.
- Đừng tức khi con nói dối, "bóc mẽ" những lời nói dối đó rồi bỏ qua và tìm hiểu nguyên nhân sao con lại nói dối. Quan tâm và chia sẻ với con để điều chỉnh con nhé.
Sáng cười đã đời vì những lời nói dối dễ thương của trẻ con. Bây giờ là 1 bài nghiêm túc. Chúc cả nhà ngày đầu tuần vui vẻ:)
(TS Vũ Thu Hương)
Khi con nói dối, các bố mẹ rất stress. Trẻ bị ăn đòn rất nhiều vì vụ đó. Có bố mẹ gọi cho tớ khóc ầm lên vì con nói dối quá nhiều. Chúng ta hãy điểm lại cuộc sống quanh trẻ để xem tại sao trẻ nói dối:
1. Quá nhiệt tình với các thành tích. Khi con đi học về, các cha mẹ luôn quan tâm và hỏi han về điểm số hay thành tích ở lớp so với các bạn. Nhiều trẻ bị đánh đòn vì điểm kém. Vậy thì các lời nói dối được thốt ra là hợp lý thôi.
2. Nhà trường cứ hễ có đoàn khách nào là lại đột ngột sạch sẽ, các cô giáo nói năng ngọt ngào như mía lùi. Cả lớp tự dưng có khăn mặt mới, bàn ghế được sơn lại đẹp, chăn chiếu được giặt giũ lại. Đoàn khách đi thì lại quay lại hiện trạng ban đầu. Cách sống giả dối này chắc chắn trẻ sẽ nhận ra và học hỏi rất nhanh.
3. Bố mẹ ở nhà nói xấu 1 ai đó thật lực, nhưng trước mặt người đó lại cười tươi, khen họ thật nhiều và ca ngợi họ lên mây xanh. Trẻ có tai, không khó khăn gì mà trẻ không học theo.
4. Bản thân cha mẹ cũng tỏ thái độ phân biệt giữa các môn học. Mỗi cha mẹ sẽ có những ưu tiên khác nhau về các môn học. Có cha mẹ thì cương quyết: Toán và văn nhé, tập trung vào đi con. Phụ huynh khác thì lại: Tiếng Anh. Đến khi những môn ko được quan tâm bị điểm kém, cha mẹ bực bội. Cách đó là hướng dẫn trẻ quay cóp từ môn phụ rồi sẽ dần dần tiến tới môn chính thôi.
5. Thành phố mà có kì họp gì có nhiều khách nước ngoài thì công an đổ ra đường, quán xá bậy bạ bị dẹp sạch, mội thứ trở nên đẹp vô cùng. Sau khi kì họp kết thúc, đâu lại vào đấy. Đám trẻ học hỏi ngay ấy mà.
6. Bố mẹ nói dối và sống dối quanh trẻ. Quát con là ra đường phải tuân thủ luật giao thông nhưng cha mẹ vượt đèn đỏ, leo lên vỉa hè phóng bạt mạng, lấn đường ầm ầm. Từ lời nói đến hành động không khớp chính là hình ảnh vô cùng xấu xí trước mặt trẻ.
Giáo dục trẻ gồm 2 phần: giáo dục tiềm và giáo dục hiện. Giáo dục hiện chính là những lời giáo huấn mà bọn trẻ nghe được mỗi ngày. Những lời tốt đẹp này ai cũng nói được. Những mệnh lệnh thường thì rất hay. Nhưng cũng có lời mệnh lệnh rất dở như: Sao mày ngu thế, thấy sao ko bảo cô giáo là .... (1 lời nói dối). Giáo dục tiềm chính là những hành vi của ta trong cuộc sống. Trẻ theo đó bắt chước. Giáo dục tiềm thì cũng có cái là theo đúng những gì tốt đẹp mà chúng ta mong muốn trẻ đạt được, nhưng phần lớn không khớp thì sẽ là những bài học tồi để trẻ tiệm cận đến cái dối trá.
Vì thế dạy trẻ sống chân thật, các cha mẹ cần phải làm mấy việc như sau:
- Cố gắng sống cho tốt. Cố gắng hết sức không nói dối, không sống 2 mặt.
- Nếu chẳng may chót làm việc không tốt lắm, hãy xin lỗi trẻ. Các cha mẹ nhớ là đừng bao biện. Thành khẩn xin lỗi và hứa sửa sai sẽ giúp trẻ nhận thức đúng sai rõ ràng.
- Đừng phê phán nặng nề những chủ trương tốt vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình. Điều đó chỉ khiến trẻ hiểu: Quan trọng nhất là lợi ích của mình. Mọi thứ khác không quan trọng. Khi nào cần quan tâm đến lợi ích, cần làm gì ta cũng làm.
- Dành sự quan tâm đều các môn học của con. Không quá quan tâm đến điểm, lâu lâu hỏi con về kiến thức như: + Con ơi, thái hậu Dương Vân Nga sinh ra vào thời nào? Chữ quốc ngữ có từ bao giờ? VN có mấy cuộc di dân? Trẻ em mấy tuổi thì được đi bầu cử?
Nó ko trả lời được thì phải xem lại điểm số của con có thực chất không.
- Phê phán rõ ràng với các thói hư tật xấu, sự giả dối. Con sẽ hiểu và tránh dù xung quanh ta có đầy. (Dĩ nhiên, lời nói phải đi đôi với việc làm).
- Đừng quá quan tâm đến thành tích học tập. Thành tích đó không thể giúp được gì cho trẻ nếu tính cách và kĩ năng của trẻ thực sự không có. Hãy quên nó đi và chấp nhận đứa trẻ mình được trời ban cho chứ không phải mong biến nó thành thiên tài. Hạnh phúc của đứa trẻ là điều quan trọng nhất. Thiên tài ảo sẽ không bao giờ tồn tại được lâu.
- Đừng tức khi con nói dối, "bóc mẽ" những lời nói dối đó rồi bỏ qua và tìm hiểu nguyên nhân sao con lại nói dối. Quan tâm và chia sẻ với con để điều chỉnh con nhé.
Sáng cười đã đời vì những lời nói dối dễ thương của trẻ con. Bây giờ là 1 bài nghiêm túc. Chúc cả nhà ngày đầu tuần vui vẻ:)
(TS Vũ Thu Hương)
HÃY LẮNG NGHE TRÁI TIM
Stt này hơi gay gắt, chỉ là suy nghĩ cá nhân. Không hề ám chỉ ai. Nên ai cảm thấy giật mình thì cũng không hẳn là bạn. Nếu thấy đúng thì hãy thay đổi còn thấy không hợp ý thì hãy im lặng.
Hôm qua mình có tâm sự với một mẹ. Chúng mình nói về trường mẫu giáo con đang theo học. Trường con chỉ chú trọng kỹ năng và năng khiếu. Và rất coi thường việc học chữ sớm rèn chữ sớm. Cô hiệu trưởng cũng nói rõ "là sẽ ko dạy chữ sớm vì tuổi này ko nên học chữ sớm vì bé còn rất non nớt, khi học bé sẽ chán và ỷ lại, áp lực học sớm sẽ hại bé"
Chỉ mình mình thấy vui còn hầu như ai gặp mình ngay cả ba mẹ mình cũng nghe các bạn của ba mẹ bảo là trường đó toàn chơi, không học gì hết khuyên mình chuyển trường hoặc kiếm cô giáo học thêm. Mình chỉ cười mà thôi. Làm mẹ thì tự biết con cần gì? Không cần nghe ai cả, đương nhiên tuỳ vài trường hợp nào đó.
Mẹ đó nói với mình là Có một cô giáo lớn tuổi dạy lớp một bảo là "Trường đó học như vậy là Sai rồi, toàn chơi chơi không đâu có đúng."
Mình chỉ thắc mắc tại sao người lớn lại luôn có suy nghĩ "phải ngồi vào bàn học và cầm viết học nghiêm túc mới là Học" và chơi thì chả học được gì hết.
Con nít Học Từ chơi và Chơi từ Học. Ngay cả việc múc ăn ném đồ ăn, bốc đồ ăn thì cũng là con đang học. 5 tuổi biết viết chữ biết đọc mà không mặc nổi cái áo mang đôi giày hay múc ăn hết chén cơm. Thì nói thật biết chữ mà làm gì?
Ý mình là nên học kỹ năng trước hãy học chữ sau.
Mình mới hơi khó chịu vì mình theo dõi pp giáo dục của trường. Cô hiệu trưởng rất yêu trẻ con, thân thiện và hay mỉm cười. Mình may mắn được tiếp xúc với các tài liệu và các bạn trong Giáo Dục nên biết các pp tân tiến. Không ngờ cô đã đem áp dụng cho trường. Nhưnh mẹ nào cũng cười cợt, hay là thấy lạ lẫm.
Như việc cho bé đi học thì mẹ được ở bên bé, và chỉ học nửa buổi cho quen. Cái này áp dụng theo Nhật nè.
Mới vừa đây trường mở lễ hội "Rửa chân cho ba mẹ". Ai cũng thăc mắc và thấy thật kì lạ. Nhưng mình biết là cô lấy từ pp Đức Dục bên Hàn Quốc về để dạy các con Yêu quý ba mẹ Hiếu kính nhớ ơn ông bà.
Mình nghe mẹ đó nói xong, mình chỉ nói "Cô giáo đó có bằng chứng và tài liệu gì? Cô có từng đi du học hay nghiên cứu các pp tân tiến chưa? Cô có bất cứ căn cứ gì không mà nói Trường người ta dạy là Sai? Cho dù có Sai Nếu cô làm Giáo dục mà cô chưa có căn cứ gì cô lại dám nói Người ta dạy Sai thì thật sự thấy phản giáo dục quá". Nếu là các bạn? Các bạn có giao con các bạn cho cô không? Mình tự hỏi không biết mình an tâm không Khi giao con cho người sẽ suốt ngày nói con là Sai rồi, đừng làm như vậy hay là Sao không bao giờ làm theo cô thế...
Tố chất các con có được phát triển tự nhiên không. Mình muốn các mẹ hãy vững tin và tỉnh táo. Hãy tin vào bản năng làm
mẹ của mình. Giống như tin vào việc Nuôi con bằng sữa mẹ vậy đó.
Đôi lúc thấy nhiều người làm như vậy thì mình lại nghĩ là mình Sai nhưng mà đám đông vô tình đồng hoá tính cách khác biệt của mọi người, nhiều người làm điều Sai thì nó nghiễm nhiên thành Đúng, nên giá trị thật chất đôi lúc không thể dựa vào số nhiều được. Nên bạn dám thử dám khác thì bạn sẽ tìm ra chân lý của cuộc đời mình.
Chery viết bài này để củng cố tinh thần cho các mẹ đang sống khác đi những con người ngoài kia để bảo vệ bà giành từng ly từng tý "tuổi thơ" cho con mình. Ở Việt N các mẹ rất đáng thương, chỉ vì muốn các con được hạnh phúc tự lập nên toàn bị dè biểu bị cô lập. Cherry từng trải qua và các con Cherry giờ rất khác biệt nhưng vẫn hoà đồng được. Cho nên các mẹ hãy cứ làm theo sự mách bảo của trái tim.
Cherry sẽ bên cạnh các bạn cùng các bạn tạo ra thế hệ các con Khoẻ mạnh, hạnh phúc và tự lập tự chủ.
(Cherry ngọt lịm môi♥)
Stt này hơi gay gắt, chỉ là suy nghĩ cá nhân. Không hề ám chỉ ai. Nên ai cảm thấy giật mình thì cũng không hẳn là bạn. Nếu thấy đúng thì hãy thay đổi còn thấy không hợp ý thì hãy im lặng.
Hôm qua mình có tâm sự với một mẹ. Chúng mình nói về trường mẫu giáo con đang theo học. Trường con chỉ chú trọng kỹ năng và năng khiếu. Và rất coi thường việc học chữ sớm rèn chữ sớm. Cô hiệu trưởng cũng nói rõ "là sẽ ko dạy chữ sớm vì tuổi này ko nên học chữ sớm vì bé còn rất non nớt, khi học bé sẽ chán và ỷ lại, áp lực học sớm sẽ hại bé"
Chỉ mình mình thấy vui còn hầu như ai gặp mình ngay cả ba mẹ mình cũng nghe các bạn của ba mẹ bảo là trường đó toàn chơi, không học gì hết khuyên mình chuyển trường hoặc kiếm cô giáo học thêm. Mình chỉ cười mà thôi. Làm mẹ thì tự biết con cần gì? Không cần nghe ai cả, đương nhiên tuỳ vài trường hợp nào đó.
Mẹ đó nói với mình là Có một cô giáo lớn tuổi dạy lớp một bảo là "Trường đó học như vậy là Sai rồi, toàn chơi chơi không đâu có đúng."
Mình chỉ thắc mắc tại sao người lớn lại luôn có suy nghĩ "phải ngồi vào bàn học và cầm viết học nghiêm túc mới là Học" và chơi thì chả học được gì hết.
Con nít Học Từ chơi và Chơi từ Học. Ngay cả việc múc ăn ném đồ ăn, bốc đồ ăn thì cũng là con đang học. 5 tuổi biết viết chữ biết đọc mà không mặc nổi cái áo mang đôi giày hay múc ăn hết chén cơm. Thì nói thật biết chữ mà làm gì?
Ý mình là nên học kỹ năng trước hãy học chữ sau.
Mình mới hơi khó chịu vì mình theo dõi pp giáo dục của trường. Cô hiệu trưởng rất yêu trẻ con, thân thiện và hay mỉm cười. Mình may mắn được tiếp xúc với các tài liệu và các bạn trong Giáo Dục nên biết các pp tân tiến. Không ngờ cô đã đem áp dụng cho trường. Nhưnh mẹ nào cũng cười cợt, hay là thấy lạ lẫm.
Như việc cho bé đi học thì mẹ được ở bên bé, và chỉ học nửa buổi cho quen. Cái này áp dụng theo Nhật nè.
Mới vừa đây trường mở lễ hội "Rửa chân cho ba mẹ". Ai cũng thăc mắc và thấy thật kì lạ. Nhưng mình biết là cô lấy từ pp Đức Dục bên Hàn Quốc về để dạy các con Yêu quý ba mẹ Hiếu kính nhớ ơn ông bà.
Mình nghe mẹ đó nói xong, mình chỉ nói "Cô giáo đó có bằng chứng và tài liệu gì? Cô có từng đi du học hay nghiên cứu các pp tân tiến chưa? Cô có bất cứ căn cứ gì không mà nói Trường người ta dạy là Sai? Cho dù có Sai Nếu cô làm Giáo dục mà cô chưa có căn cứ gì cô lại dám nói Người ta dạy Sai thì thật sự thấy phản giáo dục quá". Nếu là các bạn? Các bạn có giao con các bạn cho cô không? Mình tự hỏi không biết mình an tâm không Khi giao con cho người sẽ suốt ngày nói con là Sai rồi, đừng làm như vậy hay là Sao không bao giờ làm theo cô thế...
Tố chất các con có được phát triển tự nhiên không. Mình muốn các mẹ hãy vững tin và tỉnh táo. Hãy tin vào bản năng làm
mẹ của mình. Giống như tin vào việc Nuôi con bằng sữa mẹ vậy đó.
Đôi lúc thấy nhiều người làm như vậy thì mình lại nghĩ là mình Sai nhưng mà đám đông vô tình đồng hoá tính cách khác biệt của mọi người, nhiều người làm điều Sai thì nó nghiễm nhiên thành Đúng, nên giá trị thật chất đôi lúc không thể dựa vào số nhiều được. Nên bạn dám thử dám khác thì bạn sẽ tìm ra chân lý của cuộc đời mình.
Chery viết bài này để củng cố tinh thần cho các mẹ đang sống khác đi những con người ngoài kia để bảo vệ bà giành từng ly từng tý "tuổi thơ" cho con mình. Ở Việt N các mẹ rất đáng thương, chỉ vì muốn các con được hạnh phúc tự lập nên toàn bị dè biểu bị cô lập. Cherry từng trải qua và các con Cherry giờ rất khác biệt nhưng vẫn hoà đồng được. Cho nên các mẹ hãy cứ làm theo sự mách bảo của trái tim.
Cherry sẽ bên cạnh các bạn cùng các bạn tạo ra thế hệ các con Khoẻ mạnh, hạnh phúc và tự lập tự chủ.
(Cherry ngọt lịm môi♥)
NỖI BUỒN CŨNG LÀ QUÀ
(Tặng một bạn FB đang cảm thấy u ám vì công việc bị cản trở.)
Khi còn nhỏ, tôi ưu tư hơn các trẻ con khác. Vì nhận ra là mình buồn hơn các trẻ khác và không thích cái đó nên tôi lo lắng tới tâm trạng của mình, và như thế, tôi lại ở trong một tổ hợp vừa buồn vừa lo lắng về buồn.
(Tặng một bạn FB đang cảm thấy u ám vì công việc bị cản trở.)
Khi còn nhỏ, tôi ưu tư hơn các trẻ con khác. Vì nhận ra là mình buồn hơn các trẻ khác và không thích cái đó nên tôi lo lắng tới tâm trạng của mình, và như thế, tôi lại ở trong một tổ hợp vừa buồn vừa lo lắng về buồn.
Cùng nặn một quả khế, tôi rây, nhồi và ủ đất sét tỷ mỷ, phơi trong bóng mát, lại còn sốt ruột trở trái khế để khô đều các mặt, rồi chờ thật khô mới tô màu. Tôi làm đủ các bước như trong sách hướng dẫn, kể cả việc ra tiệm thuốc bắc của người Tàu, mua giấy bản màu vàng, ngâm nước thành bột rồi mới nhào cùng đất sét. Tôi không chỉ làm 1, mà làm 2 hay 3 quả để đề phòng trong lúc đem tới trường có thể bị sứt. Ngoài ra tôi còn ủng hộ bạn thân vì bạn làm xấu quá (tất nhiên là tôi không ủng hộ bạn quả đẹp nhất mà để chấm điểm). Khỏi phải nói, các tác phẩm của tôi lúc nào cũng được trầm trồ hay điểm cao nhất và được trưng bày. Nếu cô giáo không giữ lại thì mẹ tôi sẽ bày các tác phẩm của tôi ở nhà. Nhưng những đứa ẩu – đó là tôi nghĩ như thế về họ, nhưng mẹ tôi nói rằng: “họ đã cố gắng lắm rồi” – quả khế méo mó, rạn nứt, màu loang lổ lại không hề buồn, không bận tâm chút nào, chúng chạy ào ra khỏi lớp, la to, uống nước, nhảy dây, cãi nhau say sưa, bức xúc gì đó nhưng không buồn và rồi hoàn toàn quên.
Mẹ tôi đã nói với tôi như thế này: nỗi buồn kéo tới khi công việc không như ý là do lòng tự tôn bị tổn thương (sau này mẹ tôi gọi nó là “cái Ngã không được thỏa mãn”), con đã làm việc không phải vì bản thân việc đó cần làm và có ích mà vì một phần thưởng, chẳng hạn như mong ước được khen hay điểm cao. Tâm lý ấy có nguồn gốc ‘logic’ (mẹ tôi dùng chính cái từ đó): nụ cười của con lúc sơ sinh lập tức được bố mẹ hoan hỷ, hai chiếc răng cửa nhú ra làm bố mẹ ngất ngây, bước đi đầu tiên của con được cả nhà chăm chú sung sướng, cái vấp ngã đầu tiên rồi vịn vào chân bàn đứng lên được cả nhà vỗ tay, món tóc đầu tiên mọc dài ra đủ để buộc nơ vào cũng được khen ngợi, con sống trong các lời khen. Cái váy con mặc, mặc dầu không phải con làm ra nhưng mọi người đều trầm trồ khen Lena mặc xinh quá, không ai khen người mua vải, không ai khen người máy váy, không ai khen bà Nhung đã thêu cụm hoa rất đẹp… và con coi điều đó là mặc nhiên (lúc đó tôi đã khóc òa lên vì xấu hổ vì cảm thấy mình là kẻ vô ơn). Hãy làm mọi việc vì điều đó là cần thiết, bản thân công việc đã là phần thưởng cho con rồi. Không ở trong công việc con không có cách gì để trở nên khéo léo. Không thất bại, trí thông minh không có chỗ dùng và con không thể trưởng thành từ bên trong. Ngay cả nỗi buồn cũng có ích.
Khi tôi lớn thêm vài tuổi nữa, mẹ lại nói thế này: hãy để tâm trong mỗi việc của mình để nó hoàn hảo nhất có thể, nhưng đừng mong chờ phần thưởng, mọi việc ta làm Các Ngài biết hết.
Tới tuổi thanh niên tôi được dạy: nếu việc của con thành công, con hãy tặng cho Chúa hay cho người nào mà con yêu quý.
Và tôi đã vác thập giá đời mình: nuôi con, chăm sóc người già, nấu ăn, cầu nguyện, viết một bức thư tình, thảo một đơn kiện…theo cách như thế. Không thất bại, trí thông minh không có chỗ dùng và không thể trưởng thành từ bên trong.
(Chia sẻ của chị Liên Hương)